Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Bộ nguồn ATX: Nguồn cấp trước docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.71 KB, 11 trang )

Bộ nguồn ATX: Nguồn cấp trước



1 - Chức năng của nguồn Stanby - Nguồn cấp trước .

• Nguồn Stanby (nguồn cấp trước) có chức năng cung cấp điện áp 12V
cho IC dao động của nguồn chính và cung cấp điện áp 5V STB cho mạch
khởi động nguồn trên Mainboard.


Sơ đồ cấp điện của nguồn Stanby

• Khi cấp điện cho nguồn ATX, mạch nguồn Stanby hoạt động ngay và cho ra hai điện áp
- Điện áp 12V cung cấp cho IC dao động của nguồn chính.
- Điện áp 5V cung cấp ra chân 5V STB để đưa xuống Mainboard cung cấp cho mạch khởi động (mạch khởi
động tích hợp trong các IC - Chipset nam và SIO )

2 - Một số đặc điểm của nguồn Stanby

1.
Công suất:
- Nguồn Stanby thường có công suất nhỏ khoảng 5 đến10W, nó có nhiệm vụ cung cấp điện áp cho mạch
khởi động trên Mainboard và IC dao động trên bộ nguồn ATX.

2.
Phụ tải của nguồn Stanby:



- Phụ tải của nguồn Stanby là IC dao động của nguồn chính trên bộ nguồn và mạch khởi động nguồn tích


hợp trên hai IC là Chipset nam và SIO trên Mainboard

3.
Thành phần của nguồn Stanby:
Nguồn Stanby bao gồm các thành phần (theo sơ đồ dưới đây)
- Đèn công suất (Q3)
- Biến áp xung (T3)
- IC khuếch đại điện áp lấy mẫu (U2)
- IC so quang (U1)
- Đèn sửa sai (Q4)
- R, C tham gia dao động. (R7, C10)
- Mạch bảo vệ quá dòng (R4, R8)


4.
Đặc điểm nhận biết linh kiện của mạch nguồn Stanby trên bộ nguồn:

Nhận biết linh kiện:
- Biến áp của nguồn Stanby nhỏ và luôn luôn đứng bên cạnh (như hình bên)
- Đèn công suất của nguồn Stanby thường đứng bên cạnh biến áp Stanby
- Các linh kiện khác đứng xung quanh hai linh kiện trên.



3 - Nguyên lý hoạt động của nguồn Stanby.

1.
Mạch tạo dao động .
Mạch dao động bao gồm các linh kiện
- Điện trở mồi (R3, R4)

- Đèn công suất (Q3)
- R, C hồi tiếp (R7, C10)
- Cuộn sơ cấp
- Cuộn hồi tiếp


Nguyên lý hoạt động của mạch dao động:
- Khi có điện áp 300V DC đi vào mạch nguồn, một nhánh điện áp đi qua cuộn so cấp vào chờ ở chân D của
đèn công suất.
- Một dòng điện nhỏ đi qua R mồi (R3, R5) vào định thiên cho chân G của đèn công suất, đèn công suất
ban đầu dẫn yếu, dòng điện đi qua cuộn sơ cấp tăng dần (biến thiên) sẽ cảm ứ
ng lên cuộn hồi tiếp.
- Chiều dương của điện áp hồi tiếp được nạp qua tụ C10, hạn chế dòng qua R7 đưa về làm điện áp chân G
đèn công suất tăng lên => đèn công suất dẫn mạnh => điện áp hồi tiếp mạnh hơn => cứ như vậy và đèn
công suất nhanh chóng đạt đến điểm bão hoà (dòng qua cuộn sơ cấp không đổi) => điện áp cảm ứng trên
cuộn hồi tiếp bị mất đột ngột => tụ C10 xả điện làm cho chân G giảm nhanh => đèn công suất chuyển sang
trạng thái ngắt.
- Quá trình trên lặp đi lặp lại và tạo thành dao động.
- Đèn công suất vừa là thành phần tham gia dao động đồng thời cũng là thành phần khuếch đại dao động đó
để tạo ra dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp => cảm ứng sang các cuộn thứ cấ
p cho ta điện áp ra.

Lưu ý :
- Có dao động thì có điện áp thứ cấp ở đầu ra, không có dao động thì điện áp thứ cấp sẽ ra bằng 0V
- Nếu chỉ có mạch dao dộng thồi thì điện áp ra sẽ biến đổi theo điện áp đầu vào, tức là điện áp vào tăng thì
điện áp ra cũng tăng, điện áp vào giảm thì điện áp ra cũng giảm.
- Để giữ cho điện áp ra cố
định, người ta phải thiết kế thêm mạch hồi tiếp, nguyên lý mạch hồi tiếp như sau:

2.

Mạch hồi tiếp để ổn định điện áp ra.
Mạch hồi tiếp bao gồm các linh kiện
- Mạch lấy mẫu (gồm các điện trở R27, R19)
- IC khuếch đại điện áp lấy mẫu (U2) sử dụng KA431
- IC so quang (U1)
- Đèn sửa sai (Q4)


Nguyên lý hoạt động của mạch
- Mạch hồi tiếp trên có tác dụng giữ cho điện áp ra được cố định, mặc dù điện áp vào thay đổi hoặc dòng
tiêu thụ thay đổi, nguyên lý hoạt động của mạch như sau:
- Giả sử khi điện áp vào tăng lên, điện áp đầu ra có xu hướng tăng theo => điện áp 5VSB tăng nhẹ => thông
qua cầu phân áp R27, R19 thì điện áp lấy mẫu cũng tăng nh
ẹ => IC KA431 (U2) sẽ khuếch đại điện áp này
lên thành dòng đi qua đi ốt trong IC so quang (U1) tăng => đèn thu quang trong IC so quang dẫn tăng =>
điện áp đưa về chân B đèn Q4 tăng => Q4 dẫn mạnh => làm cho điện áp chân G đèn Q3 giảm xuống, đèn
Q3 hoạt động yếu đi => làm cho điện áp ra giảm xuống.
- Khi điện áp vào giảm xuống thì quá trình điều chỉnh tương tự nhưng diễn ra theo chiều hướng ngược l
ại.


Điện áp vào biến đổi tới 50V nhưng điện áp ra chỉ thay đổi khoảng 0,1V
và rất nhanh nó quay về vị trí ban đầu

3.
Mạch bảo vệ quá dòng
Mạch bảo vệ quá dòng có tác dụng bảo vệ đèn công suất khi nó làm việc quá tải, mạch được thiết kế rất
đơn giản bao gồm:

×