Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

SKKN nam 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.45 KB, 29 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I - LỜI NÓI ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài : Trong giáo dục, mục đích giáo dục là cái đích cần đạt tới của sự nghiệp giáo dục. Mục đích giáo dục được xây dựng trước khi tiến hành các hoạt động giáo dục cụ thể, là cái dự kiến về sản phẩm giáo dục. Mục đích giáo dục khi đã được xây dựng chính xác, trở thành chính thống có hai chức năng: một là, mục đích giáo dục sẽ trở thành phương hướng chỉ đạo toàn bộ quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục; hai là, nó sẽ trở thành tiêu chuẩn để đánh giá các sản phẩm giáo dục sẽ đạt được trong tương lai. Mục đích giáo dục được cụ thể hoá thành mục tiêu giáo dục cho một cấp học, một ngành học, một loại hình đào tạo. Đây là cái đích cụ thể mà các trường học phải phấn đấu. Mục tiêu ở cấp độ nhà trường thường là các chỉ tiêu về kiến thức văn hoá, về hạnh kiểm đạo đức, về sức khoẻ... là chỉ tiêu về chất lượng giáo dục và đào tạo mà nhà trường phải đạt được. Trong quản lý giáo dục, điều quan trọng nhất là quản lý chuyên môn, bao gồm quản lý chương trình, quản lý thời gian, quản lý chất lượng. Cần theo dõi sát sao mọi công việc, kiểm tra kịp thời, thanh tra để uốn nắn... Tổ chức tốt việc tự giám sát, tự kiểm tra của các bộ phận, các tổ chuyên môn. Chỉ đạo tốt các hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dục của Bộ, của nhà trường, làm sao để chương trình được thực hiện nghiêm túc và các phương pháp giáo dục luôn được cải tiến, chất lượng dạy và học ngày được nâng cao. Tổ chuyên môn trong trường trung học cơ sở theo môn học hoặc nhóm môn học, chẳng hạn tổ Tự nhiên, tổ Xã hội, tổ Văn – Thể – Mỹ hay tổ Toán – Lý, tổ Văn – Giáo dục công dân, tổ Sử – Công nghệ, tổ Anh – Thể (Anh văn – Thể dục)... Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia đánh giá xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. Tổ chuyên môn là lực lượng lao động quan trọng nhất ở trường học, chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng bộ môn của mình phụ trách. 2/ Sơ lược lịch sử vấn đề : - Quản lý hoạt động chuyên môn của các tổ ở trường trung học cơ sở trong những năm trước không có mẫu sổ quy định rõ ràng, đến khi có mẫu sổ quy định, từ năm học 2006 – 2007 thì việc triển khai ghi chép, cập nhật nội dung sổ và quản lý, lưu trữ chưa được quan tâm, việc kiểm tra, kiểm duyệt chưa được thường xuyên, chưa kỹ càng và còn lỏng lẻo. Việc hoàn tất nội dung sổ của các tổ trưởng còn theo “mùa vụ”, chưa thường xuyên. - Ngoài mẫu sổ chung mà Sở Giáo dục – Đào tạo, Phòng Giáo dục – Đào tạo quy định thì hầu hết các trường không tự tạo những mẫu cần thiết, để phục vụ thông tin phản hồi của hoạt động tổ chuyên môn, cũng như sự kiểm soát các hoạt động để nhắc nhở, đôn đốc thực hiện. - Việc tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, nhất là các hoạt động dự giờ, thanh tra, thao giảng, chuyên đề ở các tổ chuyên môn trái chuyên ngành còn rất hạn chế, một mặt bản thân không tự tin giải quyết các nội dung, tình huống xảy ra khi tham gia, mặt khác lại muốn tránh sự va chạm do khi các thành viên của tổ mổ xẻ vấn đề về một hoạt động nào đó dẫn tới sự tranh luận không “ngả ngũ ” thì người quản lý cảm thấy “khó xử”. Chưa nói đến vấn đề xây dựng tiết dạy dự thi cho giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên, đối với những giáo viên có chuyên môn trái chuyên ngành, hầu như các hoạt động này được khoán trắng cho tổ trưởng chuyên môn. 3/ Phạm vi đề tài : Khi thực hiện nhiệm vụ, bản thân tôi quản lý hoạt động chuyên môn tại.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trường trung học cơ sở Bình Giang, tôi đã đúc kết một số vấn đề mà khi kết hợp và thực hiện đầy đủ, sẽ là biện pháp giúp cho lãnh đạo nhà trường, nhất là đồng chí phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, quản lý tốt các hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần duy trì tốt các hoạt động của tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh. Đóng góp đáng kể vào việc hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ trong xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Chính vì vậy mà tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này, với tên đề tài “Biện pháp quản lý tốt hoạt động của tổ chuyên môn trong trường trung học cơ sở” giúp cho lãnh lạo nhà trường, đồng chí phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. II - THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1/ Thực trạng tình hình : 1.1/ Sơ lược về tình hình trường lớp năm học 2010 – 2011 : - Trường trung học cơ sở Bình Giang năm học 2010 – 2011 có tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên là 47 đồng chí. Trong đó : nữ 32 , đảng viên 16 , nữ đảng viên 08 . Giáo viên trực tiếp đứng lớp là 39 , nữ 28 . Ban giám hiệu 02 , nữ không . - Số tổ được chia ra là 06 , bao gồm : tổ Văn phòng , tổ Toán – Lý, tổ Văn – Giáo dục công dân, tổ ghép: tổ Anh –Thể, tổ Sinh – Tin, tổ Sử - Công nghệ. Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và thực hiện giảng dạy, giáo dục trên lớp gồm: Tổ Toán – Lý, tổ Văn – Giáo dục công dân, tổ ghép Anh văn – Thể dục, tổ ghép Sinh – Tin, tổ ghép Sử – Công nghệ. - Có hai điểm trường, tổng số lớp là 21 lớp với 649 học sinh, 325 học sinh nữ chiếm tỉ lệ 50,08 %, 72 học sinh dân tộc chiếm tỉ lệ 11,09 %. Điểm lẻ mượn cơ sở vật chất của trường Tiểu học Bình Giang I có 06 lớp học bao gồm : 01 lớp Sáu , 01 lớp Bảy , 02 lớp Tám , 02 lớp Chín . 1.2/ Thực trạng tình hình hoạt động của tổ chuyên môn những năm qua : - Ngay từ đầu năm việc ban hành các mẫu quy định, hồ sơ sổ sách dành cho hoạt động tổ chuyên môn chưa kịp thời. Đáng lưu ý một số trường hầu như mua sổ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> carô yêu cầu tổ trưởng tổ chuyên môn kẻ, vẽ theo mẫu sổ Phòng Giáo dục quy định. - Trong thực tế công việc, thông tin hai hay nhiều chiều cần phải tạo mẫu để thực hiện thường xuyên, định kỳ và lưu trữ để kiểm tra, kiểm soát là chưa có, mới chỉ dừng lại ở thông báo miệng trong cuộc họp hoặc viết thông báo trên bảng tin. - Việc kiểm tra, kiểm duyệt hồ sơ sổ sách định kỳ, nhất là đối với hồ sơ sổ sách của tổ chuyên môn không có lịch cụ thể và thực hiện chưa thường xuyên. - Ở những tổ chuyên môn trái chuyên ngành thì người quản lý gần như khoán trắng các hoạt động cho tổ trưởng, rất ít khi cùng với tổ trưởng chuyên môn tham gia trong các hoạt động dự giờ, thanh tra, thao giảng, chuyên đề, dự họp tổ, xây dựng tiết dạy cho giáo viên dạy giỏi cấp huyện... 2/ Những hạn chế, khó khăn khi giải quyết vấn đề trong thực tế : - Do phải thực hiện việc phân công nhân sự, phân chia lớp, số học sinh, giải quyết học sinh chuyển đến, chuyển đi , sắp xếp thời khoá biểu dạy... và điều chỉnh từ đầu tháng 8 đến khoảng trung tuần tháng 9 hàng năm mới tương đối ổn định, hầu như thời gian của phó Hiệu trưởng quản lý chuyên môn phải dành cho công việc này, cho nên việc soạn thảo và cấp phát các loại mẫu quy định, hồ sơ sổ sách tổ chuyên môn không kịp thời. - Việc tạo mẫu để có thông tin về báo cáo, lấy các số liệu của các hoạt động ở tổ chuyên môn còn hạn chế, thậm chí là không có. Người quản lý không phải ai cũng hình dung và tạo ra những mẫu cần thiết, hoặc nghĩ đến nhưng hạn chế trong việc thực hiện các thao tác máy tính, rồi in ấn, cấp phát, thu thập tổng hợp thông tin... họ mang cảm giác “rườm rà”. - Trong quá trình kiểm tra, kiểm duyệt hồ sơ sổ sách cần quy định ngày kiểm tra, phải xem xét kỹ lưỡng, phê duyệt khi cần điều chỉnh, khắc phục nếu có sai sót hoặc chưa phù hợp, khen gợi khi thực hiện tốt... mà số lượng sổ sách cũng như nội dung kiểm duyệt lại nhiều, mất thời gian nên hoạt động này còn hạn chế, số lần duyệt ít, hoặc số lần đầy đủ nhưng chất lượng kiểm duyệt không cao, không kỹ. Điều này rất nguy hiểm vì không thúc đẩy việc đáp ứng đủ yêu cầu về giáo án,.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> hồ sơ sổ sách, sự tiến bộ mà còn làm kìm hãm, thờ ơ, trong thực hiện soạn giảng, ghi chép...hoặc chỉ là hình thức, đối phó, làm không có chất lượng. - Đối với các tổ chuyên môn có chuyên ngành trái với chuyên ngành mà người quản lý được đào tạo, thì tâm lý chung của người quản lý thường là: nếu tham gia nhiều vào các hoạt động chuyên môn của tổ, sẽ không tự tin trong nhìn nhận vấn đề, phát biểu, đóng góp ý kiến, xây dựng... hoặc các thành viên của tổ mổ xẻ về một hoạt động, một vấn đề nào đó dẫn tới sự tranh luận không “ngả ngũ ”thì người quản lý cảm thấy “khó xử” do đó dường như tham gia cho có, mang tính hình thức, số lần tham gia rất hạn chế. III - TRÌNH BÀY GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ 1/ Những giải pháp khắc phục khó khăn đã thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao : - Trong phiên họp Hội đồng sư phạm nhà trường vào đầu tháng 8 để thông qua phân công nhân sự, số tổ chuyên môn, số lớp, số học sinh, điểm trường, nhằm ổn định và sắp xếp thời khoá biểu, triển khai các nội dung, kế hoạch… chuẩn bị cho các hoạt động dạy – học. Ở phiên họp này đồng chí phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động chuyên môn của đơn vị, cần tiến hành triển khai, cấp phát các loại mẫu sổ mà Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục quy định cho các tổ trưởng tổ chuyên môn, các văn bản, chỉ thị, quy chế của ngành... đến toàn thể các thành viên trong Hội đồng sư phạm. Ngoài ra còn có một số mẫu tự tạo cần thiết cho hoạt động của tổ trưởng tổ chuyên môn cũng như giáo viên. Muốn thế thì ngay trong tháng 6 hoặc có thể tháng 7, đồng chí phó Hiệu trưởng phải soạn thảo kỹ lưỡng và đóng cuốn các loại sổ sách cần thiết, các nội dung cần triển khai về quy chế, về các hoạt động chuyên môn, mẫu các loại... Cụ thể : Về sổ sách theo quy định của Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục : * Đối với tổ trưởng : + Sổ kế hoạch chuyên môn của tổ (theo năm, tháng, tuần, học kỳ). + Sổ kế hoạch thao giảng – chuyên đề (theo năm, tháng)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Sổ kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên (hàng tháng). + Sổ tổng hợp thanh tra – dự giờ (hàng tháng). + Sổ đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn (theo học kỳ, qua các đợt thanh tra toàn diện, thanh tra đột xuất, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc cập nhật kết quả thanh tra toàn diện của Phòng Giáo dục khi trường được thanh tra). + Sổ nghị quyết (biên bản họp tổ, sinh hoạt chuyên môn – không có mẫu, yêu cầu thư ký ghi chép thật chi tiết, kỹ càng các nội dung họp và hình thức theo đúng một biên bản quy định). * Đối với giáo viên : + Bài soạn quy định rõ cột mục, các bước lên lớp... + Sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần, thể hiện rõ các cột mục và nội dung ghi chép cần thiết. + Sổ dự giờ thăm lớp quy định rõ các cột mục, hình thức sổ... + Sổ chủ nhiệm quy định rõ các cột mục, kế hoạch năm, tháng, tuần, theo dõi đánh giá chi tiết học sinh... - Ngoài những mẫu quy định của Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục nêu trên, thì cần thiết phải tạo một số mẫu để phục vụ cho thông tin hai hay nhiều chiều cũng như việc giám sát, kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh, lưu trữ... Các mẫu này cũng được triển khai, cấp phát trong phiên họp đầu tháng 8, ngay từ đầu năm học. Cụ thể : * Đối với tổ trưởng : +. Sổ theo dõi tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin, theo dõi trong suốt. năm học, có cột giáo viên giảng dạy ký xác nhận, đối với những tiết là dự giờ, thanh tra thì phải xếp loại và thể hiện ở cột xếp loại tiết dạy. Mẫu sổ : SỔ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Năm học : 20….. – 20….. ( Tổng hợp trong 1 năm học ) Ngày dạy. Giáo viên dạy. Môn dạy. Bài dạy. Nhận xét, đánh giá chung. Xếp loại. Người dạy ký.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tổ trưởng CM. Xác nhận của Hiệu trưởng. ( Lưu ý : mẫu này tạo trên Excel, khổ giấy ngang, tạo bìa, đóng cuốn ). + Biên bản kiểm tra đột xuất hồ sơ sổ sách, tiết dạy của một buổi dạy đối với giáo viên trong tổ, nhằm ghi nhận các công việc trong quá trình kiểm tra và lưu trữ hồ sơ hoạt động chuyên môn tổ. Mẫu biên bản : Phòng GD&ĐT Hòn Đất Trường THCS ………….. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐỘT XUẤT (Về việc thực hiện quy chế chuyên môn) I/ Thời gian – Địa điểm: Hôm nay vào lúc…..giờ…..phút, ngày…..tháng…..năm…..Tại điểm ……… trường THCS ……………… II/ Thành phần tham dự: 1/ ……………………………………………….chức vụ:……………… 2/ ……………………………………………….chức vụ:……………… 3/ ……………………………………………….chức vụ:……………… III/ Nội dung: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của đ/c:………………………. a) Dự giờ tiết dạy (Nhận xét chung kèm theo phiếu dự giờ):. b) Kiểm tra hồ sơ sổ sách buổi dạy (Ghi rõ tên. hồ sơ, nhận xét,. xếp loại chung): IV/ Nhận xét, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thông qua nội dung biên bản. Kết thúc lúc….giờ….phút cùng ngày. Giáo viên được kiểm tra. Các thành viên kiểm tra. ( Lưu ý : Khi thiết kế mẫu thêm dòng kẻ, dãn khoảng cách… ) + Mẫu báo cáo hoạt động chuyên môn tổ hàng tháng giúp người quản lý nắm hết được tình hình hoạt động của tổ ở tháng trước, thời gian trước, nhằm điều chỉnh các hoạt động trong thời gian tiếp theo. Mẫu báo cáo : Phòng GD&ĐT Hòn Đất Trường THCS ……………. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……………, ngày …. tháng …. năm 20….. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN THÁNG ……….. TỔ : …………………………….. 1/ Nội dung báo cáo: a) Về thực hiện ngày giờ công (nhhận xét chung, nêu rõ GV nghỉ, lý do, …):. b) Về kiểm tra hồ sơ sổ sách (nhận xét chung, nêu rõ GV vi phạm, …): c) Về dự giờ : - Tổng số tiết (cả dự thanh tra): ….. Trong đó: Định kỳ:….. Đột xuất: …… - Chia ra: Giỏi:…… tiết, Khá:…… tiết, Trung bình:…… tiết, Yếu:…… tiết Họ tên GV dạy yếu (nếu có): d) Về thanh tra toàn diện: - Số GV được thanh tra:…………… đồng chí. - Xếp loại: Tốt:……đ/c Khá:………đ/c Trung bình:…….đ/c Yếu:………đ/c e) Về kiểm tra đột xuất: - Số tiết dự giờ:………… - Xếp loại: Giỏi:……tiết, Khá:……tiết, Trung bình:………tiết, Yếu:………tiết - Số hồ sơ sổ sách kiểm duyệt:…………..hồ sơ - Xếp loại: Tốt:…hồ sơ, Khá:…hồ sơ, Trung bình:…hồ sơ, Yếu:….hồ sơ f) Về thực hiện thao giảng – chuyên đề: - Họ và tên giáo viên thực hiện : - Số GV tham dự :………..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Giáo viên vắng mặt, lý do (ghi rõ họ, tên GV): g) Việc mượn và sử dụng thiết bị, ĐDDH – kết hợp với cán bộ thiết bị, nhận xét, đánh giá: h) Về sử dụng máy chiếu - ứng dụng CNTT: - Số tiết thực hiện:………. - Chia ra: Môn:…………………………..Số tiết:……………. Môn:…………………………..Số tiết:……………. 2/ Nhận xét, đánh giá chung: - Ưu điểm: - Tồn tại: 3/ Biện pháp khắc phục, kế hoạch tháng tới:. Tổ trưởng (ký, ghi rõ họ tên) ( Lưu ý : Khi thiết kế mẫu thêm dòng kẻ, dãn khoảng cách… ) +. Mẫu báo cáo tổng hợp dự giờ, thanh tra giáo viên của tổ vào cuối mỗi. học kỳ, nhằm nắm bắt được tình hình tổ chức dự giờ thăm lớp, thanh tra toàn diện giáo viên có đủ, đúng theo quy định không, nó ảnh hưởng đến kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho tổ viên của tổ. Mẫu báo cáo :. Phòng GD&ĐT Hòn Đất Trường THCS ………….. BÁO CÁO SỐ TIẾT DỰ GIỜ GIÁO VIÊN Tổ chuyên môn : ……………………………………. HK Lớp. HK 1. 6 7 8. Số Giáo viên. Tốt. Kết quả xếp loại dự giờ Khá Trung bình. Yếu. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 9 6 7 8 9. HK 2. Cộng chung …………, ngày …. tháng …. năm 20…. Tổ trưởng (ký, ghi rõ họ tên) Phòng GD&ĐT Hòn Đất Trường THCS ………….. BÁO CÁO THANH TRA TOÀN DIỆN GIÁO VIÊN Tổ chuyên môn : ……………………………………. Số Giáo viên đuợc thanh tra. Kết quả xếp loại thanh tra Tốt. Khá. Trung bình. Yếu. Ghi chú. HK 1. HK 2 Cộng …………, ngày …. tháng …. năm 20…. Tổ trưởng (ký, ghi rõ họ tên) * Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn : + Mẫu báo cáo độ tuổi học sinh, giúp nắm độ tuổi học sinh lớp chủ nhiệm, cung cấp số liệu về ban giám hiệu tổng hợp chung. Mẫu báo cáo :. BÁO CÁO ĐỘ TUỔI HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM Đầu năm/Cuối học kỳ 1/Cuối năm:……………………. Năm học: 20….. – 20….. Họ và tên giáo viên:…………………………………Chủ nhiệm lớp:…….. Tổng số học sinh:…………..Số học sinh nữ:…………...

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Số HS người dân tộc thiểu số:…………Số HS nữ dân tộc thiểu số:…………… Năm sinh - Độ tuổi 19………( 11 tuổi ) 19………( 12 tuổi ). TS. Nữ. DT thiểu số gì. Số lượng. Nữ. ………., ngày….tháng….năm 20…. (ký, ghi rõ họ tên) ( Lưu ý : Khi tạo mẫu cần thêm dòng cho đủ các độ tuổi từ khối 6 đến 9 ) + Mẫu báo cáo sĩ số lớp chủ nhiệm hàng tháng được giáo viên chủ nhiệm tổng hợp và nộp về để theo dõi, có kế hoạch vận động, giúp đỡ học sinh nếu có học sinh nghỉ học. Mẫu báo cáo: Phòng GD&ĐT Hòn Đất Trường THCS ………….. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BÁO CÁO SĨ SỐ HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM Tháng : …………… Họ và tên giáo viên:…………………………………..Chủ nhiệm lớp:…… Tổng số học sinh:……….Nữ:……….Dân tộc:…………Nữ dân tộc:…………. * Số học sinh giảm:……..Nữ:…….Dân tộc:……..Nữ dân tộc:……… (Ghi họ tên học sinh, ngày tháng năm sinh, lý do) 1/……………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. 2/……………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. * Số học sinh tăng:……..Nữ:…….Dân tộc:……..Nữ dân tộc:……… (Ghi họ tên học sinh, ngày tháng năm sinh, lý do) 1/…………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………. 2/…………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………. …………, ngày….tháng….năm 20…. ( ký, ghi rõ họ tên) (Lưu ý: Khi tạo mẫu có thể thêm số thứ tự của các dòng theo dõi HS giảm/tăng) + Mẫu báo cáo hạnh kiểm – học lực lớp chủ nhiệm, giúp tổng hợp nhanh số liệu về hạnh kiểm, học lực bao gồm cả số nữ, dân tộc, nữ dân tộc của mỗi loại ( Giỏi, Khá, Trung bình...). Mẫu báo cáo : BÁO CÁO HAI MẶT GIÁO DỤC – HK1/HK2/CẢ NĂM: …………………….

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Năm học : 20….. – 20….. Họ và tên giáo viên:………………………………………Lớp chủ nhiệm:……….. Sĩ số HS đầu năm/đầu HK 2:…...............................Tổng số:…………Nữ:………... Dân tộc:……..Nữ dân tộc:……. Sĩ số HS cuối HK 1/Cuối năm:……………………Giảm:…………Nữ:…………... Dân tộc:…….Nữ dân tộc:……. Xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu Cộng. Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Cộng. HẠNH KIỂM HK1/HK2/CẢ NĂM:…………………….. Tổng số. Tỷ lệ. Nữ. Dân tộc. Ghi chú. Nữ dân tộc. X. HỌC LỰC HK1/HK2/CẢ NĂM:………………………. Tổng số. Tỷ lệ. Nữ. Dân tộc. Ghi chú. Nữ dân tộc. X ………….,ngày….tháng….năm 20…. (Ký, ghi rõ họ tên). + Mẫu báo cáo xếp loại trung bình môn học của giáo viên bộ môn, nhằm so sánh với kết quả khảo sát đầu năm, số liệu EMIS của sổ kế hoạch, đồng thời lấy làm cơ sở bình xét, đánh giá xếp loại tay nghề chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Mẫu báo cáo : BÁO CÁO XẾP LOẠI TRUNG BÌNH MÔN HỌC HK1/HK2/CẢ NĂM: ………………………… Năm học : 20….. – 20….. Họ và tên giáo viên:………………………………………... Xếp loại Giỏi Khá. Môn:………………… Số học sinh:…………. Số lượng Tỷ lệ. Môn:………………… Số học sinh:…………. Số lượng Tỷ lệ. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trung bình Yếu Kém Cộng. X. X …………..., ngày….tháng….năm 20…. (Ký, ghi rõ họ tên) (Lưu ý: GV dạy từ 3 môn trở nên thì tạo thêm 1 hoặc 2 khung nữa). - Bên cạnh hồ sơ sổ sách, biểu mẫu các loại, thì ngay từ đầu năm cần triển khai các quy chế, các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng, của đơn vị để không những giáo viên nắm, thực hiện tốt mà còn giúp tổ trưởng chuyên môn trong việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của tổ viên. Cụ thể : + Công văn số 10227/THPT ngày 11/09/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy bậc trung học. + Quyết định số 40/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. +. Quyết định số 11/2006/QĐ – BGD&ĐT ngày 05/04/2006 của Bộ Giáo. dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở +. Quyết định số 12/2006/QĐ – BGD&ĐT ngày 05/04/2006 của Bộ Giáo. dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh vào lớp 6 trung học cơ sở. + Thông tư số 43/2006/TT – BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo. +. Quyết định số 06/2006/QĐ – BNV ngày 21/02/2006 của Bộ Nội vụ về. việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập. +. Công văn số 279/THPT ngày 14/12/1999 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kiên Giang quy định tạm thời về việc soạn giảng (hình thức giáo án). + Công văn số 112/SGD&ĐT – GDTrHTX ngày 29/07/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang về việc hướng dẫn thực hiện sử dụng sổ ghi đầu bài, sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ học sinh....

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Quy định chế độ lấy điểm đối với các môn học của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hòn Đất. + Quy định của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Hòn Đất về các hoạt động dự giờ, thao giảng, chuyên đề, hội giảng... số tiết, số lần thực hiện trong năm. + Các quy định của đơn vị về lịch duyệt hồ sơ sổ sách, nộp báo cáo, tổng hợp ngày nghỉ của học sinh ở sổ gọi tên và ghi điểm. - Cần quy định lịch kiểm tra, kiểm duyệt các loại hồ sơ sổ sách, lịch nộp các loại mẫu báo cáo một cách cụ thể, đây chính là các hoạt động định kỳ cần thực hiện. Chẳng hạn ở trường trung học cơ sở Bình Giang thường quy định như sau : + Buổi sáng ngày 25 hàng tháng duyệt hồ sơ sổ sách tổ Văn – Giáo dục công dân; Sử – Công nghệ (duyệt cả hồ sơ tổ chuyên môn của các đồng chí tổ trưởng các tổ này). + Buổi sáng ngày 27 hàng tháng duyệt hồ sơ sổ sách tổ Toán – Lý; Anh – Thể (duyệt cả hồ sơ tổ chuyên môn của các đồng chí tổ trưởng các tổ này). + Buổi sáng ngày 29 hàng tháng duyệt hồ sơ sổ sách tổ Sinh – Tin và các đồng chí giáo viên thuộc tổ Văn phòng có chuyên ngành đào tạo tham gia giảng dạy ở các tổ trên như cán bộ phổ cập, cán bộ thư viện, cán bộ thiết bị, cán bộ văn thư – thủ quỹ, tổng phụ trách Đội (duyệt cả hồ sơ tổ chuyên môn của đồng chí tổ trưởng tổ Sinh - Tin). Tuỳ từng đơn vị có số lượng tổ viên của mỗi tổ chuyên môn nhiều hay ít mà lịch duyệt gộp 2 – 3 tổ hoặc mỗi tổ một buổi, một ngày. Nếu ngày duyệt trùng vào ngày nghỉ thì dời tới ngày liền kề, nếu trùng với thời gian đi công tác thì sẽ thông báo dời lịch duyệt và ấn định cụ thể. Khi duyệt cần kiểm tra thật kỹ về hình thức, nội dung... ghi nhận vào sổ theo dõi, góp ý cho giáo viên cũng như tổ trưởng để chấn chỉnh, khắc phục nếu làm chưa đúng yêu cầu, hay nêu gương, biểu dương những đồng chí thực hiện tốt (Đối với tổ chuyên môn duyệt sổ sách của tổ viên thì tổ trưởng tự quy định ngày duyệt và thông báo cho anh em, nhưng lưu ý ngày duyệt thực hiện trước ngày phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn duyệt)..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Báo cáo hoạt động chuyên môn của tổ hàng tháng, quy định cho các đồng chí tổ trưởng tổng hợp các hoạt động, thông qua nội dung vào cuộc họp giao ban hàng tháng, sau đó chuyển cho cán bộ văn thư để tổng hợp chung các hoạt động chuyên môn toàn trường. + Báo cáo tổng hợp dự giờ, thanh tra của tổ chuyên môn, quy định cho tổ trưởng tổng hợp và ấn định ngày nộp cụ thể vào cuối học kỳ 1, học kỳ 2 của năm. + Báo cáo độ tuổi học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm tổng hợp và nộp vào các thời điểm đầu năm, cuối học kỳ 1, cuối năm, sẽ có ấn định ngày nộp cụ thể cho giáo viên. +. Báo cáo sĩ số học sinh hàng tháng của giáo viên chủ nhiệm được quy. định vào tuần đầu của tháng. + Báo cáo hạnh kiểm, học lực của học sinh lớp chủ nhiệm, sẽ được ấn định ngày nộp cho giáo viên chủ nhiệm lớp trước ngày tổ chuyên môn họp bình xét thi đua, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên vào cuối học kỳ 1 và cả năm. + Báo cáo xếp loại trung bình môn học của giáo viên bộ môn, sẽ được ấn định ngày nộp cho giáo viên bộ môn trước ngày tổ chuyên môn họp bình xét thi đua, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên vào cuối học kỳ 1 và cả năm. - Ngoài việc tham gia, xây dựng các hoạt động dự giờ, thanh tra, thao giảng, chuyên đề, xây dựng tiết dạy cho giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện... của các tổ chuyên môn có cùng chuyên ngành đào tạo, thì người quản lý cần tích cực tham gia các hoạt động trên ở các tổ chuyên môn trái chuyên ngành đào tạo với mình, khi đó tổ chuyên môn cảm thấy sự quan tâm, sự nhiệt tình cùng tổ trong các hoạt động của lãnh đạo, và bản thân giáo viên dạy sẽ tự mình cố gắng hơn từ việc soạn giảng đến quá trình giảng dạy trên lớp. 2/ Kết quả đạt được : - Ngay từ đầu năm triển khai và cấp phát các mẫu sổ sách, các loại báo cáo của tổ chuyên môn và giáo viên, các nội dung quy định, kế hoạch hoạt động... giúp cho các tổ chuyên môn định hướng, lập kế hoạch hoạt động chi tiết theo năm, tháng, tuần, học kỳ. Cụ thể hoá các hoạt động và tiến hành thực hiện, các công việc.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> sẽ được thực hiện ngay, kể cả trong tháng 8 và được theo dõi, cập nhật hồ sơ sổ sách chu đáo, qua ghi nhận đó tổ trưởng tự kiểm tra, đánh giá, khắc phục, điều chỉnh các hoạt động của tổ mình. Mặt khác, khi cấp phát sổ sách, các mẫu, các quy định... thì bản thân đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn đã phải lập kế hoạch hoạt động phù hợp, đầy đủ và tiến hành thực hiện kế hoạch. Qua đó, người quản lý kiểm tra được xem các tổ chuyên môn có hoạt động hay không, hoạt động có đều đặn không, nó được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ sổ sách tổ và các mẫu đã phát khi tổ trưởng và giáo viên nộp về. Nếu tổ nào thực hiện chưa đầy đủ, chiếu lệ, hình thức thì sẽ chấn chỉnh, khắc phục, rút kinh nghiệm, nhắc nhở và yêu cầu thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. So với khi chưa có triển khai, quy định về mẫu sổ... thì chắc chắn rằng, không những thời gian ở tháng 8, mà của cả tháng 9 các tổ không hoạt động gì, do không định hướng được, và cảm nhận rằng “guồng máy” chưa đi vào hoạt động, thờ ơ, ỉ lại. Trong khi đó người quản lý còn phải lo điều tiết phân công nhân sự, môn, lớp cho giáo viên, vì thực tế có khi đến đầu tháng 10 vẫn có phân công giáo viên mới về trường, hoặc điều động giáo viên đi trường khác, chưa kể điều tiết dạy thay cho các đồng chí giáo viên tham gia học từ xa. Khi phân công giảng dạy ổn định – cố định trong đầu tháng 10 thì tháng 8; 9 đã qua, làm sao hoạt động, làm sao thể hiện ở sổ đầy đủ các hoạt động theo yêu cầu được. - Với hoạt động duyệt hồ sơ sổ sách sẽ nắm được vấn đề soạn giảng, việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên có đầy đủ, kịp thời, đúng phân phối chương trình quy định chưa. Giáo án, hồ sơ sổ sách có đạt được yêu cầu chưa, có chất lượng hay không. Từ đó chấn chỉnh những trường hợp thiếu sót, làm chưa đạt yêu cầu, thúc đẩy các trường hợp thực hiện tốt. Kết hợp với báo cáo các loại sẽ đối chiếu, so sánh việc thực hiện nhiệm vụ được giao với kế hoạch đề ra, của giáo viên cũng như của từng tổ chuyên môn, để họ thấy được và thực hiện tốt hơn hoặc học hỏi lẫn nhau, đồng thời khi đánh giá giáo viên về mọi mặt sẽ sát thực tế hoạt động của họ, đánh giá đúng, cuối học kỳ hoặc cuối năm, sau khi công bố kết quả sẽ không có giáo viên nào phân bì, phàn nàn về sự thiếu công bằng, thiếu chính xác....

<span class='text_page_counter'>(17)</span> So với việc duyệt hồ sơ sổ sách định kỳ hàng tháng thực hiện ít, không kỹ lưỡng, hoặc không có các loại mẫu báo cáo, hay chỉ báo cáo bằng thông báo miệng, sẽ không phản ánh sát được thực tế, đôi khi còn sai lệch, không nắm được tình hình, không thúc đẩy hoặc khắc phục các hoạt động thực hiện tốt hay chưa tốt, mà chỉ dừng lại ở chỗ tổng hợp, hoàn thiện các loại báo cáo theo yêu cầu ở trên – cấp Phòng Giáo dục. Như vậy sẽ gây ra sức ì, thờ ơ, đối phó, không thực chất, hoạt động không hiệu quả những công việc của giáo viên cũng như tổ chuyên môn. - Việc tích cực tham gia các hoạt động dự giờ thăm lớp, thanh tra, thao giảng, chuyên đề, xây dựng tiết dạy cho giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện... cùng với các tổ chuyên môn có chuyên ngành trái với chuyên ngành của người quản lý thì người quản lý sẽ xây dựng, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm cho chính giáo viên giảng dạy và cho tổ chuyên môn đó ít nhiều về nội dung bài dạy, nhất là về phương pháp và cách thể hiện. Đối với người quản lý sẽ ngày càng có thêm những kiến thức, những kinh nghiệm cho bản thân để phục vụ tốt hơn công việc quản lý hoạt động chuyên môn ở đơn vị của mình. So với việc không tham gia, hoặc tham gia ít thì đương nhiên hoạt động của tổ chuyên môn sẽ không tích cực, bị trì trệ, kìm hãm, hay là thực hiện một cách đối phó, không hiệu quả. Hơn nữa như vậy vai trò quản lý (giao việc, giám sát, kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy…) của người quản lý bị sao nhãng đối với các tổ chuyên môn này, và phương pháp, biện pháp, hình thức, kiến thức, tầm nhìn, nghệ thuật … của người quản lý trong công việc sẽ ngày càng bị mai một, như thế hậu quả rất lớn, do “guồng máy” hoạt động ì ạch, cầm chừng, chất lượng giảng dạy thấp, hiệu quả giảng dạy đi xuống, ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh cả về kiến thức và ý thức đạo đức, một dạng nguyên nhân – kết quả (hậu quả, kết quả xấu). * Một số thống kê về số liệu để so sánh giữa các năm học 2008 – 2009; 2009 – 2010 và năm học 2010 – 2011 tính đến tháng 03 năm 2011 : - Về theo dõi tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin : Năm học. 2008 – 2009. 2009 - 2010. 2010 - 2011.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Số tiết. 32. 43. 61. - Về số tiết dự giờ của giáo viên : Năm học Tổng số tiết Giỏi Khá Trung bình Yếu. 2008 – 2009. 2009 – 2010. 2010 – 2011. 38 giáo viên đứng lớp. 38 giáo viên đứng lớp. 38 giáo viên đứng lớp. 177 120 40 17 0. 222 147 64 11 0. 257 159 83 15 0. - Về số giáo viên được thanh tra toàn diện. Năm học Tổng số GV Giỏi Khá Trung bình Yếu. :. 2008 – 2009. 2009 – 2010. 2010 – 2011. 38 giáo viên đứng lớp. 38 giáo viên đứng lớp. 38 giáo viên đứng lớp. 38 25 8 5 0. 38 27 8 3 0. 38 26 10 2 0. Trong các năm học tiến hành thanh tra 100% số giáo viên (GV) trực tiếp đứng lớp. - Về thực hiện thao giảng, chuyên đề Năm học Thao giảng Chuyên đề Cộng. 2008 – 2009. :. 2009 – 2010. 2010 – 2011. Có 3 tổ chuyên môn Có 5 tổ chuyên môn Có 5 tổ chuyên môn 17 22 43 6 12 14 23 34 57. - Về kết quả chất lượng hai mặt giáo dục : Năm học 2008 – 2009 : có 19 lớp với 531 học sinh..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Xếp loại. Cộng. Tốt (Giỏi) SL % HK 397 74,77 HL 27 5,08. Khá. Trung bình SL % SL % 129 24,29 5 0,94 189 35,59 313 58,95. Yếu SL % 0 0. Kém SL % 0 2 0,38. SL 531 531. (HL các loại Trung bình, Yếu, Kém được thống kê sau khi đã tổ chức thi lại hè). Năm học 2009 – 2010 : có 20 lớp với 616 học sinh. Xếp loại HK HL. Cộng Tốt (Giỏi) Khá SL % SL % 440 71,4 162 26,3 34 5,5 217 35,23. Trung bình SL % 14 2,27 359 58,28. Yếu SL % 0 0. Kém SL % 0 6 0,97. SL 616 616. (HL các loại Trung bình, Yếu, Kém được thống kê sau khi đã tổ chức thi lại hè) Năm học 2010 – 2011 : có 21 lớp với 649 học sinh (số liệu ở học kỳ 1): Xếp loại HK HL. Cộng Tốt (Giỏi) Khá SL % SL % 528 81,4 107 16,49 34 5,24 256 39,44. Trung bình SL % 14 2,16 330 50.85. Yếu SL % 0 26 4,01. Kém SL % 0 3 0,46. SL 649 649. Tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm ở hai hệ luôn đạt tỷ lệ 100%. Ghi chú: ở bảng thống kê chất lượng hai mặt giáo dục các chữ HK viết tắt của Hạnh kiểm, HL viết tắt của Học lực, SL viết tắt Số lượng, % - Tỷ lệ phần trăm. - Về kết quả giáo viên dạy giỏi các cấp : Năm học 2008 – 2009 : số giáo viên trực tiếp đứng lớp là 38 đồng chí. + Cấp Trường : 27 đồng chí , tỷ lệ 71,05%. + Cấp Huyện : 11 đồng chí, tỷ lệ 28,95% (15 đồng chí dự thi). + Cấp Tỉnh : (không tổ chức hội thi) Năm học 2009 – 2010 : số giáo viên trực tiếp đứng lớp là 38 đồng chí..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> + Cấp Trường : 33 đồng chí , tỷ lệ 86,84%. + Cấp Huyện : 14 đồng chí, tỷ lệ 36,84% (17 đồng chí dự thi). + Cấp Tỉnh : 1 đồng chí, tỷ lệ 2,63%. Năm học 2010 – 2011 : số giáo viên trực tiếp đứng lớp là 38 đồng chí. + Cấp Trường : 33 đồng chí , tỷ lệ 86,84%. + Cấp Huyện : (không tổ chức hội thi) + Cấp Tỉnh : (không tổ chức hội thi) - Về kết quả học sinh giỏi các cấp (qua các kỳ thi chọn học sinh giỏi) : Năm học 2008 – 2009 : + Cấp Trường : 9 học sinh (ở các môn Văn, Toán, Lý, Hoá, Anh, Sinh, Sử). + Cấp Huyện : 1 học sinh (giải khuyến khích môn Lịch sử). + Cấp Tỉnh : không có học sinh đạt giải. Năm học 2009 – 2010 : + Cấp Trường : 16 học sinh (ở các môn Văn, Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa). + Cấp Huyện : 3 học sinh (1 giải nhì Hoá, 1 giải khuyến khích Hoá, 1 giải khuyến khích Địa). + Cấp Tỉnh : 1 học sinh (giải khuyến khích Địa). Năm học 2010 – 2011 : + Cấp Trường : 20 học sinh (ở các môn Toán, Lý, Hoá, Anh, Sinh, Sử, Địa). + Cấp Huyện : 4 học sinh (1 giải ba Toán, 1 giải ba Địa, 1 giải khuyến khích Địa, 1 giải khuyến khích Hoá). + Cấp Tỉnh : 1 học sinh (giải khuyến khích Địa). - Các số liệu thống kê nêu trên về hoạt động dạy và học của đơn vị đủ điều kiện theo Tiêu chuẩn 3 của Thông tư 06/2010/TT-BGD&ĐT về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. - Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở hàng năm đều vượt so với kế hoạch chỉ tiêu trên giao. Được các cấp công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và duy trì tốt..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Đơn vị đã đạt 5 Tiêu chuẩn về công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số 06/2010/TT-BGD&ĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (theo kết quả kiểm tra, thẩm định của Đoàn kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia của Sở Giáo dục và Đào tạo vào ngày 15 tháng 04 năm 2011).. IV - KẾT LUẬN 1/ Tóm lược giải pháp : - Trong quản lý các hoạt động của trường trung học cơ sở thì quản lý các hoạt động chuyên môn là quan trọng và phức tạp nhất, đặc biệt là các tổ chuyên môn trái chuyên ngành đào tạo với chuyên ngành của người quản lý. Người quản lý nói chung – đồng chí phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động chuyên môn nói riêng phải có cách nhìn toàn diện, khi nhìn nhận hết được vấn đề cần chỉ đạo, và sắp xếp thời gian, công việc của bản thân sao cho phù hợp, để tích cực tham gia thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn một cách sát sao, triệt để. Phải cụ thể hoá tất cả các công việc, triển khai kịp thời, triển khai bằng văn bản và hướng dẫn thực hiện, để theo đó các tổ chuyên môn hình dung, định hướng được công việc cần làm, tổ chuyên môn sẽ lập kế hoạch chi tiết và triển khai đến các thành viên trong tổ thực hiện tốt. Đồng thời họ (tổ trưởng) có tinh thần trách nhiệm hơn, tự kiểm tra, đánh giá, khắc phục, điều chỉnh hay duy trì, phát huy các hoạt động chuyên môn của tổ mình. - Giải pháp nêu trên chính là các công việc cần và phải thực hiện để quản lý tốt hoạt động của tổ chuyên môn, nó cũng là các công việc thường lệ, thường xuyên của năm, tháng, tuần, học kỳ của mỗi năm học. Như vậy giải pháp giúp quản lý tốt để có các hoạt động tốt, có hiệu quả cao và tạo được nề nếp, thói quen cho các hoạt động đó của cả người quản lý cũng như các tổ chuyên môn, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành đặt ra, nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như hiệu quả giáo dục và đào tạo. 2/ Phạm vi áp dụng của đề tài :.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Qua thực tế thực hiện nhiệm vụ được phân công – là phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động chuyên môn tại trường trung học cơ sở Bình Giang, xã Bình Giang – huyện Hòn Đất – tỉnh Kiên Giang, bản thân tôi đúc kết kinh nghiệm hàng năm trong từng công việc cụ thể mà tôi triển khai, giám sát, kiểm tra, đôn đốc… các hoạt động chuyên môn của tổ, mỗi một vấn đề tôi rút kinh nghiệm, có thể là về sắp xếp trình tự công việc, tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, hay là thêm bớt các cột mục của biểu mẫu, hoặc tạo thêm các loại biểu mẫu cũng như hồ sơ sổ sách, sao cho khoa học và có hiệu quả cao khi vận dụng, sử dụng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc. Tôi nhận thấy tất cả các vấn đề mà tôi thực hiện và rút kinh nghiệm được như đã nêu, nhằm quản lý tốt hoạt động của tổ chuyên môn, và nó chính là “Biện pháp quản lý tốt hoạt động của tổ chuyên môn trong trường trung học cơ sở”, giúp cho cán bộ quản lý trong trường trung học cơ sở, nhất là các đồng chí phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động chuyên môn của nhà trường được chủ động, thuận tiện, khoa học và hiệu quả. 3/ Bài học kinh nghiệm ; kiến nghị : 3.1/. Bài học kinh nghiệm : Với thực tế trải nghiệm trong thực hiện công việc và đúc kết, hoàn thành. sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi có một số bài học kinh nghiệm : - Cần phải chuẩn bị chu đáo, có thể ở tháng 6 hoặc chậm nhất là cuối tháng 7, sau khi tuyển sinh lớp 6 xong, các loại hồ sơ sổ sách, biểu mẫu, các công văn, văn bản, quy chế, các nội dung quy định (như nêu ở mục 1/ của phần III) để kịp thời triển khai, cấp phát ngay trong phiên họp Hội đồng sư phạm vào đầu tháng 8, theo đó tổ chuyên môn lên kế hoạch và tiến hành các hoạt động kịp thời. - Không “ngại” tạo mẫu cho thông tin cần thiết của hai hay nhiều chiều trong các hoạt động thường lệ, và các thông tin này có thể còn để lưu trữ sử dụng lâu dài. Khi phát hành các biểu mẫu và áp dụng, sử dụng sẽ rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, điều chỉnh thêm bớt cột mục nào để có biểu mẫu hoàn thiện. - Vận dụng tốt biện pháp quản lý này sẽ giúp nhà trường hoàn thiện tốt hơn các loại hồ sơ sổ sách, trong hoạt động chuyên môn của tổ cũng như của ban giám.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> hiệu, góp phần cho việc lưu trữ lâu dài được sạch đẹp, khoa học, nhất là trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. 3.2/ Kiến nghị : Kính mong lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, bộ phận phụ trách chuyên môn của Phòng Giáo dục trong toàn huyện, nghiên cứu, ban hành, quy định thống nhất các loại hồ sơ sổ sách dành cho hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn, mẫu hồ sơ sổ sách dành riêng cho phó Hiệu trưởng quản lý hoạt động chuyên môn của trường trung học cơ sở, để trách sự trùng chéo giữa các loại sổ sách cũng như sự trùng chéo giữa sổ sách của tổ chuyên môn với sổ sách của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. ***** * Trên đây là sáng kiến của bản thân tôi có được qua rút kinh nghiệm từ thực tế công việc chỉ đạo, quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn ở đơn vị mình. Trong quá trình thể hiện nội dung chắc chắn sẽ có những phần bản thân tôi viết chưa được hoàn chỉnh. Kính mong Hội đồng thi đua các cấp xét duyệt, đóng góp những ý kiến quý báu để bản thân tôi bổ sung, chỉnh sửa và vận dụng tốt hơn cho những năm học tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn ! Bình Giang , ngày 12 tháng 04 năm 2011 Người viết. TRẦN VĂN HỮU.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> PHẦN XÉT DUYỆT SKKN CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BÌNH GIANG -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------. Bình Giang , ngày …. tháng …. năm 2011 TRƯỞNG BAN. PHẦN XÉT DUYỆT SKKN CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒN ĐẤT ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> -----------------------------------------------------------------------------------------------. ..………….. , ngày …. tháng …. năm 2011. PHẦN XÉT DUYỆT SKKN CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA CẤP TỈNH -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------. ..………….. , ngày …. tháng …. năm 2011.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒN ĐẤT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BÌNH GIANG. Tên sáng kiến kinh nghiệm :. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỐT HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ. Người viết : Trần Văn Hữu Chức vụ : Phó Hiệu trưởng.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Năm học : 2010 - 2011 MỤC LỤC Trang I - LỜI NÓI ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài ………………………………. 1. 2/ Sơ lược lịch sử vấn đề …………………………. 2. 3/ Phạm vi đề tài ………………………………….. 2. II - THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1/ Thực trạng tình hình ………………………………………………. 3. 2/ Những hạn chế, khó khăn khi giải quyết vấn đề trong thực tế ……. 4. III - TRÌNH BÀY GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ 1/ Những giải pháp khắc phục khó khăn ……………………………. 5. 2/ Kết quả đạt được ………………………………………………….. 15. IV - KẾT LUẬN 1/ Tóm lược giải pháp ……………………………………………….. 20. 2/ Phạm vi áp dụng của đề tài ………………………………………. 21. 3/ Bài học kinh nghiệm ; kiến nghị ………………………………….. 22. --------------------------------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Giáo dục học. PGS.TS Phạm Viết Vượng. Nhà xuất bản Hà Nội tháng 12 năm 2008 2) Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Bộ Giáo dục tháng 04 năm 2007 3) Công văn số: 112/SGD&ĐT-GDTrH-TX - Hướng dẫn thực hiện, sử dụng các loại hồ sơ quản lý ở các trường THCS, THPT. Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang tháng 07 năm 2009 4) Công văn số: 273/PGDĐT-THCS - Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 bậc trung học cơ sở. Phòng Giáo dục và Đào tạo Hòn Đất tháng 09 năm 2010.

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×