Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.69 KB, 8 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN BÁI (Đề thi chính thức) (Đề thi gồm: 1 trang). KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Năm học 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề). I. PHẦN CHUNG (5 điểm) Câu 1(2 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M.Sôlô-khốp? Câu 2: (3 điểm): Viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về lòng thương yêu con người của tuổi trẻ ngày nay. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm): Thí sinh chỉ chọn làm một trong hai câu 3a hoặc 3b. Câu 3a (5 điểm): Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa"của Nguyễn Minh Châu. " Câu 3b ( 5 điểm): Phân tích tình huống truyện " Vợ nhặt"của Kim Lân, từ đó nêu lên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. ……….Hết………...
<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN BÁI. KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Năm học 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN. HƯỚNG DẪN CHẤM THI ( Bản hướng dẫn chấm thi gồm 3 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa số điểm của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0). II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU Câu 1. Câu 2. ĐÁP ÁN ĐIỂM * Cuộc đời: M.Sô - lô - khốp (1905 - 1984) nhà văn Nga lỗi lạc 1,0 được nhận giải thưởng Nôben về văn học. - Ông sinh ra ở tỉnh Rôxtốp tại vùng thảo nguyên sông Đông. ông sớm tham gia cách mạng; Trong chiến tranh chống phát xít ông là phóng viên mặt trận. * Sự nghiệp: Các tác phẩm tiêu biểu: Đất vỡ hoang; Sông Đông 1,0 êm đềm; Số phận con người. 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau. Song cần làm nổi bật các ý sau: + Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, là một trong 0,5 những phẩm chất cao đẹp của con người. + Biểu hiện của lòng yêu thương: cảm thương, quan tâm, giúp đỡ 1,0 những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; Yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp. + Ý nghĩa của lòng yêu thương: tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa 1,0 người với người, bồi đắp cho tuổi trẻ những tình cảm trong sáng cao đẹp. + Phê phán thói vô cảm của một số bạn trẻ hiện nay 0,5.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 3a Vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài 1. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết làm bài văn nghị luận văn học, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau: + Xuất hiện trước mắt người đọc chị là người đàn bà có thân hình cao lớn, thô kệch, rỗ mặt, mệt mỏi, hiện thân của sự nghèo khó, lam lũ; bị chồng đánh đập thường xuyên chị không kêu la, van xin hay chạy trốn. Mới nhìn ta nghĩ đây là người đàn bà không bình thường nhưng đi sâu vào ta mới thấy vẻ đẹp tâm hồn của chị. + Bị đánh đau chị vẫn cam chịu, chỉ có chị mới hiểu hoàn cảnh của mình: đông con, nghèo, làm nghề biển, dù có gian lao nguy hiểm vẫn phải bám biển mà sống. + Chị hiểu thiên chức của người mẹ: sinh con ra phải có trách nhiệm với con, sống cho con chứ không phải sống cho mình. + Chị hiểu chồng, cảm thông, chia sẻ, tha thứ cho chồng. + Chắt chiu niềm vui nhỏ bé trong cuộc sống để sống. + Chị thông cảm với chánh án Đẩu, tuổi còn trẻ, kinh nghiệm sống còn ít, anh ta mới chỉ có lòng tốt và kiến thức sách vở. + Chị là người đàn bà có lòng tự trọng -> Đó là vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn người lao động, chị là tấm gương về tình mẫu tử, đức hy sinh của người mẹ thương con. Câu 3b 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; - Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở những hiểu biết về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn "Vợ nhặt" thí sinh trình bày được các ý cơ bản sau: + Giới thiệu được tác giả Kim Lân, tác phẩm "Vợ nhặt" và đặc biệt là sự đặc sắc của tình huống truyện. + Nêu được bối cảnh xây dựng tình huống truyện: nạn đói khủng khiếp, cái chết hiện hình, con người bị cái chết đe doạ. + Trong cái bối cảnh ấy, Tràng đã nhặt được vợ. Đó là một tình huống độc đáo bởi: - Ở Tràng có nhiều nguy cơ ế vợ. - Việc Tràng lấy vợ là lấy cho mình một tai hoạ. - Việc Tràng lấy vợ là tình huống bất ngờ: xóm ngụ cư ngạc nhiên, bà cụ Tứ ngạc nhiên, ngay cả Tràng cũng ngạc nhiên. - Tình huống tưởng như bất ngờ nhưng lại rất hợp lý, Tràng lấy vợ theo kiểu nhặt được. + Giá trị hiện thực: - Tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói. - Vạch mặt tố cáo bọn thực dân, phát xít gây ra nạn đói khủng khiếp.. 1,0. 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5. 0,5 0,5 1,5. 1,0.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Giá trị nhân đạo: - Tình người cao đẹp qua cách đối xử của các nhân vật với nhau. - Con người luôn hướng đến sự sống và hy vọng tin tưởng ở tương lai. + Khẳng định tài năng của tác giả khi tạo ra tình huống truyện độc đáo. + Khái quát giá trị của tác phẩm.. 1,0. 0,5. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. ……….Hết………..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN BÁI (Đề thi chính thức) Đề thi gồm: 1 trang. KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Năm học 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề). I. PHẦN CHUNG (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trong truyện ngắn T " huốc"của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa bàn về những chuyện gì? Nhà văn muốn nói gì qua những chuyện ấy? Câu 2 (3 điểm): Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có " ích" . Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm): Thí sinh chỉ chọn làm một trong hai câu 3a hoặc 3b. Câu 3a: ( 5 điểm): Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn " Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi. Câu 3b: (5 điểm): Phân tích tình huống truyện " Vợ nhặt"của Kim Lân, từ đó nêu lên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. ……….Hết………..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN BÁI. KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Năm học 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN. HƯỚNG DẪN CHẤM THI ( Bản hướng dẫn chấm thi gồm 3 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa số điểm của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0). II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU Câu 1. Câu 2. ĐÁP ÁN ĐIỂM + Khách trong quán trà nhà lão Hoa bàn về: 1,0 - Chiếc bánh bao tẩm máu tử tù - tiên dược chữa bệnh lao. - Chuyện người tù họ Hạ bị chém. - Kháo nhau về chuyện đời như khai báo người để lĩnh thưởng. + Điều nhà văn muốn nói: 1,0 - Phản ánh và phê phán sự lạc hậu, u mê của người dân Trung Quốc đương thời về thuốc chữa bệnh lao - Phản ánh và phê phán sự xa lánh, thái độ kì thị của người dân Trung Quốc đương thời với người làm cách mạng. 1. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau song cần làm nổi bật các ý sau: * Giải thích ý kiến: 1,0 - Người nổi tiếng là người được khâm phục, được nhiều người biết đến tài năng và sự thành công ở một lĩnh vực nào đó; - Người có ích đem lại lợi ích, giá trị cho xã hội bằng những việc làm tốt đẹp của mình. * Bàn luận về ý kiến: 0,5.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Khát vọng trở thành người nổi tiếng là chính đáng nhưng không phải ai cũng có năng lực tố chất và điều kiện để đạt được. - Nếu cố gắng bằng mọi cách chỉ để nổi tiếng con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây hại cho xã hội. - Mỗi cá nhân bằng suy nghĩ, việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định giá trị của bản thân, đóng góp cho xã hội trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng. Tuy nhiên, có ích là điều kiện để nổi tiếng vì trước khi thành người nổi tiếng hãy là người có ích (dẫn chứng). - Những người an phận, bằng lòng với chính mình, thiếu cố gắng thì sẽ không có hy vọng thành người nổi tiếng. * Bài học nhận thức và hành động: - Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng là sự khẳng định bản thân. - Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Câu 3a 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm tự sự, một đoạn trích văn xuôi. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh cần trình bày được các nội dung chính sau: + Giới thiệu được nét chính về tác giả Nguyễn Thi, tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" và nhân vật Việt. + Phân tích được các nét tính cách: - Việt có những nét dễ mến của cậu con trai mới lớn: lộc ngộc, hồn nhiên vô tư, hiếu động và tính còn trẻ con (má bầu phinh phính, sợ ma, sợ ở một mình, hay tranh giành với chị, phó mặc việc nhà cho chị, thương yêu chị theo cách rất trẻ con..., ra trận còn mang theo súng cao su). + Ra trận khi đối mặt với kẻ thù Việt là chiến sĩ dũng cảm, gan góc, ngoan cường (còn nhỏ đã gan dạ, tranh với chị tòng quân khi chưa đủ tuổi, đi chiến đấu dũng cảm diệt địch, bị thương vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu). + Việt là nhân vật tiêu biểu cho lớp trẻ nòng cốt của thời đại chống Mỹ, là người tiếp nối truyền thống yêu nước của gia đình,của dân tộc Việt Nam. Việt mang vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam trong những năm kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Câu 3b 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn "Vợ nhặt" thí sinh trình bày được các ý cơ bản sau: + Giới thiệu được tác giả Kim Lân, tác phẩm "Vợ nhặt" và đặc biệt là sự đặc sắc của tình huống truyện.. 0,5 0,25. 0,25 0,5. 1,0 1,5. 1,5. 1,0. 0,5.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Nêu được bối cảnh xây dựng tình huống truyện: nạn đói khủng khiếp, cái chết hiện hình, con người bị cái chết đe doạ. + Trong cái bối cảnh ấy, Tràng đã nhặt được vợ. Đó là một tình huống độc đáo bởi: - Ở Tràng có nhiều nguy cơ ế vợ. - Việc Tràng lấy vợ là lấy cho mình một tai hoạ. - Việc Tràng lấy vợ là tình huống bất ngờ: xóm ngụ cư ngạc nhiên, bà cụ Tứ ngạc nhiên, ngay cả Tràng cũng ngạc nhiên. - Tình huống tưởng như bất ngờ nhưng lại rất hợp lý, Tràng lấy vợ theo kiểu nhặt được. + Giá trị hiện thực: - Tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói. - Vạch mặt tố cáo bọn thực dân, phát xít gây ra nạn đói khủng khiếp. + Giá trị nhân đạo: - Tình người cao đẹp qua cách đối xử của các nhân vật với nhau. - Con người luôn hướng đến sự sống và hy vọng tin tưởng ở tương lai. + Khẳng định tài năng của tác giả khi tạo ra tình huống truyện độc đáo. + Khái quát giá trị của tác phẩm.. 0,5 1,5. 1,0. 1,0. 0,5. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. ……….Hết………..
<span class='text_page_counter'>(9)</span>