Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Tài liệu Lịch sử Đảng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.57 KB, 3 trang )

Câu 1:
Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản VN ra đời ?
Phong trào yêu nước lần lượt bị thất bại trước sự đàn áp đẫm máu của đế quốc và phong kiến tay
sai. Nguyên nhân thất bại chính là thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng. Giai cấp công
nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập nên chưa thể đảm nhận vai trò lãnh đạo.
Nguyên nhân sự thất bại của các phong trào :
- Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên
tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương ( phong trào yêu nước theo ý thức
hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo ) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của
Phan Đình Phùng (1896). Sang đầu thế kỉ XX khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu
nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục
năm cũng thất bại vào năm 1913.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu
Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất
bại : Tư tưởng dân chủ tư sản là điều mới mẻ, thu hút sự chú ý của một số tầng lớp nhân dân ta, nhất là với
tầng lớp trên. Song, từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc,
đẩy mạnh quá trình xâm lược, nô dịch các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu và biến các quốc gia, dân tộc đó thành
thuộc địa, thi hành chính sách thực dân tàn bạo, thì tư tưởng dân chủ tư sản ngày càng lộ rõ sự lỗi thời.
Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta
trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn
năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực
lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng
sâu sắc về đường lối cứu nước.
Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng
phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người
không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mênh nhất là
chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.
Thực chất của sự khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phong dân tộc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20:
- Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, hà khắc và
phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi lớn: Từ chế
độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến; hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã


hội ngày càng gay gắt. Đó là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược và giữa
nhân dân ta chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ, phong kiến tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp.
Nhiệm vụ chống đế quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống bọn phong kiến tay sai là không tách rời
nhau. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã
liên tiếp đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi, dưới sự
lãnh đạo của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Song các
phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước đúng
đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức
lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu
nước.
Trước sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, trong 20 năm đầu thế kỷ XX của phong trào giải
phóng dân tộc ở nước ta đã diễn ra quá trình tìm kiếm con đường cứu nước mới. Có thể kể đến con
đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh
câu 2:
Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn ái Quốc.
a.Tiếp nhận sau sắc truyền thống yêu nước của dân tộc, được sự giáo dục tốt đẹp của gia đình, Nguyễn
Sinh Cung sớm có lòng yêu thương đồng bào nghèo khổ và tinh thần yêu nước.
b.Tuy tiếp thu truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước, song Nguyễn Sinh Cung sớm nhận thấy không
thể đi theo con đường cứu nước theo ý thức hệ phong kiến, tư sản được. Điều mà Nguyễn Sinh Cung
sớm nhận thức được và nó dẫn người đi đúng hướng là nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là
ở ngay tại chính quốc, ở nước đế quốc đang thống trị mình. Mùa hè năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời
Tổ quốc sang phương Tây tìm con đường cứu nước. Đó là sự kiện mới chưa hề có trong lịch sử nước
ta, vốn theo con đường truyền thống đi sang phương Đông. Việc xuất dương đã được nhiều thế hệ cha
anh lớp trước thực hiện song chỉ để cầu viện, chuẩn bị lực lượng kéo về nước, hoặc đào tạo cán bộ để
về chỉ đạo, phát động phong trào đấu tranh trong nước. mục đích chủ yếu của các chuyến xuất dương
trước đó nhằm tổ chức tập hợp lực lượng nhưng chưa có ai đặt vấn đề và chủ trương sang phương Tây
tìm đường cứu nước như Nguyễn Tất Thành.
c. Quá trình tìm đường cứu nước của NAQ, trải qua cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ
thuộc, tư bản đế quốc, hoà mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân các
nước. Từ lòng yêu thương đồng bào NAQ mở rộng đến sự đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ

trên khắp thế gian và có cùng một kẻ thù chung. ở Người, nảy sinh ý thức về sự cần thiết phải đoàn kết
những người bị áp bức để đấu tranh cho nguyện vọng, quyền lợi chung. Chính cuộc hành trình này
cũng rèn luyện Người trở thành một công dân có đầy đủ phẩm chất, tư tưởng, tâm lý xã hội của giai
cấp vô sản và đây là một trong những cơ sở để NAQ trở thành người cộng sản, người chiến sĩ quốc tế.
d. Do xuất phát từ mục đích đi ra nước ngoài “ xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi
trở về giúp đồng bào” chứ không theo một con đường định sẵn, nên NAQ đã tiến hành nghiên cứu
cách mạng Anh, Mỹ, Pháp và cho rằng những cuộc cách mạng này đều không đến nơi đến chốn vì
không giải phóng được nhân dân lao động khỏi mọi áp bức bóc lột.
e. Thực tiễn trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa” của Lênin (1920) tìm thấy con đường giải phóng dân tộc,
nâng cao nhận thức của NAQ về con đường giải phóng dân tộc của mình cũng như của các dân tộc bị
áp bức khác vì nó phù hợp và đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, những hoài bảo ấp ủ từ lâu ở Người
nay trở thành hiện thực.
-
Vai trò của lãnh tụ NAQ đối với sự ra đời của Đảng c.s VN.
- a. Sự chuẩn bị về mặt chính trị:
Do cmạng thuộc địa không được sự quan tâm đúng mức của Quốc tế cộng sản nên Người đi sâu
nghiên cứu, tham gia vào các diễn đàn, viết báo... để tuyên truyền về vấn đề thuộc địa, cmạng thuộc
địa.
-Cuối năm 1917, giữa lúc c.tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, Người trở lại Pháp. Tại đây Người lao
vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp, lập ra Hội những Người
Việt Nam yêu nước với tờ báo Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp
-Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho báo "Người cùng khổ", viết nhiều bài đăng trên Nhân đạo của
Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp.
-Năm1923,NAQ rờiPhápđiMatxcova để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp học
1
tập nghiên cứu kinh nghiệm C mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Lênin. Người viết bài cho báo Sự thật
của Đảng Cộng Sản Liên Xô và tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng Sản.
- Năm1924, Người tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng Sản và các đại hội của Quốc tế công hội,
Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên...

b. Sự chuẩn bị về mặt tổ chức
- Năm 1921, nhờ sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách
mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tập hợp tất cả những người
ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
- Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Tại đây, Người cùng các nhà cách mạng Trung
Quốc, Thái Lan, Ấn độ... thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Việc làm này đã nêu bật tầm
quan trọng vấn đề đkết d.tộc trên toàn thế giới.
-Tháng6-1925,
2
Người sáng lập HộiVN cáchmạng Thanh niên hạt nhân là Cộng sản đoàn. Cơ quan tuyên truyền của
Hội là tuần báo Thanh niên. Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra
đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
-Từ năm1925-927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo một đội ngũ cán
bộ cho cách mạng Việt Nam.
c.Sự chuẩn bị về mặt tư tưởng
Được thể hiện thông qua hai tác phẩm Đường Kách Mệnh (1925) và Bản án chế độ thực dân
Pháp(1927). Hai tác phẩm đã:
- Vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân đế quốc và khẳng định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù. Từ đó
thức tỉnh tinh thần đấu tranh trong quần chúng nhân dân.
-Người khẳng định chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để vì quyền lợi của đa số
- Người chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng vô sản ở thuộc địa và ở chính quốc
- kết quả của sự chuẩn bị đó:
- quá trình vận động thành lập Đảng là một quá trình đấu tranh và chuẩn bị lâu dài của Nguyễn Ái Quốc
và những người cách mạng Việt Nam. Quá trình đó được bắt đầu từ năm 1920 khi Nguyễn Ái Quốc
tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và kết thúc ngày 3-2-
1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời?
Thứ nhất, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng.
Sau một thời gian dài gian khổ ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ
nghĩa Mác – Lênin. Tại đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua (12-1920), Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc
tế thứ III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Người đã tích cực hoạt động để truyền bá chủ

nghĩa Mác – Lênin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam.
- Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc và những người cách mạng Việt Nam đã đưa tới sự chín
muồi của những điều kiện để thành lập chính đảng Mác xít ở Đông Dương. Vai trò của Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên không còn phù hợp nữa. Cuộc đấu tranh để thành lập chính đảng Mác xít đã bắt
đầu diễn ra gay gắt trong nội bộ những người cách mạng Việt Nam. Đó là lí do để dẫn tới sự ra đời của
ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng,
Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Sự hoạt động riêng lẽ của ba tổ chức Công sản gây ảnh hưởng không
tốt đến tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Một yêu cầu cấp thiết, cần phải hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất để
lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đáp ứng yêu cầu đó, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản chủ
trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) tại Hương Cảng – Trung Quốc.

×