Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Lời nói giới thiệu và tự giới thiệu trong tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.21 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------

TƢỞNG THỊ PHƢƠNG LIÊN

LỜI NÓI GIỚI THIỆU VÀ TỰ GIỚI THIỆU TRONG TIẾNG VIỆT
(CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

Ngành: N n n
ọc
Mã số: 9.22.90.20

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2019


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT
AM
N ƣời ƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngơ H u Hồng

Phản biện 1: GS.TS. Lê Quang Thiêm
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Kim Bảng

Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn


Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201...

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu đặc điểm lời nói giới thiệu và tự giới thiệu góp phần vào
nghiên cứu sự lựa chọn các biểu thức ngôn ngữ trong sử dụng của người Việt
cho phù hợp với những đặc trưng ngơn ngữ- văn hố- xã hội. Ở mỗi phạm vi
giao tiếp, bối cảnh giao tiếp quy thức và phi quy thức lời nói giới thiệu và tự
giới thiệu có các biểu hiện khác nhau. Vì vậy, đây là vấn đề đáng quan tâm ở
Việt nam trước những tác động về yếu tố giao thoa văn hố, ngơn ngữ ngày
một mạnh mẽ từ nước ngồi.
1.2. Lời nói giới thiệu và tự giới thiệu xuất hiện thường xuyên trong mọi
lĩnh vực của đời sống và trở thành một nội dung nghiên cứu của dụng học.
Nghiên cứu ngôn ngữ giao tiếp của người Việt trong các phạm vi cụ thể sẽ
làm sáng tỏ đặc điểm lời nói giới thiệu và tự giới thiệu tiếng Việt. Đồng
đồng thời kết quả khảo sát có liên hệ với dữ liệu tiếng Anh trong ngữ cảnh
tương đồng sẽ giúp củng cố thêm kết quả nghiên cứu.
1.3. Cho đến nay, theo hiểu biết bước đầu của chúng tơi, hầu như chưa có
nghiên cứu nào chun sâu, hệ thống về những hành vi nói này. Vì thế,
chúng tơi lựa chọn “Lời nói giới thiệu và tự giới thiệu trong tiếng Việt (có
liên hệ với tiếng Anh)” làm đề tài luận án.

2. Mục đíc và n iệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đíc n iên cứu: Thơng qua việc nghiên cứu lời nói giới
thiệu (LNGT) và tự giới thiệu (TGT) trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng
Anh) trong giao tiếp quy thức và phi quy thức, luận án góp phần vào chứng
minh cho lí thuyết của ngữ dụng học về hành vi ngôn từ, lý thuyết của ngơn
ngữ học xã hội về lời nói, đồng thời góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của
giao tiếp tiếng Việt và tiếng Anh nói chung, từ phạm vi chính trị - xã hội,
phạm vi vui chơi giải trí và phạm vi sinh hoạt hàng ngày nói riêng.
2.2. N iệm vụ n iên cứu: 1)Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu,
luận án giới thiệu một số nội dung cơ bản về vấn đề lý thuyết giao tiếp
nhìn từ góc độ dụng học xã hội. 2) Chỉ ra những đặc điểm về LNGT và
TGT trong tiếng Việt và tiếng Anh nói riêng bằng cách phân tích các nhân
tố giao tiếp, khảo sát và chỉ ra các biểu thức lời nói, các thành phần trong
nội dung GT và TGT và các thành phần khác trong LNGT và TGT trong
lĩnh vực chính trị - xã hội, phạm vi vui chơi giải trí và phạm vi sinh hoạt
hàng ngày. 3) Chỉ ra các nhân tố văn hố-xã hội, chính trị tác động đến
LNGT và TGT trong tiếng Việt và liên hệ với tiếng Anh.
3. Đối tƣợn , p ạm vi và n uồn tƣ liệu n iên cứu
3.1. Đối tƣợn n iên cứu: LNGT và TGT trong tiếng Việt trong phạm vi
chính trị-xã hội, phạm vi vui chơi giải trí và phạm vi giao tiếp hàng ngày.


2
3.2. P ạm vi n iên cứu: Các đoạn trích về lời giới thiệu của người dẫn
chương trình trong phạm vi chính trị - xã hội ở các buổi lễ; lời tự giới
thiệu của người tham gia trong 8 chương trình giải trí trên truyền hình
thuộc phạm vi vui chơi giải trí ; lời giới thiệu và tự giới thiệu giới thiệu
trong phạm vi sinh hoạt hàng ngày.
3.3. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu: Nguồn ghi âm các hoạt động giao tiếp của
phạm vi sinh hoạt hàng ngày từ năm 2016 đến năm nay. Nguồn ngữ liệu

phim; các sự kiện chính trị- xã hội; các chương trình giải trí trên truyền
hình phát sóng trên các kênh truyền hình Việt Nam và Mỹ và trên mạng
internet.
4. P ƣơn p áp và t ủ p áp n iên cứu
4.1. Phương pháp miêu tả
Dựa trên kết quả khảo sát được, tiến hành miêu tả những biểu hiện cụ thể
trong LNGT và TGT để thấy được các nhân tố giao tiếp, các nhân tố ảnh
hưởng và chi phối đến từng lời nói giới thiệu quy thức trong các buổi lễ
trong phạm vi chính trị và LNTGT của người tham gia các chương trình
giải trí trên truyền hình, và các LNGT và TGT trong mối quan hệ bạn bè,
đồng nghiệp, gia đình trong phạm vi sinh hoạt hàng ngày trong tiếng Việt
và tiếng Anh. Trên cơ sở đó, chỉ ra những đặc điểm nổi bật, những điểm
giống và khác nhau trong từng phương diện, phạm vi nghiên cứu của đề
tài.
4.2. Phương pháp phân tích diễn ngơn, phân tích hội thoại
Dựa vào kết quả thống kê, tiến hành phân tích các diễn ngơn LNGT và
TGT để thấy được những biểu thức lời nói và đặc điểm ngơn từ trong văn
hoá giao tiếp của Việt Nam và Mỹ. Qua đó, chỉ ra được mối quan hệ cũng
như sự chi phối giữa lí thuyết và thực tế sử dụng ngôn ngữ; đồng thời, chỉ
ra sự tương tác giữa ngôn ngữ trong hệ thống và nghĩa ngữ dụng trong hai
ngôn ngữ. Để cụ thể hoá các phương pháp trên, chúng tôi sử dụng một số
thủ pháp nghiên cứu sau:
4.3. Thủ pháp thống kê, phân loại
Khảo sát và thống kê sự xuất hiện của các LNGT các đại biểu, khách mời
trong phạm vi chính trị - xã hội; các LNTGT của những người tham gia
các chương trình truyền hình trong phạm vi vui chơi giải trí và các LNGT
và TGT trong giao tiếp hàng ngày. Trong luận án, chúng tôi thống kê và
đếm các LNGT theo cặp thoại giữa SP1 (người dẫn chương trình, người
điều hành buổi lễ) và SP2 (khán giả); LN TGT theo cặp thoại/hội thoại
giữa SP1 (người tham gia sự kiện) với SP2 (người dẫn chương trình, thành

viên ban giám khảo, khán giả); các LNGT và TGT theo cặp thoại/hội thoại
giữa bạn bè, đồng nghiệp, con cái, cha mẹ, hàng xóm, người quen, người
mới gặp của nhau trong các buổi gặp mặt, giao lưu, trò chuyện...trên phần


3
mềm word và excel. Nhận định và đánh giá mà luận án đưa ra dựa vào tình
hình khảo sát thống kê và phân loại hơn 1000 cặp thoại/hội thoại lấy từ
nguồn tư liệu trên.
4.4. Thủ pháp so sánh, đối chiếu
Thông qua kết quả thống kê, tiến hành so sánh, đối chiếu để thấy được
những điểm tương đồng và khác biệt trong các lời nói giới thiệu và tự giới
thiệu trên từng phương diện cụ thể ở những sự kiện chính trị - xã hội, vui
chơi giải trí và sinh hoạt hàng ngày từ năm 2000 đến nay.
Sử dụng thủ pháp này còn để so sánh và đánh giá sự khác nhau về cấu trúc,
các thành phần trong nội dung lời nói giới thiệu và tự giới thiệu các thói
quen sử dụng biểu thức ngôn ngữ, giao tiếp xưng hô… Từ đó thấy được sự
chi phối của các ngun lí giao tiếp, nghi thức lời nói tới các lĩnh vực của
LNGT và TGT.
5. Ý n ĩa lí luận và t ực tiễn của luận án
5.1. Ý n ĩa lí luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào
nghiên cứu lời nói trong giao tiếp của người Việt. Từ việc nghiên cứu
LNGT và TGT trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh – Mỹ) thấy được
chiến lược giao tiếp của mỗi dân tộc, cộng đồng gắn với các đặc trưng văn
hóa-ngơn ngữ- xã hội của các dân tộc, cộng đồng đó.
5.2. Ý n ĩa t ực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp xây dựng được các mơ
hình LNGT và TGT của người Việt, người Mỹ hiện nay. Phát hiện điểm
giống và khác nhau trong cách thức GT và TGT trong tiếng Việt và tiếng
Anh – Mỹ. Có thể vận dụng vào đời sống giao tiếp hằng ngày hay các mơ
hình rèn luyện kĩ năng sống cho người Việt trẻ hiện nay; có thể ứng dụng

vào nghiên cứu, giảng dạy trong các nhà trường, đặc biệt trong giảng dạy
ngoại ngữ ở Việt Nam.
6. BỐ CỤC LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận án được cấu trúc thành 3 chương:
C ƣơn 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lí thuyết.
C ƣơn 2. Đặc điểm lời nói giới thiệu và tự giới thiệu tiếng Việt trong
giao tiếp quy thức (có liên hệ với tiếng Anh)
C ƣơn 3. Đặc điểm lời nói giới thiệu và tự giới thiệu tiếng Việt trong
giao tiếp phi quy thức (có liên hệ với tiếng Anh )


4
C ƣơn 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SƠ
LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và tron nƣớc
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về lời nói giới thiệu và tự giới
thiệu
Trên thế giới, theo hiểu biết của chúng tơi chưa có cơng trình nào
chun sâu về LNGT và TGT mà chỉ có một số tác giả như Emily Post,
Nagesh Belludi, John Corcoran, Jo Bryant, Pamela Martin, v.v viết về
cách thức giới thiệu trong một số tình huống giao tiếp phổ biến. Nguyễn
Quang (2017), trong cuốn “Ways of expression”, tác giả đưa khá cụ thể
các biểu thức hành vi ngôn ngữ cụ thể theo các nhóm như chào hỏi và chia
hay (Greeting and taking leave), thể hiện tình cảm và thái độ (showing
feeling and attitude)… Trong đó giới thiệu và hỏi giới thiệu (introducing
and asking for introduction) nằm ở mục chào hỏi và chia tay. Nguyễn
Quang đưa ra 85 biểu thức lời nói giới thiệu (giới thiệu, tự giới thiệu)
trong bối cảnh qui thức và phi qui thức. Đây là những biểu thức rất hữu
ích, có tính dụng học cao, giúp chúng tơi có những so sánh, gợi mở trong

q trình nghiên cứu của mình. Về hành vi tự giới thiệu (self-introduction),
ngồi một số biểu thức của Nguyễn Quang, chúng tôi chỉ thấy trên một số
trang báo điện tử. Tất cả chỉ ở mức độ sơ giản, bằng việc chỉ có các biểu
thức cụ thể.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về lời nói giới thiệu và tự giới
thiệu
Ở Việt Nam, có ba hướng nghiên cứu về lời nói giới thiệu và tự giới thiệu
nhưng chỉ có một số các nghiên cứu ở phạm vi hẹp. 1/ Một số nghiên cứu
theo hướng chỉ ra các mơ hình lời nói, tương ứng với các biểu thức lời nói
giới thiệu và tự giới thiệu trong tiếng Việt, tiếng Anh như của Thái Duy
Bảo (1988); Nguyễn Văn Lập (1989); 2/ Áp dụng lý thuyết về hành vi ngôn
ngữ của Austin và Searle, một số nghiên cứu về hành vi giới thiệu được tiến
hành trong phạm vi một luận văn như của Đỗ Thị Mai Hương (2009),
Hoàng Minh Hằng (2011), Khúc Thị Hạnh (2015).
1.2. Cơ sở lí luận của luận án
1.2.1. Một số vấn đề về giao tiếp
Giao tiếp là một q trình trao đổi thơng tin, ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc
và xúc cảm thông qua lời nói, tín hiệu, viết, hoặc thái độ. Trong q trình
giao tiếp, người gửi (người mã hố) mã hố một thơng điệp và sau đó sử
dụng một kênh trung gian gửi nó tới người nhận (người giải mã) sẽ giải


5
mã thơng điệp đó và sau khi thơng tin được xử lý thì gửi lại những phản
hồi (feedback/reply) sử dụng kênh trung gian.
Trong giao tiếp có những hình thức: Dựa vào phương tiện giao tiếp có hai
loại giao tiếp bằng ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ. 1 Giao tiếp bằng ngôn
từ (verbal communication) gồm giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng
văn bản; 2 Giao tiếp phi ngôn từ (nonverbal communication): Bao gồm
giao tiếp cận ngôn (Paralanguage) và giao tiếp ngoại ngôn (extralanguage).

Trong giao tiếp, người sử dụng không ngừng lựa chọn ngôn ngữ (language
choice) ở bất kì tầng diện nào của ngơn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng,
v.v. Mỗi một biến đổi nhỏ trong một tầng diện nào đó sẽ tạo nên một ý
nghĩa dụng học sâu sắc. Sự lựa chọn ngôn ngữ diễn ra một cách chủ quan
của người giao tiếp (sự lựa chọn mang tính chiến lược) nhưng cũng có thể
diễn ra một cách vơ thức (sự lựa chọn mang tính ngữ cảnh). Ba đặc điểm nổi
bật của lựa chọn ngôn ngữ là tính dị biến, tính thương lượng và tính thích
nghi.
Các nhân tố giao tiếp đóng vai trị quan trọng trong việc tạo lập lên các
phát ngôn trong mỗi sự kiện giao tiếp. Những quan điểm của ngữ dụng
học, ngôn ngữ học về nhân tố giao tiếp được các tác giả đề cập như Đỗ
Hữu Châu chỉ ra ba nhân tố trong giao tiếp: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn
ngôn. Theo trường phái quan điểm nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội,
Saville-Troike (1986) đưa ra mười hai nhân tố. Nguyễn Quang (2002) đưa
ra mười bốn nhân tố để phù hợp với những cộng đồng ngơn ngữ văn hố
có khuynh hướng thiên về nhóm và mang tính tơn ti cao.
Sự kiện giao tiếp (speech event) đã phát triển một mơ hình để thúc
đẩy sự phân tích diễn ngơn như một chuỗi sự kiện giao tiếp và hành vi
ngôn ngữ trong bối cảnh văn hoá. Cấu trúc lấy những chữ cái đầu tiên của
các thuật ngữ này gồm 8 nhân tố được viết tắt bằng 8 chữ cái làm thành từ
S.P.E.A.K.I.N.G, đó là: 1/Bối cảnh giao tiếp (setting and scence, S): Bối
cảnh giao tiếp bao gồm khung cảnh và thoại trường. Khung cảnh chỉ thời
gian và địa điểm của một hành vi ngơn ngữ được diễn ra, nói một cách
khái qt là các tình huống vật lý cụ thể “Setting refers to the time and
place of a speech act and, in general, to the physical cirumstances”. Thoại
trường (Scene) chỉ hoàn cảnh tâm lí “psychological setting” hoặc giới hạn
về mặt văn hố “culture definition” của hoạt động giao tiếp này (như
trường quy thức-phi quy thức).2/Người tham gia giao tiếp/tham thể
(participants, P): Người tham dự giữ bốn vai là người nói (addressor), người
phát ngơn (speaker), người thụ lời (addressee), người nghe (hearer).; 3/Mục

đích giao tiếp (end, E): Mục đích của giao tiếp là kết quả đạt được theo sự
mong đợi định sẵn của hoạt động giao tiếp và mục đích cá nhân của người


6
tham dự, xuất phát từ hai phương diện, đó là: Kết quả (outcomes) bao gồm
kết quả có thể dự đốn và kết quả khơng thể dự đốn; Đích (goals), tức
đích nói chung và đích mang tính cá nhân.; 4/Chuỗi hành vi (acts
sequence, A): Chuỗi hành vi chỉ hình thức(form) và trình tự (order) của
cuộc giao tiếp.; 5/Phương thức (key, K): Phương thức diễn đạt chỉ ngữ điệu
(tone), cách (manner), tinh thần (spirit) chứa đựng trong thơng tin đó như:
vơ tư, thoải mái (light-hearted); nghiêm túc (serious); rõ ràng, tỉ mỉ (precise);
mô phạm (pedantic); chế giễu (mocking); châm chọc, mỉa mai (sarcastic); tự
cao (pompous), v.v. Cách diễn đạt có thể dùng ngơn ngữ để biểu thị, cũng
có thể dùng hành vi ngồi ngơn ngữ, như tư thế, thể hiện tình cảm v.v. Có
thể thấy, cùng một nội dung như vậy, nhưng sử dụng các phong cách truyền
đạt khác nhau thì hàm ý truyền đạt có thể khác nhau.; 6/ Phương tiện
(instrumentalities, I): Phương tiện chỉ kênh giao tiếp (channel) như nói,
viết, điện báo, v.v hoặc hình thức (ngơn ngữ chung, phương ngữ, ngữ
vực).; 7/Chuẩn mực xã hội được chấp nhận (norms,N): Chuẩn tương tác
(Norm of interaction) thuộc về người nói, cịn chuẩn giải thích (norm of
interpretation) thuộc về người nghe. Nói một cách cụ thể hơn, người nói
phải lựa chọn ngơn ngữ giao tiếp phù hợp với đối tượng giao tiếp, cịn
người nghe phải cố gắng lí giải phát ngơn trong cùng một khung chung.
; 8/Thể loại (genres; G): Thể loại chỉ loại hình của hình thức ngơn ngữ như
độc thoại, hội thoại, thơ, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, bài thuyết giáo/thuyết
trình, bài cầu nguyện, bài giảng, xã luận. Mỗi thể loại sẽ thích hợp với từng
trường hợp giao tiếp cụ thể. Trong mỗi cộng đồng giao tiếp, mỗi dân tộc có
những quy tắc ngơn ngữ riêng cho từng loại.. Sự phân loại này rất hiệu quả
và thực sự có sức mạnh trong việc phân tích các thể loại diễn ngơn khác

nhau khi sử dụng mơ hình này.
1.2.2. Hành vi ngôn ngữ (speech acts)
1.2.2.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Con người sử dụng ngôn ngữ để thực hiện nhiều hoạt động khác nhau
trong giao tiếp. Có thể thấy, các hành vi thể hiện là hết sức đa dạng và
chúng đều được gọi chung là các HĐLN.
Lý thuyết hành vi ngôn ngữ được Austin (1962) khởi xướng và bổ sung,
phát triển bởi Searl (1969) theo hướng dụng học (pragmatics). Tư tưởng
cốt lõi của Austin về hành vi ngôn ngữ là khi tơi nói là tơi hành động
(when I say, (…) I do). Nói năng giống như các hành vi khác của con
người, chỉ khác ở chỗ đây là loại hành vi được thực hiện bằng lời, “nó
gây ra biến đổi nào đó trong thực tế và ảnh hưởng tới đối tượng tiếp
nhận” .
1.2.2.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ


7
Austin cho rằng, trong một ngữ cảnh nào đó, một câu cụ thể được nói ra sẽ
thực hiện đồng thời được 3 hành vi :
(i) Hành vi tạo lời (locutionary act): là hành vi sử dụng các yếu tố của
ngôn ngữ như từ ngữ, ngữ âm và cấu trúc theo một cách nhất định để tạo
ra một phát một thành phẩm cả về hình thức và nội dung.
Trong hành vi giới thiệu (giới thiệu và tự giới thiệu) trong tiếng Việt và
tiếng Anh, hành vi tạo lời được thể hiện như sau:
(ii) Hành vi ở lời (illocutionary act): là “ một hành vi người nói thực
hiện ngay trong khi nói năng” (performance of an act in saying
something)[42, tr.99]. Khi chúng ta nói là chúng ta đã thể hiện các hành vi
như thông báo, ra lệnh, cảnh báo, cam kết, v.v những phát ngơn mà có
một lực quy ước nhất định nào đó (informing, ordering, warning,
undertaking… utterances which have a certain (conventional) force). )

Ví dụ: Khi lần đầu gặp gỡ và làm quen giữa ba người:
(1)Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là Nguyễn Văn A.
(2) Xin giới thiệu với anh, đây là thầy Nguyễn Văn B.
Khi phát ngôn của người nói kết thúc thì cũng là lúc người nói thực hiện
xong hành vi giới thiệu và tự giới thiệu. Trong 3 loại hành vi kể trên,
hành vi ở lời là đối tượng của ngữ dụng học và hành vi giới thiệu và tự
giới thiệu trong luận án này thuộc loại hành vi ở lời.
Các hành vi tại lời khi được nói ra đều có một hiệu lực nhất định, tức là
chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.
Xét theo (1), người nghe có thể đáp lại bằng phát ngôn: “Vâng, chào
anh. Tôi là Nguyễn Văn B” hoặc “Xin cảm ơn lời giới thiệu của anh”.
Xét theo (2), người nghe có thể đáp lại bằng phát ngôn: “Dạ, em chào
thầy ạ, em tên là Nguyễn Văn B”.
Theo Austin, “Hành vi tại lời” bao gồm:
(1) Hành vi trực tiếp (direct speech acts) là hành vi có sự phù hợp
giữa hiệu lực của hành vi ở lời với hình thức câu chữ được dùng để biểu
thị chúng. Như vậy, hành vi giới thiệu trực tiếp là phát ngơn có sử dụng
động từ ngữ vi “giới thiệu” để biểu đạt thông tin cho người nghe biết về
người nào đó. Ví dụ:
Xin trân trọng giới thiệu đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính
trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban dân vận TW.
(2) Hành vi gián tiếp (indirect speech) là hành vi được thực hiện
một cách gián tiếp bằng cách thực hiện theo câu chữ của một hành vi tại
lời trực tiếp khác. Như vậy hành vi giới thiệu gián tiếp là hành vi cung
cấp những thông tin cơ bản về ai đó khơng có động từ ngữ vi giới thiệu mà
bằng những hành vi khác. Ví dụ:


8
Đến dự sự kiện khai mạc hơm nay có các lãnh đạo, ban bộ ngành đoàn

thể Trung ương, các tỉnh thành phố Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Hành vi ở lời với hiệu lực ở lời của nó là đã trở thành đối tượng được
quan tâm chủ yếu của ngành ngữ dụng học. Hành vi giới thiệu thuộc
nhóm hành vi ở lời.
(iii) Hành vi mượn lời (perlocutionary act): là hành vi khi người
nói muốn gây ra hiệu quả ngồi ngơn ngữ ở người nghe khi người nói cố ý
tạo ra những thông tin, hiệu ứng tâm lý, cảm xúc, sự chú ý từ phía người
nghe người đọc. Ví dụ:
MC: Và người đứng thứ 3 hãy làm quen với khán giả truyền hình ạ.
TS: Dạ vâng, chào q vị khán giả tơi là Phạm Minh Hiệu đến từ Tổng
cục hải quan, hiện tại tơi đang 25 tuổi, chưa có gia đình. Xin cảm ơn ạ.
MC: Tôi không hiểu tại sao anh Hiệu lại giới thiệu chưa có gia đình ở đây.
Vâng, cám ơn anh đã dành thời gian để đến với hãy chọn giá đúng ạ. [Hãy
chọn giá đúng 2015]
1.2.3. Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi
a. Phát ngôn ngữ vi
Theo Nguyễn Đức Dân “các phát ngôn ngữ vi là các phát ngôn thể hiện
những hành vi ngôn ngữ. Các phát ngôn ngữ vi cũng được gọi là các biểu
thức ngữ vi .”
Theo Đỗ Hữu Châu “Phát ngôn ngữ vi là một phát ngôn sản phẩm của
một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp.
Nhờ có biểu thức ngữ vi mà chúng ta có thể nhận ra các phát ngôn ngữ
vi.”. Phát ngôn ngữ vi không đồng nhất với biểu thức ngữ vi. Phát ngôn
ngữ vi tối thiểu là phát ngơn chỉ có biểu thức ngữ vi.
b. Biểu thức ngữ vi
Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi
ở lời. Biểu thức ngữ vi là dấu hiệu ngữ pháp ngữ nghĩa của một hành vi ở
loài và được đánh dấu bằng một kiểu kết cấu câu, bằng từ ngữ, bằng ngữ
điệu quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể được gọi
chung là dấu hiệu ngữ vi.

c. Động từ ngữ vi
Động từ ngữ vi là động từ giữ chức năng biểu thị một hành vi ngơn ngữ,
khi nói xong động từ ngữ vi là hành vi ngơn ngữ đã được thực hiện cịn
nội dung của hành vi được thể hiện ở phần tiếp theo sau của động từ đó.


9
Mỗi hành vi tại lời, ngoài động từ ngữ vi cịn có những dấu hiệu ngữ vi
khác. Đó là những cấu trúc ngữ pháp và những từ ngữ có quan hệ lơ gích
- ngữ nghĩa nhất định. Ví dụ: Khi giới thiệu cho mọi ngưởi biết thành viên
trong gia đình
Nam trung niên2: Đây là vợ em tên là Liên, cháu tên là Huyền.
Nam trung niên 1: Trông như hai chị em nhỉ.
Dù khơng có động từ ngữ vi giới thiệu , người nghe vẫn hiểu đây là một
hành vi giới thiệu.
1.2.2. Lời nói giới thiệu và tự giới thiệu
1.2.1.1. Khái niệm lời nói
Edward định nghĩa : “lời nói là một hệ thống âm thanh của những phù
hiệu ngôn ngữ học, là một dịng từ được nói ra”.
Trong xã hội con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, sự ra đời của
ngôn ngữ đã gắn kết con người lại với nhau chặt chẽ hơn và vì thế các quy
ước của ngôn ngữ cũng thay đổi mạnh mẽ. Điều này thể hiện ở những quy
ước, khuôn mẫu của các nghi thức trong giao tiếp ngày càng tinh tế và
phức tạp theo sự phát triển của xã hội loài người. Yếu tố chi phối đến các
quy ước này không chỉ bởi những luật lệ về ngơn từ mà cịn bởi những tập
tục, lề thói của từng quốc gia. Lời nói được sản sinh ra trong hoạt động
giao tiếp nói lên đặc trưng xã hội mà nó được sử dụng cùng với những đặc
trưng cá nhân vốn có sẵn trong mỗi cá thể.
Lời nói quy thức là những lời nói được sử dụng mang tính chất cơng cụ,
theo chức trách, theo một qui trình đã được thể chế như hội họp, mít tinh,

đàm phán.. các vấn đề trong giao tiếp thường được định trước, thơng tin
cũng được các chủ thể (biết ít về nhau hoặc chưa hề quen biết) cân nhắc
trước, thông tin có độ chính xác cao. Trong giao tiếp quy thức các phép tắc
của nguyên lý lịch sự, quy ước và nguyên tắc được kèm theo khi đưa ra
các thông điệp để đảm bảo tính trang trọng, khách quan. Ngơn từ sử dụng
đảm bảo độ chính xác, phát âm đúng, khơng sử dụng tiếng lóng và ngơn
ngữ suồng sã. Phạm vi ở ngoài xã hội, loại giao tiếp này thường diễn ra
trong các cuộc họp (doanh nghiệp, đoàn thể), hội thảo, các buổi mít tinh
tại các địa điểm cơng cộng hay trên các phương tiện truyền thông và báo


10
chí theo quyền hạn các cấp (authority lines); ở lễ kỷ niệm, trao tặng và đón
nhận danh hiệu vinh dự của Nhà nước, Chính phủ, các phương diện ngoại
giao theo nghi thức Nhà nước. Phạm vi và đối tượng là các cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
hoạt động trên lãnh thổ đất nước; ln thể hiện tính thống nhất, trang trọng,
khoa học và hiệu quả. Phạm vi ở trong gia đình, họ tộc, giao tiếp qui thức
cũng được sử dụng ở các buổi mang tính nghi thức, lễ nghi như: mừng thọ,
cưới xin, tang lễ, họp gia đình, họ tộc, sinh nhật, v.v.
Lời nói phi quy thức khơng mang tính xã giao, kiểu cách mà chỉ địi hỏi
sự bình dân, giản dị và chỉ là các cuộc nói chuyện thơng thường có tính
chất tự nhiên, thoải mái; có thể dùng cho mọi vai giao tiếp, với các loại
quan hệ tình cảm từ xa lạ, thân tình đến suồng sã. Giao tiếp theo cách này
thường là những người trong gia đình (biết nhau, có quan hệ thân thiết),
những người bạn (biết nhau có quan hệ thân thiết hoặc khơng thân thiết)
vừa ở ngồi xã hội và cả trong gia đình trong các sinh hoạt đời thường.
Lời nói sử dụng đa dạng khơng theo cấp bậc chính quyền. Ngơn ngữ, cử
chỉ sử dụng đa dạng khơng theo cấp bậc chính quyền và giao tiếp này sẽ

giúp xây dựng các mối quan hệ trong xã hội.
1.2.1.2 Khái niệm lời nói giới thiệu
“Giới thiệu” là hành vi phổ biến và có vai trị quan trọng trong giao tiếp
của con người. Ở góc độ dụng học, giới thiệu là một động từ ngữ vi. Trong
tiếng Việt và tiếng Anh, hành vi giới thiệu có thể được thể hiện bằng các
biểu thức ngơn ngữ có chứa động từ ngữ vi và biểu thức không chứa động
từ ngữ vi.
Trong tiếng Việt và tiếng Anh giới thiệu (introduce) được định nghĩa với
nhiều mức độ khác nhau và với nhiều đối tượng (người, vật, sự việc). Chúng
tôi xin đưa ra những định nghĩa giới thiệu về người và giới thiệu người đó sẽ
làm gì trong phạm vi nghiên cứu của mình.
Theo từ điển Oxford, giới thiệu (introduce) được hiểu là “giới thiệu tên của
những người mới gặp lần đầu, tự giới thiệu tên”.


11
Theo từ điển Cambrige, giới thiệu có nghĩa là: 1 nói cho người nghe biết về
tên người nào đó lần đầu gặp 2/ nói cho người nghe biết về người nào đó sẽ
làm gì như phát biểu, hát..
Trong từ điển tiếng Việt thông dụng (Nguyễn Như Ý, 1998) định nghĩa
hành vi giới thiệu là “cho biết một số đặc điểm để người ta nhận biết. Ví
dụ: giới thiệu khách…”
Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2010), hành vi giới thiệu
là cho biết vài điều cần biết như tên họ, nghề nghiệp, chức vụ, v.v. về một
người nào đó để bắt đầu làm quen với nhau. Ví dụ: Giới thiệu bạn. Xin tự
giới thiệu.
Thái Duy Bảo (1989) định nghĩa giới thiệu là “Hành vi nói cho người
nghe những điều mới về một đối tượng nào đó (người vật) hoặc về chính
người nói (tự giới thiệu về mình)”.
Từ những định nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt cho thấy giới

thiệu bao gồm cả giới thiệu và tự giới thiệu. Trong luận án, chúng tơi
nghiên cứu tách biệt lời nói giới thiệu và tự giới thiệu để nhằm chỉ ra
những đặc trưng riêng của mỗi hành vi .
Như vậy, lời nói giới thiệu là một hành vi mà ở đó người ta sử dụng
lời nói để giới thiệu ai đó (một người tới một người, một người tới nhiều
người, nhiều người tới một người, nhiều người tới nhiều người) trong lần
đầu gặp gỡ hoặc giới thiệu dựa theo một mục đích cụ thể (giới thiệu để
thông báo, giới thiệu để làm việc gì đó, v.v) dựa trên những cách dùng phổ
biến, theo chuẩn mực ngôn ngữ chung của xã hội.
1.2.1.3. Khái niệm lời nói tự giới thiệu
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), tự xưng cũng có 3
nghĩa: 1 Tự giới thiệu họ tên, lai lịch của mình. 2/Tự gán cho mình danh
nghĩa, tư cách nào đó. 3 Tự nhận và tuyên bố cho mọi người danh hiệu
cao q của mình.
Từ định nghĩa trên, có thể hiểu, lời nói tự giới thiệu là một hành vi nói
(hành vi tại lời) mà ở đó người ta tự giới thiệu cho người khác biết về
mình trong lần đầu gặp gỡ theo những cách dùng phổ biến được coi là
chuẩn mực của xã hội, đơi khi cũng có những nét đặc thù riêng của từng cá
thể giao tiếp.
1.3. Tiểu kết c ƣơn 1
Chương 1 đã tìm hiểu tình hình nghiên cứu về lời nói giới thiệu và tự giới
thiệu, đơng thời xác định và trình bày cơ sở lí luận của đề tài luận án.


12
C ƣơn 2. ĐẶC ĐIỂM LỜI NÓI GIỚI THIỆU VÀ TỰ GIỚI
THIỆU TIẾNG VIỆT TRONG GIAO TIẾP QUY THỨC (LIÊN HỆ
VỚI TIẾNG ANH)
2.1. Đặt vấn đề
Trong tiếng Việt và tiếng Anh: thu thập được 814 cặp thoại/hội thoại

giới thiệu quy thức trong 122 sự kiện ở phạm vi chính trị xã hội và phạm
vi vui chơi giải trí.
2.2. Đặc điểm lời nói giới thiệu quy thức trong tiếng Việt trong phạm
vi chính trị - xã hội (liên hệ với tiếng Anh)
2.1.1. Các biểu thức giới thiệu quy thức tiếng Việt trong phạm vi chính
trị - xã hội
Trong tiếng Việt: Chủ yếu sử dụng các biểu thức trực tiếp, chiếm 82.5%.
Trong đó, biểu thức khuyết thiếu chủ thể, đối thể giao tiếp có tỉ lệ sử dụng
cao nhất (60%). Ở phạm vi nghiên cứu này, tiếng Việt khơng có kiểu biểu
thức đầy đủ. Liên hệ với tiếng Anh: khảo sát cho thấy những khuynh
hướng đối lập. Khơng có biểu thức khuyết thiếu chủ thể và đối thể giao
tiếp. Tỉ lệ sử dụng các biểu thức gián tiếp chiếm cao nhất 91.5%.

100
77

80
60

60
40
20
0

28

1.6
1/Kiểu đầy đủ

14.8


8.9 7.4
2/ Khuyết thiếu
SP2

3.1
3/ Khuyết thiếu
SP1, SP2

Tiếng Việt

4/ Khuyết thiếu
ĐTNV, SP2

5/Khuyết thiếu
SP1,SP2,ĐTNV

Tiếng Anh

Biểu đồ 2.1. Các biểu thức giới thiệu quy thức tiếng Việt và tiếng Anh


13
trong phạm vi chính trị - xã hội
2.1.2. Các thành phần trong nội dung giới thiệu quy thức ở phạm vi
chính trị - xã hội
Trong tiếng Việt: Với 4 thành phần chính, giới thiệu về tên (họ + đệm +
tên) chiếm tỉ lệ cao nhất, 92.5%, tiếp theo là chức vụ, trong đó chức vụ cũ
được đề cập đến và chiếm tỉ lệ 12.9%. Một điều rất đặc biệt khi giới thiệu
chức vụ là có chức vụ Đảng và chức vụ chính quyền, tần số xuất hiện của

chúng rất cao, lần lượt là 68.3% và 77.5% Liên hệ với tiếng Anh : Nội
dung giới thiệu về tên thường không đầy đủ chỉ có (tên + họ), cách giới
thiệu đa dạng hơn (tên+họ, họ, tên, tên gọi theo chức danh nghề nghiệp.)
Chức vụ cũ chiếm xuất hiện rất khiêm tốn, chỉ 1.7%
Bảng 2.1. Các thành phần trong nội dung giới thiệu quy thức tiếng Việt và
tiếng Anh- Mỹ trong phạm vi chính trị - xã hội
1

2

Họ
tên

Chức
vụ

Họ tên
Họ

99 (82.5%)

105 (90.5%)
5 (4.3%)

Tên

2 (1.7%)

Chức danh xã hội


(1.7%)

Chức vụ Đảng

82 (68.3%)

109 (94%)

Chức vụ chính quyền 93 (77.5%)
Chức vụ Đảng cũ

23 (12.9%)

2 (1.7%)

Chức vụ chính quyền 18 (15%)

3

Nơi đến

4

Nội dung khác

4 (3.3%)

20 (17.2%)
14


2.1.3. Các thành phần khác trong lời nói giới thiệu quy thức
Trong tiếng Việt: Yếu tố xưng hơ đa dạng, nhóm xưng hơ theo chức danh xã
hội có từ đồng chí chiếm tỉ lệ cao nhất (81%); các từ ông, bà, ngài chỉ 10%.
Các từ chỉ cấp bậc hàm sử dụng cho đối tượng trong lực lượng vũ trang 5.5%;
Yếu tố tăng cường như xin (79.6%), trân trọng (77.8%) vừa chiếm tỉ lệ cao


14
vừa có ý nghĩa bổ sung, gia tăng tính nghi thức cho các sự kiện.
Liên hệ với tiếng Anh : Khơng có từ đồng chí (comrade), xuất hiện từ
xưng hơ Ladies and gentlemen với tần suất khá cao 64.8%, chỉ sau các từ
xưng hơ thuộc nhóm chức danh nghề nghiệp. Từ Honorable (44.3%) được coi
là từ xưng hô đặc biệt, chỉ trong giao tiếp quy thức cấp thượng tầng mới có.;
Yếu tố tăng cường đa dạng hơn tiếng Việt với 11 từ, please (xin) xuất hiện
nhiều nhất 19.8%, tiếp đó là pleasure (hân hạnh ), delighted (vui mừng).
2.3. Đặc điểm lời nói tự giới thiệu quy thức trong phạm vi vui c ơi iải
trí (liên hệ với tiếng Anh)
2.3.1. Các biểu thức giới thiệu quy thức trong phạm vi vui chơi giải trí
Các kiểu biểu thức TGT quy thức tiếng Việt trong phạm vi vui chơi giải
trí

70.3

80
60
40
15.8

20
0.7


4

7.9

BT5

BT6

0.7

0
BT1

BT2

BT3

1/Dạng đầy đủ

BT4

2/Khuyết thiếu SP2

BT7

3/Khuyết thiếu SP1, SP2

4/Khuyết thiếu ĐTNV, SP2


5/Khuyết thiếu SP1, SP2, ĐTNV

6/Tự giới thiệu có gợi ý

7/Dạng đặc biệt

Biểu đồ 2.7. Các biểu thức TGT tiếng Việt trong phạm vi vui chơi giải trí
Trong tiếng Việt: có 7 biểu thức bao gồm: / Dạng đầy đủ; 2 Khuyết thiếu
SP2; 3 Khuyết thiếu SP1, SP2; 4 Khuyết thiếu động từ ngữ vi, SP2; 5
Khuyết thiếu SP1, SP2, động từ ngữ vi. 6 Tự giới thiệu có gợi ý. 7 Dạng
đặc biệt.Trong đó biểu thức khuyết thiếu động từ ngữ vi và đối thể giao
tiếp chiếm tỉ lệ cao nhất 70.3%,
Liên hệ với tiếng Anh: Chỉ sử dụng các biểu thức ngữ vi gián tiếp, đó là 1/
Khuyết thiếu SP2, ĐTNV ; 2 Khuyết thiếu SP1, SP2, ĐTNV; 3 Tự giới thiệu
có gợi ý. Biểu thức tự giới thiệu có gợi ý đạt tần suất cao nhất, 53.3%.


15
Các biểu thức TGT tiếng Việt và tiếng Anh trong phạm vi vui chơi
- giải trí

80
70
60
50
40
30
20
10
0


70.3%
53.3%

0.7

26.7%

20%

15.8

4%

0.7

Dạng đầy Khuyết
Khuyết
đủ
thiếu SP2 thiếu SP1,
SP2

Khuyết
thiếu
ĐTNV,
SP2

Tiếng Việt

7.9%

0.7

Khuyết
Tự giới
thiếu SP1, thiệu có
SP2,
gợi ý
ĐTNV

Dạng đặc
biệt

Tiếng Anh

1.2

0.6

0.7
1.2

1.4%
1.2

Trong tiếng Anh

0.7%
1.8

2.1%

6.1

41.5%
50.3

24%
4.2

47.4%
23.0

Trong tiếng Việt
47.7%
49.7

99.7%
97.0

Biểu đồ 2.7. Các biểu thức TGT quy thức trong phạm vi vui chơi giải trí
2.3.2. Các thành phần trong nội dung giới thiệu quy thức ở phạm vi vui
chơi giải trí
Trong tiếng Việt: tự giới thiệu về tên đa dạng (họ+đệm+tên, đệm+ tên, tên,
tên nhóm, tên gọi, biệt danh), họ tên cao nhất trong tất cả các thơng tin cịn
lại, 99.7%, sau đó là tên (31.2%)
Liên hệ với tiếng Anh: 97% tự giới thiệu (tên + họ). Khơng có giới thiệu
đầy (đủ họ + đệm + tên); khơng có tên thường gọi, biệt danh. Xuất hiện
thơng tin về giới tính và trình độ học vấn, đây là hai thành phần khơng có
trong tiếng Việt.

Biểu đồ 2.10. Các thành phần trong nội dung biểu thức tiếng Việt và tiếng

Anh trong phạm vi vui chơi giải trí


16
2.3.3. Các thành phần khác trong lời nói giới thiệu quy thức trong phạm
vi vui chơi giải trí
Trong tiếng Việt: Yếu tố xưng hô: cách xưng bằng đại từ “tôi”, chiếm ưu
thế là (38.4%). Nhóm các đại từ thân tộc được sử dụng cũng tương đối cao,
trong đó có đại từ em (39.7%); Lời chào hỏi (lời chào thân mật như: hello,
hi, , hey, how are you, howdy… hay những lời chào-chúc: good evening
(Chúc buổi tối tốt lành)..): tiếng Việt chiếm 46.4%; Các thành phần biểu
thái: Đó là các động từ “xin”, “thưa”, “kính thưa” “dạ”, “vâng”, “dạ
vâng”, “đi”; các tiểu từ tình thái “à” “ạ” “lắm”, “thế” “quá”,
“nhé” ,“một chút”.Từ xin xuất hiện với tần số vượt trội 223 lượt (chiếm
73.8%), dạ (18.5%), ạ (60.3%).
Liên hệ với tiếng Anh: Yếu tố xưng hô: Tỉ lệ nghịch với tiếng Việt, trong
tiếng Anh cho thấy người tham gia sử dụng tới 92.1% các đại từ nhân
xưng I (tôi), we (chúng tôi), tỉ lệ không sử dụng chỉ 7.9%; Lời chào hỏi
(chào thân mật như: hello, hi, , hey, how are you, howdy… hay những lời
chào-chúc: good evening (Chúc buổi tối tốt lành)..)tiếng Anh có tỉ lệ sử
dụng cao hơn 55.2%; Khơng có thành phần biểu thái, chỉ có thán từ : wow
(3%).
2.4. Tiểu kết c ƣơn 2
Những nhân tố giao tiếp (bối cảnh, người tham gia, mục đích,
chuỗi hành vi , phương thức, phương tiện, chuẩn mực và thể loại) được
mô tả, phân tích cho thấy kết quả tương ứng của những biểu thức LNGT
và TGT, tuy nhiên chịu sự tác động của văn hố giao tiếp, các yếu tố chính
trị, xã hội của Việt Nam và Mỹ đã tạo nên những cách giới thiệu giống và
khác nhau của hai ngôn ngữ. Nhìn chung, người Việt có nhiều cách GT và
TGT đa dạng hơn người Mỹ. Cụ thể, về LNGT, tiếng Việt có 5 kiểu (3

dạng trực tiếp, 2 dạng gián tiếp); tiếng Anh có 4 kiểu( 2 dạng trực tiếp, 2
dạng gián tiếp). Về LN TGT, tiếng Việt có 7 kiểu (3 dạng trực tiếp, 4 dạng
gián tiếp); tiếng Anh có 3 kiểu (1 dạng trực tiếp, 2 dạng gián tiếp). Như
vậy, điểm khác nhau là trong phạm vi chính trị - xã hội ở các buổi lễ người
Việt hay dùng kiểu LNGT trực tiếp, người Mỹ thì ngược lại; điểm giống
nhau là người Việt và người Mỹ đểu ưa dùng cách giới thiệu gián tiếp hơn
cách giới thiệu trực tiếp trong phạm vi vui chơi giải trí.
C ƣơn 3. ĐẶC ĐIỂM LỜI NÓI GIỚI THIỆU VÀ TỰ GIỚI THIỆU
PHI QUY THỨC TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)
3.1. Các biểu t ức GT và TGT p i quy t ức tron tiến Việt ( liên ệ
với tiến An )
3.1.1. Các biểu thức giới thiệu phi quy thức


17
Trong tiếng Việt: Có 8 kiểu gồm:1 Dạng đầy đủ; 2 Khuyết thiếu SP1; 3/
Khuyết thiếu SP2; 4 Khuyết thiếu SP1, SP2; 5 Dạng thông báo – giới
thiệu; 6 Giới thiệu có gợi ý; 7 Hỏi – giới thiệu; 8 Dạng khác; Chủ thể
giao tiếp lựa chọn Kiểu thông báo – giới thiệu nhiều nhất, 47.3%, dạng
đầy đủ ít dùng nhất, chỉ có tỉ lệ 4.1%. Các kiểu được sử dụng với tỉ lệ xấp
xỉ nhau, dao động ở mức dưới 20%.
Liên hệ với tiếng Anh: gồm có 4 kiểu: 1 Dạng đầy đủ; 2 Thông báo –
giới thiệu; 3 Giới thiệu có gợi ý; 4 Hỏi – tự giới thiệu. Cụ thể, hầu hết
người Mỹ thích giới thiệu bằng các biểu thức gián tiếp. Tỉ lệ cao nhất
44.4% các biểu thức thông báo – giới thiệu, 38.9% các biểu thức là kiểu
hỏi – giới thiệu.
Biểu thức GT phi quy thức Tiếng Việt và tiếng Anh trong phạm vi sinh
hoạt hàng ngày

50

40
30
20
10
0

47.3

44.4
38.9

16.2
5.6%
[VALUE]%

12.2

11.1
6.8

6.8

5.4
1.4

1.Đầy đủ 2.Khuyết 3.Khuyết 4.Khuyết 5.Thơng 6.Giới
thiếu
thiếu
thiếu
báo-giới thiệu có

SP1
SP2
SP1,SP2 thiệu
gợi ý

Tiếng Việt

7.Hỏi giới
thiệu

8.Các
dạng
khác

Tiếng Anh

Biểu đồ 3.1. Các biểu thức GT phi quy thức tiếng Việt và tiếng Anh trong
phạm vi sinh hoạt hàng ngày
3.1.2. Các biểu thức tự giới thiệu phi quy thức
Trong tiếng Việt: Có tám kiểu, gồm các biểu thức tự giới thiệu trực tiếp
và gián tiếp: 1/ Dạng đầy đủ; 2/ Khuyết thiếu SP1; 3/ Khuyết thiếu SP2; 4/
Khuyết thiếu SP1, SP2; 5/ Thông báo – tự giới thiệu; 6/ Tự giới thiệu có
gợi ý; 7/ Hỏi – tự giới thiệu; 8/ Biểu thức khác. Người tham gia các
chương trình giải trí trên truyền hình chủ yếu sử dụng các biểu thức gián
tiếp để tự giới thiệu về mình, cao nhất là 50.6% biểu thức tự giới thiệu có
gợi ý. Các biểu tự giới thiệu trực tiếp xuất hiện tương đối thấp, dưới 12%.
Khảo sát cho thấy, người Việt có xu hướng sử dụng các cách giới thiệu
ngắn gọn trên truyền hình.



18
Liên hệ với tiếng Anh: Chỉ sử dụng các biểu thức tự giới thiệu gián tiếp,
đây là 1/ Thông báo – tự giới thiệu; 2/ Tự giới thiệu có gợi ý. Biểu thức tự
giới thiệu có gợi ý có tỉ lệ rất cao(92.9%)
Biểu thức LN TGT phi quy thức tiếng Việt và tiếng Anh - Mỹ trong phạm vi sinh hoạt hàng ngày

92.9

100
80

50.6

60
40

20
0

23.4
11.7
1.3

Kiểu 1:
đầy đủ

3.9

7.1


1.3

Kiểu 2:
Kiểu 3:
Kiểu 4:
Kiểu 5: Kiểu 6:
Khuyết
Khuyết
Khuyết
Thông Tự giới
thiếu SP1 thiếu SP2 thiếu
báo - tự thiệu có
SP1,SP2 giới thiệu gợi ý
Tiếng Việt

3.9

3.9

Kiểu 7:
Kiểu 8:
Hỏi - tự Các dạng
giới thiệu
khác

Tiếng Anh

Biểu đồ 3.2. Các biểu thức TGT phi quy thức trong phạm vi sinh hoạt
hàng ngày
3.2. Các thành phần trong nội dung lời nói giới thiệu và tự giới thiệu

phi quy thức tiếng Việt trong phạm vi sinh hoạt hàng ngày (liên hệ với
tiếng Anh)
3.2.1. Các thành phần trong nội dung lời nói giới thiệu
Trong tiếng Việt: Theo khảo sát cho thấy, SP1 (bạn bè, đồng nghiệp,
người thân trong gia đình…) giới thiệu cho SP2 biết về đối tượng X là
những thông tin về 1 Tên; 2 tuổi; 3 Nghề nghiệp; 4 Chức vụ; 5 Quê; 6
Nơi ở; 7 Tình trạng hơn nhân; 8 Mối quan hệ thân tộc xã hội; 9 Dân tộc;
10 Giới thiệu chung 11 Các thông tin khác. Cụ thể, giới thiệu về tên có
tần suất sử dụng cao nhất 76%. Người tham gia thường giới thiệu tên gọi.
Giới thiệu về chức vụ và nghề nghiệp tương đối cao, xấp xỉ 50%. Các
thành phần còn lại thấp, chỉ dưới 6%. Một số rất ít giới thiệu tình trạng
hơn nhân của nhân vật được giới thiệu, 1.3%.
Liên hệ với tiếng Anh: Nội dung không đa dạng như trong tiếng Việt,
chỉ 4 thành phần gồm 1/tên; 2/nghề nghiệp; 3/mối quan hệ thân tộc; 4/các
thông tin khác (lời khen, lời hỏi thăm sức khoẻ, tình hình công việc, học
tập...). 100% người Mỹ giới thiệu về tên và rất ít trong số họ giới thiệu
nghề nghiệp người khác cho mọi người.


19
Các thành phần trong nội dung LNGT phi quy thức tiếng Việt và tiếng Anh - Mỹ
100

100
80
60
40
20
0


76
46.7

44

38.9

5.6

5.3

2.7

1.3

Tiếng Việt

5.3

1.3

38.9
2.7

1.3

8

Tiếng Anh


Biểu thức 3.3 Các thành phần trong nội dung lời nói giới thiệu phi quy thức
trong phạm vi sinh hoạt hàng ngày
3.2.1. Các thành phần trong nội dung lời nói tự giới thiệu
Trong tiếng Việt: Có 9 thành phần: gồm những thơng tin về 1 Tên; 2 Tuổi;
3 Nghề nghiệp; 4 Chức vụ; 5 Q; 6 Nơi ở; 7 Tình trạng hơn nhân; 8 Mối
quan hệ thân tộc xã hội ; 9 Các thơng tin khác. Trong đó, tỉ lệ giới thiệu tên cao
nhất, chiếm 70.5%, 41% và 28.2% là tỉ lệ người Việt tự giới thiệu về nghề
nghiệp và tuổi tác của mình. Các nội dung cịn lại được nhắc đến nhưng không
phổ biến, tỉ lệ chỉ dao động dưới 20%.
Liên hệ với tiếng Anh: Người Mỹ ít chia sẻ các thơng tin về mình hơn
người Việt, chỉ có 4 thành phần: 1/ tuổi; 2/nghề nghiệp; 3/mối quan hệ xã
hội; 4/ thành phần khác. Giới thiệu về tuổi vẫn chiếm vị trí cao nhất
92.3%.
Các thành phần trong nội dung LN TGT phi quy thức tiếng Việt và tiếng
Anh - Mỹ
92.3

100

28.2

50

0

61.5

70.5

1/Tên


2/Tuổi

41

7.7

3/Nghề
nghiệp

24.4

15.4

4/Chức
vụ

5/Quê

Tiếng Việt

7.7

12.8

6/Nơi ở

1.3

39.7


1.3

7/Tình
8/Mối
trạng hơn quan hệ
nhân
thân
tộc/xã
hội

9/Các
thành
phần
khác

Tiếng Anh

Bảng 3.4 Các thành phần trong nội dung LN TGT phi quy thức


20
3.3. Các thành phần khác trong lời nói giới thiệu và tự giới thiệu phi
quy thức tiếng Việt trong phạm vi sinh hoạt hàng ngày (liên hệ với
tiếng Anh)
Trong tiếng Việt: Trong giao tiếp phi quy thức các thành phần khác
trong lời giới thiệu và tự giới thiệu rất phong phú. 1/Lời chào: Lời chào
gặp mặt gồm lời chào của SP1 với SP2 hoặc là lời hồi đáp của SP2 với
SP1 sử dụng động từ chào (chào mày; cháu chào bác; chào em; chào anh
em nhé; xin chào mọi người; chào cô chú (cách chào thay vai)… ); Chào

bằng hành vi hỏi (Ơng bạn này cuối tuần khơng đi đâu à?; Hà đúng
khơng? Đi đâu thế này? Mình có thể ngồi ở đây được không?... ); Chào
bằng hành vi hô gọi (Anh ơi!, cô giáo ơi!); 2/ Yếu tố xưng hơ: người Việt
hay dùng Đại từ nhân xưng (tơi, mình, tao, tớ, cậu, mày); Từ thân tộc (ông,
cô, chú, bác, anh, anh em, anh chị, cháu), ngồi ra cịn xưng hô bằng
Danh từ Cụm từ chỉ chức vụ (sếp, cô giáo, thầy giáo, các cô (giáo)) Chức
danh nghề nghiệp (giáo sư) Xưng hô bằng tên riêng (Nguyên, ..); Từ ngữ
khác (bà chị, nàng, bạn, ơng bạn, các bạn, bạn mình, bạn gái, bạn nối
khố, ông bạn, bé, đứa, cô chú, anh em, bọn em, nhân vật, mọi người); 3/
Yếu tố tăng cường: tần suất sử dụng động từ xin và báo cáo là cao hơn cả.
4/ Tiểu từ tình thái: rất phong phú vơi sự có mặt của gần 50 tiểu từ. 5/ Yếu
tố chuyển mã, trộn mã, tiếng lóng, có tỉ lệ khiêm tốn nhưng thể hiện đặc
thù trong giao tiếp phi quy thức.
Liên hệ với tiếng Anh: Không có
các tiểu từ tình thái, các từ tăng cường, hiện tượng chuyển mã, trộn mã và
tiếng lóng, chỉ xuất hiện các thán từ đứng ở đầu câu như: Yeah, wow, oh,
uh, ah...
3.4. Tiểu kết c ƣơn 3
Người Việt có xu thế sử dụng các biểu thức gián tiếp, ngắn gọn nhưng
đủ thơng tin cần thiết để giới thiệu về mình và giới thiệu về người khác.
Nội dung giới thiệu và tự giới thiệu có nhiều thành phần, ngồi cho biết
tên, những thơng tin về nghề nghiệp và chức vụ có mặt tương đối cao
trong các biểu thức. Các thành tố bổ sung cho lời nói rất đa dạng. Khảo sát
liên hệ với tiếng Anh khẳng định khuynh hướng người trên. Tuy nhiên các
thành phần trong nội dung lời nói giới thiệu và tự giới thiệu ít được bộc lộ;
các yếu tố khác không xuất hiện nhiều.
KẾT LUẬN
Thông qua việc khảo sát các biểu thức GT và TGT trong phạm vi
chính trị - xã hội, vui chơi giải trí và sinh hoạt hàng ngày trong tiếng Việt,
luận án đã nghiên cứu đặc điểm LỜI NĨI GIỚI THIỆU và TGT có liên hệ

với ngữ liệu tiếng Anh, từ góc nhìn của dụng học xã hội và thu được kết
quả như sau:


21
1. Về đặc điểm LNGT và TGT trong tiếng Việt
1.1. Trong giao tiếp quy thức
Ở phạm vi chính trị - xã hội, qua phân tích tám nhân tố giao tiếp cho
thấy nét đặc thù ở lĩnh vực này là LNGT được phát ngơn trong khơng gian
rộng, khơng khí trọng thể; long trọng, người tham gia trực tiếp sự kiện đa
phần có địa vị cao trong xã hội; lời giới thiệu mang tính văn bản và có tính
chuẩn mực, khn mẫu cao; q trình hội thoại hướng đến thể loại thơng
báo có dung lượng nhỏ nhất là một câu đơn, lớn nhất là một diễn ngơn; sử
dụng ngơn ngữ tồn dân.
Trong bốn biểu thức giới thiệu trực tiếp và gián tiếp, biểu thức trực
tiếp chiếm đa số. Biểu thức khuyết thiếu SP1(chủ thể giao tiếp) và SP2
(đối thể giao tiếp) được sử dụng nhiều nhất, dù ngắn gọn đó nhưng cung
cấp đầy đủ thông tin đến người nghe.
Các thành phần trong nội dung LNGT xuất hiện chủ yếu là họ tên,
chức vụ, cấp bậc hàm, nơi công tác. Họ tên luôn được giới thiệu đầy đủ họ
+ đệm + tên; chức vụ Đảng được giới thiệu trước chức vụ chính quyền;
cấp bậc hàm cũng là những thông tin không thể thiếu đối với các đối
tượng được giới thiệu trong lực lượng vũ trang.
Qua cách sử dụng từ xưng hô, đặc biệt là danh từ chỉ chức danh xã hội
“đồng chí” chiếm gần như tuyệt đối và xuất hiện các từ tăng cường chủ
yếu là các từ/ cụm từ xin, trân trọng, được, nồng nhiêt, vô cùng, vui mừng,
vinh dự.. trong LNGT cho thấy mức độ quy thức rất cao và mang màu sắc
chính trị rõ nét của ngưởi Việt.
Ở phạm vi vui chơi giải trí, trong các chương trình giải trí trên truyền
hình, qua tám nhân tố giao tiếp cho thấy một bức tranh rất khác so với

phạm vi chính trị xã hội. Trong những sự kiện này, người tham gia tn
theo kịch bản của chương trình và có một sự chủ động, chuẩn bị từ trước
trong lời GT của mình trong một tâm lý thoải mái, đôi chút hồi hộp. SP1
đến từ nhiều vùng miền, có độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ, địa vị,
quyền lực, sắc tộc... khác nhau.
Về các biểu thức TGT, SP1 sử dụng bảy kiểu, bao gồm các biểu thức
trực tiếp và biểu thức gián tiếp, trong đó tần suất sử dụng biểu thức gián
tiếp chiếm tỉ lệ rất cao, cho thấy cách TGT phù hợp của SP1 trên truyền
hình.
Nội dung trong biểu thức TGT gồm chín thành phần, trong đó họ tên,
tuổi, nghề nghiệp nơi sinh, nơi làm việc có mặt nhiều nhất, trong đó họ tên
chiếm tần suất cao nhất. Ở lời TGT, SP1 có cách giới thiệu tên khá đa
dạng, có cả biệt danh, tên thường gọi, tuy vậy giới thiệu đầy đủ họ + đệm
+ tên vẫn chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối.


22
Từ xưng hơ và tiểu từ tình thái trong LN TGT được sử dụng rất phong
phú cả về số lượng, dung lượng và mức độ của những từ ngữ đó mang lại.
Từ tự xưng “tôi” xuất hiện với tần suất cao nhất. Tiểu từ “ạ”, “xin”, “dạ”
chiếm đa số trong các phát ngôn TGT.
Các thành phần khác trong LN TGT là lời chào, lời cảm ơn, lời phát
biểu cảm nghĩ, tương tác với khán giả góp phần làm thuyết phục hơn,
mềm mại hơn hơn cho LN TGT trên truyền hình.
1.2. Trong giao tiếp phi quy thức
Ở phạm vi sinh hoạt hàng ngày, trong giao tiếp với bạn bè, đồng
nghiệp, người thân trong gia đình, hàng xóm, người quen.. diễn ra trong
không gian hẹp hơn, tâm lý người tham gia giao tiếp cởi mở, vui vẻ, thân
thiện; ngôn từ thể hiện đặc thù của ngơn ngữ nói, khơng có sự chính xác
cao về ngữ pháp trong câu.

Về LNGT phi quy thức, có tám biểu thức GT trực tiếp và gián tiếp,
SP1 chủ yếu sử dụng cách giới thiệu gián tiếp, trong đó kiểu thơng báo –
giới thiệu, khơng rườm rà mà ngắn gọn, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông
tin cần thiết được sử dụng nhiều nhất. Nội dung GT gồm mười hai thành
phần, trong đó giới thiệu về tên, nghề nghiệp, chức vụ là phổ biến. SP1 sử
dụng tám biểu thức TGT trực tiếp và gián tiếp để giới thiệu về mình.
Trong đó tần suất sử dụng biểu thức gián tiếp cao hơn, chủ yếu SP1 sử
dụng biểu thức TGT có gợi ý và kiểu thơng báo - tự giới thiệu. Nội dung
TGT gồm mười thành phần, trong đó giới thiệu về tên, nghề nghiệp, các
thơng tin khác (sở thích, gia đình..) có tỉ lệ xuất hiện nhiều hơn.
Sự xuất hiện tương đối nhiều lời chào hỏi; tần suất sử dụng cao các từ
tăng cường như xin, xin phép; sự có mặt dày đặc các tiểu từ tình thái; sự
xuất hiện đa dạng của từ xưng hô; cùng với hiện tượng chuyển mã, trộn
mã, tiếng lóng... đã tạo nên những lời nói GT và TGT với nhiều cung bậc
cảm xúc, thú vị và hấp dẫn.
2. Về kết quả nghiên cứu liên hệ với ng liệu tiếng Anh
2.1. Đặc điểm LNGT và TGT quy thức và phi quy thức trong hai ngơn
ngữ có những điểm tương đồng: Thứ nhất, người Việt và người Mỹ sử
dụng các biểu thức GT trực tiếp và gián tiếp trong phạm vi vui chơi giải trí
và phạm vi sinh hoạt hàng ngày. Thứ hai, nội dung LNGT và TGT trong
giao tiếp quy thức có các thành phần tương đối giống nhau. Nội dung giới
thiệu các đại biểu, khách mời có đích danh cá nhân, liên các nhân, có giới
thiệu thành phần chung. Tất cả đều đạt được đích nói chung là cung cấp họ
tên, chức vụ và nơi công tác... theo thứ tự, theo khuôn mẫu có quy định.
Thứ ba, các thành phần khác trong LNGT và TGT trong cả tiếng Việt và
tiếng Anh – Mỹ đều xuất hiện lời chào, lời cảm ơn, các từ tăng cường. Từ
xưng hô sử dụng chức danh xã hội, chức danh nghề nghiệp, cấp bậc hàm


23

trong tiếng Việt và tiếng Anh – Mỹ xuất hiện tương đối đồng đều, đầy đủ,
cho thấy sự đề cao quyền lực, địa vị trong giao tiếp công quyền. Nội dung
GT và trình tự các các bước thể hiện lời nói GT từ cấp Nhà nước đến các
cấp thấp hơn trong hai ngôn ngữ không thay đổi, một số từ ngữ bị lược bỏ
nhưng cũng không ảnh hưởng đáng kể đến tính biểu hiện của lời nói.
2.2. LNGT và TGT quy thức và phi quy thức trong tiếng Việt và tiếng
Anh – Mỹ có những điểm khác biệt: Thứ nhất, trong phạm vi chính trị xã
hội, tiếng Anh chỉ có các biểu thức ngữ vi gián tiếp khi giới thiệu các đại
biểu, khách mời trong buổi lễ. Tỉ lệ sử dụng các biểu thức ngữ vi trực tiếp
và gián tiếp trong LNGT và TGT giữa tiếng Việt và tiếng Anh – Mỹ có tỉ
lệ nghịch với nhau ở phạm vi vui chơi giải trí và phạm vi sinh hoạt hàng
ngày. Thứ hai, nội dung LN TGT quy thức và phi quy thức người Việt đề
cập đến tuổi tác, trong khi đó người Mỹ khơng giới thiệu thành phần này.
Trong phạm vi vui chơi giải trí, người tham gia các chương trình truyền
hình Mỹ giới thiệu về giới tính, và trình độ học vấn, đây là hai thành phần
không xuất hiện trong tiếng Việt. Thứ ba, về các thành phần khác trong
LNGT quy thức như từ tăng cường và các từ cụm từ trong biểu thức gián
tiếp ở phạm vi chính trị - xã hội trong tiếng Anh – Mỹ phong phú hơn
tiếng Việt. Họ không sử dụng các tiểu từ tình thái và hiện tượng chuyển
mã, trộn mã và tiếng lóng trong các LNGT và TGT như người Việt.
Người Việt dựa vào tuổi để có cách xưng hơ phù hợp, họ hướng theo
phương châm “xưng khiêm hô tôn” để đạt hiệu quả giao tiếp tối ưu
nhất. Trong tiếng Việt từ xưng hô rất đa dạng, xuất hiện phần lớn các
từ thân tộc và được sử dụng linh hoạt, không mang tính trung hồ như
trong tiếng Anh – Mỹ.
3. Giới thiệu với các biểu thức phổ biến, được qui thành chuẩn mực
xuất hiện ở đâu, ở cấp độ nào, lĩnh vực nào đều tạo nên những nét đặc
trưng riêng của chúng ở đó. Nét độc đáo đầy tính đặc thù này được hình
thành và chịu tác động từ các yếu tố văn hố, xã hội, chính trị ở chính tại
cộng đồng ngôn ngữ mà con người đang sống. Trong nghiên cứu các hành

vi lời nói giới thiệu và tự giới thiệu, chúng tơi cịn nhận thấy yếu tố phân
tầng xã hội trong sử dụng ngơn ngữ cũng có những ảnh hưởng đáng kể
đến việc sử dụng từ ngữ xưng hô cũng như sử dụng cách lựa chọn ngôn
ngữ, biểu thức ngôn ngữ thích hợp. Kết luận này của chúng tơi chỉ mang
tính chất gợi ý, chưa được kiểm chứng bằng một khảo sát có nguồn dữ liệu
lớn, đủ tin cậy.
Như vậy, mặc dù ngữ cảnh và mục đích giao tiếp tương tự nhưng đặc
điểm LNGT và TGT quy thức và phi quy thức trong hai ngơn ngữ có sự
biểu hiện khác nhau.


×