Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu đặc tính sinh học và biện pháp phòng trừ bọ vòi voi diocalandra frumenti (coleoptera curculionidae) hại dừa tại đồng bằng sông cửu long tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.79 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã ngành: 9620112

NGUYỄN HỒNG ỬNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ BỌ VÒI VOI Diocalandra frumenti
(COLEOPTERA: CURCULIONIDAE) HẠI DỪA
TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Cần Thơ, 2019


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Văn Hai

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại: ……………………………………
Vào lúc: …………………………………..

Phản biện 1: ……………………………..
Phản biện 2: ……………………………..

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ


Thư viện Quốc gia Việt Nam


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
1. Nguyễn Hồng Ửng, Triệu Phương Linh, Huỳnh Kỳ, Lê Văn Vàng, 2016. Khảo sát sự
đa dạng di truyền của bọ vòi voi Diocalandra frumenti (Coleoptera: Curculionidae) gây
hại cây dừa bằng dấu phân tử ISSR”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số
chuyên đề: Nông nghiệp (3): 128-135
2. Nguyễn Hồng Ửng, Châu Nguyễn Quốc Khánh, Lê Văn Vàng và Trần Văn Hai, 2016.
Tình hình gây hại và một số đặc điểm hình thái của Bọ vịi voi Diocalandra frumenti
Fabricius (Coleoptera: Curculionidae) hại dừa tại tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Bảo vệ thực vật
số 5 (268): 36-43
3. Nguyễn Hồng Ửng, Châu Nguyễn Quốc Khánh, Lê Văn Vàng và Trần Văn Hai, 2017.
Kết quả nghiên cứu sự gây hại và tập tính sinh sống của bọ vòi voi Diocalandra frumenti
(Fabricius) (Coleoptera: Curculionidae) trên cây dừa tại tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre. Báo
cáo khoa học Hội nghị cơn trùng học tồn quốc lần thứ 9: 729 – 736.

1


Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của luận án
Cây dừa (Cocos nucifera L.) là cây lấy dầu quan trọng với tổng diện tích 12 triệu
ha được trồng tại 90 quốc gia trên thế giới. Dừa được ghi nhận là loại cây cung cấp nguồn
thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng, xuất khẩu và là cây
trồng có ý nghĩa về kinh tế, xã hội và sinh thái (Võ Văn Long, 2007). Ngoài ra, theo Cao
Quốc Hưng (2015) thì dừa là loại cây trồng có tiềm năng kinh tế cao, đặc biệt phù hợp
cho các vùng đất nghèo dinh dưỡng ven biển, nhiễm mặn và bị ảnh hưởng bởi bão lụt.
Các sản phẩm chính từ cây dừa được xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu, Trung
Đông, các nước Châu Phi, Bắc Mỹ đã đem lại lợi nhuận cao. Diện tích dừa của Việt Nam

năm 2015 khoảng 160 ngàn ha, phân bố chủ yếu ở đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL)
với 82,6% diện tích và đã tạo nên giá trị sản xuất đáng kể. Tại tỉnh Bến Tre, ngành công
nghiệp chế biến dừa là ngành kinh tế mũi nhọn và góp phần tạo việc làm cho nhiều lao
động, tăng thu nhập cho người nông dân. Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), bọ vòi voi
hại dừa có tên khoa học là Diocalandra frumenti Fabricius (Coleoptera: Curculionidae).
Lồi côn trùng này được phát hiện đầu tiên ở tỉnh Kiên Giang vào năm 2012 và nhanh
chóng gây hại tại nhiều tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, vùng Đông Nam Bộ và miền Trung.
Sự gây hại của D. frumenti có thể làm trái biến dạng, kích thước nhỏ. Trước đó, D.
frumenti được phát hiện gây hại trên cau, dừa nước và nhiều loài cây họ cọ dầu khác ở
nhiều nơi trên thế giới (EPPO, 2012).
Qua đó cho thấy, D. frumenti có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất
và chất lượng của dừa. Do dừa là loại cây tương đối cao, lồi cơn trùng này lại ở những
vị trí khó tiếp xúc nên việc phịng trị bằng thuốc hóa học gặp rất nhiều khó khăn, gây ơ
nhiễm mơi trường, tổn hại đến sức khỏe của con người. Hiện tại, chưa có những nghiên
cứu chính thức về biện pháp thật sự hiệu quả để quản lý đối tượng này. Do đó, luận án
“Nghiên cứu đặc tính sinh học và biện pháp phịng trừ bọ vòi voi Diocalandra
frumenti Fabricius (Coleoptera: Curculionidae) hại dừa tại Đồng bằng sông Cửu
Long” được thực hiện nhằm mục đích xác định cụ thể thơng tin về D. frumenti, làm cơ
sở cho việc xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp, chú trọng các giải pháp an tồn để
phịng trị đối tượng này.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu
- Xác định được khả năng gây hại của bọ vòi voi D. frumenti hại dừa tại ba tỉnh Bến
Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh.
- Xác định được đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại của bọ vịi voi D. frumenti.
- Khảo sát sự đa dạng di truyền của các dòng bọ vòi voi D. frumenti bằng các chỉ
thị phân tử ISSR.
2


- Xác định đối tượng nấm ký sinh trong tự nhiên của bọ vòi voi D. frumenti và hiệu

lực của một số chế phẩm sinh học trên bọ vòi voi hại dừa.
- Xây dựng mơ hình quản lý bọ vịi voi D. frumenti bằng các giải pháp an toàn, thân
thiện với môi trường.
1.3 Ý nghĩa khoa học của luận án
Luận án cung cấp những kiến thức cơ bản về D. frumenti tại các tỉnh Bến Tre,
tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh như tình hình gây hại, đặc điểm hình thái, sinh học…
Luận án cũng đánh giá được sự đa dạng di truyền của D. frumenti tại một số tỉnh
ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ.
Luận án cung cấp kiến thức về quản lý bọ vòi voi D. frumenti hại dừa theo hướng
bền vững, là cơ sở khoa học quan trọng trong lĩnh vực côn trùng nông nghiệp.
Việc ứng dụng kết quả của luận án sẽ góp phần đảm bảo chất lượng trái dừa, hạn
chế thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe cho con người.
1.4 Những đóng góp mới của luận án
Các kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được tình hình gây hại, đặc điểm
hình thái, sinh học, tập tính sinh sống… sự đa dạng kiểu gen, mối liên quan di truyền của
bọ vòi voi D. frumenti. Quan trọng hơn, kết quả của luận án cũng đã tuyển chọn được
một số dịng nấm ký sinh có hiệu lực cao trong phòng trị đối tượng gây hại này.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện luận án
3.1.1 Thời gian thực hiện các nội dung
Luận án được thực hiện từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 11 năm 2018.
3.1.2 Địa điểm thực hiện
Luận án được thực hiện tại các vườn dừa thuộc tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh
Trà Vinh và một số tỉnh lân cận. Các thí nghiệm được bố trí tại phịng thí nghiệm Phịng
trừ sinh học, Bộ mơn Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Cần Thơ và Khoa Nông nghiệp Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh.
3.3 Phương pháp thực hiện
3.3.1 Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng gây hại của bọ vòi voi D. frumenti tại
tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh
- Điều tra nông dân các thông tin về bọ vịi voi D. frumenti
Nơng hộ được chọn để phỏng vấn đang canh tác dừa tại tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long

và Trà Vinh với diện tích canh tác ít nhất 1.000 m2. Nội dung điều tra gồm thông tin về
hiện trạng canh tác, tình hình dịch hại, các thơng tin liên quan đến D. frumenti.
- Khảo sát tình hình gây hại của bọ vịi voi D. frumenti trên vườn dừa
Chọn 10 cây dừa theo năm điểm gồm bốn điểm ở ngoại vi và một điểm ở trung
tâm vườn dừa để ghi nhận sự gây hại của bọ vòi voi D. frumenti tại các bộ phận chính
3


của cây dừa. Khảo sát được thực hiện trên 3.300 cây dừa thuộc 330 vườn tại ba tỉnh trồng
dừa nhiều nhất của ĐBSCL (dựa trên Quy chuẩn QCVN 01-38:2010/BNNPTNT).
- Khảo sát diễn biến gây hại của bọ vòi voi D. frumenti trên vườn dừa
Diễn biến gây hại của D. frumenti trên vườn được thực hiện trên 27 vườn dừa tại
ba tỉnh với diện tích mỗi vườn ít nhất là 3.000 m2. Quá trình khảo sát được thực hiện mỗi
tháng một lần trong thời gian 12 tháng.
3.3.2 Nội dung 2: Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và sự gây hại của D. frumenti
Đặc điểm hình thái, sinh học của bọ vịi voi D. frumenti được khảo sát bằng hình
thức nuôi cá thể với thức ăn là bẹ lá dừa Ta trong điều kiện phịng thí nghiệm. Khảo sát
thực hiện với tổng số 150 trứng, 29 ấu trùng, 29 nhộng cái, 20 nhộng đực, 29 thành trùng
cái và 20 thành trùng đực. Đồng thời, nghiên cứu cũng tiến hành thu thập ngẫu nhiên các
cá thể nhộng ngoài đồng để theo dõi bổ sung. Tập tính sống và sự gây hại của bọ vòi voi
D. frumenti được khảo sát tại các vườn dừa của nông hộ tại tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long,
tỉnh Trà Vinh kết hợp với khảo sát trong phịng thí nghiệm.

A
Thành trùng ngồi đồng

B
Đẻ trứng

E

Ghép
cặp
thành
trùng
sau vũ hóa
E

C
Ni ấu trùng

D
Ni nhộng

Hình 3.5: Q trình ni khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của bọ vịi voi
D. frumenti: thành trùng ngồi đồng (A), đẻ trứng (B), ni ấu trùng và nhộng (C, D)
và ghép cặp thành trùng sau vũ hóa (E) (Nguồn: Nguyễn Hồng Ửng, 2016)
3.3.3 Nội dung 3: Đánh giá sự đa dạng di truyền của bọ vòi voi D. frumenti bằng chỉ
thị phân tử ISSR
Dùng dấu phân tử ISSR để xác định mối liên quan di truyền của các kiểu hình D.
frumenti được thu thập tại 8 tỉnh ĐBSCL và 4 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khảo sát được
thực hiện trên 40 mẫu thành trùng D. frumenti và phân nhóm dựa trên đặc điểm hình thái.
3.3.4 Nội dung 4: Thu thập, phân lập và đánh giá hiệu lực nấm ký sinh trên bọ
vòi voi D. frumenti
Mẫu bọ vòi voi D. frumenti bị nhiễm nấm ký sinh tại địa phương được thu thập và
chuyển về phịng thí nghiệm để phân lập, tách rịng và bố trí thí nghiệm.
4


- Đánh giá hiệu lực của các chủng nấm xanh thu thập được trên bọ vòi voi D.
frumenti trong điều kiện phịng thí nghiệm

Khảo sát được thực hiện với 6 nghiệm thức, gồm 5 dòng nấm xanh thu thập được
tại các địa phương và đối chứng là nước cất. Nồng độ các nghiệm thức nấm được áp
dụng là 108 bào tử/ml, các nghiệm thức đều được thêm chất bám dính. Thí nghiệm được
bố trí theo thể thức hồn tồn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại với 30 thành trùng cho mỗi nghiệm
thức. Thí nghiệm được tiến hành bằng cách nhúng thành trùng bọ vòi voi D. frumenti
vào dung dịch bào tử nấm trong 30 giây. Số lượng trưởng thành của D. frumenti còn sống
được ghi nhận ở các thời điểm 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13 và 15 ngày sau khi xử lý.
- Đánh giá hiệu lực của các chủng nấm xanh và một số thuốc hóa học đối với
thành trùng bọ vòi voi D. frumenti trong điều kiện phịng thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện với 7 nghiệm thức và 4 lần lặp lại bố trí theo thể thức
hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức là một đĩa petri có lót bẹ dừa
được cắt nhỏ và 30 thành trùng bọ vòi voi. Các nghiệm thức được xử lý bằng cách phun
ướt đều dung dịch thí nghiệm với 3 dịng nấm (10 8 bào tử/ml), 3 loại thuốc hóa học và
đối chứng là nước cất. Số lượng trưởng thành của bọ vòi voi D. frumenti còn sống được
ghi nhận ở thời điểm 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13 và 15 ngày sau khi xử lý.
- Đánh giá hiệu lực của mật số bào tử nấm xanh đối với thành trùng bọ vòi voi
D. frumenti trong điều kiện phịng thí nghiệm
Dịng nấm được chọn để khảo sát dựa trên kết quả của những thí nghiệm trước đó.
Thí nghiệm được thực hiện với 5 nghiệm và 4 lần lặp lại bố trí theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên. Một nghiệm thức tương ứng với một đĩa petri có lót bẹ dừa chẽ nhỏ và 30
thành trùng bọ vòi voi được nhúng nấm với các nồng độ 106, 107, 108, 109 bào tử/ml và
đối chứng (nước cất) (Hình 3.8).

Hình 3.8: Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu lực nấm ký sinh trên bọ vòi voi D. frumenti
trong phịng thí nghiệm (Nguồn: Nguyễn Hồng Ửng, 2015).
5


Số lượng trưởng thành của bọ vòi voi D. frumenti còn sống được ghi nhận ở các
thời điểm 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13 và 15 ngày sau khi xử lý.

- Đánh giá hiệu lực phòng trị của các chủng nấm xanh và một số thuốc hóa học
đối với bọ vịi voi D. frumenti trong điều kiện ngồi đồng
Hai dịng nấm xanh và hai loại thuốc hóa học cho hiệu quả cao trong phịng thí
nghiệm được chọn để bố trí thí nghiệm trên vườn dừa của nơng dân. Nghiệm thức đối
chứng được xử lý bằng dung dịch nước cất và chất bám dính. Thí nghiệm được thực hiện
trên vườn dừa có diện tích 3.000 m2 tại tỉnh Bến Tre. Thí nghiệm được bố trí theo thể
thức khối hồn tồn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 6
cây dừa được xử lý 3 lần, mỗi lần cách nhau hai tuần. Số lượng trái bị hại mới được ghi
nhận ở các thời điểm 1 ngày trước khi xử lý và 7, 21, 35, 50 và 65 ngày sau khi xử lý.
3.3.5 Nội dung 5: Xây dựng mơ hình quản lý bọ vịi voi D. frumenti bằng các
giải pháp an toàn, thân thiện với mơi trường
Một mơ hình được thực hiện trên giống dừa Ta thuộc tỉnh Bến Tre trong mùa nắng
và một mơ hình được thực hiện trên giống dừa Xiêm xanh tại tỉnh Trà Vinh trong mùa
mưa với diện tích từ 3.000-4.000 m2. Biện pháp quản lý bọ vòi voi D. frumenti được áp
dụng trong mơ hình chủ yếu là vệ sinh vườn, phun định kỳ chế phẩm nấm ký sinh với
liều lượng 125 g/16 lít, 2-3 lít/cây, phun ba tuần/lần. Mơ hình tại tỉnh Bến Tre được phun
ba lần và mơ hình tại tỉnh Trà Vinh được phun sáu lần trong thời gian thực hiện mơ hình.
3.4 Xử lý số liệu
Số liệu được nhập liệu, trình bày biểu đồ bằng chương trình Microsoft Office Excel
và chương trình MSTATC. Kết quả khảo sát đa dạng di truyền của D. frumenti được
phân tích theo phương pháp UPGMA bằng phần mềm SATISTICA 5.5.
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình gây hại của bọ vòi voi D. frumenti tại tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long
và tỉnh Trà Vinh
* Kết quả điều tra nơng dân
- Phát hiện của nơng dân về bọ vịi voi D. frumenti trên vườn dừa
Phần lớn nông dân phát hiện bọ vòi voi D. frumenti gây hại từ 2013-2014 với tỉ
lệ trung bình số hộ khảo sát là 32,9% và 41,6%. Theo đó, nơng dân tỉnh Bến Tre phát
hiện sự gây hại của đối tượng này chủ yếu vào năm 2013 (30,7%) trong khi tỉ lệ hộ nông
dân tại hai tỉnh còn lại chủ yếu phát hiện đối tượng này vào năm 2014 với 58,9% (tỉnh

Trà Vinh) và 43,3% (tỉnh Vĩnh Long).
- Mức độ gây hại của bọ vòi voi D. frumenti trên vườn dừa năm 2014 và 2015
Theo kết quả điều tra nơng dân thì sự gây hại của D. frumenti năm 2015 cao hơn
năm 2014. Theo đó, sự gây hại chủ yếu của D. frumenti trong năm 2014 ở mức dưới 5%
trái/vườn (38,4% nông hộ) và năm 2015 ở mức 10-<30% trái/vườn (27,5% nông hộ).
6


- Thời điểm và sự gây hại trên vườn dừa của bọ vịi voi D. frumenti
Nơng hộ xác định bọ vịi voi D. frumenti có thể gây hại tại nhiều thời điểm trên
vườn dừa. Trong đó, tỉ lệ hộ xác định lồi này có sự gây hại quanh năm là 43,9%, gây
hại vào mùa nắng là 29,0% và gây hại vào mùa mưa là 14,9%.
- Vị trí gây hại của bọ vòi voi D. frumenti trên các bộ phận của cây dừa
Kết quả điều tra có 100% nơng hộ có phát hiện D. frumenti trên vườn cho biết
loài này chỉ gây hại trên trái dừa. Theo đó, tỉ lệ hộ xác định loài này chỉ gây hại trên trái
non là 57,6%, chỉ gây hại trên trái già là 8,24% và có thể gây hại trên tất cả các giai đoạn
của trái là 24,7%, cịn lại là số hộ khơng phát hiện và khơng xác định được vị trí gây hại
của D. frumenti
- Phương pháp quản lý bọ vòi voi D. frumenti của nơng dân
Phần lớn nơng dân khơng có biện pháp hữu hiệu để quản lý bọ vòi voi D. frumenti,
chiếm 62,9% số hộ khảo sát và 37,1% nông dân chỉ sử dụng thuốc hóa học sẵn có (Regent
800 WG, Basudin 10 H, Actara 25 WG… ) để quản lý đối tượng này.
* Tình hình gây hại của bọ vịi voi D. fumenti trên vườn dừa
- Tỉ lệ gây hại và vị trí gây hại của bọ vịi voi D. fumenti trên vườn dừa
Kết quả khảo sát tại tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh năm 2015 cho thấy tất
cả các vườn đều bị D. frumenti gây hại với trung bình 58,9% số cây, 19,4% số buồng và
7,77% số trái bị hại trên vườn. Kết quả này được khảo sát vào năm 2017 tại tỉnh Bến Tre
có xu hướng giảm với tỉ lệ 58,1% cây bị hại, 16,7% buồng bị hại và 4,62% trái bị hại.
Bảng 4.2: Tỉ lệ gây hại của D. fumenti trên các vườn dừa năm 2015 và năm 2017
Trung bình tỷ lệ bọ vịi voi gây hại trên vườn (%)

Địa điểm
Vườn bị hại
Cây bị hại
Buồng bị hại
Trái bị hại
Huyện Tiểu Cần
100
51,3
15,5
5,90
Huyện Càng Long
100
60,7
18,2
8,50
Huyện Cầu Kè
100
56,2
19,0
9,60
Tỉnh Trà Vinh, 2015
100
56,1
17,6
8,00
Huyện Tam Bình
100
65,0
19,7
6,81

Huyện Vũng Liêm
100
61,7
15,8
6,73
Huyện Trà Ơn
100
69,0
19,9
7,20
Tỉnh Vĩnh Long, 2015
100
65,2
18,5
6,91
Huyện Bình Đại
100
50,0
16,0
6,75
Huyện Giồng Trơm
100
64,8
30,1
11,2
Huyện Mỏ Cày Nam
100
51,2
20,2
7,25

Tỉnh Bến Tre, 2015
100
55,3
22,1
8,40
Huyện Bình Đại
100
56,7
17,3
4,35
Huyện Giồng Trơm
100
56,7
14,5
3,55
Huyện Mỏ Cày Nam
100
61,0
18,4
5,95
Tỉnh Bến Tre, 2017
100
58,1
16,7
4,62
7


- Diễn biến sự gây hại trên buồng dừa và trái dừa bởi D. frumenti
Diễn biến gây hại của D. frumenti trên dừa tại tỉnh Bến Tre dao động từ 8,26%

đến 29,4% tỉ lệ buồng bị hại và từ 3,58% đến 13,6% tỉ lệ trái bị hại. Tại tỉnh Vĩnh Long,
tỉ lệ này dao động trong khoảng 13,8% đến 27,3% trên buồng và 3,78% đến 7,76% trên
trái. Trong khi đó, trung bình tỉ lệ buồng bị D. frumenti gây hại trong tỉnh Trà Vinh từ
18,7% đến 26,0% và trung bình tỉ lệ trái bị hại là 5,31% đến 8,43%. Nhìn chung, sự gây
hại của đối tượng này trên các vườn dừa khơng có sự khác nhau nhiều giữa các tỉnh.
4.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và sự gây hại của bọ vịi voi D. frumenti
* Đặc điểm hình thái của bọ vòi voi D. frumenti
- Trứng: Trứng của D. frumenti hình bầu dục, kích thước trung bình 0,85±0,07 mm
(chiều dài) và 0,29±0,04 mm (chiều ngang), màu trắng trong suốt, sau chuyển thành màu
trắng hơi đục, giai đoạn sắp nở có hai chấm màu nâu đen (Hình 4.19A,B, Bảng 4.3).

A

B

Hình 4.19: Trứng của bọ vòi voi D. frumenti: khi mới đẻ (A) và sắp nở (B)
- Ấu trùng: Ấu trùng tuổi 1 của D. frumenti có thân dài 1,15 mm, rộng 0,24
mm, tăng dần từ tuổi 1 đến tuổi 19 với chiều dài tối đa là 6,09 mm và chiều rộng tối đa
là 1,35 mm (Bảng 4.3, Hình 4.20). Ấu trùng có thân màu trắng đục, đầu màu nâu vàng
sau chuyển thành màu vàng. Điều này cũng được tìm thấy trong ghi nhận của Nguyễn
Thị Thu Cúc (2015) về đặc điểm hình thái của ấu trùng D. frumenti. Ngồi ra, Liao and
Chen (1997) cũng cơng bố ấu trùng lồi này có màu trắng, khi phát triển đầy đủ dài
khoảng 7,00 mm.

AT1

AT
2

AT12


AT3

AT13

AT4

AT14

AT5

AT
6

AT15

AT7

AT16

AT8

AT9

AT17

AT10

AT18


AT11

AT19

Hình 4.20: Đặc điểm hình thái của ấu trùng D. frumenti từ tuổi 1-19
Bảng 4.3: Kích thước của ấu trùng D. frumenti ni trong điều kiện phịng thí nghiệm
8


Kích thước (mm)
Quan sát Dài vỏ đầu Rộng vỏ đầu
Dài thân
Rộng thân
Trứng
150
0,85±0,07
0,29±0,04
Ấu trùng 1
30 0,22±0,05
0,18±0,04
1,15±0,11
0,24±0,05
30 0,29±0,04
Ấu trùng 2
0,27±0,05
1,61±0,23
0,30±0,03
30 0,41±0,04
Ấu trùng 3
0,33±0,05

2,38±0,63
0,40±0,07
Ấu trùng 4
30 0,51±0,07
0,42±0,08
2,99±0,66
0,49±0,08
30 0,59±0,88
Ấu trùng 5
0,53±0,11
3,66±0,87
0,55±0,06
30 0,71±0,10
Ấu trùng 6
0,61±0,11
4,18±0,97
0,65±0,11
Ấu trùng 7
30 0,82±0,10
0,75±0,12
4,82±0,83
0,78±0,12
30 0,91±0,11
Ấu trùng 8
0,81±0,11
5,28±0,69
0,88±0,11
26 0,96±0,09
Ấu trùng 9
0,85±0,11

5,43±0,70
0,96±0,12
Ấu trùng 10
26 0,98±0,10
0,88±0,11
5,80±0,67
1,03±0,12
25 1,03±0,11
Ấu trùng 11
0,92±0,11
5,96±0,60
1,09±0,13
25 1,07±0,08
Ấu trùng 12
0,97±0,09
6,08±0,53
1,15±0,10
Ấu trùng 13
21 1,08±0,07
0,98±0,07
6,03±0,39
1,15±0,08
16 1,09±0,06
Ấu trùng 14
0,99±0,06
6,03±0,40
1,18±0,06
Ấu trùng 15
11 1,12±0,06
1,02±0,06

5,99±0,40
1,19±0,05
Ấu trùng 16
07 1,14±0,08
1,03±0,08
6,09±0,50
1,21±0,07
Ấu trùng 17
05 1,16±0,09
1,08±0,04
5,94±0,54
1,26±0,05
Ấu trùng 18
04 1,20±0,00
1,10±0,00
5,85±0,57
1,33±0,05
Ấu trùng 19
02 1,20±0,00
1,10±0,00
5,60±0,85
1,35±0,07
Nhộng cái
29
5,22±0,35
1,16±0,06
20
Nhộng đực
5,15±0,32
1,11±0,06

29
Thành trùng cái
6,23±0,44
1,17±0,15
Thành trùng đực
20
5,14±0,42
1,08±0,09
- Nhộng: Nhộng của D. frumenti là dạng nhộng trần, trung bình chiều dài 5,22±0,35
mm, chiều rộng 1,16±0,06 mm (nhộng cái) và 5,15±0,32 mm và 1,11±0,06 mm (nhộng
đực). Nhộng có màu trắng đục sau chuyển sang hơi vàng, sắp vũ hóa có xuất hiện hai vệt
đen trên cánh (Hình 4.23).
Các pha phát triển

B

A

Hình 4.23: Nhộng của D. frumenti khi mới hóa nhộng (A) và sắp vũ hóa (B)
- Thành trùng: Thành trùng bọ vịi voi D. frumenti mới nở có cánh màu nâu vàng
sáng sau chuyển màu đen, nâu đen hoặc nâu vàng, trên cánh có 04 đốm lớn màu nâu
vàng. Kích thước trung bình của thành trùng là 5,14±0,42 mm x 1,08±0,09 mm (thành
trùng đực) 6,23±0,44 mm x 1,17±0,15 mm (thành trùng cái) (Hình 4.24A,B,C).
9




A


B

C



D

E

Hình 4.24: Thành trùng D. frumenti: mới vũ hóa (A, B), phát triển hồn tồn (C), vịi
của thành trùng đực, cái (D) và gai sinh dục của thành trùng đực (E)
Thành trùng đực có kích thước vịi nhỏ, ngắn, ít cong, có nhiều gai nhọn hơn thành
trùng cái, gai sinh dục màu nâu vàng, hơi cong và dài khoảng 1,00 mm (Hình 4.24D, E).
* Đặc điểm sinh học và khả năng gây hại của bọ vòi voi D. frumenti
- Trứng: Trung bình thời gian phát triển của trứng là 5,62±0,62 ngày trong điều
kiện phịng thí nghiệm, tương tự với một số kết quả nghiên cứu khác (Bảng 4.4).
- Ấu trùng: Trong điều kiện phịng thí nghiệm, ấu trùng có 8-19 tuổi phát triển từ
6,21 ngày (tuổi 1) đến 213 ngày (tuổi 19) (Bảng 4.4). Kết quả này khác với Hill (1983),
ấu trùng loài này phát triển trong 08 đến 10 tuần và Liao and Chen (1997) xác định ấu
trùng phát triển trong 35 đến 40 ngày. González et al. (2002) cũng có báo cáo với các
chế độ thức ăn khác nhau, ấu trùng D. frumenti có thời gian phát triển 73,2 ngày, 69,2
ngày và 60,9 ngày trong điều kiện nhiệt độ 25±1°C, ẩm độ 70±10%. Điều này chứng tỏ
thời gian phát triển của ấu trùng D. frumenti dao động rất lớn và chịu ảnh hưởng nhiều
bởi điều kiện nuôi, trong đó có thành phần thức ăn.
Sự thay đổi số tuổi của ấu trùng phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ,
thời gian chiếu sáng, mật độ nuôi và độ ẩm (Beckett and Evans, 1994; Esperk et al.,
2007), sự tổn thương, thành phần và chất lượng thức ăn (Esperk et al., 2007), sự thiếu
hụt dinh dưỡng (Nijhout, 1975), sự tích lũy lipid cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của ấu
trùng (Slansky and Rodriguez 1987). Goettel and Philoge (1978) nghiên cứu trên loài

Pyrrharctia isabella cũng cho biết thời gian chiếu sáng có thể làm gia tăng tuổi của ấu
trùng. Kim et al. (2015) nghiên cứu trên loài Z. atratus cũng chỉ ra sự khác nhau về số
lượng tuổi ấu trùng Z. atratus với mức tối đa là 18 tuổi do hormon và sự thiếu hụt dinh
dưỡng. Park et al. (2014) lồi T. molitor cũng có sự khác biệt lớn về thời gian phát triển
của ấu trùng và tỉ lệ hóa nhộng trong cùng một điều kiện ni do tình trạng dinh dưỡng
của ấu trùng, thời gian đẻ trứng của thành trùng và liên quan đến nồng độ oxy của môi
trường nuôi. Ludwig and Fiore (1960) nghiên cứu trên T. molitor cũng cho biết tuổi và
thời gian phát triển của ấu trùng phụ thuộc vào thời gian đẻ trứng của thành trùng bố mẹ.
- Nhộng: Nhộng của D. frumenti có trung bình thời gian phát triển là 9,79±0,86
ngày (nhộng cái) và 10,2±1,26 ngày (nhộng đực) (Bảng 4.4). Khảo sát bổ sung 150 cá
10


thể nhộng thu ngẫu nhiên ngoài đồng cho kết quả trung bình 9,27±1,86 ngày. Kết quả
này cũng tương tự với cơng bố của Hill (1983), nhộng của bọ vịi voi D. frumenti có thời
gian phát triển từ 09 đến 10 ngày. Tương tự, Liao and Chen (1997) cũng có báo cáo bọ
vịi voi D. frumenti có nhộng phát triển trong 10-16 ngày (Bảng 4.4).
- Thành trùng: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, trung bình thời gian sống của
thành trùng đực là 81,5±34,7 ngày và thành trùng cái là 81,8±37,2 ngày (Bảng 4.4).
Bảng 4.4: Thời gian các pha phát triển của bọ vịi voi ở điều kiện phịng thí nghiệm
Đại học Trà Vinh, 2017 (28-31oC, 68-80%).
Thời gian (ngày)
Số cá thể
Các pha phát triển
khảo sát
Trung bình
Biến thiên
Trứng
29
5,62±0,62

5,00-7,00
Ấu trùng
142±34,3
99,0-252
Ấu trùng 1
29
6,21±2,11
2,00-13,0
Ấu trùng 2
29
14,2±3,69
9,00-25,0
Ấu trùng 3
29
22,6±5,86
12,0-40,0
Ấu trùng 4
29
29,9±6,64
20,0-45,0
Ấu trùng 5
29
39,0±9,04
27,0-67,0
Ấu trùng 6
29
48,4±11,8
32,0-79,0
Ấu trùng 7
29

58,3±14,7
39,0-100
Ấu trùng 8
29
70,1±18,3
47,0-113
Ấu trùng 9
26
76,2±14,5
54,0-112
Ấu trùng 10
26
87,1±16,1
63,0-122
Ấu trùng 11
25
96,1±17,3
70,0-132
Ấu trùng 12
25
109±19,9
75,0-144
Ấu trùng 13
21
121±23,6
95,0-175
Ấu trùng 14
16
131±25,2
108-207

Ấu trùng 15
11
138±20,9
119-191
Ấu trùng 16
07
150±30,2
128-216
Ấu trùng 17
05
166±36,2
138-226
Ấu trùng 18
04
185±42,8
147-234
Ấu trùng 19
02
213±55,9
173-252
Nhộng cái
29
9,79±0,86
8,00-11,0
Nhộng đực
20
10,2±1,26
8,00-13,0
Thành trùng cái
29

81,8±37,2
20,0-157
Thành trùng đực
20
81,5±34,7
27,0-136
29
Vũ hóa-đẻ trứng
9,79±7,14
2,00-38,0
Thời gian đẻ trứng
29
67,6±35,2
5,00-155
Số lượng trứng đẻ
29
24,4±13,8
2,00-45,0
Vịng đời trung bình
29
167±34,3
122-271
Kết quả khảo sát bổ sung 50 thành trùng đực và 50 thành trùng cái thu ngẫu nhiên
ngoài đồng cho thời gian sống là 76,9±32,5 ngày (thành trùng đực) và 78,5±32,1 ngày
(thành trùng cái). Kết quả này khác với công bố của Liao and Chen (1997), con trưởng
11


thành của D. frumenti có thời gian sống sau khi vũ hóa là 15-22 ngày. Điều này cho thấy,
thời gian sống của thành trùng bọ vòi voi D. frumenti dài hơn rất nhiều so với những

cơng bố trước đó.
- Vịng đời của D. frumenti: Trong điều kiện phịng thí nghiệm (nhiệt độ 28-31oC,
ẩm độ 68-80), vòng đời của D. frumenti là 167±34,3 ngày (dao động từ 122 đến 271
ngày) (Bảng 4.4, Hình 4.26). Kết quả nghiên cứu về vịng đời của bọ vòi voi D. frumenti
khác với một số báo cáo trước đó. Cụ thể, Hill (1983) cho biết vịng đời của D. frumenti
khoảng 10-12 tuần và Liao and Chen (1997) cũng xác định vòng đời của đối tượng này
khoảng hai tháng. Sự khác biệt này chủ yếu do thời gian phát triển của giai đoạn ấu trùng.
5,62±0,62 ngày
(5,00-7,00 ngày)

9,79±7,14 ngày
(2,00-38,0 ngày)
Trứng
Trung bình vịng đời
167±34,3 ngày (122-271 ngày)
o

Thành trùng

(28-31 C, 68-80%)
Ấu trùng

9,79±0,86 ngày
(8,00-11,0 ngày)

Nhộng

142±34,3 ngày
(99,0-252 ngày)


Hình 4.26: Vịng đời của D. frumenti ở điều kiện phịng thí nghiệm
- Khả năng đẻ trứng của D. frumenti: Khảo sát cho thấy thành trùng cái bắt đầu
đẻ trứng từ 02-38 ngày sau khi vũ hóa (trung bình 9,79±7,14 ngày) và kết thúc q trình
đẻ trứng từ 15-162 ngày sau khi vũ hóa (trung bình 67,6±35,2 ngày). Số lượng trứng
được đẻ trung bình là 24,5±13,8/ thành trùng cái (dao động từ 02-45 trứng).
- Tập quán sinh sống và gây hại của D. frumenti: Bọ vịi voi D. frumenti đẻ trứng
rải rác trong mơ các phần non của cây như: cuống trái, bẹ lá…. ở độ sâu khoảng 1,002,00 mm, không phát hiện thấy trứng đẻ trên bề mặt (Hình 4.27). Điều này cũng được
tìm thấy trong nghiên cứu của González et al. (2002) và Nguyễn Thị Thu Cúc (2015).

B

A

Hình 4.27: Trứng của D. frumenti trong cơ thể con cái (A) và trong mô cây (B)
12


Ấu trùng và nhộng của bọ vòi voi D. frumenti được tìm thấy trong mơ của thân, bẹ
lá, cuống hoa và trái của cây dừa ở ngay bên trong vết gây hại (Hình 4.28).

A

C

D

Hình 4.28: Ấu trùng và nhộng của D. frumenti trong trái dừa (A,B,C) và bẹ lá dừa (D)
Thành trùng D. frumenti di chuyển chủ yếu bằng cách bò và thường ẩn náu trong
những khe nứt của cây dừa và những vết đục quanh cuống trái (Hình 4.29).


A

B

C

Hình 4.29: Nơi sống của thành trùng bọ vòi voi D. frumenti tại các vết nứt của thân cây
dừa (A), trái dừa (B) và bẹ lá dừa (C)
Sự gây hại rõ nhất của bọ vòi voi D. frumenti chủ yếu thể hiện trên trái và thân
cây dừa với triệu chứng thường là hiện tượng chảy nhựa ở các bộ phận bị hại (Hình 4.30).
Nghiên cứu của Liao and Chen (1997) và Giblin-Davis (2011) cũng cho biết, ấu trùng
bọ vòi voi mới nở đục vào mô cây nơi trứng được đẻ gây ra hiện tượng chảy nhựa. Kết
quả khảo sát chưa tìm thấy D. frumenti gây ra hiện tượng chết cả cây dừa.

A

B

C

Hình 4.30: Sự chảy nhựa do D. frumenti: thân (A), bẹ lá (B) và cuống hoa (C)
Sau một thời gian bị bọ vòi voi D. frumenti gây hại, những vết chảy nhựa khô lại
và rơi ra để lộ những lỗ đục nhỏ màu nâu đen và có thể tìm thấy ấu trùng bọ vòi voi D.
frumenti ngay dưới những vết chảy nhựa này (Hình 4.31).
13


A

B


D

C

Hình 4.31: Vết gây hại của D. frumenti trên thân (A) và bẹ lá dừa (B, C, D)
Bọ vòi voi D. frumenti gây hại ở cả trái non lẫn trái già nhưng chủ yếu tập trung
trên trái non và có thể gây rụng hàng loạt hoặc làm trái bị biến dạng (Hình 4.23).

A

B

C

D

E

Hình 4.32: Triệu chứng gây hại của D. frumenti trên trái dừa với hiện tượng chảy
nhựa (A,C) và những vết lõm tại nhiều vị trí trên trái (B,D,E)
Ngồi hiện tượng chảy nhựa (Hình 4.32A), triệu chứng gây hại của D. frumenti còn
là những vết lõm dài, nhỏ, màu nâu đen quanh phần non của trái (Hình 4.32B). Những
vết lõm này lâu dần sẽ di chuyển về phía giữa thân và chóp trái và có thể tạo thành những
mảng lớn trên vỏ trái (Hình 4.32C,D).
Trước đó, EPPO (2012) cũng công bố kết quả nghiên cứu sự xuất hiện trên đối
tượng này chỉ được ghi nhận trên rễ, lá non, bẹ lá, cuống trái và trái non nhưng không
phát hiện D. frumenti trên thân của cây ký chủ. Ngoài ra, Tại ĐBSCL, Nguyễn Thị
Nguyệt (2012) và Nguyễn Thị Thu Cúc (2015) cũng xác định khi dừa bị đối tượng này
gây hại thì trái non bị rụng và trái lớn phát triển kém hoặc biến dạng. Tuy nhiên, kết quả

khảo sát cho thấy ngồi trái non thì một số lượng lớn trái già cũng có thể bị rụng kèm
với triệu chứng gây hại của bọ vòi voi D. frumenti. Kết quả khảo sát ngồi đồng cũng
cho thấy bọ vịi voi D. frumenti có xu hướng tập trung nhiều trên cây dừa nước (Nypa
fruticans Wurm) cũng như bị thu hút bởi nhựa cây ký chủ.
4.3 Sự đa dạng di truyền các mẫu bọ vòi voi D. frumenti thu tại các tỉnh ĐBSCL và
04 tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ
* Phân loại dựa trên kiểu hình của bọ vịi voi D. frumenti
Dựa vào màu sắc của thành trùng bọ vòi voi D. frumenti, các mẫu thu thập được
sắp xếp theo 4 kiểu hình chính (Hình 4.35).
14


A

C

B

D

Hình 4.35: Bốn kiểu hình của D. frumenti tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và
Đông Nam Bộ: kiểu hình 1 (A), kiểu hình 2 (B), kiểu hình 3 (C) và kiểu hình 4 (D)
Thành trùng D. frumenti có bốn kiểu hình cơ bản: nền cánh màu đen, có bốn đốm
vàng, đầu đen (kiểu hình 1); nền cánh màu nâu đen, có bốn đốm vàng, đầu màu nâu hoặc
vàng nâu (kiểu hình 2); nền cánh màu nâu hoặc nâu đen, có bốn đốm khơng rõ nét, như
vệt dài màu vàng sáng, đầu vàng hoặc vàng nâu (kiểu hình 3) và nền cánh màu nâu hoặc
nâu đen, có bốn đốm vàng rõ nét, đầu có nhiều đốm lớn màu vàng sáng (kiểu hình 4).
* Khảo sát sự đa dạng kiểu gen giữa 4 kiểu hình các mẫu bọ vịi voi D. frumenti dựa
vào trình tự đoạn gen COI
Kết quả điện di cho sản phẩm khuếch đại vùng gen COI thể hiện một băng duy nhất

có kích thước 648 bp chứa trình tự đặc trưng cho cơn trùng (Hình 4.37).

Hình 4.37: Kết quả điện di sản phẩm PCR của D. frumenti trên gel agarose 1,5%
Ngoài ra, sự tương đồng cao của trình tự gen chứng tỏ các mẫu bọ vịi voi được thu
thập tại 12 tỉnh đều thuộc loài D. frumenti và có cùng một kiểu di truyền (Hình 4.38).
15


Hình 4.38: Vị trí tương đồng trình tự nucleotide của D. frumenti với kiểu hình 1 (KH1),
kiểu hình 2 (KH2), kiểu hình 3 (KH3) và kiểu hình 4 (KH4)
16


* Kết quả khảo sát đa dạng di truyền của bọ vòi voi D. frumenti bằng chỉ thị phân
tử ISSR
Quá trình phân tích nhóm và lập giản đồ phả hệ của 40 mẫu bọ vòi voi dựa trên dữ
liệu sản phẩm PCR cho thấy 40 mẫu được chia thành bốn nhóm chính.
Theo đó, nhóm I gồm hai mẫu bọ vịi voi với kiểu hình 3 và kiểu hình 4 được thu
thập tại Cần Thơ (CT4, CT3), nhóm II gồm 4 mẫu bọ vòi voi thuộc tỉnh Hậu Giang với
các kiểu hình 1,2,3 (HG1, HG2, HG3) và kiểu hình 2 thu thập tại Cần Thơ (CT2). Bên
cạnh đó, thành phần bọ vịi voi của nhóm III gồm 20 mẫu bọ vịi voi được thu thập tại
các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ (ĐN4, ĐN3, ĐN2, ĐN1, VT3, VT1, VT4, VT2, TP2,
TP3, TP1, BD3, BD2, BD1) và hai tỉnh thuộc ĐBSCL là tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Sóc
Trăng (VL2, VL3, VL1, ST2, ST3, ST1). Kết quả cũng cho thấy, nhóm III được chia
thành hai nhóm nhỏ với nhiều nhóm phụ có khoảng cách di truyền gần nhau hơn. Trong
đó, ST3 và ST1 là hai mẫu có khoảng cách di truyền gần nhau nhất (3,16). Nhóm IV gồm
có 14 mẫu bọ vịi voi với bốn nhóm nhỏ và CT1 có khoảng cách di truyền lớn so với 13
mẫu còn lại. Khoảng cách di truyền giữa các mẫu bọ vòi voi D. frumenti dao động từ
3,16-8,54 và sơ đồ phân nhánh thể hiện mối liên quan di truyền giữa 40 mẫu bọ vòi voi
được thiết lập tại Hình 4.40.


Hình 4.40: Sơ đồ phả hệ thể hiện mối liên quan về mặt di truyền giữa 40 mẫu bọ vòi
voi D. frumenti tại các tỉnh ĐBSCL và miền Đơng Nam Bộ
Nhìn chung, đa số các mẫu D. frumenti được thu cùng một địa điểm sẽ xếp cùng
một nhóm. Một số trường hợp có sự hiện diện của các đối tượng ở vùng địa lý khác có
thể do sự di trú, trao đổi, vận chuyển sản phẩm đã mang theo các cá thể, tạo điều kiện
cho sự trao đổi gen giữa các quần thể bọ vòi voi. Theo Kerdelh et al., (2002) thì có
nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt di truyền trong quần thể như khả năng phát tán, sự cách
ly địa lí, ảnh hưởng từ môi trường sống hay nguồn thức ăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy
17


các mẫu D. frumenti có sự liên quan giữa khoảng cách di truyền và khoảng cách địa lí.
Điều này cũng được tìm thấy trong kết quả nghiên cứu của Gadelhak and Enan (2005)
về sự đa dạng di truyền trong quần thể đuông dừa Rhynchophorus ferrugineus Olivier
bằng kỹ thuật RAPD tại một số vùng thuộc Dubai. Ngoài ra, loài Conotrachelus
humeropictus Fielder tại vùng Amazon cũng có sự phân nhóm tương ứng với các cấu
trúc địa lí trong nghiên cứu bằng kỹ thuật ISSR (Souza et al., 2015). Bên cạnh đó, sự
biến động di truyền của quần thể Chrysomya megacephala được thu thập từ các vùng
khác nhau thuộc Malaysia khi phân tích bằng kỹ thuật ISSR cũng có mối tương quan
giữa khoảng cách di truyền và khoảng cách địa lí (Chong et al., 2014). Tương tự, kết quả
nghiên cứu sự đa dạng di truyền dựa vào kỹ thuật ISSR trên rầy lưng trắng Sogatella
furcifera tại Trung Quốc cũng cho thấy mối tương quan di truyền (Xie et al., 2014). Qua
đó cho thấy, sự đa dạng di truyền của bọ vòi voi D. frumenti đã chịu ảnh hưởng của
khoảng cách địa lí và điều kiện sinh thái.
4.4 Kết quả thu thập, phân lập và đánh giá hiệu lực nấm ký sinh trên bọ vòi voi D.
frumenti
* Thu thập, phân lập nấm ký sinh trên bọ vòi voi D. frumenti
Kết quả thu thập nguồn nấm ký sinh trên bọ vòi voi D. frumenti tại một số tỉnh
thuộc ĐBSCL đạt kết quả: Tất cả các dòng nấm ký sinh M. anisopliae thu thập được tại

tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bến Tre và tỉnh Trà Vinh có cùng đặc điểm tơ nấm màu xanh lục,
bào tử hình bầu dục với 14 chủng tại tỉnh Sóc Trăng, bốn chủng tại tỉnh Bến Tre và một
chủng tại tỉnh Trà Vinh (Hình 4.41).

A

C

D

Hình 4.41: Nấm ký sinh thành trùng bọ vòi voi D. frumenti (A,B), cấu trúc cành bào
đài và bào tử của nấm xanh M. anisopliae (C,D)
* Kết quả đánh giá hiệu lực của các chủng nấm xanh M. anisopliae thu thập được
trên bọ vòi voi D. frumenti trong điều kiện phịng thí nghiệm
Kết quả ghi nhận ở Bảng 4.10 cho thấy ở thời điểm 3 ngày sau khi xử lý thì hiệu
quả gây chết của các chủng nấm xanh đối với thành trùng bọ vòi voi chưa cao, khơng có
sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Trong đó, nghiệm thức có độ hữu
hiệu cao nhất là Ma-BĐ2-BT (14,2%), thấp nhất là nghiệm thức Ma-MCN-BT (6,70%).
18


Bảng 4.10: Độ hữu hiệu của các chủng nấm xanh ở nồng độ 108 bào tử/ml đối với thành
trùng bọ vịi voi trong điều kiện phịng thí nghiệm ĐHCT, năm 2015
Độ hữu hiệu (%) ở các ngày sau khi xử lý
Nghiệm thức
3
5
7
9
11

13
15
Ma-GT-BT
12,5 71, 7ab 80,8ab
85,0ab
89,2ab
95,8ab
95,8ab
Ma-BĐ1-BT
8,3
69,2b
83,3ab
89,2ab
91,7ab
94,2ab
95,0ab
c
c
c
c
c
Ma-BĐ2-BT
14,2
35,8
44,2
49,2
57,5
60,8
64,2c
bc

b
bc
b
b
Ma-MCN-BT
6,7
50,0
67,3
71,7
75,8
85,0
89,2b
a
a
a
a
a
Ma-LP-ST
9,2
92,5
94,2
96,7
98,3
100
100a
d
d
d
d
d

Đối chứng
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0d
CV (%)
14,5
19,3
17,8
16,2
13,1
9,90
8,90
Mức ý nghĩa
ns
**
**
**
**
**
**
Trong cùng một cột, các số có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khơng khác biệt qua phân tích thống
kê với phép thử Duncan, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: không khác biệt ý nghĩa.

Từ thời điểm 5 NSKXL hiệu lực gây chết thành trùng bọ vòi voi của các nghiệm
thức đều tăng. Từ 13 đến 15 NSKXL các nghiệm thức có độ hữu hiệu cao (trên 60,0%).
Ba nghiệm thức có hiệu lực gây chết cao đối với thành trùng bọ vòi voi là Ma-LP-ST

(100% ở 13 NSKXL), nghiệm thức Ma-GT-BT (95,8% ở 13 và 15 NSKXL), Ma-BĐ1BT (95,0% ở 15 NSKXL) và không khác biệt qua phân tích thống kê. Nấm xanh đã được
ghi nhận có thể gây chết trên nhiều lồi cơn trùng thuộc bộ cánh cứng (Zelazny, 1989;
Nussenbaum and Lecuona, 2012). Nấm M. anisopliae đã được xác định có khả năng ký
sinh trên nhiều loại côn trùng như: Coleoptera, Hemiptera… (Phạm Thị Thùy, 2004).
* Kết quả đánh giá hiệu lực của một số chủng nấm xanh M. anisopliae và thuốc bảo
vệ thực vật đối với thành trùng bọ vòi voi D. frumenti
Tại 1 NSKXL các nghiệm thức Ma-GT-BT, Ma-BĐ1-BT, Ma-LP-ST chưa có hiệu
quả, trong khi nghiệm thức Emamectin benzoate, Fipronil có hiệu quả cao và khác biệt
ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại với độ hữu hiệu 62,5% và 63,3% (Bảng 4.11).
Bảng 4.11: Độ hữu hiệu của các chủng nấm xanh và một số thuốc hóa học đối với thành
trùng bọ vịi voi ở thời điểm xử lý trong điều kiện phòng thí nghiệm ĐHCT, 2015
Độ hữu hiệu (%) ở các ngày sau khi xử lý
Nghiệm thức
Nồng độ
1
3
5
7
11
15
Ma-GT-BT
108 bào tử/ml 0,0c 2,5c 36,8c 44,6bc 55,1bc 66,3b
Ma-BĐ1-BT
108 bào tử/ml 0,8c 7,5c 11,9d 22,8c
39,8c 60,7b
Ma-LP-ST
108 bào tử/ml 0,0c 10,0c 30,8cd 53,4bc 58,7bc 63,3b
Abamectin
1,25g/16l
18,3b 52,5b 66,6b 67,1b

74,5b 77,7b
a
a
a
a
Emamectin benzoate
1,25g/16l
62,5 100 100
100
100a 100a
Fipronil
1,5g/16l
63,3a 100a 100a
100a
100a 100a
Đối chứng
0,0c 0,0d 0,0e
0,0d
0,0d
0,0c
CV (%)
20,8 26,1 20,3
22,1
18,5 24,8
Mức ý nghĩa
**
**
*
**
**

*
Trong cùng một cột, các số có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khơng khác biệt qua phân tích thống
kê với phép thử Duncan, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

19


Kết quả Bảng 4.11 cũng cho thấy hai hoạt chất Emamectin benzoate và Fipronil có
hiệu lực diệt thành trùng bọ vòi voi cao từ thời điểm 3 NSKXL với độ hữu hiệu đạt 100%
trong khi nghiệm thức Abamectin chỉ đạt 52,5%. Đến 15 NSKXL thì tất cả các nghiệm
thức sử dụng nấm xanh đều khơng khác biệt qua phân tích thống kê. Kết quả nghiên cứu
của Trần Văn Hai và ctv. (2009b) cũng cho biết một số chủng nấm xanh M. anisopliae ở
nồng độ 108 bào tử/ml cho hiệu quả diệt sùng đất Lepidiota cochinchinae Brenske hại rễ
đậu phộng và bắp cao với độ hữu hiệu 70,8 – 79,2 % và kéo dài đến 28 ngày.
* Kết quả đánh giá hiệu lực của mật số bào tử nấm xanh M. anisopliae đối với thành
trùng bọ vòi voi D. frumenti trong điều kiện phịng thí nghiệm
Kết quả tại Bảng 4.12 thể hiện cả bốn nồng độ nấm xanh M. anisopliae được khảo
sát đều cho hiệu lực gây chết đối với thành trùng bọ vòi voi. Từ thời điểm 5 đến 11
NSKXL độ hữu hiệu của cả bốn nghiệm thức được khảo sát đều gia tăng. Trong các
nghiệm thức được khảo sát, nghiệm thức nấm xanh với nồng độ 109 bào tử/ml là cho
hiệu lực cao và mạnh nhất bắt đầu từ 5 NSKXL kéo dài đến 15 NSKXL. Ba nghiệm thức
106 bào tử/ml, 107 bào tử/ml và 108 bào tử/ml có độ hữu hiệu thấp hơn 109 bào tử/ml
nhưng không khác biệt ý nghĩa kể từ 13 đến 15 NSKXL, với độ hữu hiệu lần lượt là
80,8%, 83,2% và 84,3% ở thời điểm 15 NSKXL.
Bảng 4.12: Độ hữu hiệu của mật số bào tử nấm xanh đối với thành trùng bọ vòi voi ở các
ngày sau khi xử lý trong điều kiện phịng thí nghiệm ĐHCT, năm 2015
Nồng độ
Độ hữu hiệu (%) ở các ngày sau khi xử lý
Nghiệm thức
3

5
7
9
11
13
15
Ma-GT-BT
106 bào tử/ml 3,3b 34,2b 60,0b 70,0b 75,0b 79,2a 80,8a
Ma-GT-BT
107 bào tử/ml 3,3b 44,7b 64,8b 72,0b 76,7b 79,2a 83,2a
Ma-GT-BT
108 bào tử/ml 5,8b 46,2b 68,6b 75,5b 77,8b 79,2a 84,3a
Ma-GT-BT
109 bào tử/ml 10,0a 80,0a 90,0a 93,3a 95,0a 95,0a 96,7a
Đối chứng
0,0c
0,0c
0,0c
0,0c
0,0c
0,0b
0,0b
CV (%)
15,2 18,1 16,3 15,8
18,8
16,3 15,9
Mức ý nghĩa
**
**
**

**
**
**
**
Trong cùng một cột, các số có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khơng khác biệt qua phân
tích thống kê với phép thử Duncan, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Nghiên cứu của Trần Văn Hai và ctv. (2009c) về hiệu quả của các nồng độ nấm
xanh trên sâu xếp lá đậu phộng Archips micacerana Walker cũng cho kết quả cao nhất
là 92,8-94,7 % và kéo dài đến 17 NSKXL (trong điều kiện phịng thí nghiệm). Theo đó,
hiệu quả có xu hướng tăng mạnh ở thời điểm sau khi phun 7 ngày trên 50% và kéo dài
đến 12 ngày đạt trên 80%. Ngoài ra, Phạm Kim Sơn và ctv. (2016) cũng có báo cáo kết
quả nghiên cứu về hiệu lực gây chết của nấm xanh M. anisopliae ở các nồng độ 106 bào
tử/ml đến 109 bào tử/ml đối với sùng khoai lang Cylas formicarius với độ hữu hiệu từ
88,2% đến 100%.
20


* Kết quả đánh giá hiệu quả giảm tỉ lệ gây hại của nấm xanh M. anisopliae và một
số thuốc bảo vệ thực vật đối với thành trùng D. frumenti trong điều kiện ngoài đồng
Kết quả cho tại 7 NSKXL thì tỉ lệ (%) trái dừa bị hại giữa các nghiệm thức là tương
đương nhau, khơng có khác biệt ý nghĩa thống kê. Sang giai đoạn 21 NSKXL tỉ lệ trái bị
hại tăng lên đáng kể, đặc biệt là tại nghiệm thức đối chứng tỉ lệ trái bị hại lên đến 17,4%;
nghiệm thức sử dụng Fipronil cho hiệu quả tương đối cao và khác biệt hoàn toàn so với
các nghiệm thức còn lại (tỉ lệ trái bị hại thấp nhất là 2,3%) (Bảng 4.13).
Bảng 4.13: Hiệu quả phòng trị của các chủng nấm xanh và một số thuốc hóa học đối với
thành trùng D. frumenti trong điều kiện ngoài đồng, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
Tỉ lệ (%) trái dừa bị hại ở các ngày sau
khi xử lý
Nghiệm thức

Nồng độ
7
21
35
50
65
Ma-GT-BT
108 bào tử/ml 1,20 4,20bc 5,95b 7,30b
4,00b
Ma-LP-ST
108 bào tử/ml 1,80 6,90b 6,80b 9,30ab
5,60b
b
b
a
Emamectin benzoate
1,25g/16l
1,10 9,10
7,50
16,5
14,7a
c
b
b
Fipronil
1,5g/16l
1,20 2,30
5,40
8,5
11,4a

Đối chứng
Nước
0,00 17,4a 14,6a 15,8a
11,2a
CV (%)
24,9 23,4
16,4
37,7
34,6
Mức ý nghĩa
ns
*
**
*
**
Trong cùng một cột, các số có cùng chữ cái theo sau giống nhau thì khơng khác biệt qua phân
tích thống kê với phép thử Duncan, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt ở mức ý nghĩa
5%, ns: không khác biệt ý nghĩa.

Thời điểm 35 NSKXL, tỉ lệ trái bị hại của các vườn áp dụng phịng trừ đều giảm và
khác biệt hồn toàn so với đối chứng. Giai đoạn 50 NSKXL, tỉ lệ trái bị gây hại bởi bọ
vòi voi của vườn sử dụng chủng nấm xanh thu thập tại huyện Giồng Trôm (Ma-GT-BT)
cho tỉ lệ trái bị hại thấp nhất (7,3%) khác biệt hoàn toàn so với đối chứng. Từ giai đoạn
65 NSKXL, tỉ lệ trái bị hại tại hai nghiệm thức sử dụng nấm xanh vẫn duy trì được hiệu
quả phòng trị. Tỉ lệ trái bị hại tại hai nghiệm thức sử dụng nấm Ma-GT-BT và Ma-LPST lần lượt là 4,00% và 5,60% trong khi các nghiệm thức áp dụng thuốc hố học gốc
Emamectin benzoate và Fipronil có tỉ lệ trái bị hại tăng trở lại. Như vậy, các kết quả thí
nghiệm cho thấy cả thuốc hóa học và nấm xanh có khả năng phịng trị bọ vịi voi hiệu
quả trong phịng thí nghiệm và điều kiện ngồi đồng.
4.5 Kết quả xây dựng mơ hình quản lý bọ vịi voi D. frumenti bằng các giải pháp an
toàn, thân thiện với mơi trường

- Kết quả xây dựng mơ hình quản lý bọ vòi voi D. frumenti tại tỉnh Bến Tre
Kết quả thực hiện mơ hình quản lý bọ vịi voi D. frumenti bằng các giải pháp an
toàn bao gồm các biện pháp canh tác và sử dụng nấm xanh M. anisopliae tại huyện Mỏ
Cày Nam, tỉnh Bến Tre được trình bày trong Bảng 4.15.
21


Bảng 4.15: Tỉ lệ buồng dừa bị bọ vòi voi D. frumenti gây hại trong vườn mô
vườn đối chứng tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre, 2016
Tỉ lệ (%) buồng dừa bị hại tại các thời điểm kháo sát
Nghiệm thức
TKXL Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7
5,30 19,4 18,2 20,2 24,2 26,6 24,6 25,5
Mơ hình
6,10 18,3 18,6 31,5 37,1 50,4 58,5 60,9
Đối chứng
ns
ns
ns
*
*
*
*
*
Mức ý nghĩa

hình và

Đợt 8
18,3

50,0
*

Ghi chú: ns: khơng khác biệt,*: Khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua kiểm định T-test, TKXL:
trước khi xử lý.

Thời điểm tỉ lệ trái dừa bị hại có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bắt đầu từ đợt khảo
sát thứ ba (khoảng hai tháng) và duy trì hiệu quả đến đợt thứ tám (khoảng sáu tháng)
trong thời gian thực hiện mô hình với trung bình tỉ lệ buồng dừa bị gây hại bởi D. frumenti
trên mơ hình dao động từ 18,3% đến 26,6% trong khi tỉ lệ này ở vườn đối chứng là 31,5%
đến 60,9%.
Kết quả tại Bảng 4.16 cho thấy, trung bình tỉ lệ trái bị hại tại vườn mơ hình ở thời
điểm ghi nhận đợt thứ ba đến đợt thứ tám dao động từ 9,10% đến 17,1%, khác biệt ở
mức ý nghĩa 5% với vườn đối chứng (17,6% đến 39,2%). Kết quả nghiên cứu của Kunimi
(2005), Phạm Kim Sơn và ctv. (2016) và Trần Thị Thanh (2000) cũng cho biết nấm xanh
có khả năng gây chết đối với nhiều loại côn trùng.
Bảng 4.16: Tỉ lệ trái dừa bị bọ vịi voi D. frumenti gây hại trong vườn mơ hình và vườn
đối chứng tại huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre, 2016.
Tỉ lệ (%) trái dừa bị hại tại các thời điểm khảo sát
Nghiệm thức
TKXL Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7 Đợt 8
3,90
4,60
8,50 10,4 13,3 17,1 15,1 14,9
9,10
Mơ hình
5,30
5,30
5,40 17,6
39,2 23,6 33,5 34,8

20,9
Đối chứng
ns
ns
ns
*
*
*
*
*
*
Mức ý nghĩa
Ghi chú: ns: không khác biệt,*: Khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua kiểm định T-test, TKXL:
trước khi xử lý.

- Kết quả xây dựng mơ hình quản lý bọ vịi voi D. frumenti tại tỉnh Trà Vinh
Tỉ lệ buồng dừa bị hại bởi bọ vịi voi D. frumenti trên vườn mơ hình có xu hướng
giảm dần và dao động từ 10,2% đến 18,0% đến đợt ghi nhận lần thứ 6 sau khi phun nấm,
tỉ lệ này trên vườn đối chứng là 18,6% đến 26,1% và khơng có sự khác biệt qua phân
tích thống kê. Tuy nhiên, đến đợt ghi nhận thứ 7 thì tỉ lệ buồng bị hại bắt đầu có sự khác
biệt giữa hai vườn khảo sát với tỉ lệ hại trên buồng dừa của vườn mơ hình là 4,42% (đợt
7), 6,23% (đợt 8) và kết quả này tương ứng trên vườn đối chứng là 24,5% và 25,2%
(Bảng 4.17).
22


Bảng 4.17: Tỉ lệ buồng dừa bị bọ vòi voi D. frumenti gây hại trong vườn mơ hình và
vườn đối chứng tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, 2017.
Nghiệm thức


Tỉ lệ (%) trái dừa bị hại tại các thời điểm khảo sát

TKXL Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
18,0 19,7 18,5 20,2 19,7
Mơ hình
18,6 19,7 21,1 22,2 24,0
Đối chứng
ns ns
ns
ns
ns
Mức ý nghĩa

Đợt 5
13,8
19,5
ns

Đợt 6
10,2
26,1
ns

Đợt 7
4,42
24,5
*

Đợt 8
6,23

25,2
*

Ghi chú: ns: không khác biệt,*: Khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua kiểm định T-test, TKXL:
trước khi xử lý.

Tương tự, kết quả khảo sát về tỉ lệ trái bị hại trên vườn mơ hình tại tỉnh Trà Vinh
cũng khơng có sự khác biệt về mặt thống kê giữa vườn mô hình và vườn đối chứng ở
giai đoạn trước khi xử lý đến đợt ghi nhận lần thứ 5 sau khi xử lý. Tỉ lệ trái bị hại dao
động từ 3,98% đến 9,30% (vườn mơ hình) và 6,31% đến 12,8% (vườn đối chứng) và bắt
đầu có sự khác biệt tại thời điểm đợt ghi nhận thứ 6, 7, 8 với kết quả lần lượt là 21,5%,
23,9%, 21,3% (vườn đối chứng) và 3,55%, 2,67%, 2,07% (vườn mơ hình) (Bảng 4.18).
Bảng 4.18: Tỉ lệ trái dừa bị bọ vòi voi D. frumenti gây hại trong mơ hình tại huyện Càng
Long, tỉnh Trà Vinh, 2017.
Nghiệm
thức
Mơ hình
Đối chứng
Mức ý nghĩa

Tỉ lệ (%) trái dừa bị hại tại các thời điểm khảo sát
TKXL Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7 Đợt 8
9,18
9,30
7,89 8,24
8,18 3,98
3,55 2,67
2,07
6,31
7,02

9,75 11,7
12,8 11,7
21,5 23,9
21,3
ns
ns
ns
ns
ns
ns
*
*
*

Ghi chú: ns: không khác biệt,*: Khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua kiểm định T-test, TKXL:
trước khi xử lý.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
- Phần lớn nông dân tại tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh đều ghi nhận
được sự gây hại của bọ vòi voi D. frumenti trên vườn dừa từ năm 2013 (32,9% hộ) và
năm 2014 (41,6% hộ) với mức độ gây hại của bọ vòi voi năm 2015 là 10-50% cao hơn
so với năm 2014 (dưới 10%). Bọ vòi voi D. frumenti có thể gây hại quanh năm (43,9%
hộ). Triệu chứng gây hại chủ yếu thể hiện trên trái non (57,6% hộ) và có khả năng gây
thiệt hại khoảng 50% giá trị kinh tế. Nơng hộ cũng khơng có biện pháp hữu hiệu để quản
lý đối tượng này (62,9%). Sự gây hại của D. frumenti trên vườn dừa năm 2015 không
chênh lệch nhiều tại các tỉnh khảo sát với 100% vườn bị hại. Trung bình tỉ lệ cây bị hại
của ba tỉnh là 58,9%, buồng bị hại là 19,4% và trái bị hại là 7,77%. Kết quả khảo sát trên
vườn năm 2017 tại tỉnh Bến Tre có tỉ lệ cây bị hại là 58,1%, buồng bị hại là 16,7% và
trái bị hại là 4,62%. Diễn biến sự gây hại của D. frumenti trên vườn dừa có xu hướng

23


×