Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến các đặc trưng của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX trên cơ sở hexogen và pentrit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ QN SỰ

Nguyễn Trung Tồn

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
ĐẾN CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA THUỐC NỔ NHIỆT DẺO PBX
TRÊN CƠ SỞ HEXOGEN VÀ PENTRIT

Chuyên ngành: Kỹ thuật hóa học
Mã số: 9 52 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Phan Đức Nhân
2. TS Võ Hoàng Phương

Hà Nội - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận án là hồn tồn trung thực và chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các dữ liệu, nội dung tham
khảo được trích dẫn đầy đủ và chính xác.

Tác giả luận án



NGUYỄN TRUNG TOÀN


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Viện Hóa học - Vật liệu/
Viện Khoa học và Cơng nghệ qn sự và Bộ mơn Thuốc phóng Thuốc
nổ/Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS Phan Đức Nhân và
TS Võ Hồng Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho nhiều chỉ dẫn
khoa học có giá trị giúp cho tác giả hoàn thành luận án này. Tác giả trân trọng
sự động viên, khuyến khích, những kiến thức khoa học cũng như chuyên môn
mà các thầy hướng dẫn đã chia sẻ cho tác giả trong nhiều năm qua, giúp cho
tác giả nâng cao năng lực khoa học, phương pháp nghiên cứu và lòng yêu nghề.
Tác giả trân trọng cảm ơn lãnh đạo chỉ huy Viện Khoa học và Cơng nghệ
qn sự, Phịng Đào tạo và Viện Hóa học - Vật liệu/Viện Khoa học và Công
nghệ quân sự, Bộ mơn Thuốc phóng Thuốc nổ, Khoa Vũ khí/Học viện Kỹ thuật
Quân sự, các nhà khoa học, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu.
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn các đồng tác giả các cơng trình và
bài báo khoa học đã đồng ý cho tác giả sử dụng các kết quả nghiên cứu trong
bản luận án này.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn những người thân trong gia
đình, đã thơng cảm, động viên và chia sẻ những khó khăn, tạo điều kiện cho tác
giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả
Nguyễn Trung Toàn



iii
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.......................................................................................... xii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THUỐC NỔ PBX...........................................................................5
1.1. Thuốc nổ phá hỗn hợp và thuốc nổ PBX .................................................. 5
1.2. Phân loại thuốc nổ PBX ............................................................................ 7
1.2.1. Phân loại theo phương pháp chế tạo ................................................................. 7
1.2.2. Phân loại theo bản chất chất kết dính và đặc tính cơng nghệ ......................... 8
1.3. Thành phần thuốc nổ nhiệt dẻo PBX ...................................................... 10
1.3.1. Thuốc nổ nền.....................................................................................................10
1.3.2. Các polyme kết dính.........................................................................................12
1.3.3. Các chất hóa dẻo ...............................................................................................18
1.3.4. Các phụ gia ........................................................................................................22
1.4. Các phương pháp chế tạo thuốc nổ nhiệt dẻo PBX................................. 22
1.4.1. Phương pháp khối.............................................................................................24
1.4.2. Phương pháp huyền phù ..................................................................................25
1.5. Các đặc trưng của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX ............................................ 26
1.5.1. Nhiệt độ bùng cháy...........................................................................................26
1.5.2. Độ nhạy với xung va đập .................................................................................26
1.5.3. Độ an định hóa học...........................................................................................27
1.5.4. Độ dẻo và khả năng nén...................................................................................28
1.5.5. Các đặc trưng năng lượng................................................................................28
1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về thuốc nổ PBX ................ 29
1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................29



iv
1.6.2. Tình hình nghiên cứu thuốc nổ nhiệt dẻo PBX ở Việt Nam ........................37
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 39
2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu .......................................................... 39
2.2. Hóa chất, vật tư và thiết bị nghiên cứu ................................................... 39
2.2.1. Hóa chất, vật tư nghiên cứu .............................................................................39
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu ...........................................................................................40
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 42
2.3.1. Phương pháp đánh giá tính tương thích của thuốc nổ và polyme................42
2.3.2. Phương pháp xác định một số tính chất bề mặt của thuốc nổ và polyme ...44
2.3.3. Phương pháp chế tạo thuốc nổ nhiệt dẻo PBX ..............................................46
2.3.4. Các phương pháp đánh giá các đặc tính cơ-lý và năng lượng của thuốc
nổ PBX ..............................................................................................................47
2.3.5. Phương pháp xác định một số thơng số động học q trình phân hủy nhiệt
của thuốc nổ PBX ..............................................................................................49
2.3.6. Phương pháp dự đoán thời hạn sử dụng của thuốc nổ PBX ........................51
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................................... 53
3.1. Nghiên cứu lựa chọn thành phần thuốc nổ PBX ..................................... 53
3.1.1. Đánh giá tính tương thích hóa học của thuốc nổ nền và polyme kết dính ....53
3.1.2. Đánh giá tính chất bề mặt phân cách pha của thuốc nổ và hệ chất kết dính .57
3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần chất kết dính đến các đặc
trưng của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX trên cơ sở hexogen (PBX-H) .......... 61
3.2.1. Lựa chọn hàm lượng và kích thước thuốc nổ hexogen.................................61
3.2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần chất kết dính đến độ dẻo,
khả năng kết dính và khả năng nén của thuốc nổ PBX-H .............................61
3.2.3. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần hệ chất kết dính đến nhiệt
độ bùng cháy và độ an định hóa học của thuốc nổ PBX-H...........................72
3.2.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ nhạy va đập .......................................79



v
3.2.5. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các đặc trưng năng lượng ......................82
3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần chất kết dính đến các đặc
trưng của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX trên cơ sở pentrit (PBX-P).............. 86
3.3.1. Khảo sát lựa chọn hàm lượng và kích thước hạt của pentrit ........................86
3.3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần chất kết dính đến độ dẻo,
khả năng kết dính và khả năng nén của thuốc nổ PBX-P..............................88
3.3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần hệ chất kết dính đến nhiệt
độ bùng cháy và độ an định hóa học của thuốc nổ PBX-P ...........................96
3.3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến độ nhạy va đập .....................................102
3.3.5. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến các đặc trưng năng lượng ....................104
3.4. Đánh giá một số đặc trưng phân hủy nhiệt và dự đoán thời hạn sử dụng
của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX ................................................................. 106
3.4.1. Một số đặc trưng quá trình phân hủy nhiệt của thuốc nổ PBX ..................107
3.4.2. Dự đoán thời hạn sử dụng của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX.............................115
KẾT LUẬN .............................................................................................................................................120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ.....................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................123
PHỤ LỤC………………………………………………..………………………………...136


vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A

Thừa số trước hàm mũ

β

Tốc độ gia nhiệt trong các phân tích nhiệt


E

Thể tích khí sinh ra của 2,5 g thuốc nổ (Thử nghiệm VST)

Ea

Năng lượng hoạt hóa

γ

Sức căng bề mặt

γ12

Sức căng bề mặt phân cách pha giữa chất 1 và chất 2

γP, γD

Phần phân cực và không phân cực của sức căng bề mặt

γSV, γLV, γSL

Sức căng bề mặt của bề mặt rắn-hơi, lỏng-hơi, rắn-lỏng

M

Thể tích khí sinh ra của hỗn hợp thuốc nổ và polyme

R


Hằng số khí

S

Thể tích khí sinh ra của 2,5 g polyme (Thử nghiệm VST)

S21

Hệ số dàn trải của chất 2 lên chất 1

TP

Nhiệt độ đỉnh toả nhiệt của phân tích nhiệt DSC

T PS

Nhiệt độ đỉnh tỏa nhiệt trong thử nghiệm DSC của chất nền

T PM

Nhiệt độ đỉnh tỏa nhiệt trong thử nghiệm DSC của hỗn hợp

∆TP

Độ chênh lệch nhiệt độ đỉnh tỏa nhiệt của phân tích nhiệt

t5%

Thời gian để 5% lượng thuốc bị phân hủy nhiệt (ở 298 K)


VR

Thể tích khí sinh ra do sự tương tác giữa thuốc nổ và polyme

Wa

Cơng bám dính nhiệt động

W21

Cơng bám dính nhiệt động của chất 2 lên chất 1

BCHMX

cis-1,3,4,6-tetranitrooctahydroimidazo-[4,5-d] imidazol

BTTN

Butantriol trinitrat

CL-20

Hexanitrohexaazaisowurtzitan (HNIW)

DBF

Dibutylfoocmamit

DBP


Dibutylphtalat

DOP

Dioctylphtalat


vii
DSC

Nhiệt lượng quét vi sai (Differential scanning calorimerty)

DTA

Phân tích nhiệt vi sai (Differential thermal analysis)

ETPE

Energetic thermoplastic elastomers

EGDN

Etylenglycol dinitrat

EVA

Etylen vinyl axetat

GAP


Glyxidyl azit polyme

HMX

Octogen (Cyclotetrametylen tetranitramin)

Kel-F

Polyclotrifloetylen

NC

Nitrat xenlulo, Nitroxenlulo

NC-1

Nitroxenlulo số 1

NC-NB

Nitroxenlulo cho NB

NC-3

Nitroxenlulo số 3

NG

Nitrat glyxerin, Nitro glyxerin


PBX

Polymer-bonded explosive hoặc Plastic bonded explosive

PBX-H

Thuốc nổ PBX trên cơ sở Hexogen

PBX-HP

Thuốc nổ PBX trên cơ sở Hexogen và Polystiren

PBX-HN

Thuốc nổ PBX trên cơ sở Hexogen và Nitroxenlulo

PBX-P

Thuốc nổ PBX trên cơ sở Pentrit

PBX-PP

Thuốc nổ PBX trên cơ sở Pentrit và Polystiren

PBX-PN

Thuốc nổ PBX trên cơ sở Pentrit và Nitroxenlulo

PETN, TEN


Pentrit hoặc Pentaerythritol tetranitrat

PBS

Poly (butadien-stiren)

PE

Polyetylen

PIB

Polyisobutylen

PMMA

Poly (metyl metacrylat)

PS

Polystiren

PVC

Polyvinylclorua


viii
RDX


Hexogen (Cyclotrimetylen trinitramin)

TATB

Triaminotrinitrobenzen

TEGDN

Trietylenglycol dinitrat

TMETN

Trimetylol etan trinitrat

TG/DTG

Phân tích nhiệt trọng lượng (Thermogravimetry)

TNT

2,4,6-trinitrotoluen

TPE

Thermoplastic elastomer

VST

Phương pháp ổn định nhiệt chân không (Vacuum stability test)



ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Một số đặc trưng của hexogen và pentrit so với TNT ............................ 10
Bảng 1.2. Độ tan của hexogen trong một số dung môi hữu cơ ................................ 11
Bảng 1.3. Độ tan của pentrit trong một số dung mơi hữu cơ..................................... 11
Bảng 1.4. Một số chất hóa dẻo thơng thường . .................................................................. 19
Bảng 1.5. Tính chất của một số dung môi hữu cơ thông thường. ........................... 23
Bảng 1.6. Độ dẻo của thuốc nổ C-4 theo tiêu chuẩn MIL-C-45010A ................. 28
Bảng 1.7. Thành phần một số thuốc nổ PBX .................................................................... 30
Bảng 1.8. Đặc trưng của các thuốc nổ PBX trên cơ sở RDX và PETN. ............ 31
Bảng 1.9. Thông số động học phân hủy nhiệt thuốc nổ PBX ................................... 35
Bảng 1.10. Thời hạn sử dụng của một số thuốc nổ PBX ở 25 °C........................... 35
Bảng 1.11. Ảnh hưởng của chất hóa dẻo năng lượng cao đến một số đặc trưng
của thuốc nổ PBX .............................................................................................................................. 36
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của PS............................................................................ 40
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của các loại NC........................................................ 40
Bảng 3.1. Giá trị VR xác định theo phương pháp VST ................................................. 53
Bảng 3.2. Kết quả DSC xác định tính tương thích của RDX và polyme ........... 55
Bảng 3.3. Kết quả DSC xác định tính tương thích của pentrit và polyme......... 56
Bảng 3.4. Thông số bề mặt của dung môi dùng để đo góc tiếp xúc ...................... 58
Bảng 3.5. Kết quả đo góc tiếp xúc tĩnh .................................................................................. 58
Bảng 3.6. Sức căng bề mặt của các thuốc nổ RDX, PETN và chất kết dính ... 59
Bảng 3.7. Các thơng số bề mặt của thuốc nổ và hệ chất kết dính ........................... 60
Bảng 3.8. Độ dẻo của các mẫu thuốc nổ PBX-HP .......................................................... 63
Bảng 3.9. Mật độ của liều nổ PBX-HP ở các áp suất nén khác nhau ................... 65
Bảng 3.10. Độ dẻo của các mẫu thuốc nổ PBX-HN ....................................................... 67
Bảng 3.11. Mật độ của liều nổ PBX-HN ở các áp suất nén khác nhau ............... 69



x
Bảng 3.12. Nhiệt độ bùng cháy của thuốc nổ PBX-HP ................................................ 72
Bảng 3.13. Nhiệt độ bùng cháy của thuốc nổ PBX-HN ............................................... 74
Bảng 3.14. Độ an định hóa học của các thuốc nổ PBX-HP theo VST................. 76
Bảng 3.15. Độ an định hóa học của các thuốc nổ PBX-HN theo VST................ 78
Bảng 3.16. Độ nhạy va đập của các thuốc nổ PBX-HP ................................................ 80
Bảng 3.17. Độ nhạy va đập của các thuốc nổ PBX-HN ............................................... 82
Bảng 3.18. Đặc trưng năng lượng của một số thuốc nổ PBX-HP .......................... 83
Bảng 3.19. Đặc trưng năng lượng của một số thuốc nổ PBX-HN ......................... 84
Bảng 3.20. Độ dẻo của các thuốc nổ PBX-PP.................................................................... 88
Bảng 3.21. Mật độ của liều nổ PBX-PP ở các áp suất nén khác nhau ................. 89
Bảng 3.22. Độ dẻo của các thuốc nổ PBX-PN................................................................... 93
Bảng 3.23. Mật độ của liều nổ PBX-PN ở các áp suất nén khác nhau ................ 94
Bảng 3.24. Nhiệt độ bùng cháy của các mẫu thuốc nổ PBX-PP ............................. 96
Bảng 3.25. Nhiệt độ bùng cháy của các mẫu thuốc nổ PBX-PN ............................ 98
Bảng 3.26. Độ an định hóa học của thuốc nổ PBX-PP theo VST .......................... 99
Bảng 3.27. Độ an định hóa học của thuốc nổ PBX-PN theo VST .......................101
Bảng 3.28. Độ nhạy va đập của thuốc nổ PBX-PP .......................................................102
Bảng 3.29. Độ nhạy va đập của thuốc nổ PBX-PN.......................................................103
Bảng 3.30. Một số đặc trưng năng lượng của thuốc nổ PBX-PP ..........................104
Bảng 3.31. Một số đặc trưng năng lượng của thuốc nổ PBX-PN .........................105
Bảng 3.32. Thành phần của một số thuốc nổ PBX-H ..................................................107
Bảng 3.33. Thành phần của một số thuốc nổ PBX-P ...................................................107
Bảng 3.34. Thông số động học quá trình phân hủy nhiệt của thuốc nổ hexogen
và các mẫu thuốc nổ PBX-H theo phương pháp Kissinger ......................................110
Bảng 3.35. Thơng số động học q trình phân hủy nhiệt của thuốc nổ hexogen
và các mẫu thuốc nổ PBX-H theo phương pháp Ozawa ............................................111



xi
Bảng 3.36. Thơng số động học q trình phân hủy nhiệt của thốc nổ pentrit và
các mẫu thuốc nổ PBX-P theo phương pháp Kissinger..............................................114
Bảng 3.37. Thông số động học quá trình phân hủy nhiệt của thuốc nổ pentrit và
các mẫu thuốc nổ PBX-P theo phương pháp Ozawa....................................................114
Bảng 3.38. Giá trị VST và các thơng số động học q trình phân hủy nhiệt của
thuốc nổ RDX và các thuốc nổ PBX-H................................................................................115
Bảng 3.39. Giá trị VST và các thông số động học quá trình phân hủy của thuốc
nổ pentrit và các thuốc nổ PBX-P ...........................................................................................117


xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của Estane 5703. ..................................................................... 14
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của Kraton G-6500. .............................................................. 14
Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của NC.......................................................................................... 15
Hình 1.4. Mơ hình của một số loại copolyme ETPE. .................................................... 16
Hình 1.5. Cấu tạo của các ETPE. ............................................................................................... 17
Hình 1.6. Cấu trúc chung của polyphotphazen.................................................................. 17
Hình 1.7. Cấu tạo của TMETN, TEGDN, EGDN, BTTN .......................................... 21
Hình 1.8. Hệ thống STABIL......................................................................................................... 27
Hình 2.1. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của hệ thống Vacuum Stability Test ........... 41
Hình 2.2. Góc tiếp xúc giữa chất lỏng và bề mặt rắn ..................................................... 44
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định độ dẻo của thuốc nổ PBX................ 47
Hình 3.1. Giản đồ DSC của RDX và các hỗn hợp trên cơ sở hexogen. .............. 54
Hình 3.2. Giản đồ DSC của PETN và các hỗn hợp trên cơ sở PETN .................. 55
Hình 3.3. Đồ thị xác định các giá trị αS và βS của thuốc nổ và chất kết dính .... 59
Hình 3.4. Ảnh chụp bề mặt các khối thuốc PBX-HP trên kính hiển vi............... 62

Hình 3.5. Ảnh hưởng của hàm lượng RDX và tỷ lệ DOP/PS đến độ dẻo của
thuốc nổ PBX-HP................................................................................................................................ 63
Hình 3.6. Mối quan hệ giữa mật độ liều nổ PBX-HP và áp suất nén ................... 65
Hình 3.7. Ảnh hưởng của hàm lượng hexogen, tỷ lệ DOP/NC và bản chất NC
đến độ dẻo của thuốc nổ PBX-HN............................................................................................ 68
Hình 3.8. Mối quan hệ giữa mật độ liều nổ PBX-HN và áp suất nén .................. 69
Hình 3.9. Ảnh chụp bề mặt các khối thuốc PBX-HN bằng kính hiển vi. .......... 71
Hình 3.10. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ và thành phần hệ chất kết dính
đến nhiệt độ bùng cháy của thuốc nổ PBX-HP. ................................................................ 72
Hình 3.11. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần chất kết dính đến
nhiệt độ bùng cháy của thuốc nổ PBX-HN. ........................................................................ 74


xiii
Hình 3.12. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần chất kết dính đến
độ an định hóa học của thuốc nổ PBX-HP........................................................................... 76
Hình 3.13. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần chất kết dính đến
độ an định hóa học của thuốc nổ PBX-HN.......................................................................... 78
Hình 3.14. Ảnh chụp bề mặt các mẫu thuốc nổ PBX-PN trên kính hiển vi. .... 87
Hình 3.15. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ và thành phần chất kết dính đến
độ dẻo của thuốc nổ PBX-PP. ...................................................................................................... 88
Hình 3.16. Mối quan hệ giữa mật độ liều nổ PBX-PP và áp suất nén ................. 90
Hình 3.17. Ảnh chụp bề mặt các khối thuốc PBX-PP trên kính hiển vi............. 91
Hình 3.18. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ và thành phần hệ chất kết dính
đến độ dẻo của thuốc nổ PBX-PN. ........................................................................................... 93
Hình 3.19. Mối quan hệ áp suất nén và mật độ của thuốc nổ PBX-PN. ............. 95
Hình 3.20. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần hệ chất kết dính
đến nhiệt độ bùng cháy của thuốc nổ PBX-PP. ................................................................. 96
Hình 3.21. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần hệ chất kết dính
đến nhiệt độ bùng cháy của thuốc nổ PBX-PN. ................................................................ 98

Hình 3.22. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần hệ chất kết dính
đến độ an định hóa học của thuốc nổ PBX-PP. ...............................................................100
Hình 3.23. Ảnh hưởng của hàm lượng thuốc nổ, thành phần hệ chất kết dính
đến độ an định hóa học của thuốc nổ PBX-PN. ..............................................................101
Hình 3.24. Giản đồ TG/DTG của RDX và thuốc nổ PBX-H ở các tốc độ gia
nhiệt khác nhau...................................................................................................................................108
Hình 3.25. Phương pháp tính Ea của thuốc nổ PBX-H. ..............................................110
Hình 3.26. Giản đồ TG/DTG của thuốc nổ pentrit và các thuốc nổ PBX-P ở các
tốc độ gia nhiệt khác nhau............................................................................................................112
Hình 3.27. Phương pháp tính Ea của thuốc nổ PBX-P ................................................113
Hình 3.28. Thời hạn sử dụng (ở 25 °C) của hexogen và các thuốc nổ PBX-H .....116
Hình 3.29. Thời hạn sử dụng (ở 25 °C) của pentrit và các thuốc nổ PBX-P. 117


1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài luận án:
Hiện nay, trong lĩnh vực quân sự, nhu cầu phát triển những loại thuốc nổ
mạnh, có đặc trưng năng lượng cao, an tồn trong bảo quản và sử dụng, cơng
nghệ chế tạo đơn giản đang trở nên cấp thiết và được nhiều chuyên gia quân sự
quan tâm. Trong khi đó, các thuốc nổ phá mạnh phổ biến như hexogen,
pentrit… mặc dù có các đặc trưng năng lượng cao nhưng lại có độ nhạy cao với
xung cơ học, khả năng công nghệ (nhồi nạp vào đạn dược hoặc liều nổ) kém
nên dễ xảy ra mất an tồn trong q trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng [5],
[24], [122]. Chính vì vậy mà hexogen và pentrit nói riêng và hầu hết các loại
thuốc nổ phá mạnh nói chung hiếm khi được sử dụng ở dạng đơn chất, mà
thường được sử dụng ở dạng thuốc nổ phá hỗn hợp [5], [24], [106], [123].
Bên cạnh các loại thuốc nổ phá hỗn hợp truyền thống như thuốc nổ thuần
hóa, hỗn hợp các thuốc nổ đơn trên cơ sở thuốc nổ phá mạnh, một loại thuốc
nổ mới dạng PBX (Polymer-Bonded Explosive hay Plastic Bonded Explosive)

- thuốc nổ được kết dính bằng các chất dẻo - được nhiều nước trên thế giới
trang bị cho quân sự. Một trong những loại thuốc nổ PBX được sử dụng phổ
biến là thuốc nổ nhiệt dẻo PBX. Ưu điểm nổi bật nhất của thuốc nổ nhiệt dẻo
PBX là có độ nhạy thấp với xung cơ học, dễ dàng định hình, có thể nén ép chặt
trong các khn có hình dạng phức tạp, liều thuốc tạo thành có độ đồng đều
cao về mật độ và giữ được sự bền vững của kết cấu [24].
Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu sử dụng thuốc nổ nhiệt dẻo PBX phục
vụ nhiệm vụ chiến đấu và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của quân đội ta là khá
lớn. Cụ thể, thuốc nổ nhiệt dẻo PBX có thể được sử dụng trong chế tạo vũ khí
phá rào vật cản dùng cho bộ binh, xe tăng phục vụ diễn tập; ngoài ra, phải kể
đến nhu cầu sử dụng với số lượng lớn của Binh chủng Đặc công trong huấn
luyện và sẵn sàng chiến đấu. Trong khi đó, thuốc nổ nhiệt dẻo PBX quân đội ta


2
đang quản lý và sử dụng chủ yếu là các loại thuốc nổ do Tiệp Khắc cũ (các
thuốc nổ Semtex) và Mỹ (thuốc nổ C-4) sản xuất từ những năm 60-70 của thế
kỷ XX. Những thuốc nổ này ngày càng giảm cả về số lượng và chất lượng, hầu
như không có thuốc nổ mới bổ sung do việc nhập ngoại gặp rất nhiều khó khăn.
Việc nghiên cứu chế tạo các mác thuốc nổ nhiệt dẻo PBX nói chung và thuốc
nổ nhiệt dẻo PBX trên cơ sở thuốc nổ hexogen và pentrit nói riêng bằng nội lực
trong nước sẽ khắc phục được vấn đề trên. Bên cạnh đó, việc đánh giá ảnh
hưởng của các yếu tố đến các đặc trưng của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX sẽ góp
phần làm rõ cơ sở khoa học phục vụ cho công tác sản xuất sau này. Do đó, đề
tài luận án “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến các đặc trưng của
thuốc nổ nhiệt dẻo PBX trên cơ sở hexogen và pentrit” mang tính cấp thiết, có
ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
Nghiên cứu chế tạo các loại thuốc nổ nhiệt dẻo PBX và đánh giá ảnh
hưởng của một số yếu tố đến các đặc trưng của thuốc nổ. Nghiên cứu quá trình

phân hủy nhiệt của thuốc nổ đã chế tạo, từ đó dự đoán thời hạn sử dụng của
thuốc nổ nhiệt dẻo PBX.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án:
Nghiên cứu chế tạo và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như hàm lượng
thuốc nổ, thành phần hệ chất kết dính, khả năng kết dính... đến các đặc trưng
của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX trên cơ sở các thuốc nổ nền là hexogen và pentrit
với các hệ chất kết dính trên cơ sở polyme thông thường (polystiren) và polyme
mang năng lượng (nitroxenlulo) ở quy mơ phịng thí nghiệm.
Nội dung nghiên cứu:
- Lựa chọn hệ chất kết dính/chất hóa dẻo/dung mơi phù hợp với từng loại
thuốc nổ nền (hexogen và pentrit), đánh giá khả năng kết dính của thuốc nổ nền
với các hệ chất kết dính đó;


3
- Xác định quy luật ảnh hưởng của hàm lượng và thành phần các cấu tử đến
các đặc trưng của thuốc nổ PBX. Từ đó xác định được thành phần thích hợp để chế
tạo thuốc nổ nhiệt dẻo PBX ứng với từng hệ thuốc nổ/polyme cụ thể;
- Xác định một số đặc trưng quá trình phân hủy nhiệt của thuốc nổ nhiệt
dẻo PBX, từ đó dự đốn được thời hạn sử dụng của thuốc nổ.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chế tạo thuốc nổ nhiệt dẻo PBX; phương pháp đánh giá tính
tương thích của thuốc nổ nền và các polyme; phương pháp đánh giá khả năng
kết dính của thuốc nổ nền và các hệ chất kết dính; phương pháp xác định các
đặc trưng năng lượng-kỹ thuật của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX (như nhiệt độ bùng
cháy, độ an định hóa học, độ nhạy va đập, khả năng chịu nén, độ dẻo, tốc độ
nổ, độ nén trụ chì và khả năng sinh công); phương pháp xác định các thông số
động học quá trình phân hủy nhiệt của thuốc nổ; phương pháp tính toán thời
hạn sử dụng của thuốc nổ.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

Luận án là cơng trình khoa học nghiên cứu bài bản và có hệ thống về thuốc
nổ nhiệt dẻo PBX nói chung và thuốc nổ nhiệt dẻo PBX trên cơ sở hexogen và
pentrit nói riêng. Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được áp dụng cho
quá trình sản xuất cũng như đánh giá chất lượng của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX.
Bố cục của luận án: luận án bao gồm các nội dung chính sau:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan về thuốc nổ PBX
- Tổng quan về thuốc nổ PBX: trình bày khái niệm, thành phần, phân
loại, tính chất và các phương pháp chế tạo thuốc nổ nhiệt dẻo PBX; các đặc
trưng của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX.
- Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về thuốc nổ nhiệt dẻo PBX.


4
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các thuốc nổ nhiệt dẻo PBX trên cơ sở
hexogen và pentrit có sử dụng các hệ chất kết dính khác nhau.
- Hóa chất, vật tư và thiết bị nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: trình bày kỹ thuật chế tạo thuốc nổ nhiệt dẻo
PBX; phương pháp đánh giá các đặc trưng của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Nghiên cứu, khảo sát lựa chọn thành phần thuốc nổ nhiệt dẻo PBX:
gồm q trình khảo sát lựa chọn dung mơi, chất hóa dẻo và đánh giá khả năng
kết dính của thuốc nổ nền với hệ chất kết dính.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến các đặc trưng của thuốc nổ
nhiệt dẻo PBX trên cơ sở hexogen và pentrit như độ dẻo, độ nhạy va đập, nhiệt
độ bùng cháy, độ an định hóa học và các đặc trưng năng lượng.
- Đánh giá đặc trưng phân hủy nhiệt và dự đoán thời hạn sử dụng của thuốc
nổ nhiệt dẻo PBX.
Kết luận

Tài liệu tham khảo


5
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THUỐC NỔ PBX
1.1. Thuốc nổ phá hỗn hợp và thuốc nổ PBX
Thuốc nổ là một dạng vật liệu đặc biệt, có thể xảy ra các biến đổi nổ
(cháy, nổ) khi chịu tác động của các xung kích thích ban đầu khác nhau (xung
cơ học, xung nhiệt, xung nổ…), khi đó thuốc nổ có khả năng biến đổi cực nhanh
kèm theo toả nhiệt lớn và tạo ra một lượng lớn sản phẩm khí, khi giãn nở mạnh
có khả năng sinh cơng phá huỷ hoặc dịch chuyển môi trường xung quanh. Dạng
biến đổi nổ đặc trưng của các loại thuốc nổ là nổ ổn định, do đó thuốc nổ được
sử dụng rộng rãi trong quân sự và công nghiệp [105], [123].
Các loại thuốc nổ được chia ra thành hai nhóm chính: Thuốc nổ mồi và
thuốc nổ phá. Trong đó, các thuốc nổ phá lại được chia ra thành: Thuốc nổ phá
dạng đơn chất và thuốc nổ phá hỗn hợp.
Một số loại thuốc nổ phá dạng đơn chất như hexogen (RDX), octogen
(HMX), pentrit (PETN, TEN), CL-20, bicyclo octogen (BCHMX)… được sử
dụng rộng rãi trong quân sự hiện nay bởi chúng có các đặc trưng năng lượng
(nhiệt lượng nổ, tốc độ nổ, khả năng sinh công, áp suất nổ...) cao. Tuy
nhiên, các thuốc nổ trên vẫn tồn tại một số nhược điểm như có độ nhạy cao với
xung cơ học, tính nén kém, bị phân hủy khi nóng chảy... [5], [6].
Những nhược điểm kể trên đã gây khó khăn cho quá trình sử dụng, bảo quản
và vận chuyển nên các thuốc nổ ít khi được sử dụng ở dạng đơn chất. Để thuận lợi
cho việc sử dụng và khắc phục nhược điểm, người ta thường chế tạo các thuốc nổ
hỗn hợp trên cơ sở các thuốc nổ phá mạnh theo 3 xu hướng sau [5], [24], [120]:
1. Thuốc nổ thuần hóa: là nhóm thuốc nổ hỗn hợp gồm thuốc nổ phá mạnh
và chất thuần hóa. Mục đích sử dụng chất thuần hóa là làm giảm độ nhạy với
xung cơ học (làm giảm ma sát giữa các hạt thuốc nổ) đồng thời làm tăng khả
năng nén của thuốc nổ (làm tăng tính bám dính giữa các hạt thuốc nổ).



6
Các chất thuần hoá là các chất mềm, hấp thụ nhiệt, có độ nhớt thấp (khi
nóng chảy) như: parafin, xerezin, stearin, ocxizin,... Chất thuần hoá sẽ bao bọc
các phần tử, tinh thể thuốc nổ do đó làm giảm ma sát giữa các phần tử, tinh thể
thuốc khi chịu tác động va đập làm cho độ nhạy của thuốc nổ giảm và có khả
năng dính kết giữa các phần tử nên dễ dàng áp dụng công nghệ nén để nhồi nạp
thuốc nổ, nâng cao tính an tồn. Có thể kể đến một số thuốc nổ thuần hóa được
sử dụng rộng rãi trong thực tế như A-IX-1 (hexogen thuần hóa, Nga), Comp A
(hexogen thuần hóa, Mỹ) [6]. Tuy nhiên, các thuốc nổ hỗn hợp dạng này thường
tồn tại một số điểm hạn chế như: khả năng bám dính với kim loại kém; để thu
được các liều nổ có mật độ và độ bền cơ học theo yêu cầu cần phải sử dụng
thiết bị nén áp suất cao, phức tạp và có nguy cơ mất an tồn; khơng áp dụng
nhồi nạp cho các loại đạn dược hoặc khn nén có hình dạng phức tạp [7].
2. Hỗn hợp các thuốc nổ đơn: hỗn hợp của hexogen, octogen, pentrit với
các thuốc nổ khác có độ nhạy thấp với xung cơ học, có khả năng nhồi nạp tốt
như TNT, dinitronaphtalen… tạo thành hệ thuốc nổ hỗn hợp các thuốc nổ đơn
như: T, Comp B, Comp B-2 (hỗn hợp TNT và hexogen); Pentolit (hỗn hợp
pentrit và TNT), Octol (hỗn hợp octogen và TNT),… Các thuốc nổ hỗn hợp
kiểu này có độ nhạy với xung cơ học thấp hơn đáng kể so với các thuốc nổ đơn
tương ứng, đồng thời có khả năng nhồi nạp (đúc, nén) khá tốt. Hiện nay, các
thuốc nổ hỗn hợp Comp B, Pentolit, Octol… vẫn được sử dụng với vai trò làm
liều nổ chính trong đạn dược [6], [7].
Tuy nhiên, các liều nổ tạo thành thường có cơ tính kém (giịn, dễ nứt vỡ
khi chịu tác động cơ học); khi tạo thành hỗn hợp nóng chảy rồi đúc thì khối
thuốc nổ hỗn hợp thu được thường kém đồng nhất do sự chênh lệch về mật độ
của các cấu tử thành phần; thường có các lỗ rỗng, khuyết tật do độ co ngót lớn
của TNT và dễ tạo bọt khí trong q trình nấu trộn và đúc rót. Các hạn chế trên
có thể làm giảm chất lượng và làm tăng độ nhạy của liều nổ với xung cơ học,



7
đặc biệt khi liều nổ phải chịu lực chấn động mạnh [7]. Ngồi ra, để có thể nhồi
nạp loại thuốc nổ này bằng phương pháp đúc, hàm lượng TNT phải đủ lớn dẫn
đến làm giảm mạnh đặc trưng năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.
3. Thuốc nổ hỗn hợp kiểu PBX: Do các yêu cầu đối với các liều nổ quân
sự hiện đại ngày càng cao đã dẫn đến sự xuất hiện và phát triển của thuốc nổ
PBX. Các thuốc nổ PBX là hệ chứa các thuốc nổ phá mạnh (hexogen, octogen,
pentrit…), chất kết dính polyme và một số chất phụ gia khác (chất hóa dẻo, phụ
gia cơng nghệ…). Chúng có độ nhạy khá thấp với các xung cơ học, nhưng lại
dễ gây nổ bằng xung nổ (để kích nổ chỉ cần sử dụng kíp nổ số 8). Mặt khác,
các thuốc nổ PBX có tính dẻo hoặc tính đúc nên được sử dụng khá rộng rãi cho
bộ đội đặc công, công binh (nhiệt dẻo PBX) hoặc để nhồi vào một số loại đạn
phá, đạn tên lửa (nhiệt rắn PBX) [6], [24].
Mục đích sử dụng hệ chất kết dính trong thuốc nổ PBX là để bao bọc và
liên kết các tinh thể/hạt thuốc nổ. Khi xuất hiện các xung cơ học như va đập,
ma sát, đâm chọc thì lớp chất kết dính sẽ hấp thụ và phân bố đều năng lượng
của các xung kích thích đó, làm giảm sự ma sát giữa các tinh thể thuốc nổ, nhờ
đó ngăn cản sự hình thành các “điểm nóng cục bộ” [4].
1.2. Phân loại thuốc nổ PBX

1.2.1. Phân loại theo phương pháp chế tạo
- Các thuốc nổ PBX đúc: có thành phần là các thuốc nổ phá mạnh kết hợp
với 10-15% lượng chất kết dính trơ, loại thuốc nổ này được sử dụng để nhồi
nạp vào một số loại đầu đạn và sử dụng cho các ứng dụng nổ dưới nước. Thuốc
nổ PBX dạng đúc thường được chế tạo bằng cách trộn các thuốc nổ phá mạnh
như hexogen, octogen, pentrit, CL-20 … vào các chất tiền-polyme dạng lỏng
nhớt cùng với các tác nhân đóng rắn, chất hóa dẻo và một số thành phần khác
(như phụ gia kim loại, phụ gia chống oxi hóa…). Thực chất, các thuốc nổ PBX

đúc thộc về nhóm thuốc nổ nhiệt rắn PBX.


8
- Các thuốc nổ PBX dạng nén: được chế tạo bằng phương pháp nén, sử
dụng loại thuốc nổ dạng bột hoặc dạng hạt được bao bọc bằng một hệ chất kết
dính polyme thích hợp. Loại thuốc nổ này thường được sử dụng để nhồi nạp
cho các loại đạn cỡ nhỏ và các trạm truyền nổ. Thành phần thường gồm thuốc
nổ phá mạnh (90-97%), phần cịn lại là chất kết dính polyme và chất hóa dẻo;
được chế tạo bằng cách phân tán các hạt thuốc nổ vào trong hệ chất kết dính
trên cơ sở polystiren, polyetylen tỷ trọng cao, các polyme chứa flo… Người ta
có thể điều chỉnh các yếu tố như dung mơi, tỷ lệ polyme/chất hóa dẻo, nhiệt độ
trộn, kích thước hạt thuốc nổ nền… để thu được loại thuốc nổ theo ý muốn.
- Thuốc nổ PBX dạng tấm: các thuốc nổ phá mạnh như hexogen, octogen
và pentrit được trộn cùng với hệ chất kết dính/chất hóa dẻo phù hợp tạo ra loại
vật liệu nổ có thể được cuộn lại thành dạng tấm nhờ kỹ thuật cán, kéo hoặc ép
đùn. Loại thuốc nổ này có ưu điểm là linh hoạt, dễ uốn, dễ cắt, nổ tin cậy, chịu
nước tốt và an tồn trong q trình sử dụng. Các loại thuốc nổ PBX dạng tấm
được áp dụng để chế tạo giáp phản ứng nổ bảo vệ xe quân sự, phá dỡ cơng
trình, cắt kim loại, tấm ốp và nổ mìn [43], [102].
- Thuốc nổ dẻo: được chế tạo bằng cách trộn thuốc nổ phá mạnh vào hệ
chất kết dính/chất hóa dẻo cùng với những thành phần khác. Thuốc nổ dẻo có
độ dẻo và độ linh hoạt cao, có thể sử dụng trực tiếp dưới mọi hình thức. Đây
cũng là loại thuốc nổ được nhiều quốc gia trên thế giới tập trung nghiên cứu.

1.2.2. Phân loại theo bản chất chất kết dính và đặc tính cơng nghệ
Người ta chia thuốc nổ PBX thành 2 nhóm chính: thuốc nổ nhiệt rắn PBX
và thuốc nổ nhiệt dẻo PBX.
Thuốc nổ nhiệt rắn PBX được tạo thành từ thuốc nổ nền là các thuốc nổ
phá mạnh (hexogen, pentrit, octogen, CL-20…), chất kết dính là các prepolyme chứa nhóm chức và liên kết đơi, chất đóng rắn hoặc chất khâu mạch,

chất xúc tác đóng rắn (nếu cần). Thuốc nổ nhiệt rắn PBX có một số nhược điểm


9
như: độ đàn hồi thấp, tính giịn cao hơn thuốc nổ nhiệt dẻo PBX, khơng có khả
năng tái chế. Tuy nhiên chúng lại có nhiều ưu điểm phù hợp cho việc sử dụng
trong các đầu đạn tốc độ cao hoặc các phương tiện nổ làm việc ở nhiệt độ cao
như: không bị biến dạng ở nhiệt cao, không tan chảy, dễ dàng đúc tạo hình,
khơng tan hay trương nở trong hầu hết các loại dung môi hữu cơ.
Thuốc nổ nhiệt dẻo PBX chứa thuốc nổ phá mạnh, polyme, chất hóa dẻo
và một số phụ gia khác, biểu hiện tính dẻo ở điều kiện thường hoặc khi được
gia nhiệt đến nhiệt độ khơng q cao (dưới 100 °C). Trong đó chất kết dính là
một loại nhựa nhiệt dẻo - một hợp chất polyme có khả năng chảy dẻo ở một nhiệt
độ xác định nào đó. Hầu hết nhựa nhiệt dẻo có khối lượng phân tử cao. Các chuỗi
polyme liên kết với nhau thông qua lực tương tác nội phân tử cho phép nhựa
nhiệt dẻo có thể đúc nặn được bởi vì sự tương tác giữa các phân tử tăng lên khi
làm nguội và phục hồi phần lớn các đặc tính của chúng. So với các loại thuốc
nổ hỗn hợp khác, thuốc nổ nhiệt dẻo PBX có các ưu điểm sau:
- Lớp chất kết dính polyme có khả năng hấp thụ các xung chấn động từ
bên ngoài, làm giảm độ nhạy của thuốc nổ với các xung va đập, an toàn trong
quá trình vận chuyển, bảo quản và sử dụng [10], [22], [24];
- Thuốc nổ PBX có thể được ép thành các hình dạng đặc biệt ở nhiệt độ
thường hoặc nhiệt độ không quá cao với áp suất nén không quá lớn, đảm bảo
tính an tồn trong q trình nhồi nạp [10];
- Các liều thuốc nổ nhiệt dẻo PBX có khả năng tái sử dụng [24].
Nhận xét: Với các ưu điểm kể trên, hiện nay thuốc nổ PBX nói chung và
thuốc nổ nhiệt dẻo PBX nói riêng đã được ứng dụng rộng rãi trong quân sự và
dân sự. Vấn đề chế tạo các loại thuốc nổ PBX mới luôn được các nhà khoa học
trên thế giới tập trung nghiên cứu. Đối với nền cơng nghiệp quốc phịng, việc
nghiên cứu tiến tới làm chủ công nghệ chế tạo các loại thuốc nổ PBX đóng vai

trị quan trọng trong việc khẳng định trình độ phát triển khoa học kỹ thuật quân


10
sự của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo các loại thuốc nổ PBX
bằng nguồn nhân lực và nguyên liệu trong nước có ý nghĩa quan trọng trong
việc tự chủ phát triển hệ thuốc nổ mới cho quân sự cũng như công nghiệp.
1.3. Thành phần thuốc nổ nhiệt dẻo PBX
Thành phần cơ bản của thuốc nổ nhiệt dẻo PBX gồm: thuốc nổ nền và hệ
chất kết dính polyme. Trong hệ chất kết dính polyme, ngồi polyme cịn có thể
có các thành phần phụ khác như chất hóa dẻo và các phụ gia, chúng được thêm
vào hệ chất kết dính polyme nhằm cải thiện các tính chất cơ lý cho sản phẩm.

1.3.1. Thuốc nổ nền
Là thành phần cung cấp năng lượng chủ yếu cho thuốc nổ nhiệt dẻo PBX,
thường là những thuốc nổ phá mạnh, có các đặc trưng năng lượng cao như
hecxogen, octogen, pentrit, bicyclo-octogen, CL-20 [23], [46], [122]. Trong đó
hexogen và pentrit là hai loại thuốc nổ được sử dụng để nghiên cứu chế tạo
thuốc nổ nhiệt dẻo PBX của luận án (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Một số đặc trưng của hexogen và pentrit so với TNT [5], [24], [122]
Đặc trưng

RDX

PETN

TNT

Mật độ tinh thể, g/cm3


1,816

1,770

1,710

Nhiệt độ nóng chảy, oC

202÷205

139÷142

80,85

Nhiệt độ bùng cháy, oC

230÷240

178÷185

290

70÷80

100

4÷8

28


13

>177

8100 (1,60)

8300 (1,60)

7000 (1,60)

1320

1385

1010

140 ÷ 150

140 ÷ 150

100

470÷480

480÷500

285

Độ nhạy va đập theo CAST, %
Độ nhạy va đập theo H50, cm

Tốc độ nổ, m/s (ở mật độ, g/cm3)
Nhiệt lượng nổ, kcal/kg
Khả năng sinh công theo con lắc
xạ thuật, %TNT
Khả năng sinh công theo độ giãn
nở bom chì, mL


11
Độ tan của hexogen và pentrit trong một số dung mơi hữu cơ (g/100 dung
mơi) được trình bày trong bảng 1.2 và bảng 1.3.
Bảng 1.2. Độ tan của hexogen trong một số dung môi hữu cơ [105]
Nhiệt độ,
ºC
0

0,040

Dietylete
---

4,18

---

0,016

Etyl
axetat
---


10

0,070

0,050

5,38

0,020

0,018

---

20

0,105

0,055

6,81

0,045

0,020

0,517

25


0,124

---

---

---

---

---

30

0,155

0,075

8,38

0,055

0,025

---

40

0,235


---

10,34

0,085

0,050

---

50

0,370

---

12,80

0,115

0,085

---

60

0,575

---


---

0,195

0,125

---

70

0,880

---

---

0,300

0,210

---

80

---

---

---


---

0,295

---

90

---

---

---

---

0,465

---

Etanol

Axeton

Benzen

Toluen

Bảng 1.3. Độ tan của pentrit trong một số dung môi hữu cơ [106]

Nhiệt độ,
ºC
0

0,070

Dietylete
0,200

10

0,085

0,225

16,43

0,150

0,170

---

20

0,115

0,250

20,26


0,300

0,230

6,320

30

0,275

0,340

24,95

0,450

0,430

---

40

0,415

0,450

36,16

1,600


0,620

---

50

0,705

---

---

2,010

1,100

17,868

60

1,205

---

---

3,350

2,490


---

70

2,225

---

---

5,400

3,290

---

80

---

---

---

7,900

---

---


90

---

---

---

---

9,120

---

Etanol

Axeton

Benzen

Toluen

14,37

---

0,150

Etyl

axetat
---


×