Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

dialyronglodonghuou20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.32 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Họ và tên: ............................... ---------------------------------------Lớp:…… Số hiệu:……..  ĐỂ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II  Môn: Địa Lí Câu 1: a) Vị trí và giới hạn lãnh thổ - Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng ven biển và vùng trời. - Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực Đông Nam Á - Việt Nam đang hợp tác một cách tích cực với các nước ASEAN và mở rộng hợp tác các nước trên thế giới. b) Đặc điểm lãnh thổ nước ta * Phần đất liền - Lãnh thổ hình chữ “S” kéo dài từ Bắc vào Nam trên 1650 km (15 vĩ độ). - Đường bờ biển dài 3260 km - Đường bờ biển dài trên km * Phần biển - Mở rộng về phía Đông và Đông Nam có nhiều đảo và quần đảo c)Ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội - Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên da dạng, phong phú nhưng cũng gặp không ít thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,…) - Vị trí thuận lợi, lãnh thổ mở rộng là nguồn lực cơ bản giúp chúng ta phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và thế giới. Câu 2: a) Trình bày đặc điểm của biển Đông và vùng biển nước ta: * Diện tích giới hạn - Biển Việt Nam có diện tích hơn 1 triệu Km2 - Là một bộ phận của biển Đông. - Biển Đông là một biển lớn tương đối kín nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có diện tích khoảng 3447000 km2 b) Tài nguyên: - Vùng biển Việt Nam rất giàu và đẹp, tài nguyên thuỷ sản, khoáng sản, du lịch biển - Thuận lợi: nguồn lợi biển có giá trị to lớn về mặt kinh tế, quốc phòng, nghiên cứu khoa học * Ở một số vùng biển nước ta thường xuyên hứng chịu những trận bão liên tiếp, lũ lụt * Môi trường biển Việt Nam còn khá trong lành. Tuy nhiên ở một số vùng biển đã bị ô nhiễm do chất thải dầu khí và chất thải sinh hoạt. Nguồn lợi hải sản của biển cũng có chiều hướng giảm sút..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> => Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển chúng ta cần khai thác hợp lí đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường Câu 3: - Nước ta có khoảng 500 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau - Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và và nhỏ - Một số khoáng sản vó trữ lượng lớn như: than, dầu, khí, apatit, đá vôi,… Câu 4: a) Đặc điểm chung của Việt Nam: - Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất chủ yếu là đồi núi thấp - Địa hình phân thành những bậc kế tiếp nhau - Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam - Hai hướng chủ yếu của địa hình là Tây Bắc– Đông Nam và hướng cánh cung - Địa hình mang tính chất gió mùa ẩm b) Vị trí,đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng * Khu vực đồi núi ● Vùng núi Đông Bắc: - Là vùng núi thấp nằm ở tả ngạn Sông Hồng (từ dãy Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh) gồm 4 cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều - Địa hình cacxtơ khá phổ biến tạo nên nhiều cảnh đẹp và hùng vĩ (Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể,…) ● Vùng núi Tây Bắc: - Nằm giữa Sông Hồng và Sông Cả là vùng núi hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, nhiều sơn nguyên đá vôi hiểm trở hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đỉnh núi cao nhất Phan-xi-păng (3143m) trên dãy Hoàng Liên Sơn ● Vùng núi Trường Sơn Bắc: - Từ Sông Cả đến dãy Bạch Mã là vùng núi thấp có hai sườn không đối xứng có nhiều nhánh đâm ra biển ● Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: - Là vùng núi cao nguyên hùng vĩ (sáu cao nguyên) lớp đất bazan phủ trên cao nguyên rộng lớn. Các cao nguyên có độ cao khác nhau 400 m; 800 m; 1000 m. * Khu vực đồng bằng: ● Đồng bằng Sông Hồng nằm ở hạ lưu Sông Hồng: - Diện tích 15000 km2 - Có hệ thống đê điều chống lũ trên 2700 km - Cánh đồng có các ô trũng thấp không được bồi đáp phù sa thường xuyên. ● Đồng bằng Sông Cửu Long nằm ở hạ lưu Sông Cửu Long: - Diện tích 40000 km2, cao trung bình 2-3 m so với mực nước biển - Không có hệ thống đê ngăn lũ ● Đồng bằng duyên hải Trung Bộ: - Diện tích 15000 km2 chia thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, kém phì nhiêu Câu 5: a) Nước ta có hai mùa khí hậu:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 4, gió thịnh hành là gió Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ xen kẽ là gió Đông Nam nhiệt độ dưới 15 oC ít mưa có hình thành sương muối, sương giá, mưa tuyết - Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam thịnh hành xen kẽ là gió Tín Phong Đông Nam, nhiệt độ trên 25oC mưa nhiều chiếm 80% lượng mưa cả năm, có hướng gió Tây Nam, mưa ngâu, bão. b) Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của hai miền: - Miền khí hậu phía Bắc từ dãy Bạch Mã trở ra có mùa đông lạnh tương đối ít mưa và nửa cuối mùa Đông rất ẩm ướt, mùa hạ nóng và mưa nhiều - Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở ra có khí hậu cận xích đạo, có mùa mưa và mùa khô Câu 6: a) Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam: * Mạng lưới sông ngòi: - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố khắp trên cả nước - Nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km (93% là sông nhỏ, ngắn) các sông lớn: Sông Hồng, Sông Mê Kông * Hướng chảy của sông: - Gồm hai hướng: + Hướng Tây Bắc – Đông Nam (sông Cả, sông Đà, sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng) + Hướng vòng cung (sông Cầu, sông Hương, sông Gâm, sông Lục Nam) * Mùa nước của sông: - Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: + Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh, lượng nước chiếm 70 – 80 % lượng nước cả năm + Mùa cạn 20 – 30 % lượng nước cả năm * Lượng phù sa - Hàng năm sông đổ ra biển khoảng 839 tỉ m3 nước và 200 triệu tấn phù sa b) Địa hình nước ta: - ¾ diện tích là đồi núi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên sông nhỏ, hẹp - Do ảnh hưởng hình dạng nước ta dài theo chiều Bắc – Nam hẹp bề ngang như hình chữ “S” nên sông thường ngắn. - Do ảnh hưởng hướng nghiêng địa hình, địa hình nước ta nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam thấp dần từ nội địa ra  Biển nền sông hay dốc => Vì vậy nước ta có nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc là do ảnh hưởng của địa hình, hình dạng lãnh thổ, hướng nghiêng địa hình và khí hậu nhiệt đới gió mùa Câu 7: a) * Sông ngòi Bắc Bộ - Hệ thống sông: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng – Bằng Giang..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Sông có dạng nan quạt, chế độ nước thất thường. Mùa lũ kéo dài 5 tháng, lũ tập trung nhanh nhất là vào tháng 8. - Nguyên nhân: địa hình chủ yếu là các dãy núi cánh cung nên sông ngòi có hình nan quạt; do mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 (80% lượng nước cả năm) * Sông ngòi Trung Bộ - Hệ thống sông: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng - Đặc điểm: + Sông ngắn dốc, phân thành nhiều khu vực độc lập + Lũ lên nhanh đột ngột nhất là khi có mưa bão lớn. Mùa lũ tập chung vào cuối tháng 9 đến tháng12. - Nguyên nhân: + Do địa hình bề ngang, có các nhánh núi lan ra sát biển. + Do mưa lớn vào Thu Đông (9  12) * Sông ngòi Nam Bộ: - Hệ thống sông: sông Đồng Nai, sông Mê Kông - Đặc điểm: + Có lượng nước lớn, chế độ nước chảy theo mùa nhưng điều hoà - Nguyên nhân: + Sông có diện tích lưu vực lớn chảy qua Việt Nam ở vùng hạ lưu b) Thuận lợi - Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt - Sông ngòi cung cấp nước cho sinh hoạt đời sống, cho công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất, cung cấp hải sản, du lịch, giao thông đường thuỷ và phù xa bồi đáp ở cửa sông * Khó khăn - Chế độ nước thất thường gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long gây lũ quét ở miền núi, hạn hán ở Tây Nguyên * Sự cần thiết bảo vệ nguồn nước sông - Hiện nay nguồn nước sông đang bị ô nhiễm nhất là ở khu vực công nghiệp, các khu vực tập trung dân cư. Cần tích cực bảo vệ nguồn nước để phục vụ đời sống của mình Câu 8: Đặc tính, sự phân bố và giá trị của các nhóm đất chính ở nước ta - Nhóm đất feralit chiếm 65% 3 đất tự nhiên, hình thành trực tiếp tại các miền núi. Có giá trị với việc trồng rừng và cây Công Nghiệp - Nhóm đất mùn trên núi cao (chiếm 11% đất tự nhiên) chủ yếu là đất rừng. Đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ - Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên tập chung ở các đồng bằng sông Cửu Long; đồng bằng sông Hồng. Đặc điểm tơi xốp, giữ nước tốt, thích hợp với cây lương thực, thực phẩm nhất là lúa gạo..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×