Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Vận dụng phương pháp kí họa vào bài vẽ tranh phong cảnh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 15 trang )

UBND HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG TH&THCS XUÂN ĐÁM

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KÍ HỌA VÀO BÀI VẼ TRANH
PHONG CẢNH LỚP 7

Tác giả: Bùi Thị Huế
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Mĩ thuật
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường TH&THCS Xuân Đám
Điện thoại liên hệ: 0165.924.3560

Cát Hải, ngày 25 tháng 12 năm 2017


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng khoa học huyện Cát Hải
Tơi ghi tên dưới đây:
Số
T
T

Họ và tên

Ngày
tháng năm
sinh


Nơi cơng
tác

Chức
danh

(hoặc nơi
thường trú)

Trình độ
chun
mơn

Tỷ lệ (%)
đóng góp vào
việc tạo ra
sáng kiến
(ghi rõ đối với
từng đồng tác
giả, nếu có)

1

Bùi Thị Huế

Trường
22/11/1989 TH&THCS
Xuân Đám

Giáo

viên

ĐH SP
Mĩ thuật

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Vận dụng phương pháp kí họa
vào bài vẽ tranh phong cảnh lớp 7.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Bùi Thị Huế.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/9/2017
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
Nâng cao năng lực quan sát, bao quát sự vật cho học sinh. Rèn luyện cho
các em khả năng nắm bắt đặc điểm, bố cục. Học sinh thể hiện trong bài vẽ tranh
tốt hơn về nội dung, hình thức phong phú, có hồn, sinh động. Bài vẽ theo luật xa
gần, nắm bắt quy luật ánh sáng, đậm, nhạt trong tranh. Màu sắc đa dạng, phối
màu hài hịa theo gam, có trọng tâm.
Thơng qua việc kí họa cảnh vật xung quanh mình các em sẽ cảm nhận
được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người. Từ đó biết trân trọng, yêu quý
cảnh đẹp tự nhiên.
Tăng khả năng làm việc lôgic, khoa học khi xây dựng hình ảnh bắt nguồn
từ thực tế, sau đó mới đến vận dụng và hồn chỉnh kiến thức thông qua việc thực
hành trong bài vẽ tranh.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:


+ Cần chuẩn bị giấy A4 (A3)
+ Chất liệu: Chì, than, phấn màu, màu nước, bút sắt, bút nước, màu sáp, …
+ Bìa kẹp hoặc giá vẽ

+ Địa điểm: Một số nơi có cảnh cảnh đẹp, gần gũi học sinh.
+ Phịng học đủ điều kiện theo u cầu bộ mơn.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả.
Từ khi áp dụng sáng kiến trên, tôi nhận thấy:
+ Học sinh cảm thấy hứng thú khi tham gia vào việc kí họa ngồi trời, tạo
được tâm lí thoải mái, sự mới lạ cho học sinh khi được thỏa sức chọn lựa góc cảnh
mà mình thích, kích thích được sự tị mị khám phá, tìm tịi, học hỏi ở học sinh.
+ Học sinh có kĩ năng tốt hơn, hứng thú hơn khi vẽ bài đặc biệt là với các
em trước đây khơng thích học mơn Mĩ thuật. Từ đó mà việc dạy và học các phân
mơn của thầy và trò trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn.
+ Học sinh luyện được khả năng ghi nhớ, quan sát nắm bắt kĩ đối tượng
cần thể hiện, thông qua các đường nét mềm mại, uyển chuyển qua đôi bàn tay và
tình cảm của mình vào trong tranh.
+ Màu sắc đa dạng, phong phú và học sinh biết vẽ màu theo cảm nhận của
bản thân, biết cách đặt các mảng màu cạnh nhau sao cho hài hòa, phong phú.
Các em chọn được gam màu, sáng tối trong tranh.
+ Học sinh tự tin thể hiện, tự tin chia sẻ bài vẽ của mình, thêm u bảo vệ
và gìn giữ thiên nhiên, mơi trường.
Từ những hiệu quả trên của sáng kiến tôi làm đơn này đề nghị xét cơng
nhận sáng kiến để có thể áp dụng trên toàn huyện làm học sinh yêu môn học Mĩ
thuật hơn và phát huy hết khả năng của các em.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cát Hải, ngày 25 tháng 12 năm 2017
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Bùi Thị Huế



NỘI DUNG BẢN MƠ TẢ SÁNG KIẾN
I. Thơng tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến:
Vận dụng phương pháp kí họa vào bài vẽ tranh phong cảnh lớp 7.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Tác giả:
Họ và tên: Bùi Thị Huế
Ngày/tháng/năm sinh: 22/11/1989
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH&THCS Xuân Đám
Điện thoại: 01659243560
4. Đồng tác giả (nếu có): Khơng có
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): Bùi Thị Huế
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Tên đơn vị: Trường TH&THCS Xuân Đám
Địa chỉ: Xuân Đám – Cát Hải – Hải Phòng
Điện thoại: 0313.888.602
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Cần chuẩn bị giấy A4 (A3)
Chất liệu: Chì, than, phấn màu, màu nước, bút sắt, bút nước, màu sáp ….
Bìa kẹp hoặc giá vẽ.
Địa điểm: Một số nơi có cảnh cảnh đẹp, gần gũi học sinh.
Phịng học đủ điều kiện theo yêu cầu bộ môn.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 20/9/2017
II. Mô tả giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng
Học sinh tìm và chọn nội dung đề tài thông qua tranh ảnh, video các thầy
cô và các em chuẩn bị, đánh giá phân tích tranh ảnh qua hệ thống câu hỏi gợi
mở để từ đó đó học sinh rút ra khái niệm và tìm ra được hình ảnh chính, phụ,
màu sắc, bố cục trong tranh. Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện
qua các bước vẽ.

Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài.


Học sinh chọn nội dung hình ảnh phù hợp với khả năng của các em dựa
trên hình ảnh, video, và trên thực tế học sinh quan sát, ghi nhớ phong cảnh đẹp
mà các em định vẽ.
Bước 2: Phác các mảng chính, mảng phụ.
Học sinh chọn bố cục theo khả năng và cảm nhận như bố cục hình tam
giác, hình trịn, hình chữ nhât,… Mảng chính là trọng tâm bao giờ cũng lớn hơn
mảng phụ và nêu rõ nội dung chủ đề. Mảng phụ là mảng hỗ trợ tạo nên sự sinh
động, nhịp nhàng và thế cân bằng cho bố cục. Một bố cục cân đối là một bố cục
tạo được sự hài hịa giữa mảng chính, mảng phụ, mảng to, mảng nhỏ, mảng xa,
mảng gần,…
Một số bố cục cần tránh:
Không dồn các mảng hình về một phía.
Tránh mảng chính q lớn phá vỡ bố cục tranh hay mảng chính quá nhỏ
tạo sự trống trải, rời rạc cho tranh.
Tránh các đường xiên xéo vào bức tranh
Không để cho đường chia đôi tranh thành hai phần bằng nhau
Những dạng bố cục trên gây cảm giác khó chịu dù cho nội dung hay,
màu sắc đẹp mà bố cục khơng thuận mắt thì bức tranh cũng khơng có giá trị
nghệ thuật.
Bố cục cần:
Đẹp về hình thức thể hiện, cảm nhận.
Đa dạng về nội dung đề tài và phong phú về cách thể hiện.
Đọng lại ấn tượng sâu sắc đối với người xem.
Có tính thời đại và sáng tạo độc lập.
Bước 3: Vẽ hình và chi tiết.
Sau khi chọn được bố cục ta tiến hành tìm dáng của nhân vật, cảnh vật
phù hợp với nội dung (có thể có hoặc khơng vẽ người). Khi tìm cần vận dụng trí

nhớ, tưởng tượng, sáng tạo để xây dựng các nhân vật cho sinh động, tạo được
không gian và nhịp điệu trong tranh.Vẽ hình cần tìm hình cho phù hợp với nội
dung đề tài, vẽ tổng thể tranh trước rồi đi vào chi tiết sau.
Bước 4: Vẽ màu.
Khi vẽ màu các em phải chọn được hướng ánh sáng để vẽ được các mảng
đậm nhạt, các sắc độ tương phản của màu sắc để tranh sinh động, hài hòa, có
trọng tâm. Các em phải so sánh mảng sáng tối, chọn màu theo gam nóng hay
lạnh,… Vẽ màu tổng thể bức tranh trước sau đó mới chỉnh màu, chi tiết và hoàn
thiện bức tranh.


Giáo viên mô phạm cho học sinh quan sát trên bảng để thấy được cách vẽ.
Ngoài ra cho học sinh quan sát một số tác phẩm của các bạn học sinh và các họa
sĩ để các em rút ra kinh nghiệm và học hỏi.
Sau khi hoàn thành bài các em chia sẻ và đánh giá bài vẽ theo gợi ý.
Trong quá trình làm bài giáo viên quan sát, giúp đỡ, động viên, khuyến
khích học sinh làm bài.
1. Ưu điểm:
Học sinh quan sát, đánh giá phân tích, ghi nhớ các hình ảnh. Chọn được
nội dung phù hợp.
Biết vẽ theo các bước, sắp xếp được bố cục, hình ảnh, màu sắc trong tranh
hợp lí.
Phân tích, đánh giá được bài mình và bài bạn.
2. Khuyết điểm:
Một số học sinh còn lười biếng trong quá trình học và thực hành, làm bài
theo kiểu đối phó, qua loa, đại khái. Đặc biệt trong vẽ tranh phong cảnh đa phần
các em chỉ biết đặt bút xuống là vẽ chứ chưa có ý tưởng cụ thể, chưa có sự
chuẩn bị, khơng dựa trên tư liệu ghi chép từ thực tế, nên các bức tranh của các
em chưa phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, rất khơ cứng và buồn tẻ,
chưa có hồn do vốn biểu tượng nghèo nàn và thiếu cảm xúc. Trong tranh khơng

theo ngun tắc về luật xa gần, cách trình bày bố cục cịn tương tự như nhau,
hình ảnh cịn khơ cứng chưa sinh động.
Màu sắc nghèo nàn chưa biết pha phối màu cho hợp lí, lúng túng trong
chọn màu, gam màu, màu vẽ đơn thuần theo mảng chưa đi vào chi tiết. Các
mảng đậm nhạt, sáng tối chưa rõ ràng chưa có trọng tâm.
III. Mơ tả sáng kiến
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
Với giải pháp cũ tơi thấy hiệu quả chưa cao, học sinh chưa tự tin thể hiện
bài vẽ và chia sẻ bài vẽ của mình. Sau khi nghiên cứu phương pháp vận dụng
phương pháp kí họa vào bài vẽ tranh phong cảnh lớp 7 tôi thấy hiệu quả hơn, cụ
thể tôi đã làm như sau:
Trong mơn Mĩ thuật thì vẽ tranh là mơn học có sự tổng hịa các yếu tố tạo
hình như đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc. Sắp xếp chúng theo một
khuôn khổ nhất định của một bức tranh thông qua cảm xúc của người vẽ để nêu
bật được nội dung chủ đề của bức tranh. Nhưng không phải khi nào người học
cũng làm được điều đó theo sự tưởng tượng và cảm xúc của mình, để đạt kết
quả cao hơn tôi đã áp dụng sáng kiến “Vận dụng phương pháp kí họa vào bài vẽ
tranh phong cảnh” giúp nâng cao chất lượng học mơn Mĩ thuật nói chung và vẽ
tranh đề tài phong cảnh nói riêng. Tơi đã thực hiện như sau:
Tơi đã hệ thống cho học sinh kí họa, kí họa ngồi trời là gì, các chất liệu,
chọn và cắt cảnh và thực hành kí họa qua 4 bước.


Bước 1: Kí họa:
Giáo viên cần hệ thống lại cho học sinh nhớ lại khái niệm kí họa:
Là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất đồng
thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, cảnh vật, con người.
Bước 2. Chất liệu:
Tôi hướng dẫn cho học sinh sử dụng chất liệu phù hợp, gọn nhẹ với việc kí
họa phong cảnh ngồi trời như: Bút chì, bút sắt, bút dạ, chì than, màu nước, …

Bước 3. Cách chọn cảnh và cắt cảnh:
Chọn cảnh:
Là một khâu rất quan trọng để các em có thể chọn được cảnh phù hợp với
nội dung bài học.
Thiên nhiên vô cùng phong phú, có những cảnh vật tự nó đã đẹp giống
như một bức tranh tự nhiên, người vẽ không cần thêm bớt về bố cục cũng như
màu sắc. Tuy nhiên khơng phải cảnh nào cũng đẹp và hồn chỉnh, vì vậy cần
hướng cho học sinh biết cách ngắm cảnh, chọn cảnh. Xem cảnh nào cảm thấy
đẹp nhất và có cảm xúc nhất, đủ các yếu tố như: Bố cục đẹp, có xa, có gần, lớp
trước, lớp sau, nhịp nhàng có trọng tâm để chọn khi bắt đầu kí họa.
Bước đầu kí họa giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu một số
đối tượng để các em khơng bị bỡ ngỡ khi nắm bắt đặc điểm. Từ đó chọn góc
cảnh, ban đầu khi mới kí họa cảnh nên hướng cho các em chọn những phong
cảnh đơn giản trước bởi vì trong cảnh bao la khi nhìn thường làm cho các em
lúng túng, dễ bị ngợp mắt sẽ khó xác định trọng tâm, giới hạn khi kí họa, chính
vì thế nên chọn một góc cảnh chỉ có hai hoặc ba vật thể để kí họa.
Ví dụ: Dịng sơng, con thuyền, chiếc cầu, cây xung quanh hoặc ngôi nhà
và cây cối,...
Như vậy học sinh sẽ từng bước làm quen được với việc kí họa từ hẹp đến
rộng, từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp để khi đứng trước cảnh các em sẽ
đủ tự tin chủ động trong việc “thâu tóm” đối tượng vào bức vẽ của mình.
Cắt cảnh:
Giáo viên cần hướng cho học sinh cách cắt cảnh hiệu quả trong quá trình
chọn cảnh để tìm ra bố cục đẹp nhất. Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh
cách làm bìa cứng để cắt cảnh hiệu quả hơn, bằng cách tạo khung ngắm nhỏ
bằng bìa cứng khổ giấy khoảng 12 x 16 cm được cắt khoét rỗng theo hình chữ
nhật hoặc dùng hai ngón tay cái và tay trỏ của hai bàn tay đan vào nhau tạo
thành khung ngắm. Khi chọn cảnh và cắt cảnh sẽ có hai phần chính là cảnh
động hoặc tĩnh. Cảnh động là hoạt động của người hoặc lúc cây đang chuyển
động trong gió, cảnh động thì cần tiến hành kí họa trước và ghi lại nhanh hơn.

* Lưu ý học sinh những điều sau trong quá trình cắt cảnh:
Tránh mảng hình bằng nhau, giống nhau, đối xứng ở hai bên.


Tránh mảng hình q lớn ở chính giữa tranh.
Tránh đường chéo góc cắt đơi tranh.
Tránh đường chân trời chạy ngang qua chính giữa bức tranh chia bức
tranh làm hai phần bằng nhau.
Bước 4. Thực hành kí họa:
Dựa vào khung ngắm, phác hình của cảnh vật trên giấy vẽ, có thể lấy một
vật trong cảnh để so sánh. Ví dụ: lấy chiều cao của một ngôi nhà để so sánh với
các đồ vật khác trong cảnh như lùm cây, đống rơm, con người....
Giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh cách phác hình bằng nét thẳng,
phác mảng hình lớn trước, hình mảng nhỏ sau. Ln ln so sánh các đường
hướng của cảnh vật với đường tầm mắt. Không nên tham những chi tiết nhỏ, cần
lược bỏ chi tiết không cần thiết, khi vẽ nên quy hình cảnh vật vào mảng hình
lớn, khơng để ý vào chi tiết như sợi rơm, từng lá, quả của cây, từng chi tiết nhỏ
của nhà cũng có thể bỏ bớt những mảng hình, hình mảng khơng đẹp. Cần nhắc
các em có thể gợi đậm nhạt khi đã tương đối hồn thiện về hình để tạo được
chiều sâu không gian, lớp trước, lớp sau. Cần làm nổi rõ những cảnh ở lớp
trước, cảnh trọng tâm.
Có thể ban đầu những gì mà các em kí lại cảnh trong bài kí họa của mình
chưa được tốt lắm, nét vẽ cịn lúng túng, hình chưa được chính xác. Giáo viên có
thể nhắc các em đưa bài để mình xem trước. Sau đó góp ý và hướng dẫn để các
em chỉnh bài. Bài kí họa của các em sẽ hồn chỉnh và tiến bộ hơn.
Học sinh hiểu và biết cách kí họa các em có thể kí mọi lúc, mọi nơi.
Chính vì vậy tơi đã giao cho học sinh về nhà chuẩn bị 2 đến 3 bài kí phong cảnh
hoặc các em ghi nhớ kiến thức kí họa đã học để chuẩn bị cho tiết vẽ tranh phong
cảnh lớp 7.
Vận dụng vào bài vẽ tranh đề tài phong cảnh lớp 7:

Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
Học sinh đã có hai hoặc ba bài kí họa đã chuẩn bị trước ở nhà, hoặc giáo
viên có thể cho học sinh vẽ tranh ngoài trời phong cảnh thiên nhiên đẹp, gần gũi
với học sinh. Giáo viên chọn một bài kí họa tốt nhất để các em dựa vào đó thể
hiện bài làm vẽ tranh phong cảnh hoàn chỉnh.
Bước 2: Phác các mảng chính, mảng phụ (xây dựng bố cục).
Đầu tiên giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh dựa vào bài kí họa của
mình để xây dựng bố cục. Dựa vào các mảng hình trong bài vẽ kí họa sắp xếp
mảng chính, mảng phụ có trọng tâm, bố cục trong tranh phong cảnh phải theo
sát những tư liệu đã kí họa và ít nhiều gợi được địa danh của cảnh vật như: đó là
nơi nào thuộc địa danh và có đặc điểm gì?
Ví dụ: Cảnh núi đồi hay cảnh đồng bằng, sơng nước ...
Có nhiều hình thức thể hiện tranh phong cảnh, có thể thêm hoặc bớt một
số chi tiết làm sao để tạo nên một tổng thể thống nhất và hợp lí về bố cục. Khi


bố trí các mảng hình phải phối hợp sao cho tạo được một bố cục độc đáo mang
vẻ đẹp riêng trong mỗi bài vẽ.
Bước 3: Vẽ hình và vẽ chi tiết.
Dựa vào những mảng hình đã xây dựng để phác hình tổng thể theo các lớp
của luật xa gần. Lớp hình ở trước, ở giữa và ở phía sau bằng những nét thẳng.
Lớp ở trước: là lớp gần với tầm mắt người nhìn nhất nên cần thể hiện hình
to cao và rõ nhất, có thể gợi một số chi tiết của cây cối, nhà cửa, ...
Lớp ở giữa: còn gọi là lớp trung gian, khi vẽ sẽ được diễn tả thấp nhỏ hơn về
hình so với lớp trước, khơng cần nhấn nhiều chi tiết.
Lớp ở sau: Là lớp ở xa nhất khi quan sát ta sẽ thấy cảnh vật thấp, nhỏ và
mờ hơn các lớp trước, lưu ý học sinh không nhấn chi tiết.
Giáo viên nhắc học sinh đối với bài vẽ tranh phong cảnh ở khối lớp 7 thì
cảnh vật là chính, có thể điểm thêm người hoặc khơng, nhưng nên điểm thêm
hình ảnh người sẽ làm bức tranh sinh động hơn.

Cũng cần lưu ý học sinh trong cách sử dụng đường nét của các em. Cảnh
vật ở gần sẽ được nhấn đậm sắc sảo, nét ở xa có thể diễn tả nhỏ và mờ dần để
gợi được không gian xa gần trong bài vẽ.
Bước 4: Vẽ màu.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách vẽ màu theo cảm xúc riêng của
các em hoặc có thể vẽ màu dựa vào màu cảnh vật tự nhiên, thời gian mà các em
đã kí họa phong cảnh đó.
Lưu ý các em trong cách dùng màu cần nhấn được trọng tâm của hình ảnh
chính trong tranh vẽ màu theo các lớp cảnh, có thể gợi ý cho các em sử dụng
màu tùy thuộc vào bài để gợi được không gian theo luật xa gần.
Trong quá trình học sinh thực hành bài giáo viên luôn quan sát, động viên,
hướng dẫn học sinh đặc biệt là những học sinh còn lúng túng trong cách vẽ bài.
Ln khuyến khích tinh thần học tập của học sinh, tuyên dương những
học sinh có tiến bộ và có bài vẽ tương đối tốt hoặc tốt.
Các em tự tin chia sẻ và đóng góp ý kiến giúp bạn thấy được những
điểm được và chưa được trong bài vẽ tranh.
Tính mới của sáng kiến: Vận dụng phương pháp kí họa vào vẽ tranh
phong cảnh là nâng cao năng lực quan sát, bao quát sự vật cho học sinh. Rèn
luyện được cho các em khả năng nắm bắt đặc điểm, bố cục, từ đó thể hiện trong
bài vẽ tranh tốt hơn. Nội dung, hình thức phong phú, bài vẽ có hồn, sinh động.
Bài vẽ theo luật xa gần, nắm bắt quy luật ánh sáng, đậm, nhạt trong tranh. Màu
sắc đa dạng, phối màu hài hịa theo gam, có trọng tâm.
Thơng qua việc kí họa cảnh vật xung quanh mình các em sẽ cảm nhận
được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người. Từ đó biết trân trọng, yêu quý
cảnh đẹp tự nhiên.


Tính sáng tạo: Tăng khả năng làm việc lơgic, khoa học khi xây dựng hình
ảnh bắt nguồn từ thực tế, sau đó mới đến vận dụng và hồn chỉnh kiến thức
thông qua việc thực hành trong bài vẽ tranh.

Từ những hình ảnh các em vẽ có thể tạo thành kho tư liệu vận dụng vào
nhiều bài vẽ khác nhau, hoặc tạo thành một tác phẩm độc lập. Học sinh có thể vẽ
mọi lúc mọi nơi, bất kì đối tượng nào các em yêu thích.
3.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Vận dụng phương pháp kí họa vào bài vẽ tranh phong cảnh đã được áp
dụng ở bài vẽ tranh phong cảnh ở khối lớp 7 và có thể áp dụng ở các khối 6, 8, 9
trên toàn huyện.
3.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
a. Hiệu quả kinh tế:
Từ khi áp dụng sáng kiến trên, tôi nhận thấy:
- Tiết kiệm thời gian: Học sinh làm việc nhanh chóng, có hiệu quả nhanh
có sản phẩm.
- Chọn và phối màu nhanh đẹp, mảng màu đa dạng, phong phú hài hòa
- Tạo kho tư liệu phong phú vận dụng nhiều bài vẽ khác nhau.
- Tranh có thể đóng khung và treo trang trí tại nhà, lớp,…
- Các chất liệu rẻ tiền, khơng mất chi phí đi lại mà vẫn mang lại hiệu quả
cao, ngồi vẽ tranh các em cịn được đi trải nghiệm thực tế.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
Học sinh có thể vẽ mọi lúc mọi nơi, vẽ bất kì đối tượng nào mà các em
u thích.
Tun truyền giáo dục thẩm mĩ, giới thiệu các cảnh đẹp thiên nhiên quê
hương đến với bạn bè, người thân, các bạn quốc tế. Các em thêm yêu quê hương
đất nước, con người Việt Nam, cùng chung tay bảo vệ và môi trường xây dựng
đất nước thêm giàu đẹp, phát triển đi lên.
Các em tự tin giao tiếp chia sẻ những kiến thức đã được học, thực hành
làm mối quan hệ của các em thêm mở rộng, gắn bó.
c. Giá trị làm lợi khác:
Sau khi áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy học sinh thấy hứng thú khi tham
gia vào việc kí họa ngồi trời, bởi nó tạo được tâm lí thoải mái, sự mới lạ cho
học sinh khi được thỏa sức chọn lựa góc cảnh mà mình thích, kích thích được sự

tị mị thích khám phá, học hỏi ở học sinh. Các em có kĩ năng tốt hơn, hứng thú
hơn khi vẽ bài đặc biệt là với các em trước đây khơng thích học mơn Mĩ thuật.
Từ đó mà việc dạy và học các phân mơn của thầy và trị trở nên nhẹ nhàng mà
hiệu quả hơn. Qua quan sát thực tế các em luyện được khả năng ghi nhớ, quan
sát nắm bắt kĩ đối tượng cần thể hiện thông qua các đường nét mềm mại, uyển


chuyển qua đơi bàn tay, có cái nhìn mới và cách thể hiện mới khơng gị bó, rèn
được tính kiên nhẫn, tỉ mỉ khi vẽ tranh. Thúc đẩy khả năng gợi nhớ và thể hiện
được những gì mà học sinh quan sát được trong quá trình vẽ. Học sinh tập trung
cao độ khi vẽ mà vẫn hứng thú vẽ, vận dụng các đường nét đậm, nhạt. Mỗi
đường nét lại thể hiện tình cảm của mình vào trong tranh, hiểu, giải thích và vận
dụng các ngơn ngữ hội họa đầy biểu cảm. Học sinh dựa vào quan sát và sự tự tin
của tay và mắt, được trải nghiệm thưởng thức và hiểu được cách vẽ kí họa
phong cảnh. Màu sắc đa dạng, phong phú và học sinh biết vẽ màu theo cảm
nhận của bản thân. Học sinh biết cách đặt các mảng màu cạnh nhau sao cho hài
hòa, phong phú, chọn và phối màu, vận dụng được các cặp màu bổ túc, cách pha
màu. Đặc biệt các em làm quen và sử dụng được các chất liệu sẵn có một cách
linh hoạt và tự các em có thể tìm ra được các chất liệu mới theo khả năng và sự
sáng tạo. Học sinh tự tin vẽ và tự tin chia sẻ bài vẽ của mình, từ đó học sinh rèn
luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng trình bày của bản thân. Thúc đẩy khả năng
phân tích, nhận xét và khả năng lực chọn tranh của mình, của bạn, nâng cao sự
hiểu biết và sự phản ánh của học sinh về triển lãm tác phẩm đã hồn thành. Từ
những hình ảnh được vẽ, những nơi các em được đi trải nghiệm thực tế rất gần
gũi các em thêm yêu thiên nhiên bảo vệ và gìn giữ những nét đẹp mộc mạc,
truyền thống của quê hương, đất nước.
Trên đây là sáng kiến “Vận dụng phương pháp kí họa vào bài vẽ tranh
phong cảnh lớp 7” của tôi và những hiệu quả mà sáng kiến mang lại tơi rất mong
nhận được sự đóng góp của các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến được hồn
thiện hơn và góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ VỀ
SÁNG KIẾN
(Ký tên)


TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM
Bài vẽ trước khi áp dụng sáng kiến



PHỤ LỤC
Bài vẽ sau khi áp dụng sáng kiến

Bài kí họa của học sinh




×