NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
PHẦN VĨ MÔ
Tham kh¶o:
N.G. Mankiw, “Những nguyên lý của Kinh tế học”,
chương 27+28
Ngµy 09 / 10 / 2004
Tiền tệ và lạm phát
Phần 2 - NỀN KINH TẾ TRONG DÀI HẠN
Những nội dung chính
I. Tiền tệ là gì?
II. Sự hình thành cung tiền
III. Tiền tệ và lạm phát
I. Tiền tệ là gì?
Ý nghĩa của tiền
Chức năng của tiền
Các loại tiền
Ý nghĩa của tiền
Tiền là những tài sản tài chính được xã hội
chấp nhận làm phương tiện thanh toán cho
các hàng hoá và dịch vụ
Ví dụ: tiền mặt, séc, tài khoản tiền gửi
không kỳ hạn…
Không tính vào khối lượng tiền: tiền gửi có
kỳ hạn, cổ phiếu, trái phiếu, thẻ tín dụng
Chức năng của tiền
Phương tiện thanh toán:
Tiền làm trung gian để thực hiện các hoạt động giao
dịch hàng hoá và dịch vụ
Đo lường giá trị
Tiền làm thước đo giá trị của các hoạt động kinh tế,
các hàng hoá dịch vụ, các khoản nợ
Dự trữ giá trị
Tiền giúp cho việc chuyển sức mua từ hiện tại đến
tương lai
Các loại tiền
Tiền hàng hoá
Một loại hàng hoá nào đó được xã hội chấp nhận
chung làm phương tiện thanh toán
VD: thóc (Việt Nam), thuốc lá (Liên Xô)
Tiền pháp định
Giấy hoặc kim loại do Ngân hàng trung ương phát
hành ra, được quy định là tiền
VD: Đồng Việt Nam, Đôla Mỹ, Bảng Anh
Các loại tiền
khả năng thanh khoản:
là khả năng dễ dàng chuyển từ một tài sản tài
chính thành tiền mặt để thanh toán
Các loại tiền
Tiền M0 = tiền mặt
Tiền M1 = M0 + tài khoản tiền gửi có thể
viết séc
Tiền M2 = M1 + tài khoản tiền gửi không
kỳ hạn