Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tài liệu Thuyết trình: "Sự chuyển dịch từ G7 sang G20 và xu thế phát triển của G20" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.42 KB, 22 trang )

Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Khoa Kinh Tế
Lớp DH06QT
SỰ DỊCH CHUYỂN TỪ G7 SANG G20 VÀ
CÔNG CUỘC VỰC DẬY NỀN KINH TẾ
CỦA G20

GVHD:Lê Văn Lạng
Thực hiện:
Quản trị kinh doanh 32 1 12/13/2013
Phan Thị Thiên Lý 06122101
Nguyễn Chí nghĩa 06122115
Nguyễn Mai Thảo 06122169
Nguyễn Thanh Tú 06122209
Nguyễn Phùng Châu Việt 06122227
Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng

MỤC LỤC
Quản trị kinh doanh 32 2 12/13/2013
Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng
I.khái quát về G7 và G20
1.G7 là gì?
Nhóm G7 hay G-7 (viết tắt tiếng Anh Group of Seven) là tập hợp bảy vị bộ trưởng tài
chính của bảy nước kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhóm này thành hình vào năm 1976
khi Canada gia nhập nhóm G6 trước kia gồm: Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Hoa Kỳ.
Bảy vị bộ trưởng này nhóm họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về chính sách
kinh tế. Công việc cũng được hỗ trợ bởi những kỳ họp thường xuyên của các viên chức
khác như thứ trưởng tài chính.
 Thành phần nhóm G7 bao gồm:
1. Canada


2. Pháp
3. Đức
4. Ý
5. Nhật Bản
6. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
7. Hoa Kỳ
 Những thành tựu đã đạt được:
Trong năm 2008 G7 nhóm họp lần đầu vào ngày 11 tháng 4 ở Washington D.C.và
lần thứ nhì vào ngày 10 tháng 10 cũng ở Washington D.C. để bàn về cuộc khủng
hoảng kinh tế 2007-2008. Nhóm này đã tuyên bố sẽ dùng "mọi biện pháp" để ngăn
chặn cơn khủng hoảng
2. Sơ lược về G8
Cơ cấu G8 hiện nay xuất hiện từ năm 1975, theo sáng kiến của tổng thống Pháp
Giscard d Estaing và thủ tướng Helmut Schmidt. Tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên,
các đại diện Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nhật đã lần đầu tiên thảo luận về những vấn đề kinh
tế toàn cầu.
Thế nhưng nơi ra đời thật sự của G8 lại là...từ thư viện Nhà Trắng. Tại đó đã diễn
ra cuộc thảo luận không chính thức các bộ trưởng tài chính của các nước này. Nhu cầu
gặp gỡ của họ xuất phát từ cuôc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bắt đầu từ năm 1973,
sau khi các nước xuất khẩu dầu Ả rập cấm vận dầu Mỹ và châu Âu.
Do đó, "nhóm thư viện" - tên gọi bán chính thức lúc đầu của G8 - đã đi đến quyết
định cần thiết phải tiến hành những cuộc thảo luận cấp cao như thế. Nửa sau thập niên
70, tham gia vào G5 có thêm Ý (1975), Uỷ ban châu Âu (1977) và Canada (1978), kết
quả là G5 thành G7. Nhưng G7 chỉ chính thức tuyên bố thành lập vào năm 1985. Năm
Quản trị kinh doanh 32 3 12/13/2013
Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng
1997, tại Denver nước Nga lần đầu tiên trở thành thành viên của nhóm, biến G7 thành
G8.
Các thành viên:
Pháp

Hoa Kỳ
Vương quốc Anh
Đức
Nhật Bản
Ý
Canada
Nga
G8 không có ban thư ký, và các thành viên tổ chức này không ký kết những hiệp
ước chính thức, không có những quyền hạn hay nghĩa vụ đặc biệt nào.
G8 được coi như một trong những tổ chức điều phối chính sách kinh tế thế giới.
Tất cả những thế lực kinh tế quan trọng nhất thế giới đều tham gia nhóm - từ Mỹ tới
EU. Hiệu quả các họat động của G8 còn tùy thuộc vào những vấn đề nó thảo luận.
Tuy nhiên G8 thường không thành công lắm nếu vấn đề liên quan tới kinh tế tòan
cầu, về tiền tệ hay mậu dịch, tức những vấn đề động chạm đến quyền lợi các nước
lớn không tham gia vào câu lạc bộ thương lưu này.
Thế nhưng G8 (thực tế là G7) có thể tự hào về những thành tựu nhất định..
Chẳng hạn như tại hội nghị thượng đỉnh 1978 tại Bonn đã thông qua thỏa thuận có
tính nguyên tắc về giảm bớt hàng rào thuế quan trong mậu dịch quốc tế . Hay năm
1983, G7 đã hình thành một quan điểm chung về vấn đề bố trí tên lửa tầm xa ở
Châu Âu. Năm 1989 đạt được thỏa thuận về việc xem xét các cơ chế hỗ trợ các
nước bị khủng hỏang kinh tế châu Á, đồng thời hình thành cách tiếp cận chung vấn
đề Kosovo. Và năm 2002, G8 thật sự đã thành lập được Quỹ tòan cầu chống AIDs,
lao phổi và sốt rét.
3. G20 là gì?
G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất
(tính theo GDP (PPP)) và Liên minh Châu Âu (EU).
Thành lập từ năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới, với mục tiêu đưa
các nền kinh tế công nghiệp và đang phát triển quan trọng lại cùng nhau một cách có hệ
thống để thảo luận các vấn đề quan trọng trong kinh tế toàn cầu .
G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật

Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu
(EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga,
Quản trị kinh doanh 32 4 12/13/2013
Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng
Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
 Các thành viên
Argentina
Úc
Brasil
Canada
Trung Quốc
Pháp
Đức
Ấn Độ
Indonesia
Ý
Nhật Bản
Mexico
Nga
Ả Rập Saudi
Nam Phi
Hàn Quốc
Thổ Nhĩ Kỳ
Anh
Hoa Kỳ
European Union
 Thành tựu
G-20 đã tiến triển một loạt các vấn đề từ năm 1999, trong đó có thỏa thuận về các
chính sách cho sự tăng trưởng, giảm lạm dụng hệ thống tài chính, đối phó với khủng
hoảng tài chính và tài trợ chống khủng bố. Đảm nhận vai trò mới như một tổ chức

thường trực điều phối nền kinh tế thế giới.
G-20 cũng thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế .
Trong năm 2004, các quốc gia G-20 cam kết về tiêu chuẩn mới minh bạch và trao
đổi thông tin về các vấn đề thuế. Điều này nhằm mục đích chống lạm dụng của hệ
thống tài chính và hoạt động bất hợp pháp bao gồm trốn thuế. G-20 cũng đóng một vai
trò quan trọng trong các vấn đề có liên quan với các cải cách của kiến trúc tài chính
quốc tế.
G-20 cũng đưa ra một cái nhìn chung giữa các thành viên về các vấn đề liên quan
nhằm phát triển hơn nữa hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu, tổ chức một cuộc họp
bất thường ở rìa của IMF 2008 và Ngân hàng Thế giới tại cuộc họp hàng năm để công
bố tình hình kinh tế hiện tại.
Tại cuộc họp này, theo quy định của G-20 nhiệm vụ cốt lõi để thúc đẩy mở cửa và
xây dựng giao lưu giữa các quốc gia tiên tiến và thị trường mới, bàn về các vấn đề quan
trọng liên quan đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Quản trị kinh doanh 32 5 12/13/2013
Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng
Họ nhấn mạnh sẽ bỏ qua những khó khăn của mình để có thể làm việc cùng nhau,
giúp đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng tài chính và để làm sâu sắc thêm quan hệ
hợp tác. Giúp cải thiện các quy định, giám sát các hoạt động chung của thị trường tài
chính thế giới.
II.Sự chuyển dịch từ G7 sang G20.
1.Quá trình của sự chuyển dịch
 Sự kết thúc của G7/G8?
Xét từ góc độ của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc hay Ấn Độ, Hội nghị
Thượng đỉnh G20 là một thành công khi tiếng nói của họ đã trở nên có trọng lượng hơn
trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế quốc tế.
Các nước này đã giành được thêm 5% số phiếu trong hệ thống quyền lực của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế IMF, nâng tổng số phiếu nắm giữ liên quan đến các quyết định quan
trọng trong IMF của nhóm nước này lên con số xấp xỉ 50%.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đặt ra những vấn đề mới cho việc cân bằng cán

cân quyền lực giữa các nền kinh tế. Bản thân các nước G8 không thể tự chống chọi với
cuộc khủng hoảng mà phải cần đến sự tham gia, phối hợp của tất cả các nước liên quan.
G20 sẽ không phải là G8 +12 cũng như sân chơi chung giờ đây đã không thể thiếu
được những “người chơi mới” có tầm ảnh hưởng lớn đến từ thế giới các nước đang
phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Quyết định của chính phủ các nước này, từ việc duy trì chính sách mở cửa và hội
nhập kinh tế quốc tế đến vấn đề tiêu thụ năng lượng cac-bon kích thích hiệu ứng nhà
kính hay kiểm soát các dòng chảy tài chính nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng
kinh tế tương tự trong tương lai đã, đang và sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn và có
ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các nước khác.
Tuy nhiên, phía trước các nhà lãnh đạo G20 vẫn còn nhiều việc phải làm để đưa
trật tự thế giới mới đang được xác lập đi vào ổn định và phát huy hiệu quả định hướng
cũng như kiểm soát đối với nền kinh tế toàn cầu. Không ai bầu lên G20 mà tự bản thân
nó phải chứng tỏ được vai trò và giá trị của mình trong việc điều hành nền kinh tế thế
giới.
Bên cạnh đó, với việc nhiều “người chơi” được bổ sung và sân chơi như thế, việc đạt
được các quyết định quan trọng có lẽ sẽ khó khăn hơn, đòi hỏi phải có những luật chơi
mới. Do đó, đây có lẽ mới chỉ là bước khởi đầu cho công cuộc tái thiết trật tự kinh tế
quốc tế mà cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính vừa qua góp phần đem lại mà thôi.
Quản trị kinh doanh 32 6 12/13/2013
Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng
 G20 thay G7
Theo báo The New York Times, ngày 25-9, Tổng thống (TT) Mỹ Barack Obama
thông báo về việc G7, gồm các quốc gia công nghiệp giàu có, sẽ được thay thế bằng
G20, với sự góp mặt của Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển có
mức tăng trưởng nhanh.
Động thái này làm nổi bật tầm quan trọng của các nền kinh tế đang tăng trưởng tại
châu Á và một số quốc gia châu Mỹ Latinh, đặc biệt là kể từ khi Mỹ và nhiều quốc gia
châu Âu nhận thấy hệ thống ngân hàng của họ bị tê liệt vì cuộc khủng hoảng kinh tế.
Những người ủng hộ ý tưởng này cho rằng các nền kinh tế đang nổi lên, với dân số

khổng lồ, phải có chỗ ngồi tại bàn hội nghị để tranh luận không chỉ các vấn đề kinh tế
mà cả vấn đề môi trường, sự thay đổi khí hậu.
 G20 có làm tốt hơn G8?
Năm 1997, tại Denver nước Nga lần đầu tiên trở thành thành viên của nhóm, biến
G7 thành G8.Nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xong thực tế qua những gì G8 đã
làm thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế cũng như dẫn dắt nền kinh khỏi
suy thoái.
Hoạt động của G8 cũng thường bị chỉ trích. Sự lựa chọn gói vấn đề của khối này
thường chỉ tập trung chú ý chủ yếu vào lợi ích của các nước thành viên, trong khi việc
giải quyết những vấn đề ở các lĩnh vực khác thường không hiệu quả.
Người ta nghi ngờ cả nguyên tắc tuyển chọn nhóm này: vì sao trong G8 có Nga,
nhưng lại không có Ấn Độ? Trong khi dân số Ấn Độ hơn Nga gấp 8 lần, tổng sản
lượng nội địa cũng hơn Nga (650 triệu USD so 615 triệu USD của Nga).Trong tình
hình đó hội nghị thượng đỉnh G20 được mong đơi hơn hết.
Có những nhận xét rằng G20 thậm chí còn làm tốt hơn G8 – nhóm vẫn được xem là
hùng mạnh và giàu có nhất thế giới và cũng được xem là nhóm có quyền lực bậc nhất.
Lãnh đạo G20 khẳng định thế giới đang biến chuyển và thế giới của thế kỷ 21 cần một
nhóm như họ để điều phối hợp tác quốc tế thay vì G8, nhỏ bé và đã trở nên ngày càng
cục bộ.
Nhưng sự thay thế này không phải là sự phủ nhận. Bởi các nước G8 vẫn có mặt tại
G20 và vai trò của họ cũng không bị phủ nhận. Chỉ có điều là họ cần san sẻ quyền
quyết định các vấn đề quốc tế, nhất là kinh tế, với các cường quốc mới như Trung
Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là liệu G20 có thể làm được khá hơn G8?
Quản trị kinh doanh 32 7 12/13/2013
Kinh tế quốc tế Giảng viên: Lê Văn Lạng
Rất khó, Bằng chứng là, trong vào hội nghị G20 vừa kết thúc ở Pittsburgh, người ta
vẫn thấy những kết quả hao hao kiểu mà các hội nghị G8 thường kết thúc: nhiều mục
tiêu vĩ mô nhưng ít chi tiết cụ thể cũng như kế hoạch triển khai chi tiết để đạt các mục
tiêu đó.

Và phương pháp hội nghị cũng chẳng khác nhau gì: các nhà lãnh đạo cao cấp nhất
tới dự hội nghị chỉ là đọc hoặc phát biểu lại dựa trên kết quả làm việc trước đó giữa các
đoàn tuỳ tùng với nhau mà không có một sáng kiến to tát nào từ các nhân vật to tát nhất
này.
Một điều nữa mà các hội nghị G8 thường gặp phải: có rất nhiều điều mà thế giới
mong chờ đã không được đưa ra thảo luận hoặc thảo luận mà không đưa ra được giải
pháp. Nói cách khác, các hội nghị thường không làm thoả mãn những người đánh giá
cao nó, mong chờ nó
Nhưng dù sao, G20 cũng đang được kỳ vọng và đánh giá cao hơn G7 hay G8, tất
nhiên là không chỉ hơn về số lượng thành viên. Thành phần tham gia đã có vẻ cân bằng
và tiếng nói được vang lên từ đại diện của nhiều khu vực hơn trên thế giới. Ít nhất điều
đó báo hiệu những hứa hẹn của một thế giới công bằng hơn.
Và cũng đã có những quan điểm mới thực tế hơn, không chỉ là những lời huyễn hoặc tự
ngợi ca mình như thường cảm thấy từ G8. G20 biết rằng ngoài 20 thành viên đó, còn có
cả một thế giới rộng lớn mà họ là một phần.
 Các vấn đề khác đáng quan tâm
Bất chấp những quyết định mang tính “lịch sử” của G20, hội nghị lần này vẫn còn
tồn tại nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Sự nhất trí bước đầu giữa các quốc gia về việc qui
định tiền thưởng cho lãnh đạo các ngân hàng không làm thỏa mãn các chuyên gia kinh
tế khi mà các thỏa thuận liên quan đến việc điều chỉnh hạn mức vốn của các ngân hàng,
nội dung được đánh giá mang tính cốt lõi trong việc giải quyết các vấn đề về tài chính
vẫn chưa thể đạt được.
Ngoài ra, việc lãnh đạo các nước vẫn chưa thể hiện được sự nhất quán trong việc
giảm lượng khí thải toàn cầu chắc chắn sẽ làm không ít nước châu Âu không hài lòng
trong bối cảnh khi mà hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu tại Copenhagen sẽ được tổ
chức vào tháng 12 tới đây.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng khó có thể trông chờ gì hơn tại một hội nghị
thượng đỉnh kéo dài 2 ngày. Sẽ cần nhiều Pittsburgh hơn nữa cho đến khi các vấn đề
được giải quyết triệt để và Canada 2010 sẽ là câu trả lời cho những tham vọng của các
nhà điều hành kinh tế thế giới tại hội nghị lần này.

2. Mục đích của sự chuyển dịch
Quản trị kinh doanh 32 8 12/13/2013

×