Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tong hop de thi HSG Quoc Gia mon Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.21 KB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo . Đề Thi Quốc Gia Chọn HS Giỏi THPT Môn Thi: Hoá Học Lớp 12 - Bảng A Ngày thi: 2/3/1994 (180 phút, không kể thời gian giao đề ). Câu 1: 1. Nêu phương pháp hoá học có thể dùng để loại các chất độc sau: a. SO2, NO2, HF trong khí thải công nghiệp. b. Lượng lớn clo trong phòng thí nghiệm. c. Pb2+ hoặc Cu2+ trong nước thải các nhà máy. Viết đầy đủ các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Từ 0,1 mol H2SO4 có thể điều chế 1,12 lít; 2,24 lít; 3,36 lít SO 2 được không? Giải thích tại sao được hay không được. Nếu được, minh hoạ bằng các ví dụ cụ thể. Trình bày phương pháp thu SO2 tinh khiết điều chế ở trên. Câu 2: 1. Làm các thí nghiệm sau: o Thí nghiệm 1: Cho vào dung dịch H2SO4 loãng đựng trong 3 cốc đánh số 1, 2, 3 mỗi cốc một miếng sắt. o Thí nghiệm 2: Thêm vào cốc 1 miếng nhôm đặt tiếp xúc với miếng sắt. o Thí nghiệm 3: Thêm và cốc 2 một miếng đồng đặt tiếp xúc với miếng sắt. o Thí nghiệm 4: Thêm vào cốc 3 một miếng bạc đặt tiếp xúc với miếng sắt. Trình bày và so sánh các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm trên. Viết phương trình về các hiện tượng đó. Giải thích sự khác nhau về các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm. 2. a. Hãy viết sơ đồ và phương trình xảy ra khi điện phân dung dịch CuSO4 với hai điện cực bằng Platin. b. Sau khi điện phân được một thời gian, ngắt nguồn điện ngoài và nối hai điện cực trên bằng dây dẫn, có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích và minh hoạ bằng phương pháp hoá học. Câu 3: 1. a. Nêu ý nghĩa về cấu tạo của cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. b. Cấu hình này có thể gặp ở loại chất nào? Minh hoạ bằng tính chất cụ thể. c. Nêu tính chất của chất trong thí dụ trên. 2. Dựa vào độ âm điện của nguyên tố trong bảng sau: Nguyên tố O Na Mg Al Si P S Cl Độ âm điện 3,5 0,9 1,2 1,5 1,8 2,1 2,5 3,0 a. Nêu bản chất liên kết hoá học trong oxit của mỗi nguyên tố ở mức oxi hoá cao nhất. b. Phân loại các oxit trên. Viết phương trình phản ứng nêu rõ tính chất hoá học của mỗi loại oxit. 3. Trình bày có giải thích những yếu tố quan trong nhất làm tăng tốc độ ở giai đoạn oxi hoá SO 2 thành SO3 trong quá trình sản xuất H2SO4. Caõu 4: 1. Khuấy a gam một chất trong b cm3 chất lỏng có khối lượng riêng D1 để tạo thành một dung dịch có khối lượng riêng D2. a. Thiết lập công thức dùng để tính nồng độ % theo khối lượng và nồng độ mol/lit của dung dịch trên. b. Nêu những điều kiện để có thể áp dụng được công thức thiết lập ra. Caõu 5: Bài toán Hỗn hợp A gồm hai oxit sắt. Dẫn từ từ khí hidrô đi qua m gam A đựng trong ống sứ đã nung nóng đến nhiệt độ thích hợp. Sản phẩm tạo nên là 2,07 gam nước và 8,48 gam hỗn hỡp B gồm hai chất rắn. Hoà tan B trong 200 ml dung dịch H2SO4 1M thu được một dung dịch D và 1971,2 ml H 2 đkc ở 27,30C và 1atm. Cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ được kết tủa E. Cho E tiếp xúc với không khí để chuyển E hoàn toàn thành chất rắn F. Khối lượng của E và F khác nhau 1,36 gam. 1. Tính m. 2. Tìm nồng độ của hợp chất và ion trong dung dịch D, cho rằng thể tích dung dịch D thay đổi không đáng kể so với thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng. 3. Thành lập công thức và tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong A. -----o o-----. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo. Đề Thi Quốc Gia Chọn HS Giỏi THPT.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> . Môn Thi: Hoá Học Lớp 12 Ngày thi: 2/3/1995 (180 phút, không kể thời gian giao đề ). A. Câu hỏi lý thuyết. Câu I: 1. Trong phòng thí nghiệm có dd NaOH (dung môi là nước). a/ Hãy trình bày nguyên tắc để xác định nồng độ mol/lit của dd NaOH đã cho. b/ Hãy tự cho các số liệu cụ thể và tính nồng độ mol/lit của dd NaOH đó. 2. Có 3 lọ được đánh số, mỗi lọ có chứa một trong các dd sau: natri sunfat, canxi axetat, nhôm sunfat, natri hiđroxit, bari clorua. Chất nào được chứa trong lọ số mấy, nếu: o Rót dd từ lọ 4 vào lọ 3, có kết tủa trắng. o Rót dd từ lọ 2 vào lọ 1, có kết tủa keo, tiếp tục rót thêm kết tủa đó bị tan. o Rót dd từ lọ 4 vào lọ 5, ban đầu chưa có kết tủa, rót thêm thì có lượng nhỏ kết tủa xuất hiện. Trong mỗi trường hợp giải thích đều có viết phương trình phản ứng. 3. Hãy đề nghị cách tách lấy từng muối trong hỗn hợp rắn gồm : NH4Cl, BaCl2, MgCl2 (có viết đầy đủ pt pư). Câu II: 1. Thực nghiệm cho biết: sau 0,75 giây thì 30ml KOH 1M trung hoà vừa hết 30ml H 2SO4 0,5M . Hãy xác định tốc độ của phản ứng đó theo lượng KOH: theo lưọng H 2SO4. Kết quả thu được ở mỗi trường hợp đó có hợp lí không? Tại sao? 2. Hãy đưa ra các biểu thức cần thiết để C/m vai trò của hệ số các chất trong pt pứ khi xác định tốc độ phản ứng. (dùng pt aA + bB  d D + eE với giả thiết pt đó đủ đơn giản để dùng trong trường hợp này). Câu III: 1. Cần 2 lít dd CuSO4 0,01M có pH = 2.00 để mạ điện: a. Tại sao dd cần pH thấp như vậy. b. Trong phòng thí nghiệm có muối CuSO 4.5H2O, nước nguyên chất, H2SO4 98% (D = 1,84 g/ml). Hãy trình bày cách chuẩn bị dung dịch trên (bỏ qua chất phụ). 2. Có vật cần mạ, bản đồng, dd vừa được chuẩn bị trên và nguồn điện thích hợp: a. Hãy trình bày sơ đồ của hệ thống để thực hiện sự mạ điện này (có vẽ hình). Viết pt pứ xảy ra trên điện cực. b. Tính thời gian thực hiện sự mạ điện nếu biết: I = 0,5 Ampe; lớp mạ có điện tích 10 cm 2, bề dày 0,17 mm; khối lượng riêng của đồng là 8,89 g/cm3; hiệu suất sự điện phân này đạt 80%. Câu IV: Hãy viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra ở mỗi trường hợp sau đây: 1. Điều chế H2SO4 theo phương pháp nitro : oxi hoá SO2 bằng NO2 trong dd nước (có thăng bằng e). 2. Điều chế một chất trong thành phần của nhiên liệu tên lửa bằng cách cho khí F 2 đi chậm qua muối rắn KNO3 hoặc KClO4 (trong mỗi trường hợp đều tạo ra 2 sản phẩm, trong đó luôn có KF). 3. FeS hoặc FeCO3 bị oxi hoá bằng oxi trong không khí ẩm tạo thành Fe(OH)3 (có thăng bằng electron). 4. Fe2O3, Fe2S3, Fe(OH)3 bị hoà tan trong dd axit mạnh (dư) đều tạo ra ion [Fe(H2O)6]3+ B. Bài toán: Hỗn hợp A gồm bột Al và S. Cho 13,275 gam A tác dụng với 400 ml HCl 2M thu được 8,316 lít khí H 2 tại 27,3oC và 1 atm; trong bình sau phản ứng có dd B. Nếu nung nóng 6,6375 gam A trong bình kín không có oxi tới nhiệt độ thích hợp, được chất D. Hoà tan D trong 200 ml HCl 2M được khí E và dd F. 1. Hãy tính nồng độ các chất và các ion trong dd B, dd F. 2. Tính pH của mỗi dd đó và nêu rõ nguyên nhân phải tạo pH thấp như vậy. 3. Dẫn khí E (đã được làm khô) qua ống sứ chứa 31,5 gam bột CuO nung nóng tới nhiệt độ thích hợp (không có oxi của không khí). Phản ứng xong ta thu được những chất nào? Tính lượng mỗi chất đó. (Biết trong sản phẩm : chất rắn là nguyên chất, tính theo gam ; chất khí hay hơi đo tại 100 oC, 1atm; khi tính số mol được lấy tới chữ số thứ 5 sau dấu phẩy). 4. Rót từ từ (có khuấy đều) cho đến hết 198 ml NaOH 10% (D = 1,10 g/ml) vào dd F: a. Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra. b. Tính lượng kết tủa thu được (nhiều nhất; ít nhất). -----o o-----.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO . ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Môn Thi: Hoá Học Lớp 12 Ngày thi: 3/3/1995 (180 phút, không kể thời gian giao đề ). A. Câu hỏi lý thuyết: Câu I: 1. Hãy sắp xếp các hợp chất trong dãy sau đây theo thứ tự tăng dần mức độ linh động của nguyên tử H trong nhóm chức (có ví dụ về phản ứng kèm theo): axit axetic, rượu etylic, phenol, nước. 2. Độ âm điện của C trong C2H6, C2H4, C2H2 tương ứng bằng 2,48; 2,75; 3,29. Hãy sắp xếp ba chất trên theo thứ tự giảm dần độ phân cực của liên kết C-H; lấy ví dụ phản ứng hoá học để minh hoạ và dùng các số liệu trên để giải thích sự sắp xếp đó. Câu II: 1. Hãy gọi tên (CH3)2CH-CH =CH-C(CH3)3 (CH 3)2 CH. CH. CH. C(CH3 )3. CH2. Những hiđrocacbon này có đồng phân cis-trans hay không? Viết công thức các đồng phân đó (nếu có). Điều kiện về cấu tạo để cho một hợp chất hữu cơ có đồng phân cis-trans là gì? 2. Axit elaiđic là đồng phân của axit oleic. Khi oxi hoá mạnh axit elaiđic bằng KMnO 4 trong H2SO4 để cắt nhóm - CH = CH - thành hai nhóm - COOH, thu được hai axit cacboxylic có mạch không phân nhánh là C9H18O2 (A) và C9H16O4 (B) Viết công thức cấu tạo của A và B, từ đó suy ra công thức cấu tạo của axit elaiđic. Viết phương trình phản ứng oxi hoá ở trên. Axit elaiđic và axit oleic là những chất đồng phân loại gì? Câu III: 1. Polime cao su thiên nhiên và polime lấy từ nhựa cây gut-ta-pec-cha đều có công thức (C5H8)n: loại thứ nhất có cấu trúc cis, loại thứ hai có cấu trúc trans. Viết công thức cấu tạo một đoạn mạch polime cho mỗi loại. 2. Cho HCl tác dụng với cao su thiên nhiên sinh ra cao su hiđroclo chứa 20,6% Cl trong phân tử. Viết phương trình phản ứng đó và cho biết trong phân tử cao su hiđrocio có còn cấu trúc cis hay không? Giải thích. Câu IV: Từ một loài thực vật người ta tách được chất A (C 10H12O2). A phản ứng với dd NaOH tạo thành chất B (C10H11O2Na). B phản ứng với CH3I cho chất C (C10H11O(OCH3)) và NaI. Hơi của C phản ứng với H2 nhờ chất xúc tác Ni cho chất D (C10H13O(OCH3)). D phản ứng với dd KMnO4 trong H2SO4 tạo thành axit 3,4đimetoxibenzoic có công thức 3,4-(CH3O)2C6H2COOH và axit axetic. 1. Viết công thức cấu tạo của A, B, C: biết rằng A, B, C không có đồng phân cis-trans, các công thức trong ngoặc đơn ở trên và công thức phân tử. 2. Viết phương trình các phản ứng xảy ra. B.Bài toán: Hai hợp chất hữu cơ A, B có cùng công thức phân tử và đều chứa C, H, Br, khi đun nóng với dd NaOH loãng chất A tạo ra chất C có chứa một nhóm chức. Chất B không tác dụng với dd NaOH như điều kiện ở trên. 5,4 gam chất C phản ứng hoàn toàn với Na cho 0,616 lít H2 ở 27,3oC và 1atm. Đốt cháy hoàn toàn 1,35 gam chất C thu được 3,85 gam CO2. Khi cho A hoặc B phản ứng với Br 2 (có mặt bột Fe) đều thấy khi HBr thoát ra: sau phản ứng A tạo ra 3 chất D, E, F còn B tạo ra 2 chất G, H. 1. Viết công thức cấu tạo của A, B, C và các công thức cấu tạo có thể có của D, E, F, G, H. Biết rằng phân tử của D, E, F, G, H đều chứa 64% Br. 2. Cho hỗn hợp gồm 171gam chất A và 78 gam benzen phản ứng với Br 2 có mặt bột Fe. Sau phản ứng thu được 125,6 gam brôm benzen, 90 gam chất D, 40 gam chất E và 30 gam chất F. Hãy cho biết chất A phản ứng với Br2 khó (hoặc dễ) hơn benzen bao nhiêu lần? -----o o----BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT  Môn Thi: Hoá Học Lớp 12.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày thi: 2/3/1996. (180 phút, không kể thời gian giao đề ). Câu I: 1. a) Hãy chỉ ra điểm sai ở mỗi cấu hình e- sau: (1) 1s22s12p5 (2) 1s22s22p53s23p64s23d6 (3) 1s22s22p64p64s2 b) Viết lại cho đúng mỗi cấu hình trên. Mỗi cấu hình đúng đó là cấu hình của hạt nào? Hãy viết một phương trình phản ứng chứng minh tính chất hoá học điển hình ( nếu có ) của hạt đó? 2. Ba nguyên tố X, Y, Z trong cùng một chu kỳ có tổng số hiệu nguyên tử là 39. Số hiệu của nguyên tử Y bằng trung bình cộng số hiệu của nguyên tử X và Z. Nguyên tử của 3 nguyên tố này hầu như không phản ứng với H2O ở điều kiện thường. a) Hãy xác định vị trí các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Viết cấu hình e của nguyên tử và gọi tên từng nguyên tố. b) So sánh độ âm điện, bán kính nguyên tử của các nguyên tố đó. c) So sánh tính bazơ của các hiđroxit. d) Tìm cách tách từng oxit ra khỏi hỗn hợp oxit của 3 nguyên tố đó. Câu II: 1.Khi hoà tan SO2 vào H2O, có các cân bằng sau:    H SO SO + H O  (1) 2. 2. 2. 3. H2SO3    H+ + HSO3- (2) HSO3-    H+ + SO32(3) Nồng độ của SO2 ở cân băng thay đổi ra sao (có giải thích) ở mỗi trường hợp sau: a/ đun nóng dd. b/ Thêm HCl c/ Thêm NaOH d/ Thêm KMnO4 2. Để xác định nhiệt sinh của NO bằng phương pháp nhiệt lượng kế, người ta làm hai thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: đốt phốt pho trong luồng khí NO, sau 12’ thu được 1,508 gam H3PO4. Thí nghiệm 2: đốt phốt pho trong hỗn hợp đồng thể tích N2, O2. Sau 10’ thu được 2,123 gam H3PO4 a) Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra (trong bình nhiệt lượng kế có H2O) b) Tính tốc độ trung bình của quá trình tạo ra H3PO4 ở mỗi th.nghiệm trên. Tại sao có sự khác nhau về trị số đó? 3. Bằng cách nào loại bỏ mỗi khí trong hỗn hợp khí sau: a) SO2 trong hỗn hợp SO2 và CO2 b) SO3 trong hỗn hợp SO3 và SO2 c) CO2 trong hỗn hợp H2 và CO2 d) HCl trong hỗn hợp HCl và CO2 Câu III: 1.Từ thực nghiệm người ta xác định được: khi phản ứng NH HS (rắn)   NH (khí) + H S(khí) (1) đạt tới 4. 3. 2. cân bằng thì tích số PNH3. PH2S = 0,109 (trị số này là hằng số ở nhiệt độ 25oC) a) Hãy xác định áp suất chung của khí tác dụng lên hệ (1) nếu ban đầu bình chân không và chỉ đưa vào đó NH4HS rắn. b) Nếu ban đầu đưa vào bình đó (chân không) một lượng NH 4HS rắn và khí NH3, khi đạt tới cân bằng hoá học thì có PNH3 = 0,0549 atm. Hãy tính áp suất khí NH3 trong bình trước khi phản ứng (1) xảy ra tại 25oC 2.Một trong những phương pháp điều chế Al2O3 trong công nghiệp trải qua một số giai đoạn chính sau đây: - Nung Nefelin (NaKAl2Si2O8) với CaCO3 trong lò ở 1200oC - Ngâm nước sản phẩm tạo thành được dd muối aluminat. Na[Al(OH)4(H2O)2]; K[Al(OH)4(H2O)2] và bùn quặng CaSiO3 - Chiết lấy dd, sục CO2 dư qua dd đó. - Nung kết tủa Al(OH)3 được Al2O3. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu IV: 1. Phản ứng nào xảy ra khi làm bão hoà dd Na2CO3 (bỏ qua sự thuỷ phân) bằng:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> a/ Khí Cl2 b/ Khí NO2 2. Có các cặp: Cr2O72-/2Cr3+; Fe3+/Fe2+; Cl2/2Cl-; MnO4-/Mn2+ Hãy hoàn thành phương trình phản ứng sau (nếu có) a) K2Cr2O7 + HCl  ? b) Cl2 + FeCl2  ? c) FeCl3 + HCl  ? d) Cl2 + MnSO4  ? e) KMnO4 + FeCl3  ? f) KMnO4 + HCl  ? (Biết tính oxi hoá giảm dần theo thứ tự: MnO4- > Cr2O72-  Cl2 > Fe3+) 3. Có các ion sau: Ba2+; Ag+; H+(H3O+); Cl-; NO3-; SO42-. a) Hãy cho biết công thức chất tan hoặc chất ít tan tạo thành. b) Trong 5 dd, mỗi dd chỉ chứa một trong các chất ở phần (a). Nếu không dùng thêm chất khác, bằng cách nào có thể nhận ra chất trong mỗi dd (có giải thích). BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Môn Thi: Hoá Học Lớp 12 Ngày thi: 3/3/1996 (180 phút, không kể thời gian giao đề ) Câu I:Khi clo hoá C5H12 ở 100oC có chiếu sáng thu được các sản phẩm với tỉ lệ % như sau: 2-Clo-2Metyl-Butan: 28,4% 1-Clo-2Metyl-Butan: 24,4% 3-Clo-2Metyl-Butan: 35,0% 4-Clo-2Metyl-Butan: 12,2% 1. Viết phương trình phản ứng (dùng công thức cấu tạo) và cơ chế phản ứng. 2. Nếu thay Clo bằng Brom thì các tỉ lệ % trên biến đổi thế nào? Giải thích. 3. Hãy dự đoán tỉ lệ % sản phẩm monoclo hoá Propan và IsoButan. Câu II: 1. Có các hợp chất sau: C2H5OH; n-C10H21OH; C6H5OH; C6H5CH2OH; C6H5NH2; HOCH2CHOHCH2OH; CH3COOH; n-C6H14; C5H6 và C6H12O6 (glucozơ) a) Cho biết những chất tan tốt, những chất tan kém trong nước? Giải thích. b) Hãy viết công thức các dạng liên kết hiđro giữa các phân tử C 6H5OH và C2H5OH. Dạng nào bền nhất, dạng nào kém bền nhất? Giải thích. 2. a) Khi nhìn Etan theo trục dọc liên kết C-C ta thấy rằng các nguyên tử H nối với 2 nguyên tử C không che khuất nhau từng cặp một mà xen kẽ nhau. Mô tả hiện tượng này bằng công thức và giải thích. b) Nếu nhìn phân tử n-Butan theo dọc trục liên kết C 2-C3 ta sẽ thấy có bao nhiêu dạng xen kẽ như vậy? Dạng nào chiếm ưu thế hơn? Vì sao? Câu III:Đặc điểm của phản ứng este hoá là thuận nghịch? 1. Nêu các biện pháp để phản ứng nhanh đạt tới trạng thái cân bằng. Nêu các biện pháp chuyển dịch cân bằng hoá học về phía tạo thành este. 2. Thiết lập biểu thức tính hằng số cân bằng K, giả sử cho a mol axit axetic phản ứng với b mol rượu etylic và sau khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng đã thu được c mol este. - Tính giá trị của K khi a =b =1mol và c = 0,655 mol - Nếu a = 1mol và b tăng gấp 5 lần thì lượng este tăng gấp bao nhiêu lần? Câu IV: 1. Hợp chất A (C18H18O2Br2) phản ứng được với dd NaOH nóng. Cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với dd axit vô cơ loãng, thu được B (C9H9O2Br) và C (C9H11OBr). Oxi hoá B hoặc C đều thu được axit para-brom-benzoic. Oxi hoá trong điều kiện thích hợp C chuyển thành B. Từ B thực hiện chuyển hoá theo sơ đồ sau: Cl2 ,as H 2SO4 ,170o C ddNaOH,t o ddHCl B    D     E    G      H (D chứa 1 nguyên tử Clo trong phân tử, H có đồng phân Cis-trans. Các sản phẩm D, E, G, H đều là sp chính) a) Viết công thức cấu tạo của A, B, C, D, E, G, H và viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của B và C. Giải thích. 2. Heliotropin C8H6O3 (chất định hướng trong công nghiệp hương liệu) được điều chế từ chất safrol C 10H10O2 (trong tinh dầu xá xị) bằng cách đồng phân hoá safrol thành Isosafrol C 10H10O2, sau đó oxi hoá isosafrol nhờ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> chất oxi hoá thích hợp. Viết công thức cấu tạo của Heliotropin, safrol và isosafrol. Biết rằng heliotropin phản ứng được với AgNO3 trong dd NH3 cho muối của axit 3,4-metylen dioxiBenzoic và isosafrol có đồng phân cis-trans COOH 3. Các chất Freon gây ra hiện tượng “lỗ thủng ôzon”. Cơ chế phân huỷ ôzon bởi Freon (thí dụ CF2Cl2) viết như sau: h  CF2Cl2    Cl + CF2Cl (a) O  O2 + ClO O3 + Cl   (b) O CH2.  O2 + Cl O + ClO   (c) a) Giải thích vì sao 1 phân tử CF2Cl2 có thể phân huỷ hàng chục ngàn phân tử Ozon? b) Trong khí quyển có 1 lượng nhỏ khí Metan. Hiện tượng gì xảy ra đồng thời với hiện tượng “lỗ thủng ozon”? Giải thích. Câu V: Tổng thể tích (ở 0oC) của Hiđrocacbon A (khí) và thể tích vừa đủ O 2 để đốt cháy hoàn toàn A bằng 1/2 thể tích của các sản phẩm cháy ở 195 oC. Sau khi làm lạnh đến 0oC thể tích của các sản phẩm cháy còn bằng 1/2 thể tích ban đầu của hỗn hợp A và O2. Các thể tích đều đo ở cùng áp suất. 1. Viết công thức cấu tạo A. 2. Thực hiện phản ứng tách Hiđro từ A thu được hỗn hợp sản phẩm B. Đốt cháy hoàn toàn 4,032 lít B (đktc) thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Dẫn 0,252 lít B (đktc) qua dd Br 2 làm cho khối lượng dd nặng thêm 0,21 gam. Tính thành phần % thể tích của hỗn hợp B. Giả sử chỉ xảy ra sự tách Hiđro. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Môn Thi: Hoá Học Lớp 12 Ngày thi: 14/3/1997 (180 phút, không kể thời gian giao đề ) Câu I: 1. Hãy xếp các công thức sau đây theo thứ tự tăng dần số oxi hoá của N: N 2, NO, NH3, N2O, NH2OH, HNO3, N2H4, NO2, HNO2. Hãy chỉ rõ nguyên nhân về cấu tạo nguyên tử để N có số các oxi hoá đó. 2. Cho các chất sau: a) Na2CO3; b) KNO3; c) (NH4)2SO4; d) BaCl2; e) KHSO4 Giải thích tính chất axit-bazơ của các dd nước của các chất trên. Cho biết giá trị ước lượng pH của các dd đó (pH > 7; < 7 hoặc  7 ?). 3. Nếu tầng trên của khí quyển có lớp ozon làm lá chắn bảo vệ trái đất khỏi tác hại của tia cực tím do mặt trời rọi xuống nhờ duy trì cân bằng hoá học. hv O2 + O O3 Gần đây cân bằng này bị phá vỡ, là một trong những hỉểm hoạ về môi trường trên trái đất. Một trong các nguyên nhân là con người thải vào khí quyển một lượng đáng kể NO và Cl (Cl do clo-flo cacbon từ các máy lạnh thoát vào không khí tạo ra hv CF2Cl2  CF2Cl + Cl ); Các khí này làm xúc tác cho quá trình biến đổi O 3 thành O2. Hãy viết pt pứ (riêng rẽ và tổng cộng) để chứng minh vai trò xúc tác đó của Cl và NO. Câu II: KMnO4 là thuốc thử được dùng để xác định nồng độ các muối sắt (II). Phản ứng giữa KMnO 4 và FeSO4 trong dung dịch H2SO4 diễn ra theo sơ đồ:  K2SO4 + MnO4 + Fe2(SO4)3 + H2O (1) KMnO4 + FeSO4 + H2SO4   1. Hãy viết phương trình phản ứng (1) dưới dạng phương trình ion (kí hiệu phương trình ion là (2)). 2. Giả thiết phản ứng đó là thuận nghịch, hãy thiết lập biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng dựa vào (2) theo nồng độ cân bằng của các chất. lgK 3. Giá trị logarit hằng số cân bằng của pứ oxi hoá-khử ở 25oC dược tính theo biểu thức: 0.059 = nE0 (E0 là hiệu thế điện cực tiêu chuẩn của các cặp chất phản ứng, n là số electron tham gia vào quá trình oxi hoá hoặc khử trong phản ứng). Hãy tính hằng số cân bằng của phản ứng theo (2). E 0MnO- /Mn2+ = 1,51V; E oFe3+ /Fe2+ = 0,77V; E 0Cl /2Cl- = 1,36V 4 2 Cho 4. Trong một hỗn hợp gồm có KMnO4 0,010M; H2SO4 0,500M; FéO4 0,020M và Fe2(SO4)3 0,005M. Hãy tính nồng độ các ion khi phản ứng kết thúc. 5. Mỗi yếu tố sau đây ảnh hưởng như thế nào đến (2):.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> a) Tăng pH của dung dịch; b) Thay H2SO4 bằng HCl c) Thêm lượng nhỏ KSCN vào dung dịch. Câu III: 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng hạt nhân sau:   82Pb206 + 2He4 a) ?   8O17 + ? 239   ? + 2He4 c) 94Pu 1  2He4 d) +?  1H  2 2He4 e) ? + 1D2   Đối với mỗi định luật bảo toàn dược áp dụng để lập phương trình trên, hãy phân tích một ví dụ để minh hoạ. 2.a) Uran trong thiên nhiên chứa 99,28% U238 (có thời gian bán huỷ là 4,5.10 9năm) và 0,72% U235 (có thời gian bán huỷ là 7,1.108năm). Tính tốc độ phân rã mỗi đồng vị trên trong 10gam U3O5 mới điều chế. b) Mari và Pie Curi diều chế Ra 226 từ quặng Uran trong thiên nhiên. Ra 226 dược tạo ra từ đồng vị nào trong hai đồng vị trên? Câu IV: 1. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra khi dẫn lượng dư khí H 2S sục qua dung dịch (có pH  0,5) chứa các ion Ag+, Ba2+, Cr2O72-, Cu2+, Fe3+, Ni2+. 2. Có dd muối nitrat của Mg2+, Ba2+, Al3+, Cr3+, Co2+, Ag+, Hg22+ (kí hiệu là dd 1). Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau đây: a) Thêm dd NaCl vào dd 1 tới khi kết tủa được hoàn toàn. Lọc lấy kết tủa (kí hiệu a), dd còn lại (kí hiệu là dd2). b) Rửa kết tủa a bằng nước rồi cho tác dụng tiếp với dd NH3 6M. c) Đun cách thuỷ tới nóng dd 2, thêm vào đó NH4Cl rắn, rồi thêm tiếp NH3 6M tới pH  9,0. d) Cho kết tủa thu dược ở c) tác dụng với NaOH 2M có một ít dd H2O2. Câu V:     2NH (khí) (I) Xét phản ứng N (khí) + 3H (khí) . b). F17. 9. 2. 2. 3. 1) Tại điều kiện tiêu chuẩn đối với các chất, T = 298K, có: o S = -197,9J.K-1; Ho = -91,8kJ. Tính Go và kết luận về khả năng xảy ra phản ứng (I). 2) Cũng tại 298K, có PN2 = PH2 = 10,0atm; PNH3 = 1,0atm. a) Tính G = Go + 2,303RTlg Kp với Kp = P2NH3/P3H2PN2 và R = 8,31 J.K-1. b) Dựa vào các số liệu tính được ở trên, giải thích mức độ xảy ra phản ứng (I) ở hai trường hợp 1) và 2). Kết quả đó có phù hợp với nguyên lý Lơ Satơliê hay không? Tại sao? BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Môn Thi: Hoá Học Lớp 12 Ngày thi: 15/3/1997 (180 phút, không kể thời gian giao đề ). Câu I: 1. Hãy cho biết kiểu lai hoá của các nguyên tố và loại liên kết (, ) trong các hợp chất sau: Cl-CH2-CH =O; CH2=CH - CN; CH2 = C = O 2. Hãy sắp xếp các hợp chất cho dưới đây theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thích. CH3-CH2-CH2-CH3 (A); CH3-CH2-CH2OH (B); CH3-CH2-CH2NH2 (C); (CH3)3CH (D); (CH3)3N (E). 3. Có thể thực hiện được các phản ứng sau hay không, vì sao? C2H5ONa + CH3COOH  C2H5OH + CH3COONa (1) NaNH2 + CH4  CH3Na + NH3 (2) Câu II: 1. Hợp chất X chứa 60% C, 4,44%H và 35,56%O trong phân tử, dd nước của X làm hồng quỳ tím. Thuỷ phân X thu được axit axetic và axit o-hiđroxibenzoic. a) Xác định công thức cấu tạo của X, biết MX = 180đvC. b) Tính thể tích vừa đủ dd NaOH 0,5M để phản ứng hoàn toàn với 5,4g X..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Mannozơ (monosaccarit) HOCH2-(CHOH)4-CH=O là đồng phân của glucozơ. Ở dạng vòng 6 cạnh mannozơ chỉ khác glucozơ ở chỗ nhóm OH ở nguyên tử C2 nằm cùng phía với OH ở nguyên tử C3. Oxi hoá mannozơ bằng dd HNO3 ở 100oC thu được sản phẩm Y chứa 41,38%C; 3,45%H và 55,17%O. Y bị thuỷ phân cả trong môi trường axit cũng như bazơ tạo ra axit polihiđroxiđicacboxylic hoặc muối tương ứng. Xác định công thức cấu tạo của Y, biết MY = 174 đvC. Câu III: Từ một loại tinh dầu người ta tách được chất A chứa 76,92%C; 12,82%H và 10,26%O trong phân tử, MA = 156 đvC. A còn được điều chế bằng cách hiđro hoá xúc tác chất 2-isopropyl-5-metylphenol (B). 1. Xác định công thức cấu tạo của A. 2. Viết công thức các đồng phân cis-trans của A. 3. Đun nóng A với H2SO4 đặc thu được hai chất có cùng công thức phân tử C10H18. Viết công thức cấu tạo của hai chất đó và viết cơ chế phản ứng. 4. So sánh tính chất axit của A với B. Câu IV:Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol polipeptit X cho ta: 2 mol CH3- CH(NH2) - COOH (Alanin hay viết tắt là Ala) 1 mol HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH (axit glutamic hay Glu) 1 mol H2N -(CH2)4 - CH(NH2) - COOH (Lizin hay Lys) N. 1 mol. CH2. CH NH2. N. COOH Histidin hay His. H. Nếu cho X tác dụng với 2,4-(NO2)2C6H3F (kí hiệu ArF) rồi mới thuỷ phân thì thu được Ala, Glu, Lys và hợp CH2 CH COOH chất N N. NH. Ar. H. Mặt khác nếu thuỷ phân X nhờ enzim cacboxipeptiđaza thì thu được Lys và một tetrapeptit. Ngoài ra khi thuỷ phân không hoàn toàn X cho ta các đipeptit Ala-Glu, Ala-Ala và His-Ala. 1. Xác định công thức cấu tạo và tên của polipeptit X. 2. Sắp xếp các aminoaxit ở trên theo thứ tự tăng dần pH1 (pH 1 được gọi là điểm đẳng điện, tại pH đó aminoaxit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực trung hoà về điện tích và không di chuyển về một điện cực nào cả), biết các giá trị pH1 là 3,22; 6,00; 7,59 và 9,74. 3. Viết công thức cấu tạo dạng chủ yếu của mỗi aminoaxit trên ở các pH bằng 1 và 13. 4. Dưới tác dụng của enzim thích hợp aminoaxit có thể bị đecacboxyl hoá (tách nhóm cacboxyl). Viết công thức cấu tạo của các sản phẩm đecacboxyl hoá Ala và His. So sánh tính bazơ của các nguyên tử nitơ trong phân tử giữa hai sản phẩm đó. Giải thích. Câu V: Từ dẫn xuất halogen có thể điều chế axit cacboxylic theo sơ đồ sau: CO Mg  -MgX HX   2     2 ete khan ete khan RX RMgX RCOOMgX RCOOH Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết hãy viết phương trình các phản ứng điều chế: 1. Axit metylmaloic CH3CH(COOH)2 2. Axit -vinylacrilic. Câu VI: Có phương trình phản ứng sau: OH. (A). 0. H2SO4 85 % , 10 C. + H 2O (B) h = 55%. 1.Viết cơ chế phản ứng. 2.Thay A bằng C6H5-CH(CH3)-CH2-CH2-C(CH3)2OH (A1), C6H5-CH2-CH2-C(CH3)2OH (A2) và tiến hành pứ trong điều kiện tương tự như trên thu được sản phẩm hữu cơ tương ứng B1 (hiệu suất 86%), B2 (hiệu suất 65%). a) Viết công thức cấu tạo của B1, B2. b) Tại sao hiệu suất phản ứng tạo ra B1, B2 cao hơn tạo ra B?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Môn Thi: Hoá Học Lớp 12 Ngày thi: 13/3/1998 (180 phút, không kể thời gian giao đề ). Bài I: 1. Trong thiên nhiên Brom có chủ yếu ở nước biển dưới dạng NaBr. Công nghiệp hoá học điều chế Brom từ nước biển theo qui trình như sau: Cho một lượng dd H 2SO4 vào một lượng nước biển; tiếp đến sục khí Clo vào dd mới thu được; sau đó dùng không khí lôi cuốn hơi Brom vào dd Na2CO3 tới bão hoà Brom. Cuối cùng cho H2SO4 vào dd đã bão hoà Brom, thu hơi Brom rồi hoá lỏng. Hãy viết pt các pứhh chủ yếu xảy ra trong quá trình đó và cho biết vai trò của H2SO4. 2. Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Hãy viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra khi dùng một hoá chất thông thường dễ kiếm để huỷ hết lượng Brom lỏng chẳng may bị làm đổ, bảo vệ môi trường. Bài II: Dùng 94,96ml H2SO4 5% (D = 1,035g/ml) vừa đủ tác dụng hết với 2,80 g chất X, thu được muối Y và chất Z. 1. X, Y, Z có thể là những chất nào? Hãy giải thích cụ thể và viết phương trình phản ứng hoá học để minh hoạ. 2. Nếu sau quá trình trên thu được 7,60 g muối Y thì sẽ được bao nhiêu chất Z? Biết rằng X có thể là một trong các chất: CaO, MgO, NaOH, KOH, Zn, Fe. Bài III: 1.Tìm phương trình cho mỗi phản ứng hoá học sau đây: a) K2Cr2O7 + ? + H2O  Cr(OH)3 + S + NH3 + KOH b) K2Cr2O7 + Na2SO3 + H2SO4  ? + Na2SO4 + K2SO4 + H2O c) K2Cr2O7 + (NH4)2S + ? + H2O  K3[Cr(OH)6] + S + ? 2. Hãy cho biết chất oxi hoá trong mỗi phản ứng trên. Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, hãy giải thích tính chất oxi hoá của chất đó. 3*). Hãy cho biết vai trò của pH đối với các phản ứng hoá học trên trong sự tạo thành các sản phẩm chứa crom. Bài IV: Có số liệu: Điện cực Thế điện cực tiêu chuẩn (V) ở 25oC H / H+ -2,106. 2+ Fe / Fe -0.440. Fe / Fe3+ -0.036. + H2 / 2H 0,000. 1. Hãy viết phương trình phản ứng giữa Fe với axit HCl và dùng số liệu trên để giải thích kết quả của phản ứng đó. 2. Thực tế đã dùng tác nhân nào trong số các tác nhân: Fe, H, H 2, để khử nitrobenzen thành anilin? Viết phương trình phản ứng và dùng số liệu trên để giải thích. 3*). Hãy đề nghị sơ đồ trong đó có chỉ rõ liên hệ giữa các chất bằng mũi tên () để dựa vào đó và dùng số liệu trên tính được thế điện cực tiêu chuẩn của quá trình Fe 3+  Fe2+; kí hiệu trị số đó là x. Hãy đặt x vào vị trí thích hợp trong dãy số liệu mà đầu bài đã đưa ra. Bài V: 1. Hãy so sánh độ tan của SO2 trong dd nước có cùng nồng độ của các chất sau: a) NaCl; b) HCl; c) NH4Cl; d) Na2S. 2*). Dẫn từ từ SO2 qua một lít dd Ca(OH)2 (dd A). Sau phản ứng thu được dd có pH = 12,0 và kết tủa CaSO3. Lọc lấy kết tủa rồi làm khô cân nặng 1,200 gam. a) Hãy tính thể tích SO2 ở 27,3oC, 1atm đã tan được vào dd A. b) Tính nồng độ mol/lít của Ca(OH)2 trong dd A. 3. Cho NaOH dư vào dd X chứa các ion H+, Cr2O72-, Pb2+, Ba2+, NH4+. Đun nóng dd ta sẽ được khí mùi khai bay ra và có kết tủa vàng. Lọc kết tủa, rồi cho tác dụng với dd HCl. Khi ấy ta được dd màu da cam và một kết tủa màu trắng. Viết các phương trình phản ứng để giải thích các hiện tượng.. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Môn Thi: Hoá Học Lớp 12 Ngày thi: 14/3/1998 (180 phút, không kể thời gian giao đề ) Bài I: 1. Cho 4 dẫn xuất clo của hiđrocacbon, chúng đều có công thức phân tử C4H9Cl. a) Viết công thức cấu tạo thu gọn và gọi tên 4 chất đó theo danh pháp thông dụng và IUPAC. Sắp xếp chúng theo trình tự tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thích. b*) Cho dẫn xuất clo mạch không nhánh ở trên tác dụng với clo (chiếu sáng) theo tỷ lệ mol 1:1. Trình bày cơ chế của phản ứng. Cho biết sản phẩm nào chiếm tỉ lệ cao nhất; giải thích. 2. Viết công thức cấu trúc các đồng phân của: a) C3H5Cl b) ClCH =(C=)nCHCl, với n = 1, 2, 3. Bài II:1. Viết các pt pứ tạo thành sản phẩm chính khi cho 1mol hiđrocacbon A tác dụng với các chất sau: a) 1mol HNO3(có H2SO4đặc); b) 1mol Br2(có chiếu sáng); c) KMnO4đặc,dư(đun nóng). d*) Trình bày giai đoạn quyết định tốc độ chung của mỗi phản ứng a)và b). 2*. Iotbenzen được điều chế với hiệu suất cao theo sơ đồ phản ứng sau: 300 C C6H6 + I2 + HNO3    NO + NO2 + AgI Cho biết vai trò của HNO3? Nêu tên cơ chế phản ứng. Bài III: 1. Viết các pt pứ xảy ra trong các TH sau (A, B, C, D, E, G, H, I, K, L viết dạng CT cấu trúc ): 0. H2, Ni, t C. A. a) C6H5 C C COOCH3 H2, Pd, PbCO3. B. dd KMnO d­ ,to HCl 4   C  dd   b. b) p-CH3C6H4CH3        . HOCH -CH OH, to 2 2   E D         C H5OH(d­ ) H 2     dd KMnO d­ ,to HCl 4  G  dd   H 2SO4 ưđặc,ưto I c) o-CH3C6H4CH3          H SO ưđặc,ư1400 C dd NaOH, to  2 4         d) o-BrCH2C6H4CH2Br K        L Cho biết ứng dụng của E và I. 2. Hãy phân biệt 4 aminoaxit sau (có giải thích), biết rằng phòng thí nghiệm có các loại giấy quỳ, dd NaNO 2+ dd HCl, dd NaOH, C2H5OH và các dụng cụ cần thiết. a) CH3-CH-COOH (Ala) b) H2N-(CH2)4-CH-COOH (Lys) NH2 NH2 COOH (Pro) d. c) HOOC-(CH2)2-CH-COOH (Glu) N. H. Bài IV: 1. Trong thuốc lá có chất anabazin và một đồng phân cấu tạo của nó là nicotin (rất độc). Ngoài ra người ta còn tổng hợp được chất nicotirin có cấu tạo tương tự nicotin: CH3 N N. N N. CH3 Nicotin. N Anabazin. H Nicotirin. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho mỗi hợp chất trên tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol 1:1. Sắp xếp chúng theo trình tự tăng dần khả năng phản ứng đó. Giải thích. b) Trong số 3 hợp chất trên, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? Giải thích..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2. Oxi hoá nicotin bằng K2Cr2O7 trong dd H2SO4 thu được axit nicotinic dùng để điều chế các amit của nó là vitamin PP và cođiamin (thuốc chữa bệnh tim): CONH2 N Nicotiamit Vitamin PP. C N(C2H5)2 O Codiamin. Viết công thức cấu tạo của axit nicotinic và so sánh nhiệt độ nóng chảy của nó với axit benzoic. Giải thích. b*) Cho biết trạng thái lai hoá của các nguyên tử nitơ trong phân tử vitamin PP. So sánh tính bazơ của các nguyên tử nitơ đó: giải thích. c) Vitamin PP nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn cođiamin, mặc dù có phân tử khối nhỏ hơn. Tại sao? Bài V: 1*) A là một đisaccarit khử được AgNO 3 trong dd NH3, gồm hai đồng phân có khả năng làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực trong những điều kiện thống nhất biểu thị bằng []25D là +92,6o và +34o. Dung dịch của mỗi đồng phân này tự biến đổi về []25D cho tới khi cùng đạt giá trị ổn định là + 52o. Thuỷ phân A (nhờ chất xúc tác axit) sinh ra B và C: CHO. CHO. H HO H H. OH H OH OH CH2OH (B). H HO HO H. OH H H OH CH2OH (C). Cho A tác dụng với một lượng dư CH 3I trong môi trường bazơ thu được sp D không có tính khử. Đun nóng D với dd axit loãng thu được dẫn xuất 2,3,6-tri-O-metyl của B và dẫn xuất 2,3,4,6-tetra-O-metyl của C. a) Viết công thức cấu trúc (dạng vòng 6 cạnh phẳng) của B, C, A, D; biết rằng trong phân tử A có liên kết  - 1,4 - glicozit. Giải thích và viết các phương trình phản ứng. b) Vì sao dd mỗi đồng phân của A tự biến đổi về []25D và cuối cùng đều đạt giá trị 52 o? Tính thành phần phần trăm các chất trong dd ở giá trị []25D = 525 và viết công thức cấu trúc của các chất thành phần đó. 2. Metyl hoá hoàn toàn các nhóm OH của 3,24 gam amilopectin bằng cách cho tác dụng với CH 3I trong môi trường bazơ, rồi đem thuỷ phân hoàn toàn (xúc tác axit) thì thu được 1,66.10-3 mol 2,3,4,6 - tetra - O metylglucozơ và 1,66.10-3 mol 2,3 - đi - O - metylglucozơ; còn lại là 2,3,6 - tri - O - metylglucozơ. a)Viết công thức cấu trúc (dạng vòng 6 cạnh phẳng) của 3 sản phẩm trên và cho biết xuất xứ của chúng. b) Cho biết tỉ lệ phần trăm các gốc glucozơ ở những chỗ có nhánh của phân tử amilopectin. c) Tính số mol 2,3,6 - tri - O - metylglucozơ sinh ra trong phòng thí nghiệm trên. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Môn Thi: HOÁ HỌC - Bảng A Ngày thi: 12/3/1999 (180 phút, không kể thời gian giao. ĐỀ THI CHÍNH THỨC đề ) Câu 1:Dung dịch A gồm các chất tan FeCl3, AlCl3, NH4Cl và CuCl2 (nồng độ mỗi chất xấp xỉ 0,1M). 1. Dung dịch A có phản ứng axit, bazơ, trung tính ? Tại sao ? 2. Cho H 2S lội chậm qua dung dịch A cho đến bão hoà thì thu được kết tủa và dung dịch B. Hãy cho biết thành phần các chất trong kết tủa và trong dung dịch B. 3. Thêm dần NH3 vào dung dịch B cho đến dư. Có hiện tượng gì xảy ra ? Viết các phương trình phản ứng ion để giải thích. Câu 2: 1. Phôtgen được dùng làm chất clo hoá rất tốt cho pứ tổng hợp hữu cơ, được điều chế theo phương trình:    COCl (k) CO(k) + Cl (k)  ; Ho = -111,3 kJ.mol-1 2. 2. Magiê được điều chế theo phương trình: MgO(r) + C(r)   Mg(r) + CO(k). ;. Ho = 491,0 kJ.mol-1.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Cần tác động như thế nào vào nhiệt độ và áp suất riêng phần của khí để mỗi phản ứng trên thu được nhiều sản phẩm hơn? Tại sao phải tác động như vậy ? 2.Thực nghiệm cho biết tại 25oC tốc độ tiêu thụ khí NO trong phản ứng điều chế nitrozoni clorua khí :    2NOCl 2NO + Cl (1) (k). 2 (k). (k). bằng 3,5.10-4 mol.l-1s-1. Hãy tính tốc độ (tại 298oK): a) Của phản ứng (1) b) Tiêu thụ khí Cl2 c) Tạo thành NOCl (k) Câu 3: ClO2 là chất hoá chất được dùng phổ biến trong công nghiệp. Thực nghiệm cho biết: 1.a/ Dung dịch loãng ClO2 trong nước khi gặp ánh sáng sẽ tạo ra HCl, HClO3. b/ Trong dung dịch kiềm (như NaOH) ClO2 nhanh chóng tạo ra hỗn hợp muối clorit và clorat natri. 2.c/ ClO2 được điều chế nhanh chóng bằng cách cho hỗn hợp KClO3, H2C2O4 tác dụng với H2SO4 loãng. d/ Trong công nghiệp ClO2 được điều chế bằng cách cho NaClO3 tác dụng với SO2 có mặt H2SO4 4M. Hãy viết phương trình phản ứng và nói rõ đó là phản ứng oxi hoá- khử hay phản ứng trao đổi ? Tại sao ? (phân tích từng phản ứng a, b, c, d). Câu 4: 1. Có một thí nghiệm sau đây (làm trong tủ hút khí độc): lấy vào ống nghiệm 1ml axit sunfuric đặc, bỏ một mảnh đồng vào ống nghiệm và đun nóng nhẹ. a) Có hiện tượng gì xảy ra? Bằng cách nào nhận biết sp khí của phản ứng ? Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tại sao phải đun nóng nhẹ ? 2. Có 3 dung dịch Ba(OH)2, Pb(CH3COO)2, MgSO4 bị mất nhãn hiệu. Hãy chọn 5 thuốc thử được dùng để phân biệt được 3 dung dịch trên. Viết các phương trình phản ứng và giải thích. Câu 5: Trị số thế điện cực tiêu chuẩn của một số diện cực cho trong bảng sau đây: Điện cực Số thứ tự của điện cực Thế điện cực chuẩn (V) 2+ 3+ Fe /Fe 1 0,77 [Fe(CN)64-/[Fe(CN)632 0,36 + NO, H2O/NO3 ,H 3 0,96 NO2 , OH /NO3 ,H2O 4 0,10 Al/Al3+ 5 -1,66 Dựa vào số liệu trên, hãy: 1. Lập các pin, tính hiệu thế của từng pin (ghi kết quả đo được theo thứ tự giảm dần, thành bảng như sau). 2. Chỉ rõ ảnh hưởng của pH đến mức dộ oxi hóa của NO3-. Thứ tự Pin gồm Hiệu thế của pin (theo V) Điện cực Điện cực 3. Viết phương trình phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và phản ứng xảy ra trong mỗi pin được tạo ra: a) Từ điện cực 2 với điện cực 5 b) Từ diện cực 3 với điện cực 5 c) Từ điện cực 3 với điện cực 4. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC. ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Môn Thi: HOÁ HỌC - Bảng A Ngày thi: 13/3/1999 (180 phút, không kể thời gian giao đề ). Câu I: 1. Hãy gọi tên và sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thích cách sắp xếp đó:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> (CH3)4C ; CH3(CH2)4CH3 ; (CH3)2CHCH(CH3)2 CH3(CH2)3CH2OH ; (CH3)2C(OH)CH2CH3 2. Hãy cho biết các phản ứng dưới đây thuộc loại phản ứng nào (oxi hoá, khử hoặc phản ứng khác)? CrO ,piridin. H CrO. 3    (1). 4  2(2) . a. CH3CH2OH CH3CH=O CH3COOH (1) (2) (3) (4) b. CH4   CH3OH   H-COOH   H-CH=O   H2CO3 LiAlH. c. CH3CH2OH d. e.. 4  TiCl  . CHO. 4. CH3CH3 CH3OH, H+. CH(OCH3)2 + ­H2O Br. + Br 2. Br f.. Br. + HBr. Câu II: 1. Viết các phương trình phản ứng tạo thành A, B, C, D, M, N (viết ở dạng công thức cấu tạo) theo sơ đồ sau: o. dd NaOH,t a) BrCH2CH2CH2CH =O     . o. b) BrCH2CH2CH2COOH. 1)dd2) NaOH, HCl  t   dd Br , H O  2  2. CH3OH, HCl khan.  B A        + o. H ,t C   . D. H+ ,to. c) HOCH2(CHOH)4CH =O M    N 2. Viết phương trình phản ứng điều chế 1,3,5-triaminobenzen từ toluen và các hợp chất vô cơ thích hợp. Câu III: Từ một loại thực vật ngưòi ta CH=O tách được hợp chất (A) có công H OH thức phân tử C18H32O16. Thuỷ HO H phân hoàn toàn (A) thu được HO H glucozơ (B), fructozơ (C) và H OH glucozơ (D): CH2OH (D) 1. Viết công thức cấu trúc dạng vòng phẳng 5 cạnh và 6 cạnh của galactozơ. 2. Hiđro hoá glucozơ, fructozơ và galactozơ thu được các poliancol (rượu đa chức). Viết công thức cấu trúc của các poliancol tương ứng với (B), (C) và (D). 3. Thuỷ phân không hoàn toàn (A) nhờ enzim -galactozidaza (enzim xúc tác cho phản ứng thuỷ phân các galactozit) thu được galactozơ và saccarozơ. Metyl hoá hoàn toàn (A) nhờ hỗn hợp CH 3I và Ag2O, sau đố thuỷ phân sản phẩm metyl hoá thu được 2,3,4,6-tetra-O-metyl galactozơ (E) và 2,3,4-tri-O-metyl glucozơ (G) và 1,3,4,6-tetra-O-metyl fructozơ (H). Viết công thức cấu trúc của (E), (G), (H) và (A). Câu IV: 1. a) Đun nóng một dẫn xuất tetraclo của benzen với dd NaOH (theo tỉ lệ mol 1:1) trong metanol, rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với natri monocloaxetat và sau cùng là axit hoá thì thu được chất diệt cỏ 2,4,5-T. Viết sơ đồ các phản ứng đã xảy ra, gọi tên chất đầu và các sản phẩm, nêu tên cơ chế các phản ứng đó. b) Trong quá trình tổng hợp 2,4,5-T nêu trên đã sinh ra một sản phẩm phụ có độc tính cực mạnh và là thành phần gây độc mạnh nhất của chất độc màu da cam , đó là chất độc đioxin: Cl O Cl Cl Hãy trình bày sơ đồ phản ứng tạo thành đioxin.. O. Cl.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2. a)Khi chế hoá hỗn hợp các đồng phân không gian của 2,3-đibrom-3-metylpentan với kẽm thu được các hiđrocacbon không no và kẽm bromua. Viết công thức cấu trúc và gọi tên các hiđrocacbon đó. b)Sẽ thu được sản phẩm nào bằng phản ứng tương tự như trên nếu xuất phát từ 2,4-đibrom-2-metylpentan. Câu V: 1. Axit xinamic được điều chế theo sơ đồ phản ứng sau: K CO , to. 2 3 C6H5CH=O + (CH3CO)2O      C6H5CH=CHCOOH + CH3COOH Khi kết thúc phản ứng phải tiến hành tách benzanđehit dư ra khỏi hỗn hợp. Có một học sinh đã thực hiện như sau: cho dd KMnO4 đặc vào hỗn hợp phản ứng để loại benzanđehit dư, sau đó axit hoá hỗn hợp đến môi trường axit để thu lấy axit xinamic. Cách làm này đúng hay sai? Nêu một phương pháp khác để tách được axit xinamic từ hỗn hợp sản phẩm. 2. Trong phòng thí nghiệm ngưòi ta điều chế etilen bằng cách đun nóng etanol với H 2SO4 đặc ở khoảng o 170 C. Giải thích tại sao cần dẫn sản phẩm lội qua dd NaOH loãng. 3. Bình cầu A chứa đầy metylamin (tos = - 6,5oC) được đậy bằng nút cao su có lắp ống thuỷ tinh, úp bình cầu vào chậu B chứa nước có thêm phenolphtalein(xem hình bên). Nêu các hiện tượng xảy ra. Giải thích.. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC. ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Môn Thi: HOÁ HỌC - Bảng A Ngày thi: 13/3/2000 (180 phút, không kể thời gian giao đề ). Câu I: 1) Cho các chất sau: HNO 3, Cu, Fe, Na, S, C, NaNO3, Cu(NO3)2, NH4NO3. Hãy viết tất cả các phương trình phản ứng có thể tạo ra khí NO2, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). 2) Muối amoni và muối kim loại kiềm giống và khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Nêu ra một vài thí dụ cụ thể. 3) Trong phòng thí nghiệm hoá học có 8 lọ hoá chất mất nhãn đựng riêng biệt các dd: NaCl; NaNO 3; MgCl2; Mg(NO3)2; AlCl3; Al(NO3)3; CrCl3;Cr(NO3)3. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào nhận biết được mỗi dd? Viết các phương trình phản ứng xảy ra và ghi điều kiện (nếu có) 4) Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng hạt nhân sau đây (có định luật bảo toàn nào được dùng khi hoàn thành phương trình trên ?) a. 92U238  90Th230 + ... b. 92U235  82Pb206 + ... Câu II: 1) Để xác định hàm lượng oxi tan trong nước người ta lấy 100,00ml nước rồi cho ngay MnSO 4 (dư) và NaOH vào nước. Sau khi lắc kĩ (không cho tiếp xúc với không khí) Mn(OH) 2 bị oxi hoá thành MnO(OH)2. Thêm axit (dư), khi lấy MnO(OH)2 bị Mn2+ khử thành Mn3+. Cho Kl (dư) vào hỗn hợp. Mn3+ oxi hoá I- thành I3-. Chuẩn độ I3- hết 10,50ml Na2S2O3 9,800.10-3M a. Viết các phương trình ion của các phản ứng đã xảy ra trong thí nghiệm. b. Tính hàm lượng (mol/l) của oxi tan trong nước. 2) Từ các nguyên tố O, Na, S tạo ra được các muối A, B đều có 2 nguyên tử Na trong phân tử. Trong một thí nghiệm hoá học người ta cho m 1 gam muối A biến đổi thành m2 gam muối B và 6,16 lít khí Z tại 27,3 oC; 1atm. Biết rằng hai khối lượng đó khác nhau 16,0 gam. a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra với công thức cụ thể của A, B. b. Tính m1, m2. Câu III: 1) Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) của khí clo, tinh thể iot tác dụng với: a. Dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường, khi đun nóng) b. Dung dịch NH3. 2) Trong công nghệ hoá dầu, các ankan được loại hiđro để chuyển thành hiđrocacbon không no có nhiều ứng dạng hơn. Hãy tính nhiệt của mỗi phản ứng sau đây: C4H10  C4H6 + H2 ; Ho1 (1) CH4  C6H6 + H2 ; Ho2 (2) Biết năng lượng liên kết. E theo kJ.mol-1, của các liên kết như sau:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> E. theo kJ.mol-1 435,9 416,3 409,1 587,3 Liên kết H-H C-H C-C C=C (Với các liên kết C-H, C-C, các trị số ở trên là trung bình trong các hợp chất hiđrocacbon khác nhau). Câu IV: 1. Hãy viết phương trình hoá học và cấu hình electron tương ứng của chất đầu, sản phẩm trong mỗi trường hợp sau đây: a. Cu2+ (z=29) nhận thêm 2e b. Fe2+ (z=26) nhường bớt 1e c. Bro (z=35) nhận thêm 1e d. Hgo (z=80) nhường bớt 2e 2. Hoà tan 7,180 gam sắt cục chứa Fe2O3 vào một lượng rất dư dd H2SO4 loãng rồi thêm nước cất đến thể tích đúng 500ml. Lấy 25ml dd đó rồi thêm dần 12,50 ml dd KMnO 4 0,096M thì xuất hiện màu hồng tím trong dd. a. Xác định hàm lượng (phần trăm về khối lượng) của Fe tinh khiết trong sắt cục. b. Nếu lấy cùng một khối lượng sắt cục có cùng hàm lượng của Fe tinh khiết nhưng chứa tạp chất FeO và làm lại thí nghiệm giống như trên thì lương dd KMnO4 0,096M cần dùng là bao nhiêu? Câu V: 1. Cho: Eo ở 25oC của các cặp Fe2+ / Fe và Ag+ / Ag tương ứng bằng -0,440V và 0,800V. Dùng thêm điện cực hiđro tiêu chuẩn, viết sơ đồ của pin được dùng để xác định các thế điện cực đã cho. Hãy cho biết phản ứng xảy ra khi pin được lập từ hai cặp đó hoạt động. 2. a. Hãy sắp xếp các nguyên tố Natri, Kali, Liti lùi theo thứ tự giảm trị số năng lượng ion hoá thứ nhất (I1). Dựa vào căn cứ nào về cấu tạo nguyên tử để đưa ra qui luật sắp xếp đó? b. Dựa vào cấu hình electron, hãy giải thích sự lớn hơn năng lượng ion hoá thứ nhất (I 1) của Mg so với Al (Mg có I1 = 7,644 eV; Al có I1 = 5,984 eV). -----o o----Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Môn Thi: HOÁ HỌC - Bảng A ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 14/3/2000 (180 phút, không kể thời gian giao đề ) Câu I: Cho sơ đồ sau: ­A­­ ­­­n­-­Butan. ­B ­G. ­550-6000C ­B1­ A1­­. ­axeton. ­D­. ­­­­­­C­­­. ­1,4-®ibrom-2-buten. ­C­1­ ­1)­CH2. ­D1­. ­glixerin­trinitrat. CH2. ­­Mg­ O ­C­2­ B2­­ ­2)­H3O­+ ete­khan. ­D2­. isoamylaxetat­. ­­. A, A1, B, B1, B2 ... D2 là các hợp chất hữu cơ. 1) Hãy ghi các chất cần thiết và điều kiện phản ứng trên các mũi tên. 2) Viết công thức cấu tạo của tất cả các hợp chất hữu cơ ở sơ đồ trên. 3) Viết các phương trình phản ứng tạo thành glixerin trinitrat từ n-butan theo sơ đồ trên. Câu II: 1) Tám hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E, G, H, I đều chứa 35,56%C; 5,19%H; 59,26%Br trong phân tử và đều có tỉ khối hơi so với nitơ là 4,822. Đun nóng A hoặc B với dd NaOH đều thu được anđchit n-butiric, đun nóng C hoặc D với dd NaOH đều thu được etylmetylxeton. A bền hơn B, C bền hơn D, E bền hơn G, H và I đều có các nguyên tử C* trong phân tử. a. Viết công thức cấu trúc của A, B, C, D, E, G, H và I. b. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2) Hai xicloankan M và N đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. Khi monoclo hoá (có chiếu sáng) thì M cho 4 hợp chất, N chỉ cho 1 hợp chất duy nhất..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> a.Hãy xác định công thức cấu tạo của M và N. b. Gọi tên các sản phẩm tạo thành theo danh pháp IUPAC. c. Cho biết cấu dạng bền nhất của hợp chất tạo thành từ N, giải thích. Câu III: 1) Axit xitric hay là axit limonic. có các giá trị pKa là 4,76; 3,13 và 6,40.. Hãy gọi tên axit này theo danh pháp IUPAC và ghi (có giải thích) từng giá trị pKa vào nhóm chức thích hợp. 2) Đun nóng axit xitric tới 176 oC thu được axit aconitic (C 6H6O6). Khử axit aconitic sinh ra axit tricacbalylic (hay là axit propan-1,2,3-tricacboxylic). Nếu tiếp tục đun nóng axit aconitic sẽ thu được hỗn hợp gồm axit itaconic (C5H6O4, không có đồng phân hình học) và axit xitraconic (C 5H6O4 có đồng phân hình học); hai axit này chuyển hoá ngay thành các hợp chất mạch vòng cùng có công thức phân tử C5H4O3. Hãy viết sơ đồ các phản ứng xảy ra dưới dạng các công thức cấu tạo và cho biết axit aconitic có đồng phân hình học hay không? 3)Người ta có thể tổng hợp axit xitric xuất phát từ axeton và các hoá chất vô cơ cần thiết. Hãy viết sơ đồ các phản ứng đã xảy ra. Câu IV: 1) X là một đisaccarit không khử được AgNO 3 trong dd amoniac. Khi thuỷ phân X sinh ra sản phẩm duy nhất là M (D-andozơ, có công thức vòng ở dạng ). M chỉ khác D-ribozơ ở cấu hình nguyên tử C2. H O CH3OH CH3I  xt2H  HCl   baz xt  + xt M N Q dẫn xuất 2,3,4-tri-O-metyl của M a. Xác định công thức của M, N, Q và X (dạng vòng phẳng). b. Hãy viết sơ đồ các phản ứng đã xảy ra. 2) Đốt cháy 0,2 mol hợp chất A thuộc loại tạp chức thu được 26,2 gam khí CO 2; 12,6 gam hơi H2O và 2,24 lít khí N2 (đktc). Nếu đốt cháy 1 mol A cần 3,75 mol O2. a. Xác định công thức phân tử của A. b. Xác định công thức cấu tạo và tên của A. Biết rằng A có tính chất lưỡng tính, phản ứng với axit nitơ giải phóng nitơ; với ancol etylic có axit làm xúc tác tạo thành hợp chất có công thức C 5H11O2N. Khi đun nóng A chuyển thành hợp chất vòng có công thức C 6H10N2O2. Hãy viết đầy đủ các phương trình phản ứng xảy ra và ghi điều kiện (nếu có). A có đồng phân loại gì? Câu V: 1) Có 5 lọ đựng riêng biệt các chất: cumen hay là isopropylbenzen (A), ancol benzylic (B), anisol hay là metyl phenyl ete (C), benzanđehit (D) và axit benzoic (E). Biết (A), (B), (C), (D) là các chất lỏng. a. Hãy sắp xếp thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi, giải thích. b. Trong quá trình bảo quản các chất trên, có 1 lọ đựng chất lỏng thấy xuất hiện tinh thể. Hãy giải thích hiện tượng đó bằng phương trình phản ứng hoá học. c. Hãy cho biết các cặp chất nào nói trên có thể phản ứng với nhau. Viết các phương trình phản ứng và ghi điều kiện (nếu có). 2) Trong quá trình điều chế metyl tert-butyl ete (MTBE) từ ancol, người ta thu được thêm 2 sp khác. a. Viết phương trình phản ứng điều chế MTBE từ hiđrocacbon. b. Viết công thức cấu tạo 2 sản phẩm nói trên. c. Viết công thức cấu tạo các sp sinh ra và pt pứ khi cho MTBE tác dụng với HI. 3) Có 1 hỗn hợp các chất rắn gồm: p-toluiđin (p-metylanilin), axit benzoic, naphtalen. Trình bày ngắn gọn phương pháp hoá học để tách riêng từng chất. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC. Câu I (4 điểm):. ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Môn Thi: HOÁ HỌC - Bảng A Ngày thi: 14/3/2001 (180 phút, không kể thời gian giao đề ).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1. Phương pháp sunfat có thể điều chế được chất nào: HF , HCl , HBr , HI ? Nếu có chất không điều chế được bằng phương pháp này, hãy giải thích tại sao? Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có) để minh hoạ. 2. Trong dãy oxiaxit của clo, axit hipoclorơ là quan trọng nhất. axit hipoclorơ có các tính chất: a) Tính axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic; b) Có tính oxi hoá mãnh liệt; c) Rất dễ bị phân tích khi có ánh sáng mặt trời, khi đun nóng. Hãy viết các phương trình phản ứng để minh hoạ các tính chất đó. 3. Có các dung dịch (bị mất nhãn) : a) BaCl2 ; b) NH4Cl ; c) K2S ; d) Al2(SO4)3 ; e) MgSO4 ; g) KCl ; h) ZnCl2 . Được dùng thêm dung dịch phenolphtalein (khoảng pH chuyển màu từ 8 - 10) hoặc metyl da cam (khoảng pH chuyển màu từ 3,1 - 4,4). Hãy nhận biết mỗi dd trên, viết các pt ion (nếu có) để giải thích. 4. Tìm cách loại sạch tạp chất khí có trong khí khác và viết các phương trình phản ứng xảy ra: a) CO có trong CO2 ; b) H2S có trong HCl ; c) HCl có trong H2S ; d) HCl có trong SO2 ; e) SO3 có trong SO2 . Câu II (3,5 điểm): 1. Hãy dùng kí hiệu ô lượng tử biểu diễn các TH số lượng e trong một obitan nguyên tử. 2. Mỗi phân tử XY3 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 196; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 76. a) Hãy xác định kí hiệu hoá học của X,Y và XY3 . b) Viết cấu hình electron của nguyên tử X,Y. c) Dựa vào pứ oxh-khử và pứ trao đổi, hãy viết pt pứ (ghi rõ đk, nếu có) các TH xảy ra tạo thành XY3. Câu III (5 điểm): 1. Hoàn thành phương trình phản ứng a) , b) sau đây. Cho biết các cặp oxi hoá - khử liên quan đến phản ứng và so sánh các giá trị Eo của chúng. a) Zn[Hg(SCN)4] + IO3- + ClICl + SO42- + HCN + Zn2+ + Hg2+ 2+ b) Cu(NH3)m + CN + OH Cu(CN)2- + CNO- + H2O 2. Dung dịch X có chất tan là muối M(NO3)2 . Người ta dùng 200ml dung dịch K3PO4 vừa đủ phản ứng với 200ml dung dịch X, thu được kết tủa M 3(PO4)2 và dung dịch Y. Khối lượng kết tủa đó (đã được sấy khô) khác khối lượng M(NO3)2 ban đầu là 6,825 gam. Điện phân 400 ml dung dịch X bằng dòng điện I = 2 ampe tới khi thấy khối lượng catốt không tăng thêm nữa thì dừng, được dung dịch Z. Giả thiết sự điện phân có hiệu suất 100%. a) Hãy tìm nồng độ ion của dung dịch X, dung dịch Y, dung dịch Z. Cho biết các gần đúng phải chấp nhận khi tính nồng độ dung dịch Y, dung dịch Z. b) Tính thời gian (theo giây) đã điện phân. c) Tính thể tích khí thu được ở 27,3oC , 1atm trong sự điện phân. Câu IV (4 điểm): 1. Sunfuryl điclorua SO2Cl2 là hoá chất phổ biến trong phản ứng clo hoá. Tại 350oC, 2 atm     phản ứng SO Cl (khí)  SO (khí) + Cl (khí) (1) Có Kp = 50 . 2. 2. 2. 2. a) Hãy cho biết đơn vị của trị số đó và giải thích: hằng số cân bằng Kp này phải có đơn vị như vậy. b) Tính phần trăm theo thể tích SO2Cl2(khí) còn lại khi (1) đạt tới cân bằng ở điều kiện đã cho. c) Ban đầu dùng 150 mol SO2Cl2(khí), tính số mol Cl2(khí) thu được khi (1) đạt tới cân bằng. Các khí được coi là khí lý tưởng. 2. a) Tính độ điện li của dung dịch CH3NH2 0,010M. b) Độ điện li thay đổi ra sao khi - Pha loãng dung dịch ra 50 lần. - Khi có mặt NaOH 0,0010M. - Khi có mặt CH3COOH 0,0010M. - Khi có mặt HCOONa 1,00M.     CH NH + Biết: CH NH + H+  ; K = 1010,64 3. 2. 3.   . 3. CH3COO + H+. ; K = 10-4,76   2 SO42- + I2 Câu V(3,5 điểm): Phản ứng S2O82- + 2 I (1) được khảo sát bằng thực nghiệm như sau: Trộn dung dịch KI với dung dịch hồ tinh bột, dung dịch S 2O32- ; sau đó thêm dung dịch S2O82- vào dung dịch trên. Các dung dịch đều có nồng độ ban đầu thích hợp. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra; tại sao dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh lam? 2. Người ta thu được số liệu sau đây: Thời gian thí nghiệm(theo giây) Nồng độ I- (theo mol . l -1) 0 1,000 20 0,752 CH3COOH.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 50 0,400 80 0,010 Dùng số liệu đó, hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng (1). BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI QUỐC GIA CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT Môn Thi: HOÁ HỌC - Bảng A ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 15/3/2001 (180 phút, không kể thời gian giao đề ) Câu I (5 điểm): 1. Xuất phát từ brombenzen chứa 14 C ở vị trí 1 và các hoá chất vô cơ cần thiết không chứa 14 C, hãy điều chế các hợp chất thơm chứa 14 C ở vị trí 3 : a) Anilin ; b) Iotbenzen ; c) Axit benzoic. 2. Hoàn thành sơ đồ các phản ứng sau và gọi tên các sản phẩm từ A đến F : Na2Cr2O4 2H C D Cl2 (1 mol) H2O Benzen (1mol) A B FeCl3 t0C, p HNO3 Fe, HCl E F 3. Khi oxi hoá etylenglicol bằng HNO3 thì tạo thành một hỗn hợp 5 chất. Hãy viết công thức cấu tạo phân tử của 5 chất đó và sắp xếp theo trật tự giảm dần nhiệt độ sôi của chúng (có giải thích). Câu II (4 điểm): N Xinconiđin (X) có công thức cấu tạo : Đó là đồng phân lập thể ở C9 của xinconin (Y). CH = CH2 1. Hãy ghi dấu * vào mỗi nguyên tử cacbon 9 C HOH bất đối và khoanh vòng tròn nguyên tử nitơ có tính bazơ mạnh nhất trong phân tử X. 2. Cho từ từ dung dịch HBr vào X ở nhiệt độ phòng rồi đun nóng nhẹ, sinh ra các sản phẩm chính là A (C19H23BrON2) , B (C19H24Br2ON2) , C (C19H25Br3ON2) , và D (C19H24Br4N2). Chế hoá D với dung dịch KOH trong rượu 90o thu được E (C19H20N2) Hãy viết công thức cấu tạo của A , B , C , D , E. Ghi dấu * vào mỗi nguyên tử cacbon bất đối trong phân tử D và E. 3. Cho C6H5COCl vào X và Y thu được sản phẩm đều có công thức C26H26N2O2 (đặt là F và G). F và G có đồng nhất (cùng là một chất) hay không? Chúng có nhiệt độ nóng chảy giống hay khác nhau? tại sao? Câu III (4 điểm): 1.Có một hỗn hợp protit gồm pepsin (pHI = 1,1), hemoglobin (pHI = 6,8) và prolamin (pHI = 12,0). Khi tiến hành điện di dung dịch protit nêu trên ở pH = 7,0 thì thu được 3 vết chất (xem hình): Xuất phát Cực • • • Cực A B C Cho biết mỗi vết chất đặc trưng cho protit nào ? Giải thích. 2. Khi thuỷ phân hoàn toàn 1 mol tripeptit X thu được 2 mol axit glutamic ( HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH ), 1 mol alanin ( CH 3CH(NH2)COOH ) và 1 mol NH 3. X không phản ứng với 2,4-đinitroflobenzen và X chỉ có một nhóm cacboxyl tự do. Thuỷ phân X nhờ enzim cacboxipeptiđaza thu được alanin và một đipeptit Y. Viết công thức cấu tạo của X , Y và gọi tên chúng. Câu IV (4,5 điểm): Melexitozơ (C18H32O16) là đường không khử, có trong mật ong. Khi thuỷ phân hoàn toàn 1 mol melexitozơ bằng axit sẽ nhận được 2 mol D-glucozơ và 1 mol D- fructozơ. Khi thuỷ phân không hoàn toàn sẽ nhận được D-glucozơ và đisaccarit turanozơ. Khi thuỷ phân nhờ enzim mantaza sẽ tạo thành D-glucozơ và Dfructozơ, còn khi thuỷ phân nhờ enzim khác sẽ nhận được saccarozơ. Metyl hoá 1 mol melexitozơ rồi thuỷ phân sẽ nhận được 1 mol 1,4,6-tri-O-metyl-D-fructozơ và 2 mol 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-glucozơ. 1. Hãy viết công thức cấu trúc của melexitozơ. Viết công thức cấu trúc và gọi tên hệ thống của turanozơ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2. Hãy chỉ ra rằng, việc không hình thành fomanđehit trong sản phẩm oxi hoá bằng HIO 4 chứng tỏ có cấu trúc furanozơ hoặc piranozơ đối với mắt xích fructozơ và piranozơ hoặc heptanozơ (vòng 7 cạnh) đối với mắt xích glucozơ. 3. Cần bao nhiêu mol HIO 4 để phân huỷ hai mắt xích glucozơ có cấu trúc heptanozơ và sẽ nhận được bao nhiêu mol axit fomic? Câu V (2,5 điểm): 1. Clorofom tiếp xúc với không khí ngoài ánh sáng sẽ bị oxi hóa thành photgen rất độc. Để ngừa độc người ta bảo quản clorofom bằng cách cho thêm một lượng nhỏ ancol etylic để chuyển photgen thành chất không độc. Viết phương trình phản ứng oxi hóa clorofom bằng oxi không khí thành photgen, phản ứng của photgen với ancol etylic và gọi tên sản phẩm. 2. Đun nóng vài giọt clorofom với lượng dư dung dịch NaOH, sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch KMnO4 thấy hỗn hợp xuất hiện màu xanh. Viết các phương trình phản ứng và giải thích sự xuất hiện màu xanh. 3. Khi tiến hành điều chế axit lactic từ anđehit axetic và axit xianhiđric, ngoài sản phẩm mong muốn ta còn thu được hợp chất X (C6H8O4). Viết công thức cấu tạo của X và các phương trình phản ứng xảy ra. 1. Viết phương trình phản ứng điều chế D-fructozơ từ D-glucozơ, biết rằng D-glucozazon khi tác dụng với benzandehit tạo thành ozon của D-glucozơ (HOCH2(CHOH)3COCHO). 2. Chitin (tách từ vỏ tôm, cua...) được coi như là dẫn xuất của xenlulozơ, trong đó các nhóm hidroxyl ở các nguyên tử C2 được thay thế bằng các nhóm axetylamino ( -NH-CO-CH3 ). a) Viết công thức cấu tạo một đoạn mạch của phân tử chitin. b) Gọi tên một mắt xích của chitin. c) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi đun nóng chitin với dung dịch HCl đặc (dư), đun nóng chitin với dung dịch NaOH đặc (dư). Câu III (5 điểm): (thay câu III bảng A, dùng cho bảng B) 1. Cho hỗn hợp đẳng phân tử gồm axit benzoic và axit p-metoxibenzoic tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Viết công thức cấu tạo hai sản phẩm mononitro chính và cho biết chất nào tạo thành với số mol nhiều hơn? Hãy so sánh tính axit của các chất gồm hai axit đầu và hai sản phẩm, giải thích. 2. Có các hợp chất sau: H3NCH2COO (A) , H2NCH2CONH2 (B) , H2N-CO-NH2 (C) , CH3CHOHCOOH (D). Cho biết từng hợp chất trên thuộc loại hợp chất có chức hữu cơ nào? Viết phương trình phản ứng của từng hợp chất trên với: a) Dung dịch HCl (dư, nóng) ; b) Dung dịch NaOH (dư, nóng). BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2000-2001 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn : HOÁ HỌC Bảng B Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) Ngày thi : 13 / 3 / 2001 Câu I (5 điểm): 1. Xuất phát từ brombenzen chứa 14 C ở vị trí 1 và các hoá chất vô cơ cần thiết không chứa 14 C, hãy điều chế các hợp chất thơm chứa 14 C ở vị trí 3 : a) Anilin ; b) Iotbenzen ; c) Axit benzoic. 2. Hoàn thành sơ đồ các phản ứng sau và gọi tên các sản phẩm từ A đến F : Na2Cr2O4 2H Cl2 (1 mol) H2O C D Benzen (1 mol) A B FeCl3 tO , p HNO3 (1 mol) Fe, HCl E F 3. Khi oxi hoá etylenglicol bằng HNO3 thì tạo thành một hỗn hợp 5 chất. Hãy viết công thức cấu tạo phân tử của 5 chất đó và sắp xếp theo trật tự giảm dần nhiệt độ sôi của chúng (có giải thích). Câu II (3,5 điểm): N Xinconiđin (X) có công thức cấu tạo : CH=CH2 C9HOH Đó là đồng phân lập thể ở C9 của xinconin (Y). N 1. Hãy ghi dấu  vào mỗi nguyên tử cacbon bất đối và khoanh vòng tròn nguyên tử nitơ có tính bazơ mạnh nhất trong phân tử X..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2. Cho từ từ dung dịch HBr vào X ở nhiệt độ phòng rồi đun nóng nhẹ, sinh ra các sản phẩm chính là A (C19H23BrON2) , B (C19H24Br2ON2) , C (C19H25Br3ON2) , và D (C19H24Br4N2). Chế hoá D với dung dịch KOH trong rượu 90o thu được E (C19H20N2) .Hãy viết công thức cấu tạo của A , B , C , D , E. Ghi dấu  vào mỗi nguyên tử cacbon bất đối trong phân tử D và E. Câu III (5 điểm): 1. Cho hỗn hợp đẳng phân tử gồm axit benzoic và axit p-metoxibenzoic tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Viết công thức cấu tạo hai sản phẩm mononitro chính và cho biết chất nào tạo thành với số mol nhiều hơn? Hãy so sánh tính axit của các chất gồm hai axit đầu và hai sản phẩm, giải thích. 2. Có các hợp chất sau: H 3NCH2COO (A) , H 2NCH2CONH2(B) , H2N-CO-NH2 (C) , CH3CHOHCOOH (D). Cho biết từng hợp chất trên thuộc loại hợp chất có chức hữu cơ nào? Viết phương trình phản ứng của từng hợp chất trên với : a) Dung dịch HCl (dư, nóng) ; b) Dung dịch NaOH (dư, nóng). Câu IV (4,5 điểm): 1. Viết phương trình phản ứng điều chế D-fructozơ từ D-glucozơ, biết rằng D-glucozazon khi tác dụng với benzanđehit tạo thành ozon của D-glucozơ (HOCH2(CHOH)3COCHO). 2. Chitin (tách từ vỏ tôm, cua...) được coi như là dẫn xuất của xenlulozơ, trong đó các nhóm hiđroxyl ở các nguyên tử C2 được thay thế bằng các nhóm axetylamino ( -NH-CO-CH3 ). d) Viết công thức cấu tạo một đoạn mạch của phân tử chitin. e) Gọi tên một mắt xích của chitin. c) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi đun nóng chitin với dung dịch HCl đặc (dư), đun nóng chitin với dung dịch NaOH đặc (dư). Câu V (2 điểm): 1. Clorofom tiếp xúc với không khí ngoài ánh sáng sẽ bị oxi hóa thành photgen rất độc. Để ngừa độc người ta bảo quản clorofom bằng cách cho thêm một lượng nhỏ ancol etylic để chuyển photgen thành chất không độc. Viết phương trình phản ứng oxi hóa clorofom bằng oxi không khí thành photgen, phản ứng của photgen với ancol etylic và gọi tên sản phẩm. 2. Đun nóng vài giọt clorofom với lượng dư dung dịch NaOH, sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch KMnO4 thấy hỗn hợp xuất hiện màu xanh. Viết các phương trình phản ứng và giải thích sự xuất hiện màu xanh. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2000-2001 ĐỀ THI DỰ BỊ Môn : HOÁ HỌC Bảng A Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) NGÀY THI THỨ NHẤT : ( theo quyết định và thông báo của Bộ) Câu I : 1. Viết các phương trình hoá học từ Na 2Cr2O7 , C (than đá), Al (bột nhôm) và các điều kiện cần thiết để thu được Cr. 2. CrO2Cl2 (cromyl clorua) là một hoá chất quan trọng. Hãy viết các pthh tạo ra CrO2Cl2 từ: a) CrO3 tác dụng với axit HCl. b) Cho K2Cr2O7 tác dụng với KCl tronh H2SO4 đặc, nóng. 3. Thêm chất thích hợp và hoàn thành phương trình hoá học sau: a) KNO2 + KNO3 + ? K2CrO4 + NO b) NaNO2 + ? + NaI I2 + NaHSO4 + NO + H2O c) HNO3 + P2O5 ? + N2O5 Câu II : 1. Vận dụng lí thuyết Bronstet về axit – bazơ hãy giải thích tính axit – bazơ trong dung dịch nước của các chât sau: a) BaCl2 ; b) K2S ; c) NH4HS ; d) NaHSO3 2. Hãy trình bày 3 thí nghiệm minh hoạ tính chất axit – bazơ trong mỗi dung dịch : a) NH 4HSO4 ; b) Na2CO3 (mô tả cách thí nghiệm và giải thích). 3. Cho NaOH (dư) vào hỗn hợp X gồm có Zn 2+ ; Pb2+ ; Fe3+ ; Cu2+ ; Mg2+ ; NO3- sẽ được kết tủa A và dung dịch B. Hãy nêu phương pháp hoá học để xác nhận các chất có mặt trong kết tủa A và dung dịch B(nêu rõ để nhận biết) Viết phương trình ion của các phản ứng xảy ra. Câu III : 1. Thêm dần dung dịch NaOH vào dung dịch chứa H + 0,100M ; Fe3+ 1,0.10-3M và Mg2+ 0,100M cho đến dư. Cho biết có hiện tượng gì xảy ra?.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 2. Giả sử tổng nồng độ NaOH đã cho vào là 0,2030 M. Hãy tính nồng độ các ion trong dung dịch (khi tính không kể sự tạo phức hiđroxo của các ion kim loại). Cho: Tích số tan Mg(OH)2: 10 – 10,95 Fe(OH)3 : 10 – 37,5. Câu IV : 1. Hai muối của cùng một axit làm đổi màu khác nhau đối với giấy quỳ tím, tạo kết tủa trắng với nước vôi trong và tạo kết tủa vàng với dung dịch AgNO 3 là những muối nào? Viết các phương trình phản ứng để chứng minh. 2. a) Nêu dẫn chứng cụ thể cho thấy Cu2O bền với nhiệt hơn CuO và CuCl bền với nhiệt hơn CuCl2 , giải thích nguyên nhân. b) Nêu dẫn chứng cụ thể cho thấy ở trong nước CuCl kém bền hơn CuCl2 , giải thích nguyên nhân. c) Thế điện cực chuẩn của cặp Cu 2+/ Cu+ là 0,15V, của cặp I2/ 2I- là 0,54V nhưng tại sao người ta có thể định lượng ion Cu2+ trong dung dịch nước thông qua tác dụng của ion đó với dung dịch KI? Cho biết dung dịch bão hoà của CuI trong nước ở nhiệt độ thường có nồng độ là10-6M. Câu V : 1. Hãy thiết lập sơ đồ pin sao cho khi pin phóng điện thì xảy ra phản ứng khử ion Fe 3+ bởi Cu . Viết phương trình các nửa phản ứng xảy ra tại các điện cực. 2. Tính sức điện động tiêu chuẩn của pin (Eopin) khi pin mới bắt đầu hoạt động. 3. Tính nồng độ các chất còn lại trong các dung dịch khi pin phóng điện hoàn toàn (giả sử nồng độ các chất trước phản ứng đều bằng 0,010M). 4. Sức điện động của pin sẽ tăng hay giảm nếu: - Thêm một ít KI - Thêm ít NH3 vào dung dịch ở cực đồng (dung dịch A). - Thêm một ít KMnO4 (môi trường axit) - Thêm ít NaF - Thêm ít NaOH vào dung dịch của cực chứa Fe3+ (dung dịch B). Cho Eo Cu2+/ Cu+ = 0,34V ; Eo Cu+/ Cu = 0,52V Eo Fe3+/ Fe2+ = 0,77V ; Eo Fe2+/ Fe = - 0,40V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2000-2001 ĐỀ THI DỰ BỊ Môn : HOÁ HỌC Bảng A Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) NGÀY THI THỨ HAI : ( theo quyết định và thông báo của Bộ). Câu I : 1.Viết các phương trình phản ứng (nếu có) của: a) Axit axetic (pKa = 4,76) , phenol (pKa = 10) với : Dung dịch NaHCO3 Dung dịch Na2CO3 Biết H2CO3 có pKa1 = 6,4 và pKa2 = 10,3 b) Dung dịch CH3COONa , dung dịch C6H5ONa với CO2 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng (các sản phẩm viết ở dạng công thức cấu tạo) theo các sơ đồ chuyển hoá sau: ⃗ a) C6H5CH=CH2 + Br2 A + B CH3 OH (dung môi) o ⃗ b) C6H5CH=CH2 H 2 SO4 , t C(C16H16) Nêu tên các cơ chế của phản ứng a) và b). COOH OCOCH3.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> f) C6H5ONa. +¿ ⃗ CO2 M H 6 atm ,125 C ¿⃗ o. CH3 CO ¿2 O ¿ ⃗¿. N. (Aspirin). Câu II :Hợp chất thiên nhiên X chứa 66,67% cacbon; 6,67% hiđro; còn lại là oxi. Biết M X = 180. X tác dụng với (CH3CO)2O cho A(C14H16O5), với HBr ở lạnh cho B (C10H11BrO2, gồm hai đồng phân câú tạo B1 và B2), với CH3I (có mặt bazơ) cho D (C11H14O3),với HI nóng cho CH3I , và với O3 rồi Zn / HCl (dung dịch) cho E (C8H8O3). E tác dụng với HI nóng cũng cho CH3I, ngoài ra E còn khử được AgNO3. X , B , và E tan trong dung dịch NaOH nhưng không tan trong dung dịch NaHCO3. A và D không tan trong dung dịch NaOH nhưng dễ làm mất màu KMnO4 loãng nguội và brom loãng. 1. Xác định công thức phân tử và các nhóm chức có trong phân tử X. 2. Xác định công thức cấu tạo của X , A , B , D và E ; biết rằng E là đồng phân có pKa gần thấp nhất. 3. Dùng các công thức cấu tạo thu gọn viết các phương trình phản ứng đã xảy ra. Giải thích tại sao sinh ra hai đồng phân của B. 4. Gọi tên X , B1 , E. Câu III : 1. Viết phương trình phản ứng monoclo hoá sec-butyl clorua, gọi tên các sản phẩm tạo thành. 2. Nếu xuất phát từ (S)-sec-butyl clorua thì sẽ nhận được bao nhiêu hợp chất quang hoạt? Viết công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp R , S. 3. Hoàn thành sơ đồ các phản ứng sau và gọi tên các sản phẩm : C2 H 5 ¿ 2 ⃗ ⃗ Cl (1 mol) HNO (1 mol) 2 3 a) Benzen (1 mol) A B C ⃗ D HN ¿ Fe, HCl AlCl H SO ⃗¿ ⃗ CH I (1 mol)G ⃗ b) Phenol (1 mol) ⃗ F ❑⃗ HNO 3 (1 mol) Fe, HCl ClCH COOH H CÂU IV : Thành phần chính của tinh dầu hồi là anetol (C10H12O). Cho anetol phản ứng với dung dịch KMnO4 trong nước thì tạo thành kali axetat, kali p-metoxi benzoat và MnO2. 1. Xác định công thức cấu tạo của anetol, viết công thức cấu trúc các đồng phân không gian có thể có và gọi tên IUPAC của chúng. 2. Viết các pt pứ xảy ra và đề nghị cách tách lấy axit p-metoxi benzoic từ hỗn hợp sau phản ứng. 3. 2. 4. 3. 2. 3. Dùng công thức cấu tạo, hãy viết các phương trình phản ứng của anetol với: a) Br2/ CCl4 ; b) HCl ; c) Cl2 + H2O 4. Khi đun nóng với xúc tác, anetol thường bị hoá nhựa. Hãy giải thích. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2001-2002 Môn : HOÁ HỌC Bảng A /// Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề )///Ngày thi : 13 / 3 / 2002 Câu I:(4 điểm) 1. Khi xiclotrime hoá 1,3-butađien với sự có mặt của chất xúc tác cơ kim, người ta đã điều chế được (Z, E, E)1,5,9-xiclođođecatrien. Đây là một phương pháp đơn giản để điều chế hidrocacbon vòng lớn. Khi dùng chất xúc tác thích hợp là các phức -alyl của kim loại chuyển tiếp người ta điều chế được (E, E, E)-1,5,9xiclododecatrien và (Z, Z, E)-1,5,9-xiclododecatrien. Hãy viết công thức cấu tạo của 3 hợp chất trên. 2. Sắp xếp sự tăng dần tính bazơ (có giải thích) của các chất trong từng dãy sau: (a) CH3-CH(NH2)-COOH, CH2=CH-CH2-NH2, CH3-CH2-CH2-NH2, CHC-CH2-NH2 . (b) -NH-CH3 , -CH2-NH2 , C6H5-CH2-NH2, p-O2N-C6H4-NH2. Câu II: (5,5 điểm) 1. Viết các pt pứ theo sơ đồ chuyển hoá sau (các chất từ A, ... G2 là các h/ch hữu cơ, viết ở dạng CT cấu tạo):.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 1 D ⃗ H 2 SO 4 (1mol) Br (1 mol )⃗ Fe E +E 2 C ⋯ ⃗ (1 mol ) a .s G +G 15 C a. s ⃗¿ Etilen oxit ¿ H 2 O/H+¿ ¿ 2. (3,5 điểm). Viết sơ đồ phản ứng điều chế các hợp chất sau đây, ghi rõ các điều kiện phản ứng (nếu có): a) Từ etanol và các hoá chất vô cơ cần thiết, điều chế: (A) Propin (không quá 8 giai đoạn). (B) 1,1-Đicloetan (qua 4 giai đoạn). b) Từ benzen và các chất vô cơ, hữu cơ (chứa không quá 3 nguyên tử cacbon), điều chế: (C) (D) C6 H 5 -CH 3. ⃗ Mg B Cl 2 (1 mol) A ⃗ ete khan. 2. 1. o. 2. 1. 2. Câu III: (2,5 điểm) Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C7H9N. Cho A phản ứng với C2H5Br (dư), sau đó với NaOH thu được hợp chất B có công thức phân tử C11H17N. Nếu cũng cho A phản ứng với C2H5Br nhưng có xúc tác AlCl3 (khan) thì tạo ra hợp chất C có cùng công thức phân tử với B (C11H17N). Cho A phản ứng với H2SO4 (đặc) ở 180oC tạo hợp chất D có công thức phân tử C7H9O6S2N, sau khi chế hoá D với NaOH ở 300oC rồi với HCl sẽ cho sản phẩm E (E có phản ứng màu với FeCl3). Mặt khác, nếu cho A phản ứng với NaNO2 trong HCl ở 5oC, rồi cho phản ứng với -naphtol trong dung dịch NaOH thì thu được sản phẩm có màu G. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D, E, G và viết các phương trình phản ứng (nếu có) để minh hoạ. Câu IV: (5,5 điểm) Thuỷ phân một protein (protit) thu được một số aminoaxit có công thức và pKa như sau: Ala CH3CH(NH2)COOH (2,34; 9,69);. Pro. COOH. (1,99; 10,60);. N H HOCH2CH(NH2)COOH (2,21; 9,15); HOOCCH2CH(NH2)COOH (1,88; 3,65;9,60); H2NCH23CH(NH2)COOH (2,10; 8,90; 10,50); H2NC(=NH)NHCH23CH(NH2)COOH (2,17; 9,04; 12,48); 1. Viết tên IUPAC và công thức Fisơ ở pH I của Arg, Asp, Orn. Trên mỗi công thức đó hãy ghi (trong ngoặc) giá trị pKa bên cạnh nhóm chức thích hợp. Biết nhóm -NHC(=NH)NH2 có tên là guaniđino. 2. Ala và Asp có trong thành phần cấu tạo của aspactam (một chất có độ ngọt cao hơn saccarozơ tới 160 lần). Thuỷ phân hoàn toàn aspactam thu được Ala, Asp và CH 3OH. Cho aspactam tác dụng với 2,4đinitroflobenzen rồi thuỷ phân thì được dẫn xuất 2,4-đinitrophenyl của Asp và một sản phẩm có công thức C4H9NO2. Viết công thức Fisơ và tên đầy đủ của aspactam, biết rằng nhóm -COOH của Asp không còn tự do. 3. Arg, Pro và Ser có trong thành phần cấu tạo của nonapeptit brađikinin. Thuỷ phân brađikinin sinh ra Pro-Pro-Gly ; Ser-Pro-Phe ; Gly-Phe-Ser ; Pro-Phe-Arg ; Arg-Pro-Pro ; Pro-Gly-Phe ; Phe-Ser-Pro. a) Dùng kí hiệu 3 chữ cái (Arg, Pro, Gly,...), cho biết trình tự các aminoaxit trong phân tử brađikinin. b) Viết công thức Fisơ và cho biết nonapeptit này có giá trị pHI trong khoảng nào? ( 6; <6; << 6; > 6; >> 6). Câu V: (2,5 điểm) 1. Oxi hoá 150 mg amilozơ bởi NaIO4 thu được 0,0045 mmol axit fomic.. Ser Asp Orn Arg. CHO OH H OH H CH2OH L-galuz¬ Tính. H HO H HO. (a). số lượng trung bình các gốc glucozơ trong phân tử amilozơ; biết rằng khi oxi hoá 1 mol amilozơ bằng NaIO4, số gốc glucozơ đầu mạch tạo ra 1 mol axit fomic, số gốc glucozơ cuối mạch tạo ra 2 mol axit fomic. (b) Viết sơ đồ các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Viết sơ đồ các phương trình phản ứng chuyển D-glucozơ thành L-gulozơ có công thức bên. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2001-2002 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn : HOÁ HỌC Bảng A Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) Ngày thi : 12 / 3 / 2002 Câu I: (5 điểm)..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 1. Liệu pháp phóng xạ được ứng dụng rộng rãi để chữa ung thư. Cơ sở của liệu pháp đó là sự biến đổi hạt nhân. 59 + 0n1  X? (1) 27Co X?  28Ni60 + ... ; h = 1,25 MeV (2) (a) Hãy hoàn thành phương trình của sự biến đổi hạt nhân trên và nêu rõ định luật nào được áp dụng để hoàn thành phương trình. (b) Hãy cho biết điểm khác nhau giữa phản ứng hạt nhân với phản ứng oxi hoá-khử (lấy thí dụ từ phản ứng (2) và phản ứng Co + Cl2  CoCl2). 2. Có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d54s1 (1) (a) Dùng kí hiệu ô lượng tử biểu diễn cấu hình electron (1). (b) Cấu hình electron (1) là cấu hình electron của nguyên tử hay ion ? Tại sao ? (c) Cho biết tính chất hoá học đặc trưng của ion hay nguyên tử ứng với cấu hình electron (1), hãy viết một phương trình phản ứng để minh họa. Z2 3. Biết En = -13,6. 2 (n: số lượng tử chính, Z: số đơn vị điện tích hạt nhân). n (a) Tính năng lượng 1e trong trường lực một hạt nhân của mỗi hệ N6+, C5+, O7+. (b) Qui luật liên hệ giữa En với Z tính được ở trên phản ánh mối liên hệ nào giữa hạt nhân với electron trong các hệ đó ? (c) Trị số năng lượng tính được có quan hệ với năng lượng ion hoá của mỗi hệ trên hay không ? Tính năng lượng ion hoá của mỗi hệ. 4. áp dụng thuyết lai hoá giải thích kết quả của thực nghiệm xác định được BeH2, CO2 đều là phân tử thẳng. Câu II: (6 điểm). 1. Biết thế oxi hoá-khử tiêu chuẩn : +¿ o 2+¿ o Cu 2+ ¿ Fe3 +¿ Cu Fe +¿o 2 +¿o Cu = +0,16V, Cu = +0,52V, Fe = +0,77V, Fe = -0,44V ¿ ¿ E¿ E¿ E¿ E¿ Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra trong các trường hợp sau: (a) Cho bột sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3 0,5M. (b) Cho bột đồng vào dung dịch CuSO4 1M. 2. Dung dịch X gồm Na2S 0,010M, KI 0,060M, Na2SO4 0,050M. (a) Tính pH của dung dịch X. (b) Thêm dần Pb(NO3)2 vào dung dịch X cho đến nồng độ 0,090M thì thu được kết tủa A và dung dịch B. I.Cho biết thành phần hoá học của kết tủa A và dung dịch B. II.Tính nồng độ các ion trong dung dịch B (không kể sự thuỷ phân của các ion, coi thể tích dung dịch không thay đổi khi thêm Pb(NO3)2). III.Nhận biết các chất có trong kết tủa A bằng pp hoá học, viết các phương trình phản ứng (nếu có). (c) Axit hoá chậm dung dịch X đến pH = 0. Thêm FeCl3 cho đến nồng độ 0,10M. I.Tính thế của cực platin nhúng trong dd thu được so với cực calomen bão hoà (Hg2Cl2/2Hg,2Cl-). II.Biểu diễn sơ đồ pin, viết pt pứ xảy ra tại các điện cực và phản ứng tổng quát khi pin hoạt động. Cho : axit có H2S pK1 = 7,00, pK2 = 12,90; HSO4- có pK = 2,00; Tích số tan của PbS = 10 -26 ; PbSO4 = 10-7,8 ; PbI2 = 10-7,6. Fe3 +¿ o o 2 +¿o Fe = 0,77 V ; E S = 0,14V ; E I = 0,54V ; Ecal bão hoà = 0,244V H S 2I ¿ E¿ Câu III: (3 điểm). Cho dòng điện 0,5A đi qua dung dịch muối của một axit hữu cơ trong 2 giờ. Kết quả sau quá trình điện phân là trên catôt tạo ra 3,865 gam một kim loại và trên anôt có khí etan và khí cacbonic thoát ra. 1. Cho biết muối của kim loại nào bị điện phân? Biết rằng 5,18 gam của kim loại đó đẩy được 1,59 gam Cu từ dung dịch đồng sunfat. 2. Cho biết muối của axit hữu cơ nào bị điện phân? 3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên các điện cực. Câu IV: (2,5 điểm).Tại 25oC phản ứng 2N2O5(k) 4 NO 2 (k) + O2 (k) có hằng số tốc độ k = 1,8.10 -5. s-1 ; biểu thức tính tốc độ phản ứng v = k.CN 2O5. Phản ứng trên xảy ra trong bình kín thể tích 20,0 lit không đổi. Ban 2. 2 −.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> đầu lượng N2O5 cho vừa đầy bình. ở thời điểm khảo sát, áp suất riêng của N 2O5 là 0,070 atm . Giả thiết các khí đều là khí lí tưởng. 1. Tính tốc độ: a) tiêu thụ N2O5 ; b) hình thành NO2 ; O2. 2. Tính số phân tử N2O5 đã bị phân tích sau 30 giây. 3. Nếu phản ứng trên có phương trình N2O5 (k) 2 NO2 (k) + 1/2 O2 (k) thì trị số tốc độ phản ứng, hằng số tốc độ phản ứng có thay đổi không? Giải thích. Câu V: (3,5 điểm). Khí NO kết hợp với hơi Br2 tạo ra một khí duy nhất trong phân tử có 3 nguyên tử. 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra. 2. Biết phản ứng trên thu nhiệt, tại 25 oC có Kp = 116,6. Hãy tính Kp (ghi rõ đơn vị) tại 0 oC ; 50oC. Giả thiết rằng tỉ số giữa hai trị số hằng số cân bằng tại 0oC với 25oC hay 25oC với 50oC đều bằng 1,54. 3. Xét tại 25oC, cân bằng hoá học đã được thiết lập. Cân bằng đó sẽ chuyển dịch như thế nào? Nếu: a) Tăng lượng khí NO. b) Giảm lượng hơi Br2. c) Giảm nhiệt độ. d) Thêm khí N2 vào hệ mà: - Thể tích bình phản ứng không đổi (V = const) - áp suất chung của hệ không đổi (P = const). BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2002-2003 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn : HOÁ HỌC Bảng A Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) Ngày thi : 12 / 3 / 2003 Câu I: 1. Nhôm clorua khi hoà tan vào một số dung môi hoặc khi bay hơi ở nhiệt độ không quá cao thì tồn tại ở dạng đime (Al2Cl6). ở nhiệt độ cao (7000C) đime bị phân li thành monome (AlCl3). Viết công thức cấu tạo Lewis của phân tử đime và monome; Cho biết kiểu lai hoá của nguyên tử nhôm, kiểu liên kết trong mỗi phân tử ; Mô tả cấu trúc hình học của các phân tử đó. 2. Phân tử HF và phân tử H 2O có momen lưỡng cực, phân tử khối gần = nhau (HF 1,91Debye, H 2O 1,84 Debye, M MHF 20, H2 O 18); nhưng nhiệt độ nóng chảy của hiđroflorua là – 830C thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 00C, hãy giải thích vì sao? Câu II: 1. Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch bị mất nhãn: AlCl3, NaCl, KOH, Mg(NO3)2, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3. Dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết mỗi dung dịch. Viết các phương trình phản ứng (nếu có). 2. Dung dịch bão hòa H2S có nồng độ 0,100 M. Hằng số axit của H2S: K1 = 1,0 x 10-7 và K2 = 1,3 x 10-13. a) Tính nồng độ ion sunfua trong dung dịch H2S 0,100 M khi điều chỉnh pH = 2,0. b) Một dung dịch A chứa các cation Mn2+, Co2+, và Ag+ với nồng độ ban đầu của mỗi ion đều bằng 0,010 M. Hoà tan H2S vào A đến bão hoà và điều chỉnh pH = 2,0 thì ion nào tạo kết tủa. Cho: TMnS = 2,5 x 10-10 ; TCoS = 4,0 x 10 – 21 ; TAg2S = 6,3 x 10-50 3. Kim loại A phản ứng với phi kim B tạo hợp chất C màu vàng cam. Cho 0,1 mol hợp chất C pư với CO2 (dư) tạo thành hợp chất D và 2,4 gam B. Hòa tan hoàn toàn D vào nước, dung dịch D phản ứng hết 100 ml dung dịch HCl 1 M giải phóng 1,12 l khí CO2 (đktc). Hãy xác định A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết hợp chất C chứa 45,07 % B theo khối lượng; hợp chất D không bị phân tích khi nóng chảy. Câu III: Phương trình phản ứng iot hoá axeton trong dung dịch có xúc tác axit: H CH3 - C - CH 3   CH3 - Cll - CH2 I + HI + I2 ll O. O. (A) (B) (E) (F) Thực nghiệm cho thấy phản ứng là bậc nhất đối với axeton và bậc nhất đối với H+. Mặt khác, thực nghiệm cũng CH3 - C - CH 3 CH3 - C - CH 3 cho thấy trong quá trình và phản ứng có tạo ra các chất trung gian. Từ đó ll ll OH. O. người ta nêu giả thiết phản ứng trên xảy ra qua 3 giai đoạn. a) Viết pt biểu diễn định luật tốc độ của pứ và cho biết đơn vị (thứ nguyên) của hằng số tốc độ pứ. b) Viết biểu thức biểu diễn tốc độ pứ qua: tốc độ tiêu hao (A), (B); tốc độ tạo thành (E), (F) c) Viết pt biểu diễn 3 giai đoạn của pứ. Giai đoạn nào quyết định tốc độ pứ. Hãy chứng minh cơ chế anh (chị) nêu ra phù hợp với phương trình đã viết ở (a)..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> d) Một thí nghiệm, người ta lấy nồng độ ban đầu của axeton, iot và ion H+ đều bằng 0,1M. Sau 30 phút, nồng độ axeton giảm bớt 15% so với nồng độ ban đầu. Tốc độ tạo thành HI tại thời điểm 30 phút là 3,47.10-5 mol. L-1. phút-1. Hãy tính hằng số tốc độ phản ứng. Câu IV: 1. Phản ứng giữa AgNO3 với KCl trong dung dịch tạo thành kết tủa AgCl và giải phóng năng lượng. Ta có thể tạo ra một tế bào điện hoá (pin) sinh công điện nhờ phản ứng đó. a) Viết công thức của tế bào điện hoá theo quy tắc IUPAC và các nửa phản ứng điện cực tại anot và catot. 0 0 b) Tính G 298 của phản ứng kết tủa AgCl và E 298 của tế bào điện hoá. Cho: TAgCl ở 250C bằng 1,6. 10 –10 . 2. Điện phân 50 ml dung dịch HNO3 có pH = 5,0 với điện cực than chì trong 30 giờ, dòng điện 1A. a) Viết nửa phản ứng tại các điện cực và phương trình phản ứng chung. b) Tính pH của dung dịch sau khi điện phân. c) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,0001 mol/L cần để trung hòa dung dịch sau khi điện phân. d) Hãy cho biết nên dùng chất chỉ thị nào để xác định điểm dừng của phản ứng trung hòa. Coi khối lượng riêng của dung dịch HNO3 loãng là 1 g/ml Câu V : Khi nung nóng đến nhiệt độ cao PCl5 bị phân li theo phương trình PCl5 (k) ⇋ PCl3 (k) + Cl2 (k) 1. Cho m gam PCl5 vào một bình dung tích V, đun nóng bình đến nhiệt độ T (K) để xảy ra phản ứng phân li PCl5. Sau khi đạt tới cân bằng áp suất khí trong bình bằng p. Hãy thiết lập biểu thức của Kp theo độ phân li  và áp suất p. Thiết lập biểu thức của kc theo , m, V. 2. Trong thí nghiệm 1 thực hiện ở nhiệt độ T1 người ta cho 83,300 gam PCl5 vào bình dung tích V1. Sau khi đạt tới cân bằng đo được p bằng 2,700 atm. Hỗn hợp khí trong bình có tỉ khối so với hiđro bằng 68,862. Tính  và Kp. 3. Trong thí nghiệm 2 giữ nguyên lượng PCl5 và nhiệt độ như ở thí nghiệm 1 nhưng thay V2 dung tích là V thì đo được áp suất cân bằng là 0,500 atm. Tính tỉ số V1 . 2. 4. Trong thí nghiệm 3 giữ nguyên lượng PCl5 và dung tích bình V1 như ở thí nghiệm 1 nhưng hạ nhiệt độ của bình đến T3 = 0,9 T1 thì đo được áp suất cân bằng là 1,944 atm. Tính Kp và . Từ đó cho biết phản ứng phân li PCl5 thu nhiệt hay phát nhiệt. Cho: Cl = 35,453 ; P : 30,974 ; H = 1,008 ; Các khí đều là khí lí tưởng. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2002-2003 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn : HOÁ HỌC Bảng A Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) Ngày thi : 13 / 3 / 2003 Câu I: 1. Khi có mặt enzim aconitaza, axit aconitic bị hidrat hóa tạo thành axit A không quang hoạt và axit B quang hoạt theo một cân bằng: COOH H2O HOOC H2O A B C C (C6H8O7) (C6H8O7) CH2COOH H 6% 90% Axit­aconitic­­­­­­4% a) Viết công thức cấu tạo của A và B, ghi tên đầy đủ của chúng và của axit aconitic theo danh pháp IUPAC. Axit A có pKa: 3,1 ; 4,8 ; 6,4. Ghi các giá trị pKa bên cạnh nhóm chức thích hợp. b) Viết sơ đồ điều chế A từ axeton và các chất vô cơ cần thiết. 2. Ozon phân một tecpen A (C10H16) thu được B có cấu tạo như sau: CH3 C CH2 CH CH CH2 CH O. C. O H3C. CH3. ..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Hidro hóa A với xúc tác kim loại tạo ra hỗn hợp sản phẩm X gồm các đồng phân có công thức phân tử C10H20. a) Xác định công thức cấu tạo của A. b) Viết công thức các đồng phân cấu tạo trong hỗn hợp X. c) Viết công thức lập thể dạng bền của các đồng phân trong hỗn hợp X. Câu II: 1. Hợp chất A (C5H11O2N) là một chất lỏng quang hoạt. Khử A bằng H2 có xúc tác Ni sẽ được B (C5H13N) quang hoạt. Cho B tác dụng với axit HNO2 thu được hỗn hợp gồm ancol C quang hoạt và ancol tert-amylic (2metyl-2-butanol). Xác định công thức cấu tạo của A. Dùng công thức cấu tạo, viết pt các pứ tạo thành B, C và ancol tert-amylic từ A. 2. Hợp chất A (C5H9OBr) khi tác dụng với dung dịch iốt trong kiềm tạo kết tủa màu vàng. A tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra 2 xeton B và C cùng có công thức phân tử C5H8O. B, C đều không làm mất màu dung dịch kalipemanganat ở lạnh, chỉ có B tạo kết tủa màu vàng với dung dịch iốt trong kiềm. Cho B tác dụng với CH3MgBr rồi với H2O thì được D (C6H12O). D tác dụng với HBr tạo ra hai đồng phân cấu tạo E và F có công thức phân tử C6H11Br trong đó chỉ có E làm mất màu dung dịch kali pemanganat ở lạnh. Dùng công thức cấu tạo, viết sơ đồ phản ứng từ A tạo thành B, C, D, E, F. Viết tên A và D theo danh pháp IUPAC. Câu III: 1. Hãy đề nghị sơ đồ phản ứng với đầy đủ điều kiện để: a) từ etylen và các chất vô cơ tổng hợp các hợp chất sau và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi:. O. O. O. NH. Mopholin C2H5OCH2CH2OCH2CH2OH (Etylcacbitol) ; Dioxan b) Từ benzen hoặc toluen và các chất vô cơ tổng hợp được các dược chất sau: Axit 4-amino-2- hidroxibenzoic; axit 5-amino – 2,4 – dihidroxibenzoic. 2. a) Dùng công thức cấu tạo, hãy hoàn thành sơ đồ tổng hợp sau đây: C H NH. HOSO Cl. 6 5 2  C8H8O4NSCl   B   2   C2H3O2Cl   COCl2 + CH3OH  .  NH 3 . D. .  H3O  C6H8O2N2S. b) Giải thích hướng của phản ứng tạo thành C8H8O4NSCl và C6H8O2N2S. Câu IV: TRF là tên viết tắt một homon điều khiển hoạt động của tuyến giáp. Thủy phân hoàn toàn 1 mol TRF thu được 1 mol mỗi chất sau: N CH2-CH-COOH NH3­­; ­­; HOOC-CH 2-CH2-CH-COOH ­­; NH2 COOH NH2 N N (Pro) (His) (Glu) H H Trong hỗn hợp sản phẩm thủy phân không hoàn toàn TRF có dipeptit His-Pro. Phổ khối lượng cho biết phân tử khối của TRF là 362 đvC. Phân tử TRF không chứa vòng lớn hơn 5 cạnh. 1. Hãy xác định công thức cấu tạo và viết công thức Fisơ của TRF. 2. Đối với His người ta cho pKa1 = 1,8 ; pKa2 = 6,0 ; pKa3 = 9,2. Hãy viết các cân bằng điện ly và ghi cho mỗi cân bằng đó một giá trị pKa thích hợp. Cho 3 biểu thức: pHI = (pKa1+pKa2+pKa3) : 3 ; pHI = (pKa1+pKa2) : 2 ; pHI = (pKa2+pKa3) : 2 ; biểu thức nào đúng với His, vì sao? 3. Hãy đề nghị sơ đồ phản ứng với đầy đủ điều kiện để tổng hợp axit (D, L) – glutamic từ hidrocacbon chứa không quá 2 nguyên tử cacbon trong phân tử. Câu V: Đisaccarit X (C12H22O11) không tham gia phản ứng tráng bạc, không bị thủy phân bởi enzim mantaza nhưng bị thủy phân bởi enzim emulsin. Cho X phản ứng với CH3I rồi thủy phân thì chỉ được 2,3,4,6-tetra-Ometyl-D-gulozơ. Biết rằng: D-gulozơ là đồng phân cấu hình ở C3 và C4 của D-glucozơ; mantaza xúc tác cho sự thủy phân chỉ liên kết  -glicozit, còn emulsin xúc tác cho sự thủy phân chỉ liên kết  -glicozit..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 1. Viết công thức lập thể của X. 2. Deoxi- D-gulozơ A (C6H12O5) được chuyển hóa theo 2 hướng sau: HIO4. A. CH3OH,­H. +. C. 1)­LiAlH4 2)­H2O. D. H3O+. Glixerin,­3-hidroxipropanal. B HBr. C6H11BrO4 (E). KOH. C6H10O4 (F) H2O/­DCl hçn­hîp G. a) Xác định công thức cấu tạo của A. b) Viết công thức cấu tạo của B, C, D, E, F. c) Xác định công thức cấu tạo các chất có trong hỗn hợp G, biết phân tử khối của chúng đều lớn hơn 160 và nhỏ hơn 170 đvC.. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2003-2004 Môn : HOÁ HỌC Bảng A Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) Ngày thi : 11 / 3 / 2004. Câu I 1. Viết phương trình hoá học cho mỗi trường hợp sau: a) Cho khí amoniac (dư) tác dụng với CuSO4.5H2 O. b) Trong môi trường bazơ, H2O2 oxi hoá Mn2+ thành MnO2. c) Trong môi trường axit, H2O2 khử MnO4- thành Mn2+. 2. Trong số các phân tử và ion: CH2Br2, F - , CH2O, Ca2+, H3As, (C2 H5 )2O , phân tử và ion nào có thể tạo liên kết hiđro với phân tử nước? Hãy giải thích và viết sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết đó. 3. a) U238 tự phân rã liên tục thành một đồng vị bền của chì. Tổng cộng có 8 hạt  được phóng ra trong quá trình đó. Hãy giải thích và viết phương trình phản ứng chung của quá trình này. b) Uran có cấu hình electron [Rn]5f36d17s2. Nguyên tử này có bao nhiêu electron độc thân? Có thể có mức oxi hoá cao nhất là bao nhiêu? c) UF6 là chất lỏng dễ bay hơi được ứng dụng phổ biến để tách các đồng vị uran. Hãy viết phương trình phản ứng có UF6 được tạo thành khi cho UF4 tác dụng với ClF3. CÂU II 1. Trong nguyên tử hoặc ion dương tương ứng có từ 2 electron trở lên, electron chuyển động trong trường lực được tạo ra từ hạt nhân nguyên tử và các electron khác. Do đó mỗi trạng thái của một cấu hình electron có một trị số năng lượng. Với nguyên tố Bo (số đơn vị điện tích hạt nhân Z = 5) ở trạng thái cơ bản có số liệu như sau: Cấu hình electron Năng lượng Cấu hình electron Năng lượng (theo eV) (theo eV) 1 2 2 1s - 340,000 1s 2s - 660,025 2 2 2 1 1s - 600,848 1s 2s 2p - 669,800 1s22s1 - 637,874 Trong đó: eV là đơn vị năng lượng; dấu - biểu thị năng lượng tính được khi electron còn chịu lực hút hạt nhân. a) Hãy trình bày chi tiết và kết qủa tính các trị số năng lượng ion hoá có thể có của nguyên tố Bo theo eV khi dùng dữ kiện cho trong bảng trên..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> b) Hãy nêu nội dung và giải thích qui luật liên hệ giữa các năng lượng ion hoá đó. 2. Năng lượng liên kết của N-N bằng 163 kJ.mol –1, của NN bằng 945 kJ.mol–1. Từ 4 nguyên tử N có thể tạo ra 1 phân tử N4 tứ diện đều hoặc 2 phân tử N2 thông thường. TH nào thuận lợi hơn? Hãy giải thích. CÂU III Dung dịch A gồm AgNO3 0,050 M và Pb(NO3)2 0,100 M. 1. Tính pH của dung dịch A. 2. Thêm 10,00 ml KI 0,250 M và HNO 3 0,200 M vào 10,00 ml dung dịch A. Sau phản ứng người ta nhúng một điện cực Ag vào dung dịch B vừa thu được và ghép thành pin (có cầu muối tiếp xúc hai dung dịch) với một điện cực có Ag nhúng vào dung dịch X gồm AgNO3 0,010 M và KSCN 0,040 M. a) Viết sơ đồ pin . b) Tính sức điện động Epin tại 250C . c) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động. d) Tính hằng số cân bằng của phản ứng . Cho biết : Ag+ + H2O AgOH + H+ (1) ; K1= 10 –11,70 Pb2+ + H2O PbOH+ + H+ (2) ; K2= 10 –7,80 Chỉ số tích số tan pKs : AgI là 16,0 ; PbI2 là 7,86 ; AgSCN là 12,0 . RT 0 ln = 0,0592 lg EAg ; = 0 ,799 V + F /Ag 3. Epin sẽ thay đổi ra sao nếu: a) thêm một lượng nhỏ NaOH vào dung dịch B ; b) thêm một lượng nhỏ Fe(NO3)3 vào dung dịch X? CÂU IV 1. Khí CO gây độc vì tác dụng với hemoglobin (Hb) của máu theo phương trình 3 CO + 4 Hb  Hb4 (CO)3 Số liệu thực nghiệm tại 200C về động học phản ứng này như sau: Nồng độ (mol. l-1) Tốc độ phân huỷ Hb ( mol. l-1 .s-1 ) Hb CO 1,50 2,50 1,05 2,50 2,50 1,75 2,50 4,00 2,80 Hãy tính tốc độ phản ứng khi nồng độ CO là 1,30; Hb là 3,20 (đều theo mol.l-1) tại 200C . 2. Người ta nung nóng đến 8000C một bình chân không thể tích 1 lít chứa 10,0 gam canxi cacbonat và 5,6 gam canxi oxit. Hãy tính số mol khí cacbonic có trong bình. Muốn cho lượng canxi cacbonat ban đầu phân huỷ hết thì thể tích tối thiểu của bình phải bằng bao nhiêu? Biết tại nhiệt độ đó khí CO 2 trong bình có áp suất là 0,903 atm . 3. Tại 200C, phản ứng: H2 (k) + Br2 (lỏng) 2 HBr (k) (1) 16 có hằng số cân bằng Kp = 9,0 .10 . Kí hiệu (k) chỉ trạng thái khí. a) Hãy tính Kp của phản ứng: H2 (k) + Br2 (k) 2 HBr (k) (2) 0 t¹i­20 C­vµ­¸p­suÊt pBr (k) =­­0,25­atm. 2. b) Hãy cho biết sự chuyển dịch cân bằng hoá học của phản ứng (2) nếu giảm thể tích bình phản ứng ở hai trường hợp: *) Trongbình không có Br2 (lỏng) ; **) Trong bình có Br2 (lỏng). BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2003-2004 Môn : HOÁ HỌC Bảng A Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) Ngày thi : 12 / 3 / 2004 Câu I 1. 3-metylbuten-1 tác dụng với axit clohidric tạo ra các sản phẩm, trong đó có A là 2-clo-3metylbutan và B là 2-clo-2-metylbutan. Bằng cơ chế pứ, hãy giải thích sự tạo thành hai sản phẩm A và B. 2. 2-metylbuten-2 phản ứng với axit clohidric. Trình bày cơ chế của pứ, cho biết sp chính và giải thích? 3. Trong phản ứng clo hoá nhờ chất xúc tác FeCl3 , khả năng phản ứng tương đối ở các vị trí khác nhau trong các phân tử biphenyl và benzen như sau:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 0. 250. 250. 0. 790. 1 790. 0. 250. 250. 1. 1. 0. 1 1. 1. a) Trình bày cơ chế phản ứng clo hoá biphenyl theo hướng ưu tiên nhất. b) Tốc độ monoclo hoá biphenyl và benzen hơn kém nhau bao nhiêu lần? c) Trong một phản ứng clo hoá biphenyl thu được 10 gam 2-clobiphenyl, sẽ thu được bao nhiêu gam 4clobiphenyl? Câu II 1. Từ etilen và propilen có xúc tác axit, platin và điều kiện cần thiết, hãy viết sơ đồ tổng hợp isopren. 2. Cho sơ đồ sau: O. Xiclohexanol HBr. A. 1. Li 2. CuI 3.. Br. CH2. C. CH2. C. NBr. O N H /O B (NBS) C 2 4 2. D. KOH C2H5OH. Viết công thức các sản phẩm hữu cơ A, B, C và D. 3. Từ axetilen và các hoá chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình CH3. N. N. N. phản ứng tạo ra p-. CH3. (đimetylamino)azobenzen: CÂU III Monosaccarit A (đặt là glicozơ A) có tên là (2S,3R , 4S , 5R)-2,3,4,5,6-pentahiđroxihexanal. Khi đun nóng tới 1000C, A bị tách nước sinh ra sản phẩm B có tên là 1,6–anhiđroglicopiranozơ. D–glucozơ không tham gia phản ứng này. Từ A có thể nhận được các sản phẩm E (C5H10O5) và G (C5H8O7) theo sơ đồ phản ứng:. A. Br2 H2O. C. CaCO3. D. H2O2. E. HNO3. G. a) Viết công thức Fisơ của A và B. b) A tồn tại ở 4 dạng ghế (D-glicopiranozơ). Viết công thức của các dạng đó và cho biết dạng nào bền hơn cả? c) Dùng công thức cấu dạng biểu diễn phản ứng chuyển hoá A thành B. Vì sao D–glucozơ không tham gia phản ứng tách nước như A? d) Viết công thức cấu trúc của E và G. Hãy cho biết chúng có tính quang hoạt hay không? CÂU V NH2 1. Các aminoaxit phản ứng với nhau tạo thành polipeptit. N Hãy cho biết cấu trúc của các đipeptit tạo thành từ leuxin CH2 CH COOH (CH3)2CHCH2CH(NH2)COOH và histiđin (hình bên). N 2. Gọi A, B là các -aminoaxit ở môi trường axit, bazơ Histidin H tương ứng và X là ion lưỡng cực. a) Xác định tỉ số nồng độ của A và B ở điểm đẳng điện. b) Vết alanin chuyển về cực nào khi pH < 5 và pH > 8? c) Xác định hàm lượng tương đối của ion lưỡng cực X của alanin ở điểm đẳng điện, biết rằng hằng số axit của alanin: pK1 = 2,35 đối với cân bằng A X + H+ pK2 = 9,69 đối với cân bằng X B + H+ . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2004-2005 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn : HOÁ HỌC Bảng A Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) Ngày thi : 10 / 3 / 2005 Câu 1 (2 điểm): Bằng dung dịch NH3, người ta có thể làm kết tủa hoàn toàn ion Al 3+ trong dung dịch nước ở dạng hiđroxit, nhưng chỉ làm kết tủa được một phần ion Mg2+ trong dung dịch nước ở dạng hiđroxit. Hãy làm sáng tỏ điều nói trên bằng các phép tính cụ thể..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Cho biết: Tích số tan của Al(OH)3 là 5.1033; tích số tan của Mg(OH)2 là 4.1012; hằng số phân ly bazơ của NH3 là 1,8.105. Câu 2 (2 điểm): Nhúng hai tấm kẽm, mỗi tấm có khối lượng 10 gam vào hai dung dịch muối kim loại hoá trị hai. Sau một thời gian xác định, lấy hai tấm kẽm ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô rồi cân lại. Kết quả cho thấy một tấm có khối lượng 9,5235 gam, tấm kia có khối lượng 17,091 gam. Cho biết: Một trong hai dung dịch muối kim loại hoá trị hai là muối sắt (II); lượng kẽm tham gia phản ứng ở hai dung dịch là như nhau. 1. Giải thích hiện tượng xảy ra ở mỗi dung dịch. 2. Cho biết kim loại nào tham gia vào thành phần dung dịch muối thứ hai. Câu 3 (1,5 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây: 1. NaCl + H2SO4 đặc, nóng 2. NaBr + H2SO4 đặc, nóng 3. NaClO + PbS 4. FeSO4 + H2SO4 + HNO2 5. KMnO4 + H2SO4 + HNO2 6. NaNO2 + H2SO4 loãng Câu 4 (4,5 điểm): Ở pH = 0 và ở 25oC thế điện cực tiêu chuẩn Eo của một số cặp oxi hoá - khử được cho như sau: 2IO4 2IO3 2HIO I 2 (r ) của là 1,31 V ; của là 1,19 V ; của là 1,45 V ; của là 0,54 V. − I 2 (r ) I 2 (r ) I 2 (r ) 2I (r) chỉ chất ở trạng thái rắn. −. −. 1. Viết phương trình nửa phản ứng oxi hoá - khử của các cặp đã cho. IO4 2IO3 2. Tính Eo của các cặp và IO3 HIO 3. Về phương diện nhiệt động học thì các dạng oxi hoá - khử nào là bền, các dạng nào là không bền? Tại sao? 4. Thêm 0,40 mol KI vào 1 lít dung dịch KMnO4 0,24 M ở pH = 0 a) Tính thành phần của hỗn hợp sau phản ứng. b) Tính thế của điện cực platin nhúng trong hỗn hợp thu được so với điện cực calomen bão hoà. 5. Tính Eo của cặp IO3/ I2(H2O). I2(H2O) chỉ iốt tan trong nước. MnO−4 Cho biết: Mn 2+¿o = 1,51 V ; E của điện cực calomen bão hoà bằng 0,244 V ; E¿ −. −. −. RT = 0,0592 lg ; Độ tan của iốt trong nước bằng 5,0.10 4 M. F Câu 5 (2,5 điểm): Các vi hạt có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng: 3s1, 3s2, 3p3, 3p6 là nguyên tử hay ion? Tại sao? Hãy dẫn ra một phản ứng hoá học (nếu có) để minh hoạ tính chất hoá học đặc trưng của mỗi vi hạt. Ở 25oC,. ln. Cho biết: Các vi hạt này là ion hoặc nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm A và nhóm VIII(0). Câu 6 (3,5 điểm): Một bình điện phân chứa dung dịch NaOH (pH=14) và một bình điện phân khác chứa dung dịch H 2SO4 (pH = 0) ở 298K. Khi tăng hiệu điện thế từ từ ở hai cực mỗi bình người ta thấy có khí giống nhau thoát ra ở cả hai bình tại cùng điện thế. 1. Giải thích hiện tượng trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở mỗi bình (không xét sự tạo thành H 2O2 và H2S2O8). 2. Tính hiệu điện thế tối thiểu phải đặt vào hai cực mỗi bình để cho quá trình điện phân xảy ra. 3. Người ta muốn giảm pH của dung dịch NaOH xuống còn 11. Có thể dùng NH 4Cl được không? Nếu được, hãy giải thích và tính khối lượng NH4Cl phải dùng để giảm pH của 1 lít dung dịch NaOH từ 14 xuống còn 11..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 4. Khi pH của dung dịch NaOH bằng 11, thì hiệu điện thế tối thiểu phải đặt vào hai cực của bình điện phân để cho quá trình điện phân xảy ra là bao nhiêu? o o 2H ¿ = 1,23 V ; pKb (NH3) = 4,75 Cho biết: E H O , 1/ 2 .O = 0,4 V ; 2 OH E¿ 2 −. 2. Câu 7 (4 điểm): Người ta thực hiện phản ứng 2 NO2 (k) + F2 (k) 2 NO 2F (k) trong một bình kín có thể tích V (có thể thay đổi thể tích của bình bằng một píttông). Áp suất ban đầu của NO 2 bằng 0,5 atm, còn của F2 bằng 1,5 atm. Trong các điều kiện đó tốc độ đầu vo = 3,2. 103 mol.L1.s1. 1. Nếu thực hiện phản ứng trên ở cùng nhiệt độ với cùng những lượng ban đầu của chất phản ứng nhưng thêm một khí trơ vào bình để cho thể tích thành 2 V, còn áp suất tổng quát vẫn bằng 2 atm, thì tốc độ đầu bằng 8.10 4 mol.L1.s1. Kết quả này có cho phép thiết lập phương trình động học (biểu thức tốc độ) của phản ứng hay không? 2. Người ta lại thực hiện phản ứng trên ở cùng điều kiện nhiệt độ với cùng những lượng NO 2, F2 và khí trơ như V ở (1) nhưng giảm thể tích xuống bằng . Tính giá trị của tốc độ đầu vo . 2 3. Nếu thay cho việc thêm khí trơ, người ta thêm NO 2 vào để cho áp suất tổng quát bằng 4 atm và thể tích bằng V thì tốc độ đầu vo = 1,6.102 mol.L1.s1. Kết quả này cho phép kết luận như thế nào về phương trình động học của phản ứng? 4. Dự đoán cơ chế của phản ứng.. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2004-2005. ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn : HOÁ HỌC Bảng A Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) Ngày thi : 11 / 3 / 2005 Câu 1 (5.25 điểm): 1. Viết sơ đồ điều chế các axit sau đây: a) Axit: benzoic, phenyletanoic, 3-phenylpropanoic từ benzen và các hoá chất cần thiết khác. b) Axit: xiclohexyletanoic, 1-metylxiclohexan-cacboxylic từ metylenxiclohexan và các hoá chất cần thiết khác. 2. Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần tính axit của các chất trong từng dãy sau: a) Axit: benzoic, phenyletanoic, 3-phenylpropanoic, xiclohexyletanoic, 1-metylxiclohexan-cacboxylic. COOH CH2COOH COOH b) N. ;. COOH. N. (A). ;. ;. (D). (C). (B). 3. Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần nhiệt độ nóng chảy của các chất sau: COOH. S. (A). COOH. COOH ; N. (B). ; (C). Câu 2 (4 điểm): L-Prolin hay axit (S)-piroliđin-2-cacboxylic có pK 1 = 1,99 và pK2 = 10,60. Piroliđin (C4H9N) là amin vòng no năm cạnh. 1. Viết công thức Fisơ và công thức phối cảnh của L-prolin. Tính pHI của hợp chất này. 2. Tính gần đúng tỉ lệ dạng proton hoá H2A+ và dạng trung hoà HA của prolin ở.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> pH = 2,50. 3. Tính gần đúng tỉ lệ dạng đeproton hoá A và dạng trung hoà HA của prolin ở pH = 9,70. 4. Từ metylamin và các hoá chất cần thiết khác (benzen, etyl acrilat, natri etylat và các chất vô cơ), hãy viết sơ đồ điều chế N-metyl-4-phenylpiperiđin. Câu 3 (3 điểm): Hợp chất hữu cơ A chứa 79,59 % C; 12,25 % H; còn lại là O chỉ chiếm một nguyên tử trong phân tử. Ozon phân A thu được HOCH2CH=O ; CH3[CH2]2COCH3 và CH3CH2CO[CH2]2CH=0. Nếu cho A tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 rồi mới ozon phân sản phẩm chính sinh ra thì chỉ thu được hai sản phẩm hữu cơ, trong số đó có một xeton. Đun nóng A với dung dịch axit dễ dàng thu được sản phẩm B có cùng công thức phân tử như A, song khi ozon phân B chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất. 1. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A. 2. Tìm công thức cấu tạo của B và viết cơ chế phản ứng chuyển hoá A thành B. Câu 4 (4 điểm): 1. D-Galactozơ là đồng phân cấu hình ở vị trí số 4 của D-glucozơ. Trong dung dịch nước D-galactozơ tồn tại ở 5 dạng cấu trúc khác nhau trong một hệ cân bằng. Hãy dùng công thức cấu hình biểu diễn hệ cân bằng đó và cho biết dạng nào chiếm tỉ lệ cao nhất. 2. D-Galactozơ là sản phẩm duy nhất sinh ra khi thuỷ phân hợp chất A (C 12H22O11). Để thực hiện phản ứng này chỉ có thể dùng chất xúc tác là axit hoặc enzim -galactoziđaza. A không khử được dung dịch Fehling, song tác dụng được với CH 3I trong môi trường bazơ cho sản phẩm rồi đem thuỷ phân thì chỉ thu được 2,3,4,6-tetra-O-metyl-D-galactozơ. Hãy tìm cấu trúc của A, viết công thức vòng phẳng và công thức cấu dạng của nó. 3. Đun nóng D-galactozơ tới 165oC sinh ra một hỗn hợp sản phẩm, trong đó có một lượng nhỏ hợp chất B. Cho B tác dụng với CH3I (có bazơ xúc tác) rồi thuỷ phân sản phẩm sinh ra thì thu được hợp chất C là một dẫn xuất tri-O-metyl của D-galactozơ. Hãy giải thích quá trình hình thành B và viết công thức Fisơ của C.. O. OH O. HO OH. B. Câu 5 (3,75 điểm): 2-(1-Hiđroxipentyl)xiclopentanon (A) là chất trung gian trong quá trình tổng hợp một chất dùng làm hương liệu là metyl (3-oxo-2-pentylxiclopentyl)axetat (B). 1. Viết công thức cấu tạo của A và sơ đồ các phản ứng tổng hợp A từ axit ađipic (hay axit hexanđioic) với các chất không vòng và các chất vô cơ khác. 2. Viết công thức cấu tạo của B và sơ đồ các phản ứng tổng hợp B từ A và các hoá chất cần thiết khác. 3. B có tất cả bao nhiêu đồng phân cấu hình? Hãy viết công thức lập thể của đồng phân có cấu hình toàn là R. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2004-2005 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn : HOÁ HỌC Bảng B Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) Ngày thi : 11 / 3 / 2005 Câu 1 (5.25 điểm): 1. Viết sơ đồ điều chế các axit sau đây: a) Axit: benzoic, phenyletanoic, 3-phenylpropanoic từ benzen và các hoá chất cần thiết khác. b) Axit: xiclohexyletanoic, 1-metylxiclohexan-cacboxylic từ metylenxiclohexan và các hoá chất cần thiết khác. 2. Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần tính axit của các chất trong từng dãy sau: a) Axit: benzoic, phenyletanoic, 3-phenylpropanoic, xiclohexyletanoic, 1-metylxiclohexan-cacboxylic. COOH CH2COOH COOH b) N. (A). COOH. ; N. (B). ;. ;. (C). (D). 3. Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần nhiệt độ nóng chảy của các chất sau:.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> COOH ;. S. COOH. COOH. ;. N. (A). (C). (B). L-Prolin hay axit (S)-piroliđin-2-cacboxylic có pK1 = 1,99 và pK2 = 10,60. Piroliđin (C4H9N) là amin vòng no năm cạnh. 1. Viết công thức Fisơ và công thức phối cảnh của L-prolin. Tính pHI của hợp chất này. 2. Tính gần đúng tỉ lệ dạng proton hoá H2A+ và dạng trung hoà HA của prolin ở pH = 2,50. 3. Tính gần đúng tỉ lệ dạng đeproton hoá A và dạng trung hoà HA của prolin ở pH = 9,70. 4. Từ metylamin và các hoá chất cần thiết khác (benzen, etyl acrilat, natri etylat và các chất vô cơ), hãy viết sơ đồ điều chế N-metyl-4-phenylpiperiđin. Câu 3 (3 điểm): Hợp chất hữu cơ A chứa 79,59 % C; 12,25 % H; còn lại là O chỉ chiếm một nguyên tử trong phân tử. Ozon phân A thu được HOCH2CH=O ; CH3[CH2]2COCH3 và CH3CH2CO[CH2]2CH=0. Nếu cho A tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 rồi mới ozon phân sản phẩm chính sinh ra thì chỉ thu được hai sản phẩm hữu cơ, trong số đó có một xeton. Đun nóng A với dung dịch axit dễ dàng thu được sản phẩm B có cùng công thức phân tử như A, song khi ozon phân B chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất. 1. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A. 2. Tìm công thức cấu tạo của B và viết cơ chế phản ứng chuyển hoá A thành B. Câu 4 (4 điểm): 1. Dùng cơ chế phản ứng để giải thích các kết quả thực nghiệm sau: a) Hằng số tốc độ dung môi phân 3-metylbut-2-enyl clorua trong etanol lớn hơn dung môi phân anlyl clorua 6000 lần. b) Sau khi hoà tan but-3-en-2-ol trong dung dịch axit sunfuric rồi để yên một tuần thì thu được cả but-3-en-2-ol và but-2-en-1-ol. c) Xử lí but-2-en-1-ol với hiđro bromua thì thu được hỗn hợp 1-brombut-2-en và 3-brombut-1-en. d) Xử lí but-3-en-2-ol với hiđro bromua cũng thu được hỗn hợp 1-brombut-2-en và 3-brombut-1-en. 2. Cho biết sản phẩm nào là sản phẩm chính trong mỗi hỗn hợp sau khi xử lí but-2-en-1-ol, but-3-en-2-ol với hiđro bromua ở trên? Vì sao? Câu 5 (3,75 điểm): 1. Viết công thức chiếu Fisơ của dạng mạch hở các chất sau: HOCH2. O. OH OH. H2C. O. (A). OH. O. OH H3C. OH. OH. OH. CH2 OH. OH. (B). OH. OH HO OH. (C). O HO. CH2OH. OH HO OH. (D). 2. Trong các chất (A), (B), (C), (D) trên, chất nào: a) thuộc dãy L? b) là đường đeoxi? c) là đường có mạch nhánh? d) thuộc loại xetozơ? e) có dạng furanozơ? g) có cấu hình  ở nhóm anomeric? ----------------------------------------------------------o o---------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

×