Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Lịch sử việt nam từ năm 1965 đến năm 1968 trong sách giáo khoa lịch sử mĩ và việt nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.87 KB, 12 trang )

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1968 TRONG SÁCH
GIÁO KHOA LỊCH SỬ MĨ VÀ VIỆT NAM - CÁI NHÌN SO SÁNH.
Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 là một trong những trang sử
hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. Đây là giai
đoạn đỉnh cao của chiến tranh ác liệt, khi ở miền Nam, Mĩ tăng cường quân đội,
thực hiện những chiến dịch tìm và diệt, còn ở miền Bắc, chúng cũng leo thang
đánh phá bằng việc đưa không quân và hải quân gây chiến tranh phá hoại. Khi tìm
hiểu về giai đoạn lịch sử này, học sinh không chỉ biết những năm tháng chiến
tranh ác liệt trên cả hai miền đất nước với sự chiến đấu bền bỉ của nhân dân ta, mà
còn được bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc và rèn luyện các năng
lực tư duy thực hành bộ môn.
Tuy nhiên, viết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968 không chỉ có các
sách, báo, hồi kí, truyện kể… của các tác giả Việt Nam, mà còn có nhiều tác
phẩm của các nước (như Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc…), đặc biệt là Mĩ -
nước trực tiếp tham gia chiến tranh với Việt Nam trong thời gian này.
Đối với Mĩ, cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến dài nhất trong lịch
sử mà lần đầu tiên quân đội Mĩ phải chịu thất bại. Thất bại này đã tác động đến
các nhà lãnh đạo cùng nhân dân Mĩ đương thời và để lại một làn sóng “hậu chiến
tranh Việt Nam”. Vậy nên người Mĩ luôn đặt câu hỏi: tại sao một dân tộc nhỏ yếu
như nước ta lại chiến thắng nước Mĩ hùng mạnh, bài học về Việt Nam để lại ra
sao,… và cho đến nay họ vẫn tiếp tục tìm cách lí giải những câu hỏi này. Từ đó,
có một vấn đề đặt ra: người Mĩ dạy học sinh phổ thông, những thế hệ trẻ của họ
như thế nào về Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968
nói riêng? Ảnh hưởng của sự giáo dục đó như thế nào đến học sinh Mĩ và học
sinh Việt Nam?
Với trách nhiệm của người làm công tác giáo dục lịch sử, chúng ta phải làm
sáng tỏ những vấn đề này. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn tìm hiểu: “Lịch sử Việt
Nam từ năm 1965 đến năm 1968 trong sách giáo khoa lịch sử Mĩ và Việt Nam -
cái nhìn so sánh”.
Trong quá trình nghiên cứu vấn đề, tôi nhận thấy dù ở Mĩ hay Việt Nam,
trong việc học tập của học sinh, bên cạnh các loại tư liệu lịch sử, đồ dùng trực


quan, phương tiện hiện đại… thì sách giáo khoa lịch sử vẫn đóng vai trò quan
trọng, góp phần định hướng nhận thức cho các em. Vì thế, tư liệu trước tiên mà
1
tôi cần tìm hiểu về lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 chính là sách
giáo khoa lịch sử của Mĩ.
So với Việt Nam, việc học tập lịch sử ở Mĩ có nhiều điểm khác biệt, như về
nội dung, chương trình, phương pháp dạy học,… đặc biệt là sách giáo khoa lịch
sử. Nếu ở Việt Nam, nhà nước quản lí và ban hành sách giáo khoa lịch sử với một
bộ duy nhất, thì ở Mĩ, mỗi bang, mỗi thành phố, thậm chí mỗi trường lại có một
cuốn sách giáo khoa lịch sử riêng. Ví dụ, chỉ riêng sách giáo khoa lịch sử ở Mĩ về
Việt Nam đã có nhiều quyển như cuốn “Exporing world history - A global
approach” (thám hiểm lịch sử thế giới) của John R.O’Conno, “America and
American” (nước Mĩ và người Mĩ) của Herbert J.Bass, George, “The Vietnam
experience” (Kinh nghiệm Việt Nam) - 3 tập của nhiều tác giả…
1. Lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 trong sách giáo khoa
lịch sử Mĩ.
Ở Mĩ trong thập kỉ vừa qua có hàng chục, thậm chí hàng trăm cuốn sách,
bài viết của các tác giả viết về cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam. Nhiều cuốn
sách có tên gọi rất độc đáo như “Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày” của Manila
(1990), “Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của Mc
Namara (1995),…đã giúp cho chúng ta vén được bí mật về cuộc chiến tranh,
những kế hoạch của Mĩ ở Việt Nam, các chiến dịch, chiến lược của Mĩ và đối
sách của Việt Nam. Tuy nhiên ở đây, tôi quan tâm đến sách giáo khoa của Mĩ viết
về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968 hơn là những sách, báo bên ngoài. Bởi
vì sách giáo khoa là tài liệu học tập cơ bản của học sinh trường phổ thông. Nó thể
hiện nội dung lịch sử chương trình giáo dục bộ môn cũng như định hướng chính
trị trong việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ.
Sách giáo khoa lịch sử Mĩ viết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968
không chia thành từng bài, từng chương theo diễn tiến thời gian mà chia thành
những vấn đề như việc đưa chiến tranh đến Việt nam như thế nào, chiến dịch

“Sấm rền”, lực lượng quân Sài Gòn, sự thất bại của Mĩ ra sao… Tuy nhiên, để dễ
tìm hiểu và so sánh với sách giáo khoa lịch sử Việt Nam, tôi đã dịch và hệ thống
những nội dung đó thành các sự kiện diễn ra ở miền Bắc và miền Nam. Cụ thể,
sách giáo khoa lịch sử Mĩ về lịch sử Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 có
những điểm nổi bật sau:
* Tình hình miền Bắc.
2
Sách giáo khoa lịch sử của Mĩ đề cập đến khá nhiều về miền Bắc trong giai
đoạn này, đặc biệt nói về sự kiện vịnh Bắc bộ, cuộc leo thang ném bom miền Bắc
và cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc chống lại cuộc leo thang đó.
- Trước hết, về sự kiện vịnh Bắc bộ - mở đầu cho cuộc đánh phá ra miền Bắc
của không quân Mĩ:
Một cuốn sách giáo khoa viết: “Đầu tháng 8.1964 hai tàu khu trục của Mĩ
trong khi đang dàn trận ở Bắc Việt Nam đã đụng chạm với những chiếc tàu đi
tuần tra của Bắc Việt. Những phát ngôn viên của Mĩ cho rằng Bắc Việt Nam đã
tấn công một cách vô cớ. Phía Bắc Việt lại khẳng định các tàu của Mĩ đã liên kết
với biệt kích Nam Việt Nam, hoạt động chống phá miền Bắc. Mặc dù sự việc này
chưa làm sáng tỏ nhưng Johnson vẫn hạ lệnh tấn công bằng không quân vào bắc
Việt Nam. Đồng thời quốc hội Mĩ đã thông qua nghị quyết vịnh Bắc Bộ, cái mà
cho phép tổng thống thi hành tất cả các biện pháp cần thiết để đẩy lui bất kì một
cuộc tấn công vũ trang nào chống lại các lực lượng quân sự Hoa kì và ngăn ngừa
cuộc xâm lược tiếp theo [4;89]. Như thế, việc triển khai kế hoạch ném bom phá
hoại miền Bắc Việt Nam đầu năm 1965 được coi là bước dọn đường cho quá trình
Mĩ tham gia chiến tranh nóng lần thứ hai ở châu Á. Vì thế sự kiện này được sách
giáo khoa rất quan tâm.
“Vào cuối tháng 12.1964 đặc vụ Việt cộng đã gài bo làm nổ tung một chiếc
xe hơi tại một khách sạn ở Sài Gòn - nơi ở của các cố vấn quân sự Mĩ, làm chết
hai người và bị thương 50 người. Tin tức này lan tới đại sứ quán Mĩ và tướng
Taylor thúc giục Johnson trả đũa chống lại Bắc Việt Nam. Khi tổng thống
Johnson ngần ngại, tướng Taylor đã phản ứng lại và đề nghị một cuộc tấn công

bằng không quân lớn hơn chống lại thế lực Việt cộng ở miền Bắc [8;419 – 420].
Lí do khiến Mĩ ném bom miền Bắc cũng thật đơn giản, chỉ vì Việt cộng ở
miền Nam luôn nhận được sự tiếp viện quân đội và tiếp tế từ ngoài Bắc. Chính
quyền Mĩ cũng tin tưởng rằng với việc ném bom ồ ạt vào miền Bắc sẽ phá huỷ
được nguồn tiếp tế chủ yếu của Việt cộng.
- Sau sự kiện vịnh Bắc bộ, Mĩ đã leo thang đánh phá miền Bắc. Cuộc leo
thang này được nhiều cuốn sách giáo khoa Mĩ nói đến.
Cuốn “The world history” viết: “Vào ngày 13.6.1965 Johnson ra lệnh mở
cuộc tấn công mang hiệu “Sấm rền” (Rolling thunder) dốc toàn lực lượng chiến
tranh chống lại miền Bắc Việt Nam. Trên thực tế mức độ ném bom ngày càng
tăng lên, và vào năm 1965 không quân Mĩ đã ném 315000 tấn bom xuống miền
3
Bắc. Năm 1969 con số này lên tới 1288000 tấn, hơn cả số bom đạn mà quân Đồng
minh đã dùng trong chiến tranh thế giới thứ hai”.
- Tuy là đối thủ của nhân dân miền Bắc, nhưng Mĩ vẫn thu thập được nhiều
tư liệu về tình hình chiến đấu của quân dân miền Bắc và những nội dung này được
miêu tả sinh động trong một số cuốn sách giáo khoa.
Đầu tiên, trước cuộc leo thang và chiến dịch ném bom tàn phá của Mĩ, nhân
dân miền Bắc thực hiện việc di dân và chuyển hướng nền kinh tế.
“Nhân dân Bắc Việt Nam trả lời chiến dịch sấm rền với khả năng phi
thường, bù lại ảnh hưởng sức mạnh trên không của Mĩ” [7;135]. “Ngày 29.6.1966
những người lãnh đạo Hà Nội đã ra lệnh tản cư tất cả trừ những gì không thể thiếu
cho cuộc sống của thủ đô. Cùng ngày, máy bay chiến đấu Mĩ bắt đầu ném bom
khu vực dầu mỏ ở Hà Nội và Hải Phòng… Sự tăng cường ném bom trong chiến
dịch sấm rền càng thắt chặt trái tim những người Bắc Việt Nam. Những người
lãnh đạo đất nước trung thành và ngoan cường với mục đích thống nhất Việt Nam
của họ theo câu nói của Hồ Chí Minh vào tháng 6.1966: “Hà Nội, Hải Phòng và
một số thành phố lớn có thể bị phá hủy, nhưng nhân dân và chiến sĩ ta cùng thống
nhất và đồng chí quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng”.
Nền kinh tế Bắc Việt Nam được phân nhỏ để tránh sự chú ý của bom đạn.

Kế hoạch xây dựng khu vực công nghiệp nặng miễn cưỡng bị ngừng lại như việc
mở rộng một số nhà máy, vùng trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng… [7;137].
Bên cạnh việc di dân và chuyển hướng nền kinh tế, Bắc Việt đã chiến đấu
chống lại những cuộc ném bom tàn sát của Mĩ và vẫn thực hiện nghĩa vụ hậu
phương với miền Nam.
Cuốn “The Vietnam experience - Thunder from above” (kinh nghiệm Việt
Nam - tiếng sẫm từ trên cao) trong mục mang tựa đề “Lưới lửa” đã miêu tả lại:
“Ngoài việc dùng những vũ khí thông thường để đấu tranh chống miền Nam, vũ
khí phòng thủ trên không từ Liên Xô và Trung Quốc đã được đưa vào qua cảng
Hải Phòng và ga Hà Nội. Khi chiến dịch “Sấm rền” bắt đầu, Bắc Việt Nam sở hữu
ít hơn khoảng 1500 súng, chủ yếu là 37mm và 57mm… Hầu hết phi công Bắc
Việt Nam mới vào nghề, họ được đào tạo theo chương trình của Liên Xô và
Trung Quốc. Một người tự nhận rằng anh chưa từng ở trong một chiếc xe trước
khi anh bắt đầu chương trình đào tạo lái máy bay. Với sự giúp đỡ của giáo viên
người Liên Xô và học theo lối bắt chước, phi công Bắc Việt trở nên rất xuất
sắc”[6].
4
Cùng với những hoạt động chống cuộc leo thang của Mỹ, Bắc Việt tích cực
thực hiện nghĩa vụ hậu phương với miền Nam. “Việc sửa chữa đường sắt rất khó
khăn và bắc Việt Nam thực sự chìm đắm trong bom đạn nặng nề. Nhưng những
loại vận chuyển khác lại nhộn nhịp. Hệ thống đường thủy nội địa dài 4800km của
đất nước tắc nghẽn với dòng xe vận tải. Máy bay của Mỹ săn lùng suốt dọc đường
vào nam, nhưng công nhân vẫn giương cao khẩu hiệu quan trọng: mỗi kilogam
hàng hóa đến được miền nam là một viên đạn bắn vào đầu kẻ xâm lược Mỹ”
[7;100].
Như vậy, tình hình miền Bắc được sách giáo khoa lịch sử Mỹ đề cập đến
với nội dung phong phú về kế hoạch của Mỹ đánh phá ra sao, nhân dân Việt Nam
chống trả và thực hiện nghĩa vụ hậu phương như thế nào.
* Tình hình miền Nam.
Sách giáo khoa lịch sử Mĩ cũng đề cập khá nhiều đến tình hình miền Nam

với sự tăng cường quân đội của Mĩ, các chiến dịch Mĩ thực hiện để tìm và diệt,
dồn dân xây dựng nông thôn…
“Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam Việt Nam đối phó với sự yếu kém của
lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa ở mặt trận và tinh thần quân đội bằng
cách tăng quân số Mĩ mọi nơi. Cuối năm 1966 quân đội Mĩ lên tới 385 nghìn
người hơn 2 lần năm trước. Đồng thời tăng trách nhiệm của người Mĩ ở mặt trận,
bao vây đơn vị quân đội cộng hòa Việt Nam và cho phép họ tập trung tự vệ chống
lại kẻ thù tấn công. Thêm vào đó, người Mĩ tài trợ cho lực lượng quân đội cộng
hòa Việt Nam vào năm 1966 tăng đến 738 triệu USD, nhảy lên 177 triệu năm tiếp
theo. Cuối năm 1966 lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa tăng lên 50
nghìn người” [6;86]
Cùng với việc tăng cường đầu tư, Mĩ mở rộng các chiến dịch “tìm và diệt”,
dồn dân xây dựng nông thôn… “Sau ấn tượng ở thung lũng Ia Drang năm 1965,
máy bay đột kích trở thành chỗ dựa chính trong sách lược của Mĩ ở miền Nam
Việt Nam, nó không chỉ giúp họ chống lại các cuộc tấn công của du kích mà còn
có thể tổ chức cuộc tấn công mạnh. Số máy bay hiện diện trong các chiến dịch ở
miền Nam Việt Nam gần gấp đôi vào năm 1967, đến 28 đội chiến lược của 24
chiếc máy bay ở mỗi căn cứ trên đất nước. Trung bình một ngày có 750 - 800 trận
xuất kích hỗ trợ cho quân mặt đất. Thêm vào đó, Westmoreland có thể dựa trên
3000 quân và máy bay lên thẳng” .
5

×