Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Tài liệu MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.21 KB, 51 trang )

MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ
TRONG KINH DOANH
1
Delta Publishing Company
Copyright  2003 by
DELTA PUBLISHING COMPANY
P.O. Box 5332, Los Alamitos, CA 90721-5332
All rights reserved. No part of this course may be
reproduced in any form or by any means, without
permission in writing from the publisher.
2
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LUẬT VÀ HỆ THỐNG LUẬT................................... 4
CHƯƠNG 2: TỘI PHẠM HÌNH SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ.......................... 7
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ HỢP ĐỒNG VÀ CHÀO HÀNG................................. 8
CHƯƠNG 4: SỰ CHẤP NHẬN VÀ TÍNH XÁC THỰC CỦA SỰ ĐỒNG Ý............. 10
CHƯƠNG 5: VẬT ĐỐI ỨNG........................................................................................ 14
CHƯƠNG 6: NĂNG LỰC CỦA CÁC BÊN VÀ TÍNH KHÔNG HỢP PHÁP............. 15
CHƯƠNG 7: VĂN BẢN VÀ QUYỀN CỦA BÊN THỨ BA........................................ 20
CHƯƠNG 8: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ NHỮNG CÁCH THỨC BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI............................................................................ 21
CHƯƠNG 9: SỰ ĐẠI DIỆN......................................................................................... 23
CHƯƠNG 10: SỰ HỢP DOANH.................................................................................. 25
CHƯƠNG 11: TỔ CHỨC VÀ THÀNH LẬP CÔNG TY............................................. 26
CHƯƠNG 12: ĐIỀU HÀNH CÔNG TY....................................................................... 27
CHƯƠNG 13: CHỨNG KHOÁN CÔNG TY VÀ CÔNG TY NƯỚC NGOÀI........... 29
CHƯƠNG 14: QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỔ ĐÔNG........................... 30
CHƯƠNG 15: TÀI SẢN RIÊNG................................................................................... 31
CHƯƠNG 16: BẤT ĐỘNG SẢN................................................................................... 34
CHƯƠNG 17: MẪU, ĐIỀU KHOẢN, QUYỀN LỢI, VÀ RỦI RO.............................. 35


CHƯƠNG 18: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VỀ HÀNG HÓA...................................... 36
CHƯƠNG 19: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ NHỮNG CÁCH THỨC BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI........................................................................ 37
CHƯƠNG 20: KHẢ NĂNG LƯU THÔNG................................................................... 38
CHƯƠNG 21: LƯU THÔNG VÀ NGƯỜI GIỮ PHIẾU HỢP LỆ................................ 40
CHƯƠNG 22:TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN; SÉC; CÁC CHỨNG TỪ SỞ HỮU 41
CHƯƠNG 23: GIAO DỊCH CÓ BẢO ĐẢM................................................................. 42
CHƯƠNG 24: SỰ PHÁ SẢN......................................................................................... 44
CHƯƠNG 25: MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT....................................... 45
3
MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LUẬT VÀ HỆ THỐNG LUẬT
Bản chất của Pháp Luật. Không thể tìm được một định nghĩa đơn lẻ nào về luật
pháp mà có thể bao hàm hết được các khía cạnh cũng như tính chất hay thay đổi của
nó. Hàng thế kỷ qua, các triết gia đã tranh luận rất nhiều về bản chất và các khái niệm
liên quan đến Pháp luật. Mặc dù đã có rất nhiều các khái niệm về luật pháp nhưng đến
nay vẫn còn rất nhiều người trăn trở về bản chất của nó. Có thể kể ra ít nhất bốn khái
niệm cơ bản làm tiền đề hỗ trợ cho những người muốn nghiên cứu về hệ thống luật
pháp của chúng ta.
Các khái niệm cơ bản đó là:
1. LUẬT PHÁP LÀ QUAN NIỆM VỀ ĐÚNG SAI. Theo khái niệm này, có một
tập hợp các quy tắc quan trọng và phổ biến về những gì được coi là đúng và sai.
Ý thức đạo đức những điều đúng và sai có thể bắt nguồn từ chính con người
hoặc từ những giá trị linh thiêng trong cuộc sống của họ.
2. LUẬT PHÁP LÀ THÓI QUEN. Theo khái niệm này, luật pháp là tập hợp các
phong tục và các thói quen của một xã hội, nó phản ánh sự tương tác trong môi
trường sống của xã hội đó.
3. LUẬT PHÁP LÀ MỆNH LỆNH. Theo khái niệm này, luật pháp là các quy định
do chính quyền đưa ra và bắt buộc phải tuân theo thông qua các hình phạt.
4. LUẬT PHÁP LÀ PHƯƠNG TIỆN ĐIỀU HÀNH XÃ HỘI. Theo khái niệm này,

luật pháp được coi là một phương tiện để điều hành xã hội nhằm điều hoà các giá trị
và các lợi ích mâu thuẫn và đối kháng nhau trong một xã hội.
Tuỳ theo các quan điểm khác nhau về Luật pháp mà các trường học có các mức độ
chú trọng khác nhau về các khái niệm cơ bản trên. Những trường luật cơ bản thì chú
trọng đến khái niệm Luật pháp là quan điểm về đúng sai. Các trường về lịch sử lại
nhấn mạnh đến các phong tục và thói quen trong khi các trường theo quan điểm
chứng thực học lại ủng hộ khái niệm Luật pháp là mệnh lệnh. Các trường chú trọng
đến khái niệm coi Luật pháp là phương tiện điều hành xã hội là những trường luật
theo quan điểm xã hội học. Một nhóm các trường khác được gọi là các trường theo
trường phái Luật hiện thực thì lại phản đối và cho rằng không bao giờ tìm được khái
niệm hay tập hợp các khái niệm có thể định nghĩa được Luật pháp vì nó là một quá
trình năng động và hay biến đổi.
HỆ THỐNG TOÀ ÁN LIÊN BANG. Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa kỳ có
quy định về việc thành lập nên Toà án tối cao và trao cho nó những thẩm quyền nhất
4
định xét xử các vụ án sơ thẩm và phúc thẩm. Hiến pháp cũng trao quyền cho Quốc
hội thiết lập nên một hệ thống các toà án cấp dưới. Nhìn chung, các toà án Liên bang
này có thẩm quyền xét xử các vụ án ảnh hưởng trực tiếp đến Chính quyền Liên bang,
các vụ án có tính liên bang và các vụ án giữa công dân của các bang hoặc giữa công
dân của một bang với một bên nước ngoài khi có số tiền tranh chấp trên 10.000 đôla
Mỹ.
Hệ thống Toà án Liên bang bao gồm:
Toà án tối cao: Toà án tối cao có thẩm quyền xét xử chính với các vụ án mà các tiểu
bang, các Bộ trưởng, hay các đại diện ngoại giao là một bên đương sự. Toà án tối cao
cũng có thẩm quyền xét xử phúc thẩm cuối cùng với các vụ án được đưa lên từ các
Toà án Liên bang cấp dưới và các vụ án yêu cầu được phúc thẩm từ các toà án tiểu
bang có liên quan đến việc giải thích Hiến pháp và Luật pháp Liên bang. Đã thành
một quy định chung là không phải vụ án nào cũng được đưa ra xét xử phúc thẩm tại
đây, Toà án tối cao có quyền quyết định việc có hay không thụ lý hồ sơ xin phúc thẩm
của bất kỳ vụ án nào.

Toà phúc thẩm: Thẩm phán của Toà phúc thẩm thường được lập thành các ban gồm
ba người để xét xử lại các tranh chấp được đưa lên từ các Toà sơ thẩm Quận hoặc từ
các toà hành chính khác. Toà phúc thẩm không có chức năng xét xử các vụ án sơ
thẩm.
Toà sơ thẩm Quận: Trong hệ thống Toà án Liên bang, Toà sơ thẩm Quận là toà án
chỉ có chức năng xét xử sơ thẩm. Các Toà sơ thẩm Quận có thẩm quyền xét xử các vụ
khiếu kiện liên quan đến chính quyền Hoa kỳ khi số tiền đòi bồi thường không quá
10.000 đôla Mỹ. Trong trường hợp cần ra lệnh thực thi một đạo luật của Chính quyền
Liên bang, một phiên toà gồm 3 vị thẩm phán sẽ được thành lập. Các biệt phái viên
của Toà phá sản, Toà Công lý và các Uỷ viên hội đồng địa phương sẽ được gửi xuống
Toà sơ thẩm Quận và là một bộ phận ở đây. Những người này sẽ thực hiện các chức
năng khác nhau của mình.
Toà khiếu tố: Toà khiếu tố cũng là một toà có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ
khiếu nại chống lại chính phủ Hoa kỳ. Nếu số tiền đòi bồi thường không quá 10.000
đôla Mỹ, thì vụ kiện có thể được đưa ra Toà khiếu tố hoặc Toà sơ thẩm Quận. Kháng
cáo đối với các quyết định của Toà khiếu tố sẽ được chuyển thẳng lên Toà án tối cao.

Toà phúc thẩm về Thuế quan và Quyền sở hữu công nghiệp: Toà này có chức
năng tiếp nhận các kháng cáo từ Toà sơ thẩm về Thuế quan và kháng cáo đối với các
quyết định của các cơ quan hành chính về Quyền sở hữu công nghiệp. Quyền phúc
thẩm lại các quyết định của Toà này thuộc về Toà án Tối cao.
Toà sơ thẩm về Thuế quan: Toà sơ thẩm về Thuế quan nằm ngay tại cảng
NewYork. Toà này có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các khiếu nại liên quan đến
Thuế nhập khẩu.
5
Toà phúc thẩm về Thuế và Quân pháp: Các toà này có chức năng gần giống như
một cơ quan luật pháp với những quyền hạn pháp lý nhất định.
Các cơ quan hành chính Liên bang: Các cơ quan hành chính Liên bang nằm ngoài
hệ thống toà án thông thường nhưng trong nhiều trường hợp họ lại có những quyền
hạn pháp lý nhất định. Các cơ quan này có đầy đủ các chức năng điều tra, công tố và

xét xử trong phạm vi hoạt động được pháp luật cho phép. Về lý thuyết, các cơ quan
này có chuyên môn sâu về lĩnh vực họ quản lý và có thể giải quyết các vấn đề xảy ra
trong lĩnh vực của mình một cách linh hoạt và nhanh chóng. Các cơ quan hành chính
Liên bang có thể kể đến là Uỷ ban Thương mại Liên bang, Uỷ ban Chứng khoán và
Giao dịch, Uỷ ban Điều tiết Năng lượng hạt nhân, Uỷ ban Thương mại giữa các tiểu
bang, Cục Quan hệ Lao động Quốc gia và Uỷ ban Thông tin Liên bang
Hệ thống toà án tiểu bang: Mặc dù mỗi tiểu bang đều có một hệ thống toà án của
riêng mình nhưng các đặc điểm cơ bản của các hệ thống này đều có xu hướng giống
nhau. Tất cả các bang đều có một hệ thống các toà án cấp dưới. Ví dụ như các toà hoà
giải, toà vi cảnh, toà giao thông hay toà án hạt và các toà án giải quyết các khiếu kiện
nhỏ khác, chúng đều có đặc điểm chung là thẩm quyền xét xử hạn chế và đều được
coi là những toà mà chứng thư chỉ có tín lực khi có bằng chứng ngược lại. Bên cạnh
đó cũng có một hệ thống các toà án có thẩm quyền xét xử tổng quát hoặc chuyên biệt,
ví dụ như các toà lưu động, toà hình sự, toà dân sự, toà án dành cho vị thành niên
phạm pháp và toà án chứng cứ…đó là những toà án mà chứng thư có tín lực cho đến
khi có đăng cáo giả mạo. Tất cả các tiểu bang đều có một số các toà phúc thẩm. Các
bang đông dân thường có thêm các toà phúc thẩm trung gian và tất cả các bang đều có
toà chung thẩm. Quyền được kháng cáo lên toà phúc thẩm là quyền lợi của các bên
liên quan chứ không phải là đặcquyền của bất kỳ bên nào cả
6
CHƯƠNG 2: TỘI PHẠM HÌNH SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Trách nhiệm dân sự:
Theo luật Anh-Mỹ, khi một người được coi là có nghĩa vụ với những người khác thì
ngoài việc anh ta không được có những hành vi cố ý gây hại cho những người đó và
tài sản của họ, anh ta còn phải thể hiện sự cẩn trọng thích đáng trong hành động của
mình nhằm tránh những tổn hại có thể lường trước được do những hành vi vô ý của
mình gây ra. Nếu một người gây tổn hại cho ai đó hoặc tài sản của họ do không thực
hiện đúng các nghĩa vụ của mình thì người có lỗi đó phải có trách nhiệm bồi thường
những tổn thất do anh ta gây ra trừ khi anh ta có thể chứng minh được là mình được
miễn trách hoặc anh ta đã hành động vì lợi ích chung của xã hội. Một sự vi phạm bổn

phận xã hội được coi là trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự thường được chia
thành các lỗi vi phạm cố ý và vi phạm vô ý. Các vi phạm cố ý lại được chia thành lỗi
vi phạm cố ý với người và lỗi vi phạm cố ý với tài sản.
Sự vi phạm cố ý đối với quyền sở hữu: Sự vi phạm cố ý đối với quyền sở hữu bao
gồm sự xâm phạm đất đai, xâm phạm tài sản cá nhân, biển thủ và lừa gạt. Xâm phạm
quyền sở hữu đối với đất đai của người khác, ví dụ như tiến vào đất của người khác,
chôn dấu hoặc để lại những vật thể ở đó mà không được phép của người chủ sở hữu
sẽ bị coi là một sự xâm phạm mà có thể phải bồi thường thiệt hại. Thậm chí khi không
đưa ra được số tiền bồi thường thực tế thì bên xâm phạm vẫn phải trả một khoản bồi
thường tượng trưng. Và nếu vẫn cứ tiếp tục, toà án sẽ ra lệnh đình chỉ hoặc cưỡng chế
di dời thực tế. Tương tự như vậy, sự xâm phạm cố ý đối với quyền sở hữu tài sản cá
nhân cũng có thể bị coi là sự xâm hại phải được bồi thường cho bất kỳ thiệt hại nào
gây ra. Kiểu xâm phạm có chủ ý đối với quyền sở hữu tài sản phổ biến nhất là biển
thủ. Biển thủ là hành vi chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tự biến thành của riêng một tài
sản thuộc sở hữu của người khác. Một người lấy cắp tài sản của một người khác, sau
đó chuyển đổi và bán nó cho một người thứ ba thì người thứ ba này sẽ không bị coi là
người cầm giữ tài sản bất hợp pháp nhưng người đã bán tài sản này sẽ phải chịu trách
nhiệm bồi thường cho người chủ sở hữu tài sản thực tế về những tổn hại do anh ta
gây ra. Số tiền bồi thường sẽ được xác định dựa trên giá trị hợp lý của tài sản đã
chuyển đổi.
Trách nhiệm dân sự về sự lừa gạt: Một người có được một lợi thế kinh tế không
chính đáng so với một người khác đều có thể bị coi là sự lừa gạt. Có năm yếu tố căn
bản để đòi bồi thường thiệt hại do hành vi lừa gạt gây ra bao gồm: (1) Xuyên tạc sự
thật, (2) Sự việc được tạo ra một cách cố ý hoặc do khinh xuất, (3) Chủ ý đánh lừa và
có hành vi xui khiến, (4) Nó được dựa trên những lý lẽ chính đáng và (5) Nó gây tổn
hại
7
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ HỢP ĐỒNG VÀ CHÀO HÀNG
Phân loại hợp đồng: Dựa vào đặc điểm, hợp đồng có thể được chia thành nhiều loại;
Song các cách phân loại hợp đồng này không hoàn toàn triệt để mà cùng một hợp

đồng có thể đưa vào loại này hoặc loại khác tuỳ thuộc vào các đặc điểm được quyết
định bởi mục đích phân loại. Hợp đồng có thể là đơn phương hoặc song phương. Hợp
đồng đơn phương là hợp đồng mà trong đó chỉ có một bên đưa ra cam kết, trong khi
hợp đồng song phương là hợp đồng mà các bên đều phải thể hiện cam kết của mình.
Một ví dụ về hợp đồng đơn phương là A chuyển cho B một chiếc rađiô và B cam kết
sẽ trả cho A 15 đôla vào tuần sau. Còn ở hợp đồng song phương, C cam kết sẽ trả cho
D 10 đôla vào tuần sau để đổi lại lời hứa của D sẽ may một bộ đồ cho C. Hợp đồng
cũng có thể là loại có hiệu lực, vô hiệu lực, có thể mất hiệu lực hoặc là loại không
thực hiện được. Một hợp đồng có hiệu lực là một giao kèo thoả mãn đầy đủ các yêu
cầu pháp lý cho một hợp đồng và sẽ bị buộc phải thi hành. Một hợp đồng không thực
hiện được là một giao kèo nói chung thoả mãn các yêu cầu cơ bản của một hợp đồng
có hiệu lực nhưng lại bị cấm thực hiện bởi một văn bản hay một quy định pháp luật
nào đó. Ví dụ, theo Luật Thương mại thông nhất (UCC), các hợp đồng mua bán hàng
hoá có giá trị trên 500 đôla phải được thể hiện bằng văn bản. Hợp đồng có thể mất
hiệu lực là một hợp đồng trói buộc một bên tham gia vào giao dịch nhưng lại cho
phép một bên thứ hai có quyền tuỳ chọn hoặc có thể đơn phương rút khỏi hợp đồng
hoặc tiếp tục thực hiện các quy định theo hợp đồng. Hợp đồng vô hiệu là một hợp
đồng không có hiệu lực pháp lý và thực chất không có giá trị như một hợp đồng. Ví
dụ ở một số tiểu bang, khế ước cá cược hay giấy ghi nợ cờ bạc đều bị coi là không có
giá trị và không được công nhận trước toà. Một hợp đồng chỉ được coi là đã được
thực hiện khi tất cả các bên liên quan đều đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình
theo hợp đồng. Hợp đồng cũng có thể thuộc loại được quy định rõ ràng hoặc mặc
nhiên. Hợp đồng được quy định rõ ràng là một hợp đồng mà tất cả các điều kiện, điều
khoản và trách nhiệm các bên đều được ghi rõ thành văn bản; trong khi ở hợp đồng
mặc nhiên, các điều khoản cơ bản này có thể không được thể hiện thành văn bản
nhưng lại được quyết định bởi hoàn cảnh, cách diễn đạt chung hay đạo đức kinh
doanh của các bên.
Chấm dứt chào hàng: Một khi đã được đưa ra, một lời chào hàng đã trao cho người
được chào quyền được ký kết hợp đồng bằng việc chấp nhận nó. Nhưng chào hàng
không phải là có giá trị vô thời hạn; Nó sẽ chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau

đây: (1) bởi một điều khoản được quy định ngay trong bản chào hàng, (2) hết hạn
hiệu lực trong một khoảng thời gian hợp lý, (3) bằng sự huỷ bỏ, (4) bằng sự từ chối,
(5) người chào hàng hay người được chào hàng chết hoặc mất khả năng tư duy, (6)
đối tượng được chào hàng bị tiêu huỷ, hoặc (7) việc thực hiện hợp đồng dự kiến sẽ
dẫn đến vi phạm pháp luật.
Nếu chào hàng quy định nó phải được chấp nhận trong một khoảng thời gian nhất
định thì nó phải được chấp nhận trong khoảng thời gian đó; Một chấp nhận muộn sẽ
không có giá trị ràng buộc người chào hàng trừ khi anh ta đồng ý với chấp nhận đó.
8
Nếu chào hàng không quy định thời gian chấp nhận thì việc chấp nhận sẽ vẫn có hiệu
lực trong một khoảng thời gian hợp lý. Việc xác định thế nào là khoảng thời gian hợp
lý sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể. Trong điều kiện giá cả thị
trường thay đổi liên tục, thì khoảng thời gian được coi là hợp lý thường rất ngắn.
Thông thường, người chào hàng có quyền huỷ bỏ chào hàng bất kỳ lúc nào trước khi
nó được chấp nhận. Nhưng nếu chào hàng quy định nó có giá trị trong một khoảng
thời gian nào đó thì người chào hàng không thể huỷ bỏ nó được. Cũng như vậy, nếu
người chào hàng biết được hoặc có lý do nào biết được người được chào hàng sẽ thay
đổi ý kiến của mình về chào hàng, thì bản chào hàng vẫn không thể bị huỷ bỏ theo
quan điểm của thuyết giữ lời hứa (sẽ được bàn ở những chương sau) cho dù người
được chào hàng thực chất đã thay đổi ý kiến của mình với bản chào hàng đó. Nếu
người chào hàng muốn huỷ bản chào hàng, anh ta phải thông báo việc huỷ bỏ đến
người được chào hàng. Ở phần lớn các tiểu bang việc huỷ bỏ chào hàng chỉ có hiệu
lực khi người được chào hàng đã thực sự nhận được thông báo huỷ bỏ này. Các chào
hàng công khai như những lời hứa thưởng hay quảng cáo trên các phương tiện thông
tin đại chúng chỉ có thể được huỷ bỏ theo đúng cách nó được đưa ra. Nếu chào hàng
được đưa ra để ký hợp đồng đơn phương thì chấp nhận chào hàng phải thực hiện như
được yêu cầu. Với chào hàng loại này việc huỷ bỏ thường không có hiệu lực nếu như
vào thời điểm đưa ra huỷ bỏ người được chào hàng đã bắt đầu thực hiện hợp đồng và
kết thúc việc thực hiện hợp đồng của mình trong một khoảng thời gian hợp lý.


Nếu người được chào hàng từ chối chào hàng thì chào hàng đó sẽ bị huỷ ngay lập tức,
mọi cố gắng để chấp nhận lại chào hàng này đều vô hiệu. Việc hoàn giá hoặc chấp
nhận có điều kiện đều bị coi là từ chối chào hàng ban đầu. Thế nhưng, một yêu cầu
giải thích thêm về các điều khoản trong chào hàng sẽ không bị coi là một sự hoàn giá
và không làm chấm dứt chào hàng. Nếu người chào hàng hoặc người được chào hàng
chết hoặc không có năng lực pháp lý (ví dụ như bị mất trí nhớ) thì chào hàng sẽ tự
động chấm dứt mà không bên nào có lỗi cả, điều này cũng tương tự như là khi đối
tượng chào hàng bị tiêu huỷ. Hơn nữa, nếu trước khi chấp nhận mà có một đạo luật
được đưa ra quy định việc thực hiện hợp đồng là trái pháp luật thì chào hàng cũng tự
động chấm dứt.
9
CHƯƠNG 4: SỰ CHẤP NHẬN VÀ TÍNH XÁC THỰC CỦA SỰ ĐỒNG Ý
Chấp nhận:
Hợp đồng là sự thoả thuận của các bên, vì thế điều kiện tiên quyết để đi đến một hợp
đồng là người được chào hàng phải thể hiện sự tự nguyện ràng buộc vào các điều kiện
của chào hàng, đây chính là sự chấp nhận. Theo Thông luật, sự chấp nhận chỉ hợp lệ
khi nó phù hợp với tất cả các chi tiết đưa ra trong chào hàng; Một chấp nhận có tính
yêu cầu là một chấp nhận không phù hợp, nó không có giá trị gì hơn một sự hoàn giá
hay một chấp nhận có điều kiện và nó mong muốn phía bên kia chấp nhận lại các yêu
cầu mới để đi đến ký kết hợp đồng. Nếu chào hàng yêu cầu một cam kết bằng hành
động (với hợp đồng đơn phương) thì chấp nhận chỉ có giá trị khi hành động đó được
thực hiện. Nhưng trong một số trường hợp, khi mà người được chào hàng bắt đầu
thực hiện hợp đồng thì chào hàng không thể bị huỷ ngang trước khi người đó đã có
một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện hợp đồng. Nếu một sự cam kết được yêu
cầu để trao đổi lại với một sự cam kết ( như với hợp đồng song phương) thì chào hàng
được chấp nhận bằng cách thực hiện sự cam kết đã được yêu cầu. Khi các bên liên
quan đã đi đến một thoả thuận và đồng ý chuyển nó thành văn bản, sau đó một bản
giao kèo được lập ra và thậm chí có thể có một vài điểm bất đồng giữa các bên về các
điều khoản của bản giao kèo này thì điều này cũng sẽ không làm thay đổi được một
thực tế là sẽ không có hợp đồng nào được ký kết trừ khi nó được làm thành văn bản

và có sự đồng thuận của cả hai bên. Một bên sẽ không bị ràng buộc vào hợp đồng nếu
như anh ta không thể hiện sự đồng thuận của mình một cách rõ ràng hay mặc nhiên.
Như vậy, sự im lặng trước một chào hàng không được coi là sự đồng ý trừ khi: (1) có
bằng chứng chứng tỏ sự im lặng đó là có chủ ý chấp nhận chào hàng, hoặc (2) các
trường hợp hay các giao dịch trước đó đã bắt buộc người được chào hàng phải có
trách nhiệm hồi âm khi không chấp nhận chào hàng. Các trường hợp này có thể bao
gồm tình huống người được chào hàng được hưởng một lợi ích nào đó khi chấp nhận
chào hàng với điều kiện là các ưu đãi này phải được nêu rõ chúng không phải là món
quà và người được chào hàng phải biết rõ điều đó. Người được chào hàng cũng cần
thiết phải biết về loại hợp đồng sẽ được giao kết khi chấp nhận chào hàng, ví dụ trong
hợp đồng đơn phương thì việc chấp nhận chào hàng phải được thể hiện bằng một
hành động theo yêu cầu của chào hàng. Đôi khi toà án cũng chấp nhận những ngoại lệ
trong các vụ kiện liên quan đến phần thưởng và cho phép một người được lĩnh thưởng
sau khi đã thực hiện các hành động được yêu cầu ngay cả khi anh ta không biết mình
làm vậy sẽ được nhận thưởng.
Tính xác thực của sự đồng ý:
Thông tin sai lạc. Để một hợp đồng có hiệu lực pháp lý, nó phải được ký kết một
cách trung thực, ngay thẳng và tự nguyện; một bản chào hàng hay một sự chấp nhận
bị thuyết phục đưa ra bởi những thông tin sai lạc vô hại hay do bị lừa gạt sẽ không có
giá trị ràng buộc người bị thuyết phục để đưa ra chào hàng hay sự chấp nhận đó.
Thông tin sai lạc là việc tạo ra một ấn tượng trong tâm trí của người khác mà điều đó
10
không phù hợp với những sự việc có thật trong hoàn cảnh thực tế . Thông tin sai lạc
về một sự việc quan trọng mà cái người đã tiếp nhận nó lại có sự tin cậy một cách
chính đáng vào nó sẽ là những cơ sở cho việc tránh khỏi một cam kết bằng hợp đồng.
Cho dù người đưa ra thông tin sai lạc có biết hay là không biết điều đó là giả dối thì
vẫn không ảnh hưởng tới tính chất mất hiệu lực của bản hợp đồng đó. Thông tin sai
lạc phải là về một sự việc quan trọng, tức là sự việc đó phải là một yếu tố thích hợp
hoặc có đóng góp vào quyết định ký kết hợp đồng, và hoàn cảnh thực tế phải là hoàn
cảnh mà trong đó có thể giả định rằng hợp đồng sẽ không được ký kết nếu người đó

đã biết được sự thật. Thông tin sai lạc phải là về một sự việc đã hoặc đang xẩy ra; một
sự dự đoán về một sự việc sẽ xẩy ra trong tương lai thì không thuộc phạm vi qui định
về thông tin sai lạc. Hơn nữa, để có quyền đòi bồi thường thiệt hại do thông tin sai
lạc, bên đòi bồi thường phải chứng minh là mình hoàn toàn tin tưởng vào các thông
tin sai lạc đó . Anh ta hay chị ta phải không được biết là những thông tin đó là giả dối
và cũng không ở trong một vị thế mà theo kiến thức và kinh nghiệm của anh ta hay
chị ta và trên cơ sở của sự việc và hoàn cảnh anh ta hay chị ta đáng nhẽ ra phải phát
hiện ra sự giả dối đó. Biện pháp khắc phục thiệt hại được dành cho người đã tiếp nhận
thông tin sai lạc là sự bãi bỏ hợp đồng - tức là anh ta hay chị ta có thể hoàn trả lại
những gì mà họ đã nhận và thu hồi lại những gì mà họ đã đưa ra, hoặc giá trị của nó.
Để có quyền đối với biện pháp này, anh ta hay chị ta phải tiến hành thực hiện sự bãi
bỏ hợp đồng trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi đã biết được về những thông
tin sai lạc.
Sự lừa gạt. Sự lừa gạt là việc cố ý đưa ra những thông tin sai lạc nhằm mục đích
thuyết phục người khác tin tưởng vào nó và từ bỏ một quyền lợi pháp lý hay một phần
tài sản; như vậy thì sự lừa gạt thực chất là một sự cố ý.thông tin sai lạc. Một khi sự
lừa gạt thực sự đã được xác định, bên bị tổn hại, tức là người đã tin tưởng một cách
chính đáng vào những tuyên bố giả dối đó, có quyền lựa chọn các biện pháp bồi
thường thiệt hại. Anh ta hay chị ta có thể có quyền bãi bỏ hợp đồng như họ có thể làm
trong trường hợp bị thông tin sai lạc, hoặc anh ta hay chị ta có thể xác nhận hợp đồng
và khởi kiện trách nhiệm dân sự về tội lừa gạt , nó sẽ cho phép họ được bồi thường về
những tổn thất đã phải chịu. Cũng tương tự như trường hợp thông tin sai lạc, người bị
lừa gạt phải thực hiện hành động trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi đã phát
hiện ra sự lừa gạt đó nhằm bảo vệ những quyền lợi của mình.
Sự ép buộc và áp lực trái phép. Các hợp đồng được ký kết dưới sự ép buộc hoặc áp
lực trái phép thì đều vô hiệu. Sự ép buộc là việc thực hiện những sự thúc ép bất hợp
pháp nào đó với một người mà vì vậy người này bị buộc phải thực hiện một hành
động mà nếu không anh ta sẽ không làm thế. Theo luật hợp đồng, sự ép buộc có nghĩa
là việc dùng những sự đe doạ làm tổn hại về mặt thể xác hoặc những tổn hại khác để
đánh bại ý chí tự do của một người nào đó và thuyết phục người đó phải đi đến ký kết

hợp đồng do sợ hãi hoặc bị ép buộc. Theo những giải thích gần đây, sự ép buộc bao
gồm những sự đe doạ gây tổn hại về thân thể , những sự đe doạ sử dụng những hành
động tội phạm nhằm đoạt được lợi thế mà kẻ đe doạ không có quyền được hưởng một
11
cách hợp pháp, và việc cầm giữ một cách phi lý hàng hóa của một người khác nhằm
mục đích buộc người này phải trả một cái giá bất hợp lý. Một sự đe doạ dẫn đến một
vụ kiện dân sự thì không được coi là sự ép buộc trừ phi nó dẫn đến việc lạm dụng
quyền tố tụng dân sự hoặc trừ phi nó được dựa trên một khiếu kiện vô căn cứ và kẻ
đưa ra lời đe doạ đã biết rõ là do vị thế tài chính của người khác đó mà vụ kiện sẽ chỉ
có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng về mặt tài chính cho người đó.
Áp lực trái phép là việc sử dụng một mối quan hệ tin cẩn, trong đó một người chịu
trách nhiệm trước một người khác để trông nom quyền lợi của người khác nhưng
người chịu trách nhiệm đó đã lợi dụng vị thế đó để làm lợi cho bản thân với chi phí
của người kia. Với việc công nhận những hợp đồng như vậy là không có hiệu lực
pháp lý, toà án đã bảo vệ nhằm chống lại những hợp đồng không chính đáng, là
những hợp đồng đi ngược lại với lương tâm con người và là những hợp đồng đạt
được thông qua sự lợi dụng một vị thế tin cẩn .
Sự nhầm lẫn. Trong một số tình huống, một bên có thể được giải phóng khỏi các
trách nhiệm của hợp đồng nếu có bằng chứng về sự nhầm lẫn. Khái niệm nhầm lẫn
trong hoàn cảnh này không phải là sự thiếu hiểu biết, thiếu năng lực hay đánh giá sai
lầm; cũng không phải được sử dụng để một bên có quyền rút khỏi hợp đồng nếu thấy
mình bị hớ. Nhầm lẫn để có thể dẫn đến việc rút khỏi hợp đồng phải là kết quả của
một sự mập mờ trong đàm phán về hợp đồng đó hoặc phải là sự nhầm lẫn về một sự
việc quan trọng mà nó đã dẫn tới việc ký kết hợp đồng

Nếu trong quá trình đàm phán hợp đồng, các bên đã sử dụng ngôn ngữ dẫn tới có
nhiều cách hiểu khác nhau, và một bên đã thành thật đưa ra một cách hiểu trong khi
một bên khác lại đưa ra một cách hiểu khác, thì khi đó toà án thường sẽ quyết định
rằng sẽ không có hợp đồng nào được ký kết do bởi đã không có sự tâm đầu ý hợp hay
không có sự đồng thuận

Khi có sự nhầm lẫn về việc có hay không có một sự việc trọng đại trong hiện tại hay
trong quá khứ, thì tuỳ vào những sự việc của hoàn cảnh cụ thể đó mà toà án có thể
cho phép hoặc có thể không cho phép rút lui khỏi các trách nhiệm của hợp đồng. Nếu
cả hai bên cùng hiểu sai về việc có hay không có sự việc quan trọng đó, thì điều này
được hiểu là nhầm lẫn cùng nhau và đó chính là cơ sở để bãi bỏ hợp đồng. Nếu chỉ có
một bên nhầm lẫn thì sự nhầm lẫn đó là đơn phương và hợp đồng có thể vẫn có hiệu
lực hoặc cũng có thể không. Nếu một bên nhận ra rằng phía bên kia đang có nhầm lẫn
và lợi dụng điều đó để có lợi thế cho mình thì hợp đồng sẽ bị huỷ.
Trong khi sự bất cẩn của một bên tạo ra sự nhầm lẫn thường không được dùng làm
lý do để được phép rút khỏi hợp đồng, thì sẽ được phép rút khỏi hợp đồng khi sự bất
cẩn là không đáng kể, khi việc thực hiện hợp đồng sẽ buộc người bị nhầm lẫn phải
gắng sức một cách quá đáng và khi việc rút khỏi hợp đồng sẽ không gây nên những
thiệt hại quan trọng cho phía bên kia.
12
Việc giải thoát khỏi trách nhiệm hợp đồng cũng có thể được cho phép nhằm sửa đổi
lại một văn bản có chứa đựng một sự nhầm lẫn và không xác định ra được một cách
chính xác sự thoả thuận lẫn nhau giữa các bên. Một sự nhầm lẫn về quyền lợi pháp lý
của một người nào đó theo hợp đồng thường không phải là những cơ sở đầy đủ để
cho phép rút khỏi hợp đồng, bởi vì sự thiếu hiểu biết về pháp luật không được coi là
có thể tha thứ được.
13
CHƯƠNG 5: VẬT ĐỐI ỨNG
Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, một sự cam kết sẽ không được toà án công nhận là
có hiệu lực tri phi nó được chứng minh bằng một vật đối ứng. Vật đối ứng thường
được định nghĩa hoặc là một lợi ích cho người cam kết hoặc là một thiệt hại đối với
người được cam kết, nó được tính toán và đưa ra để đổi lấy sự cam kết đó. Sự thiệt
hại đó phải là một dạng thiệt hại pháp lý đặc biệt -điều này có nghĩa là từ bỏ một
quyền lợi pháp lý hay phải đảm đương một gánh nặng pháp lý. Nó không nhất thiết
phải có bất kỳ một giá trị kinh tế nào. Thiệt hại này đối với người được cam kết
thường đem lại một lợi ích cho người cam kết, cho dù một thiệt hại không đi cùng với

một lợi ích tương ứng thì vẫn được coi là đã cấu thành một vật đối ứng. Tuy nhiên,
một lợi ích ít ỏi đối với người cam kết mà không đi cùng với một thiệt hại tương ứng
cho người được cam kết sẽ không cấu thành nên một vật đối ứng.
14
CHƯƠNG 6: NĂNG LỰC CỦA CÁC BÊN VÀ TÍNH KHÔNG HỢP PHÁP
Năng lực. Năng lực là khả năng thực hiện những hành vi có giá trị pháp lý; tức là
khả năng gánh chịu các trách nhiệm pháp lý hoặc có được các quyền lợi pháp lý. Để
có được một hợp đồng có giá trị pháp lý, đòi hỏi phải có hai đối tác của hợp đồng –
người cam kết và người được cam kết. Cùng một người sẽ không thể thực hiện được
cả hai năng lực này. Tất nhiên sẽ có thể có nhiều hơn một người cam kết và nhiều hơn
một người được cam kết vì không có giới hạn pháp lý về số lượng các bên tham gia
hợp đồng. Tất cả mọi người đều được coi là có năng lực tham gia ký kết hợp đồng, và
nếu một người muốn bảo vệ mình khỏi một vụ kiện cáo dựa trên một hợp đồng được
vin vào những lý do là anh ta hay chị ta không có năng lực tham gia ký kết hợp đồng,
thì anh ta hay chị ta phải đưa ra sự biện hộ một cách khẳng định trong việc đáp lại
đơn kiện đó.
Hợp đồng của những người vị thành niên. Luật pháp sẽ thực hiện một sự bảo vệ
đặc biệt đối với người vị thành niên là những người thường được pháp luật xác định
rõ là những người dưới 21 tuổi ở một số tiểu bang và dưới 18 tuổi ở các tiểu bang
khác. Sự bảo vệ này được đưa ra bằng việc cho phép người vị thành niên có quyền
huỷ bỏ hợp đồng mà họ đã ký kết. Hợp đồng do người vị thành niên ký kết sẽ có giá
trị ràng buộc cả người vị thành niên lẫn người đã thành niên trừ phi người vị thành
niên đó thực hiện quyền huỷ bỏ hợp đồng của mình; do vậy hợp đồng của những
người vị thành niên không phải là không có giá trị pháp lý nhưng sẽ không có giá trị
tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của người vị thành niên. Nếu người vị thành niên lựa chọn
sẽ thực hiện hợp đồng thì khi đó mối quan hệ giữa hai bên sẽ giống như là giữa hai
bên có cùng năng lực thực hiện hợp đồng. Nhìn chung, người vị thành niên có thể huỷ
bỏ những hợp đồng hoạt động kinh doanh của họ cho dù hoạt động kinh doanh đó
được thực hiện như là một phương tiện tự kiếm sống của họ. Các quy định của Thông
Luật liên quan đến các hợp đồng của người vị thanh niên ở một mức độ nào đó đã

được điều chỉnh bởi các đạo luật do chính quyền ban hành và đã có một số điểm khác
nhau giữa các tiểu bang về phạm vi và các điều khoản của những đạo luật này.

Người vị thành niên có thể trở thành hội viên của các tổ chức hợp doanh và sau đó họ
có thể huỷ bỏ sự thoả thuận hợp doanh mà không phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý
đối với các hội viên khác về việc vi phạm sự thoả thuận đó. Một hội viên vị thành
niên có thể huỷ bỏ trách nhiệm pháp lý cá nhân của họ đối với các chủ nợ của tổ chức
hợp doanh, nhưng họ có thể không được rút vốn hợp doanh của họ đối với sự thiệt hại
của các chủ nợ đó.

Người vị thành niên phải có trách nhiệm về những chi phí hợp lý cho các đồ dùng
thiết yếu của bản thân họ; trách nhiệm này dựa trên một sự cam kết được coi gần như
là hợp đồng và không dựa trên bất kỳ một sự cam kết chi trả rõ ràng nào. Các đồ dùng
thiết yếu là những thứ cần thiết để người vị thành niên duy trì sự tồn tại và những
phúc lợi thông thường và nói chung là những thứ như thức ăn, quần áo, chỗ ở, chăm
15
sóc y tế, giáo dục cơ bản hay đào tạo hướng nghiệp và các dụng cụ nghề nghiệp.
Thành phần xã hội mà người vị thành niên được sinh ra sẽ có ảnh hưởng đến cái sẽ
được coi là những đồ dùng thiết yếu cho người vị thành niên đó. Người vị thành niên
sẽ chỉ chịu trách nhiệm về những khoản chi phí hợp lý cho các đồ dùng thiết yếu đã
thực sự được dành cho họ, và sẽ không phải chịu trách nhiệm về những thứ cần dùng
nếu họ đã được cha mẹ hay người bảo hộ cung cấp một cách đầy đủ cho họ.

Một người vị thành niên hoàn toàn có quyền huỷ bỏ các hợp đồng đã được thực hiện
của mình- ngoại trừ các hợp đồng có ảnh hưởng đến quyền sở hữu đối với bất động
sản. Quyền này có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào kể từ khi hợp đồng có hiệu lực
cho đến một thời điểm hợp lý sau khi người vị thành niên đã đến tuổi trưởng thành;
các hợp đồng có ảnh hưởng đến quyền sở hữu đối với bất động sản sẽ không thể bị
huỷ bỏ trong suốt thời gian vị thành niên nhưng chỉ trong một khoảng thời gian hợp
lý sau khi đã đến tuổi trưởng thành

Người vị thành niên phải có trách nhiệm với hợp đồng đã ký cho đến khi anh ta yêu
cầu huỷ bỏ nó, nếu không làm vậy trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi đã đến
tuổi trưởng thành thì anh ta bị coi là đã chối từ quyền huỷ bỏ hợp đồng của mình.
Quyền từ bỏ hợp đồng là vô điều kiện dựa trên khả năng hoàn trả bất kỳ giá trị đảm
bảo đã nhận nào, nhưng để tránh việc quyền huỷ bỏ hợp đồng bị lạm dụng như một
phương tiện để lừa gạt, người vị thành niên thường phải hoàn trả bất kỳ giá trị đảm
bảo nào mà hiện anh ta vẫn đang còn giữ. Người vị thành niên có quyền đòi lại bất kỳ
giá trị đảm bảo nào đã giao cho phía người trưởng thành sau khi đã huỷ hợp đồng. Ở
hầu hết các tiểu bang, nếu người vị thành niên man khai tuổi của mình với phía người
đã trưởng thành, thì việc này vẫn không cản trở người vị thành niên có quyền yêu cầu
huỷ bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, khi yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng người vị thành niên phải
hoàn trả các giá trị đảm bảo đã nhận và phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng và
giảm giá trị.
Một người vị thành niên không thể thông qua hợp đồng của mình cho đến khi đạt tuổi
trưởng thành. Việc thông qua hợp đồng bằng ngôn từ hay hành động là dấu hiệu cho
thấy ý định muốn ràng buộc vào các trách nhiệm theo hợp đồng. Trong trường hợp
hợp đồng đã có hiệu lực, nếu người vị thành niên không yêu cầu huỷ bỏ trong một
khoảng thời gian hợp lý sau khi đã đến tuổi trưởng thành thì hợp đồng được coi là đã
thông qua bất kể người vị thành niên có nhận ra quyền huỷ bỏ hợp đồng của mình hay
không. Một vài toà án không coi việc đơn thuần không có hành động gì là đủ để thông
qua một hợp đồng có hiệu lực. Việc thông qua hợp đồng sẽ làm cho hợp đồng có hiệu
lực kể từ khi bắt đầu cho đến khi nó được hoàn thành, do vậy việc này không thể
không được thực hiện.

Người mất trí và say rượu. Hợp đồng của người bị mất trí nhớ sẽ không có giá trị
pháp lý nếu nó được thực hiện trong khi anh ta hay chị ta đang trong tình trạng không
có năng lực đó; tuy nhiên, nếu người đó trước đó đã bị toà án tuyên bố là mất trí thì
khi đó hầu hết các tiểu bang mới tuyên bố những hợp đồng do người bị mất trí đó ký
16
kết là không có gía trị pháp lý và không có hiệu lực. Việc kiểm tra thông thường về

tình trạng mất trí nhớ là việc xem xét vào thời điểm ký kết hợp đồng, người tham gia
ký kết có đầy đủ năng lực để hiểu rõ về bản chất của công việc kinh doanh đang được
giao dịch hay không. Cũng giống như người vị thành niên, người mất trí phải chịu
trách nhiệm về những khoản chi phí hợp lý cho những đồ dùng thiết yếu phục vụ bản
thân họ.

Nếu hợp đồng là ngay thẳng và người khác không có bất kỳ lý do nào để biết được về
tình trạng mất trí, thì vào lúc huỷ bỏ hợp đồng người mất trí phải hoàn trả lại nguyên
trạng cho phía bên kia. Ngược lại, nếu phía bên kia có lý do để biết rõ về tình trạng
mất trí thì vào lúc huỷ bỏ hợp đồng, người mất trí chỉ phải hoàn trả lại bất kỳ vật đối
ứng nào hoặc bất kỳ những khoản tiền nào thu được từ việc bán vật đối ứng đó mà
vẫn còn sót lại trong sự sở hữu của họ. Một người mất trí có thể thông qua hợp đồng
một khi tình trạng mất năng lực pháp lý đã được loại bỏ hoặc hợp đồng có thể được
thông qua bởi người giám hộ hợp pháp của họ. Bất kỳ người nào vào thời điểm ký kết
hợp đồng đang trong tình trạng say xỉn không thể hiểu rõ được bản chất của công việc
kinh doanh đang được giao dịch thì thường cũng bị coi như thể họ là người mất trí.

Tính không hợp pháp
Một hợp đồng là bất hợp pháp nếu hoặc là hình thức của nó hoặc là việc thực hiện nó
là trái với lợi ích công cộng và chính sách nhà nước. Nói chung, hợp đồng bất hợp
pháp là không có giá trị. Trong rất nhiều tình huống dẫn đến hợp đồng bất hợp pháp ,
cuốn sách này chỉ tập trung vào ba dạng phổ biến của những hợp đồng bất hợp này:
(1) hợp đồng vi phạm pháp luật hiện hành, (2) hợp đồng bị luật pháp tuyên bố một
cách rõ ràng là không có giá trị, và (3) hợp đồng trái với chính sách nhà nước.

Hợp đồng vi phạm pháp luật hiện hành: Một hợp đồng là cơ sở cho một sự phạm
tội hay bản chất của hợp đồng đó có ý định gây ra một sự phạm tộiđều bị coi là bất
hợp pháp. Tương tự như vậy, một hợp đồng mà không thể thực hiện được nếu không
vi phạm trách nhiệm dân sự cũng bị coi là bất hợp pháp; Nhưng việc vi phạm trách
nhiệm dân sự trong qúa trình thực hiện hợp đồng thì bản thân việc đó không làm cho

hợp đồng trở thành bất hợp pháp.
Hợp đồng bị luật pháp tuyên bố là bất hợp pháp: Các đạo luật do nhà nước ban
hành để xử lý một cách rõ ràng về tính hợp pháp của một số loại hợp đồng nhất định
có thể được chia làm 3 nhóm như sau: (1) luật hình sự, (2) các đạo luật tuyên bố rõ
ràng về hợp đồng không có giá trị, và (3) các đạo luật điều tiết. Các bang thường đưa
ra các đạo luật hoặc là nghiêm cấm hoặc là điều tiết những hợp đồng cá cược. Nói
chung, các hợp đồng cá cược đều bị coi là bất hợp pháp và sẽ không có hiệu lực. Các
hợp đồng cá cược cần phải được phân biệt với các hợp đồng chuyển giao rủi ro.
Trong một hợp đồng cá cược, rủi ro được tạo ra nhằm mục đích để gánh chịu nó, ví
dụ như cá cược về một trận bóng đá. Còn một hợp đồng chuyển giao rủi ro chẳng hạn
như một hợp đồng bảo hiểm là hoàn toàn hợp pháp với điều kiện là người có ý muốn
chuyển rủi ro thực sự đã gặp phải rủi ro. Các giao dịch trên thị trường hàng hoá hay
17
thị trường chứng khoán được ký kết một cách ngay thẳng đều là các hợp đồng đầu cơ
và không bất hợp pháp như là các hợp đồng cá cược.

Một vài ví dụ thông thường về các đạo luật quy định một số loại hợp đồng là bất hợp
pháp, đó là các luật về cho vay nặng lãi và luật nghỉ ngày chủ nhật hay luật trời xanh.
Các đạo luật này thường buộc các hợp đồng trở nên vô gía trị và có thể buộc các bên
có liên quan phải chịu những hình phạt khác nhau hay bị tước quyền.

Để bảo vệ cho công chúng, chính quyền các bang đã ban hành nhiều đạo luật khác
nhau nhằm điều tiết sự hoạt động của các hình thức kinh doanh và các ngành nghề
khác nhau. Loại quy định thường gặp nhất là yêu cầu phải có được giấy phép trước
khi một người, một tổ chức hợp doanh, hay một công ty tham gia vào một hoạt động
được điều tiết như hoạt động hành nghề luật sư hay bác sĩ hay thực hiện một hoạt
động thương mại như mở tiệm cắt tóc hay xưởng hàn chì. Nếu một người ký kết hợp
đồng để thực hiện một dịch vụ như vậy hay tham gia vào một hoạt động kinh doanh
được điều tiết mà ngay từ lúc đầu đã không có được giấy phép như pháp luật yêu cầu,
thì bất kỳ hợp đồng nào mà họ ký kết đều là bất hợp pháp.


Nhưng một lần nữa lại cần phải có sự phân biệt giữa các đạo luật điều tiết là những
đạo luật đòi hỏi phải có sự chứng minh về tay nghề và hạnh kiểm trước khi cấp giấy
phép, và những đạo luật được đưa ra nhằm tăng thu nhập cho ngân sách và chúng cho
phép cấp giấy phép cho bất kỳ ai trả một khoản lệ phí nhất định, thường là rất lớn.
Việc không lấy được giấy phép theo như quy định của đạo luật tăng thu nhập cho
ngân sách sẽ không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của hợp đồng do người chưa được
cấp giấy phép ký kết.
Chính sách công: Chính sách công là một khái niệm có phần không rõ ràng, nó đưa
lại cho toà án một sự linh hoạt để yêu cầu các hợp đồng phải phù hợp với các tập
quán hiện hành, với các quy tắc về kinh doanh trung thực và với phúc lợi chung của
xã hội. Tất nhiên, các tập quán và các quy tắc này thay đổi theo thời gian và cũng
khác nhau giữa các khu vực khác nhau của đất nước. Các chính sách công được áp
dụng trên cơ sở từng vụ việc và không có một tiêu chuẩn hay một quy định đơn lẻ nào
hướng dẫn thi hành chúng.
Một hợp đồng sẽ là bất hợp pháp nếu nó có mục đích hay xu hướng xui khiến một
viên chức nhà nước làm sai trách nhiệm mà họ phải có trước công chúng hoặc nếu nó
nhằm mục đích đem lại cho người viên chức đó sự thù lao nhiều hơn hay ít hơn sự thù
lao mà pháp luật cho phép họ được nhận. Cũng tương tự như vậy, một hợp đồng
nhằm mục đích xui khiến một bên được uỷ thác như người thụ thác, người thụ lý,
hoặc người bảo trợ vi phạm trách nhiệm của mình thì đều bị coi là không hợp pháp.
Một hợp đồng cũng sẽ bị coi là bất hợp pháp nếu nó nhằm mục đích giải thoát một
người khỏi phải chịu trách nhiệm pháp lý về sự bất cẩn cố ý của họ hoặc thoát khỏi
những hậu quả của một nghĩa vụ mà họ phải có trước công chúng. Tuy nhiên, các hạn
chế hợp lý đối với những sự thiệt hại không phải do sự bất cẩn cố ý gây ra có thể
18
được thoả thuận một cách hợp pháp, và khi không có trách nhiệm nào phải có trước
công chúng và các bên tham gia hợp đồng đều trên cơ sở thoả thuận bình đẳng, thì
một hợp đồng cho phép một bên được giải thoát khỏi những trách nhiệm pháp lý về
sự bất cẩn vô ý vẫn được coi là hợp pháp và có hiệu lực thi hành.


Một hợp đồng gây ra sự hạn chế trực tiếp về kinh doanh thương mại là hợp đồng bất
hợp pháp; do vậy một hợp đồng mà không có sự cạnh tranh với một ai khác trong một
hoạt động kinh doanh thương mại cụ thể sẽ bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, các hợp
đồng mà chúng hoạt động chỉ như là những hạn chế hợp lý về kinh doanh thương mại
và chúng bảo vệ các quyền lợi hợp lệ của các bên sẽ được chấp nhận là hợp pháp.
Một hạn chế như thế phải phụ thuộc vào một hợp đồng khác giữa các bên ví dụ như
một hợp đồng lao động hay một hợp đồng mua bán của một doanh nghiệp, hạn chế đó
phải nhằm mục đích bảo vệ lợi ích mà hợp đồng đó đem lại và hạn chế không được
lớn hơn các yêu cầu hợp lý để bảo vệ các lợi ích đó. Do vậy, một hạn chế như thế
thường được giới hạn bởi không gian và có thể cả thời gian. Một hạn chế không được
giới hạn như thế có thể sẽ không có hiệu lực hoặc nó chỉ có thể có hiệu lực ở một mức
độ hợp lý
Tất nhiên sẽ có một số lượng lớn các dạng hợp đồng khác bị coi là không hợp pháp do
vi phạm các chính sách công. Ví dụ như một hợp đồng nhằm mục đích gây cản trở
các quan hệ hôn nhân thì căn cứ vào chính sách công sẽ bị coi là bất hợp pháp.Một
danh sách chi tiết về các tình huống như vậy sẽ không thể đưa ra được ở đây, nhưng
người đọc nên ý thức được rằng một hợp đồng mà những điều khoản hay hậu quả của
nó trái ngược lại với các chuẩn mực xã hội đã được chấp nhận rộng rãi sẽ có rủi ro bị
tuyên bố là bất hợp pháp dựa trên những lý do là nó vi phạm chính sách công .
19
CHƯƠNG 7: VĂN BẢN VÀ QUYỀN CỦA BÊN THỨ BA
Hợp đồng có bảo đảm: Một hợp đồng có bảo đảm là một hợp đồng được làm với
một trái chủ (chủ nợ) mà theo đó một người thứ ba cam kết sẽ trả nợ, sẽ thực hiện
nghĩa vụ trả nợ hoặc sẽ thực hiện hợp đồng thay cho người thụ trái ( người mắc nợ )
trong trường hợp mà người thụ trái không thực hiện được hợp đồng như đã thoả
thuận. Một hợp đồng được coi là hợp đồng có bảo đảm hay là hợp đồng gốc chủ yếu
phụ thuộc vào mục đích của các bên tham gia. Trong một hợp đồng gốc, bên đang
được nói tới đã cam kết thực hiện hợp đồng trong mọi trường hợp, trong khi trong
một hợp đồng có bảo đảm, việc yêu cầu bên đó thực hiện hợp đồng sẽ chỉ khi một

người cam kết khác đã không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Một vài ví dụ về hợp
đồng có bảo đảm là sự cam kết của một người cha hứa sẽ trả các khoản nợ của con
trai mình trong trường hợp cậu con trai không tự thực hiện được điều đó, hay sự cam
kết của một người thi hành di chúc hoặc người thụ lý phải bảo đảm bằng chính các tài
sản của mình đối với trách nhiệm về di sản của người đã khuất. Một sự cam kết sẽ
chịu trách nhiệm về khoản vay nợ, về nghĩa vụ trả nợ hay sự thực hiện hợp đồng của
một người khác phải được làm thành văn bản để có hiệu lực pháp lý theo những qui
định pháp luật về sự lừa gạt.
Trách nhiệm pháp lý của người chuyển nhượng đối với người được chuyển
nhượng: Khi một người chuyển nhượng tiến hành chuyển nhượng một trái quyền cho
người được chuyển nhượng, anh ta hay chị ta đã hàm ý đưa ra những sự bảo đảm nhất
định sau đây : (1) trái quyền đó là có giá trị pháp lý, (2) các bên đều có năng lực ký
kết hợp đồng, (3) trái quyền đó không bị vô hiệu do tính bất hợp pháp, (4) trái quyền
đó chưa được giải toả, và (5) anh ta hay chị ta đã và đang chuyển giao quyền sở hữu
về trái quyền đó cho người được chuyển nhượng. Người chuyển nhượng cũng bảo
đảm rằng bất kỳ một văn bản nào có liên quan đều có giá trị pháp lý và rằng anh ta
hay chị ta sẽ không làm bất cứ điều gì để làm hỏng giá trị của việc chuyển nhượng
đó; nhưng đồng thời người chuyển nhượng không bảo đảm về khả năng thanh toán
của người cam kết. Nếu một người chuyển nhượng tiến hành hai sự chuyển nhượng
với cùng một trái quyền thì anh ta hay chị ta phải chịu trách nhiệm pháp lý về mọi sự
thiệt hại mà bất kỳ người được chuyển nhượng nào phải gánh chịu do sự lừa gạt đó.
20
CHƯƠNG 8: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ NHỮNG CÁCH THỨC
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Việc không thể thực hiện hợp đồng: Hợp đồng sẽ trở nên không thể thực hiện được
và sẽ được miễn không phải thực hiện khi xảy ra các sự kiện sau: (1) người cam kết bị
chết hay bị bệnh tật mất hết năng lực trong khi việc thực hiện hợp đồng về bản chất là
trách nhiệm của cá nhân anh ta hay chị ta, (2) sự can thiệp vào tính bất hợp pháp của
hợp đồng, và (3) đối tượng của hợp đồng bị tiêu huỷ. Cái chết của người cam kết sẽ
luôn chấm dứt một hợp đồng đòi hỏi phải có sự phục vụ của cá nhân người đó. Liệu

việc đau ốm sẽ chấm dứt một hợp đồng hay không là tuỳ thuộc vào thời hạn của hợp
đồng, vào loại công việc có liên quan, và vào tính chất nghiêm trọng cũng như thời
gian của việc đau ốm. Sự can thiệp của luật pháp vào tính không hợp pháp của hợp
đồng xảy ra khi một đạo luật hay một qui định của chính phủ đã làm cho việc thực
hiện hợp đồng đó trở nên bất hợp pháp; việc một đạo luật hay một quy định như vậy
chỉ đơn thuần làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hơn hay kém lợi
nhuận hơn thì là không đủ. Nếu đối tượng của hợp đồng bị tiêu huỷ trước khi thực
hiện hợp đồng thì khi đó việc thực hiện hợp đồng sẽ được miễn; tuy nhiên, việc tiêu
huỷ phải là về một cái gì đó cốt yếu của hợp đồng chứ không chỉ đơn thuần là về một
cái gì đó tiện ích cho việc thực hiện hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại: Có một số dạng bồi thường thiệt hại khác nhau do sự vi phạm
hợp đồng : (1) Bồi thường có tính đền bù, (2) Bồi thường thiệt hại do hậu quả , (3)
Bồi thường thiệt hại được ấn định trước, và (4) Bồi thường mang tính tượng trưng.
Bồi thường có tính đền bù là những sự bồi thường thiệt hại thường xuất phát trực tiếp
từ sự vi phạm hợp đồng và chúng được đưa ra để bù đắp hay đền bù cho những sự sai
trái hay sự tổn hại đã phải chịu. Bồi thường thiệt hại do hậu quả là những sự bồi
thường thiệt hại không trực tiếp xuất phát từ việc vi phạm hợp đồng nhưng là do bởi
các hoàn cảnh đặc biệt của hợp đồng. Ví dụ một người nông dân được chấp nhận
những sự bồi thường thiệt hại do hậu quả khi anh ta không thể thu hoạch mùa màng
của anh ta bởi vì chiếc máy gặt mà anh ta đã đặt hàng không được giao đúng hạn.
Mệnh đề “ bồi thường thiệt hại được ấn định trước” đề cập đến một số tiền nhất định
được các bên xác định rõ vào thời điểm ký kết hợp đồng, số tiền này sẽ phải được đền
bù cho bên bị thiệt hại trong trường hợp có sự vi phạm hợp đồng. Bồi thường thiệt hại
mang tính tượng trưng được đưa ra khi có sự vi phạm hợp đồng do lỗi kỹ thuật nhưng
không gây ra tổn thất hay thiệt hại gì.


Để đòi được tiền bồi thường, phía bị thiệt hại phải chứng minh ở mức độ chắc chắn
hợp lý tổng giá trị của sự thiệt hại và sự thiệt hại đó phải là hậu quả trực tiếp của việc
vi phạm hợp đồng. Phần lợi nhuận bị mất chỉ được đền bù nếu chúng có thể được

chứng minh ở mức độ chắc chắn hợp lý và nếu chúng đã nằm trong dự liệu của các
bên tại thời điểm ký kết hợp đồng. Chúng sẽ không được đền bù nếu chúng về mặt
bản chất chỉ là những suy đoán hoặc nếu người vi phạm hợp đồng không thể được
trông đợi một cách hợp lý là sẽ nhận ra rằng những sự thiệt hại như vậy sẽ xuất phát
21
từ sự vi phạm hợp đồng của anh ta hay chị ta. Bên bị thiệt hại phải có trách nhiệm
thực hiện những cố gắng hợp lý nhằm giảm bớt số tiền bồi thường - tức là cố gắng
giảm thiểu tổn thất mà anh ta hay chị ta phải chịu. Sự bồi thường thiệt hại được ấn
định trước sẽ không thể được bồi thường trừ phi số tiền bồi thường được dự tính
trước là không chắc chắn về số lượng hoặc rất khó để chứng minh, các bên đã có ý
định thanh lý tiền bồi thường này từ trước, và số tiền đã thoả thuận phải hợp lý và
không quá lớn để bị coi là một hình phạt
22
CHƯƠNG 9: SỰ ĐẠI DIỆN
Bản chất và sự phân loại về sự đại diện: Một quan hệ đại diện là một thoả thuận
liên ứng giữa hai người trong đó một người đồng ý hành động vì lợi ích và dưới sự
kiểm soát của người kia. Một khi mối quan hệ đó được thiết lập, nó sẽ được điều
chỉnh bởi một hệ thống pháp luật được phát triển sâu sắc bắt nguồn từ mối quan hệ
của chủ nhân và nô lệ trong đó chủ nhân phải chịu trách nhiệm về một số hành động
nhất định của nô lệ. Có hai sự phân loại chính về sự đại diện: (1) chủ nhân và người
làm công hoặc người chủ lao động và người lao động, và (2) người uỷ nhiệm và
người đại diện. Ngoài ra còn một mối quan hệ thứ ba được gọi là “nhà thầu độc lập”
cũng có nhiều đặc điểm giống hai loại trên
Mối quan hệ chủ nhân và người làm công hay người chủ lao động và người lao động
được coi là điển hình bởi thực tế là chủ nhân hay người chủ lao động có quyền kiểm
soát các hoạt động vật chất của người làm công hay người lao động trong suốt thời
gian mối quan hệ này có hiệu lực. Ví dụ thông thường nhất của mối quan hệ loại này
là hình ảnh người công nhân làm việc dưới sự giám sát của một người đốc công. Nếu
một người lao động được người chủ lao động cho ai đó mượn để đổi lấy tiền thuê lao
động phải trả cho các dịch vụ mà người lao động đó mang lại, khi đó cho dù là các

quy định gắn liền với mối quan hệ giữa người chủ lao động và người lao động hay
các quy tắc liên quan đến “người làm công được cho thuê” được áp dụng thì chúng sẽ
đều phải căn cứ vào việc người chủ lao động thường xuyên hoặc người chủ lao động
đặc thù có quyền kiểm soát các hoạt động của người lao động hay không.
Trong mối quan hệ giữa người uỷ nhiệm và người đại diên, người uỷ nhiệm cũng có
quyền chi phối hành động của người đại diện. Nhưng sự kiểm soát này có liên quan
đến các hoạt động kinh doanh của người đại diện sẽ làm biến đổi mối quan hệ pháp lý
giữa người uỷ nhiệm và những người thứ ba, khác hẳn với các hoạt động vật chất của
người lao động như trong mối quan hệ giữa người chủ lao động và người lao động.
Người đại diện đôi khi là những người đại diện chuyên ngành -như luật sư và người
môi giới- là những người mà công việc của họ là làm đại diện cho những người khác.
Một đại diện như thế có thể có khả năng phục vụ được rất nhiều khách hàng và dưới
sự kiểm soát của họ về các hoạt động kinh doanh được thực hiện cho họ chứ không về
các hoạt động vật chất của người đại diện. Người đại diện có thể được chia thành
người đại diện thường và người đại diện đặc biệt. Một người đại diện thường là người
có quyền hành động thay mặt cho người uỷ nhiệm trong một khoảng thời gian và
trong một số sự giao dịch; trong khi một đại diện đặc biệt là người được uỷ quyền
thực hiện hoặc là trong một sự giao dịch đơn lẻ hoặc trong một số các giao dịch nhất
định, ví dụ như người môi giới chứng khoán được uỷ quyền đặt mua một số lượng cổ
phần nhất định của một loại cổ phiếu nào đó.


23
Việc liệu một người sẽ được coi là người lao động hay người làm công, hoặc liệu anh
ta hay chị ta sẽ được coi là một nhà thầu độc lập phụ thuộc vào mức độ kiểm soát về
hành động của cái người thực hiện dịch vụ đó. Nếu một người chịu sự điều khiển và
chi phối của người chủ lao động, thì họ sẽ là người lao động hay người làm công; còn
nếu họ tự ràng buộc mình với trách nhiệm phải tạo ra một kết quả nào đó và tự do
thực hiện theo hướng anh ta cho là đúng, thì họ được coi là nhà thầu độc lập.
Trách nhiệm ghi chép sổ sách của người đại diện: Người đại diện có trách nhiệm

trước người uỷ nhiệm là phải ghi chép đầy đủ các khoản tiền hay tài sản được giao
cho người đại diện quản lý trong quá trình thực hiện các giao dịch kinh doanh của
người uỷ nhiệm. Người đại diện khi đang thực hiện nghĩa vụ thì không được trộn lẫn
tiền bạc hay tài sản của người uỷ nhiệm với tiền bạc hay tài sản của mình, và nếu họ
làm như vậy thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ sự mất mát nào xẩy ra. Nếu
người đại diện sử dụng tài sản của người uỷ nhiệm với mục đích chiếm đoạt nó,
người đại diện sẽ bị kết tội biển thủ.
24
CHƯƠNG 10: SỰ HỢP DOANH
Giới thiệu về sự hợp doanh: Một sự hợp doanh là một tổ chức được tạo ra nhằm
mục đích thực hiện một hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận. Không giống như công ty,
sự hợp doanh không phải là một pháp nhân riêng biệt , nó không có sự tồn tại pháp lý
riêng rẽ và tách rời khỏi những người đã liên kết cùng nhau để thành lập nên sự hợp
doanh. Tuy nhiên vì mục đích xúc tiến hoạt động kinh doanh, các đối tác đã coi nó
như thể nó là một pháp nhân độc lập. Cả sự hợp doanh lẫn công ty đều có một loạt
những lợi thế khác nhau có thể làm cho một hình thức tổ chức này có lợi thế hơn một
hình thức tổ chức khác trong một hoàn cảnh kinh doanh đã định. Nói một cách ngắn
gọn , việc tổ chức thành sự hợp doanh là rất dễ dàng và không tốn kém, và thường
tránh được các quy định và các khoản thuế đặc biệt của chính quyền bang. Những
thuận lợi cơ bản của công ty là trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông, có sự tồn tại
liên tục mặc dù có những sự thay đổi về quyền sở hữu đối với các cổ phần cá nhân
của công ty, việc quản lý được tập trung, và thực tế là công ty cũng thường dễ dàng
thu hút vốn đầu tư hơn.
25

×