Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.54 KB, 47 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 21/08/2011. TUẦN 1 (tiết 1) HỌC HÁT: BÀI QUỐC CA VIỆT NAM Nhạc và lời: Văn Cao I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài hát. - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao. - Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ : Đàn Organ - Nhạc cụ gõ, đệm: Thanh phách - Bảng phụ, tranh vẽ lá cờ Việt Nam tung bay trên sân trường. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc nhở học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên *Hoạt động 1: Học hát bài Quốc ca Việt Nam - Giới thiệu: Bài Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944, được tác giả đặt tên là Tiến quân ca. Bài hát đã kêu gọi, thúc giục nhân nhân Việt Nam anh dũng đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp, Tại kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa I, bài hát này đã được Bác Hồ đề nghị chọn làm Quốc ca Việt Nam. -GV hát mẫu -GV hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu -GV hỏi: Trong bài có từ “Sa trường” em nào có thể giải thích ý của từ này? GV giải thích từ này nghĩa là chiến trường. - Khởi động giọng: 1 – 2 phút - Tập hát từng câu theo lối móc xích +GV hát mẫu, đàn giai điệu 2-3 lần, HS nghe và nhẩm theo. +GV tiếp tục đàn câu tiếp và bắt nhịp ( đếm 2-3) cho HS hát cùng với đàn. +GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này. -Tập tương tự với các câu tiếp theo. -Hát cả bài, sửa những chỗ còn hát sai *Hoạt động 2: Trình bày lời 1 của bài hát Quốc ca Việt Nam -Nhắc các em hát mạnh mẽ, rõ lời, tư thế đứng nghiêm trang -Lớp trưởng điều khiển các bạn chào cờ và bắt nhịp cho cả lớp hát quốc ca. -Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát -Giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, tự hào về. Hoạt động của Học sinh -HS theo dõi. -HS nghe và cảm nhận -Đọc lời ca -Học sinh trả lời -HS theo dõi -HS thực hiện -Tập hát từng câu +Lắng nghe +Hát hòa theo đàn +Thực hiện -Tập các câu tiếp theo -Sửa sai -Lắng nghe và ghi nhớ -Thực hiện -Từng tổ trình bày bài hát -Lắng nghe, ghi nhớ.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> truyền thống vẻ vang của cha ông. 4.Củng cố - Dặn dò: -Học sinh trình bày lại bài hát -Nhắc lại tên tác giả của bài hát Quốc ca Việt Nam -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Phê bình những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, khi hát tác phong phải nghiêm trang.. Ngày soạn: 28/08/2011. TUẦN 2 (tiết 2) HỌC HÁT: BÀI QUỐC CA VIỆT NAM (Tiếp theo) I.Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2. - Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca -Giáo dục các em lòng tự hào về các anh hùng liệt sĩ, truyền thống yêu nước. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ: Đàn Organ - Tranh vẽ lá cờ Việt Nam tung bay trên sân trường. - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học chủ - yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em học sinh hát lời một của bài hát Quốc ca Việt Nam.? Nhạc và lời? 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên * Học hát: Quốc ca Việt Nam (lời 2) - Em nào có thể giới thiệu về tác giả và nội dung bài Quốc ca Việt Nam? - Hát mẫu lời 2 -Yêu cầu lớp trưởng lên điều khiển chào cờ và bắt nhịp lời một bài Quốc ca Việt Nam - Học sinh đọc lời 2 - Giải thích từ khó: Lầm than, gông xích, căm hờn - Giáo viên dạy từng câu như lời một, đàn giai điệu và bắt nhịp ( đếm 2-3) cho học sinh hát cùng với đàn. -Mời cá nhân học sinh hát lại hoặc tổ, nhóm hát.. Hoạt động của Học sinh -Trả lời -Nghe và cảm nhận -Thực hiện -Đọc lời ca -Lắng nghe, ghi nhớ -Tập hát từng câu -Cá nhân hát, tổ, nhóm hát.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> -Hát toàn lời hai, nhắc các em lấy hơi, hát rõ lời, -Hát lời 2 tròn tiếng, khi hát phải nghiêm trang. -Yêu cầu tổ, nhóm hát -Thực hiện -Yêu cầu học sinh trình bày bài hát ở tư thế đứng -Hát theo hướng dẫn nghiêm trang, nhắc các em hát mạnh mẽ, rõ lời. 4. Củng cố - Dặn dò: - Lớp trưởng điều khiển các bạn chào cờ và bắt nhịp cho cả lớp hát Quốc ca. - Nhận xét tiết học (Tuyên dương, phê bình) - Dặn học sinh về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca và hát tự nhiên, rõ lời. Ngày soạn: 04/09/2011. TUẦN 3 (tiết 3) HỌC HÁT: BÀI BÀI CA ĐI HỌC Nhạc và lời: Phan Trần Bảng I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời 1. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách - Giáo dục các em yêu quý thiên nhiên, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ: Đàn Organ - Nhạc cụ đệm, gõ: Thanh phách - Bảng phụ, tranh vẽ cảnh những em bé trên đường tới trường. III. Hoạt động dạy-học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Cả lớp ôn lại bài hát Quốc ca 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên * Hoạt động 1: Học hát Bài ca đi học -Treo tranh, giới thiệu bài hát: Bài ca đi học là bài hát do nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác, ông là người rất tâm huyết và có nhiều đóng góp trong việc giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông. Bài ca đi học là một ca khúc ngắn gọn trong sáng, nói lên niềm vui của những em bé ngày ngày được tới trường trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. -Treo bảng phụ -Hát mẫu - Đọc lời ca theo tiết tấu: Mỗi lời gồm 4 câu hát -Khởi động giọng: 1-2 phút -Tập hát từng câu theo lối móc xích: Giáo viên hát câu một, sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần, yêu cầu học. Hoạt động của Học sinh -Quan sát, lắng nghe. -Quan sát -Lắng nghe -Đọc lời ca -Khởi động giọng -Tập từng câu.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> sinh nghe và nhẩm theo. -Tập xong hai câu, cho học sinh hát nối liền hai câu với nhau. -Nhắc học sinh lấy hơi khi nghỉ ở dấu lặng đơn. -Chỉ định 1-2 học sinh hát lại hai câu này. -Tập tương tự với các câu tiếp theo. -Hát toàn lời 1 -Nửa lớp hát hai câu đầu, nửa kia hát hai câu sau, rồi đổi ngược lại. *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Giáo viên làm mẫu hai câu đầu -Bắt nhịp cho cả lớp hát đồng thanh và gõ đệm theo phách. -Yêu cầu tổ, nhóm thực hiện. -Nối hai câu hát -Ghi nhớ -Thực hiện -Tập các câu tiếp theo -Hát đồng thanh -Thực hiện -Lắng nghe, ghi nhớ -Thực hiện -Tổ, nhóm hát và gõ đệm theo phách. 4.Củng cố - dặn dò: -Học sinh nhắc lại tên bài hát và tên tác giả. -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát, hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, thể hiện tính chất vui tươi của bài hát. Ngày soạn: 11/09/2011. TUẦN 4 (tiết 4) HỌC HÁT: BÀI BÀI CA ĐI HỌC (Tiếp theo) I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 -Biết hát và gõ đệm theo phách -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ: Đàn Organ - Nhạc cụ đệm, gõ: Thanh phách - Tranh ảnh minh hoạ và một vài động tác phụ họa. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Cả lớp hát lại lời 1 bài hát Bài ca đi học. 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên * Hoạt động 1: Học hát Bài ca đi học (Lời 2) -Treo bảng phụ. Hoạt động của Học sinh -Quan sát.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> -Hát mẫu cho học sinh nghe giai điệu lời 2 -Cho học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu -Khởi động giọng: Từ 1-2 phút. -Tập hát từng câu: theo lối móc xích. -Tập xong lời 2, cho cả lớp hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu. -Cho cả lớp hát dưới nhiều hình thức: Hát đồng thanh, nhóm, tổ, cá nhân… -Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Cho học sinh hát lại toàn bài, nhắc học sinh thể hiện sắc thái vui tươi, sôi nổi của bài hát, phát âm gọn tiếng. -Nhận xét *Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa -Hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ họa đơn giản. -Cả lớp hát và vận động theo nhạc -Yêu cầu từng nhóm thực hiện -Mời một nhóm 3-5 em lên biểu diễn trước lớp. -Lắng nghe -Đọc lời ca -Khởi động giọng -Tập từng câu -Thực hiện -Hát dưới nhiều hình thức -Thực hiện -Hát toàn bài theo hướng dẫn của giáo viên. -Tập động tác phụ họa -Hát và vận động theo nhạc -Từng nhóm hát và vận động -Biểu diễn trước lớp. 4.Củng cố - dặn dò: -Mời một học sinh nhắc lại tên bài hát và tên tác giả -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hăng say phát biểu, hát hay, đúng giai điệu và lời ca, vận động theo nhạc nhẹ nhàng uyển chuyển. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát. Ngày soạn 18/09/2011. TUẦN 5 (tiết 5) HỌC HÁT: BÀI : ĐẾM SAO (Trích) Nhạc và lời: Văn Chung. I.Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và lời ca. -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. -Giáo dục các em tình cảm yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Bảng phụ, tranh ảnh. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> -Gọi một số học sinh lên biểu diễn lại bài hát Bài ca đi học 3 Bài mới: Hoạt động của Giáo viên *Hoạt động 1: Học hát bài Đếm sao -Giáo viên giới thiệu về bài hát: Có những buổi tối mùa hè ở thôn quê, gió thổi mát rượi, các bạn nhỏ trải chiếu trên sân nhà ngồi hóng mát. Cùng ngước nhìn bầu trời đầy sao, các bạn thi nhau đếm. Có bạn đếm được nhiều, có bạn đếm được ít. Chốc chốc tiếng cười lại cất lên vui vẻ. Bầu trời cao vời vợi gợi cho chúng ta nhiều ước mơ bay bổng vào không gian, ước muốn được tới những hành tinh xa tít. Trong đêm hè gió mát, được ngắm nhìn bầu trời đầy sao đều cho ta một cảm giác thật là dễ chịu. Dựa theo trò chơi trong dân gian của trẻ em, nhạc sĩ Văn Chung đã viết nên bài hát đếm sao. Bài hát các em được học là trích đoạn trong bài hát này. Bài hát đếm sao có giai điệu du dương, lời ca giản dị. mộc mạc, trong sang như bức tranh vẽ nên cuộc sống thanh bình với những ước mơ thật cao đẹp. -Giáo viên trình bày bài hát. -Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu. ( câu 1, 2, 3 có âm hình tiết tấu giống nhau) Giáo viên gõ hình tiết tấu làm mẫu khoảng 3 lần, sau đó chỉ định học sinh gõ lại tiết tấu. -Giáo viên hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca. -Khởi động giọng: Từ 1-2 phút. -Tập hát từng câu: +Giáo viên hát mẫu câu 1, sau đó đàn giai điệu vài lần, yêu cầu học sinh nghe và nhẩm theo. +Giáo viên đàn và bắt nhịp cho học sinh ( 2-3) hát cùng đàn. +Tiếp tục tập câu thứ 2 và thứ 3 tương tự như câu 1. Tập xong hai câu, giáo viên cho học sinh hát nối các câu hát lại với nhau theo lối móc xích. Nhắc học sinh lấy hơi sau những chỗ hát ngân dài. +Chỉ định 1-2 em hát lại ba câu hát. +Sang câu thứ tư, giáo viên nhắc học sinh câu này có tiết tấu không giống với câu trên. Giáo. Hoạt động của học sinh -Học sinh lắng nghe, ghi nhớ. -Học sinh lắng nghe giai điệu bài hát. -Lắng nghe giáo viên hướng dẫn, làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. -Học sinh đọc lời ca kết hợp gõ theo tiết tấu -Đứng ngay ngắn luyện thanh -Học sinh nghe giáo viên hát và hát nhẩm theo đàn. -Học sinh nghe giáo viên bắt nhịp và hát -Học sinh tập câu hai và ba, hát lại cả ba câu, Nghe giáo viên nhắc nhở lấy hơi. -Một, hai học sinh hát lại ba câu hát. -Học sinh chú ý tiết tấu câu 4, nghe giai điệu và tập hát câu 4..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> viên hát mẫu câu 4, đàn giai điệu nhiều lần cho học sinh nghe vì câu này khó hơn câu trên.Sau đó cho học sinh hát cùng đàn. -Cho học sinh hát cả bài, sửa sai cho một số học sinh. -Giáo viên chia lớp thanh 2 nhóm, nửa lớp hát 2 câu đầu nửa nhóm hát hai câu còn lại. -Giáo viên yêu cầu học sinh hát nhẹ nhàng, uyển chuyển, diễn tả sự say sưa, dịu dàng khi hát. -Giáo viên đàn cho học sinh hát. Hát câu cuối thêm hai lần để kết thúc. *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Lớp chia thành hai nhóm, mỗi nhóm hát một câu đối đáp nhau. -Hướng dẫn học sinh hát lĩnh xướng: Cử một em hát câu một và câu ba, các em còn lại hát câu hai và câu bốn. -Giáoviên nhận xét -Hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo phách -Cả lớp hát và gõ đệm theo phách. -Học sinh hát cả bài -Hát theo sự chỉ đạo của giáo viên -Học sinh tập thể hiện bài hát -Học sinh lắng nghe và hát theo đàn. -Học sinh hát đối đáp -Học sinh hát lĩnh xướng -Lắng nghe giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm. -Tập gõ đệm theo phách -Thực hiện. 4.Củng cố - dặn dò: -Cả lớp nhắc lại tên bài hát và tên tác giả -Giáo dục các em tình cảm yêu quê hương, đất nước -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương - Phê bình ) -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. Ngày soạn: 25/09/2011. TUẦN 6 (tiết 6) ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐẾM SAO. TRÒ CHƠI ÂM NHẠC I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo đúng giai điệu và đúng lời ca. -Biết gõ đệm theo phách và nhịp. -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ theo bài hát. -Háo hứng tham gia và biết chơi trò chơi âm nhạc. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Chuẩn bị một số động tác phụ hoạ cho bài hát: Vỗ tay theo nhịp 3 và bước chân theo nhịp 3..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát. -Học sinh nhắc lại tên bài hát và tên tác giả. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đếm sao -Giáo viên đàn, hát lại bài hát. -Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. Giáo viên làm mẫu câu đầu. -Từng tổ, nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát.. Hoạt động của học sinh. -Học sinh lắng nghe. -Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp -Từng tổ, nhóm trình bày bài hát, gõ đệm theo nhịp -Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách. Giáo -Học sinh hát kết hợp gõ đệm viên làm mẫu câu đầu. theo phách -Từng tổ, nhóm đứng tại chỗ trình bày. -Từng tổ, nhóm trình bày bài hát, gõ đệm theo phách. -Hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát: Giáo -Học sinh chú ý theo dõi giáo viên trình bày bài hát trước làm mẫu cho học sinh viên trình bày bài hát. xem. -Hướng dẫn học sinh bước chân theo nhịp 3: -Học sinh nhún theo nhịp 3, theo +Phách 1: Bước chân trái sang bên trái, khoảng sự hướng dẫn của giáo viên. cách hai chân rộng bằng vai. +Phách 2: Bước chân phải chum với chân trái. +Phách 3: Dậm nhẹ chân trái tại chỗ. -Hướng dẫn học sinh vỗ tay theo nhịp 3: -Học sinh vỗ tay theo nhịp 3, Hai học sinh ngồi đối diện, phách 1 hai em vỗ tay theo sự hướng dẫn của giáo viên. vào nhau, phách 2 và 3 mỗi em tự vỗ vào tay của mình. -Học sinh theo dõi, tập vận động -Hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ hoạ phụ hoạ cho bài hát. cho bài hát. -Một vài học sinh lên biểu diễn -Mời một vài em lên vận động phụ hoạ theo nhạc. -Cả lớp hát và vận động phụ hoạ -Cả lớp hát và vận động phụ hoạ theo nhạc. -Từng nhóm, tổ thi đua -Thi đua biểu diễn giữa các nhóm,tổ. *Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc. -Học sinh lắng nghe, hát theo -Trò chơi hát nguyên âm: Giáo viên viết lên bảng hiệu lệnh của giáo viên. bốn nguyên âm a, o, u ,i. Khi học sinh hát giáo viên chỉ vào âm nào ra hiệu lệnh, học sinh phải nhanh chóng nhận lệnh hát âm đó. Ví dụ: Một ông sao sáng hai ông sáng sao. Hát là: a a a a a a a a. 4.Củng cố - dặn dò:.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay, vận động phụ hoạ giỏi. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát và vận động phụ hoạ theo bài hát. Ngày soạn: 02/10/2011. TUẦN 7 (tiết 7) HỌC HÁT: BÀI GÀ GÁY Dân ca Cống (Lai Châu) Lời mới: Huy Trân I.Mục tiêu: -Học sinh biết đây là bài hát dân ca của dân tộc Cống ở Lai Châu. -Biết hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát -Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp -Giáo dục các em thêm yêu quý làn điệu dân ca. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Gà gáy -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ. III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi một số học sinh lên biểu diễn lại bài hát được ôn ở tiết trước. -Cho cả lớp hát đồng thanh và biểu diễn bài hát 3 Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Dạy bài hát: Gà gáy -Giới thiệu bài hát: Tiếng gà gáy là âm thanh -Học sinh theo dõi, lắng nghe báo hiệu bình minh lên, một ngày mới bắt đầu. Buổi sáng miền núi thật là đẹp. Sương sớm dần tan trên những mái nhà sàn. Đỉnh núi xanh xanh phía xa đã hửng lên sắc vàng của nắng sớm. Khắp bản làng vang lên tiếng gà gáy, tiếng gà gọi mặt trời và gọi dân bản đi làm nương. Nó đem đến cho con người cảm giác về một cuộc sống thanh bình và no đủ. Nội dung bài Gà gáy, một bài dân ca của người Cống (Lai Châu) ngoài những nét phác hoạ vẻ đẹp thiên nhiên còn nói lên lòng yêu lao động của người dân. -Giáo viên vừa đệm đàn vừa trình bày bài hát -Học sinh lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> cho học sinh nghe qua một lần. -Tập đọc lời ca theo tiết tấu. -Giáo viên giải thích cho học sinh tiếng gà gáy ở mỗi nơi được người dân miêu tả bằng âm thanh khác nhau. Có nơi dùng “cúc cu”, nơi khác là “ò ó o”. Đồng bào Cống ở Lai Châu lại dùng từ “Te le” để miêu tả tiếng gà gáy. Từ “te le” gợi cho ta cảm giác đó như là tiếng gáy vang lên từ phía rất xa của chú gà trống choai dậy sớm, đang chào mừng ngày mới bắt đầu. -Luyện thanh: Từ 1-2 phút. -Giáo viên tập hát từng câu cho học sinh theo lối móc xích: +Giáo viên đàn và hát mẫu lần thứ nhất, sau đó đàn giai điệu cho học sinh nghe, yêu cầu học sinh nghe và hát nhẩm theo đàn. +Giáo viên tiếp tục đàn câu một, bắt nhịp 1-2 cho học sinh hát hoà theo đàn. Một câu cho hát 2-3 lần để học sinh nhớ giai điệu. +Tập câu thứ hai tương tự như câu một, xong hai câu giáo viên lại cho học sinh hát nối hai câu hát với nhau. +Giáo viên chỉ định một vài học sinh hát lại hai câu đầu. +Tập câu ba và bốn tương tự như hai câu đầu. -Cho học sinh hát lại cả bài, hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, nhắc học sinh hát hoà giọng. -Chia lớp thành hai nhóm, nhóm một hát hai câu đầu, nhóm hai hát hai câu sau, sau đó đổi ngược lại. -Giáo viên đàn cho học sinh nghe nhạc, bắt nhịp 1-2 cho học sinh hát hoà theo đàn. Nhắc học sinh thể hiện sắc thái rộn rã, linh hoạt và nhịp nhàng trong bài hát. *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm và hát theo cách hát nối tiếp. -Giáo viên hát kết hợp gõ đệm theo phách cho học sinh theo dõi. Sau đó hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo phách: Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi X x x x xx xx -Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách - Giáo viên hát kết hợp gõ đệm theo nhịp cho. -Tập đọc lời ca theo tiết tấu -Học sinh ghi nhớ. -Luyện thanh -Tập từng câu -Học sinh lắng nghe, hát nhẩm theo đàn +Lắng nghe giáo viên bắt nhịp, hát hoà theo đàn. +Tập câu thứ hai, hát nối hai câu +Một vài học sinh hát lại hai câu đầu. +Tập câu ba và câu bốn -Học sinh hát lại cả bài, hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu. -Học sinh chia thành hai nhóm, hát theo sự hướng dẫn của giáo viên -Học sinh hát cùng đàn. -Học sinh theo dõi, lắng nghe. -Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Học sinh lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> học sinh theo dõi. Sau đó hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo nhịp: Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi X x x x -Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp -Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp -Chia lớp thành bốn nhóm, hát nối tiếp từng -Lớp chia thành bốn nhóm, hát nối câu: Nhóm 1 hát câu 1, nhóm 2 hát câu 2, tiếp nhóm 3 hát câu 3, nhóm 4 hát câu 4. Vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo nhịp 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Nhắc học sinh tìm động tác phụ hoạ cho bài hát. Ngày soạn: 09/10/2011. TUẦN 8 (tiết 8) ÔN TẬP BÀI HÁT: GÀ GÁY I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. -Tập biểu diễn bài hát với tình cảm tươi vui. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Gà gáy -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Chuẩn bị các động tác phụ hoạ cho bài hát. III.Các bước dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát. -Học sinh nhắc lại tên bài hát, bài hát là dân ca của dân tộc nào? Ở đâu? 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Gà gáy -Giáo viên hát lại bài gà gáy. -Hát kết hợp gõ theo phách: Giáo viên thực hiện lại hai câu đầu, học sinh hát và gõ đệm lại cả bài hát. +Giáo viên chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình. -Học sinh lắng nghe -Học sinh theo dõi giáo viên làm mẫu, sau đó thực hành gõ đệm theo phách. +Từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> bày. -Hát kết hợp gõ theo nhịp: Giáo viên làm mẫu câu 1 và 2, học sinh hát và gõ đệm theo nhịp cả bài hát. +Giáo viên chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày. *Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động theo nhạc và tập biểu diễn bài hát -Giáo viên trình bày bài hát qua một lần cho học sinh theo dõi. -Hướng dẫn học sinh vận động phụ hoạ: +Câu 1 và câu 2: đưa tay lên miệng thành hình loa, đầu ngẩng cao, chân nhún nhịp nhàng. +Câu 3 và câu 4: Lần lượt đưa tay trái và phải lên cao rồi hạ tay xuống. -Từng tổ đứng tại chỗ hát và vận động phụ hoạ. -Chọn một hoặc hai nhóm học sinh lên biểu diễn trước lớp, vừa hát vừa vận động theo bài hát. *Hoạt động 3: Nghe nhạc -Giáo viên ổn định lại lớp học, nhắc học sinh sửa lại tư thế, thái độ cho học sinh để nghe nhạc. -Giáo viên giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung tác phẩm. -Cho học sinh nghe qua tác phẩm một lần, sau đó hỏi: +Tiết tấu bài hát nhanh hay chậm, vui tươi, sôi nổi hay nhẹ nhàng, êm dịu. +Em nghe bài hát có hay không? -Giáo viên cho học sinh nghe lại tác phẩm lần thứ hai và nhận xét.. -Học sinh theo dõi giáo viên làm mẫu, sau đó thực hành gõ đệm theo nhịp. +Từng tổ đứng tại chỗ trình bày. -Học sinh theo dõi giáo viên trình bày bài hát. -Tập các động tác phụ hoạ. -Từng tổ đứng tại chỗ hát và vận động phụ hoạ. -Một vài nhóm lên biểu diễn. -Học sinh ổn định lại tư thế -Lắng nghe và ghi nhớ -Học sinh lắng nghe tác phẩm, trả lời câu hỏi. -Lắng nghe tác phẩm lần thứ hai và nghe giáo viên nhận xét tác phẩm.. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hăng say phát biểu, hát hay, đúng giai điệu và lời ca, vận động theo nhạc nhẹ nhàng uyển chuyển. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát Ngày soạn: 16/10/2011. TUẦN 9 (tiết 9) ÔN TẬP BA BÀI HÁT:.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> BÀI CA ĐI HỌC, ĐẾM SAO, GÀ GÁY I.Mục tiêu: -Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của ba bài hát -Biết gõ đệm theo nhịp, phách, và tiết tấu lời ca. -Học sinh tập biểu diễn bài hát II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác ba bài hát: Bài ca đi học, đếm sao, gà gáy. -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Bài ca đi học -Cho học sinh ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: -Học sinh ôn tập bài hát: +Hát kết hợp gõ đệm theo phách. +Hát kết hợp gõ đệm theo phách. +Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. +Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. +Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca +Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca +Chỉ định một vài nhóm thực hiện gõ đệm +Một vài nhóm thực hiện -Hát kết hợp vận động phụ hoạ: -Học sinh thực hiện: +Cả lớp trình bày bài hát kết hợp vận động phụ +Hát kết hợp vận động phụ hoạ hoạ. +Từng nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn trước +Nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn lớp. *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Đếm sao -Ôn lại bài hát Đếm sao kết hợp gõ -Cho học sinh ôn lại bài hát kết hợp gõ đệm theo đệm theo nhịp 3. nhịp 3. -Hát bằng cách hát đối đáp -Chia lớp thành hai nửa, trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp. -Hát kết hợp nhún chân theo nhịp -Cho học sinh hát cùng đàn, kết hợp nhún chân 3 theo nhịp 3. -Chơi trò chơi âm nhạc theo sự -Trò chơi âm nhạc: Từng đôi bạn quay mặt vào hướng dẫn của giáo viên. nhau, đếm 1-2-3 nhịp nhàng. Khi đếm 1, từng người tự vỗ tay một cái. Đếm 2-3, hai bạn giơ tay phải lên vỗ vào tay nhau hai cái. Sau đó tiếp tục đếm 1 tương tự như trên. Đếm 2-3 hai bạn đưa tay trái lên vỗ vào tay nhau hai cái. +Khi thực hiện thành thạo, chia lớp thành hai -Một nửa hát, một nửa vỗ tay theo nửa, một nửa hát, một nửa nhẩm 1-2-3 chơi trò trò chơi. Sau đó đổi lại. chơi âm nhạc. Sau đó đổi lại. -Giáo viên nhận xét. -Lắng nghe, ghi nhớ..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> *Hoạt động 3: Ôn tập bài hát Gà gáy. -Trình bày bài hát bằng cách hát nối tiếp: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm hát một câu, sau đó câu 4 cả ba nhóm đồng thanh cùng hát. -Lần thứ hai hát tương tự như trên, vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo phách. -Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.. -Trình bày bài hát bằng cách hát nối tiếp. -Hát kết hợp gõ đệm theo phách. -Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp -Hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát. -Hát kết hợp vận động phụ hoạ -Chỉ định một vài học sinh lên biểu diễn lại bài -Một vài học sinh lên biểu diễn lại hát bài hát -Giáo viên nhận xét. -Lắng nghe, ghi nhớ. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hăng say phát biểu, thực hành tốt. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại ba bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát. -Dặn học sinh về ôn lại trò chơi âm nhạc. Ngày soạn: 23/10/2011. TUẦN 10 (tiết 10) HỌC HÁT: BÀI: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT Nhạc và lời: Mộng Lân I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca -Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. -Biết bài hát Lớp chung ta đoàn kết là một sáng tác của nhạc sĩ Mộng Lân. -Nhận biết được tính chất vui tươi sôi nổi của bài hát. -Giáo dục tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn bè. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Lớp chúng ta đoàn kết -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ. III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi một học sinh nhắc lại tựa đề bài học ở tiết trước. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy bài hát Lớp chúng ta đoàn. Hoạt động của học sinh.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> kết -Giới thiệu bài hát: Lớp học của chúng ta rất đông vui. Hàng ngày các bạn trong lớp đều học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để cùng học tập tiến bộ. Nhạc sĩ Mộng Lân đã sáng tác bài hát nói lên tình cảm của các bạn trong lớp , nhắc nhở chúng ta đoàn kết thân ái, cố gắng học tập, làm sao xứng đáng là con ngoan trò giỏi. -Hát mẫu cho học sinh nghe giai điệu. -Cho học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu, bài hát chia thành 4 câu, một câu chia thành 2 vế. Các em đọc cho lưu loát, chính xác. -Giải thích: từ keo sơn nghĩa là gắn bó rất thân thiết. -Luyện thanh: Từ 1-2 phút. -Tập hát từng câu: theo lối móc xích. +Giáo viên hát mẫu câu 1, đàn giai điệu khoảng 2-3 lần, yêu cầu học sinh hát nhẩm theo đàn. Sau đó vừa đàn vừa bắt nhịp cho học sinh hát hoà theo đàn. +Tập các câu sau tương tự như câu một, cho học sinh hát nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. Tập xong hai câu cho học sinh hát nối hai câu hát lại với nhau. +Nhắc học sinh lấy hơi trước mỗi câu hát, chỉ định học sinh hát lại. +Câu 4 là câu hát khó, vì vậy cần lưu ý học sinh hát thật chính xác. Giáo viên đàn, hát mấu kĩ hơn để học sinh hát cho đúng cao độ. -Cho cả lớp hát lại nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. -Luân phiên từng dãy, nhóm, tổ hát bài hát. *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm -Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. Giáo viên làm mẫu trước, sau đó bắt nhịp cho học sinh hát và vỗ tay theo nhịp. Chú ý nhắc học sinh bài hát có nhịp lấy đà, bỏ qua không vỗ tay vào hai tiếng đầu tiên. -Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca: Giáo viên gõ tiết tấu của bốn câu hát, cho học sinh nhận xét về tiết tấu của bốn câu. +Giáo viên làm mẫu, hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca, sau đó bắt nhịp học sinh thực hiện.. -Lắng nghe, ghi nhớ. -Học sinh lắng nghe -Đọc lời ca theo tiết tấu. -Học sinh ghi nhớ -Luyện thanh -Tập hát từng câu +Học sinh lắng nghe giáo viên hát mẫu, hát nhẩm theo đàn sau đó hát thành tiếng. +Tập các câu hát nhiều lần, hát nối các câu. +Học sinh ghi nhớ +Lưu ý câu 4 khó hát, cần tập câu 4 nhiều lần. -Cả lớp hát lại bài hát -Dãy, nhóm, tổ hát lại bài hát. -Học sinh theo dõi giáo viên làm mẫu sau đó thực hiện.. -Học sinh lắng nghe. Nhận xét tiết tấu của bốn câu hát giống nhau. +Học sinh theo dõi giáo viên làm mẫu, sau đó hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> -Cho học sinh hát lại toàn bài, nhắc học sinh thể -Thể hiện bài hát hiện sắc thái vui tươi, sôi nổi của bài hát, phát âm gọn tiếng. -Qua bài hát hôm nay, các em rút ra được bài -Giáo dục chúng ta tinh thần đoàn học gì cho bản thân mình? kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát, hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Nhắc học sinh tìm động tác phụ hoạ cho bài hát.. Ngày soạn: 30/10/2011. TUẦN 11 (tiết 11) ÔN TẬP BÀI HÁT: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ -Tập biểu diễn bài hát II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Lớp chúng ta đoàn kết -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Chuẩn bị các động tác phụ hoạ cho bài hát. -Tập lại bài hát Hoa lá mùa xuân. III.Các bước dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát. -Học sinh nhắc lại tên bài hát, ai là tác giả của bài hát? 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. -Học sinh nghe lại giai điệu bài hát. -Lắng nghe -Cả lớp ôn lại bài hát, hát theo nhóm, tổ, cá -Ôn lại bài hát nhân. -Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. -Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. -Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo -Tập hát kết hợp gõ đệm theo phách phách. -Hát theo hướng dẫn của giáo viên -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, một.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> nhóm gõ đệm theo phách, sau đó đổi ngược lại. *Hoạt động 2: Ôn lại bài hát hoa lá mùa xuân (đã học ở lớp 2). -Giáo viên gõ tiết tấu câu đầu tiên của bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, sau đó cho học sinh nhận biết đó là câu hát nào trong bài? -Đó còn là tiết tấu của câu hát nào? Trong bài hát nào? -Cho học sinh ôn tập lại bài hát Hoa lá mùa xuân. *Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ họa -Hướng dẫn một vài động tác phụ họa đơn giản -Học sinh hát kết hợp phụ họa cho bài hát. -Từng nhóm biểu diễn. -Mời một nhóm 4-5 em lên trước lớp biểu diễn. -Cho học sinh nhận xét. -Giáo viên nhận xét.. -Học sinh quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi: Câu đầu tiên -Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân. -Học sinh ôn tập. -Tập một vài động tácc phụ họa -Hát kết hợp vận động phụ họa -Học sinh thực hiện -Một nhóm lên biểu diễn trước lớp -Nhận xét -Lắng nghe. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hăng say phát biểu, hát hay, đúng giai điệu và lời ca, vận động theo nhạc nhẹ nhàng uyển chuyển. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát Ngày soạn: 06/11/2011. TUẦN 12 (tiết 12) HỌC HÁT: BÀI: CON CHIM NON Dân ca Pháp I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát đúng giai điệu của bài dân ca Pháp. -Cảm nhận về tính chất nhịp nhàng của nhịp 34 với phách 1 là phách mạnh, phách 2, 3 là phách nhẹ. -Biết gõ đệm theo bài hát. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Con chim non -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ. III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi một học sinh nhắc lại tựa đề bài học ở tiết trước. -Mời hai em lên biểu diễn bài Lớp chúng ta đoàn kết..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy bài hát Con chim non -Treo tranh ảnh, bảng phụ lên bảng -Giới thiệu bài hát: Các em đã học nhiều bài hát trong đó có nhiều bài dân ca Việt Nam. Trong tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một làn điệu dân ca của nước bạn, đó là bài con chim non, dân ca Pháp. Đây là bài hát được viết ở nhịp 34 giống như nhịp bài Đếm sao mà chúng ta đã được học. -Giáo viên hát mẫu -Đọc lời ca theo tiết tấu, chú ý nhắc học sinh nhấn mạnh ở các từ được gạch chân, ở phách mạnh. -Luyện thanh: 1-2 phút -Tập hát từng câu: Theo lối móc xích +Giáo viên đàn giai điệu mỗi câu khoảng 2-3 lần, nhắc học sinh hát nhẩm theo đàn, sau đó bắt nhịp cho học sinh hát hòa theo đàn. +Ở những chỗ khó hát, giáo viên hát trước làm mẫu cho học sinh. +Tập xong hai câu, cho học sinh hát nối hai câu hát, như vậy cho đến cuối bài. +Lắng nghe, sửa sai cho học sinh, nhắc học sinh thể hiện tình cảm tha thiết, mềm mại nhẹ nhàng của nhịp 34. -Hát hoàn chỉnh cả bài, hát nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. -Lớp hát luân phiên theo nhóm. -Mời một học sinh khá đứng dậy hát cho cả lớp nghe. *Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo phách -Cho học sinh tập đếm theo nhịp 3: 1-2-3, chú ý phách mạnh 1 được nhấn mạnh hơn. -Giáo viên làm mẫu -Học sinh tập hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, một nhóm vỗ tay theo phách. Sau đó đổi ngược lại. -Hướng dẫn học sinh cách gõ đệm theo nhịp 3 khác: Phách 1 là phách mạnh, hai tay gõ xuống mặt bàn. Phách 2-3 là phách nhẹ, hai tay vỗ vào nhau. -Giáo viên nhận xét 4.Củng cố - dặn dò:. Hoạt động của học sinh -Quan sát -Lắng nghe. -Lắng nghe giáo viên hát mẫu -Tập đọc lời ca -Luyện thanh -Tập hát từng câu +Lắng nghe giai điệu, hát nhẩm theo đàn, hát hòa theo đàn. +Nghe giáo viên hát mẫu -Nối các câu hát +Sửa sai -Hát cả bài -Hát luân phiên theo nhóm -Học sinh khá hát cho cả lớp nghe -Tập đếm theo nhịp 3 -Chú ý quan sát. -Hát kết hợp vỗ tay theo phách -Thực hiện -Tập cách gõ đệm theo nhịp 3 -Lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát, hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, thể hiện tính chất mềm mại, nhịp nhàng của nhịp 3. -Nhắc học sinh tìm động tác phụ hoạ cho bài hát. Ngày soạn: 13/11/2011. TUẦN 13( tiết 13) ÔN TẬP BÀI HÁT: CON CHIM NON I.Mục tiêu: -Học sinh hát đúng và thuần thục bài hát Con chim non -Tập vận động uyển chuyển theo nhịp 3 -Giáo dục các em tình cảm yêu quý quê hương và thiên nhiên, biết bảo vệ và chung sống hoà bình với thiên nhiên. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Chuẩn bị các động tác phụ hoạ cho bài hát. III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát. -Học sinh nhắc lại tên bài hát? Bài hát Con chim non là dân ca của nước nào? 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Con chim non -Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát, không nhạc đệm. -Giáo viên làm mẫu cho học sinh hát và vỗ tay theo phách để học sinh nhớ lại. Sau đó bắt nhịp cho học sinh thực hiện. -Chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát. -Hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay theo nhịp. -Cho học sinh hát theo nhóm, đứng tại chỗ trình bày, hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. *Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa. -Hướng dẫn học sinh vỗ tay theo nhịp 3: Hai học sinh ngồi gần nhau, mặt đối diện nhau, phách 1 vỗ bàn tay vào nhau, phách 2, 3 tự vỗ vào tay của mình. -Hướng dẫn học sinh bước chân theo nhịp 3. -Tập một vài động tác phụ hoạ. -Học sinh hát kết hợp vận động theo nhạc -Mời một nhóm lên trước lớp biểu diễn. -Giáo viên nhận xét.. Hoạt động của học sinh -Học sinh hát lại bài hát -Quan sát, sau đó thực hiện -Từng tổ thực hiện -Hát và vỗ tay theo nhịp -Từng nhóm đứng tại chỗ trình bày -Tập vỗ tay theo nhịp 3 -Tập bước chân theo nhịp 3 -Tập một vài động tác phụ hoạ đơn giản -Hát và vận động theo nhạc -Thực hiện -Lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hăng say phát biểu, hát hay, đúng giai điệu và lời ca, vận động theo nhạc nhẹ nhàng uyển chuyển. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát -Nhắc nhở các em phải biết yêu quý, bảo vệ các loài vật xung quanh mình.. Ngày soạn: 20/11/2011. TUẦN 14 (tiết 14) HỌC HÁT: BÀI: NGÀY MÙA VUI Dân ca Thái Lời mới: Hoàng Lân I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và lời 1 -Biết đây là bài dân ca quen thuộc của dân tộc Thái. -Biết trình bày bài hát bằng cách hát hoà giọng và đối đáp -Biết hát và vỗ tay theo phách -Học sinh có thêm hiểu biết về cuộc sống của người nông dân. Giáo dục các em thêm yêu quý làn điệu dân ca. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Ngày mùa vui -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ. III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi một học sinh nhắc lại tựa đề bài học ở tiết trước. -Mời hai em lên biểu diễn bài Con chim non. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. *Hoạt động 1: Học hát lời 1 bài hát: Ngày mùa vui -Quan sát, lắng nghe -Giáo viên treo tranh, giới thiệu bài hát: Mùi hương lúa chín và tiếng chim hót trong vườn luôn gợi lên trong lòng mỗi người phong cảnh thiên nhiên trong lành và thanh bình. Đó cũng chính là phong cảnh của vùng nông thôn, nơi đang có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nơi có những người chăm chỉ lao động.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> và biết yêu quê hương. Và đó cũng chính là nội dung chính trong bài hát Ngày mùa vui, dân ca Thái( Tây Bắc). -Hát mẫu -Học sinh đọc lời ca trên bảng theo tiết tấu lời ca. -Giải thích từ khó: Nô nức có nghĩa là đông vui, nhộn nhịp. -Luyện thanh: Từ 1-2 phút -Tập hát từng câu theo lối móc xích. Giáo viên đàn giai điệu, hát mẫu cho học sinh nghe, yêu cầu học sinh hát nhẩm theo đàn, bắt nhịp 1-2 cho học sinh hát. -Các câu tiếp theo tập tương tự. Tập xong hai câu cho học sinh hát nối hai câu hát. Nhắc học sinh lấy hơi trước mỗi câu hát, ở các dấu lặng đơn. -Mời cá nhân học sinh hát lại -Sau khi tập xong lời 1, cho học sinh hát lại cả lời 1. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát từ câu 1-4, nhóm còn lại hát từ câu 5-8, sau đó đổi lại. -Lớp hát lại, giáo viên nhắc học sinh thể hiện giai điệu bài hát vui tươi, rộn ràng, sôi nổi. *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách. -Giáo viên hướng dẫn học sinh vỗ tay theo phách. -Học sinh tập hát và vỗ tay theo phách. -Cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Cho học sinh hát đối đáp, lớp chia thành hai nhóm, mỗi nhóm hát một câu cho đến hết bài. -Mời1 học sinh hát lại bài hát.. -Nghiêm túc lắng nghe -Đọc lời ca. -Lắng nghe, ghi nhớ -Luyện thanh -Tập hát từng câu. -Hát nối câu hát, chú ý lấy hơi. -Học sinh hát lại -Cả lớp hát -Thực hiện -Hát lời 1, thể hiện giai điệu vui tươi, sôi nổi của bài hát -Quan sát -Tập vỗ tay theo phách -Hát và vỗ tay theo phách -Hát đối đáp -Học sinh hát lại. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học). -Dặn dò học sinh về ôn tập lại bài hát, hát thuộc lời ca, hát tự nhiên và rõ lời. -Tìm một vài động tác phụ họa cho bài hát.. Ngày soạn: 27/11/2011.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> TUẦN 15 (tiết 15) HỌC HÁT : BÀI: NGÀY MÙA VUI GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC NGHE NHẠC I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 của bài hát -Biết hát kết hợp vận động phụ họa -Nhận biết được một số loại nhạc cụ dân tộc II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ : Đàn Organ -Nhạc cụ gõ: Thanh phách -Một vài động tác phụ họa cho bài hát -Bảng phụ, tranh ảnh các lọai nhạc cụ dân tộc. III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi một học sinh nhắc lại tựa đề bài học ở tiết trước. -Bài hát là dân ca của dân tộc nào? Do ai đặt lời? -Cho cả lớp hát lại lời 1 của bài hát 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy lời 2 của bài hát: Ngày mùa vui -Treo bảng phụ -Giáo viên hát mẫu cả bài hát -Cho học sinh đọc lời ca trên bảng theo tiết tấu. -Chia lớp thành hai nửa, một nửa hát lời 1 bằng nguyên âm la, một nửa hát lời 2. -Giáo viên hướng dẫn một vài chỗ cần thiết, sau đó đổi lại phần trình bày. -Chú ý nhắc học sinh lấy hơi sau mỗi câu hát. -Cho học sinh trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp. -Mời cá nhân học sinh hát lại bài hát -Cả lớp hát hòa giọng cả hai lời bài hát, giáo viên nhận xét, sửa những chỗ còn sai. *Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa -Mời 1-2 học sinh lên vận động. -Giáo viên hướng dẫn học sinh vận động theo nhạc -Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc -Mời một nhóm 3-5 em lên biểu diễn -Giáo viên nhận xét *Hoạt động 3: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc Giáo viên cho học sinh xem tranh, thuyết trình: -Đàn bầu: Có một dây, còn có tên gọi là độc huyền. Hoạt động của học sinh -Quan sát -Lắng nghe -Đọc lời ca -Thực hiện -Lắng nghe, thực hiện -Chú ý lấy hơi -Hát đối đáp -Cá nhân hát -Hát hòa giọng -Thực hiện -Tập vận động theo nhạc -Hát và vận động theo nhạc -Thực hiện -Lắng nghe -Quan sát, nghiêm túc lắng nghe và ghi nhớ..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> cầm. Âm thanh của dàn bầu ngân nga, thánh thót. -Đàn nguyệt: Thân đàn tròn, giống như mặt trăng tròn nên có tên gọi là đàn nguyệt. Đàn nguyệt có hai dây, còn được gọi là đàn kìm. -Đàn tranh: Có 16 dây vì vậy còn được gọi là đàn Tam thập lục. Đànt ranh có âm thanh trong trẻo, tươi vui, được dùng để hòa tấu trong các dàn nhạc dân tộc hoặc đệm ngâm thơ, hát… -Học sinh nhận biết lại ba đàn *Hoạt động 4: Nghe nhạc -Cho học sinh nghe trích đoạn nhạc không lời. -Giới thiệu tác phẩm.. -Nhận biết -Lắng nghe -Ghi nhớ. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hăng say phát biểu, hát hay, đúng giai điệu và lời ca, vận động theo nhạc nhẹ nhàng uyển chuyển. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát.. Ngày soạn: 04/12/2011. TUẦN 16 (tiết 16) KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI I.Mục tiêu: -Học sinh biết nội dung câu chuyện -Biết tên gọi của các nốt nhạc và biết tìm vị trí của nốt nhạc qua trò chơi. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Một vài tranh ảnh để giới thiệu về cá heo. -Nhớ nội dung câu chuyện, kể chuyện diễn cảm. III.Hoạt động dạy-học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi một học sinh nhắc lại tựa đề bài hát mới được học -Bài hát là dân ca của dân tộc nào? Do ai đặt lời? -Cho cả lớp hát lại bài hát 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc -Giới thiệu câu chuyện: Cá heo với âm nhạc. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> -Treo tranh ảnh cá heo, thuyết trình: Cá heo là loài cá sống ở biển khơi, chúng có trọng lượng khá lớn nhưng lại rất hiền lành và thông minh. Trong các loài cá, cá heo là loài thông minh nhất, chúng sống khá thân thiện với con người và cũng đã giúp những người bị nạn trên biển. Con người đã nghiên cứu và thấy khả năng đặc biệt của cá heo, trên thế giới cũng có nhiều trung tâm huấn luyện cá heo để biểu diễn hoặc để cứu nạn trên thuyền -Kể chuyện cho học sinh nghe -Đọc lại từng đoạn ngắn và đặt câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung được nghe. -Mời học sinh đọc lại câu chuyện. -Kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động tới cả một số loài vật. -Học sinh hát lại bài Con chim non và Lớp chúng ta đoàn kết. *Hoạt động 2: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi -Giáo viên thuyết trình, sau đó nêu tên 7 nốt nhạc là: Đô-rê-mi-pha-son-la-xi. -Học sinh đọc tên nốt nhạc và ghi tên 7 nốt nhạc vào vở. -Trò chơi: Bảy anh em Giáo viên chỉ định 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự: Đô-rê-mi-pha-son-la-xi. Bảy anh em đứng cạnh nhau theo thứ tự trên. Giáo viên gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải hô “ có”, và nói “Tên tôi là…” theo tên nốt đã được quy định đồng thời giơ một tay lên cao. Ai nói sai tên là thua cuộc, giáo viên mời một em khác lên thay. Giáo viên gọi tên nhanh dần lên và học sinh cũng phải nhanh chóng nói đúng tên mình. -Trò chơi: Khuông nhạc bàn tay +Giới thiệu các nốt trên khuông nhạc bàn tay +Luyện tập cho học sinh ghi nhớ các nốt nhạc trên “khuông nhạc bàn tay”.(Chỉ ghi nhớ 5 nốt Đô-rê-mipha-son). -Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ. -Lắng nghe câu chuyện -Trả lời câu hỏi -Thực hiện -Ghi nhớ -Thực hiện -Lắng nghe, ghi nhớ -Thực hiện -Tham gia trò chơi. -Tham gia trò chơi -Quan sát, ghi nhớ -Tập nhớ các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay.. 4.Củng cố - Dặn dò: -Nhắc học sinh về nhà đọc lại câu chuyện: Cá heo với âm nhạc và nắm nội dung câu chuyện. -Về nhà tập nói các tên nốt nhạc và ghi nhớ được vị trí của 5 nốt trên khuông nhạc bàn tay..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Ngày soạn: 11/12/2011. TUẦN 17 (tiết 17) HỌC HÁT DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN I.Mục tiêu: -Học sinh hát theo giai điệu và thuộc lời ca của bài hát -Học sinh biết hát và gõ đệm cho bài hát -Biết thêm bài hát về địa phương của mình II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Đàn giai điệu và đệm hát bài Hát gọi mặt trời. ( Nhạc và lời: Ngọc Toán, mang phong cách Tây Nguyên). III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: Mời 2-3 học sinh nêu lại các nốt trên khuông nhạc bàn tay. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Học hát bài: Em hát gọi mặt trời -Giới thiệu bài hát: Hôm nay chúng ta sẽ được học một bài hát mang phong cách Tây Nguyên. -Giáo viên hát mẫu -Đọc lời ca theo tiết tấu -Luyện thanh: Từ 1-2 phút -Tập hát từng câu: Giáo viên đàn giai điệu từng câu khoảng 2-3 lần, nhắc học sinh lắng nghe, hát nhẩm theo đàn. Sau đó bắt nhịp cho học sinh hát hòa theo đàn. +Tập xong hai câu, cho học sinh hát nối liền hai câu, hướng dẫn học sinh lấy hơi, hát rõ lời, tròn tiếng, hát đúng chất Tây Nguyên. +Sửa những chỗ học sinh hát chưa đúng, tập các câu tiếp theo tương tự. -Lời hai tập tương tự như lời một. Nhắc học sinh lời hai có giai điệu giống như lời một. -Cho học sinh hát cả bài, hát theo tổ, nhóm. Hát nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. -Mời một học sinh hát lại bài hát *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Giáo viên làm mẫu. -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo phách, sau đó đổi ngược lại. -Mời cá nhân học sinh hát lại bài hát.. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe -Nghe giai điệu bài hát -Đọc lời ca -Luyện thanh -Tập hát từng câu. -Nối các câu hát -Sửa sai -Tập lời hai -Thực hiện -Học sinh hát -Quan sát -Hát kết hợp vỗ tay theo phách -Thực hiện -Cá nhân hát.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. Hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Học sinh tìm hiểu thêm về các bài hát mang phong cách Tây Nguyên hay là mang tính chất Tây nguyên. Ngày soạn: 18/12/2011. TUẦN 18 (tiết 18) TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT I.Mục tiêu: -Hát thuộc lời và giai điệu bài hát -Học sinh tự tin biểu diễn một vài bài hát đã học II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn thuần thục các bài hát đã học -Ghi nhớ một vài các động tác phụ họa III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra trong quá trình tập biểu diễn các bài hát 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Cho học sinh tập biểu diễn các bài hát đã học -Thực hiện -Học sinh biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Nhận xét -Lắng nghe -Nhắc học sinh nhớ là chúng ta đã học xong -Ghi nhớ chương trình học kỳ một, chương trình tiếp theo là học kỳ hai. 4.Củng cố - Dặn dò: -Dặn dò học sinh về tiếp tục ôn tập các bài hát đã học -Tuần sau chúng ta sẽ chuyển sang học kỳ mới với các bài hát mới.. Ngày soạn: 09/01/2012. TUẦN 19 (tiết 19) HỌC HÁT: BÀI: EM YÊU TRƯỜNG EM Nhạc và lời: Hoàng Vân I.Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và lời 1.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> -Biết hát kết hợp vỗ tay và gõ đệm theo bài hát. -Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ: Hoàng Vân II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Em yêu trường em -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ. III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Cả lớp hát lại một trong các bài hát đã học ở kì I. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy bài hát Em yêu trường em -Treo tranh ảnh, bảng phụ lên bảng -Giới thiệu bài hát: Mái trường là ngôi nhà thứ hai của chúng ta, là nơi có bạn bè, thầy cô, nơi chúng ta học tập nên người, rèn luyện để trở thành những người tốt, mai sau xây dựng cuộc sống. Hình ảnh về mái trường với bạn bè, thầy cô, lớp học, bảng đen, phấn trắng, sách vở, bút mực… sẽ mãi không phai mờ trong trí nhớ của chúng ta. Đó cũng chính là nội dung bài hát Em yêu trường em mà chúng ta học trong tiết này. -Giáo viên hát mẫu -Đọc lời ca theo tiết tấu, bài hát có hai lời, học sinh đọc lời 1. -Luyện thanh: 1-2 phút -Tập hát từng câu: Theo lối móc xích +Giáo viên đàn giai điệu mỗi câu khoảng 2-3 lần, nhắc học sinh hát nhẩm theo đàn, sau đó bắt nhịp cho học sinh hát hòa theo đàn. +Ở những chỗ khó hát, giáo viên hát trước làm mẫu cho học sinh. +Tập xong hai câu, cho học sinh hát nối hai câu hát, như vậy cho đến cuối bài. +Lắng nghe, sửa sai cho học sinh, nhắc học sinh thể hiện tình cảm vui tươi, nhịp nhàng của bài hát. -Hát hoàn chỉnh cả lời 1, hát nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. -Lớp hát luân phiên theo nhóm. -Mời một học sinh khá đứng dậy hát cho cả lớp nghe -cho lớp hát theo cách hát lĩnh xướng: một học sinh. Hoạt động của học sinh -Quan sát -Lắng nghe. -Lắng nghe giáo viên hát mẫu -Tập đọc lời ca -Luyện thanh -Tập hát từng câu +Lắng nghe giai điệu, hát nhẩm theo đàn, hát hòa theo đàn. +Nghe giáo viên hát mẫu -Nối các câu hát +Sửa sai -Hát lời 1 -Hát luân phiên theo nhóm -Học sinh khá hát cho cả lớp nghe -Thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> hát từ đầu tới “muôn vàn yêu thương”. Cả lớp hát hòa giọng phần tiếp theo. *Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo phách -Giáo viên làm mẫu -Học sinh tập hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, một nhóm vỗ tay theo phách. Sau đó đổi ngược lại. -Giáo viên nhận xét. -Chú ý quan sát. -Hát kết hợp vỗ tay theo phách -Thực hiện -Lắng nghe. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn lại lời 1 của bài hát, hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Nhắc học sinh về xem trước lời 2 của bài hát.. Ngày soạn: 16/01/2012. TUẦN 20 (tiết 20) HỌC HÁT: BÀI EM YÊU TRƯỜNG EM ÔN TẬP TÊN CÁC NỐT NHẠC I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 -Biết hát kết hợp vận động phụ họa -Giáo dục các em tình cảm yêu quý mái trường, kính trọng thầy cô, mến yêu bè bạn. -Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Bảng phụ chép lời 2 -Chuẩn bị các động tác phụ hoạ cho bài hát. III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Học sinh nhắc lại tên bài hát? Bài hát Em yêu trường em là sáng tác của ai? -Hát lại lời 1 của bài hát. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy hát lời 2 bài hát: Em yêu trường em -Học sinh nghe toàn bộ bài hát -Học sinh đọc lời hai -Hát từng câu theo giai điệu lời 1. Hát nối tiếp đến. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe -Thực hiện -Tập hát từng câu, nối tiếp đến hết bài.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> hết bài. Nhắc học sinh hát đúng chỗ có dấu luyến -Học sinh hát cả bài -Cho học sinh ôn lời hai theo nhiều hình thức để thuộc lời và giai điệu. -Học sinh hát và gõ đệm theo phách tương tự như lời 1. -Hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ họa( có thể cho học sinh thực hiên trước, động tác đẹp, phù hợp sẽ lấy để tập cho cả lớp -Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa -Mời cá nhân, một nhóm từ 3-5 em lên biểu diễn -Học sinh nhận xét -Giáo viên nhận xét *Hoạt động 2: Ôn tập tên nốt nhạc -Cho học sinh đọc lại tên các nốt nhạc theo thứ tự -Ghi tên các nốt nhạc lên bảng không theo thứ tự, mời một học sinh lên ghi lại cho đúng. -Dùng bàn tay trái đặt nằm ngang làm khuông nhạc, dùng ngón trỏ tay phải chỉ vào vị trí từng nốt, cho học sinh đọc tên nốt. -Giới thiệu thêm hai vị trí nốt La và Xi trên khuông nhạc bàn tay. -Học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông. -Hát cả bài -Hát theo tổ, nhóm, cá nhân -Hát và gõ đệm theo phách -Quan sát, tập động tác phụ họa -Hát và vận động phụ họa -Thực hiện -Nhận xét -Lắng nghe -Đọc tên nốt nhạc theo thứ tự -Học sinh ghi tên nốt nhạc theo thứ tự -Quan sát, đọc tên nốt -Quan sát, ghi nhớ -Ghi nhớ. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát, hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát -Về nhà chơi trò chơi khuông nhạc bàn tay để nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc.. Ngày soạn: 30/1/2012. TUẦN 21 (tiết 21) HỌC HÁT: BÀI CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG Nhạc và lời: Hoàng Lân I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát -Thể hiện tính chất nhịp nhàng, mềm mại của nhịp 34 II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Cùng múa hát dưới trăng -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ. III.Các bước dạy - học chủ yếu:.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Cả lớp hát lại bài Em yêu trường em 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy hát bài Cùng múa hát dưới trăng -Giáo viên giới thiệu bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát: Cả bài hát là một bức tranh sống động với giai điệu vui tươi, nhịp nhàng nói lên tình bạn bè thân ái, chan hòa của các loài vật sống trong khu rừng. Qua đó tác giả Hoàng Lân muốn gửi đến chúng ta một thông điệp đó là phải biết sống thân ái, chan hòa với bạn bè và mọi người . -Hát mẫu -Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu bài hát( bài hát chia thành 10 câu nhỏ) -Luyện thanh: 1-2 phút -Tập từng câu: Giáo viên đàn giai điệu một câu khoảng 2-3 lần, học sinh nghe giai điệu hát nhẩm theo đàn, sau đó giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát hòa theo đàn. -Nhắc nhở học sinh hát đúng những tiếng có luyến, xong hai câu cho học sinh hát nối các câu hát. Tập như vậy đến hêt bài -Học sinh hát cả bài, hát nhiều lần cho nhớ giai điệu và lời ca. Yêu cầu học sinh thể hiện được sắc thái mềm mại của bài hát -Mời một học sinh hát lại bài hát *Hoạt động 2: Hát và gõ đệm theo phách -Giáo viên làm mẫu -Hát và gõ đệm theo phách -Mời từng nhóm tổ hát và gõ đệm theo phách -Mời học sinh hát lại bài hát. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe, ghi nhớ. -Lắng nghe -Đọc lời ca -Khởi động giọng -Tập hát từng câu. -Lắng nghe, hát chính xác. Tập hết bài -Hát cả bài -Cá nhân hát -Quan sát - Hát và gõ đệm theo phách -Thực hiện -Học sinh hát. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát, hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát -Tìm một vài động tác phụ họa đơn giản.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> Ngày soạn: 06/02/2012. TUẦN 22 (tiết 22) ÔN TẬP BÀI HÁT: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG GIỚI THIỆU KHUÔNG NHẠC VÀ KHÓA SON I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết hát kết hợp vận động phụ họa -Biết khuông nhạc, khóa son và các nốt trên khuông II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Chuẩn bị các động tác phụ hoạ cho bài hát. -Bảng phụ kẻ khuông nhac, khóa son và các nốt trên khuông III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng -Giáo viên đàn giai điệu bài hát, học sinh nói tên bài hát và tác giả -Học sinh nghe giai điệu, hát lại bài hát thể hiện tính chất tươi vui, nhịp nhàng. -Hát lại bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách -Mời 1-2 học sinh hát lại bài hát *Hoạt động 2: Hát và vận động theo nhạc -Cho học sinh hát và nhún chân theo nhịp 3 -Hướng dẫn một vài động tác phụ họa -Hát và vận động phụ họa -Mời từng nhóm lên biểu diễn -Học sinh nhận xét -Nhận xét *Hoạt động 3: Giới thiệu khuông nhạc và khóa son -Treo bảng phụ có kẻ khuông nhạc, giới thiệu cho học sinh biết: Khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ nằm song song và cách đều nhau. Giữa hai dòng kẻ là khe, có tất cả 4 khe. Số thứ tự của dòng và khe được tính từ dưới lên trên. -Khóa son: Được đặt ở đầu khuông nhạc, nốt son nắm ở dòng kẻ thứ 2 nên khóa son được bắt đầu từ. Hoạt động của học sinh -Nghe giai điệu, nói tên bài hát và tên tác giả -Hát lại bài hát -Hát theo cách hát lĩnh xướng, đồng ca -1, 2 học sinh hát lại bài hát -Hát và nhún chân theo nhịp 3 -Tập động tác phụ họa -Hát kết hợp vận động phụ họa -Từng nhóm lên biểu diễn -Nhận xét -Lắng nghe -Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ. -Lắng nghe, ghi nhớ.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> dòng kẻ thứ 2. -Nhận biết các nốt trên khuông nhạc: Gợi nhớ lại -Nhớ lại trò chơi. Ghi nhớ vị trí các cho học sinh trò chơi khuông nhạc bàn tay. Cho học nốt nhạc trên khuông sinh nhắc lại tên bảy nốt nhạc theo thứ tự từ thấp lên cao. -Giáo viên chỉ từng nốt, học sinh đọc tên nốt không -Thực hiện theo thứ tự. Sau đó, giáo viên nói tên nốt học sinh cho biết vị trí của nốt trên khuông. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, vận động đẹp, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát, hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát, hát và vận động theo nhạc -Ôn tập các nốt nhạc, nhớ vị trí của nốt nhạc trên khuông. Ngày soạn: 13/02/2012. TUẦN 23 (tiết 23) GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH NỐT NHẠC KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: DU BÁ NHA – CHUNG TỬ KÌ Truyện cổ Trung Quốc I.Mục tiêu: -Nhận biết một số hình nốt nhạc -Tập viết các hình nốt nhạc -Biết nội dung câu chuyện II.Chuẩn bị của giáo viên: -Bảng phụ, các hình nốt nhạc -Nắm nội dung câu chuyện, kể chuyện lưu loát III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Học sinh hát và vận động lại bài hát Cùng múa hát dưới trăng 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. *Hoạt động 1: Giới thiệu một số hình nốt nhạc -Giáo viên dùng bảng phụ có kẻ khuông nhạc, dùng -Quan sát, lắng nghe các nốt nhạc có sẵn để giới thiệu với học sinh: Trong âm nhạc, để ghi chép độ dài, ngắn của âm thanh, người ta dùng các hình nốt. -Giới thiệu các hình nốt: -Quan sát, ghi nhớ.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> +Hình nốt trắng +Hình nốt đen +Hình nốt đơn ♪♫ +Hình nốt móc kép +Dấu lặng đen +Dấu lặng đơn -Chỉ vào từng hình nốt, yêu cầu học sinh nhắc lại *Hoạt động 2: Tập viết các hình nốt nhạc -Hướng dẫn học sinh viết vào vở. Quy định với học sinh: Phần nốt hình bầu dục: 1 ô li Phần đuôi nốt: Cao 3 ô li Tổng độ dài nốt nhạc: 4 ô li -Học sinh tập viết -Nhận xét *Hoạt động 3: Kể chuyện âm nhạc: Du Bá Nha – Chung Tử Kì. -Giáo viên giới thiệu câu chuyện -Kể chuyện -Đặt câu hỏi củng cố bài: +Du Bá Nha nổi tiếng về tài gì? +Chung Tử Kì là ai? Cả hai người có đặc điểm gì chung? +Khi Tử Kì mất, Bá Nha đã làm gì? +Ông đã làm gì khi nghĩ không cong bạn tri âm, tri kỉ nữa? -Nhận xét: Ai cũng có thể nghe nhạc , nhưng để hiểu và cảm nhận âm nhạc thì không phải ai cũng cảm nhận như nhau. Vì vậy phải hướng mọi người cùng cảm nhận và yêu thích âm nhạc. Qua trình dạy học âm nhạc ở trường đang từng bước giúp các em tăng khả năng cảm thụ âm nhạc.. -Đọc tên hình nốt -Lắng nghe, ghi nhớ. -Tập viết -Lắng nghe -Lắng nghe -Nghiêm túc lắng nghe, ghi nhớ -Trả lời các câu hỏi. -Lắng nghe, ghi nhớ. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn và nhớ các hình nốt đã học.. Ngày soạn: 20/02/2012. TUẦN 24 (tiết 24) ÔN TẬP HAI BÀI HÁT EM YÊU TRƯỜNG EM, CÙNGMÚA HÁT DƯỚI TRĂNG TẬP NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐTNHẠC TRÊN KHUÔNG.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> I.Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của hai bài hát -Học sinh tập biểu diễn bài hát -Biết gọi tên nốt kết hợp hình nốt trên khuông II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác hai bài hát: Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Bảng phụ đã kẻ khuông nhạc III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Em yêu trường em -Cho học sinh nghe giai điệu, yêu cầu học sinh -Nói tên bài hát, tên tác giả nhắc tên bài hát, tên tác giả. -Cho học sinh ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: -Học sinh ôn tập bài hát: +Hát kết hợp gõ đệm theo phách. +Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca +Hát kết hợp gõ đệm theo phách. +Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu +Chỉ định một vài nhóm thực hiện gõ đệm lời ca -Hát kết hợp vận động phụ hoạ: +Một vài nhóm thực hiện +Cả lớp trình bày bài hát kết hợp vận động phụ -Học sinh thực hiện: hoạ. +Hát kết hợp vận động phụ hoạ +Từng nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. +Nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng. -Cho học sinh ôn lại bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3. -Ôn lại bài hát kết hợp gõ đệm -Hát đồng thanh, hát theo nhóm, tổ. theo nhịp 3. -Cho học sinh hát cùng đàn, kết hợp nhún chân -Hát đồng thanh, nhóm, tổ theo nhịp 3. -Hát kết hợp nhún chân theo nhịp -Hát và vận động phụ họa. 3 -Giáo viên nhận xét. -Hát và vận động phụ họa *Hoạt động 3: Tập nhận biết tên một số nốt -Lắng nghe nhạc trên khuông. -Cho học sinh ôn tập tên nốt -Ghi thứ tự của các nốt nhạc lên khuông nhạc -Nói tên nốt nhạc theo thứ tự từ thấp lên cao -Quan sát, ghi nhớ -Ôn tập hình nốt -Giới thiệu nốt nhạc, gồm tên nốt và hình nốt. -Ôn tập các hình nốt đã học.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> -Học sinh nói tên nốt. -Lắng nghe -Nhận biết nốt nhạc. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hăng say phát biểu, thực hành tốt. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại hai bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát. -Dặn học sinh về ôn lại bảy nốt nhạc. Ngày soạn: 27/02/2012. TUẦN 25 (tiết 25) HỌC HÁT: BÀI CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ Nhạc và lời: Tân Huyền I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Chị ong nâu và em bé -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ. III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi một học sinh nhắc lại tựa đề bài học ở tiết trước. -Bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát Cùng múa hát dưới trăng để khởi động giọng 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy bài hát Chị ong nâu và em bé -Học sinh xem tranh minh họa. -Giới thiệu bài hát: Bài hát Chị ong nâu và em bé của nhạc sĩ Tân Huyền kể về một em bé và một chị ong nâu chăm chỉ làm việc qua nét nhạc trong sáng, tươi vui, nhí nhảnh. -Hát mẫu cho học sinh nghe giai điệu. -Học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu. -Tập hát từng câu: theo lối móc xích. +Giáo viên hát mẫu câu 1, đàn giai điệu khoảng 2-3 lần, yêu cầu học sinh hát nhẩm theo đàn. Sau đó vừa đàn vừa bắt nhịp cho học sinh hát. Hoạt động của học sinh -Quan sát -Lắng nghe, ghi nhớ. -Học sinh lắng nghe -Đọc lời ca theo tiết tấu. -Tập hát từng câu +Học sinh lắng nghe giáo viên hát mẫu, hát nhẩm theo đàn sau đó hát thành tiếng..
<span class='text_page_counter'>(36)</span> hoà theo đàn. +Tập các câu sau tương tự như câu một, cho học sinh hát nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. Tập xong hai câu cho học sinh hát nối hai câu hát lại với nhau. +Nhắc học sinh lấy hơi trước mỗi câu hát, chỉ định học sinh hát lại. Nhắc học sinh hát đúng những tiếng luyến. -Cho cả lớp hát lại nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. -Luân phiên từng dãy, nhóm, tổ hát bài hát. *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm -Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. Giáo viên làm mẫu trước, sau đó bắt nhịp cho học sinh hát và vỗ tay theo nhịp. Chú ý nhắc học sinh bài hát có nhịp lấy đà, bỏ qua không vỗ tay vào tiếng đầu tiên. -Giáo viên làm mẫu hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca, sau đó bắt nhịp học sinh thực hiện.. +Tập các câu hát nhiều lần, hát nối các câu. +Học sinh ghi nhớ . -Cả lớp hát lại bài hát -Dãy, nhóm, tổ hát lại bài hát. -Học sinh theo dõi giáo viên làm mẫu sau đó thực hiện.. -Học sinh theo dõi giáo viên làm mẫu, sau đó hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. -Cho học sinh hát lại toàn bài, nhắc học sinh thể -Thể hiện bài hát hiện sắc thái vui tươi, nhí nhảnh của bài hát, phát âm gọn tiếng. -Qua bài hát hôm nay, các em rút ra được bài -Bài hát muốn nhắc nhở chúng ta học gì cho bản thân mình? học tập theo em bé và chị ong nấu trong bài để luôn xứng đáng là con ngoan trò giỏi. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát, hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Nhắc học sinh tìm động tác phụ hoạ cho bài hát.. Ngày soạn: 05/03/2012. TUẦN 26 (tiết 26) ÔN TẬP BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ NGHE NHẠC I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ -Nghe một bài hát thiếu nhi hoặc một bài dân ca. II.Chuẩn bị của giáo viên:.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> -Đàn và hát chuẩn xác bài: Chị ong nâu và em bé -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Chuẩn bị các động tác phụ hoạ cho bài hát. III.Các bước dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát. -Học sinh nhắc lại tên bài hát, ai là tác giả của bài hát? 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chị ong nâu và em bé -Cả lớp hát lại lời 1 của bài hát -Cả lớp ôn lại lời 1, hát theo nhóm, tổ, cá nhân. -Đọc lời 2 theo tiết tấu -Hát lời 2 tương tự như lời 1 -Học sinh hát cả bài, thể hiện sắc thái vui tươi, nhí nhảnh của bài hát *Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa cho bài hát -Hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ họa (có thể cho học sinh thực hiên trước, động tác đẹp, phù hợp sẽ lấy để tập cho cả lớp) -Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa -Mời cá nhân, một nhóm từ 3-5 em lên biểu diễn -Giáo viên nhận xét *Hoạt động 3: Nghe nhạc -Nhắc học sinh sửa lại tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm túc khi nghe nhạc. -Giới thiệu tác phẩm -Nghe nhạc -Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời -Học sinh nêu cảm nhận -Nghe nhạc lần thứ hai. Hoạt động của học sinh -Hát lời 1 -Ôn lại lời 1 -Đọc lời 2 -Tập hát lời 2 -Hát cả bài. -Học sinh quan sát, tập các động tác phụ họa -Hát và vận động theo nhạc -Thực hiện -Lắng nghe -Thực hiện -Lắng nghe, ghi nhó -Nghe nhạc -Trả lời câu hỏi -Nêu cảm nhận -Nghe nhạc. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hăng say phát biểu, hát hay, đúng giai điệu và lời ca, vận động theo nhạc nhẹ nhàng uyển chuyển. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát. Ngày soạn: 12/03/2012. TUẦN 27 (tiết 27).
<span class='text_page_counter'>(38)</span> HỌC HÁT: BÀI TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Tiếng hát bạn bè mình -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ. III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát Chị ong nâu và em bé 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Dạy bài hát Tiếng hát bạn bè mình -Học sinh xem tranh minh họa. -Giới thiệu bài hát: Bài hát Tiếng hát bạn bè mình của nhạc sĩ Lê Hoàng Minh thể hiện niềm mong ước của tuổi thơ được sống trong một thế giới hòa bình, tràn ngập tình thuơng yêu và tiếng hát -Hát mẫu cho học sinh nghe giai điệu. -Học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu. -Tập hát từng câu: theo lối móc xích. +Giáo viên hát mẫu câu 1, đàn giai điệu khoảng 2-3 lần, yêu cầu học sinh hát nhẩm theo đàn. Sau đó vừa đàn vừa bắt nhịp cho học sinh hát hoà theo đàn. +Tập các câu sau tương tự như câu một, cho học sinh hát nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. Tập xong hai câu cho học sinh hát nối hai câu hát lại với nhau. +Nhắc học sinh lấy hơi trước mỗi câu hát, chỉ định học sinh hát lại. Nhắc học sinh hát đúng những tiếng luyến. -Cho cả lớp hát lại nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. -Luân phiên từng dãy, nhóm, tổ hát bài hát. *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm -Hát kết hợp gõ đệm theo phách. Giáo viên làm mẫu trước, sau đó bắt nhịp cho học sinh hát và. Hoạt động của học sinh -Quan sát -Lắng nghe, ghi nhớ. -Học sinh lắng nghe -Đọc lời ca theo tiết tấu. -Tập hát từng câu +Học sinh lắng nghe giáo viên hát mẫu, hát nhẩm theo đàn sau đó hát thành tiếng. +Tập các câu hát nhiều lần, hát nối các câu. +Học sinh ghi nhớ . -Cả lớp hát lại bài hát -Dãy, nhóm, tổ hát lại bài hát. -Học sinh theo dõi giáo viên làm mẫu sau đó thực hiện..
<span class='text_page_counter'>(39)</span> vỗ tay theo phách. -Giáo viên làm mẫu hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca, sau đó bắt nhịp học sinh thực hiện. -Cho học sinh hát lại toàn bài, nhắc học sinh thể -Học sinh theo dõi giáo viên làm hiện sắc thái vui tươi, nhí nhảnh của bài hát, mẫu, sau đó hát kết hợp gõ đệm phát âm gọn tiếng. theo tiết tấu lời ca. -Thể hiện bài hát 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát, hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Nhắc học sinh tìm động tác phụ hoạ cho bài hát.. Ngày soạn: 19/03/2012. TUẦN 28 (tiết 28) ÔN TẬP BÀI HÁT: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH TẬP KẺ KHUÔNG NHẠC VÀ VIẾT KHÓA SON I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ -Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa son II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Tiếng hát bạn bè mình -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Chuẩn bị các động tác phụ hoạ cho bài hát. III.Các bước dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát. -Học sinh nhắc lại tên bài hát, ai là tác giả của bài hát? 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình -Hướng dẫn học sinh ôn tập lại bài hát dưới nhiều hình thức: Hát đồng thanh, hát theo nhóm, cá nhân. -Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. -Mời cá nhân học sinh hát lại bài hát -Nhận xét *Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa. Hoạt động của học sinh -Ôn tập bài hát -Hát và gõ đệm theo phách, tiết tấu -Cá nhân hát -Lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> cho bài hát -Hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ họa (có thể cho học sinh thực hiên trước, động tác đẹp, phù hợp sẽ lấy để tập cho cả lớp) -Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa -Mời cá nhân, một nhóm từ 3-5 em lên biểu diễn -Giáo viên nhận xét *Hoạt động 3: Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa son -Chho học sinh xem bảng phụ đã có khuông nạhc và khóa son, học sinh ôn tập lại khuông nhạc. -Khóa son đặt ở đầu khuông nhạc -Hướng dẫn cách viết khóa son: Bụng tròn, đầu thon, đuôi cong -Yêu cầu học sinh kẻ khuông nhạc vào vở, sau đó viết khóa son vào đầu khuông nhạc. -Nhận xét. -Học sinh quan sát, tập các động tác phụ họa -Hát và vận động theo nhạc -Thực hiện -Lắng nghe -Quan sát, nhắc lại khuông nhạc -Ghi nhớ -Ghi nhớ -Thực hiện -Lắng nghe. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hăng say phát biểu, hát hay, đúng giai điệu và lời ca, vận động theo nhạc nhẹ nhàng uyển chuyển. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát -Về nhà tập kẻ khuông nhạc và viết khóa son cho đẹp.. Ngày soạn: 26/03/2012. TUẦN 29 (tiết 29) TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC I.Mục tiêu: -Tập viết các nốt trên khuông II.Chuẩn bị của giáo viên: -Bảng kẻ khuông nhạc. -Tổ chức trò chơi III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát Tiếng hát bạn bè mình 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Tập ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông nhạc. Hoạt động của học sinh.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> -Giáo viên treo bảng phụ có kẻ khuông nhạc, khóa son, các nốt nhạc với hình nốt khác nhau. -Học sinh luyện nói tên các hình nốt trên bảng -Ghi tên nốt nhạc với hình nốt khác nhau, học sinh lên viết lại nốt nhạc trên khuông cho chính xác. -Học sinh tập nhớ vị trí các nốt và hình nốt. *Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc -Tổ chức cho học sinh chơi trò khuông nhạc bàn tay, tất cả giơ tay của mình lên, đếm lại thứ tự của các dòng từ dưới lên trên. Giáo viên hỏi học sinh: Nốt nhạc ở dòng thứ nhất tên là gì?.. -Cho học sinh đếm thứ tự các khe, chỉ vào khe thứ 2 hỏi: Nốt nằm ở khe thứ hai có tên gọi là gì? -Học sinh tự nhìn tay mình, nói tên các nốt nhạc đúng vị trí. *Hoạt động 3: Tập viết các nốt nhạc trên khuông -Hướng dẫn học sinh kẻ khuông nhạc và viết khóa son -Giáo viên đọc tên nốt, hình nốt cho học sinh viết vào khuông nhạc. -Theo dõi học sinh viết, nhắc học sinh viết đúng các nốt trên khuông nhạc.. -Quan sát -Nói tên nốt nhạc -Viết nốt nhạc đúng vị trí trên khuông -Ghi nhớ -Quan sát, lắng nghe, trả lời. -Chỉ vào các khe đọc thứ tự, trả lời câu hỏi của giáo viên -Tự ghi nhớ vị trí nốt nhạc -Kẻ khuông nhac, viết khóa son -Lắng nghe, viết nốt nhạc đúng vị trí -Tập viết, lắng nghe giáo viên sửa sai. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, nhớ đúng vị trí các nốt nhạc. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn lại vị trí các nốt nhạc trên khuông. Ngày soạn: 02/04/2012. TUẦN 30 (tiết 30) KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CHÀNG OÓC – PHÊ VÀ CÂY ĐÀN LIA NGHE NHẠC I.Mục tiêu: -Biết nội dung câu chuyện -Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nắm nội dung câu chuyện, kể chuyện lưu loát, diễn cảm. -Máy nghe, băng nhạc III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ:.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> -Học sinh lên bảng viết lại đúng vị trí các nốt nhạc lên khuông nhạc theo yêu cầu của giáo viên. -Nhận xét 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Kể chuyện chàng Oóc Phê và cây đàn Lia -Giáo viên kể chuyện -Học sinh xem tranh minh họa cây đàn Lia -Đặt câu hỏi: +Tiếng đàn của chàng Oóc Phê hay như thế nào? +Vì sao chàng Oóc Phê cảm hóa được lão lái đò và diêm vương? +Vì sao lão lái đò không cho Oóc Phê quay lại và chết với vợ? -Rút ra kết luận: Âm nhạc có tác động rất mạnh đến đời sống, tình cảm của con người, đem đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. *Hoạt động 2: Nghe nhạc -Nhắc học sinh sửa lại tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm túc khi nghe nhạc. -Giới thiệu tác phẩm -Nghe nhạc -Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời -Học sinh nêu cảm nhận -Nghe nhạc lần thứ hai. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe -Quan sát -Trả lời câu hỏi. -Ghi nhớ. -Thực hiện -Lắng nghe, ghi nhó -Nghe nhạc -Trả lời câu hỏi -Nêu cảm nhận -Nghe nhạc. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn và nhớ các nốt nhạc đã học.. Ngày soạn: 09/04/2012. TUẦN 31 (tiết 31) ÔN TẬP HAI BÀI HÁT CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ, TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC I.Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca của hai bài hát -Ôn tập các nốt nhạc II.Chuẩn bị của giáo viên:.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> -Đàn và hát chuẩn xác hai bài hát: Chị ong nâu và em bé, tiếng hát bạn bè mình -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Bảng phụ đã kẻ khuông nhạc III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát. 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Chị ong nâu và em bé -Cho học sinh nghe giai điệu, yêu cầu học sinh -Nói tên bài hát, tên tác giả nhắc tên bài hát, tên tác giả. -Cho học sinh ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: -Học sinh ôn tập bài hát: +Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. +Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca +Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. +Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu +Chỉ định một vài nhóm thực hiện gõ đệm lời ca -Hát kết hợp vận động phụ hoạ: +Một vài nhóm thực hiện +Cả lớp trình bày bài hát kết hợp vận động phụ -Học sinh thực hiện: hoạ. +Hát kết hợp vận động phụ hoạ +Từng nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. +Nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình -Cho học sinh ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: Hát đồng thanh, hát theo nhóm, tổ. -Ôn lại bài hát: Hát đồng thanh, -Cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết nhóm, tổ tấu lời ca. -Hát kết hợp vỗ tay theo phách và -Hát và vận động phụ họa. tiết tấu lời ca. -Giáo viên nhận xét. -Hát và vận động phụ họa *Hoạt động 3: Ôn tập các nốt nhạc trên -Lắng nghe khuông. -Cho học sinh ôn tập tên nốt -Ôn tập vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn -Nói tên nốt nhạc tay. -Quan sát, ghi nhớ -Chỉ trên bảng phụ cho học sinh nói tên nốt nhạc và hình nốt đã có sẵn trên khuông. -Nói tên nốt -Trò chơi âm nhạc: Dùng 3-4 cái ly, lấy thanh kim loại họăc thước gõ vào từng cái li cho học -Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ. sinh lắng nghe, gõ nhiều lần cho học sinh phân Tham gia chơi trò chơi biệt. Mời 1 em đứng quay mặt về dưới lớp, giáo viên gõ vào li bất kì, em đó sẽ chỉ cái li vừa phát ra tiếng..
<span class='text_page_counter'>(44)</span> -Trò chơi sẽ được tiếp tục như vậy, nếu em đoán sai mời em khác lên chơi tiếp. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hăng say phát biểu, thực hành tốt. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại hai bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát. -Dặn học sinh về ôn lại nốt nhạc, nhớ vị trí của các nốt nhạc.. Ngày soạn: 16/04/2012. TUẦN 32 (tiết 32) HỌC HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN BÀI: ÂM VANG TIẾNG CỒNG BUÔN EM Nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Châu I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Âm vang tiếng cồng buôn em -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ. III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát Cùng múa hát dưới trăng để khởi động giọng 3.Bài mới:. Hoạt động của giáo viên *Hoạt động 1: Học hát bài: Âm vang của tiếng cồng buôn em -Giới thiệu bài hát: Hôm nay chúng ta sẽ được học một bài hát mang phong cách Tây Nguyên. -Giáo viên hát mẫu -Đọc lời ca theo tiết tấu -Luyện thanh: Từ 1-2 phút -Tập hát từng câu: Giáo viên đàn giai điệu từng câu khoảng 2-3 lần, nhắc học sinh lắng nghe, hát nhẩm theo đàn. Sau đó bắt nhịp cho học sinh hát hòa theo đàn. +Tập xong hai câu, cho học sinh hát nối liền hai câu,. Hoạt động của học sinh -Lắng nghe -Nghe giai điệu bài hát -Đọc lời ca -Luyện thanh -Tập hát từng câu. -Nối các câu hát.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> hướng dẫn học sinh lấy hơi, hát rõ lời, tròn tiếng, hát đúng chất Tây Nguyên. +Sửa những chỗ học sinh hát chưa đúng, tập các câu tiếp theo tương tự. -Lời hai tập tương tự như lời một. Nhắc học sinh lời hai có giai điệu giống như lời một. -Cho học sinh hát cả bài, hát theo tổ, nhóm. Hát nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. -Mời một học sinh hát lại bài hát *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Giáo viên làm mẫu. -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo phách, sau đó đổi ngược lại. -Mời cá nhân học sinh hát lại bài hát.. -Sửa sai -Tập lời hai -Thực hiện -Học sinh hát -Quan sát -Hát kết hợp vỗ tay theo phách -Thực hiện -Cá nhân hát. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu.. Ngày soạn: 23/04/2012. TUẦN 33 (tiết 33) ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT I.Mục tiêu: -Biết tên nốt, hình nốt, vị trí các nốt nhạc trên khuông -Tập biểu diễn một vài bài hát đã học II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn thuần thục các bài hát đã học -Bảng phụ kẻ khuông nhạc, khóa son và các nốt nhạc. III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra trong quá trình ôn tập nốt nhạc và tập biểu diễn các bài hát 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc -Giáo viên treo bảng phụ viết các hình nốt khác -Quan sát nhau. -Học sinh ôn lại tên các nốt nhạc trên khuông nhạc -Ôn tập tên nốt.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> bàn tay. -Ôn lại hình nốt -Chỉ bảng phụ cho học sinh đọc tên nốt và hình nốt. -Giáo viên nói tên nốt, học sinh lên bảng ghi nốt. -Nhận xét *Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát -Cho các em biểu diễn 2-3 bài hát, tạo thành một “liên khúc” -Chỉ định 3 nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-5 học sinh. Cho các em hội ý tự chọn bài hát để biểu diễn. -Mỗi nhóm lên biểu diễn sẽ hát nối các bài hát tạo thành một liên khúc. -Mời học sinh trong lớp nhận xét nhóm nào thực hiện tốt nhất. -Giáo viên nhận xét.. -Ôn hình nốt -Thực hiện -Ghi nốt nhạc -Lắng nghe -Lắng nghe -Thực hiện -Biểu diễn bài hát -Nhận xét -Lắng nghe. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Ôn tập lại các nốt nhạc.. Ngày soạn: 30/04/2012. TUẦN 34 (tiết 34) ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN BÀI HÁT I.Mục tiêu: -Hát thuộc lời và giai điệu bài hát đã được học ở học kì 1 -Học sinh tự tin biểu diễn một vài bài hát đã học II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn thuần thục các bài hát đã học -Ghi nhớ một vài các động tác phụ họa III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra trong quá trình tập biểu diễn các bài hát 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Cho học sinh tập biểu diễn các bài hát đã học -Thực hiện -Học sinh biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Nhắc học sinh biểu diễn bài hát phải tự tin, -Lắng nghe, ghi nhớ mạnh dạn, hát rõ lời, thể hiện sắc thái tình cảm.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> của bài hát. -Nhận xét. -Lắng nghe. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, vận động đẹp, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn lại các bài hát đã học ở học kì 2, hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, thể hiện sắc thái của bài hát, hát và vận động phụ họa cho bài hát. Ngày soạn: 07/05/2012. TUẦN 35 (tiết 35) ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN BÀI HÁT I.Mục tiêu: -Hát thuộc lời và giai điệu bài hát đã được học ở học kì 2 -Học sinh tự tin biểu diễn một vài bài hát đã học II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn thuần thục các bài hát đã học -Ghi nhớ một vài các động tác phụ họa III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra trong quá trình tập biểu diễn các bài hát 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên -Cho học sinh tập biểu diễn các bài hát đã học -Học sinh biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Nhắc học sinh biểu diễn bài hát phải tự tin, mạnh dạn, hát rõ lời, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. -Nhận xét. Hoạt động của học sinh -Thực hiện -Biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Lắng nghe, ghi nhớ -Lắng nghe. 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, vận động đẹp, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Nhắc học sinh về nhà phải ôn tập lại tên các nốt nhạc, nhớ vị trí của các nốt nhạc. -Nhận xét học sinh đã hoàn thành chương trình lớp 3..
<span class='text_page_counter'>(48)</span>