Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

ngu van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.84 KB, 126 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 1 Ngày soạn: Tiết 1 :. Văn bản:. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA ( Theo LÍ LAN ). I-. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm được: - Tâm trạng của người mẹ trong một đêm không ngủ được trước ngày khai trường vào lớp một của con. - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. II--TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1-Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái và ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mọi người. 2- Kỹ năng: Biết vận dụng những điều học được ở nhà trường vào trong cuộc sống. 3- Thái độ: Thấy được sự quan trọng của nhà trường đối với con người-> Ý thức học tập rèn luyện. III-_.CHUẨN BỊ: : -GV: tranh minh họa,kết hợp các phương pháp dạy học -HS : Học thuộc bài,chuẩn bị bài mới IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP –KHỞI ĐỘNG *-Ổn định: *- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị SGK và vở ghi, vở soạn bài của HS. *- Bài mới:  Giới thiệu bài: Từ lớp Một đến lớp Bảy, các em đã dự bảy lần khai trường, ngày khai trường lần nào làm em nhớ nhất? Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không? Bài văn Cổng trường mở ra học hôm nay chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường để vào lớp Một của con, những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì. *- Hoạt động: NỘI DUNG I-Đọc-hiểu văn bản: 1- Chú thích: SGK trang 8 2- Thể loại:văn bản nhật dụng II. Đọc-hiểu văn bản:  Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chú thích. - Đọc yêu cầu rõ ràng, lưu loát. - HS đọc thứ tự 10 từ trong chú thích SGK/8 - GV nhấn mạnh, khắc sâu bốn từ: nhạy cảm, háo hức, bận tâm, can đảm. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. Hỏi”Từ văn bản đã đọc, em hãy cho biết tác giả viết về cái gì, việc gì ? TL:Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con. Em hãy tóm tắt đại ý của văn bản bằng một câu văn ngắn gọn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1/ Tâm trạng của con và mẹ trong đêm trước ngày khai trường: - Con: thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư, ngủ ngon lành. - Mẹ: thao thức không ngủ. + Mẹ trằn trọc không ngủ vì luôn suy nghĩ về con và nhớ lại quá khứ của mình.  Cách viết vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra bằng lời trực tiếp.. 2/ Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ: -Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. - Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người: “… bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.“. Hỏi:Theo dõi phần đầu văn bản, em hãy cho biết người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ? TL:Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con. Hỏi: Trong đêm trước ngày khai trường đó, tâm trạng của đứa con và người mẹ có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào? Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ( nghệ thuật tương phản). Hỏi:? Theo em, tại sao người mẹ lại trằn trọc không ngủ được? + Mẹ không ngủ được có phải vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình? Hay vì lí do nào khác? (Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi lần đầu tiên được mẹ đưa đến trường:) Hỏi:? Khi nhớ những kỷ niệm ấy, lòng mẹ rạo rực những bâng khuâng xao xuyến. Hãy nhận xét cách dùng từ trong lời văn? Nêu tác dụng của cách dùng từ đó.( Dùng từ láy liên tiếp: rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến gợi cảm xúc phức tạp: vui, nhớ, thương,…) Hỏi: Trong đêm không ngủ ấy, mẹ đã làm gì cho con? Em cảm nhận tình mẫu tử nào được thể hiện trong các cử chỉ đó? TL: Mẹ đắp mền, buông mùng, nhặt đồ chơi, nhìn con ngủ, Hỏi: Trong văn bản, có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không ? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? TL: Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai mà tâm sự với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình- độc thoại nội tâm Hỏi: Phần cuối văn bản, trong đêm không ngủ, người mẹ đã nghĩ về điều gì? TL: Nghĩ về ngày hội khai trường và ảnh hưởng của giáo dục đối với trẻ em. Hỏi: Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Hỏi: Kết thúc bài văn, người mẹ nói: “…bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.“. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ? TL: Nhà trường đã mang lại cho em những gì về tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò…?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>  Qua đó, em hiểu nhà trường có vai trò như thế nào đối với cuộc sống mỗi con người ? TL: Nhà trường mang lại cho em những tri thức,tình cảm ,tư tưởng ,đạo lý,tình bạn,tình thầy trò… *. Tổng kết:  Ghi nhớ: ( SGK/9 ) III-/ Luyyện tập. Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. ? Theo em, qua văn bản Cổng trường mở ra, tác giả muốn nói về vấn đề gì ở đây ?  GV khái quát nội dung toàn bài – HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 9. Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập. - BT1/9: HS đọc nội dung bài tập và nêu ý kiến cá nhân. - BT2/9: GV hướng dẫn HS về nhà viết đoạn văn theo yêu cầu của bài tập.. Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Chọn đọc diễn cảm một đoạn trong văn bản. - Phân tích diễn biến tâm trạng của người mẹ. Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm Bài tập 2 trang 9. - Đọc BĐT trang 9. 2/ Bài sắp học: Văn bản: MẸ TÔI - Đọc kỹ văn bản – Tìm hiểu phần chú thích. - Trả lời câu hỏi phần “ Đọc – Hiểu văn bản “ SGK/11,12. - (Chú ý những chi tiết bộc lộ thái độ của người cha đối với En-ri-cô.)  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Văn bản:. MẸ TÔI.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tiết. 2:. ( Ét-môn-đô đơ A-mi-xi ). I-: MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Giúp HS : - Hiểu câu chuyện kể lại việc En-ri-cô phạm lỗi lầm, người cha bộc lộ thái độ buồn bã và tức giận qua bức thư gởi cho con. - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. - Bồi dưỡng lòng yêu thương, kính trọng đối với cha mẹ, ông bà. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Thấy được những hy sinh to lớn của cha mẹ. 2- Kỹ năng: Phải biết yêu thương kính trọng ông bà,cha mẹ.Không nên làm những điều sai trái khiến cha mẹ phải phiền lòng. 3- Thái độ: Có thái độ đúng đắn đối với ông bà,cha mẹ và những người thân trong gia đình. III_CHUẨN BỊ: GV:Tranh chân dung tác giả,tranh minh họa kết hợp các phương pháp dạy học. HS: Học bài,làm bài tập ,soạn bài mới IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG 1-Ổn định: 2-KIểm tra bài cũ * Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản Cổng trường mở ra .Nêu những nét chính về diễn biến tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. * Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài Cổng trường mở ra là gì ? 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc nhũng lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Đọc-hiểu chú thích: 1/ Tác giả, tác phẩm: Et-môn -đô đơ A-mixi(1846-1908) nhà văn Italia.Văn bản trích từ truyện viết cho thiếu nhi”Những tấm lòng cao cả” 2 Chú thích: SGK trang 11 3/ Thể loại: Truyện ngắn II. Đọc-hiểu văn bản:  Nhan đề văn bản “Mẹ tôi”: Đây là bức thư của. Hoạt động 1:  HS đọc phần Chú thích*/11 để tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm.  HS đọc văn bản qua một lần. ( Yêu cầu đọc diễn cảm, rõ ràng. Cần thể hiện được những tâm tư và tình cảm buồn, khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông với vợ mình)  HS đọc các từ và nghĩa của từ (SGK).GV khắc sâu 3 từ: lễ độ, hối hận, quằn quại. Hoạt động 2: ? Tại sao văn bản là một bức thư của người bố gởi cho con, nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ tôi” ? (Tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và các chi tiét đều hướng tới để làm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> người bố gởi cho con nhưng tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết hướng tới lại là người mẹ. 1/ Thái độ của bố đối với En-ri-cô: - Người bố hết sức buồn bã và tức giân khi thấy En-ri-cô thốt ra những lời thiếu lễ độ với mẹ. - Người bố mong En-ricô hiểu được công lao, sự hi sinh lớn lao của mẹ. 2/ En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố: - Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ricô. - Vì thái dộ kiên quyết, nghiêm khắc của bố. - Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố. *. Tổng kết:  Ghi nhớ: ( SGK/12 ) III-- Luyện tập. sáng tỏ. Qua bức thư người bố gởi cho con, người đọc thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao). ? Nguyên nhân nào dẫn đến việc bố En-ri-cô viết thư cho con ? ( Khi nói với mẹ, En-ri-cô nhỡ thốt ra một điều thiếu lễ độ) ? Qua bức thư, em thấy thái độ của người bố đối với En-ri-cô như thế nào ? Dựa vào đâu em biết được điều đó ? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy ? Người bố mong muốn ở En-ri-cô điều gì ? ? Trong bài có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô ? Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào ?  Từ hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, em có cảm nhận gì về tấm lòng các bà mẹ ? (Người mẹ có lòng thương con vô bờ bến). ? Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư cửa bố ? ? Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với con mà lại viết thư ? (Bằng cách viết thư, ông thể hiện cặn kẽ những suy nghĩ của mình, đồng thời giúp con trai không phải xấu hổ trước mặt người khác mà lại có thời gian suy nghĩ, nhận thức được vấn đề một cách sâu sắc hơn. Đó là cách góp ý vừa tế nhị, kín đáo mà lại hiệu quả). Hoạt động 3: ? Bài học sâu sắc mà em rút ra từ văn bản Mẹ tôi là gì ? (HS thảo luận nêu ý kiến cá nhân)  GV chốt ý, cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/12 Hoạt động 4- Củng cố: Đọc phần ghi nhớ trong sgk. Hoạt động 5 . HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Chọn đọc diễn cảm một đoạn trong văn bản. Học thuộc phần ghi nhớ (SGK/12) - Văn bản Mẹ tôi đã gợi cho em những suy nghĩ gì về người mẹ của em ? - Làm Bài tập 1, 2 trang 12.Đọc BĐT trang 12,13. 2/Chuẩn bị bài mới: Cuộc chia tay của những con búp bê - Đọc văn bản,đọc kỷ phần tác giả ,chú thích.. Trả lời câu hỏi trong SGK.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: Ngày soạn:. TỪ GHÉP.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tiết. 3. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt. - Biết phân biệt và vận dụng hai loại từ ghép. - Có ý thức vận dụng từ ghép đúng lúc, đúng chỗ khi nói, viết. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Nắm được cấu tạo của từ ghép. Thế nào là từ ghép đẳng lập,từ ghép chính phụ. 2- Kỹ năng; Biết vận dụng từ ghép trong quá trình làm bài. 3- Thái độ : Có thái độ đúng đắn khi vận dụng từ ghép khi nói hoặc làm bài. III-.CHUẨN BỊ: GV : Bảng phụ ghi ví dụ và bài tập. Vận dụng các phương pháp dạy học. HS : Học bài,làm các bài tập trong sgk IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG 1- Ổn đinh: 2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài mới của HS. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Ở lớp 6 các em đã học về từ và cấu tạo từ của tiếng Việt gồm từ đơn và từ phức, trong từ phức có từ ghép và từ láy. Em hãy nhắc lại thế nào là từ ghép ? (là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa). Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu kỹ về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. CÁC LOẠI TỪ GHÉP: 1/ Từ ghép chính phụ: + Từ ghép bà ngoại :  bà tiếng chính - ngoại tiếng phụ. + Từ ghép thơm phức :  thơm tiếng chính phức tiếng phụ. ( tiếng chính đứng trước tiếng phụ ) Ví dụ: bà nội , thơm ngát, … 1/ Từ ghép đẳng lập: + Từ ghép quần áo, trầm bổng : các tiếng trong từ ghép bình đẳng về mặt ngữ pháp.. Hoạt động 1:  HS đọc các ví dụ mục I.1 SGK/13. ? Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa chi tiếng chính ? ? Em có nhận xét gì về trật tự các tiếng trong những từ ấy ?  GV cho HS tìm một số từ ghép chính phụ khác.  HS đọc các ví dụ mục I.2 SGK/14. ? Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không ?  GV cho HS tìm một số từ ghép đẳng lập khác.  Qua tìm hiểu các ví dụ trên, em hiểu như thế nào là từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập ?  HS đọc ghi nhớ mục I SGK/14..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ví dụ: xe cộ, nhà cửa, ăn uống,…  Ghi nhớ: ( SGK/14 ). Hoạt động 2: ? So sánh nghĩa của từ bà ngoại vói nghĩa của tiếng chính bà (nhóm 1) và so sánh nghĩa của từ thơm phức vói nghĩa của tiếng chính thơm (nhóm 2), em thấy có gì khác nhau ? II. NGHĨA CỦA TỪ  Từ đó, em có nhận xét (rút ra kết luận) gì về nghĩa của từ GHÉP: ghép chính phụ ? + Nghĩa của từ bà ngoại  GV chốt ý. có nghĩa hẹp hơn nghĩa ? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng của tiếng gốc bà. quần, áo (nhóm 1) và so sánh nghĩa của từ trầm bổng với + Nghĩa của từ thơm nghĩa của mỗi tiếng trầm,bổng phức có nghĩa hẹp hơn ( nhóm 2), em thấy có gì khác nhau ? nghĩa của tiếng gốc  Từ đó, em có nhận xét (rút ra kết luận) gì về nghĩa của từ thơm . ghép đẳng lập ?  Từ ghép chính phụ có  GV chốt ý. tính chất phân nghĩa.  HS đọc ghi nhớ mục II SGK/14. + Nghĩa của từ quần áo, trầm bổng khái quát hơn Hoạt động 3: nghĩa của các tiếng tạo BT1/15: Nêu yêu cầu BT. Hai HS lên bảng làm, cả lớp làm nên nó. vào vở. GV chấm điểm 3 bài đầu tiên. Cả lớp cùng sửa bài  Từ ghép đẳng lập có làm trên bảng. tính chất hợp nghĩa.  Ghi nhớ: ( SGK/14 ) BT2/15: HS chép lại và làm vào vở BT – GV kiểm tra, nhận III. LUYỆN TẬP: xét cho điểm. Bài 1/15:  bút mực(chì), thước dây(cây), mưa phùn(rào), làm + Từ ghép chính phụ: duyên(nũng) , ăn xin(chực), trắng toát (tinh), vui tai (tính), lâu đời, xanh ngắt, nhà nhát gan(kháy). máy, nhà ăn, cười nụ. BT3/15: HS chép lại và làm vào vở BT, GV kiểm tra, nhận + Từ ghép đẳng lập: suy xét, đánh giá. nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi. non thích đẹp Bài 2/15: Điền thêm  núi ham xinh tiếng để tạo thành từ sông muốn tươi ghép chính phụ. mũi hỏi đẹp Bài 3/15: Điền thêm mặt học tươi tiếng để tạo thành từ mày tập tốt ghép đẳng lập. BT4/15: HS đọc BT, thảo luận, trả lời câu hỏi. Bài 4/15: + sách, vở là những DT chỉ sự vật dưới dạng cá thể, có thể + Có thể nói một cuốn đếm được. sách, một cuốn vở. + sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung Không thể nói một cuốn cả loại. sách vở. BT5/15,16: HS chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời một câu trong bài tập. Bài 5/15,16: hoa hồng,.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> áo dài, cà chua, cá vàng : tên gọi của một loài hoa, loại áo, loại cà, loại cá cảnh. Bài 6/16: ( BTVN) Bài 7/16: (BTVN) 4- Củng cố:. BT6/,16: GV hướng dẫn HS về nhà làm bằng cách tra Từ điển Tiếng Việt để giải bài tập này. (mát: dịu, không nóng, chỉ cảm giác khoan khoái, dễ chịu tay:bộ phận trên cơ thể người nối liền với vai mát tay: giỏi trong việc chữa bệnh, chăm sóc, chăn nuôi…) BT7/16: GV hướng dẫn HS làm ở nhà. Phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng: máy hơi nước, than tổ ong , bánh đa nem Hoạt động 4: Củng cố:. Hoạt động 5- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc phần ghi nhớ (SGK/14). Làm BT 6,7/16 - Đọc BĐT trang 16 2/Chuẩn bị bài mới: Từ Láy Xem phần tìm hiểu bài,ghi nhớ và bài luyện tập SGK trang 41-43  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết 4. LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS hiểu: - Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy phải được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa. - Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính chất liên kết. - Có ý thức xây dựng – trình bày vấn đề có tính liên kết. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức:Nắm được liên kết trong văn bản dựa vào hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa. 2- Kỹ năng: Biết vận dụng tính liên kết trong việc tạo lập văn bản. 3- Thái độ : Biết viết, nói có liên kết ý rõ ràng,mạch lạc. III-CHUẨN BỊ: GV : Bảng phụ ghi phần bài tập..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HS : Học bài, làm bài,viết đoạn văn liên kết. IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG 1-Ổn định: 2-Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc soạn bài mới của HS. - Giới thiệu chương trình phân môn TLV 7. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: GV cho HS nhắc lại những kiến thức đã học về văn bản đã học ở lớp 6: Văn bản là gì? (VB là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp ) GV: Sẽ không thể hiểu được một cách cụ thể về văn bản, cũng như khó có thể tạo lập được những văn bản tốt, nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ về một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản là liên kết. Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về Liên kết trong văn bản. NÔI DUNG I. Liên kết và các phương tiện liên kết trong văn bản: 1/ Tính liên kết của văn bản: Ghi nhớ 1 SGK trang18 2/ Phương tiện liên kết trong văn bản: + Liên kết về phương diện nội dung ý nghĩa. + Liên kết về phương diện hình thức ngôn ngữ ( từ, câu,…).  Ghi nhớ 2 SGK/18 II. LUYỆN TẬP: Bài 1/18: Các câu văn xếp theo thứ tự là: (1) - (4) - (2) - (5) - (3).. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1:  HS đọc ví dụ mục I.1(a)SGK/17. ? Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như thế thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói chưa ? ( En-ri-cô không thể hiểu được).  GV cho HS đọc mục 1(b)/17 để tìm lí do khiến đoạn văn trể nên khó hiểu. ( giữa các câu văn chưa có sự liên kết ). ? Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì ?  GV kết luận: Chỉ có các câu văn chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo sẽ làm nên văn bản, chúng cần phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau thì mới tạo nên văn bản. (GV lấy vd về CTTĐ).  HS đọc điểm 1 trong Ghi nhớ SGK/18. Hoạt động 2:  HS thảo luận câu hỏi 2(a)SGK/18.  GV cho HS rút ra kết luận: Liên kết trong văn bản trước hết là sự liên kết về nội dung ý nghĩa.  GV: Nhưng nếu chỉ có sự liên kết về nội dung ý nghĩa không thôi thì đã đủ chưa ?  Cho HS đọc và thảo luận câu 2(b)SGK/18 ? Tìm trong văn bản Cổng trường mở ra những câu tương ứng với những câu trong ví dụ 2(b) So sánh để nhận ra bên nào có sự liên kết và bên nào không có sự liên kết.(Các câu trong vd 2.b không liên kết). ? Tại sao chỉ do để sót mấy chữ còn bây giờ và chép nhầm chữ con thành đứa trẻ mà những câu văn đang liên kết trở nên rời rạc ? ? Từ hai ví dụ trên, em hãy cho biết: Một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì ? Cùng với điều kiện ấy, các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện gì ?  GV kết luận: Bên cạnh sự liên kết về nội dung ý nghĩa, văn bản.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bài 2/19: Các câu chưa có tính liên kết vì chúng không nói về cùng một nội dung. Bài 3/19: Các từ điền theo thứ tự: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là. Bài 4/19: ( BTVN ). còn cần phải có sự liên kết về phương diện hình thức ngôn ngữ(từ,câu,…)  HS đọc phần Ghi nhớ SGK/18. Hoạt động 3: BT1/18: HS đọc kỹ các câu văn và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lý để đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ. BT2/19: HS đọc kỹ đoạn văn- Cho biết các câu văn có tính liên kết chưa và giải thích vì sao ? ( Không có một “cái dây tư tưởng” nào nối liền các ý của những câu văn đó). BT3/19: HS đọc kỹ đoạn văn thảo luận nhóm để điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống BT4/19: HS đọc BT, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. (Hai câu văn còn nối kết với câu thứ ba đứng sau đó – thành một thể thống nhất – làm cho toàn đoạn văn trở nên liên kết chặt chẽ với nhau). Hoạt động 4: Củng cố. Hoạt động5-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc phần ghi nhớ (SGK/18). -Đọc BĐT trang 19,20. 2/Chuẩn bị bài mới: Bố cục trong văn bản  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. TUẦN 2 Ngày soạn: Tiết : 5 + 6. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ Văn bản:. ( Theo KHÁNH HOÀI ).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện . Cảm nhận được những đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy. Biết quý trọng tình cảm gia đình, có lòng nhân ái và vị tha. - Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động. - Rèn luyện kỹ năng kể chuyện ở ngôi thứ nhất, kỹ năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức:Cảm nhận được nỗi đau đớn,xót xa của những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm ,chia sẽ và biết quý trọng gia đình. 2- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng kể chuyện ở ngôi thữ nhất,kỹ năng miêu tả,phân tích tâm lí nhân vật. 3- Thái độ: Biết trân trọng tình cảm gia đình III- CHUẨN BỊ: GV: Phương pháp nêu vấn đề,thảo luận .Tranh minh họa HS: Học bài ,soạn bài theo câu hỏi trong sgk IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG 1-Ổn định: 2-Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt nội dung văn bản Mẹ tôi. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô trong văn bản là một thái độ như thế nào? Lí do gì đã khiến ông bộc lộ thái độ ấy ? - Cảm nhận của em về hình ảnh và vai trò của người mẹ qua hai văn bản nhật dụng đã học Cổng trường mở ra và Mẹ tôi ? 3-Bài mới:  Giới thiệu bài: Cuộc chia tay của những con búp bê là một câu chuyện cảm động kể về hai anh em Thành – Thủy rất ngoan, rất thương yêu nhau nhưng chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, phải đau đớn chia tay nhau khi bố mẹ chúng không sống với nhau nữa. Cuộc chia tay đó diễn ra như thế nào, và qua đó người kể muốn gởi gắm đến với chúng ta điều gì ?... * Hoạt động: NỘI DUNG I. ĐỌC- CHÚ THÍCH VB: 1 - Văn bản trích từ Tuyển tập thơ văn được giải thưởng trong cuộc thi viết về quyền trẻ em,năm 1992. 2-Từ khó SGK trang 26 3-Thể loại: Truyện ngắn. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1:  GV cho HS tóm tắt văn bản theo bố cục: Tâm trạng của hai anh em Thành – Thủy trong đêm và sáng hôm sau khi mẹ giục chia đồ chơi/ Thành đưa Thủy đến lớp chào chia tay cô giáo cùng các bạn / Cuộc chia tay đột ngột ở nhà.  HS đọc một vài đoạn văn hay và xúc động trong bài. Hoạt động 2:  HS thảo luận câu hỏi 1,2 SGK/26,27.  GV tổng kết, nhận xét và bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> II. ĐOC- HIỂU VĂN BẢN:. Hỏi: Tại sao tên truyện lại là Cuộc chia tay của những con búp bê ? Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không ? + Những con búp bê gợi cho em có suy nghĩ gì ? + Trong truyện chúng có chia tay thật không ? Chúng đã mắc lỗi gì, vì sao chúng phải chia tay ? ( Tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện được ý đồ tư tưởng mà người viết muốn thể hiện ).. 1/ Hai anh em ThànhThủy: Hai anh em rất mực gần gũi, thương yêu, Hỏi: Hai anh em Thành-Thủy trong truyện rất mực gần chia sẻ và luôn quan tâm gũi, thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau. Em đến nhau. hãy tìm và phân tích các chi tiết thể hiện điều đó.  Trong các chi tiết ấy, chi tiết nào làm em cảm động nhất? Vì sao ?. ( Hết tiết 5, chuyển sang tiết 6 ) 2/ Những cuộc chia tay: + Cuộc chia tay giữa bố và mẹ . + Cuộc chia tay của những con búp bê. + Cuộc chia tay của Thủy với lớp học: - Thủy bật lên khóc thút thít. - Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.  Cuộc chia tay đầy cảm động và cũng bất ngờ. + Cuộc chia tay của hai anh em: - Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em chạy vội vào nhà…ôm ghì lấy con búp bê…Em khóc nức lên… nắm tay tôi dặn dò… Tôi khóc nấc lên…  Tâm hồn trong sáng, vị. Hỏi: Trong truyện có mấy cuộc chia tay ? Cuộc chia tay nào làm em cảm động nhất ? Vì sao ? Hỏi: Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn ? Theo em có cách nào để giải quyết được mâu thuẫn ấy không ? Hỏi: Kết thúc truyện, Thủy đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì ?  HS đọc đoạn: “ Gần trưa …trùm lên cảnh vật “  GV chia nhóm cho HS thảo luận câu hỏi 5,6 SGK/27. + Các chi tiết: Thủy bật lên khóc thút thít. – Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. Sự ngạc nhiên, niềm thương xót Cuộc chia tay đầy cảm động và bát ngờ. + Tâm trạng của Thành: Đây là một diễn biến tâm lí được miêu tả rất chính xác. Nó làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật trong truyện.  HS đọc đoạn còn lại: “Cuộc chia tay đột ngột … đi mất hút.”  GV chia nhóm cho HS thảo luận câu hỏi sau: ? Vào lúc sắp ra đi, hình ảnh của Thủy hiện lên qua những chi tiết nào ?  Em hiểu gì về Thủy qua những chi tiết đó ? Hỏi: Thủy dặn anh trai không để hai con búp bê xa nhau nói lên điều gì?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> tha, thắm thiết tình nghĩa anh em, phải chịu nỗi  GV chốt ý. đau không đáng có. Hoạt động 3: Hỏi: Qua câu chuyện này, theo em, tác giả muốn nhắn gởi đến mọi người điều gì ? Nghệ thuật kể chuyện như thế nào? Có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ? Tổng kết: Ghi nhớ: ( SGK/27 ). Hoạt động 4: Củng cố  GV tổng kết. Gọi một HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK/27.. III- Luyện tập: Đọc diễn cảm một đoạn mà em thích.. Hoạt động 4: Củng cố. Hoạt động 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: -Đọc diễn cảm bài văn. Nắm kỹ nội dung bài học. -Học thuộc phần Ghi nhớ (SGK/27). - Đọc bài đọc thêm trang 27,28. 2/Chuẩn bị bài mới: Những câu hát về tình cảm gia đình,quê hương,đất nước -Đọc và tìm hiểu bài học. -Trả lời các câu hỏi trong SGK/ 35,36,37,38,39,40  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 7. BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS hiểu rõ: - Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản. - Thế nào là một bố cục rành mạch, hợp líđể bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm. - Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục, để từ đó có thể làm Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Nắm được bố cục và cách xây dựng bố cục trong văn bản. 2- Kỹ năng: Biết cách xây dựng bố cục khi làm bài. 3- Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng bố cục trong văn bản. III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV:- Bảng phụ ghi bài tập. Vận dụng phương pháp quy nạp,nêu vấn đề. HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: - Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản.Để văn bản có tính liên kết, người viết,(người nói) phải làm thế nào ? - Kiểm tra bài tập, bài soạn của HS. 3- Bài mới  Giới thiệu bài: Để đạt được mục đích giao tiếp, văn bản không thể được viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng, hợp lí. Vậy bố cục của văn bản là gì và cách xây dựng như thế nào?... NỘI DUNG I-Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản 1/ Bố cục của văn bản: ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI. - Tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ. - Nguyện vọng gia nhập đội. - Lời hứa.  Bố cục: sắp xếp các thứ tự thành một trình tự rành mạch, hợp lí.. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1:  GV cho HS đọc và thảo luận trả lời câu hỏi mục I.1.a SGK/28. ? Văn bản sẽ như thế nào nếu các ý trong đó không được sắp xếp theo trật tự, thành hệ thống ? ? Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lí được gọi là bố cục. Em hãy cho biết: Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm tới bố cục ?  GV chốt ý.  HS đọc điểm1 trong Ghi nhớ SGK/30. Hoạt động 2:  HS đọc hai câu chuyện trong mục 2 SGK/29 và trả lời các câu hỏi. Hỏi: Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa ? Em có nhận xét gì về một văn bản như thế ? Hỏi: Bản kể trong sách NV6.T1 và bản kể trong 2 ví dụ trên đều có những câu văn về cơ bản thì giống nhau. Vậy vì sao văn.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bài tập bản kia dễ tiếp nhận và thực sự gây hứng thú, còn văn bản này 1/30: lại khó tiếp nhận, khó nắm được ? 2/ Những yêu cầu về Theo em, nên sắp xếp bố cục hai văn bản trên như thế nào ? bố cục trong văn  GV kết luận: Muốn được tiếp nhận dễ dàng thì các đoạn bản: mạch trong văn bản phải rành rẽ, rõ ràng. Có nghĩa là trong văn bản cần phải có bố cục rành mạch, rõ ràng từng phần, + Bố cục cần rành từng đoạn. mạch ( rõ ràng từng Hỏi: Văn bản nêu trong ví dụ gồm mấy đoạn văn? Nội dung phần, từng đoạn ). mỗi đoạn có tương đối thống nhất không? Ý của các đoạn văn + Bố cục cần phải có phân biệt với nhau tương đối rõ ràng không? Cách kể hợp lí. chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào? Vì sao vậy ?( Cách kể Ghi nhớ: SGK trang ấy khiến cho câu chuyện không còn nêu bật được ý nghĩa 30. phê phán và không còn buồn cười nữa.). ? Vậy theo em, bố cục văn bản còn phải như thế nào để giúp 3/ Các phần của bố cho văn bản đạt mức cao nhất mục đích giao tiếp mà người tạo cục: lập đặt ra ?(bố cục hợp lí). - Mở bài  GV chốt ý  HS đọc điểm 2 trong Ghi nhớ/30. - Thân bài Hoạt động 3: - Kết bài  GV cho HS nhắc lại nhiệm vụ ba phần MB,TB,KB trong văn + Cần phân biệt rõ bản miêu tả (nhóm1) và văn bản tự sự (nhóm 2). ràng nhiệm vụ của + Văn bản miêu tả: MB tả khái quát – TB tả chi tiết – KB tóm mỗi phần. tắt về đối tượng và phát biểu cảm nghĩ. + Văn bản tự sự: MB giới thiệu chung về nhân vật và sự việc – TB kể diễn biến của sự việc – KB kể kết cục của sự việc.  Ghi nhớ: ( SGK/30 ) Hỏi: Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần không ? Vì sao ? (Yêu cầu về sự rành mạch không cho phép các phần II. LUYỆN TẬP: trong văn bản được lặp lại).  HS thảo luận câu (c),(d) ở mục 3 SGK/29,30.  GV chốt ý  HS đọc phần Ghi nhớ/30. Bài 2/30: BT2/30: Bố cục của văn bản HS ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con Cuộc chia tay của búp bê. những con búp bê. BT3/30,31: Bài 3/30,31: HS đọc BT3, thảo luận và trả lời câu hỏi. Bố cục của văn bản + Các ý 1,2,3 ở TB chỉ mới kể lại việc học tốt chứ chưa báo cáo chưa thật phải là trình bày kinh nghiệm học tốt. rành mạch và hợp lí. + Ý 4 lại không nói về học tập. Hoạt động 4: Củng cố. Hoạt đông 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc phần Ghi nhớ (SGK/30). - Tiếp tục hoàn thiện BT3/30,31..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2/ Bài mới: Mạch lạc trong văn bản Đọc kỹ nội dung trong bài học. - Trả lời các câu hỏi SGK/31,32. - Chuẩn bị phần Luyện tập SGK/32,33,34 .  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 8. MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh. - Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài TLV. - Bước đầu biết tạo lập những văn bản có tính mạch lạc. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Nắm được mạch lạc trong văn bản là liên tục ,không đứt đoạn. 2- Kỹ năng: Biết tạo lập văn bản có tính mạch lạc. 3- Thái độ: Thấy được tầm quan trong vủa sự mạch lạc trong nói,viết. III.CHUẨN BỊ: GV- Bảng phụ ghi bài tập. Phương pháp quy nạp HS- Học bài,chuẩn bị bài mới IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1- Ổn định:: 2- Kiểm tra bài cũ: - Bố cục là gì? Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm tới bố cục ? - Hãy nêu các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí ? 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Văn bản không đòi hỏi phải có tính liên kết, có bố cục rành mạch, hợp lí mà còn phải mạch lạc. Vậy mạch lạc trong văn bản là gì ? Yêu cầu như thế nào ? NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> I- Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản: 1/ Mạch lạc trong văn bản: + Mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. 2/ Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc:  Ghi nhớ: ( SGK/32 ) II. LUYỆN TẬP: Bài 1/32,33: a) Tâm trạng và những suy nghĩ của người bố qua búc thư gởi cho con  Công lao và tình cảm của người mẹ. b) Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa. Bài 2/33: ( BTVN ). Hoạt động 1: Hình thành khái niệm mạch lạc trong văn bản.  GV cho HS thảo luận và trả lời các ý nêu ở điểm 1(a) SGK/31. ( Mạch lạc trong văn bản có tất cả những tính chất nêu ở điểm 1(a)/31) Hỏi: Có người cho rằng: Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao? Hoạt động 2: Tìm hiểu các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc.  HS thảo luận và trả lời các ý nêu ở điểm 2(a) SGK/31.  GV nhận xét và kết luận. ( Một văn bản có thể kể về nhiều sự việc, nói về nhiều nhân vật nhưng nội dung phải luôn bám sát đề tài, luôn xoay quanh sự việc chính với những nhân vật chính )  HS thảo luận và trả lời các ý nêu ở điểm 2(b) SGK/32.  GV nhận xét, đánh giá và kết luận. ( Trong mỗi văn bản cần phải có một mạch văn thống nhất, trôi chảy liên tục qua suốt các phần, các đoạn, tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí  Mạch lạc và liên kết có sự thống nhất với nhau )  HS thảo luận và trả lời các ý nêu ở điểm 2(c) SGK/32.  GV nhận xét, đánh giá và kết luận. ( Các bộ phận trong văn bản phải nhất thiết liên hệ chặt chẽ với nhau một cách tự nhiên, hợp lí  Một văn bản vẫn có thể mạch lạc khi các đoạn trong đó liên hệ với nhau về không gian, về tâm lý, về ý nghĩa, về thời gian, miễn là sự liên hệ ấy hợp lí, tự nhiên )  HS đọc phần Ghi nhớ SGK/32. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập. BT1/32,33: Tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản.  HS đọc các văn bản. + Chủ đề chung xuyên suốt các phần, các đoan và các câu của mỗi văn bản là gì ? + Trình tự tiếp nối của các phần, các đoạn, các câu trong văn bản có giúp cho sự thể hiện chủ đề được liên tục, thông suốt và hấp dẫn không ?BT2/33: GV hướng dẫn HS về nhà làm BT2/33. + Ý tứ chủ đạo của văn bản là gì ? ( Xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê Việc thuật lại quá tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của hai người lớn có thể làm cho ý tứ chủ đạo của văn bản bị phân tán, không giữ được sự thống nhất, và do đó làm mất sự mạch lạc của câu chuyện.) Hoạt động4- Củng cố:. Hoạt động5:. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> -Học thuộc phần Ghi nhớ (SGK/32). -Làm BT2-SGK/34 2/ Bài sắp học: Quá trình tạo lập văn bản (SGK trang45-47) Chuẩn bị bài viết số 1 ở nhà ( chú ý 4 đề trong SGK trang 44-45)  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn:. TUẦN 3. Tiết 9. CA DAO , DÂN CA Văn bản:. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hiểu khái niệm ca dao, dân ca. - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình. - Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Hiểu được thế nào là ca dao dân ca.Nắm được ý nghĩa các bài ca dao nói về tình cảm gia đình. 2- Kỹ năng: Thuộc những bài ca dao và biết cách vận dụng cho phù hợp. 3- Thái độ: Hiểu được ca dao và ý nghĩa sâu xa mà người xưa thể hiện qua những câu hát. III-CHUẨN BỊ: GV:Những bài hát về dân ca ba miền. Sưu tầm một số câu ca dao về tình cảm gia đình. HS: Chuẩn bị một số bài ca dao dân ca. Soạn bài theo sgk IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG:: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ - Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả muốn nhắn gởi đến mọi người điều gì ? Nêu những nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả. - Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê. Trình bày những cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản này. 3- Bài mới  GIỚI THIỆU BÀI: Ca dao, dân ca là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng, là thơ ca trữ tình dân gian, phát triển và tồn tại để đáp ứng những nhu cầu và những hình thức bộc lộ tình cảm.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> của nhân dân. Những câu hát về tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá phong phú trong kho tàng ca dao dân tộc, đã diễn tả chân thật, xíc động những tình cảm vừa chân thật, ấm cúng, vừa rất thiêng liêng của con người Việt Nam… NỘI DUNG I-Đọc -hiểu chú thích 1- Khái niệm về ca dao, dân ca: ( Xem chú thích* SGK/35 ) 2-Chú thích: SGK trang 35-36 II. Đọc -hiểu văn bản: Bài 1: “Công cha …con ơi!” Lời mẹ ru con, nói với con về công lao của cha mẹ. + Cách so sánh ví von đã diễn tả công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái  nhắc nhở về bổn phận, trách nhiệm của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy. Bài 4: “Anh em…vui vầy.” Lời của ông bà (hoặc cô bác) nói với cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em tâm sự với nhau. Là tiếng hát về tình cảm anh em thân thương, ruột thịt.  Nhắc nhở anh em phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng.  Ghi nhớ: ( SGK/36 ) III. LUYỆN TẬP: Học sinh đọc diễn cảm các bài ca dao. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1: Hỏi: Em đã nghe nói về ca dao, dân ca. Vậy em hiểu như thế nào là ca dao, dân ca ?  HS đọc phần Chú thích* SGK/35 Hoạt động 2:  HS đọc diễn cảm bốn bài ca dao trong SGK/35.  GV nhận xét và cho HS tìm hiểu các từ ngữ chú thích trong SGK. Hoạt động 3:  HS đọc bài ca dao số 1. Hỏi: Lời của bài ca dao là lời của ai nói với ai ? Tại sao em khẳng định như vậy ? Hỏi: Tình cảm mà bài ca dao muốn diễn tả là tình cảm gì ? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này. Gợi ý: + Bài ca dao đã có các cách so sánh nào? Cách so sánh đó đã thể hiện điều gì? (Công lao to lớn của cha mẹ được thể hiện như thế nào?) + Từ láy mênh mông có thể diễn tả thêm ý gì khi nói về công ơn cha mẹ? + Chín chữ cù lao ở cuối bài ca dao đã thể hiện điều gì?  GV cho HS tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ. ž HS đọc bài ca dao số 4. Hỏi: Bài 4 là lời của ai nói với ai và về vấn đề gì ? Tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào ? Hỏi: So sánh tình cảm anh em với tay, chân nói lên tình anh em gắn bó nhau đến mức nào? Hỏi: Tại sao anh em lại phải thương yêu nhau ? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì ? Hoạt động 4: ? Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó ? ? Những biện pháp nào được sử dụng trong bốn bài ca dao này ?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> (Thể thơ lục bát - âm điệu tâm tình, thủ thỉ - các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc).  HS đọc phần Ghi nhớ SGK/36. Hoạt động 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc lòng bốn bài ca dao về tình cảm gia đình. Học thuộc Ghi nhớ/36. - Tìm và chép lại một số bài ca dao khác có nội dung tương tự. - Làm BT2*-SGK/36 2/Bài soạn: Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI - Đọc kỹ 4 câu ca dao trong bài và phần Chú thích SGK/37,38,39. - Trả lời các câu hỏi ở phần “Đọc – Hiểu văn bản” SGK/39,40. - Sưu tầm một số câu ca dao có nội dung tương tự.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 10. I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:. Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI Giúp HS :.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người. - Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1-Kiến thức: Nắm được nội dung ,ý nghĩa những bài ca dao về tình yêu quê hương,đất nước,con người. 2- Kỹ năng: Thuộc lòng những bài ca dao và biết cách vận dụng vào trong cuộc sống. 3- Thái độ: Yêu quê hương đất nước,trân trọng những thành quả mà cha ông đã dựng nên. III.CHUẨN BỊ : GV - Đĩa CD về dân ca ba miền. HS: Soạn bài,học thuộc những câu hát vê quê hương .đất nước D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG 1- Ổn định: 2- KIểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bốn bài ca dao về tình cảm gia đình đã học. Phân tích một bài ca dao mà em thích nhất trong bài. - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bốn bài ca dao về tình cảm gia đình đã học. Trong bốn bài ca dao đó, em thích bài nào nhất? Vì sao ? 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Tình yêu quê hương, đất nước, con người được mở rộng và nâng cao từ tình cảm gia đình. Đó là niềm tự hào về cảnh đẹp, sự giàu có, sự phong phú và bản sắc riêng của từng vùng quê, từng miền đất nước. Trong kho tàng ca dao, dân ca cổ truyền Việt Nam, các bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người rất phong phú. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học về bốn bài ca dao tiêu biểu thuộc chủ đề này. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH I. Đọc, chú thích văn bản: Hoạt động 1: ( Xem SGK/38,39 )  GV đọc mẫuCho HS đọc lại và tìm hiểu phần chú II.Đọc- hiểu văn bản: thích trong SGK Bài 1: “ Ở đâu…có thành tiên Hoạt động 2: xây.”  HS đọc lại bài ca dao số 1 Thảo luận câu hỏi 1 Lời hát đối đáp để thể hiện, (SGK/39) chia sẻ sự hiểu biết cũng như ? Tại sao nói bài ca dao là lời hát đối đáp? Em hiểu niềm tự hào và tình yêu đối với thế nào về hát đối đáp? (Là hình thức để trai gái quê hương, đất nước. thử tài nhau về kiến thức địa lí, lịch sử…) Bài 4: “Đứng bên ni… hồng ban mai.” + Dòng thơ kéo dài (12 tiếng), cùng các điệp ngữ, đảo ngữ, đối  Cánh đồng mênh mông, trù phú,. ? Vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm như vậy để đối đáp ?  HS đọc lại bài ca dao số 4 ? Hai dòng tơ đầu của bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> đầy sức sống. Gợi cảm xúc yêu quê hương, yêu đời. + Hình ảnh so sánh “Thân em… ban mai”  Vẻ đẹp trẻ trung, sức sống thanh xuân của người thôn nữ. Tổng kết:  Ghi nhớ: ( SGK/40 ) III- LUYỆN TẬP : Đọc diễn cảm các bài ca dao. gì ? ? Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4. ? Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì ?  GV cho HS thảo luận nêu cách hiểu khác về bài ca dao này. Hoạt động 3: ? Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca là gì ? ? Nét chung về nghệ thuật của bài ca dao này là gì ?  HS đọc phần Ghi nhớ SGK/40. Hoạt động 4- Củng cố. Hoạt động5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc lòng bốn bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Học thuộc Ghi nhớ/40. - Tìm và chép lại một số bài ca dao khác có nội dung tương tự. - Làm BT1-SGK/40. 2/ Bài sắp học: TỪ LÁY - Đọc kỹ nội dung trong bài. Soạn bài theo câu hỏi SGK/41,42. - Chuẩn bị phần BT – SGK/43.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 11. TỪ LÁY. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. - Hiểu cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Nắm được cấu tạo và ý nghĩa của từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. 2- Kỹ năng: Biết vận dụng 2 loại từ láy vào việc tạo lập văn bản. 3- Thái độ: Có thói quên sử dụng từ láy trong tạo lập văn bản III-CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ ghi ví dụ và bài tập.Phương pháp đặt câu hỏi,nêu vấn đề HS: Học bài,chuẩn bị bài mới IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ:: - Có mấy loại từ ghép? Cho ví dụ về mỗi loại. Vẽ sơ đồ về từ ghép chính phụ. - Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập có nghĩa như thế nào? Cho ví dụ. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Các em đã biết khái niệm về từ láy. Đó là từ phức có sự hòa phối âm thanh. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về các loại từ láy và cơ chế tạo nghĩa của từ láy. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Các loại từ láy: + Từ láy toàn bộ: đăm đăm, bần bật, thăm thẳm,… + Từ láy bộ phận: liêu xiêu, mếu máo,...  Ghi nhớ: ( SGK/42 ) Bài tập1/43:. Hoạt động 1:  HS đọc và trả lời các câu (1),(2),(3) –SGK/41.  GV chốt ý  cho HS nêu ví dụ.  HS đọc Ghi nhớ SGK/42.  GV hướng dẫn cho HS làm bài tập 1 SGK/43. + Từ láy toàn bộ: thăm thẳm, chiêm chiếp, bần bật. + Từ láp bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề. Hoạt động 2:. II. Nghĩa của từ láy:  Ví dụ: Các từ láy: + ha hả, oa oa, tích tắc,…mô phỏng âm thanh.  HS tìm hiểu ví dụ Mục II.1-SGK/42. + lí nhí, li ti, ti hí,…biểu thị tính chất nhỏ bé. + nhấp nhô, phập phồng,…biểu thị trạng thái vận động khi nhô lên khi hạ xuống, khi phồng khi xẹp. + mềm mại: biểu cảm hơn mềm. + đo đỏ: sắc thái giảm nhẹ hơn đỏ.  Ghi nhớ: ( SGK/42 ) III. Luyện tập: Bài 2/43: Điền tiếng láy vào trước.  HS tìm hiểu ví dụ Mục II.2-SGK/42.  HS tìm hiểu ví dụ Mục II.3-SGK/42.  GV chốt ý. Cho HS đọc phần Ghi nhớ SGK/42. Hoạt động 3: BT2/43: HS đọc bài tập. Mỗi tổ 1 HS lên bảng làm..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> hoặc sau tiếng gốc để tạo từ láy: Bài 3/43: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu: Bài 4/43: Đặt câu với từ láy: Bài 5/43: Các từ được nêu ra đều là từ ghép.. BT3/43: GV nêu yêu cầu của BT. HS làm nhanh trên giấy để nộp. GV chấm điểm 3 bài đầu tiên. Cả lớp cùng sửa BT. BT4/43: Gọi 5 HS lên bảng làm , mỗi em một từ. BT5/43: HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. GV lưu ý HS cần phân biệt từ láy với từ ghép. BT6/43: GV hướng dẫn HS về nhà làm. Hoạt động 4- Củng cố. Bài tập 6/43: (BTVN). Hoạt động 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc Ghi nhớ/42. - Làm BT 6/43. - Đọc BĐT SGK/44.. 2/ Chuẩn bị bài: Đại từ Xem phần tìm hiểu bài,luyện tập,ghi nhớ  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 12. QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Nắm được quá trình các bước tạo lập văn bản để có thể viết văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Thông qua việc tiếp nhận kiến thức và luyện tập có điều kiện củng cố kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. - Có ý thức để đạt được kết quả tốt trong việc luyện tập văn bản. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Biết được cách tạo lập văn bản,sự liên kết,mạch lạc trong văn bản. 2- Kỹ năng: Có ý thức đạt được kết quả tốt trong quá trình tạo lập văn bản. 3- Thái độ: Có ý thức để đạt được kết quả tốt trong việc luyện tập văn bản. III--CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ ghi ví dụ và bài tập.Phương pháp nêu vấn đề,quy nạp HS: Học bài,làm bài tập,chuẩn bị bài mới IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là một văn bản có tính mạch lạc ?. - Thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lí ?. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Các em đã được học về bố cục và mạch lạc trong văn bản. Hãy suy nghĩ xem học kiến thức và kĩ năng ấy để làm gì? Để hiểu và nắm vững những vấn đề đã học đó là quá trình taọ lập văn bản các em được học hôm nay. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Các bước tạo lập văn bản: 1- Khi cần trao đổi, giao tiếp với người khác thì có nhu cầu tạo lập văn bản. 2- Các bước tạo lập văn bản: a) Định hướng chính xác b) Tìm ý và sắp xếp ý để có bố cục rành mạch, hợp lí. c) Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục. (viết thành văn). Hoạt động 1: ? Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ?. d) Kiểm tra lại văn bản..  HS đọc câu 5 SGK/45, thảo luận và trả lời câu hỏi.GV chốt ý: Kiểm tra lại văn bản đã viết. ? Như vậy, để có một văn bản đạt yêu cầu, người tạo lập văn bản cần thực hiện các bước như thế nào ?  HS đọc Ghi nhớ SGK/46..  Ghi nhớ: ( SGK/46 ).  HS đọc và thảo luận Mục I.2 SGK/45. Định hướng văn bản. ? Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải làm gì để viết được văn bản ? ? Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa? Hãy xác định những yêu cầu cần đạt được trong việc viết thành văn nêu ở câu 4 SGK/45.. II. Luyện tập: Bài 1/46:  oạt động 2: H Bài 2/46: Cần xác định: Văn BT1/46: HS thảo luận và trả lời các câu hỏi ở BT1. bản viết (nói) về cái gì. Viết BT2/46: HS thảo luận và tham gia trả lời câu hỏi ở.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> (nói) cho ai. Bài 3,4/46,47: (BTVN). BT2. BT3,4/46,47: GV hướng dẫn HS về nhà làm.. . HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc Ghi nhớ/46. - Làm BT 3,4 SGK/46,47. - Đọc Bài đọc thêm SGK/47. 2/Chuẩn bị bài: Luyện tập tạo lập Văn bản: Xem phần tìm hiểu bài,ghi nhớ.bài tập. BÀI VIẾT SỐ 1 ( Bài làm ở nhà ) Đề bài: Em đã có một lần mắc khuyết điểm ( hoặc làm một việc tốt ) làm em nhớ mãi. Hãy kể lại câu chuyện ấy. Yêu cầu: + Bài viết phải làm đúng theo kiểu văn kể chuyện theo các phần của dàn bài như sau: 1) Mở bài: Giới thiệu khái quát sự việc xảy ra làm em nhớ mãi ( hoàn cảnh, địa điểm,…) 2) Thân bài: Trình bày có cảm xúc diễn biến sự việc, kết hợp những nhận xét, suy nghĩ của bản thân về sự việc đó. 3) Kết bài: Kết thúc câu chuyện – Nêu cảm nghĩ, bài học… + Xây dựng bố cục rõ ràng, hợp lí. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy. + Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Văn bản:. TUẦN 4. NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN. Ngày soạn: Tiết : 13 I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:: Giúp HS : - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ( ngôn ngữ, hình ảnh ) của những bài ca dao, dân ca về chủ đề than thân trong bài học. - Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Nắm được ý nghĩa ,nghệ thuật của những bài ca dao ,dân ca. 2- Kỹ năng: Thuộc lòng và biết vận dụng vào trong cuộc sống. 3- Thái độ: Hiểu đúng ý nghĩa của những cau hát châm biếm để hiểu hơn về xã hội,con người xã hội xưa. III- CHUẨN BỊ: GV - Đĩa CD về dân ca ba miền. HS- Học thuộc lòng,nắm được ý nghĩa các bài ca dao IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP- KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng và diễn cảm câu ca dao 1 và 2 trong bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Phân tích câu ca số 2. - Đọc thuộc lòng và diễn cảm câu ca dao 3 và 4 trong bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Phân tích câu ca số 4. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống, tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các mối quan hệ gia đình, con người đối với quê hương, đất nước, mà còn là tiếng hát than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về một số câu hát than thân ấy. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: ( SGK/48,49 ). Hoạt động 1:  GV đọc mẫu  HS đọc lại.  HS đọc các chú thích trong SGK/48,49. Hoạt động 2:  HS đọc lại bài ca dao số 2. ? Em hiểu cụm từ Thương thay như thế nào? ( Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao). Sự. II. Tìm hiểu văn bản:. Bài 2: “ Thương thay…nào nghe.” + Cụm từ Thương thay là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa cao độ. + Những hình ảnh. lặp lại cụm từ này trong bài 2 có ý nghĩa như thế nào ? ( Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân thường. mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển). ? Em hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2. + Thương con tằm… là thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực. + Thương lũ kiến ti ti… là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> ẩn dụ biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người trong xã hội cũ.. nghèo khó. + Thương con hạc… là thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ. + Thương con cuốc... là thương cho thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động.. Bài 3: “ Thân em…vào đâu.”  HS đọc lại bài ca dao số 3. + Dùng hình ảnh ? Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong XH phong kiến. Hình so sánh trái bần. ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt ? ? Qua đó, em thấy cuộc đời người phụ nữ trong XH phong kiến + Bài ca dao diễn như thế nào ? tả xúc động, chân  GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi số 5* SGK/49. thực cuộc đời, Hoạt động 3: thân phận nhỏ bé, ? Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật qua ba đắng cay của bài ca dao trong văn bản Những câu hát than thân . người phụ nữ + Về nội dung: trong XH phong - Diễn tả cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ. kiến. - Ngoài ý nghĩa “than thân” còn có ý nghĩa phản kháng. *Tổng kết: + Về nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ lục bát và có âm điệu than thân thương cảm.  Ghi nhớ: - Sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ mang tính truyền ( SGK/49 ) thống của cd. III- Luyện tập:  GV chốt ý và cho HS đọc phần Ghi nhớ SGK/49. Hoạt động 4: Củng cố Hoạt động 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc lòng ba bài ca dao trong bài. Học thuộc Ghi nhớ/49. - Tìm và chép lại một số bài ca dao khác thuộc chủ đề “than thân”. - Đọc BĐT SGK/50. 2/ Bài sắp học: Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM. - Đọc kỹ 4 câu ca dao trong bài và phần Chú thích SGK/51,52. - Trả lời các câu hỏi ở phần “Đọc – Hiểu văn bản” SGK/52. - Sưu tầm một số câu ca dao có nội dung tương tự. Văn bản: Ngày soạn: Tiết : 14. NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( ngôn ngữ, hình ảnh ) của những bài ca dao, dân ca về chủ đề châm biếm trong bài học..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Hiểu được nội dung,nghệ thuật của những bài ca dao châm biếm. 2- Kỹ năng: Thuộc lòng những bài ca dao châm biếm. 3- Thái độ: Có thái độ đúng đắn trước việc đúng sai III- CHUẨN BỊ : GV- Đĩa CD về dân ca ba miền – Tranh minh họa ông thầy bói. HS: Học thuộc bài ,soạn bài,sưu tầm một số câu hát châm biếm IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG 1- Ổn định 2-Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng và diễn cảm ba câu ca dao trong bài Những câu hát than thân. Phân tích câu ca số 1. - Đọc thuộc lòng và diễn cảm ba câu ca dao trong bài Những câu hát than thân. Phân tích câu ca số 3. - GV kiểm tra việc sưu tầm của HS về những câu ca dao theo chủ đề. 3 Bài mới:  Giới thiệu bài: Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao, dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân, còn có rất nhiều những câu hát châm biếm. Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung những đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam, nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bài ca dao tiêu biểu về chủ đề châm biếm này. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Đọc -chú thích: ( Xem SGK/51,52 ). Hoạt động 1:  GV đọc mẫu  HS đọc lại.  HS đọc các chú thích trong SGK/51,52. II.Đọc- hiểu văn bản: Hoạt động 2: Bài 1: “ Cái cò…trống  HS đọc lại bài ca dao số 1. canh.” ? Bài 1 nói chuyện gì? (giới thiệu về “chú tôi” để cầu + Giới thiệu về “chú tôi” là hôn cho”chú tôi” ? Giới thiệu về “chú tôi” như thế con người lắm tật, vừa rượu nào ? chè, vừa lười biếng. - Dùng từ “hay” rất mỉa mai. - Cách nói ngược giễu cợt, châm biếm.  Bài ca chế giễu hạng người nghiện ngập và lười biếng. Bài 2: “ Số cô…thì trai.” + Nhại lời của thầy bói nói với người đi xem bói. (Dùng. + Nói tốt hay nói xấu về chú? + Cách nói ngược đó nhằm dụng ý gì ? ? Hai dòng đầu có ú nghĩa gì ? + Tác giả dân gian đã đặt nhân vật “chú tôi” bên cạnh “cô yếm đào” với ngầm ý gì ? ( Thể hiện sự đối lập…) ? Bài ca này châm biếm hạng người nào trong XH ? Có phải hạng người này chỉ có ở thời xưa hay không ?  HS đọc lại bài ca dao số 2. ? Bài 2 nhại lời của ai nói với ai ?.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” có tác dụng gây cười, châm biếm rất sâu sắc) + Bài ca phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát, lừ bịp, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Nó cũng châm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết, tin vào sự bói toán phản khoa học. *. Tổng kết: Ghi nhớ: ( SGK/53 ) III_ Luyện tập :. ? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói ? ( Thầy bói đã phán những gì? Cách thầy phán như thế nào?) ? Bài ca phê phán hiện tượng nào trong xã hội ? ? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự. + Tiền buộc giải yếm bo bo. Đem cho thầy bói đâm lo vào người. + Bói ra ma, quét nhà ra rác. + Hòn đất mà biết nói năng . Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn. Hoạt động 3:  HS thảo luận BT1 ở phần Luyện tập SGK/53. (đồng ý với ý kiến c) ? Những câu hát châm biếm trong văn bản trên có điểm gì giống truyện cười dân gian ?  HS đọc phần Ghi nhớ SGK/53. Hoạt động 4: Củng cố. Hoạt động5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật của bốn bài ca dao trong văn bản. - Học thuộc Ghi nhớ SGK/53. - Tìm và chép lại một số bài ca dao khác có nội dung tương tự. 2/ Bài sắp học: Sông núi nước Nam-Phò giá về kinh - Đọc kỹ nội dung trong bài. Soạn bài theo câu hỏi SGK/54,55,56. - Chuẩn bị phần BT – SGK/56,57.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 15 I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Nắm được thế nào là đại từ. - Nắm được các loại đại từ tiếng Việt. - Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG:. ĐẠI TỪ.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 1- Kiến thức: Hiểu thế nào là đại từ.Nắm được các loại đại từ. 2- Kỹ năng: Biết cách vận dụng đại từ trong làm bài và trong giao tiếp. 3- Thái độ; Biết sử dụng đại từ một cách đúng đắn trong mọi tình huống giao tiếp. III-- CHUẨN BỊ: GV:Bảng phụ ghi ví dụ và bài tập.Phương pháp quy nạp,thảo luận HS: Học thuộc ghi nhớ,làm các bài tập,chuẩn bị bài mới IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG 1-Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: - Có mấy loại từ láy? Nêu cấu tạo của mỗi loại. Cho ví dụ. - Nêu cấu tạo của mỗi loại từ láy. Phân loại các từ láy : đo đỏ, tim tím, rung rinh, xình xịch. - Kiểm tra BTVN của HS. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Cho HS nhắc lại những từ loại đã học ở lớp 6.  Tiết học này các em sẽ tìm hiểu về từ loại ĐẠI TỪ. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Thế nào là đại từ ? Vídụ:(a),(b),(c),(d)MụcISGK/54,55. a) Từ nó : trỏ em tôi. (làm chủ ngữ) b) Từ nó : trỏ con gà trống. (làm phụ ngữ của danh từ) c) Từ thế : trỏ sự việc chia đồ chơi. (làm phụ mgữ của động từ) d) Từ ai : dùng để hỏi. (làm chủ ngữ). Hoạt động 1:  GV cho HS đọc kỹ các đoạn văn thơ ở mục ISGK/54,55.  HS chia nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK/55.  GV chốt ý. Cho HS nêu thêm ví dụ về những từ có ý nghĩa như trên.  HS thảo luận và trả lời câu hỏi 4 SGK/55.  GV chốt ý. HS nêu thêm ví dụ ngoài SGK. ? Qua việc tìm hiểu các ví dụ trên, em hiểu thế nào là đại từ ? Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì trong câu ?  HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK/55..  Ghi nhớ: ( SGK/55 ). Hoạt động 2:. II. Các loại đại từ:.  HS trả lời các câu hỏi (a),(b),(c) Mục II.1-SGK/55.  GV chốt ý. Cho HS đọc Ghi nhớ SGK/56.. 1. Đại từ để trỏ:  Ghi nhớ: ( SGK/56 ).  HS trả lời các câu hỏi (a),(b),(c) Mục II.2-SGK/56.  GV chốt ý. Cho HS đọc Ghi nhớ SGK/56  GV kết luận. Cho HS xem sơ đồ:. 2. Đại từ để hỏi:  Ghi nhớ: ( SGK/56 ) III. Luyện tập: Số Số ít Ngôi 1 tôi, tao, tớ. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS làm BT 1,2,3,4 SGK/56,57 BT1: a) Xếp đúng các đại từ trỏ người, sự vật vào bảng. BT2: Tìm ví dụ khi xưng hô, một Số nhiều chúng tôi, chúng ta,.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Bài 1/56,57: b) Nghĩa của đại từ mình trong câu: + Mình1: thuộc ngôi thứ nhất. + mình2: thuộc ngôi thứ hai.. số danh từ chỉ người cũng được dùng như đại từ. BT3: Đặt câu với mỗi từ ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung. - Ai làm sao tôi làm vậy. BT4: HS thảo luận. Hoạt động 4: Củng cố. Bài 2/57: Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người được sử dụng như đại từ như: ông, bà, cô, chú, anh, em,… Bài 3/57: Đặt câu - Việc nó làm ai cũng khen. -Có bao nhiêu bạn thì có bấy nhiêu ghế ngồi.. Sơ đồ phân loại đại từ: Đại từ. Đại từ để trỏ. Trỏ người, sự vật. Trỏ số lượng. Đại từ để hỏi. Trỏ hoạt động, tính chất. Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc Ghi nhớ SGK/55,56. - Làm BT 5* SGK/57. - Đọc BĐT SGK/57. 2/ Bài sắp học: Từ Hán Việt - Đọc kỹ nội dung và trả lời các câu hỏi SGK/59. - Chuẩn bị kỹ phần “ Chuẩn bị ở nhà “ SGK/59. - Đoc BÀI THAM KHẢO SGK/60.. Hỏi về người, sự vật. Hỏi về số lượng. Hỏi về hoạt động, tính chất.

<span class='text_page_counter'>(33)</span>  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 16. LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản. - Dưới sự hướng dẫn của GV, có thể tạo lập được một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Biết được các bước tạo lập một văn bản. 2- Kỹ năng: Biết tạo lập một văn bản đơn giản. 3- Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi tạo lập văn bản về đề tài gần gũi với đời sống,học tập. III- CHUẨN BỊ: GV: Phương pháp trao đổi,thực hành đề ra định hướng HS: Nắm vững lý thuyết để thực hiện bài cho tốt IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2- Bài cũ: - Hãy nêu các bước để tạo lập văn bản ? - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Các em đã làm quen với việc tạo lập văn bản. Học quá trình ấy không chỉ để biết mà để vận dụng, thực hành. Trong tiết học này các em sẽ luyện tập tạo lập văn bản. NỘI DUNG. HOẠT DỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. Đề bài- Tình huống tạo lập văn bản: Viết bức thư (1000 chữ) để tham gia cuộc thi viết thư do Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) tổ chức. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài, xác lập các bước lập văn bản.  GV ghi lên bảng tình huống theo yêu cầu SGK. ? Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy xác định yêu cầu của đề bài. + Yêu cầu về kiểu văn bản . ( Viết thư ) + Yêu cầu về tạo lập văn bản. ( 4 bước ) + Yêu cầu về độ dài văn bản. ( 1000 chữ ) ? Bước 1, định hướng cho văn bản, em sẽ làm như thế nào ? + Về nội dung, em sẽ viết gì ?( Viết một trong những vấn đề sau của.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> với đề tài: Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình. 1- Định hướng cho văn bản: + Nội dung + Đối tượng + Mục đích 2- Tìm ý, lập dàn ý.(Xây dựng bố cục ) 3- Diễn đạt thành văn bản. 4- Kiểm tra lại văn bản.. đất nước: Truyền thống lịch sử-Danh lam thắng cảnh-Phong tục tập quán…) + Về đối tượng, em sẽ viết cho ai ? + Em viết với mục đích gì ? ( Để bạn hiểu về đất nước mình ) ? Em sẽ xây dựng bố cục bức thư viết như thế nào ? + Phần đầu thư cần nêu gì ? + Phần nội dung chính thư cần nêu những gì ? + Giới thiệu về đất nước Việt Nam, em sẽ giới thiệu những gì ? + Cuối thư cần nêu điều gì ? ? Sau khi tìm ý, xây dựng bố cục, bước tiếp theo em sẽ làm gì và làm như thế nào ? ( Diễn đạt thành văn bản: viết thành câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau ) Hoạt động 2: HS viết theo nhóm phần nộ dung đã xác lập. + Nhóm 1 viết đoạn Mở bài. + Nhóm 2&3 viết một đoạn trong phần Thân bài. + Nhóm 4 viết đoạn Kết bài.  GV cho HS đọc bài viết, cả lớp tham gia góp ý sửa chữa  GV nhận xét, bổ sung.  GV nhận xét, đánh giá chung, ghi điểm cho những bài làm tốt.  HS đọc bài tham khảo trong SGK/60.. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Viết hoàn chỉnh văn bản theo yêu cầu của đề bài trên. - Nắm kỹ các bước tạo lập văn bản. 2/ Bài sắp học: Trả bài viết số 1 - Đọc kỹ các văn bản và phần chú thích trong SGK. - Trả lời các câu hỏi ở phần “Đọc – Hiểu văn bản” SGK/64,68.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Tuần 5 Ngày soạn: Tiết : 17. Văn bản:. SÔNG NÚI NƯỚC NAM ( Nam quốc sơn hà ) Lý thường Kiệt PHÒ GIÁ VỀ KINH ( Tụng giá hoàn kinh sư ) Trần Quang Khải.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh : khát vọng độc lập, chủ quyền. - Bước đầu hiểu được về hai thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt và Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Bồi dưỡng lòng tự hào, ý thức dân tộc. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1- Kiến thức: Tinh thần độc lập,khí phách hào hùng,khát vọng lớn lao của dân tộc. 2- Kỹ năng:Bước đầu hiểu được hai thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt,ngũ ngôn tứ tuyệt.Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc. 3- Thái độ: Thấy được truyền thống tốt đẹp của ông cha.Thể hiện lòng yêu nước,tự hào dân tộc -> Phát huy truyền thống tốt đẹp đó. III- CHUẨN BỊ: GV - Bảng phụ ghi hai bài thơ thể thơ.Phương pháp gợi tìm.thảo luận HS: Học bài,soạn bài theo gợi ý trong sgk IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1-Ổn định: 2-Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng Những câu hát châm biếm. Phân tích bài ca dao số 1. - Văn bản Những câu hát châm biếm đã thể hiện những nét gì về nội dung và nghệ thuật? (Học phần Ghi nhớ/53) 3-Bài mới:  Giới thiệu bài: Ý thức độc lập, tự cường và khí phách hào hùng của dân tộc ta đã có từ ngàn xưa. Hai bài thơ trung đại viết bằng chữ Hán: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh được học hôm nay sẽ cho các em thấy phần nào tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao ấy của dân tộc ta. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. A. Sông núi nước Nam. I.Đọc- chú thích: 1/ Tác giả: (Xem chú thích*/64).  Đọc và tìm hiểu văn bản Sông núi nước Nam. Hoạt động 1:  HS đọc diễn cảm bài thơ. ( lưu ý HS : giọng đọc dõng dạc )  GV đọc lại bài thơ. Cho HS nhận xét về giọng điệu bài thơ. (câu5/64).. 2/ Thể thơ: (Xem chú thích*/65) Thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật) (Thất ngôn tứ tuyệt còn gọi là Tuyệt cú). (Bài thơ có giọng điệu hùng hồn, đanh thép). GV giới thiệu vài nét về tác giả bài thơ.  HS đọc phần chú thích SGK/63,64. Chú ý các từ Hán Việt. ? Qua phần chú thích, em hiểu như thế nào là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt? Hãy nhận diện thể thơ của bài thơ Nam quốc sơn hà (bản phiên âm) về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.. II. Đoc- hiểu văn bản: 1/ Bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.. Hoạt động 2: ? Bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là Tuyên ngôn Độc lập? (TNĐL là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 2/ Nội dung Tuyên ngôn Độc lập của bài thơ: + Ý 1 (2 câu đầu): Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn rõ ràng. + Ý 2 (2 câu sau): Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thì thế nào cũng chuốc phải thất bại thảm hại.  Ghi nhớ: ( SGK/65 ). B. Phò giá về kinh. I.Đọc -hiểu chú thích: 1/ Tác giả: (Xem chú thích*/66,67) 2/ Thể thơ: (Xem chú thích*/65) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. II. Đoc- hiểu văn bản: 1/ Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chống quân MôngNguyên. 2/ Hai câu sau: Lời động viên xây dựng, phát. định không một thế lực nào được xâm phạm) ? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập thể hiện trong bài thơ này là gì ?  GV cho HS thảo luận câu hỏi số 3 SGK/64.  HS đọc lại hai câu thơ đầu. Nêu ý 1 của câu thơ ?  GV thuyết giảng.  HS đọc lại hai câu thơ sau. Nêu ý 2 của câu thơ ?  GV thuyết giảng.  GV nhắc lại cách biểu ý của bài thơ.(nghị luận, trình bày ý kiến: Trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm).  HS thảo luận và trả lời câu hỏi số 4 SGK/64. (cảm xúc, thái độ mãnh liệt sắt đá đã tồn tại bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng).  GV chốt ý và cho HS đọc phần Ghi nhớ SGK/65.  Đọc và tìm hiểu văn bản Phò giá về kinh. Hoạt động 3:  HS đọc diễn cảm bài thơ. ( lưu ý HS : giọng đọc hào hùng )  GV đọc lại bài thơ. Cho HS nhận xét về giọng điệu bài thơ. GV giới thiệu vài nét về tác giả bài thơ.  HS đọc phần chú thích SGK/66,67. ? Qua phần chú thích, em hiểu như thế nào là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật? Hãy nhận diện thể thơ của bài thơ Phò giá về kinh (bản phiên âm) về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần. Hoạt động 4: ? Bài thơ có mấy ý cơ bản ? + Nội dung thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau khác. nhau như thế nào ? (Hào khí chiến thắng của dân tộc đối với giặc Mông –Nguyên và khát vọng thái bình thịnh trị).  HS thảo luận, nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ. triển đất nước trong hòa (diễn đạt ý tưởng theo kiểu nói chắc nịch, sáng rõ, không bình và niềm tin sắt đá hình ảnh, không hoa văn; cảm xúc trữ tình đã được nén kín vào sự bền vững muôn trong tư tưởng). ? Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài đời của dân tộc Sông núi nước Nam có gì giống nhau ? + Biểu ý: ý kiến rõ ràng, cô đúc, chắc nịch. + Biểu cảm: cảm xúc ẩn kín trong ý tưởng, ý tưởng và cảm  Ghi nhớ: ( SGK/68 ) xúc hòa làm một.  GV chốt ý và cho HS đọc phần Ghi nhớ SGK/68. III. Luyện tập: Hoạt động 5: Bài 1/65: BT1: HS thảo luận, nêu ý kiến giải thích. + Nam nhân cư : người BT2: Đọc thuộc lòng và diễn cảm hai bài thơ. Ngâm bài thơ Nam ở..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> + Nam đế cư : vua Nam (nếu có). ở. (đế là đại diện cho nước, cho dân.. *. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc lòng hai bài thơ và phần Ghi nhớ trong SGK. - Làm BT SGK/68. - Đọc các BĐT SGK/65&68. 2/ Bài sắp học: a): BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA. - Đọc kĩ bài thơ và phần chú thích. - Tìm hiểu bài thơ theo 5 câu hỏi trong SGK/77. b) Văn bản: BÀI CA CÔN SƠN. - Đọc kĩ văn bản và tìm hiểu phần chú thích SGK/78,79,80. - Soạn theo 5 câu hỏi trong SGK/80,81. * RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 18. TỪ HÁN VIỆT. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hiểu được khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt; nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt. - Nhận biết được từ ghép Hán Việt trong câu, trong văn bản; phân biệt được với từ ghép thuần Việt. II-.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG:.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 1- Kiến thức:Nắm được khái niệm từ Hán việt,cách cấu tao của từ hán việt. 2- Kỹ năng: Nhận biết từ Hán việt,phân biệt từ ghép Hán việt với từ ghép thuần việt.Biết cách sử dụng từ Hán việt trong việc tao lập văn bản. 3- Thái độ: Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng chỗ để chỉ sắc thái biểu cảm III- CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ ghi ví dụ và bài tập.Phương pháp quy nạp,thảo luận,nghiên cứu kỹ về ngữ nghĩa của từ Hán việt. HS: Học bài,chuẩn bị bài mới IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là đại từ? Có mấy loại đại từ? Cho ví dụ. - Sửa BT số 5/57. - Kiểm tra bài tập về nhà của HS. 3- Bài mới :  Giới thiệu bài: Ở lớp 6, trong tiết Từ mượn, các em đã biết sơ bộ thế nào là từ Hán Việt (Từ Hán Việt là từ mượn của tiêng Hán). Vậy đơn vị cấu tạo từ HV và từ ghép HV có những đặc điểm gì? Trong tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từ Hán Việt. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA G V VÀ H S. I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt: 1- Nam : phương Nam, nước Nam. =>có thể dùng độc lập) - Quốc : nước - Sơn : núi (không độc lập) -Hà : sông. Hoạt động 1:  HS đọc bài thơ phiên âm tiếng Hán Nam quốc sơn hà ( LTK ).  GV nêu câu hỏi số1/69. HS thảo luận trả lời. + Nam quốc, sơn hà :là hai từ HV, các tiếng tạo nên hai từ đều có nghĩa. + Các tiếng : quốc, sơn, hà không thể dùng độc lạp mà chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép. Ví dụ: Có thể nói: Bác là nhà thơ yêu nước. Không thể nói: Bác là nhà thơ yêu quốc.. 2-- thiên niên kỉ, thiên lí mã (thiên = nghìn) - thiên đô (thiên = dời) - thiên thư (thiên = trời) ( yếu tố Hán Việt đồng âm ).  GV nêu câu hỏi số2/69. HS thảo luận trả lời. ? Tiếng để tạo từ HV gọi là gì ? Em có nhận xét gì về yếu tố HV ?  GV kết luận..  Ghi nhớ: ( SGK/69 ).  HS đọc phần Ghi nhớ SGK/69.. II. Từ ghép Hán Việt: + Các từ: sơn hà từ ghép xâm phạm đẳng lập. giang sơn. Hoạt động 2:  GV nêu câu hỏi số 1/70. HS thảo luận trả lời. + HS nhắc lại từ ghép đẳng lập thuần Việt  từ ghép đẳng lập HV.  GV nêu câu hỏi số 2.a / 70. HS thảo luận trả lời..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> + Các từ: ái quốc ghép thủ môn chính phụ chiến thắng ( yếu tố chính trước yếu tố phụ) + Các từ: thiên thư từ ghép thạch mã chính phụ tái phạm ( yếu tố phụ trước yếu tố chính)  Ghi nhớ: ( SGK/70 ) III. Luyện tập: Bài 1/70: Nghĩa của các yếu tố HV đồng âm: + hoa1 = bông hoa ; hoa2 = đẹp, tốt + phi1 = bay ; phi2 = trái, không phải phi3 = vợ lẽ của vua Bài 2/71: bất bại, quốc kì Bài 3/71: a) Từ ghép HV có yếu tố chính đứng trước yếu tố phụ. b) Từ ghép HV có yếu tố phụ đứng trước yếu tố chính.. + HS nhắc lại từ ghép chính phụ thuần Việt, vị trí của tiếng chính trong từ ghép chính phụ  từ ghép chính phụ HV.  GV nêu câu hỏi số 2.b/70. HS thảo luận trả lời. (thiên = trời; thư = sách; thạch = đá; mã = ngựa; tái = lại; phạm = pham) Hỏi: Qua ví dụ trên, em có nhận xét gì về từ ghép HV và trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ HV ?  HS đọc phần Ghi nhớ SGK/70. Hoạt động 3: BT1/70: Phân biệt nghĩa của các yếu tố HV đồng âm trong các từ ngữ. + tham1 = ham muốn nhiều ; tham2 = xen vào, góp vào. + gia1 = nhà ; gia2 = thêm vào. BT2/71: HS làm theo mẫu. BT3/71: a) hữu ích (có lợi) ; phát thanh (phát thành tiếng) bảo mật (bảo đảm bí mật) ; phòng hỏa (đề phòng cháy) b) thi nhân (nhà thơ) ; đại thắng (thắng lớn) ; tân binh (lính mới) ; hậu đãi (đãi ngộ rất hậu). Hoạt động 4: Củng cố. Hoạt động 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc lòng hai phần Ghi nhớ trong SGK. - Làm BT5 SGK/71. - Tìm một số từ ghép HV và giải nghĩa các yếu tố HV trong từ ghép đó.. 2/ Bài sắp học: Từ Hán Việt (tt) - Xem lại đề bài viết số 1. - Xem lại các bước tạo lập văn bản.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Ngày soạn: Tiết : 19. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:: Giúp HS : - Qua nhận xét những ưu khuyết điểm về bài làm, giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức và kĩ năng về văn tự sự và miêu tả. - Có kĩ năng đánh giá được bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1-Kiến thức: Củng cố,khắc sâu kiến thức về văn tự sự ,miêu tả. 2- Kỹ năng: Có khả năng viết được một bài văn tự sự ,miêu tả hoàn chỉnh. 3- Thái độ: Biết tự rút kinh nghiệm để có quyết tâm học bộ môn tốt hơn. III- CHUẨN BỊ: GV: Bài làm của HS,thang điểm,bản nhận xét ưu khuyết điểm.Phương pháp thuyết trình,đàm thoại HS: Đọc kỹ bài chú ý sai sót rút kinh nghiệm cho bài làm sau. IV –TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG 1- Ổn định 2- Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại bố cục bài văn miêu tả và bài văn tự sự. 3- Bài mơí:  Giới thiệu bài: Các em đã làm bài viết số 1 về văn tự sự và văn miêu tả. Bài làm của các em có những ưu điểm gì cần phát huy, những khuyết điểm gì cần khắc phục để bài làm sau tốt hơn, trong tiết trả bài hôm nay sẽ giúp các em xác định cụ thể về điều đó.. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Tìm hiểu đề bài: 1-Phần văn bản và Tiếng việt 2.Đề bài TLV: Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em có dịp quan sát. 3. Định hướng: + Thể loại: Miêu tả + Cảnh gì? - Ở đâu?, Nét đặc sắc của cảnh? Cảm nghĩ của em. II. Nhận xét về bài làm: 1-Phần văn bản và Tiếng việt đa số các em làm. Hoạt động 1: GV đọc câu hỏi phần văn bản và Tiếng việt để HS nhớ lại và sửa bài.  GV ghi đề bài TLV lên bảng. Cho HS tìm hiểu đề bài. ? Hãy cho biết đề bài thuộc kiểu bài gì? Yêu cầu viết về cái gì? ? Phần Mở bài em trình bày ý gì? ? Phần Thân bài em trình bày những gì?.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> được vì đề phù hợp với trình độ HS. 2-Tập làm văn a. Ưu điểm: + Bài viết đúng thể loại, đúng yêu cầu. + Xây dựng bố cục tương đối hợp lí, bố cục đủ ba phần MB-TB-KB. 2. Khuyết điểm: Một số học sinh chưa cố gắng ên còn nhiều thiếu sót. + Văn viết còn khô khan, diễn đạt chưa lưu loát,chưa thấy được vẻ đẹp của cảnh, thiếu cảm xúc. + Lỗi về dùng từ: Một số em dùng từ chưa đúng,chưa hiểu nghĩa của từ.Huy,Khang Duyên.Trí… + Câu chưa đúng ngữ pháp; Uyên,Toàn,Lộc,Ngọc,Thi,Thư +Sai lỗi chính tả: Toàn,Phúc,Tâm,Tính.. + Dấu câu còn tùy tiện:Toàn,Trí Duyên Nam.. + Một số còn viết tắt,viết số: Hồng,Minh,Tuấn Anh,Lộc, ( GV chọn một số bài sai nhiều lên sửa để HS hiểu và rút kinh nghiệm) 3. Kết quả cụ thể: + Điểm TB trở lên: + Điểm yếu kém:. ? Phần Kết bài em viết như thế nào? Hoạt động 2:  GV trả bài, hướng dẫn HS sửa lỗi về kiểu bài. ? Sắp xếp bố cục có hợp lí, mạch lạc không? Hoạt động3:  GV chỉ định HS đọc một bài viết khá nhất và một bài có nhiều sai sót để nhận xét ưu, khuyết điểm.  HS trao đổi bài cho nhau đọc và cùng sửa chữa lỗi.  GV nêu kết quả điểm và nhắc nhở cho bài làm sau. Lớp Điểm từ TB Điểm dưới trở lên TB 7A % % 7A % % 7A % %. % %. *. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Đọc lại bài viết và sửa chữa lỗi trong bài làm của mình. - Ôn lại văn miêu tả và văn tự sự (lớp 6). 2/ Bài sắp học: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM - Đọc kĩ nội dung SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK/72,73. + Nhu cầu biểu cảm của con người ? + Đặc điểm chung của văn biểu cảm ? - Chuẩn bị trước phần Luyện tập SGK/73,74.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: Kỹ năng sống: Giúp HS lòng yêu quê hương,đất nước,tự hào về những thắng cảnh đẹp của quê hương,đất nước =>giữ gìn,phát triển..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Ngày soạn: Tiết : 20. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM. I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người;hiểu đặc điểm chung của văn biểu cảm. - Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản. Phân biệt thể loại biểu cảm với các thể loại khác. .II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Hiểu được văn biểu cảm,phân biệt biểu cảm trực tiếp,gián tiếp. 2- Kỹ năng: Phân biệt thể loại biểu cảm và các thể loại khác. 3- Thái độ: Thấy được biểu cảm nảy sinh từ nhu cầu của con người, từ đó có ý thức vận dụng thể văn này III.- CHUẨN BỊ: GV:Bảng phụ ghi phần luyện tập.Phương pháp quy nạp HS: Học và soạn bài kỹ IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra phần soạn bài của HS - Kiểm tra việc sửa bài viết số 1 của HS. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Trong đời sống ai cũng có tình cảm : tình cảm với cảnh, với vật và với con người. Tình cảm con người lại rất tinh vi, phức tạp, phong phú. Khi có tình cảm, cảm xúc dồn nén, chất chứa không thể nói ra được, người ta dùng thơ văn để biểu cảm. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chung về loại văn này : Văn biểu cảm. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Nhu cầu biểu Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm. cảm và văn biểu  GV cho HS giải thích nghĩa của các yếu tố HV trong từ HV nhu cảm: cầu. 1. Nhu cầu biểu + nhu = cần phải có; cầu = mong muốn  nhu cầu = mong muốn cảm của con có người: + biểu = thể hiện ra bên ngoài ; cảm = rung động và mến phục  biểu cảm= rung động được thể hiện ra bằng lời văn, thơ. + Khi con người có  nhu cầu biểu cảm là mong muốn được bày tỏ những rung nhu cầu giãi bày động của mình thành lời văn, lời thơ. tâm tình, bộc lộ tình ? Khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm? (khi có những tình cảm thì cần làm văn cảm tốt đẹp, chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác nhận biểu cảm. cảm được thì người ta có nhu cầu biểu cảm).

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm: + Biểu cảm trực tiếp: tác giả gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm của mình (tronh thư từ, nhật kí, văn chính luận).. ž HS đọc những câu ca dao trong SGK/71. ? Mỗi câu ca dao thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì? Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì? (Nỗi thương cảm cho thân phận người lao động chịu cảnh cực khổ, uất úc, vô vọng – Cảm xúc dạt dào hạnh phúc của người con gái ở tuổi trăng tròn trước cảnh giàu đẹp của quê hương ). ? Trong thư từ gửi cho người thân hay bạn bè, em có thường biểu lộ tình cảm không? (Thư từ là nhu cầu tình cảm, nhất thiết cần phaỉ biểu lộ tình cảm). ž GV chốt ý: Những bức thư, những bài văn, thơ là các thể + Biểu cảm gián loại văn biểu cảm. Văn biểu cảm chỉ là một trong vô vàn cách tiếp: tác giả không biểu cảm của con người (ca hát, vẽ tranh, đánh đàn, nhảy nói trực tiếp mà múa, thổi sáo…). gián tiếp thể hiện tình cảm qua miêu Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của văn biểu cảm. tả, tự sự ( thường ž HS đọc hai đoạn văn trong SGK/72. gặp trong tác phẩm ? Hai đoạn văn trên biểu đạt những nội dung gì? Nội dung ấy có văn học). đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả ?  Ghi nhớ: + Đoạn (1): trực tiếp biểu đạt nỗi nhớ và nhắc lại những kỉ niệm. ( SGK/73 ) + Đoạn (2): biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. + Cả hai đoạn không kể một chuyện gì hoàn chỉnh. Đặc biệt ở I. Luyện tập: đoạn (2), tác giả sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mà liên Bài 1/73: tưởng, gợi ra những cảm xúc sâu sắc  biểu cảm khác với tự sự và + Đoạn (a) không miêu tả thông thường. phải văn biểu cảm. ? Những tình cảm biểu đạt trong hai đoạn văn là những t/c như Nó chỉ là văn bản thế nào ? có nôi dung nghiên ( nêu câu hỏi 2.b-SGK/73) cứu về loài hoa hải (Đây là những tình cảm đẹp, vô tư, mang lí tưởng đẹp, giàu đường. tính nhân văn  tán thành ý kiến: t/c, c/x trong văn biểu cảm thấm nhuần tư tưởng nhân văn: yêu con người, yêu quê hương đất nước, tổ quốc…) + Đoạn (b) là văn biểu cảm. Vì đã biểu đạt tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với loài hoa hải đường. Bài 2/74: Hai bài thơ “Sông núi nước nam” và “Phò giá về kinh” đều là biểu cảm trực tiếp, vì cả hai bài đều trực tiếp nêu. ? Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt t/c, c/x ở hai đoạn văn trên? ( Chỉ ra các từ ngữ và hình ảnhliên tưởng có giá trị biểu cảm? ) + Đoạn (1) là b/c trực tiếp. + Đoạn (2) bắt đầu bằng miêu tả để biểu đạt t/c, c/x. Tác giả không nói trực tiếp mà gián tiếp thể hiện tình yêu quê hương (thường gặp trong tác phẩm văn học). ž GV chốt ý: Văn biểu cảm chỉ nhằm cho người đọc biết được, cảm được tình cảm của người viết. Tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu của văn b/c. Các hình ảnh, sự việc chỉ là phương tiện để biểu cảm. ? Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm thể hiện qua nhữngthể loại nào ?.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> tình cảm , tình cảm không thông qua một phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả.. ? Tình cảm trong văn b/c thường có tính chất như thế nào ? ? Văn b/c có những cách biểu hiện nào ? ž HS đọc phần Ghi nhớ SGK/73. Hoạt động 3: Luyện tập củng cố kiến thức. BT1/73: HS đọc hai đoạn văn (a),(b) trong SGK/73. + So sánh hai đoạn văn và cho biết đoạn văn nào là văn biểu cảm . Vì sao? + Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy ? BT2/74: Chỉ ra nội dung biểu cảm trong hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh. Hoạt động 4: Củng cố. Hoạt động 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc phần Ghi nhớ SGK/73. - Làm bài tập 3& 4 - SGK/74. 2/ Bài sắp học: Đặc điểm văn biểu cảm -Đọc kỹ đoạn văn, trả lời các câu hỏi SGK/85,86. - Chuẩn bị phần Luyện tập SGK/87.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 21. TUẦN 6 Văn bản:. BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA ( Thiên Trường vãn vọng ) TRẦN NHÂN TÔNG. BÀI CA CÔN SƠN ( trích ) ( Côn Sơn ca ) NGUYỄN TRÃI. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS :.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Cảm nhận được hồn quê thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và sự hòa nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn trích trong bài Bài ca Côn Sơn. - Tiếp tục hiểu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và bước đầu hiểu sơ bộ về thể thơ lục bát. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Nắm được nội dung của 2 bai thơ: Tình yêu quê của Trần Nhân Tông và sự hòa nhập lòng mình với thiên nhiên của Nguyễn Trãi. 2- Kỹ năng: Nắm được thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và thơ lục bát, biết vận dụng khi làm bài. Chân dung Nguyễn Trãi.Bổ sung tiểu sử tác giả. 3- Thái độ: Hiểu rõ về thể thơ lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt . III- CHUẨN BỊ: GV:Chân dung Nguyễn Trãi.Bổ sung tiểu sử tác giả. HS: Học bài,soạn bài dựa vào các câu hỏi trong sgk IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG 1- Ổn định: 2-Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài thơ Sông núi nước Nam (bản phiên âm và bản dịch thơ). Vì sao bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta? Em hiểu thế nào về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ? - Đọc thuộc lòng bài thơ Phò gí về kinh (bản phiên âm và bản dịch thơ). Bài thơ đã thể hiện được điều gì? Em hiểu thế nào về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ? 3-Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết học này sẽ học về hai tác phẩm thơ. Một bài là của vị vua yêu nước Trần Nhân Tông, người có công lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, đồng thời cũng là nhà văn hóa, nhà thơ tiêu biểu của đời Trần, còn một bài là của Nguyễn Trãi, danh nhân lịch sử của dân tộc đã được UNESCO (tổ chức của LHQ về GD – KH – VH) công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Hai tác phẩm này là hai sản phẩm tinh thần cao đẹp của hai cuộc đời lớn, hai tâm hồn lớn…. NỘI DUNG A. BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA. ( Tự học có hướng dẫn ) I-Tác giả - Tác phẩm: ( Xem chú thích*.SGK/76 ) II. Tìm hiểu bài thơ: + Hai câu đầu: Cảnh thôn xóm lúc chiều. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hướng dẫn tự học v/b: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. Hoạt động 1: ž HS đọc bài thơ (bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ). ž GV giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. ž HS nhận diện về thể thơ (số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần). Hoạt động2: ž GV cho HS trình bày những hiểu biết của mình về bài thơ qua sự chuẩn bị trước ở nhà..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> về, sắp tối. + Hai câu cuối: Hình ảnh cụ thể, đích đáng vừa có âm thanh, vừa có màu sắc tiêu biểu cho cảnh đồng quê lúc chiều về… Cảnh đậm đà sắc quê, hồn quê  thể hiện tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của một vị vua.  Ghi nhớ: ( SGK/77 ) B.Đọc thêm BÀI CA CÔN SƠN ( Trích ) I.Đọc-chú thích văn bản 1-Tác giả - Tác phẩm: sgk 2-chú thích: SGK/79,80 3 -Thể loại: Thể thơ lục bát. (xem chú thích*/90). II-Đọc-hiểu văn bản 1. Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn: + Ta nghe tiếng suối  tiếng đàn cầm.. ? Hai câu đầu tả cảnh gì? Ở đâu? + Đạm tự yên (mờ mờ như khói phủ) gợi lên không khí như thế nào của cảnh vật? + Bán vô bán hữu (nửa như có nửa như không) gợi tiếp cho ta cảm giác gì, tâm trạng gì của người ngắm cảnh? ? Hai câu 3&4 tả những cảnh gì? ? Hình ảnh nào trong hai câu cuối gây ấn tượng cho em nhiều nhất? Tại sao? (Xem hình minh họa SGK/76) ž HS đọc ghi nhớ SGK/77. Hướng dẫn học đoạn thơ trích Bài ca Côn Sơn. Hoạt động 3: ž GV giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bài ca Côn Sơn. ( HS xem chân dung Nguyễn Trãi ). ? Nguyên tác của bài thơ là bằng chữ Hán và được dịch theo thể lục bát. Em hãy nhận diện thể thơ lục bát trong đoạn thơ trích (số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần). ž HS đọc đoạn thơ và nhận dạng thể thơ. Hoạt động 4: ž HS đọc lại văn bản và tìm hiểu chú thích về từ ngữ. Hoạt động 5: ? Trong đoạn thơ có mấy từ ta ? ( có 5 từ ). Nhân vật ta là ai ? ? Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào ? ? Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm ; đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em. cảm nhận được điều gì về nhân vật ta ?  ngồi ? Qua những điều đã tìm hiểu đó, hình ảnh n/v ta , đặc biệt. + Ta ngồi trên đá chiếu êm. + Ta nằm bóng mát. + Ta ngâm thơ nhàn.  Một Nguyễn Trãi đang sống trong những giây phút thảnh thơi, đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn, một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ. 2. Cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi: + suối chảy rì rầm + bàn đá rêu phơi. là tâm hồn của ta được thể hiện như thế nào ? ? Cùng với hình ảnh của n/v ta, qua đoạn thơ trích này, cảnh trí Côn Sơn đã hiện lên trong hồn thơ Nguyễn Trãi như thế nào ? + Cảnh tượng Côn Sơn được diễn tả bằng những chi tiết nào? Hãy nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn. ž HS thảo luận câu hỏi 4*. SGK/80. Hoạt động 6: ž HS đọc diễn cảm lại đoạn thơ. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ ? + Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> + thông mọc như nêm + rừng trúc xanh . => Cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt,thanh tĩnh,nên thơ. * Tổng kết:  Ghi nhớ: ( SGK/81 ) III-. Luyện tập:. phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ. ? Đoạn thơ cho em thấy được điều gì về Nguyễn Trãi ? ž GV chốt ý, cho HS đọc Ghi nhớ SGK/81. Hoạt động 7: HS đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn trích hoặc ngâm đoạn thơ (nếu có).. *. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 1/ Bài vừa học: -Học thuộc hai văn bản thơ và phần Ghi nhớ SGK. -Làm bài tập 1 phần Luyện tập SGK/81. 2/ Chuẩn bị: Bài sắp học: Bánh trôi nước -Đọc kỹ văn bản trong SGK, trả lời các câu hỏi tìm hiểu SGK/95  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 22. TỪ HÁN VIỆT (TT). I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt. - Có ý thức sử dụng từ HV đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ HV. II-.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1- Kiến thức: Hiểu được từ Hán việt có những sắc thái riêng. 2- Kỹ năng: Có ý thức sử dụng từ Hán việt đúng nghĩa,đúng sắc thái,phù hợp hoàn cảnh. 3- Thái độ : sử dụng từ HV đúng ý nghĩa, tránh lạm dụng từ HV. III- CHUẨN BỊ: GV : Bảng phụ ghi phần luyện tập.Phương pháp gợi tìm,thảo luận. HS : Học bài,chuẩn bị bài mới.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP- KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định : 2- Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là yếu tố Hán Việt ? Có mấy loại từ ghép HV? Cho ví dụ về mỗi loại. - Nêu trật tự các yếu tố HV trong từ ghép chính phụ HV. Cho ví dụ. 3- Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được cung cấp kiến thức về yếu tố HV, hai loại từ ghép HV. Trong tiết học về Từ Hán Việt tiếp theo hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về sắc thái ý nghĩa trong từ HV và sử dụng nó như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. Hoạt động 1: I. Sử dụng từ Hán Việt:  GV cho HS quan sát hai trường hợp (a),(b) được nêu ở mục 1- Sử dụng từ Hán Việt để tạo I.1 SGK. sắc thái biểu cảm: ? Vì sao trong các câu ở trường hợp (a) người ta dùng từ HV a) Các từ Hán Việt: mà không dùng từ ngữ thuần Việt có nghĩa tương tự ? + phụ nữ (đàn bà); từ trần  HS tìm thêm ví dụ về trường hợp này (tạo sắc thái trang (chết); mai táng (chôn) : sắc trọng, sắc thái tao nhã). thái trang trọng. + tử thi (xác chết) : sắc thái tao nhã, tránh cảm giác thô tục, ghê ? Các từ HV tạo được sắc thái gì cho đoạn văn trích ở sợ. trường hợp (b) ? b) Các từ Hán Việt: ( Các từ kinh đô, yết kiến, bệ hạ, trẫm, hạ thần là những từ + kinh đô, yết kiến, bệ hạ, cổ chỉ dùng trong xã hội PK  tạo sắc thái cổ xưa) trẫm, hạ thần (các từ cổ) : tạo  HS tìm thêm ví dụ về trường hợp này. sắc thái cổ xưa.  GV chốt ý, cho HS đọc Ghi nhớ SGK/82.  Ghi nhớ: ( SGK/82 )  HS làm BT1.SGK/83. Bài tập1/83: 2- Không nên lạm dụng từ Hán Việt: a) Không cần thiết dùng từ HV đề nghị. b) Dùng từ nhi đồng không đúng sắc thái biểu cảm, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.  Ghi nhớ: ( SGK/83 ).  Trong giao tiếp, để tạo những sắc thái biểu cảm nhất định, người ta dùng từ HV. Nhưng có phải bất cứ trường hợp nào cũng dùng được không?... Hoạt động 2:  HS đọc các ví dụ (a),(b) ở mục I.2 SGK/82. ? Theo em, trong mỗi cặp câu đó, câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao ? ? Em hiểu thế nào là lạm dụng từ Hán Việt ? Vì sao khi nói, viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt ?  GV chốt ý, cho HS đọc Ghi nhớ SGK/83.. II. Luyện tập: Bài 2/83: Dùng từ HV mang sắc H  oạt động 3: thái trang trọng. BT2/83: HS thảo luận câu hỏi nêu ở bài tập. Bài 3/84: Các từ ngữ HV - Thống kê tên các bạn trong lớp là từ HV, tên địa lí có dùng.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> giảng hòa, cầu thân, hòa hiếu, mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần góp phần tạo sắc thái cổ xưa. Bài 4/84: + Nên thay từ bảo vệ bằng từ giữ gìn. + Nên thay từ mĩ lệ bằng từ đẹp đẽ.. từ HV. BT3/84: Đọc đoạn văn, tìm những từ HV góp phần tạo sắc thái cổ xưa. BT4/84: Đọc các câu văn, nhận xét về việc dùng từ HV trong câu. Tìm từ thuần Việt thay thế cho từ Hán Việt. Hoạt động 4: Củng cố. Hoạt động 5*. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc hai phần Ghi nhớ SGK/82&83. - Làm bài tập: Viết đoạn văn ngắn có dùng từ Hán Việt đúng sắc thái biểu cảm. 2/ Chuẩn bị: Quan hệ từ  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 23. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hiểu được các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm. - Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm, khác với văn miêu tả là nhằm mục đích tái hiện đối tượng được miêu tả. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Hiểu được thế nào là văn biểu cảm,các phương thức biểu cảm. 2- Kỹ năng: Biết viết một đoạn văn biểu cảm 3- Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi làm văn biểu cảm III –CHUẨN BỊ:.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> GV: Bảng phụ ghi phần luyện tập. Phương pháp nêu vấn đề,quy nạp HS: Học bài,soạn bài mới IV-. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2-Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là văn biểu cảm ? Đặc điểm chung của văn biểu cảm là gì ? - Kiểm tra BTVN, bài soạn của HS. 3- Bài mới: Giới thiệu bài: Văn biểu cảm là loại văn cho phép ta bộc lộ những tư tưởng, tình cảm sâu sắc, kín đáo của mình. Nó thuyết phục người đọc ở tính chân thật, tự nhiên nói lên hững cảm xúc của mình mà không gò bó theo một khuôn mẫu nhất định. Muốn làm tốt bài văn biểu cảm cần phải hiểu được văn bản biểu cảm có những đặc điểm cụ thể gì… NỘI DUNG I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm: 1. Bài văn: Tấm gương (SGK/84) + Bài văn ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá.. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1:.  HS đọc bài văn Tấm gương (SGK/84) và trả lời câu hỏi. ? Bài văn biểu đạt tình cảm gì ? (Phẩm chất của gương? Mục đích nêu phẩm chất?) ? Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào ? Tìm chi tiết biểu hiện ? (Mượn h/ả tấm gương để làm điểm tựa... Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp + Mượn hình ảnh tấm gương để ngợi ca người trung thực) biểu dương người trung thực, ? Bài văn có đi vào tả một cái gương cụ thể không? Vì phê phán kẻ dối trá, xu nịnh. sao ? (Vì mục đích của văn bản không phải là miêu tả). + Bố cục ba phần: - Mở bài: Nêu phẩm chất của gương (chủ đề). - Thân bài: Nói về các đức tính của gương. - Kết bài: Khẳng định lại chủ đề..  GV chốt ý: Phẩm chất của gương là chủ đề xuyên suốt bài văn. Tác giả mượn h/ả của gương để ca ngợi phẩm chất con người. Như vậy, văn bản chỉ tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Đó là đặc điểm thứ nhất của v/b biểu cảm. Để biểu đạt t/c đó, người viết có thể chọn một h/ả có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng. ? Bố cục bài văn trên gồm mấy phần ? Hãy chỉ rõ từng phần. 2. Đoạn văn: + Mối quan hệ giữa MB và KB như thế nào ? “ Mẹ ơi…biết không?” + Phần TB nêu lên những ý gì ? Những ý đó liên quan tới (SGK/86) chủ đề bài văn như thế nào ? + Tình cảm được biểu hiện trực  GV kết luận: Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần tiếp. như mọi bài văn khác. (tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu ? Tình cảm và sự đánh giá của t/g trong bài có rõ ràng, chân cảm ) thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn ?.

<span class='text_page_counter'>(51)</span>  Ghi nhớ: ( SGK/86 ) II. Luyện tập: Bài tập SGK /87: Hoa phượng – Hoa học trò  những cuộc chia li  nỗi buồn nhớ khi phải xa trường, xa bạn.  Biểu cảm gián tiếp..  GV kết luận: Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị. Hoạt động 2:  HS đọc và trả lời câu hỏi về đoạn văn của Nguyên Hồng (SGK/86). ? Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì ? (Tình cảm cô đơn cầu, mong sự giúp và cảm thông) ? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết ?  GV cho HS nhắc lại bốn đặc điểm của v/b biểu cảm.(GN SGK/86) Hoạt động 3:  HS đọc bài văn, trả lời câu hỏi SGK/87. * Hoạt động 4: Củng cố. Hoạt động 5*. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc phần Ghi nhớ SGK/86. - Làm hoàn chỉnh bài tập SGK/87. 2/ Bài sắp học: ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM - Đọc kỹ nội dung trong bài và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu. - Đọc kĩ bài văn và trả lời câu hỏi ở phần Luyện tập SGK/89,90.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 24. ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Nắm được kiểu đề văn biểu cảm. - Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1- Kiến thức: Nắm được các kiểu đề văn biểu cảm,các bước làm bài văn biểu cảm. 2- Kỹ năng: Biết viết một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh. 3- Thái độ: Hiểu đề và làm được bài văn biểu cảm.Phân biệt biểu cảm với tự sự,miêu tả. III- CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ ghi phần luyện tập.Phương pháp gợi tìm.thảo luận. HS: Học bài ,soạn bài.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: - Nêu các đặc điểm của văn bản biểu cảm. Bài văn Hoa học trò biểu hiện tình cảm gì ? - Kiểm tra bài tập về nhà, bài soạn của HS. 3- Bài mới: Giới thiệu bài: Sau khi hiểu được các đặc điểm của văn bản biểu cảm, các em cần nắm được các kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm… NỘI DUNG I. Đề văn biểu cảm biểu cảm: 1. Đề văn biểu cảm: Đối tượng biểu cảm a) Dòng sông. b) Đêm trăng trung thu. c) Nụ cười của mẹ d) Tuổi thơ e) Loài cây. HOẠT ĐỘNG CỦA G V VÀ H S. và các bước làm bài văn Hoạt động 1:  HS đọc các đề văn SGK/88. ? Em hãy chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình T/c cần biểu hiện cảm cần biểu hiện ở mỗi đề ? Suy nghĩ, cảm xúc.  GV nêu vai trò của đề văn biểu cảm. Suy nghĩ, cảm xúc.  HS đọc điểm1 của ghi nhớ SGK/88. Suy nghĩ, cảm xúc. Vui buồn. Em yêu.. Hoạt động 2:  HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề. ? Đối tượng phát triển cảm nghĩ mà đề nêu ra là gì? Em hình dung và hiểu thế nào về  Nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình đối tượng ấy ? (HS dựa vào phần gợi ý cảm cho bài văn. trong SGK/88 để trả lời) 2. Các bước làm bài văn biểu cảm: Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. a) Tìm hiểu đề và tìm ý: + Đề bài yêu cầu phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ. + Tìm ý (SGK/88) b) Lập dàn bài: Mở bài: Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ: nụ cười ấm lòng. Thân bài: Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ. - Nụ cười vui, thương yêu. - Nụ cười khuyến khích. - Nụ cười an ủi. - Những khi vắng nụ cười của mẹ. Buồn nhớ,mong được nhìn thấy nụ cười của mẹ.. ? Dựa vào các ý tìm được, em hãy sắp xếp theo bố cục ba phần.  HS dựa vào phần Gợi ý SGK/88 sắp xếp thành dàn bài.  HS nêu dự kiến viết phần MB-TB-KB. + Viết đoạn MB , KB. + Viết một ý trong TB.  GV gọi một vài HS đọc bài viết của mình và cả lớp góp ý kiến bổ sung, sửa chữa.  HS đọc phần ghi nhớ SGK/88. Hoạt động 3: BT/89: + Đọc bài văn mẫu SGK. + Trả lời câu hỏi (a) SGK/90. + Lập dàn bài. + Phương thức biểu cảm của bài văn là gì ? (.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> + Kết bài: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ. c) Viết bài: d) Sửa bài:  Ghi nhớ: ( SGK/88 ) II. Luyện tập: Bài tập SGK/89: Bài văn thổ lộ tình cảm tha thiết đối với quê hương. Dàn bài a) Mở bài: Giới thiệu tình yêu quê hương. b) Thân bài: Biểu hiện tình yêu mến quê hương: + Tình yêu quê từ tuổi thơ. + Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước. c) Kết bài: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.. Biểu cảm trực tiếp qua việc lặp lại các từ: “tôi yêu, tôi nhớ, tôi thân, tôi muốn…”, đặc biệt là sự thể hiện một cách sâu nặng đầy ấn tượng của câu cuối “ Ôi quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kì công.” ) Hoạt động 4: Củng cố. Hoat động 5*. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc phần Ghi nhớ SGK/88. - Viết hoàn chỉnh bài văn Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. 2/ Bài sắp học: Chuẩn bị: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. TUẦN 7 Ngày soạn: Tiết : 25. Văn bản:. BÁNH TRÔI NƯỚC HỒ XUÂN HƯƠNG. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh, sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước. Thấy được tính đa nghĩa trong thơ. - Cảm nhận được nỗi sầu chia li, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ trích của Chinh phụ ngâm khúc ; bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát. II-.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1-Kiến thức: Thấy và thông cảm cho số phận long đong,vất vả của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.Niềm khao khát hạnh phúc..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 2- Kỹ năng: Biết cách sử dụng ngôn từ,hiểu về thể thơ lục bát. 3- Thái độ: Cảm nhận được thân phận chìm nổi nỗi và nỗi sầu chia li của người phụ nữ. III. CHUẨN BỊ: GV:Thơ Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm.Phương pháp nêu vấn đề,thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn thơ trích Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi. Nêu nội dung chính của bài. - Đọc thuộc lòng và diễn cảm (Bản phiên âm và bản dịch thơ) bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. Nêu ý chính của bài. 3- Bài mới: Giới thiệu bài: Hôm nay các em tiếp tục học những tác phẩm nổi tiếng trong VHVN thời trung đại: Bài thơ Nôm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và đoạn thơ trích Sau phút chia li trích trong bài Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm diễn Nôm. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. A. BÁNH TRÔI NƯỚC I. Đọc-chú thích văn bản 1.Tác giả, tác phẩm: (SGK/95) Tác giả Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. 2- Thể thơ : thất ngôn tứ.  Hướng dẫn tìm hiểu văn bản Bánh trôi nước.. tuyệt Đường luật. 3-chú thích: Sgk. ? Em hãy xác định thể thơ của bài thơ. (số câu, số chữ, cách hiệp vần). II. Đọc - Hiểu văn bản: * Nghĩa thứ nhất: miêu tả bánh trôi nước. (Hình ảnh chiếc bánh trôi nước) * Nghĩa thứ hai: thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận người phụ nữ. + Hình thể xinh đẹp: vừa trắng lại vừa tròn. + Thân phận chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời: Bảy nổi ba chìm với nước non. + Phẩm chất trong trắng, dù.  GV cho HS đọc các chú thích về từ ngữ. Cho HS giải thích thêm từ “rắn nát”. Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản.  HS đọc lại bài thơ. ? Em hiểu thế nào là tính đa nghĩa trong thơ ? ? Bài thơ Bánh trôi nước có hai nghĩa., đó là những nghĩa gì ? ? Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thé nào ?. Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản:  GV giới thiệu qua về t/g Hồ Xuân Hương và vị trí của bà trong lịch sử thơ ca dân tộc. Bài thơ Bánh trôi nước là một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng, nghệ thuật của bà.  HS đọc bài thơ.. ? Với nghĩa thứ hai, Bánh trôi nước thể hiện phẩm chất, thân phận người phụ nữ như thế nào? Dựa vào đâu mà em hiểu được điều đó ?.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> gặp cảnh ngộ như thế nào vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. III. Tổng kết:  Ghi nhớ: ( SGK/95 ). Tiết 26. ? Bài thơ có sử dụng thành ngữ nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng câu thành ngữ này ? ? Trong hai nghĩa của bài thơ, nghĩa nào là chính quyết định giá trị của bài thơ ? Vì sao ?  GV chốt ý: Chủ đích của t/g không nhằm miêu tả cái bánh trôi nước. “Bánh trôi nước” cũng như nhiều bài thơ khác của bà không bao giờ chỉ có một nghĩa. Và cái tính chất đa nghĩa, đa chủ đề của bài thơ tạo nên sức sống bài thơ. Hoạt động 3: Tổng kết. ? Nêu giá trị chung của bài thơ ?  HS đọc ghi nhớ SGK/95.  GV hướng dẫn HS chuẩn bị BT ở phần Luyện tập SGK/96 để tiết sau trình bày ở lớp. Đọc thêm Sau. phút chia li.. SAU PHÚT CHIA LI ( Đọc thêm ) I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản: 1. Tác giả, tác phẩm: ( Xem chú thích* SGK/91,92 ).  Hướng dẫn tự học văn bản Sau phút chia li. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.  GV giới thiệu cuo HS về tác giả, tác phẩm. ? Chinh phụ ngâm khúc là gì? Tác giả là ai? Dịch giả là ai ? ? Về thể loại Ngâm khúc? Đoạn trích có nội dung thể hiện điều gì ?  HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích: + Thể thơ song thất lục bát. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1) Khổ thơ 1: + Phép đối: Chàng đi – thiếp về ; Cõi xa mưa gió – buồng cũ chiếu chăn. + Hình ảnh: tuôn màu núi xanh. 2) Khổ thơ 2: + Phép đối: còn ngảnh lại – hãy trông sang. + Phép điệp ngữ và đảo ngữ: Hàm Dương – Tiêu Dương. 3) Khổ thơ 3:. ? Hãy nhận dạng thể thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ ? Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản. ? Qua bốn câu thơ khổ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được gợi tả như thế nào? Cách dùng phép đối và việc sử dụng hình ảnh có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li đó ? ? Qua bốn câu khổ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Nêu tác dụng gợi tả của: - Cách dùng phép đối. - Cách điệp và đảo ngữ. ? Qua bốn câu thơ khổ cuối, nỗi sầu đó còn được gợi tả và nâng lên như thế nào? Tác dụng gợi tả nỗi sầu chia li qua các điệp từ ngữ, phép đối, điệp ý như thế nào ? Hoạt động 3: Tổng kết..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> + Phép đối, điệp ngữ, điệp ý: cùng, thấy, ngàn dâu, xanh xanh, xanh ngắt, cùng trông,… IV. Tổng kết:. ? Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ. ? Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong bài thơ và nêu lên tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó.  Đọc phần ghi nhớ SGK/93. Hoạt động 4 : Củng cố.  Ghi nhớ: ( SGK/93 ) Hoạt động 5 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc hai văn bản thơ.Nắm kĩ nội dung bài học. - Làm bài tập 1 SGK/93. - Tìm đọc thơ Hồ Xuân Hương , Đoàn Thị Điểm. 2/ Soạn bài: Qua đèo ngang  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 27. QUAN HỆ TỪ I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Nắm được thế nào là quan hệ từ. - Nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1- Kiến thức: Hiểu được thế nào là quan hệ từ. 2- Kỹ năng: Có ý thức sử dụng quan hệ từ khi đặt câu 3- Thái độ: Có ý thức khi sử dụng quan hệ từ. III-CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ. Phương pháp quy nạp,nêu vấn đề HS: Học bài,chuẩn bị bài mới IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1- Ổn định; 2-Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đoạn văn HS viết ở nhà..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 3-Bài mới: Giới thiệu bài: Khi nói, viết ta thường sử dụng nhiều quan hệ từ. Em hiểu như thế nào là quan hệ từ, sử dụng quan hệ từ như thế nào cho hợp lí? Đó là kiến thức ta cần tìm hiểu qua bài học Quan hệ từ hôm nay. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Thế nào là quan hệ từ ? Ví dụ: ( Mục I.1 SGK/96,97 ) + Ý nghĩa các quan hệ từ trong câu: a) của : chỉ quan hệ sở hữu. b) như : chỉ quan hệ so sánh. c) Bởi…nên : chỉ quan hệ nguyên nhân-kết quả.. Hoạt động 1:  HS quan sát các câu văn ở mục I.1 SGK/96,97  xác định các quan hệ từ. ? Các quan hệ từ có trong câu liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ đó. + Xác định quan hệ từ trong câu (a). Cho ví dụ. + Xác định quan hệ từ trong câu (b). Cho ví dụ. + Xác định quan hệ từ trong câu (c). Cho ví dụ.  GV cho HS rút ra k/n quan hệ từ và đọc ghi nhớ SGK/97.  Ghi nhớ: ( SGK/97 )  HS làm BT nhanh: Cho biết có mấy cách hiểu đối với câu văn sau: II. Sử dụng quan hệ từ: Đây là thư Nam. Ví dụ: ( Mục II SGK/97 ) (Đây là thư của Nam. Đây là thư do Nam viết. Đây là thư gởi + Bắt buộc phải có quan hệ cho Nam.) từ:  GV chốt : Việc dùng hay không dùng quan hệ từ đều có câu(b), câu(d), câu(g), liên quan đến ý nghĩa của câu. Vì vậy không thể lược bỏ câu(h). qht một cách tùy tiện. + Không bắt buộc phải có Hoạt động 2:  HS đọc các ví dụ ở mục II.1 SGK/97. Dùng hình thức trắc quan hệ từ: câu(a), câu(c), câu(e), câu(i). + Quan hệ từ dùng thành cặp: - Nếu…thì - Vì…nên - Tuy…nhưng - Hễ…thì - Sở dĩ…là vì  Ghi nhớ: ( SGK/98 ) III. Luyện tập: Bài 1/98: Các quan hệ từ: của, như, và, cứ, nhưng, như, của, nhưng. Bài 2/98: Điền các quan hệ từ: với, và, với, với, với, nếu, thì, và.. nghiệm để trả lời câu hỏi. ? Vì sao các trường hợp (b),(d),(g),(h) bắt buộc phải dùng quan hệ từ ? ? Vì sao các trường hợp (a),(c),(e),(i) không bắt buộc phải dùng quan hệ từ ?  GV chốt ý1 trong ghi nhớ SGK/98. ? Tìm qht có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ: Nếu, Vì, Tuy, Hễ, Sở dĩ. Đặt câu với các cặp qht đó. ? Tại sao các qht đó phải dùng thành từng cặp ?  GV chốt  HS đọc ghi nhớ SGK/98. Hoạt động 3: BT1/98: HS đọc lại đoạn văn “Vào đêm…cho kịp giờ.” Trong văn bản Cổng trường mở ra”. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> BT2/98: HS đọc đoạn văn và điền qht thích hợp. BT3/98: Làm bài 15 phút. Hoạt động 4: Củng cố. Hoạt động 5*. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc phần Ghi nhớ SGK/97,98. - Làm bài tập 4,5 SGK/99. 2/ Bài sắp học: Chữa lỗi về quan hệ từ - Chuẩn bị kỹ phần yêu cầu tìm hiểu bài bài tập trong sgk RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 28. LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Luyện tập các thao tác làm văn bản biểu cảm: Tìm hiểu đề và tìm ý – Lập dàn bài – Viết bài. - Có thói quen động não suy nghĩ, tưởng tượng, cảm xúc trước đề văn biểu cảm. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1-kiến thức: Giúp học sinh biết cách làm bài văn biểu cảm,biết cách tìm hiểu đề,tìm ý,lập dàn ý trước khi làm bài 2- Kỹ năng: Có thói quen suy nghĩ,tưởng tượng,cảm xúc trước đề văn.Biết viết một bài văn biểu cảm. 3- Thái độ: Có thói quen suy nghĩ ,cảm xúc trước đề văn biểu cảm.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> III- - CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ.Phương pháp nêu vấn đề,thảo luận. HS: Học bài,soạn bài mới IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1-Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: - Nêu các bước về cách làm bài văn biểu cảm. - Kiểm tra BTVN và sự chuẩn bị bài mới của HS. 3-Bài mới: Giới thiệu bài: Các em đã học về đặc điểm của văn biểu cảm, các bước làm bài văn biểu cảm. Hôm nay các em sẽ luyện tập về cách làm văn bản biểu cảm. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.  Đề bài: Loài cây em yêu. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: - Viết về thái đọ và tình cảm đối với một loài cây cụ thể. 2. Lập dàn bài: a) Mở bài: + Nêu (giới thiệu chung) về loài cây. + Lí do yêu thích.. Hoạt động 1:  HS tìm hiểu về đề bài. ? Đề yêu cầu viết về điều gì? ( Đối tượng biểu cảm? Tình cảm cần biểu hiện? )  GV lưu ý HS: Chỉ khai thác tình cảm tích cực là yêu để nói lên sự gắn bó và cần thiết của loài cây đó đối với đời sống. ? Cho biết loài cây cụ thể mà em yêu? Giải thích tại sao em yêu loài cây đó? ( phẩm chất của cây, sự gắn bó, lợi ích? ) Hoạt động 2:  HS dựa vào dàn bài tham khảo SGK/99 để lập dàn bài cho đề bài trên về một loài cây cụ thể.. b) Thân bài: + Các đặc điểm gợi cảm của cây. + Cây trong cuộc sống của con người… + Cây trong cuộc sống của em… c) Kết bài: Tình cảm của em, em rất yêu cây… 3. Viết bài: + Viết đoạn Mở bài và Kết bài. 4. Sửa bài:. ? Em yêu loài cây nào? Lí do ? ? Thân bài em cần nêu những ý gì về loài cây em yêu ? + Các đặc điểm gợi cảm của cây, thân ,cành, lá, hoa, sinh trưởng… + Loài cây đó trong cuộc sống của con người, trong cuộc sống của em… ? Kết bài em nêu ý gì ? Hoạt động 3:  HS viết đoạn Mở bài ( Tổ 1 ).  HS viết đoạn Kết bài ( Tổ 2 ).  HS viết một ý trong Thân bài. ( Tổ 3 + 4 ). Hoạt động 4:  GV thu bài, đọc, cả lớp nhận xét , sửa chữa..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> *. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Viết hoàn chỉnh bài văn biểu cảm theo đề bài: Loài cây em yêu.. - Nắm kĩ lại các bước làm bài văn biểu cảm. - Chuẩn bị viết bài TLV số 2 (Văn biểu cảm ) vào tuần sau. 2/ Bài sắp học: Cách lập dàn ý cho văn biểu cảm. - Đọc bài trong sgk - Đọc kĩ phần chú - Soạn theo câu hỏi RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:. TUẦN 8 Ngày soạn: Tiết : 29. Văn bản:. QUA ĐÈO NGANG BÀ HUYỆN THANH QUAN. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo. - Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1- Kiến thức: Thấy được cảnh tượng đèo Ngang và tâm trạng cô đơn,buồn bã của tác giả. 2- Kỹ năng: Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú 3- Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước III. CHUẨN BỊ: GV: tranh minh họa đèo Ngang.Phương pháp nêu vấn đề,phát vấn. HS: học thuộc lòng bài thơ.Soạn bài mới IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG:.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 1- Ổn định: 2-Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc bài thơ Bánh trôi nước. Nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ. - Đọc thuộc đoạn trích Sau phút chia li. Nêu nội dung và nghệ thuật nổi bật của bài thơ. 3- Bài mới: Giới thiệu bài: Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, một nhánh của dãy Trường Sơn, phân cách địa giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, là địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang, nhưng tựu trung được nhiều người biết và yêu thích nhất là bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Đọc – Tìm hiểu chú thích: 1- Tác giả: (Xem chú thích* SGK/102) + Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh. 2- Thể thơ: (Xem chú thích* SGK/102) + Thơ thất ngôn bát cú Đường luật. II. Tìm hiểu văn bản: 1) Cảnh tượng Đèo Ngang:. Hoạt động 1:  HS đọc bài thơ và phần chú thích* SGK/102. ? Nêu vài nét về tác giả theo sự hiểu biết của em.. + Thời gian: bóng xế tà. + Cảnh vật: cỏ, cây, hoa, lá, núi, sông, chợ, mấy túp nhà, vài chú tiều, tiếng chim cuốc, chim đa đa + Lom khom, lác đác (từ láy); quốc quốc, gia gia (từ tượng thanh) có tác dụng gợi hình, gợi cảm.  Cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, hoang sơ trong lúc chiều tà, gợi cảm giác buồn, vắng lặng. 2Tâm trạng của Bà HuyệnThanh Quan: + Chim cuốc  kêu cuốc cuốc  đất nước  nhớ nước. Chim đa đa  kêu gia gia  nhà  nhớ nhà. (phép đối, phép chơi chữ).  GV đọc bài thơ. ? Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả ? ? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì ? (không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người). ? Phân tích tác dụng biểu đạt của các từ láy lác đác, lom khom và từ tượng thanh quốc quốc. gia gia.  Em hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.  GV chốt ý – bình – ghi bảng.  HS đọc lại bài thơ. ? Giữa cảnh không gian ấy, con người có tâm trạng như thế nào? Em hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. + Tâm trạng được thể hiện qua hình thức mượn cảnh nói tình ntn ? + Tâm trạng được thể hiện qua hình thức trực tiếp. ? Em hiểu như thế nào về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ? ? Em hãy nhận dạng thể thơ của bài thơ Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Hoạt động 2:.

<span class='text_page_counter'>(62)</span>  Tâm trạng nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước (hoài cổ). + trời non nước / một mảnh tình riêng ta với ta (đối lập, tương phản).  Nỗi buồn cô đơn thầm kín gần như tuyệt đối của tác giả. III. Tổng kết: + Bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc.  Ghi nhớ: ( SGK/104 ) IV. Luyện tập: Bài 1/104: Cụm từ ta với ta tuy hai mà một, chỉ để nói một con người, một nỗi buồn, một nỗi cô lẻ không có ai chia sẻ ngoài trời, mây, non, nước bát ngat, mênh mông, hoang vắng, lặng lẽ nơi đỉnh đèo xa lạ.. như thế nào ? + Tiếng chim cuốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà bộc lộ tâm trạng gì của tác giả ? ? Giữa cảnh không gian ấy, con người phải đối mặt với nỗi buồn cô đơn, lời thơ nào mang tính biểu cảm trực tiếp cực tả nỗi buồn cô đơn ấy ?  HS thảo luận câu hỏi số 6 SGK/104.  GV chốt ý – bình. Hoạt động 3:  HS đọc lại bài thơ  đọc thuộc lòng (nếu có). ? Qua Đèo Ngang là bài thơ tả cảnh hay tả tình ? (Tả cảnh thiên nhiên – bày tỏ tâm trạng. Bài thơ tả cảnh ngụ tình, tả cảnh để tả tình, tình lồng trong cảnh, cảnh đậm hồn người).  HS đọc ghi nhớ SGK/104. BT1/104: Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta. Hoạt động 4: Củng cố. *. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc bài thơ và phần Ghi nhớ SGK/104. - Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ. 2/ Bài sắp học: Văn bản “Bạn đến chơi nhà” Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong sgk.. Văn bản: Ngày soạn: Tiết : 30. BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ NGUYỄN KHUYẾN. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên và dân dã của Nguyễn Khuyến thật sâu sắc và cảm động. - Tiếp tục tìm hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG 1- Kiến thức: Cảm nhận được tình bạn trong sáng,cao đẹp ,sau sắc của tác giả.Hiểu thêm về thể thơ thất ngôn bát cú. 2- Kỹ năng: Biết vận dụng vào cuộc sống 3- Thái độ: Biết quí trọng tình bạn,quí trọng tình nghĩa. III- CHUẨN BỊ: GV: tranh minh họa chân dung tác giả,tập thơ.Phương pháp gợi tìm,thảo luận. - HS: Học thuộc bài thơ,chuẩn bị bài mới ..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc bài thơ Qua Đèo Ngang. Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả qua cái nhìn của tác giả như thế nào ? - Đọc thuộc bài thơ Qua Đèo Ngang. Phân tích tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Tình bạn là một trong số những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử VHVN. Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, trong thơ Đường luật VN nói chung. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Đọc - chú thích văn bản: 1- Tác giả: (Xem chú thích* SGK/104) + Nguyễn Khuyến có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. 2- Thể thơ: + Thơ thất ngôn bát cú Đường luật. II. Tìm hiểu văn bản:. Hoạt động 1:  HS đọc bài thơ và phần chú thích qua một lần. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến và thể thơ của bài thơ Bạn đến chơi nhà.  GV bổ sung thêm ý về tác giả, tác phẩm.. 1) Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà: - Đã bấy lâu nay bác tới nhà. Lời thơ tự nhiên như một tiếng reo vui hồ hởi khi được bạn tới thăm. 2) Cảm xúc về gia cảnh: + Hoàn cảnh khá đặc biệt: có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì  tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình ta với ta. (giọng điệu vui, hóm hỉnh). 3) Cảm nghĩ về tình bạn: - Bác đến chơi đây, ta với ta ! + ta : chủ nhà quan hệ gắn bó, + ta : khách hòa hợp.  Một tình bạn thật đậm đà, thắm thiết..  HS thảo luận câu hỏi 2 SGK/105. ? Câu thơ đầu không chỉ là một thông báo bạn đến chơi nhà mà còn bộc lộ cảm xúc của nhà thơ, đó là cảm xúc gì ?  GV bình:Câu thơ mở đầu hết sức tự nhiên như lời nói thường ngày. Câu thơ không chỉ là một tiếng thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là một tiếng reo vui đầy hồ hởi, phấn chấn khi đã bao lâu mới được bạn đến thăm.. Hoạt động 2:  GV đọc lại bài thơ.. ? Theo nội dung câu thứ nhất, đúng ra NK phải tiếp đãi như thế nào khi bạn đến chơi nhà ? (phải thật chu đáo) ? Nhưng qua 6 câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của NK lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế ? + NK tiếp đãi người bạn từ lâu mới có dịp đến thăm như thế nào? Hoàn cảnh tác giả thế nào ?  GV bình-chốt ý..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> III. Tổng kết:  Ghi nhớ: ( SGK/105 ) IV. Luyện tập: Bài 1.a/106: + Bạn đến chơi nhà : ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ đời thường đạt độ kết tinh, hấp dẫn. + Sau phút chia li : ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ bác học đạt độ kết tinh, hấp dẫn.. ? Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ ta với ta nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ? + Cụm từ ta với ta có ý nghĩa gì ? + Cụm từ ta với ta trong bài thơ BĐCN với cụm từ ta với ta trong bài thơ QĐN có gì kgác nhau ? Hoạt động 3: ? Nhận xét chung của em về tình bạn của NK trong bài thơ BĐCN ?  GV chốt ý  HS đọc ghi nhớ SGK/105. Hoạt động 4: BT1.a/106:  HS đọc thuộc lòng bài thơ.. .HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc bài thơ và phần Ghi nhớ SGK/106. - Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ. 2/ Bài sắp học: Đọc thêm tự tìm hiểu về hai văn bản: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ (SGK/109) - ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU (SGK/112) -Đọc kỹ hai văn bản thơ (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ) và phần chú thích. - Tìm hiểu những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật hai bài thơ . RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 31 + 32. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 VĂN BIỂU CẢM. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - HS viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Hiểu thế nào là văn biểu cảm,lòng yêu thương cây cối. 2- Kỹ năng: Biết viết một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh. 3- Thái độ: Thái độ nghiêm túc khi làm bài III. CHUẨN BỊ: Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của HS. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: I. Đề bài: Loài cây em yêu. II. Đáp án + Biểu điểm:  Yêu cầu:.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> + HS chọn bất cứ cây gì ở Việt Nam mà các em quen biết, thân thuộc như: tre, dừa, chuối, cây đa, cây phượng, cây điệp, cây bàng… hoặc các loại cây cảnh. + Chọn một loài cây mà em thật sự yêu mến, có hiểu biết về nó và nêu được tình cảm của mình đối với cây. + Bài văn phải nói rõ về cây, tình người đối với cây và tình cảm phải chân thành. + Lập dàn ý trước khi viết thành bài. + Xác định yếu tố miêu tả: tả cái gì để tỏ thái độ, tình cảm đối với cây. + Xác định yếu tố tự sự: Kể cái gì để bộc lộ tình cảm đối với cây. ( Lưu ý: Miêu tả và tự sự chỉ là phương tiện để biểu cảm đối với loài cây em yêu ). + Tuân thư các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý – Lập dàn bài – Viết thành văn chú ý liên kết, mạch lạc – Kiểm tra bài .  Dàn bài: 1) Mở bài: ( 2 điểm ) Nêu tên loài cây và lí do em yêu thích loài cây đó. 2) Thân bài: ( 6 điểm ) + Các đặc điểm gợi cảm của cây. + Cây trong cuộc sống của con người. + Cây trong cuộc sống của em. 3) Kết bài: ( 2 điểm ) Tình cảm của em đối với cây. *. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Tiếp tục tập viết bài văn biểu cảm về các đối tượng khác. - Đọc thêm các bài văn mẫu. 2/ Bài sắp học: Cách lập dàn ý cho bài văn biểu cảm - Xem lại các kiến thức về văn biểu cảm. TUẦN 9 Ngày soạn: Tiết : 33. CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ. I-. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ. - Thông qua luyện tập, nâng cao kỷ năng sử dụng quan hệ từ. II-.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Nhận biết các lỗi về quan hệ từ. 2- Kỹ năng: Biết sử dụng quan hệ từ trong viết đoạn văn,bài văn. 3- Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi dùng quan hệ từ khi giao tiếp. III. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ. Phương pháp gợi mở,nêu vấn đề. HS: Chuẩn bị bài mới,làm các bài tập traong sgk IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1- Ổn định;.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 2- Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ. - Thế nào là quan hệ từ? Nêu một số cặp quan hệ từ và đặt câu có dùng một cặp quan hệ từ đó. - Kiểm tra việc làm BTVN của HS. 3- Bài mới: Giới thiệu bài: Trong viết hoặc nói, các em thường mắc phải một số lỗi về việc dùng quan hệ từ. Đó là những lỗi gì và cách chữa như thế nào? Hôm nay các em sẽ tìm hiểu về điều này qua tiết học Chữa lỗi về quan hệ từ. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ: 1- Thiếu quan hệ từ:  Ví dụ : ( Mục I.1 SGK/106 ) + Cả hai câu đều thiếu quan hệ từ.  Câu 1: thêm qht mà hoặc để. Câu 2: thêm qht đối với. 2- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa:  Ví dụ : ( Mục I.2 SGK/106 ) + Câu 1: Hai bộ phận của câu diễn đạt hai sự việc có hàm ý tương phản.  dùng qht nhưng để diễn đạt ý nghĩa tương phản thay cho qht và.. Hoạt động 1:  HS đọc hai câu ở mục 1/106. ? Hai câu văn thiếu qht ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng. Hoạt động 2:  HS đọc hai câu văn ở mục 2/106. ? Quan hệ từ và (câu1) có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không? Nên thay qht và ở đây bằng qht nào ?. + Câu 2: Giải thích lí do tại sao chim sâu có ích cho nông dân.  nên dùng qht vì thay cho qht để. 3- Thừa quan hệ từ:  Ví dụ : ( Mục I.3 SGK/106,107 ) + Cả hai câu đều thiếu chủ ngữ. Vì dùng thừa quan hệ từ ( qua, vừa ), đã biến chủ ngữ của câu thành trạng ngữ. 4- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết:  Ví dụ : ( Mục I.4 SGK/107 ) + Các câu dùng qht không có tác dụng liên kết. Có thể chữa lại như sau: - Câu 1:…Không những giỏi về môn toán mà còn giỏi về môn văn. - Câu 2: Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.  Ghi nhớ: ( SGK/107 ). ? Quan hệ từ để (câu 2) có diễn đạt đuíng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không? Nên thay qht để ở đây bằng qht nào ?Hoạt động 3:  HS đọc và phân tích hai câu văn ở mục 3/106,107. ? Vì sao các câu trên thiếu chủ ngữ? Hãy chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh. Hoạt động 4:  HS đọc và phân tích hai câu ở mục 4/107. ? Hãy chỉ ra chỗ sai ở trong câu và chữa lại cho đúng.  GV chốt ý, cho HS nhắc lại việc sử dụng qht cần tránh những lỗi gì.  HS đọc phần ghi nhớ SGK/107..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> II. Luyện tập: Bài 1/107: Thêm quan hệ từ: + Câu 1: thêm qht từ . + Câu 2: thêm qht để hoặc cho . Bài 2/107: Thay qht dùng sai: - Thay với bằng nhưng . - Thay tuy bằng dù . - Thay bằng bằng về . Bài 3/108: Chữa câu cho hoàn chỉnh: - Bỏ từ đối với . - Bỏ từ với . - Bỏ từ qua . Bài 4/108: Dùng quan hệ từ trong câu: Câu a b c d e g h i Đúng + + + + Sai + + + +. Hoạt động 5: BT1/107: Đọc và thêm quan hệ từ vào trong câu. BT2/107: Đọc và thay quan hệ từ dùng sai trong câu. BT3/108: Đọc và chữa lại câu văn cho hoàn chỉnh. BT4/108: Đọc từng câu và xác định đúng, sai .. . HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: -Học thuộc phần ghi nhớ SGK/107.-Làm bài tập 5 SGK/108. 2/ Bài sắp học: Từ đồng nghĩa - Đọc kỹ nội dung cả bài trong SGK/113,114,115. -Trả lời các câu hỏi trong bài-Chuẩn bị phần Luyện tập trong SGK/115,116,117.. Ngày soạn: Tiết : 34. Bài đọc thêm Văn bản:. XA NGẮM THÁC NÚI LƯ ( Vọng Lư sơn bộc bố) LÍ BẠCH PHONG KIỀU DẠ BẠC ( Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều ) TRƯƠNG KẾ. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hiểu được vẻ đẹp của thác núi Lư qua cách miêu tả, cảm nhận của tác giả. - Cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều. - Có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm. - Yêu cảnh đẹp thiên nhiên, yêu kính các nhà thơ Trung Quốc. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG:.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 1- Kiến thức: Hiểu được vẻ đẹp của thác núi Lư qua cách miêu tả và cảm nhận của tác giả. 2- Kỹ năng: Có ý thức yêu vẻ đẹp thiên nhiên .Cảm nhận được những cảm xúc của người khách xa quê,nhớ về quê hương. 3- Thái độ: Yêu thiên nhiên,yêu quê hương đất nước III. CHUẨN BỊ: GV: Chân dung tác giả,tác phẩm.Phương pháp nêu vấn đề,thảo luận. HS: Học thuộc lòng bài thơ,soạn bài IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: * Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Nêu nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật bài thơ. - Đọc thuộc bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Tình bạn của Nguyễn Khuyến được thể hiện trong bài thơ như thế nào ? * Bài mới: Giới thiệu bài: Thơ Đường là một thành tựu huy hoàng của thơ cổ Trung Hoa do hơn 2000 nhà thơ sống ở triều đại nhà Đường viết nên. Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) là một trong những bài thơ đặc sắc của nhà thơ nổi tiếng Lí Bạch đời Đường. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. A. XA NGẮM THÁC NÚI LƯ I. Tác giả, tác phẩm: II. Đọc và tìm hiểu chú thích:. Hoạt động 1: ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.. III. Tìm hiểu văn bản: 1) Cảnh thác núi Lư:.  HS đọc bài thơ bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ xác định thể thơ.  GV nêu câu hỏi 1 SGK/111 cho HS thảo luận. (Vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả nhìn từ xa có lợi thế phát hiện được vẻ đẹp tổng quát thác nước núi Lư hùng vĩ). ? Câu thơ thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? Chú ý từ khói tía. ? Hình ảnh miêu tả trong câu 1 đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu thơ sau như thế nào? Nêu lên những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp theo. ? Từ quải trong câu thơ thứ hai là một thành công của tác giả, vì sao nói như vậy ? ? Hai động từ phi, lưu (bay, chảy) và hai tính từ trực, há (thẳng; rơi xuống, đổ xuống) có ý nghĩa gì trong việc miêu tả dòng thác? (tốc độ mãnh liệt của dòng thác,tư thế gọn, dứt khoát. a-Câu thơ thứ nhất tả cảnh nền của bức tranh: Nhìn Hương Lô b-qua làn hơi nước phản quang ánh mặt trờiNgọn núi như chiếc bình khổng lồ đang nghi ngút tỏa những làn khói tía, vừa rực rỡ, vừa kì ảo, mĩ lệ, hùng tráng. b) Ba câu thơ sau: + Vẻ đẹp thác núi Lư: - Dòng thác như dải lụa trắng treo giữa váh núi và dòng sông  một vẻ đẹp tráng lệ. - Từ quải (treo) đã biến cái động thành cái tĩnh. -Câu thứ ba cảnh được miêu tả từ tĩnh.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> sang động  vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước. - Câu thứ bốn dùng từ nghi (ngờ), lạc (rơi xuống) và hình ảnh Ngân Hà gợi tả vẻ đẹp huyền ảo của thác nước. 2) Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư: + Tâm hồn nhạy cảm, say đắm với vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của thiên nhiên. + Tính cách mãnh liệt, hào phóng. IV. Tổng kết:  Ghi nhớ: ( SGK/112 ) B. ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU (Phong Kiều dạ bạc) I. Tác giả, tác phẩm: II. Đọc và tìm hiểu văn bản: Bài thơ thể hiện một cách sinh động cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.. của thác nước). ? Trong câu thơ thứ tư, tác giả đã thành công trong việc dùng từ, hình ảnh nào? (Dùng từ nghi, lạc ,hình ảnh so sánh Ngân Hà . Sử dụng từ ngữ, h/ả tài tình, kết hợp giữa thực và ảo, tạo nên cảm giác bay bổng). ? Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta thấy những nét gì trong tâm hồn, tính cách nhà thơ ?  HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 2:  GV giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.  HS đọc bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. ? Trong bài thơ, tác giả đã dùng hai thủ pháp nghệ thuật truyền thống của thơ Đường là dùng động để tả tĩnh và mượn âm thanh để tả hình ảnh. Hãy tìm chi tiết trong thơ để chứng minh. ? Bài thơ đã thể hiện điều gì ?. *. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc hai bài thơ và phần ghi nhớ SGK/112. - Nắm kĩ nội dung, nghệ thuật hai bài thơ. 2/ Bài sắp học: Văn bản: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH - Đọc kĩ văn bản và phần chú thích. - Trả lời các câu hỏi ở phần Đọc – Hiểu văn bản SGK/124.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn:. TỪ ĐỒNG NGHĨA.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Tiết : 35 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa, hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Nâng cao kĩ năng nhận biết từ đồng nghĩa trong câu, trong đoạn văn, kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa. II-.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa. Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 2- Kỹ năng: Biết sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn văn. 3- Thái độ: nhận biết từ đồng nghĩa,có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa trong nói,viết. III- CHUẨN BỊ: GV:- Bảng phụ. Phương pháp quy nạp,thảo luận. HS: Học bài, soạn bài mới ,làm các bài tập IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1-Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: - Trong việc sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào? Đặt câu có sử dụng quan hệ từ. - Kiểm tra việc làm bài tập về nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS. 3- Bài mới: Giới thiệu bài: Khi nói và viết, có những từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa lại giống nhau. Đó là loại từ mà các em tìm hiểu trong tiết học hôm nay: Từ đồng nghĩa. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Thế nào là từ đồng nghĩa ?  Ví dụ : ( Mục I SGK/113,114 ) + Từ rọi đ/n với chiếu, soi, tỏa. + Từ trông đ/n với nhìn, ngó, nhòm,… - Các nhóm từ đồng nghĩa của từ trông: + nhìn, ngó, dòm, nhòm, liếc,… (nhìn để nhận biết). + trông, coi, chăm sóc, coi sóc (coi sóc, giữ gìn cho yên ổn). + mong, hi vọng, trông mong,… (mong).  Ghi nhớ: ( SGK/114 ). Hoạt động 1:  HS đọc bản dịch thơ bài Xa ngắm thác núi Lư. ? Hãy tìm các từ đồng nghĩa với từ rọi, trông . Cho ví dụ.. II. Các loại từ đồng nghĩa:  Ví dụ : ( Mục II SGK/114 ). ? Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa của từ trông nêu ở mục I.2/114.  Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa ?  GV chốt ý, HS đọc ghi nhớ SGK/114. Hoạt động 2:  HS so sánh nghĩa của từ quả với từ trái trong hai ví dụ SGK/114. ? Có thể thay thế từ trái và từ quả cho nhau.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> + Từ quả và trái có thể thay thế cho nhau, vì sắc thái ý nghĩa giống nhau  đồng nghĩa hoàn toàn. + Từ bỏ mạng có sắc thái khinh bỉ. Từ hi sinh có sắc thái kính trọng. không thể thay thế cho nhau được vì sắc thái ý nghĩa khác nhau đồng nghĩa không hoàn toàn.  Ghi nhớ: ( SGK/114 ). được không? Vì sao ? ? Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh có chỗ nào giống nhau và có chỗ nào khác nhau ? Hai từ này có thể thay thế cho nhau được không ? Vì sao ? ? Từ những ví dụ trên, em hãy cho biết có những loại từ đồng nghĩa nào?  GV chốt ý, HS đọc ghi nhớ SGK/114.. Hoạt động 3:  HS thảo luận và trả lời câu 2 mục III /115. III. Sử dụng từ đồng nghĩa: ? Em hãy giải thích nghĩa của từ chia li và từ  Ví dụ : ( Mục III SGK/115 ) chia tay . ( nghĩa chung là rời nhau, mỗi người đi một + chia li – chia tay nơi. Từ chia li vừa mang sắc thái cổ xưa vừa + phụ nữ - đàn bà diễn tả được cái cảnh ngộ bi sầu của người + ngoại quốc – nước ngoài chinh phụ). + bỏ mạng – hi sinh ? Có thể thay thế từ đàn bà cho từ phụ nữ + nhân loại – loài người trong câu văn “Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ.” được hay không ? Vì sao ?  Ghi nhớ: ( SGK/115 ) ? Tìm từ đồng nghĩa với từ ngoại quốc . Hai từ này có thể thay thế cho nhau được không ? Vì IV. Luyện tập: Bài 1/115: Từ Hán Việt đồng sao ?  Từ những ví dụ trên, em hãy rút ra nhận xét nghĩa: về việc sử dụng từ đồng nghĩa .  GV chốt ý, HS đọc ghi nhớ SGK/115. + gan dạ : dũng cảm + nhà thơ : thi sĩ, thi nhân + mổ xẻ : phẫu thuật Hoạt động 4: + của cải : tài sản BT1/115: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các + nước ngoài : ngoại quốc từ thuần Việt. Bài 2/115: Từ gốc Ấn-Âu đồng + chó biển : hải cẩu nghĩa: + đòi hỏi : yêu cầu + máy thu thanh : ra-đi-ô + năm học : niên khóa + sinh tố : vi-ta-min + loài người : nhân loại + xe hơi : ô tô + thay mặt : đại diện + dương cầm : pi-a-nô BT2/115: Tìm từ có gốc Ấn – Âu đồng nghĩa. Bài 5/116: Phân biệt nghĩa: BT3/115: ( BTVN ) + ăn, xơi, chén BT4/115: ( BTVN ) - ăn : sắc thái bình thường. - xơi : sắc thái lịch sự, xã giao. + đưa : trao, giao ; + đưa : tiễn ; - chén : sắc thái thân mật, thông + kêu : la ; + nói : quở ; + đi : qua đời, mất tục. BT5/116: Phân biệt nghĩa của các từ trong Bài 8/117: Đặt câu nhóm từ đồng nghĩa. Bài 9/117: Chữa từ dùng sai: + Hướng dẫn HS làm nhóm từ : ăn, xơi, chén ở lớp. Các nhóm từ còn lại HS tự làm ở mhà..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> + Thay thụ. + Thay + Thay + Thay bày.. hưởng lạc bằng hưởng BT6,7/116: ( BTVN ) bao che bằng che chở. BT8/117: Mỗi tổ đặt một câu. giảng dạy bằng dạy. BT9/117:Chữa các từ dùng sai trong câu. trình bày bằng trưng. *. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc các phần ghi nhớ SGK/114,115.-Làm BT 3,4,5,6,7 SGK/115,116,117. 2/ Chuẩn bị: TỪ TRÁI NGHĨA - Đọc kĩ nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi SGK/128. - Tìm thêm các ví dụ về từ trái nghĩa.- Chuẩn bị phần Luyện tập SGK/129.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 36. CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm. - Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Biết cách lập ý, kĩ năng làm văn biểu cảm. 2- Kỹ năng: Nhận biết nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn. 3- Thái độ: Có ý thức trong việc lập ý và tìm ý trước khi làm bài văn biểu cảm. III. CHUẨN BỊ: GV: - Bảng phụ. Phương pháp thảo luận,quy nạp.Nghiên cứu các dạng bài biểu cảm. HS: Đọc trước các đoạn văn ở nhà,nắm vững nội dung bài,yếu tố biểu cảm. IV:. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2-Kiểm tra bài cũ:.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Văn biểu cảm là gì ? - Văn biểu cảm có những đặc điểm gì ? 3- Bài mới: Giới thiệu bài: Muốn viết bài văn biểu cảm được tốt, phải biết cách lập ý. Tiết học hôm nay các em tìm hiểu về cách lập ý của bài văn biểu cảm. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. Hoạt động 1: Tìm hiểu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm:  HS đọc đoạn văn (Mục I.1 SGK/117). ? Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre ? + Cây tre đã gắn bó với đời sống của người Việt Nam bởi những 2) Hồi tưởng quá khứ công dụng của nó như thế nào ? và suy nghĩ về hiện tại. + Để thể hiện sự gắn bó còn mãi của cây tre, đoạn văn đã nhắc đến những gì ở tương lai ? 3) Tưởng tượng tình + Người viết đã liên tưởng, tưởng tượmh cây trẻtong tương lai như huống, hứa hẹn , mong thế nào ? Tác giả biểu cảm trực tiếp bằng biện pháp nào ?  GV kết luận: Gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai ước. là cách bày tỏ tìng cảm đối với sự vật. 4) Quan sát, suy ngẫm.  HS đọc đoạn văn (Mục I.2 SGK/upload.123doc.net). ? Đoạn nào tác giả nghĩ về con gà đất trong quá khứ ? (đoạn 1) I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm: 1) Liên hệ hiện tại với tương lai..  Ghi nhớ: ( SGK/121 ) II. Luyện tập: Bài 1/121: Tập lập ý bài văn biểu cảm theo đề bài (a): Cảm xúc về vườn nhà. Bước1: Tìm hiểu đề. Bước 2: Tìm ý cho bài văn. Bước 3: Lập dàn bài. a) Mở bài: Giới thiệu vườn nhà và tình cảm đối với vườn nhà. b)Thân bài: Miêu tả vườn, lai lịch vườn + Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình.. ? Đoạn nào biểu hiện suy nghĩ, tình cảm một cách trực tiếp về đồ chơi trẻ con trong quá khứ ? (đoạn 2) ? Tác giả đã say mê con gà sđất như thế nào? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả ?  GV kết luận: Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại ;à một cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật.  HS đọc đoạn văn (1) (Mục I.3 SGK/119). ? Để thể hiện tình cảm đối với cô giáo, đoạn văn đã làm như thế nào? Tác giả đã tưởng tượng những gì ? Trí tưởng tượng đã giúp tác giả bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào ?  GV kết luận: Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước là một cách bày tỏ tình cảm đối với con người, đối với quê hương, đất nước. ( Yêu cầu HS về nhà đọc đoạn văn (2) mục3/119 và trả lời câu hỏi (b) ).  HS đọc đoạn văn (Mục I. 4 SGK/120,121). ? Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh gì về u tôi ? Hình bóng và nét mặt u tôi được miêu tả như thế nào ?.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> + Vườn và lao động ? Để thể hiện tình yêu thương đối với mẹ, đoạn văn đã m/t những của cha mẹ. gì ? + Vườn qua bốn mùa. ? Qua đoạn văn, em thấy sự quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào ? c) Kết bài: Cảm xúc về  GV kết luận: Khắc họa hình ảnh con người và nêu nhận xét, vườn nhà. suy ngẫm là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với người đó.  Từ những ví dụ tìm hiểu trên, hãy cho biết để tạo ý cho bài văn biểu cảm, người viết có thể lập ý bằng những cách nào ?  HS đọc ghi nhớ SGK/121. Hoạt động 2:  GV hướng dẫn HS tập vận dụng các cách lập ý nêu trên để lập ý, lập dàn bài cho đề văn biểu cảm (a): Cảm xúc về vườn nhà.. *. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc phần ghi nhớ SGK/121. Lập ý cho các đè bài ở BT1/121: Tổ 1 + 2: đề (b) ; Tổ 3: đề (c) ; Tổ 4: đề (d 2/ Bài sắp học: Luyện nói văn biểu cảm sự vật,con người  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. TUẦN 10 Ngày soạn: Tiết : 37. Văn bản: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH ( Tĩnh dạ tứ ) LÍ BẠCH. I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. - Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảnh giao hòa. - Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2 / 2) trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG: 1-Kiến thức: Giáo dục lòng yêu nước,yêu thiên nhiên tươi đẹp của đất nước. 2- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc,phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. 3- Thái độ: Có thái độ dúng đắn về tình yêu thiên nhiên,yêu đất nước->xây dựng đất nước giàu đẹp III- CHUẨN BỊ: GV: Phương pháp bình giảng,nêu vấn đề. Tranh minh họa tác giả,tác phẩm. HS: Đọc và soạn bài .Nắm được thể thơ..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định; 2- Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch. Vẻ đẹp của thác nước núi Lư được miêu tả như thế nào? - Kiểm tra bài soạn của HS. 3- Bài mới  Giới thiệu bài: Vọng nguyệt hoài hương là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ Trung Quốc và cả ở Việt Nam. Vầng ttrăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ. Cho nên ở xa quê, trăng càng sáng càng tròn, lại càng nhớ quê. Tình cảnh trông trăng nhớ quê của Lí Bạch được thể hiện rất rõ qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) mà các em được học hôm nay. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Đọc văn bản – Tìm H  oạt động 1: hiểu chú thích:  GV đọc bài thơ phần phiên âm. HS đọc phần dịch nghĩa và dịch thơ.  HS đọc phần chú thích* (SGK/123,124). + Thể thơ ngũ ngôn ? Thể thơ của bài thơ này giống với bài thơ nào em đã học ? (PGVK) tứ tuyệt theo hình thức cổ thể. Hoạt động 2: ? Có ý kiến cho rằng trong bài này hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, II. Tìm hiểu văn hai câu cuối là thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì bản: sao ? 1) Hai câu đầu:  HS đọc hai câu đầu và phân tích. Sáng tiền minh + Chú ý các chữ: sàng , ngh i, sương. nguyệt quang Nghi thị địa  GV chốt ý – bình. thượng sương. - Ánh trăng sáng là Hoạt động 3: đối tượng cảm nghĩ  HS đọc hai câu cuối và phân tích. của chủ thể trữ tình + Chú ý các động từ: vọng , cử , đê. trong một đêm trằn  GV chốt ý – bình. trọc không ngủ được. ? Tuy không phải là một bài thơ Đường luật, song Tĩnh dạ tứ cũng sử 2) Hai câu cuối: dụng phép đối. Hãy chỉ ra phép đối và nêu tác dụng của nó trong việc Cử đầu vọng minh biểu hiện tình quê hương của tác giả. nguyệt  HS so sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu cuối để Đê đầu tư cố hiểu về phép đối , từ đó phân tích tác dụng của phép đối đó. hương. + Chú ý đối: Số lượng chữ các bộ phận tham gia đối bằng nhau ; + vọng nguyệt – tư cố cấu trúc ngữ pháp giống nhau ; từ loại của chữ tương ứng giống hương  vừa khắc họa nhau. rõ hình ảnh nhân vật ? Dựa vào các động từ: nghi , cử , đê , tư để chỉ ra sự thống nhất, liền trữ tình (nhà thơ), vừa mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> thể hiệnâmnhj mẽ nỗi nhớ quê hương da diết.  Bố cục bài thơ chặt chẽ, tạo nên tính thống nhất, liền mạch của cảm xúc. III. Tổng kết:. ( nghi , tư : sự cảm nghĩ ; vọng , cử , đê : hoạt động cơ thể )  HS thảo luận, nêu ý kiến.  GV chốt ý, trình bày sơ đồ hóa sự thống nhất liền mạch ấy. Nghi (thị sương) Cử (đầu) Vọng (minh nguyệt) Đê (đầu). Tư (cố hương). Hoạt động 4:  HS đọc lại bài thơ  Đọc thuộc lòng bài thơ.  Ghi nhớ: ( SGK/124 ? Bài thơ đã thể hiện những cảm xúc gì của nhân vật trữ tình ? )  HS đọc ghi nhớ SGK/124.  GV hướng dẫn HS làm BT SGK/125. Hoạt động 4: Củng cố Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc bản phiên âm , bản dịch thơ của bài thơ và phần ghi nhớ SGK/124. - Phân tích bài thơ. 2/ Bài sắp học: Văn bản: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ - Đọc kĩ văn bản và phần chú thích. - Trả lời các câu hỏi ở phần Đọc – Hiểu văn bản SGK/127,128.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: Ngày soạn: Tiết : 38. NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ ( Hồi hương ngẫu thư ) HẠ TRI CHƯƠNG. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. - Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó. II_ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC –KỸ NĂNG: 1-Kiến thức: Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. 2-Kỹ năng: nhận biết phép đối và tác dụng của nó. 3- Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước.Ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp. III_ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2-Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch. - Nêu nội dung chủ yếu của bài thơ. Nêu cách sử dụng phép đối trong bài thơ. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Quê hương , hai tiếng thiêng liêng và tha thiết ấy luôn là nỗi nhớ canh cánh trong lòng những người xa xứ. Khác với Lí Bạch hoặc một số nhà thơ cổ khác,Hạ Tri Chương khi từ quan về quê, nỗi nhớ thương không vơi đi mà còn tăng lên gấp bội. Tình cảm đó.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> được thể hiện rất rõ qua bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê mà các em được học hôm nay. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Đọc – Tìm hiểu chú H  oạt động 1: thích:  HS đẹoc phần chú thích SGK/127. + Giới thiệu về tác giả Hạ Tri Chương. 1-Tác giả: + Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. ( Năm 744, lúc 86 tuổi, Hạ Tri (Xem chú thích* Chương xin từ quan về quê. Bài thơ viết trong hoàn cảnh ấy. Sau SGK/127) lúc về quê, chưa đầy một năm, nhà thơ đã qua đời ). 2- Từ khó: sgk/127  HS đọc bài thơ, xác định thể thơ. Hoạt động 2: 3- Thể thơ: Thơ thất  HS đọc lại văn bản phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. ngôn tứ tuyệt. ? Qua tiêu đề bài thơ Hồi hương ngẫu thư, có thể thấy sự biểu hiện II. Đọc –hiểu văn bản: tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo ? 1) Hai câu đầu: + Hồi hương: trở lại quê hương ; Ngẫu thư: ngẫu nhiên viết, không + Dùng phép đối trong phải tình cảm, cảm xúc bộc lộ một cách ngẫu nhiên. câu (tiểu đối, tự đối): + Tác giả vốn không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân về quê Thiếu tiểu li gia, lão nhà. Bài thơ viết hay và xúc động vì tình huống xảy ra đột ngột, vì đại hồi, Hương âm vô cải, mấn mao tồi. - thiếu tiểu – lão đại - li gia – hồi - hương âm – mấn mao - vô cải - tồi Nhấn mạnh sự thay đổi về vóc dáng, tuổi tác, mái tóc, làm nổi bật yếu tố không thay đổi là giọng nói.  Gián tiếp biểu lộ tình cảm gắn bó, yêu quê hương tha thiết của tác giả. 2) Hai câu cuối: Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai ? Giọng điệu bi hài, hóm hỉnh  Tâm trạng ngỡ. tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực ttrong lòng tác giả.  HS đọc lại hai câu thơ đầu. ? Hai câu thơ đầu có sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Em hãy chỉ ra phép đối đó. + Chứng minh hai vế câu đầu đối rất chỉnh cả ý lẫn lời. + Chứng minh hai vế đối trong câu 2 có một bộ phận đối rất chỉnh cả ý lẫn lời (hương âm – mấn mao), một bộ phận đối rất chỉnh về ý và chức năng ngữ pháp (vô cảm – tồi cùng làm vị ngữ). ? Việc sử dụng phép đối trong câu của hai câu thơ đầu có tác dụng gì ? (làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương). ? Em hãy xác định phương thức biểu đạt của câu thơ thứ nhất và thứ hai.  HS đọc lại hai câu thơ cuối. ? Hai câu thơ kể hay tả ? Kể về việc gì ? ? Sự việc kể ở đây là vui vẻ hay buồn bã ? Từ nào thể hiện niềm vui khi trẻ em gặp nhà thơ ? ? Gặp trẻ vui cười hỏi han, nhưng trong lòng nhà thơ có cảm xúc gì ? (Người quen chẳng còn ai vì đã già và mất sớm hơn nhà thơ nỗi buồn vì mất mát bạn bè, người thân. Là người cùng quê mà trẻ con coi như xa lạ, tác giả trở thành người xa lạ trên chính quê hương mình cái vui trong cái buồn, cái hài trong cái bi). ? Từ đó, em thấy sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu thơ đầu và.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> ngàng, xót xa ngậm ngùi của tác giả trước những thay đổi cuả quê nhà, khi ông bị xem là khách trên chính quê hương mình. III. Tổng kết:  Ghi nhớ: ( SGK/128 ). hai câu thơ cuối có gì khác nhau về giọng điệu ? (Bề ngoài dường như bình thản, khách quan, song vẫn phảng phất buồn- Giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan, hóm hỉnh). Hoạt động 3:  HS đọc lại bài thơ. Nêu nội dung chính của bài thơ.  HS đọc ghi nhớ SGK/128. ? Bài thơ Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư có điểm gì giống nhau và điểm gì khác nhau trong việc thể hiện tình cảm quê hương ? Hoạt động 4; Củng cố. Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc bản phiên âm , bản dịch thơ của bài thơ và phần ghi nhớ SGK/128. - Phân tích bài thơ. - Làm BT SGK/128. 2/ Bài sắp học: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đọc kĩ nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi SGK/133.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: Ngày soạn: Tiết : 39. TỪ TRÁI NGHĨA. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa. - Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Nắm được từ trái nghĩa và tác dụng của từ trái nghĩa. 2- Kỹ năng: Biết cách vận dụng từ trái nghĩa trong nói,viết. 3- Thái độ: Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong giao tiếp. III- CHUẨN BỊ: GV: - Bảng phụ. Phương pháp nêu vấn đề,thảo luận HS: Học bài,làm tất cả bài tập IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ - Thế nào là từ đồng nghĩa ? Nêu các loại từ đồng nghĩa. Cho ví dụ. - Tìm các từ đồng nghĩa với từ gầy . Đặt câu với một từ vừa tìm. - Kiểm tra bài tập, bài soạn của HS. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Bên cạnh Từ đồng nghĩa , khi giao tiếp,, chúng ta thường sử dụng một (lớp) loại từ quen thuộc và thông dụng khác. Đó là Từ trái nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Thế nào là từ trái nghĩa ?  Ví dụ : ( Mục I SGK/128 ) Các cặp từ trái nghĩa: + ngẩng – cuối (hoạt động của đầu). + trẻ - già (tuổi tác). + đi –trở lại (sự tự di chuyển). + (tuổi) già – (tuổi) trẻ. + (rau) già – (rau) non. + (cau) già – (cau) non.  Ghi nhớ: ( SGK/128 ). Hoạt động 1:  HS nhắc lại định nghĩa về từ ttrái nghĩa đã học ở Tiểu học.  GV cho HS đọc lại hai bản dịch thơ của bài Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư và tìm các cặp từ trái nghĩa có trong bài. ? Sự trái ngược về nghĩa của các cặp từ ấy dựa trên cơ sở chung nào ? ? Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già và trong trường hợp tuổi già. Em rút ra nhận xét gì về trường hợp này ? (già là từ nhiều nghĩa, nó thuộc nhiều cặp từ ttrái nghĩa khác nhau).  GV chốt ý. HS đọc ghi nhớ SGK/128.. II. Sử dụng từ trái nghĩa:  Ví dụ : ( Mục II SGK/128 ) - Sử dụng từ trái nghĩa tạo các hình tượng tương phản, gây ấn H  oạt động 2: tượng mạnh. ? Trong hai bài thơ trên, việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa có t.dụng gì ? - Thành ngữ có sử dụng từ trái ? Tìm một số thành ngữ, tục ngữ có sử dụng từ trái nghĩa nghĩa: và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy. + Lươn ngắn chê chạch dài.  Từ trái nghĩa được sử dụng như thế nào? Tác dụng của + Lên voi xuống chó. từ trái nghĩa ? + Lên thác xuống ghềnh.  GV chốt ý. HS đọc ghi nhớ SGK/128. + Đầu voi đuôi chuột. Hoạt động 3:  Ghi nhớ: ( SGK/128 ) BT1/129: Tìm từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ. III. Luyện tập: BT2/129: Tìm các từ trái nghĩa với các từ: tươi, yếu, Bài 1/129: Các cặp từ trái nghĩa : xấu.( BT nhanh ) lành – rách ; giàu – nghèo ; ngắn – dài ăn yếu – khỏe chữ xấu – sáng – tối ; đêm – ngày . đẹp Bài 2/129: yếu xấu học lực yếu – khá đất xấu cá tươi – ươn – tốt tươi BT3/129: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành hoa tươi – héo ngữ. Bài 3/129: Điền từ vào thành ngữ: + Vô thưởng vô phạt. + Chân cứng đá mềm. + Bên ttrọng bên khinh. + Có đi có lại. + Buổi đực buổi cái. + Gần nhà xa ngõ. + Bước thấp bước cao. + Mắt nghắm mắt mở. + Chân ướt chân ráo..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> + Chạy sấp chạy ngửa. BT4/129: HS viết đoạn văn  Đọc, nhận xét, sửa chữa, bổ Bài 4/129: Viết đoạn văn ngắn về sung. tình cảm quê hương, có sử dụng từ Hoạt động 4 : Củng cố trái nghĩa.. Hoạt động 5 : HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc phần ghi nhớ SGK/128. - Tìm đọc các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, văn, thơ có sử dụng từ trái nghĩa 2/ Bài sắp học: Từ đồng âm Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 40. LUYỆN NÓI VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Rèn luyện kỹ năng nói theo chủ đề biểu cảm. - Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn bài. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Hiểu văn biểu cảm về sự vật,con người. 2- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn bài,biết nói trôi chảy trước đám đông III- CHUẨN BỊ: GV:Phương pháp thảo luận,đàm thoại. HS: Chuẩn bị trước theo yêu cầu của GV IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định; 2- Kiểm tra bài cũ: - Nêu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. - Đoạn văn về cây tre (SGK/117), tác giả biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp? Bằng những biện pháp nào? - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài:.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Nói là hành động giao tiếp tự nhiên của con người. Cho nên ngoài việc rèn luyện năng lực viết, các em còn phải rèn luyện năng lực nói, nắm vững kĩ năng nói và nói được theo chủ đề. Tiết học này giúp các em luyện nói văn biểu cảm về sự vật và con người. NỘI DUNG 1. Đề bài: - Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai. - Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngàyĐề 4: Cảm nghĩ về một món quà. HOẠT ĐỘNG CỦA G V VÀ H S Hoạt động 1:  GV ghi đề bài lên bảng – Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài.  HS ghi đề bài vào vở, thảo luận tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài. (theo đề bài đã phân công cho tổ) + Tìm hiểu về đối tượng biểu cảm. + Xác định tình cảm cần biểu hiện ở mỗi đề. Hoạt động 2:  GV nêu yêu cầu khi trình bày bài nói trước lớp: + Nói ngắn gọn, nội dung không quá nhiều chi tiết. Chọn những ý và chi tiết quan trọng nhất, gợi cảm nhất để trình bày. + Nhìn vào dàn bài để diễn đạt, không phải đọc bài văn đã viết sẵn. + Có lời thưa gởi để mở đầu bài nói và lời cảm ơn khi kết thúc bài nói.  HS nói trước tổ. Tổ góp ý nhận xét. Mỗi tổ cử một đại diện lên nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét, đánh giá.  GV theo dõi chung, cho HS nhận xét, đánh giá sau đó kết luận chung và. mà em đãđược nhận thời thơ ấu. ghi điểm. Hoạt động 3: 2. Thực hành  HS nêu những ưu điểm và hạn chế chung qua tiết luyện nói. nói:  GV đánh giá, tổng kết giờ học. Hoạt động 4: Củng cố. Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Ôn lại các cách lập ý thường gặp trong bài văn biểu cảm. Viết thành bài văn hoàn chỉnh theo đề bài đã cho. - 2/ Bài sắp học: Chuẩn bị bài: Các yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm. (Đọc các câu hỏi và trả lời)  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. TUẦN 11 Ngày soạn:.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Tiết : 41. Văn bản: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca ) ĐỖ PHỦ. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ. - Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. - Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG 1- Kiến thức: Thấy được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ . 2- Kỹ năng: Vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình 3- Thái độ: Thể hiện tầm lòng vị tha,biết quan tâm đến những người xung quanh. III-CHUẨN BỊ: GV: Tranh minh họa tác giả,tác phẩm.Phương pháp đàm thoại,nêu vấn đề. HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương và phân tích hai câu thơ đầu. - Đọc thuộc lòng bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương và phân tích hai câu thơ cuối. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Nếu Lí Bach được mệnh danh là Tiên thơ mang một tâm hồn hào phóng, thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc được mệnh danh là Thi sử, vì thơ ông phản ánh chân thực bộ mặt lịch sử đương thời. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về tính cách, tâm hồn nhà thơ Đỗ Phủ qua một tác phẩm nổi tiếng của ông, đó là bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Tác giả - Tác phẩm:  oạt động 1: H (Xem chú thích* SGK/132)  HS đọc chú thích* SGK/132. Nắm những nét chính về cuộc + Bài thơ viết theo loại cổ đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ Đỗ Phủ. thể. Hoạt động 2: II. Đọc và tìm hiểu văn  HS đọc bài thơ  xác định giọng đọc. (Lưu ý đọc thật diễn cảm bản: đoạn cuối). 1) Bố cục: 4 phần  GV hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích bố cục bài thơ. + Phần 1: (5 câu) tả cảnh ? Bài thơ gồm có mấy phần? Sự việc kể và tả theo trình tự như gió thu cuốn mất các lớp thế nào ? (Có thể chia thành 4 phần hoặc 2 phần) tranh của căn nhà Đỗ Phủ. ? Phương thức biểu đạt ở mỗi phần là gì ?.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> (Miêu tả kết hợp với Tự sự) + Phần 2: (5 câu) kể việc trẻ con “cắp tranh đi tuốt vào lũy tre”.(Tự sự kết hợp với Biểu cảm) + Phần 3: (8 câu) tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa.(Miêu tả kết hợp với Biểu cảm) + Phần 4: (5 câu) biểu hiện ước mơ cao cả của nhà thơ. (Biểu cảm trực tiếp). ? Hãy thống kê số câu mỗi phần và thử lí giải vì sao có phần dài phần ngắn, nhiều phần có số câu lẻ và một số câu ở phần cuối có số chữ nhiều hơn phần lớn các câu khác trong bài ?  HS thảo luận nêu ý kiến và GV chốt ý: Nhà thơ đã không bị công thức, khuôn khổ gò bó. Mỗi đoạn cần bao nhiêu câu, mỗi câu cần bao nhiêu chữ, gieo vần trắc hay vần bằng và gieo như thế nào…tất cả đều do nhu cầu diễn đạt quyết định..  HS đọc lại 3 phần đầu. ? Căn nhà của Đỗ Phủ được miêu tả qua trận gió mạnh như thế nào ? ? Đã khổ vì nhà tốc mái, nhà thơ còn khổ thêm vì lí do gì nữa ? + Có nên trách lũ ttrẻ thôn nam không? Vì sao ? (tình cảnh, cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách ttrẻ thơ). ? Những nỗi khổ của nhà thơ được miêu tả một cách đặc sắc ở 2) Những nỗi khổ của nhà phần 3 như thế nào ? thơ: ? Câu thơ “ Từ trải cơn loạn ít nghủ nghê.”, giúp em hiểu + Khổ vì căn nhà tranh bị thêm điều gì về nỗi khổ của tác giả ? (nỗi đau về thời thế) gió thu phá nát, giận uất vì ttrẻ con nghèo cướp tranh.  HS đọc lại phần cuối bài thơ. Bao nhiêu nỗi khổ dồn dập ? Giả thử không có 5 dòng thơ cuối, thì ý nghĩa, giá trị biểu tập kích nhà thơ: ướt lạnh, cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào ? con quậy phá, lo lắng vì ? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua loạn lạc. phần cuối ? + Ở nhà thơ, không chỉ có  GV chốt: Từ gian nhà tan nát mong gian nhà ngàn gian…, nỗi khổ về vật chất mà còn nhà thơ quên nỗi đau riêng của mình để nghĩ đến hạnh phúc có nỗi đau về thời thế. của người khác, rộng ra là cả thiên hạ. Thể hiện ước mơ mãnh liệt, tràn đầy niềm tin.  Giá trị nhân đạo của bài thơ. 3) Tình cảm cao quý của nhà thơ: Hoạt động 3: + Ước mơ cao cả, chan ? Bài thơ đã kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như thế nào ? chứa lòng vị tha (vì chỉ ? Bài thơ được phân biệt rõ với các bài thơ TQ đã học như thế nghĩ đến người khác) và nào ? tinh thần nhân đạo cao quý ( Giá trị hiện thực tố cáo và giá trị nhân đạo ). (mong cho mọi người được  HS đọc ghi nhớ SGK/134. hân hoan vui sướng).  HS đọc diễn cảm lại bài thơ. III. Tổng kết: Hoạt động 4: Củng cố  Ghi nhớ: ( SGK/134 ) Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc bài thơ – Phân tích. - Học thuộc phần ghi nhớ SGK/134..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> - Làm bài tập số 2 phần Lyện tập SGK/134. ( Miêu tả nỗi thống khổ của bản thân thể hiện nỗi thống khổ của xã hội, của thời đại – Ước mơ mọi người khổ đều có cuộc sống ấm no… ) 2/ Bài sắp học: KIỂM TRA VIẾT PHẦN VĂN - Ôn tập các văn bản đã học và đọc thêm từ tuần 3 đến tuần 11. - Chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra 45 phút vào tiết sau.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 42. KIỂM TRA VĂN. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Củng cố kiến thức văn đã học: các văn bản trữ tình từ bài 4 đến bài 10. Nắm các vấn đề cơ bản về nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong các văn bản đã học. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để viết văn, phân tích thơ văn. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Nắm các vấn đề cơ bản về nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong các văn bản . 2-Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để viết văn, phân tích thơ văn. 3- Thái độ: Học được những điều đúng đắn thể hiện trong các văn bản III- CHUẨN BỊ: GV: Tự luận,nghiên cứu đề phù hợp với trình độ học sinh. HS: Học bài,nắm vững nội dung bài. IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1-Ổn định: 2- Bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của HS. 3- Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(85)</span>  GV phát đề cho HS.  HS làm bài, GV quan sát lớp.  GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 7 Năm học 2011-2012 Chủ đề Văn họcThơ Trung đại VN. Văn họcThơ Trung đại nước ngoài. Nhận biết Viết bài thơ “Qua đèo Ngang”Nắm nội dung,ý nghĩa và bài học được đúc kết qua văn bản Viết bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch Nắm nội dung,ý nghĩa.Nêu cảm nghĩ về quê hương.. Thông hiểu. Vận dụng. Cộng 4 điểm. Lòng yêu quê hương. 3 điểm. . Các thể thơ. Nắm được đặc điểm của thơ Thất ngôn tứ tuyệt,thất ngôn bát cú,thơ lục bát. 3 điểm. Tổng cộng. 3 câu. 10 điểm. Câu 1: Viết lại bài thơ “ Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Nêu ý nghĩa bài thơ.Cụm từ “Ta với ta” trong bài thơ nói lên điều gì? (4đ) Câu 2 Viết lại bài thơ “Cãm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”của Lí Bạch.Nêu nội dung ,nghệ thuật bài thơ.Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về quê hương? (3đ) Câu 3- - Hãy nêu đặc điểm của các thể thơ:,Thất ngôn tứ tuyệt,thất ngôn bát cú,thơ lục bát.(3đ) HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Ôn lại các văn bản đã học. 2/ Bài sắp học: Cảnh khuya - Đọc kĩ nội dung và trả lời các câu hỏi trong SGK/142.  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Ngày soạn: Tiết : 43. TỪ ĐỒNG ÂM. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hiểu được thế nào là từ đồng âm. - Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm. - Có thái đọ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm. II- TRỌNG TÂM KIẾN THƯC-KỸ NĂNG: 1-Kiến thức: Hiểu được thế nào là từ đồng âm. 2- Kỹ năng: xác định đúng từ đồng âm,hiểu nghĩa và vận dụng vào bài. 3- Thái độ: Sử dụng từ đồng âm đúng ngữ cảnh III- CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ.Phương pháp thảo luận,nêu vấn đề HS: Chuẩn bị tốt bài,làm bài tập. IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ trái nghĩa? Nêu ví dụ về việc sử dụng từ trái nghĩa trong thể đối. - Sử dụng từ trái nghĩa như thế nào? Tìm từ trái nghĩa với các từ: dũng cảm, sống, lành (trong áo lành) và lành (trong hiền lành)..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> - Kiểm tra bài tập viết đoạn văn (BT4 SGK/129). 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Khi nói và viết, có những từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa lại giống nhau. Cũng có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Đó là loại từ mà các em tìm hiểu trong tiết học hôm nay: Từ đồng âm. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. I. Thế nào là từ đồng âm ?  Ví dụ : ( Mục I SGK/135 ) + Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. - lồng : nhảy dựng lên. + Nhốt con chim vào lồng. - lồng : vật làm bằng tre, gỗ, sắt, …dùng để nhốt chim, ngan, gà, vịt,…  Ghi nhớ: ( SGK/135 ). Hoạt động 1:  HS đọc 2 câu văn GV ghi trên bảng. ? Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu. ? Nghĩa của các từ lồng trên có liên quan gì với nhau không ? ? Gọi 2 từ lồng trên là những từ đồng âm. Em hiểu như thế nào là từ đồng âm ?. II. Sử dụng từ đồng âm:  Ví dụ : ( Mục II SGK/135 ) + Đem cá về kho ! - kho (động từ): một cách chế biến thức ăn. - kho (danh từ): nhà để chứa đồ vật (cái kho).  Đem cá về mà kho !  Đem cá về để nhập kho. + Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến bò đĩa thịt bò.. Hoạt động 2: ? Nhờ đâu em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên ?  Vai trò của ngữ cảnh trong việc hiểu nghĩa của từ đồng âm.  GV nêu câu hỏi 2 (mục II/135). HS thảo luận trả lời..  Ghi nhớ: ( SGK/136 ) + Các từ: chân ( trong chân bàn, chân núi, chân người ) không phải là những từ đồng âm mà đó là từ nhiều nghĩa (chúng có nét nghĩa chung là: bộ phận, phần dưới cùng). III. Luyện tập:.  GV chốt ý. Cho HS đọc ghi nhớ SGK/135.. ? Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, em cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp ? (chú ý đến ngữ cảnh, không dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm).  GV chốt ý, HS đọc ghi nhớ SGK/136. ? Các từ chân trong chân bàn, chân núi, chân người có phải là từ đồng âm không? Vì sao ?. Hoạt động 3:. Bài 1/136: Các từ đồng âm: BT1/136: Đọc bài tập. Thi đua giữa các tổ để tìm từ đồng + mùa thu ; thu thuế ; cá âm. thu . + khóc nhè ; nhè (nhằm) nó mà đánh..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> + cao thấp ; thuốc cao . + thứ (số) ba ; ba mẹ . + sang sông ; giàu sang . + hướng nam ; nam nữ . Bài 2/136: Danh từ “cổ” : + Các nghĩa khác nhau: cái cổ , cổ tay , cổ chai,… + Từ đồng âm với “cổ”: cái cổ, cổ kính, cổ động,… Bài 3/136: Đặt câu có cặp từ đồng âm. + Chúng tôi bàn nhau nên chuyển cái bàn đi chỗ khác. + Những con sâu đã đục sâu vào cây. + Năm vừa rồi em có năm lần về quê ngoại. Bài 4/136: Sử dụng biện pháp dùng từ ngữ đồng âm (cái vạc đồng - con vạc đồng).  Cần sử dụng biện pháp chặt chẽvề ngữ cảnh để xử: “vạc bằng đồng”.. + tuốt (mất) :mất tuốt. ; tuốt gươm. + môi miệng ; môi vá ; môi sinh ; môi giới. BT2/136: - Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ. - Tìm từ đồng âm với danh từ cổ. BT3/136: Đặt câu có các cặp từ đồng âm.. + Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi. BT4/136: HS đọc câu chuyện trong SGK và thảo luận.  Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng. Hoạt động 4: Củng cố. Hoạt động 5:. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Ôn lại các văn bản đã học. 2/ Bài sắp học: Thành ngữ - Đọc kĩ nội dung và trả lời các câu hỏi trong SGK/143-144  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM. Ngày soạn: Tiết : 44. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng. - Luyện tập vận dụng hai yếu tố đó. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Nắm được yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. 2- Kỹ năng: vận dụng hai yếu tố tự sự, miêu tả vào bài. 3- Thái độ: Có ý thức vận dụng vào bài một cách đúng,phù hợp. III- CHUẨN BỊ: GV: Chuẩn bị một số đoạn văn mẫu . Phương pháp thảo luận.nêu vấn đề. HS: Đọc kỹ các đoạn văn trong sgk. IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài viết hoàn chỉnh theo đề bài ở tiết Luyện nói.. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Tiết trước cácc em đã được luyện tập về văn biểu cảm. Nhưng để làm tốt bài văn biểu cảm , chúng ta cũng cần chú ý đến vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. Đó chính là nội dung kiến thức mà các em tìm hiểu trong tiết học hôm nay. NỘI DUNG I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm: 1) Trong bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ. + Đoạn 1: Tự sự (hai câu đầu) Miêu tả (ba câu sau) - Tạo bối cảnh chung. + Đoạn 2: Tự sự kết hợp với Biểu cảm. - Thể hiện sự uất ức vì già yếu. + Đoạn 3: Kết hợp Tự sự, Miêu tả và Biểu cảm (hai câu cuối). - Sự cam phận của nhà thơ. + Đoạn 4: Biểu cảm. - Tình cảm cao thượng, vị tha vươn lên sáng ngời.  Từ tự sự, miêu tả , nhà thơ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài thơ của Đỗ Phủ.  HS đọc lại bài thơ. Cho 4 tổ trả lời câu hỏi. ? Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả có trong từng đoạn thơ. - Nhắc lại bố cục bài thơ. - Đọc lại từng đoạn, nêu ý nghĩa từng đoạn.  GV chốt ý theo từng đoạn. ? Yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ có tác dụng gì ?  GV chốt ý.  oạt động 2: Trả lời câu hỏi tìm hiểu đoạn văn của Duy H Khán..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> bộc bạch nỗi niềm của mình về nỗi thống khổ khi nhà tranh bị gió thu phá nát, về ước vọng cao cả, sáng ngời. 2) Đoạn văn (SGK/137): + Miêu tả bàn chân bố, kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya…làm nền tảng cho cảm xúc thương bố. + Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự. Miêu tả trong hồi tưởng  khêu gợi cảm xúc cho người đọc.  Ghi nhớ: ( SGK/138 ).  HS đọc đoạn văn SGK/137. ? Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và nêu cảm nghĩ của tác giả. + Qua các chi tiết tự sự và miêu tả, em thấy cuộc đời của bố như thế nào? Tình cảm của tác giả được thể hiện như thế nào? (T/c đối với bố như thế nào?).  GV chốt ý. ? Đoạn văn trên có miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào ?  HS đọc phần ghi nhớ SGK/138. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. BT1/138: Kể lại nội dung bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm. Chú ý vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.  GV gọi 2 HS kể - Nhận xét, đánh giá.. BT2/138: Hướng dẫn HS làm ở nhà. II. Luyện tập: - Đọc kĩ nội dung văn bản. Viết bài văn biểu cảm. Bài 1/138: Kể lại bằng văn xuôi + Tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo ngày trước. biểu cảm nội dung bài thơ Bài + Miêu tả: Cảnh chải tóc của mẹ ngày xưa, hình ảnh người ca nhà tranh bị gió thu phá của mẹ. Đỗ Phủ. + Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết. Hoạt động 4: Củng cố Bài 2/138: (BTVN). Hoạt động 5:. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ. - Làm BT2 SGK/138. - 2/ Bài sắp học: Chuẩn bị bài viết số 3  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> TUẦN 12 Ngày soạn: Tiết : 45-46. Văn bản:. CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG HỒ CHÍ MINH. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh được thể hiện trong hai bài thơ. - Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước. 2- Kỹ năng: Biết được thể thơ,nẵm được nghệ thuật đặc sắc của thể thơ. 3- Thái độ: Yêu thiên nhiên,yêu nước,lạc quan. III- CHUẨN BỊ: GV: - Tập thơ Hồ Chí Minh.Chân dung tác giả.Phương pháp bình giảng,nêu vấn đề. HS: Soạn bài mới theo các câu hỏi trong sgk IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định; 2- Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Kiểm tra bài soạn của HS. 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Vừa qua các em đã được học nhiều bài thơ trong VH cổ Vệt Nam và Trung ốc. Hôm nay các em học về thơ hiện đại Việt Nam với hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. Hai bài thơ có nét đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật? Vẻ đẹp tâm hồn và tư tưởng HCM được bộc lộ qua hai bài thơ như thế nào ? NỘI DUNG II. Đọc và tìm hiểu chú thích: + Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) được làm theo thể thơ tứ tuyệt. II. Tìm hiểu văn bản: 1- Cảnh khuya: a) Hai câu thơ đầu: + So sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa ”làm cho tiếng suối. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1:  HS đọc phần chú thích * SGK/141. Nêu vài nét về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ.  GV và HS đọc hai bài thơ. ? Hai bài thơ được làm theo thể thơ nào? Vì sao em biết ? Hoạt động 2:  HS đọc lại bài thơ Cảnh khuya. GV đọc lại hai câu thơ đầu. ? Phân tích hai câu thơ đầu. - Âm thanh và cách so sánh trong câu thơ thứ nhất ?.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung. + “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.” Điệp từ lồng , hình ảnh đẹp tạo bức tranh toàn cảnh với cây, hoa, trăng hòa hợp, sống động.  Thiên nhiên trong ttrẻo, tươi sáng, gần gũi, gợi niềm vui sống cho con người. b) Hai câu thơ cuối: + Điệp từ “chưa ngủ” biểu hiện niềm say mê trước cảnh đẹp của thiên nhiên và nỗi lo việc nước của Bác.. Tiết 46 2- Rằm tháng (Nguyên tiêu):. giêng. a) Hai câu thơ đầu: + Điệp từ “xuân” + Miêu tả một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. b) Hai câu thơ cuối: Tâm hồn yêu nước của Bác luôn gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên. III. Tổng kết:  Ghi nhớ: ( SGK/143 ). - Vẻ đẹp của hình ảnh trong câu thơ thứ hai ? ? Cảnh tả trong hai câu thơ đầu đã cho ta cảm nhận một vẻ đẹp của thiên nhiên như thế nào ?  GV chốt ý.  HS đọc lại hai câu thơ cuối. ? Hai câu thơ đã biểu hiện những tâm trạng gì cuả tác giả ? - Trong hai câu thơ cuối, có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào ttrong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ ?  GV chốt ý.  HS đọc thuộc lòng bài thơ.. Tiết 46. Rằm tháng giêng  HS đọc lại bài thơ Rằm tháng giêng (bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ). GV đọc lại hai câu thơ đầu. ? Nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian ở hai câu thơ đầu. - Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?  GV chốt ý.  HS đọc lại hai câu thơ cuối. ? Hai câu thơ cuối gợi cảnh tượng như thế nào? Cho thấy tình cảm gì của nhà thơ với cảnh vật và đất nước ?  GV chốt ý – HS đọc lại bài thơ. Hoạt động 3: ? Hai bài thơ được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy ? (Sự bình tĩnh, chủ động, phong thái ung dung, lạc quan ở vị lãnh tụ) ? Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc trong mỗi bài thơ có nét đẹp riêng như thế nào ? (Bức tranh cảnh trăng rừng nhiều tầng, nhiều đường nét – Bức tranh cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước có không gian bát ngát, tràn đầy sức xuân)  HS đọc ghi nhớ SGK/143. Hoạt động 4: Củng cố.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc hai bài thơ và phần ghi nhớ. - Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ. - Làm BT2 SGK/143. - 2/ Bài sắp học: Tiếng gà trưa HS đọc văn bản soạn bài theo câu hỏi trong sgk/151  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 47. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Kiểm tra lại kiến thức về Tiếng Việt mà các em đã học. - Rèn luyện kỹ năng viết văn, thái độ trung thực trong kiểm tra. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Nắm lại kiến thức các bài Tiếng Việt mà các em đã học. 2- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết văn đúng từ, đúng ngữ pháp. 3- Thái độ: Thái độ trung thực trong kiểm tra III- CHUẨN BỊ: GV: Chuẩn bị đề,nọi dung phù hợp trình độ HS HS: Học kỹ bài,làm bài nghiêm túc IV- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG-KHỞI ĐỘNG: 1- ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ:- Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của HS. 3- Bài mới:  GV phát đề cho HS.  HS làm bài, GV quan sát lớp.  GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TIẾNG VIỆT HỌC KỲ I Năm học 2011-2012.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> Chủ đề Tiếng Việt Từ ghép. Nhận biết Cấu tạo từ ghép Có mấy loại từ ghép.. Thông hiểu. Vận dụng. Cộng 1 điểm. Tiếng Việt- Đồng âm là âm Từ đồng âm giống nhau,nghĩa khác xa nhau. Tiếng Việt Từ trái nghĩa. Từ trái nghĩa lài từ có nghĩa trái ngược nhau. Tiếng Việt. Từ đồng nghĩa có. Hiểu và biết cách vận dụng từ đồng âm khi làm bài,khi giao tiếp. Hiểu nghĩa của từ Biết vận dụng từ hán việt hán việt nhưng không quá lạm dụng. Biết vận dụng từ Trái nghĩa một cách có hiệu quả tạo sự đối lập ,tương phản. Hiểu đồng nghĩa Biết vận dụng từ. Từ đồng nghĩa. nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.. hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.. Tiếng Việt Từ Hán việt đồng Từ Hán việt nghĩa với từ thuần việt. Tiếng Việt Viết đoạn văn Tiếng Việt Viết đoạn văn Tống cộng. 7 câu. 1 điểm 1 điểm. 1 điểm. Đồng nghĩa một cách có hiệu quả. Hiểu và biết cách 2,5 điểm vận dụng từ ghép khi làm bài. Hiểu và biết cách 2,5 điểm vận dụng từ đồng nghĩa khi làm bài. 10 điểm. Câu 1:Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép?Kể ra. Cho ví dụ.(1đ) .Câu 2: Thế nào là từ đồng âm ? Nêu cách sử dụng từ đồng âm.Cho ví dụ(1đ) Câu 3: Tìm từ Hán việt đồng nghĩa với từ thuần việt sau: (1đ) -đàn bà -………… trẻ nhỏ - …………. -dạy bảo-………… giữ gìn-………….. Câu 4: Đặt câu với các cặp từ trái nghĩa (1đ) -Cao – thấp Xa – gần Câu 5: Giải thích nghĩa khác nhau của từ chia li và chia tay.(1đ) Câu 6: Viết đoạn văn (khoảng 7 dòng) có sử dụng ít nhất 2 từ ghép. (2đ5) Câu 7: Viết đoạn văn (khoảng 7 dòng) có sử dụng từ đồng nghĩa. (2đ5) HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Ôn lại các kiến thức Tiếng Việt đã học. 2/ Bài sắp học: Thành ngữ. 1 điểm.

<span class='text_page_counter'>(95)</span>  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 48. THÀNH NGỮ. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ. - Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ khi giao tiếp. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG: 1- kiến thức: Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ 2- Kỹ năng: Sử dụng đúng thành ngữ,hiểu ý nghĩa thành ngữ 3- Thái độ: Có ý thức sử dụng thành ngữ khi giao tiếp III- CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ - Sách “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” HS: Sưu tầm thêm một số câu thành ngữ IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định; 2- Kiểm tra bài cũ:- Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu với một cặp từ đồng âm. - Chỉ ra từ đồng âm trong câu: “Ruồi đậu mâm xôi đậu.” Hai từ “mâm xôi” vì sao không phải là từ đồng âm ? - Kiểm tra BTVN (BT4 SGK/136). 3- Bài mới:  Giới thiệu bài: Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên, không cố ý nhưng lại tạo nên hiệu quả giao tiếp tốt. Đó là sự sinh động, gây ấn tượng mạnh cho người nghe, người đọc. Vậy Thành ngữ là gì? Cấu tạo và ý nghĩa như thé nào?... NỘI DUNG I. Thế nào là thành ngữ?  Ví dụ : ( Mục I SGK/143 ) + Cụm từ: Lên thác xuống ghềnh. - Về cấu tạo: cố định, các từ khó thay đổi, thêm bớt, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - Về ý nghĩa: Chỉ sự gian nan, vất vả, cực khổ. (ẩn dụ) + Nhanh như chớp: cực nhanh (so sánh) + Mẹ góa con côi: sự đơn chiếc. + Năm châu bốn biển: rộng lớn + Đen như cột nhà cháy. + Ruột để ngoài da. (nói quá). HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của thành ngữ.  HS đọc câu ca dao “Nước non…bấy nay” (SGK/143). ? Em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao ? ? Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không ? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không ? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không ? ? Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh ? ? Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh ? ? Nhanh như chớp có nghĩa là gì ? Tại sao lại nói nhanh như chớp ?  GV cho HS tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ: tham sống.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> + Đi guốc trong bụng. (nói quá) sợ chết (hèn nhát); bùn lầy nước đọng (lầy lội, ẩm thấp, bẩn + Lòng lang dạ thú. (hoán dụ) thỉu); mẹ góa con côi (sự đơn chiếc); năm châu bốn biển + Khẩu phật tâm xà. (rộng lớn) nghĩa bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen tạo nên  Ghi nhớ: ( SGK/144 ) II. Sử dụng thành ngữ: 1) Vai trò ngữ pháp của thành ngữ:  Ví dụ : ( Mục II.1- SGK/144 ) + T/n bảy nổi ba chìm : làm vị ngữ. + T/n tắt lửa tối đèn: là phụ ngữ của danh từ “khi”. 2) Tác dụng của thành ngữ: ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.. nó. Ruột để ngoài da ; đi guốc trong bụng (hiểu rành rõ ý định, tâm can của người khác); lòng lang dạ thú (độc ác, tàn bạo) nghĩa thông qua phép chuyển nghĩa.  HS đọc ghi nhớ SGK/144. GV nói thêm về phần chú ý (SGK/144). Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ. ? Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ trong các câu ở mục II.1-SGK/144. ? Hãy thay “bảy nổi ba chìm” bằng cụm từ “long đong phiêu bạt” và thay “tắt lửa tối đèn” bằng “khó khăn hoạn nạn”. So sánh hai cách dùng: dùng thành ngữ và không dùng thành ngữ ?  Từ đó em hãy cho biết tác dụng của việc dùng thành ngữ  Ghi nhớ: ( SGK/144 ) trong câu. III. Luyện tập:  GV chốt ý – HS đọc ghi nhớ SGK/144. Bài 1/145: Các thành ngữ: Hoạt động 3: a) - Sơn hào hải vị ; nem công BT1/145: HS đọc các câu văn – Tìm và giải thích nghĩa của chả phượng (những món ăn các thành ngữ. ngon, lạ và sang trọng – những món ăn quý hiếm.) BT2/145: Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương b) - Khỏe như voi (rất khỏe) ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: Con rồng cháu - Tứ cố vô thân (cô đọc, tiên ; Ếch ngồi đáy giếng ; Thầy bói xem voi. không người thân thuộc)  Có ngững thành ngữ được hình thành trên những câu c) Da mồi tóc sương (già) chuyện dân gian, câu chuyện lịch sử, điển tích… Bài 2/145:  GV giới thiệu cho HS xem sách “Kể chuyện thành ngữ, Bài 3/145: Thành ngữ: tục ngữ” + Lời ăn tiếng nói. BT3/145: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn. + Một nắng hai sương. + Ngày lành tháng tốt. BT4/145: HS thi đua đọc ra các thành ngữ. ( Nếu đọc trùng + No cơm ấm áo. hoặc không đọc được sẽ bị thua). + Bách chiến bách thắng. Hoạt động 4: Củng cố + Sinh cơ lập nghiệp. Bài 4/145: Hoạt dộng5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ. - Sưu tầm các thành ngữ và giải nghĩa các thành ngữ ấy. 2/ Bài sắp học: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - Tự rút ra ưu khuyết điểm qua hai bài kiểm tra Văn và Tiếng Việt..

<span class='text_page_counter'>(97)</span>  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết : 49. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS : - Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm. - Tự đánh giá được đúng ưu, khuyết điểm của bài TLV đầu tiên về văn biểu cảm trên các mặt: kiến thức, lập ý, bố cục, vận dụng các phép tu từ,… với sự hướng dẫn, phân tích của giáo viên. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm văn biểu cảm 2- Kỹ năng: Tự đánh giá được đúng ưu, khuyết điểm của bài TLV biểu cảm. 3- Thái độ: Biết sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài làm cũng như trong giao tiếp. III- CHUẨN BỊ: GV: Bài viết của HS,bảng điểm- Bản tự nhận xét, đánh giá bài làm của HS. HS: Đọc lại bài,chú ý những sai sót để rút kinh nghiệm cho bài viết sau. IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn đinh: 2- Bài cũ:  3- Bài mới: Giới thiệu bài: NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. Đề bài: Loài H  oạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. cây em yêu. ? Đề bài thuộc kiểu bài gì? Yêu cầu viết về cái gì? Cần trình bày những ý Dàn bài gì ? 1) Mở bài: Nêu.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> loài cây và lí do mà em yêu loài cây đó. 2) Thân bài: + Miêu tả những nét nổi bật của loài cây, nêu cảm xúc. + Nêu những đặc điểm, phẩm chất, tính chất của cây. + Ích lợi của cây trong cuộc sống con người, trong cuộc sống của bản thân. + Mối quan hệ hoặc kỉ niệm của bản thân về loài. Hoạt động 2: HS tự đánh giá bài làm. ? Em hiểu về loài cây em yêu chưa? Tình cảm của em có chân thật không? ? Bài viết có các chi tiết thực sự gợi cảm chưa? ? Bố cục bài văn có đầy đủ, cân đối và hợp lí không? ? Em đã sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự và các biện pháp so sánh, liên tưởng, nhân hóa như thế nào? Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá của GV.  Ư u điểm: - Đa số bài làm của HS đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài. - Một số bài làm có ý sáng tạo, diễn đạt trôi chảy.( Thảo , Minh Thi , Ngọc Tuyền ,Tấn Đạt…)  Hạn chế: - Một số bài làm còn sa vào miêu tả loài cây nhiều hơn là biểu cảm. - Một số bài làm diễn đạt còn lủng củng, dùng từ không chính. xác, sai chính tả nhiều, viết câu không đúng ngữ pháp, không biết chấm câu. (Thái,Tuấn Anh,Toàn,Minh,Chí,,,) - Có một số bài viết quá sơ sài. Hoạt động 4: Đọc bài làm, tham gia sửa chữa (Bài làm yếu). cây ấy.  GV nhận xét chung – Đọc bài làm khá giỏi. - Chú ý: xen kẽ + Lớp: những suy nghĩ, + Lớp: cảm xúc qua + Lớp: từng ý. Hoạt động 5: Nêu kết quả điểm – Ghi điểm vào sổ. 3) Kết bài: Tình cảm của em với Lớp Điểm từ TB trở lên Điểm dưới TB loài cây đó. 7A1 40 5 7A2 40 5 7A3 38 8. . HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1/ Bài vừa học: - Tiếp tụ đọc và sửa sai bài làm của mình. - Tập viết bài văn biểu cảm về một người thân. 2/ Bài sắp học: Cách làm bài văn biểu cảm - Đọc kĩ nội dung bài học – Trả lời câu hỏi SGK/146-147  RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> Ngày soạn: Tiết 50. CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC. I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm trong nhà trường. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC –KỸ NĂNG: 1-Kiến thức: Hiểu thế nào là trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học. 2- Kỹ năng: Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học rõ ràng,mạch lạc. 3- Thái độ: Biết cách thể hiện tình cảm. III- CHUẨN BỊ: GV: Một số tác phẩm văn học.Phương pháp thảo luận,nêu vấn đề HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà Lập dàn ý mấy đề TLV 3- Bài mới: Giới thiệu bài: Cảm nghĩ về tác phẩm văn học bắt nguồn từ suy nghĩ,cảm xúc của con người.Nhưng cảm nghĩ đó như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách làm bài văn biểu cảm. Nội dung I-Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Tìm hiểu: Bài văn có 4 đoạn *Đoạn 1: Một người đàn ông,một người quen nhớ quê,bày tỏ cảm xúc của mình.. Hoạt động của GV-HS Hoạt động 1: GV cho HS đọc bài văn” Cảm nghĩ về một bài ca dao”.Hướng dẫn cách đọc. HS đọc diễn cảm bài văn -Hỏi: Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó..

<span class='text_page_counter'>(100)</span> *Đoạn 2: Tưởng tượng tất cả như dính vào mạng tơ rung rinh trước gió và một con nhệ lơ lững giữa không trung,vừa trông vừa thất vọng. Đoạn 3: Điển tích về Ngưu Lang-Chức Nữ,mỗi năm gặp nhau có một lần.mong đợi và nhớ thương. Đoạn 4: Sông Tào Khê lam đá mòn nhưng tấm lòng chung thủy của nước đối với dòng sông thì không bao giờ cạn.  Bài văn liền mạch,bày tỏ cảm xúc một cách chân thành. Ghi nhớ: sgk/147 II- Luyện tập: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. HS đọc bài ca dao. Hoạt động 2: Hỏi: Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng liên tưởng,hồi tưởng,suy ngẫm về các hình ảnh chi tiết của nó.Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn. Hỏi: Yếu tố liên tưởng tưởng tượng,hồi tưởng,suy ngẫm có tác dụng như thế nào trong bài văn biểu cảm? HS đọc ghi nhớ sgk trang 147. Hoạt động 3: Luyện tập Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng Gợi ý: Em có cảm nghĩ về bài thơ?Hãy kể lại và miêu tả những gì khiến em có cảm xúc dó?. Hướng dẫn về nhà: 1- Bài vừa học: Ôn lại cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Làm bài tập 2/148 2- Chuẩn bị: Các đề tập làm văn bài viết số 3 RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG. Ngày soạn: Tiết 51-52. BÀI VIẾT SỐ 3. I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: HS viết được bài văn biểu cảm về người thân,thể hiện tình cảm yêu thương theo truyền thống của nhân dân ta. II-TRỌNG TÂN KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1 . Kiến thức :HS viết đợc bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật , thể hiện suy nghĩ cña m×nh vÒ t¸c phÈm v¨n häc . - LuyÖn c¸c em viÕt bµi biÓu c¶m cã h×nh ¶nh, c¶m xóc víi c¸c nghÖ thuËt Èn dô, so s¸nh 2 . Kü n¨ng : RÌn kü n¨ng c¶m thô, ph©n tÝch th¬ tr÷ t×nh . 3- Thái độ: Có ý thức nghiêm chỉnh trung thực khi làm bài. III. ChuÈn bÞ:. 1. GV:- Nghiên cứu, ra đề phù hợp học sinh. - Ph¬ng ph¸p: Tù luËn.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 2. HS: §äc l¹i lý thuyÕt, tham kh¶o tµi liÖu IV- :TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG 1 . ổn định tổ chức : 2 . KiÓm tra bµi cò: KiÓm tra sù chuÈn bÞ cña HS. 3 . Bµi míi : Hoạt động 1 : GV chép đề lên bảng : §Ò bµi : ChÐp bài phiªn ©m vµ b¶n dÞch th¬ bµi “ Nguyªn tiªu” cña Hå ChÝ Minh . Ph¸t biÓu c¶m nghÜ cña em vÒ bµi th¬ nµy ? Hoạt động2 : HS làm bài . Hoạt động 3 : GV thu bài, kiểm bài .. §¸p ¸n vµ biÓu ®iÓm chÊm : a . Chép đúng, chính xác phiên âm và bản dịch thơ bài “ Nguyên tiêu” của Bác . ( 2 điểm ). b. Ph¸t biÓu c¶m nghÜ cña em vÒ bµi th¬ : ( 8 ®iÓm ) Dµn bµi * Mở bài : Giới thiệu tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm . Kh¸i qu¸t t×nh c¶m , suy nghÜ cña em vÒ t¸c phÈm .( 1 ®iÓm) *Th©n bµi : ( 5 ®iÓm ) - C¶m nghÜ cña em vÒ hai c©u th¬ ®Çu : + Kh«ng gian bao la, trµn ngËp ¸nh tr¨ng + Kh«ng gian trµn ngËp s¾c xu©n , trµn ngËp søc sèng. - Cảm nghĩ của em về Bác : Bác là ngời yêu thiên nhiên , tinh tế, nhạy cảm ; tin tởng vào tơng lai của đất nớc . - C¶m nghÜ vÒ hai c©u cuèi: + Không khí thời đại đợc hé mở, lúc trở về, không gian rộng lớn, tràn ngập ánh tr¨ng, trµn ngËp søc sèng , trµn ngËp khÝ thÕ. - C¶m nghÜ vÒ phong th¸i tù tin, tinh thÇn l¹c quan c¸ch m¹ng cña B¸c. *KÕt bµi : ( 1 ®iÓm ) Ên tîng s©u s¾c cña em vÒ bµi th¬ . Ch÷ viÕt râ rµng, tr×nh bµy s¹ch sÏ, c©u v¨n tr«i ch¶y, cã c¶m xóc ( 1 ®iÓm ) Hoạt động 4 . Cñng cè, Hướng dẫn về nhà 1. Cñng cè: 2-DÆn dß: - ¤n l¹i lý thuyÕt biÓu c¶m . - ChuÈn bÞ bµi LuyÖn nãi.. + Tæ 1,2 bµi C¶nh khuya; tæ 3,4 bµi R»m th¸ng giªng. + ChuÈn bÞ dµn ý; luyÖn nãi theo dµn ý.. Bµi 13 - TiÕt 53+54 :. TiÕng gµ tra Xu©n Quúnh. I- :MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng,đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu trong bài” tiếng gà trưa”.Thất được nghệ thuật biểu hiện tình cảm,cảm xúc qua những chi tiết tự nhiên,bình dị của bài thơ. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1 . Kiến thức : - Những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu đợc thể hiện trong bài thơ.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> - Thấy đợc nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, b×nh dÞ 2 . Kỹ năng :- Luyện đọc diễn cảm bài thơ - Giáo dục lòng kính trọng ông bà, cha mẹ 3-Thái độ: Biết quí trọng tình cảm gia đình kết hợp với lòng yêu quê hương,đất nước.. III. ChuÈn bÞ: GV: - Nghiªn cøu, so¹n bµi - Phơng pháp: Nêu vấn đề + Thảo luận HS: §äc nhiÒu lÇn bµi th¬ vµ so¹n IV- :TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1 . ổn định tổ chức : 2 . KiÓm tra bµi cò: §äc thuéc lßng bµi th¬ “C¶nh khuya”, “R»m th¸ng giªng”. Nªu néi dung bµi häc? 3 . Bµi míi : . * Giíi thiÖu bµi Tiếng gà gáy đã từng khơi nguồn cảm hứng cho bao bài thơ từ xa đến nay, nhng ở trong thơ Xuân Quỳnh tiếng gà mái kêu vang sau khi đẻ trứng chứ không phải là tiếng gà g¸y. Bµi häc h«m nay chóng ta t×m hiÓu bµi th¬ nµy. * Híng dÉn HS t×m hiÓu v¨n b¶n Hoạt động của thầy và trò Hoạt động1 :HD đọc, tìm hiểu chung : Nªu nh÷ng nÐt chÝnh vÒ t¸c gi¶,t¸c phÈm ? - §äc: Theo nhÞp 2/3 vµ 3/2, nhÊn giäng ë nh÷ng ®iÖp tõ, ®iÖp ng÷ - Chú thích: gọi 1 hs đọc Bài thơ đợc sáng tác theo thể thơ 5 chữ xen kẽ 3 chữ  thơ tơng đối tự do, gieo vần ở cuối câu nhng không cố định và tơng đối ít vần - Bè côc: 3 ®o¹n + §Çu... nghe gäi vÒ tuæi th¬: + Tiếp... sột soạt: Những kỉ niệm tuổi thơ đợc tiếng gà kh¬i dËy + Cßn l¹i: Hoạt động 2 : HD đọc hiểu văn bản : Tiếng gà đợc tác giả nghe thấy trong thời điểm và hoàn c¶nh nµo? - Buổi tra nắng, trong xóm nhỏ trên đờng hành quân Đờng hành quân là đờng ra trận với những ngời ra trận tiÕng gµ tra gîi nh÷ng c¶m gi¸c nµo trong t©m t, t×nh c¶m cña m×nh? Nghe xao động nắng tra Nghe bàn chân đỡ mỏi. Néi dung I. §äc- Chú thích văn bản : 1. T¸c gi¶: - Lµ nhµ th¬ n÷ xuÊt s¾c trong nền thơ hiện đại VN - Th¬ chÞ thêng viÕt vÒ nh÷ng tình cảm bình dị, gần gũi trong đời sống gia đình và đời sống thờng ngµy Tác phẩm: “Tiếng gà tra” đợc viÕt trong thêi kú ®Çu cuéc kh¸ng chiÕn chèng Mü - §îc in lÇn ®Çu trong tËp th¬ “Hoa däc chiÕn hµo” (1968) - thơ tơng đối tự do, gieo vần ở cuối câu nhng không cố định và tơng đối ít vần 2-Từ khó: sgk/151 3- Thể loại: thơ 5 chữ - Bè côc: 3 ®o¹n + TiÕng gµ thøc dËy t/c lµng quª + Những kỉ niệm tuổi thơ đợc tiÕng gµ kh¬i dËy + Nh÷ng suy nghÜ tõ tiÕng gµ tra. II. T×m hiÓu v¨n b¶n: Nghe gäi vÒ tuæi th¬ Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để biểu đạt tình cảm của 1. Tiếng gà tra thức dậy tình c¶m lµng quª: mình (tình cảm đó là những tình cảm gì?) - Nghe  §éng tõ: kh«ng chØ nghe b»ng thÝnh gi¸c mµ cßn nghe b»ng V× sao ©m thanh tiÕng gµ tra l¹i cã thÓ gîi nh÷ng c¶m c¶m gi¸c, b»ng t©m tëng, b»ng sù giác đó của tác giả? nhí l¹i, b»ng håi øc trµn vÒ ..

<span class='text_page_counter'>(103)</span> - Buổi tra ở làng quê là thời điểm yên tĩnh do đó tiếng gà có thể khua động cả không gian - Thời điểm gà đẻ quả trứng hồng đem lại niềm vui cho con ngêi - Lµ ©m thanh dù b¸o ®iÒm tèt lµnh B×nh: Nh vËy t¸c gi¶ kh«ng chØ nghe tiÕng gµ b»ng thÝnh gi¸c mµ cßn nghe b»ng c¶m xóc t©m hån. Qua đó thể hiện tình cảm gì? TiÕt 2: Trong tình cảm làng quê thắm thiết, sâu nặng đó hình ảnh nào đợc khơi dậy trong đoạn thơ thứ hai? + H×nh ¶nh nh÷ng con gµ m¸i víi nh÷ng qu¶ trøng hång + H×nh ¶nh ngêi bµ víi nh÷ng lo toan Những con gà mái và những quả trứng hồng đợc hiện lªn qua nh÷ng dßng th¬ nµo? - æ r¬m hång nh÷ng trøng Khắp mình hoa đốm trắng L«ng ãng nh mµu n¾ng NhËn xÐt c¸ch dïng tõ cña t¸c gi¶? Víi c¸ch dïng tõ đó gợi cho em hình ảnh gì về vẻ đẹp trong cuộc sống lµng quª? Khæ th¬ nµy t¸c gi¶ sö dông ®iÖp tõ nµo? Điệp từ đó có tác dụng gì? Trong ©m thanh tiÕng gµ tra nhiÒu kØ niÖm t×nh bµ cháu hiện về đó là những kỉ niệm nào? (Hs đọc lại các đoạn thơ đó) H×nh ¶nh bµ m¾ng ch¸u gîi cho em c¶m nghÜ g×? (NhËn xÐt) Lêi th¬ nµo diÔn t¶ h×nh ¶nh cña bµ ch¨m chót tõng qu¶ trứng và nỗi lo của bà về đàn gà? - Tay bµ khum soi trøng Dµnh tõng qu¶ ch¾t chiu Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sơng muối NhËn xÐt vÒ c¸ch sö dông tõ ng÷ h×nh ¶nh trong nh÷ng dßng th¬ gîi cho em h×nh ¶nh ngêi bµ ntn? Nçi lo Êy biÓu hiÖn t×nh c¶m g×? Trong kÝ øc cña ch¸u bµ hiÖn lªn nh÷ng phÈm chÊt g×?. -> §iÖp tõ nghe trë nªn trõu tîng vµ lan to¶ trong t©m hån t¸c gi¶  T×nh c¶m lµng quª th¾m thiÕt s©u nÆng 2. TiÕng gµ tra kh¬i dËy kØ niÖm Êu th¬: a. H×nh ¶nh con gµ m¸i:  Tính từ chỉ màu sắc  gợi vẻ đẹp t¬i s¸ng, ®Çm Êm, hiÒn hoµ, b×nh dÞ  §iÖp tõ “nµy” 2 lÇn  BiÓu hiÖn sù gÇn gòi th©n th¬ng gi÷a ngêi vµ vËt b. H×nh ¶nh ngêi bµ: - Lêi bµ m¾ng - Tay bµ ch¨m chót tõng qu¶ trøng - Nçi lo cña bµ - NiÒm vui cña ch¸u  Lêi m¾ng yªu, v× bµ muèn ch¸u xinh đẹp, còn thể hiện chân thành  cháu đã cảm nhận đợc tình yêu cña bµ  H×nh ¶nh ch©n thùc víi nh÷ng viÖc lµm vµ nçi lo cña ngêi bµ  bµ lµ ngêi th«n quª, chÞu th¬ng chÞu khã, nhiÒu vÊt v¶ lo toan => T×nh th¬ng yªu gi¶n dÞ, thÇm lÆng cña ngêi bµ quª h¬ng - NghÌo, hiÒn th¶o, hÕt lßng v× cháu, chịu đựng, nhẫn nại, hy sinh  NiÒm vui thËt thiªng liªng khã quªn.  Đó là tình cảm gia đình, tình cảm quª h¬ng, t×nh c¶m céi nguån kh«ng thể thiếu đợc ở mỗi con ngời 3. Nh÷ng suy nghÜ gîi lªn tõ Hs th¶o luËn nhãm tiÕng gµ tra: Chi tiết niềm vui đợc quần áo mới gợi cho em cảm - Suy t vÒ con ngêi, vÒ h¹nh nghÜ g× vÒ tuæi th¬ vµ t×nh bµ ch¸u? phóc cuéc chiÕn h«m nay Tuæi th¬ g¾n liÒn niÒm vui  + TiÕng gµ tra gîi lªn cuéc + Vui v× cã quÇn ¸o míi bµ cho sèng ch©n thËt, b×nh yªn, no Êm + Vui v× bµ yªu th¬ng + Thøc dËy bao t×nh c¶m + Có đợc niềm vui do sự lo toan của bà + ¢m thanh b×nh dÞ cña quª h¬ng T¹i sao t×nh c¶m Êy lµ kØ niÖm khã quªn? - Lặp từ “vì”  (Khẳng định niềm tin chân thật về mục đích rất cao cả, 1 em đọc đoạn cuối rÊt b×nh dÞ) TiÕng gµ tra trong ®o¹n cuèi gîi lªn suy t g×  T×nh yªu đất nớc gắn với tình yêu Th¶o luËn nhãm đình, tình yêu quê hơng. -V× sao con ngêi cã thÓ nghÜ r»ng tiÕng gµ tra mang l¹i gia => Mét t×nh yªu réng lín, s©u s¾c, h¹nh phóc? cao c¶. -Nhận xét ý nghĩa của từ “vì” đợc lặp lại nhiều lần? Ghi nhí: SGK §©y lµ 1 t×nh yªu nh thÕ nµo? -Theo em v¨n b¶n nµy béc lé t×nh c¶m s©u s¾c nµo? -Theo em có gì độc đáo trong các chi tiết đợc vận dông?.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> * Hoạt động 3 : Hớng dẫn HS nắm ghi nhớ. Ghi nhí: SGK * Hoạt động 4: Hớng dẫn HS luyện tập IV. LuyÖn tËp: Hs đọc biểu cảm bài thơ. . HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ -Häc thuéc lßng bài thơ,ghi nhí. -N¾m néi dung bµi. - So¹n: Mét thø quµ cña lóa non: cèm + N¾m v÷ng thÓ tuú bót RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG. Ngày soạn: TiÕt 55 :. ĐIỆP NGỮ. I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Gióp häc sinh - HiÓu thÕ nµo lµ ®iÖp ng÷ vµ gi¸ trÞ cña ®iÖp ng÷ - BiÕt sö dông ®iÖp ng÷ khi cÇn thiÕt II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1. KiÕn thøc :- HiÓu ®iÖp ng÷ vµ gi¸ trÞ cña ®iÖp ng÷ - BiÕt sö dông ®iÖp ng÷ khi cÇn thiÕt 2 . Kü n¨ng : Cã kÜ n¨ng ph©n tÝch gi¸ trÞ biÓu c¶m cña ®iÖp ng÷ trong c¸c v¨n c¶nh ng÷ c¶nh cô thÓ. 3-Thái độ: Sö dông ®iÖp ng÷ khi cần thiết,phù hợp,có tác dụng mạnh III. ChuÈn bÞ: GV - Ph¬ng ph¸p: Quy n¹p - ChuÈn bÞ: Nghiªn cøu, so¹n bµi HS: §äc tríc bµi - Tr¶ lêi c©u hái sgk IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1 . ổn định tổ chức : 2 . KiÓm tra bµi cò : Thµnh ng÷ lµ g×? Cho vÝ dô 3 . Bµi míi : * Giíi thiÖu bµi: Bài thơ Tiếng gà tra có một câu đợc lặp lại mà nếu vắng nó bài thơ sẽ giảm đi giá trị biểu cảm, sức thuyết phục ngời nghe về nội dung ý nghĩa. Em cho biết đó là câu thơ nào?Câu th¬ TiÕng gµ tra.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> §©y chÝnh lµ phÐp tu tõ ®iÖp ng÷ rÊt cã t¸c dông trong v¨n b¶n nãi vµ viÕt mµ bµi häc h«m nay chóng ta sÏ t×m hiÓu * Híng dÉn HS t×m hiÓu bµi Hoạt động của thầy và trò Néi dung Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dông cña ®iÖp ng÷ ? Khæ th¬ ®Çu vµ cuèi cña TiÕng gµ tra cã nh÷ng tõ ng÷ nào đợc lặp? LÆp nh vËy cã t¸c dông g×? Ngoµi bµi th¬ TiÕng gµ tra em t×m thªm vÝ dô? * Tõ “cha ngñ”  C¶nh khuya - Tõ “xu©n”  R»m th¸ng giªng Nhí ai ra ngÈn vµo ng¬...  B¸c Hå say ng¾m c¶nh, lo l¾ng cho d©n cho níc + Nhấn mạnh vẻ đẹp đầy sức sống mùa xuân. I. §iÖp ng÷ vµ t¸c dông cña ®iÖp ng÷: 1. VÝ dô: - Khæ 1: “Nghe” - Khæ cuèi: “v×” * T¸c dông: - NhÊn m¹nh c¶m gi¸c khi nghe tiÕng gµ tra - NhÊn m¹nh nguyªn nh©n chiÕn đấu của ngời chiến sĩ => + §iÖp ng÷ lµ c¸ch lÆp l¹i tõ ng÷ (cã khi c¶ c©u) trong khi nãi vµ viÕt + T¸c dông: Lµm næi bËt ý g©y c¶m xóc m¹nh 2. Ghi nhí: sgk. đang tràn ngập đất trời Qua vÝ dô em hiÓu thÕ nµo lµ ®iÖp ng÷? T¸c dông cña ®iÖp ng÷? Hs đọc T¹i sao khi ph©n tÝch cã lóc dïng ®iÖp tõ, cã lóc dïng * Chó ý: ®iÖp ng÷? - §iÖp ng÷ lµ 1 tõ  ®iÖp tõ Tr¨ng lång cæ thô, bãng lång hoa-> mét tõ - §iÖp ng÷ lµ 1 côm tõ  ®iÖp Th¬ng em, th¬ng em, th¬ng biÕt mÊy-> côm tõ ng÷ Phót gi©y thiªng anh gäi B¸c ba lÇn: - §iÖp ng÷ lµ 1 c©u  ®iÖp " Hå ChÝ minh mu«n n¨m! c©u Hå ChÝ minh mu«n n¨m! - §iÖp ng÷ lµ 1 ®o¹n  ®iÖp Hå ChÝ minh mu«n n¨m!"-> c©u khóc II. C¸c d¹ng ®iÖp ng÷: Hoạt động 2 : Tìm hiểu các dạng điệp ngữ : 1. VÝ dô: So s¸nh ®iÖp ng÷ trong ®o¹n th¬ ®Çu cña TiÕng gµ tra víi - §iÖp ng÷ c¸ch qu·ng ( gi÷a c¸c tõ lÆp l¹i cã nh÷ng tõ kh¸c) ®iÖp ng÷ ë sgk trang 152? - §iÖp ng÷ nèi tiÕp( C¸c tõ lÆp l¹i NhËn xÐt vÞ trÝ cña c¸c tõ lÆp l¹i? + Khæ 1: “TiÕng gµ tra” : ®iÖp tõ “nghe”  1 tõ  ®iÖp nèi tiÕp nhau - Điệp ngữ vòng ( Từ đứng tõ  ®iÖp ng÷ c¸ch qu·ng đầu câu sau lặp lại từ đứng cuối VÝ dô a: + RÊt l©u, rÊt l©u c©u tríc Kh¨n xanh, kh¨n xanh 2. Ghi nhí: SGK Th¬ng em, th¬ng em...  §iÖp ng÷ lµ 1 côm tõ  ®iÖp ng÷ vµ lµ ®iÖp ng÷ nèi III- Luyện tập: tiÕp Bµi tËp 1: VÝ dô b:  ®iÖp ng÷ vßng Bµi tËp 2: Qua t×m hiÓu, em h·y nªu c¸c d¹ng ®iÖp ng÷? Bµi tËp bæ trî Trß ch¬i nhanh: Thi t×m nhiÒu ®iÖp ng÷. 4 phót - Tæ chøc theo nhãm nhá 4 HS lÇn lît lªn b¶ng ghi - §¸nh gi¸, ghi ®iÓm * Hoạt động 3: Hớng dẫn HS luyện tập củng cố bài III. LuyÖn tËp: Bµi tËp 1: a, Điệp ngữ: một dân tộc, dân tộc đó.  muốn nhấn mạnh sự dũng cảm của dân tộc VN và khẳng định dân tộc đó đợc hởng những thành quả của sự dũng cảm đó b, §iÖp tõ “tr«ng”  nhÊn m¹nh nçi lo ©u, tr«ng mong thêi tiÕt thuËn lîi cho viÖc lµm ruéng cña ngêi n«ng d©n Bµi tËp 2: §iÖp ng÷: xa nhau  nèi tiÕp ,mét giÊc m¬ chuyển tiÕp Bµi tËp bæ trî: ViÕt ®o¹n v¨n ng¾n cã sö dông ®iÖp tõ, ®iÖp ng÷ (1 em tr×nh bµy - líp cho nhËn xÐt) Hoạt động 4: . Cñng cè - Gv hÖ thèng l¹i bµi.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> Hoạt động 5:. Hướng dẫn về nhà: - Häc thuéc ghi nhí - Bµi tËp 3,4 - ChuÈn bÞ bµi Ch¬i ch÷ Ngày soạn : TiÕt 56 :. LuyÖn nãi: Ph¸t biÓu c¶m nghÜ vÒ t¸c phÈm v¨n häc. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :: Gióp häc sinh - Cñng cè kiÕn thøc vÒ c¸ch lµm bµi ph¸t biÓu c¶m nghÜ vÒ t¸c phÈm v¨n häc : - LuyÖn tËp ph¸t biÓu miÖng tríc tËp thÓ, bµy tá c¶m xóc, suy nghÜ vÒ t¸c phÈm v¨n häc II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1 . KiÕn thøc : - Cñng cè kiÕn thøc vÒ c¸ch lµm bµi ph¸t biÓu c¶m nghÜ vÒ t¸c phÈm v¨n häc 2. Kü n¨ng :- LuyÖn tËp ph¸t biÓu miÖng tríc tËp thÓ, bµy tá c¶m xóc, suy nghÜ vÒ t¸c phÈm v¨n häc 3-Thái độ : Tự tin,bình tĩnh khi nói trước một tập thể đám đông III.ChuÈn bÞ: GV:- Ph¬ng ph¸p: Th¶o luËn; LuyÖn nãi - Chuẩn bị: Ra đề - Lập dàn ý HS: Chuẩn bị trớc bài nói ở nhà, các tổ thảo luận thống nhất bài nói, cử đại diện trình bày IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG : 1 . ổn định tổ chức: 2 . KiÓm tra bµi cò: ThÕ nµo lµ ph¸t biÓu c¶m nghÜ vÒ 1 t¸c phÈm v¨n häc? Nªu bè côc 1 bµi ph¸t biÓu c¶m nghÜ vÒ t¸c phÈm v¨n häc? 3 . Bµi míi : * Giíi thiÖu bµi Luyện nói là một tiết học quan trọng, giúp chúng ta trình bày một vấn đề trớc đám đông một c¸ch tù tin, m¹ch l¹c * Híng dÉn HS luyÖn tËp §Ò 1 Ph¸t biÓu c¶m nghÜ vÒ bµi th¬: C¶nh khuya cña Hå ChÝ Minh §Ò 2 Ph¸t biÓu c¶m nghÜ vÒ bµi th¬: R»m th¸ng giªng cña Hå ChÝ Minh Hoạt động 1: Hớng dẫn chuẩn bị bài luyện nói: Gv gîi ý cô thÓ dùa vµo sên chung ë sgk 1.Më bµi - Giíi thiÖu t¸c phÈm: - R»m th¸ng giªng ( C¶nh khuya) - Hoµn c¶nh s¸ng t¸c: - Giíi thiÖu c¶m xóc cña m×nh: (Ên tîng) 2. Th©n bµi: - Nªu c¶m nhËn chung vÒ c¸c h×nh ¶nh trong bµi th¬ (Phong c¶nh thiªn nhiªn, t©m hån t¸c gi¶) - Nªu c¶m nghÜ theo tõng c©u th¬ (c¸c biÖn ph¸p liªn tëng, tëng tîng, so s¸nh) 3. KÕt bµi: Bµi th¬ cho ta thÊy: - B¸c lµ mét nhµ c¸ch m¹ng, mét nhµ th¬... - Qua bài thơ, ta thấy Bác là ngời lạc quan, yêu đời... - Qua bài thơ, ta thấy Bác là ngời yêu cái đẹp, sáng tạo cái đẹp cho đời... Hoạt động2 : Học sinh luyện nói: * Gv lu ý: Nãi kh¸c víi viÕt: C¸ch nãi: - Phong c¸ch: Tù tin, nh×n th¼ng, cã ®iÖu bé. - Ng«n ng÷: + Lêi ®Çu cña nãi ph¶i cã tha, göi (Tha c« gi¸o, tha c¸c b¹n... vµ lêi kÕt thóc lµ: c¸m ¬n...).

<span class='text_page_counter'>(107)</span> + C©u ng¾n gän, râ ý. - Giäng nãi: To, râ, thuyÕt phôc. * Hoạt động nhóm thống nhất cách trình bày: - GV gọi một số em đại diện nhóm lên bảng trình bày - HS nhËn xÐt, bæ sung vÒ néi dung, c¸ch nãi - Gv nhËn xÐt toµn bé, ghi ®iÓm nh÷ng bµi nãi tèt . Cñng cè- Hướng dẫn về nhà 1. Cñng cè: Gv nhËn xÐt chung vÒ bµi nãi, c¸ch nãi cña häc sinh 2.Về nhà: - VÒ nhµ viÕt thµnh bµi v¨n hoµn chØnh - Xem l¹i c¸c bµi th¬ lôc b¸t, nhËn biÕt mét sè quy t¾c - ChuÈn bÞ bµi ¤n tËp v¨n b¶n biÓu c¶m RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG. ******************. Ngày soạn:. Bµi 14 - TiÕt 57. :. MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM Thạch Lam. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Gióp häc sinh - Cảm nhận đợc phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong 1 thứ quà độc đáo và giản dị của dân téc - Thấy và chỉ ra đợc sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lời văn tuỳ bút của Thạch Lam II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1. Kiến thức – Thấy được nột đặc sắc, nét đẹp văn hoá của dân tộc qua một thứ quà bỡnh dị. - Thấy và chỉ ra đợc sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lời văn tuỳ bút của Thạch Lam 2 . Kỹ năng : - Luyện cho học sinh đọc giọng văn tuỳ bút 3-Thái độ: Thấy được giá trị của lúa gạo,trân trọng nét đẹp văn hóa của dân tộc. III- CHUẨN BỊ : GV :- Phơng pháp nêu vấn đề ,bỡnh giảng, đọc. - ChuÈn bÞ: nghiªn cøu, so¹n bµi. tranh minh họa HS:: đọc, cảm nhận, soạn bài IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG : 1 . ổn định tổ chức : 2 . KiÓm tra bµi cò: §äc thuéc lßng bµi th¬ TiÕng gµ tra? Nªu néi dung nghÖ thuËt bµi th¬ ? 3 . bµi míi : * Giíi thiÖu bµi * Híng dÉn HS t×m hiÓu v¨n b¶n.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> Hoạt động của thầy và trò Hoạt động1 : Hớng dẫn đọc, tìm hiểu chung : Tr×nh bµy nh÷ng hiÓu biÕt vÒ t¸c gi¶ vµ t¸c phÈm ? - Thµnh viªn cña nhãm Tù lùc v¨n ®oµn - së trêng vÒ viÕt truyÖn ng¾n - Là cây bút tinh tế nhạy cảm đặc biệt trong viÖc khai th¸c thÕ giíi c¶m xóc, c¶m gi¸c cña con ngêi * Bè côc: 3 ý - C¶m nghÜ vÒ nguån gèc cña cèm - C¶m nghÜ vÒ gi¸ trÞ v¨n ho¸ cña cèm - C¶m nghÜ vÒ sù thëng thøc cña cèm * Phơng thức biểu đạt: Biểu cảm ThÕ nµo lµ thÓ tuú bót ? T×m bè côc v¨n b¶n ? Bè côc: 3 ý - §Çu... thuyÒn rång: - TiÕp... nhòn nhÆn: - Cßn l¹i: Hoạt động 2 : Hớng dẫn đọc, hiểu văn bản : -T×m nh÷ng tõ miªu t¶ h¹t thãc nÕp ®Çu tiªn lµm nªn cèm? -C¸ch t¶ cña t¸c gi¶ ë ®©y ntn? -Trong ®o¹n ®Çu t¸c gi¶ sö dông dÊu chÊm? Cã dông ý g×? -T¸c gi¶ kÓ c¸c chi tiÕt nµo vÒ cèm lµng Vßng? -V× sao cèm g¾n víi tªn lµng Vßng?. Néi dung ghi b¶ng I. Đọc-chú thích văn bản : 1. T¸c gi¶: - Th¹ch Lam (1910 - 1942) - Thµnh viªn cña nhãm Tù lùc v¨n ®oµn - së trêng vÒ viÕt truyÖn ng¾n - Là cây bút tinh tế nhạy cảm đặc biệt trong viÖc khai th¸c thÕ giíi c¶m xóc, c¶m gi¸c cña con ngêi T¸c phÈm: Bµi Mét thø quµ cña lóa non: cèm rót tõ tËp Hµ Néi b¨m s¸u phè phêng (1943) 2- Từ khó: sgk/ 3-ThÓ lo¹i: tuú bót: thiªn vÒ biÓu c¶m, chó träng thÓ hiÖn c¶m xóc, t/c, suy nghÜ cña t¸c gi¶. Ng«n ng÷ giµu h×nh ¶nh vµ chÊt tr÷ t×nh II . §äc , hiÓu v¨n b¶n : 1. C¶m nghÜ vÒ nguån gèc cña cèm: - Trong c¸i vá xanh - 1 giät s÷a tr¾ng thơm, dần dần đông lại, bông lúa càng ngµy cµng cong xuèng  Tả từ trong ra ngoài, thấy đợc cả mùi vị tõ bªn trong, t¶ c¶ sù lín dÇn cña h¹t nÕp - Muốn lôi kéo sự đồng cảm và sự tởng tợng của ngời đọc hoà vào cảm xúc của tác gi¶ - + KÓ vÒ thêi ®iÓm gÆt lóa: lóa võa nhÊt. -Chi tiết nào vẽ nên nét đẹp của cô gái bán cốm + C¸ch chÕ biÕn: bÝ mËt tr©n träng vµ lµng Vßng? kh¾t khe gi÷ g×n -H×nh ¶nh c« hµng cèm cã ý nghÜa g×? + TruyÒn thèng: cèm lµng Vßng næi Chi tiết đến mùa cốm, các ngời của HN 36 phố tiÕng phêng vÉn thêng ngãng tr«ng c« hµng cèm cã ý => Cèm lµng Vßng dÎo th¬m ngon nhÊt nghÜa g×? - + §ßn g¸nh 2 ®Çu cong vót lªn nh Tõ nh÷ng lêi v¨n trªn c¶m xóc nµo cña t¸c gi¶ ®- chiÕc thuyÒn rång + C« hµng cèm xinh xinh, ¸o quÇn îc béc lé? gän ghÏ Gv: Phần này tác giả viết theo phơng thức nghị => + Cốm gắn với vẻ đẹp của ngời làm ra cèm luËn, b×nh luËn + Cách cốm đến với mọi ngời lịch sự Có 2 lời bình đó là những lời bình nào? Lêi 1: Cèm lµ thø quµ riªng biÖt gîi cho em duyªn d¸ng => Cèm trë thµnh nhu cÇu thëng thøc cña c¸ch hiÓu míi mÎ nµo vÒ cèm? ? Lời 2: Hồng cốm tốt đôi... lâu bền tác giả bình ngời HN  gia nhập vào văn hoá ẩm thực luận về vấn đề gì? Tác giả sử dụng từ ngữ ntn? của thủ đô  Yªu quý, tr©n träng céi nguån trong Mục đích gì? sạch đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hoá dân tộc Cèm cßn gi¸ trÞ nµo n÷a? cña cèm * Lời 2: Cốm để làm quà sêu tết  RÊt nhiÒu tÝnh tõ miªu t¶ gîi c¶m, gîi liªn t- 2. C¶m nghÜ vÒ gi¸ trÞ cña cèm: ởng => cốm góp phần cho nhân duyên tốt đẹp * Cốm là quà tặng của đồng quê - Cốm là đặc sản của dân tộc vì nó kết cña con ngêi (gi¸ trÞ tinh thÇn ) tinh hơng vị của đồng quê - Gi¸ trÞ v¨n ho¸ cña d©n téc => Trân trọng, giữ gìn cốm nh 1 vẻ đẹp văn hoá  Do đó cốm là quà quê hơng nhng là thứ.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> d©n téc Qua đó tác giả muốn bày tỏ tình cảm gì? (§o¹n cuèi t¸c gi¶ bµn vÒ 2 ph¬ng diÖn ¨n vµ mua cốm), (đọc lên). V× sao khi ¨n cèm ph¶i ¨n tõng chót, thong th¶...? ? ¡n cèm t¸c gi¶ ngÉm nghÜ ®iÒu g×? - ThÊy thu l¹i c¶ trong h¬ng vÞ Êy... cña nh÷ng ngµy mïa h¹ trªn hå. T¸c gi¶ c¶m thô b»ng gi¸c quan nµo? - C¸c gi¸c quan c¶m thô + Khøu gi¸c: (mïi th¬m cña lóa) + Xóc gi¸c (chÊt ngät cña cèm) + ThÞ gi¸c (mµu xanh) T¸c dông cña c¸ch c¶m thô nµy? B»ng lÝ lÏ nµo t¸c gi¶ thuyÕt phôc ngêi mua cèm - Cèm lµ léc trêi - Cèm lµ c¸i khÐo cña ngêi - Cèm lµ sù cè søc tiÒm tµng vµ nhÉn n¹i cña thÇn Lóa. quµ thiªng liªng - Gi¸ trÞ v¨n ho¸ cña d©n téc => Trân trọng, giữ gìn cốm nh 1 vẻ đẹp v¨n ho¸ d©n téc 3. C¶m nghÜ vÒ sù thëng thøc cña cèm:  ¡n nh thÕ míi c¶m hÕt c¸c thø h¬ng vÞ đồng quê kết tinh ở cốm - C¸c gi¸c quan c¶m thô  Khơi gợi cảm giác của bạn đọc về cốm. Chøng tá sù tinh tÕ s©u s¾c cña t¸c gi¶ (lµ ngêi sµnh cèm). => Cèm nh 1 gi¸ trÞ tinh thÇn thiªng liªng đáng đợc chúng ta trân trọng giữ gìn. *. Tæng kÕt : Lý lẽ đó cho thấy tác giả có thái độ ntn đối với 1 . Nội dung : thø quµ cña lóa? - Cốm là thứ quà đặc sắc vì nó kết tinh Hoạt động3 : Hớng dẫn tổng kết : nhiều vẻ đẹp... Văn bản đã mang lại cho em những hiểu biết gì + Cèm lµ thø s¶n vËt quý cña d©n téc cÇn vÒ cèm? đợc nâng niu, giữ gìn Em cã nhËn xÐt g× vÒ lèi v¨n tuú bót cña Th¹ch 2 . NghÖ thuËt : Lam? - Lèi v¨n giµu Ên tîng c¶m gi¸c nªn cã søc gîi c¶m cao + Kết hợp nhiều phơng thức biểu đạt + Lêi v¨n nhÑ nhµng ªm ¸i gÇn nh th¬ * Ghi nhớ: Gọi 2 em đọc ghi nhớ sgk Hoạt động 4:. Cñng cè : - HÖ thèng l¹i ND vµ NT bµi Hoạt động 5:. Hướng dẫn về nhà:: - Häc thuéc lßng ghi nhí - Lµm 2 bµi tËp phÇn luyÖn tËp - So¹n Mùa xuân của tôi RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG. Ngày soạn :. Bµi 14 - TiÕt 58 :. CHƠI CHỮ. I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Gióp häc sinh - Hiểu đợc thế nào là chơi chữ - Hiểu đợc 1 số lối chơi chữ thờng dùng II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1 . Kiến thức : - Hiểu đợc thế nào là chơi chữ. Hiểu đợc 1 số lối chơi chữ thờng dùng.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> 2 . Kỹ năng :- Bớc đầu cảm thụ đợc cái hay của phép chơi chữ,Biết cỏch vận dụng. 3- Thái độ: Có ý thức sử dụng chơi chữ phù hợp hoàn cảnh và có tác dụng tốt. III. CHUẨN BỊ: GV: - Ph¬ng ph¸p: Quy n¹p, tÝch hîp. - ChuÈn bÞ: nghiªn cøu, t×m tµi liÖu cã liªn quan. HS: Đọc trớc bài, xem lại bài Từ đồng âm IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1 .ổn định tổ chức : 2 . KiÓm tra bµi cò: ThÕ nµo lµ ®iÖp ng÷? Nªu t¸c dông? Cã mÊy d¹ng ®iÖp ng÷? Nªu mçi d¹ng 1 vÝ dô? 3 . Bµi míi : * Giíi thiÖu bµi Tiếng Việt ta phong phú về từ, đa dạng về cách thức biểu đạt. Có nhiều lối thể hiện ngôn ngữ tài tình, hài hớc. Một trong những cách đó là chơi chữ. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về vấn đề đó: * Híng dÉn HS t×m hiÓu kiÕn thøc míi. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1 : Tìm hiểu thế nào là chơi chữ . Hs đọc bài ca dao và trả lời Em cã nhËn xÐt g× vÒ nghÜa cña c¸c tõ lîi trong bµi ca dao? - Lîi1: lîi h¹i, thuËn lîi, lîi léc Lợi2+3: Nơi tiếp giáp với răng, giữ cho chân răng đứng v÷ng ViÖc sö dông tõ lîi ë c©u cuèi cña bµi ca dao lµ dùa vµo hiÖn tîng nµo cña tõ ng÷? ViÖc sö dông tõ lîi nh trªn cã t¸c dông g×? Tác dụng: Câu trả lời của thầy bói đợm chút hài hớc. Đây là NT đánh tráo ngữ nghĩa gây cảm giác bất ngờ thó vÞ GV ®a thªm VD : “ §i tu phËt b¾t ¨n chay Thịt chó ăn đợc, thịt cầy thì không”. NhËn xÐt nghÜa cña hai tõ “ch㔓 cÇy” Sö dông hai tõ nµy dùa vµo hiÖn tîng nµo cña tõ ng÷ ?T¸c dông ? Qua t×m hiÓu, em hiÓu thÕ nµo lµ ch¬i ch÷? Hoạt động 2: Tìm hiểu các lối chơi chữ GV gọi HS đọc vd SGK Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ ở các câu vừa đọc? Em cã nhËn xÐt g× vÒ c¸ch dïng tõ trong 2 c©u th¬? (1) - §ång ©m vÒ lêi nãi - cã ý giÔu cît tªn tíng Ph¸p Nava (tr¹i ©m) - Nång nÆc >< tiÕng t¨m  gîi sù t¬ng ph¶n vÒ ý nghÜa nhằm châm biếm đả kích Theo em ë vÝ dô nµy t¸c gi¶ dïng c¸ch nãi ntn? T×m thªm? (2)Phô ©m m lÆp l¹i liªn tôc ë vÝ dô 3 t¸c gi¶ dïng c¸ch nãi nµo? (3) - Cách nói lái: cá đối - cối đá, mèo cái - mái kèo (đầu tiên - tiền đâu, bí mật - bật mí, đèo ngang - đang nghÌo) ë vÝ dô 4 t¸c gi¶ dïng c¸ch nãi nµo? (4) - SÇu riªng  chØ tr¹ng th¸i t©m lý buån  chØ mét thø qu¶ cã ë miÒn nam - Vui chung  chØ tr¹ng th¸i t©m lý vui. Néi dung ghi b¶ng I. ThÕ nµo lµ ch¬i ch÷ ? 1 . XÐt vÝ dô : a . - Dựa vào hiện tợng đồng âm  NT đánh tráo ngữ nghĩa gây c¶m gi¸c bÊt ngê thó vÞ b . Chó , cầy : Từ đồng nghĩa . T¸c dông :Lªn ¸n , phª ph¸n nh÷ng kÎ tu hµnh ph¸ giíi mét c¸ch dÝ dám, s©u s¾c Ghi nhí: SGK. II. C¸c lèi ch¬i ch÷: (1) - §ång ©m vÒ (tr¹i ©m) - Tõ gîi sù t¬ng ph¶n (2) - Ch¬i ch÷ b»ng c¸ch ®iÖp phô ©m ®Çu (3) - C¸ch nãi l¸i (4) - Trái nghĩa, từ đồng âm Ghi nhí: SGK III. LuyÖn tËp: Bµi 1: Ch¬i ch÷ b»ng c¸ch nªu tªn 1 lo¹t c¸c loµi r¾n: liu ®iu, hæ löa, mai gÇm, r¸o, l»n, Tr©u Lç, hổ mang  đồng âm và các từ có nghÜa gÇn gòi nhau Bµi 2: C1: Ch¬i ch÷ b»ng viÖc nªu tªn c¸c lo¹i thøc ¨n chÕ biÕn tõ thÞt: mì, giß, nem, ch¶ C2: Ch¬i ch÷ b»ng nªu tªn hä.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> => SÇu riªng tr¸i nghÜa víi vui chung  ch¬i ch÷ b»ng nhµ tre Bài 4: Từ đồng âm: nhiÒu nghÜa vµ tr¸i nghÜa - Cam: ngät Qua vÝ dô em thÊy cã nh÷ng lèi ch¬i ch÷ nµo? - Cam: tªn mét lo¹i qu¶ HS đọc ghi nhớ - Khổ: đắng Tổ chức trò chơi: chia hai đội thi đội nào tìm đợc nhiều ví - Khæ: Tr¸i víi síng dô dïng c¸c lèi ch¬i ch÷?* Hoạt động 3: Hớng dẫn HS luyện tập. Hoạt động 4: . Củng cố :Hs đọc lại ghi nhớ Hoạt động 5: Hươnmgs dẫn về nhà: - Häc thuéc bµi.- Làm bài tập 3/sgk -Su tÇm thªm 1 sè lèi ch¬i chữ - Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:. Ngày So¹n :. : TiÕt 59 :. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3. I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS - Đánh giá đợc sự tiến bộ của bản thân ở bài viết số 3 về văn biểu cảm, tự sửa lỗi . -Cñng cè kiÕn thøc vÒ v¨n biÓu c¶m , rÌn kü n¨ng liªn kÕt v¨n b¶n ..

<span class='text_page_counter'>(112)</span> II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1 . KiÕn thøc : Củng cố kiến thức vÒ v¨n biÓu c¶m, tù söa lçi . 2. Kỹ năng: RÌn kü n¨ng liªn kÕt v¨n b¶n, tù söa lçi . 3-Thái độ : Nghiêm túc nhận ra những ưu,khuyết điểm => sửa chữa. III . ChuÈn bÞ : GV : ChÊm bµi , nhËn xÐt u , nhîc ®iÓm cña HS . HS : §äc thuéc bµi th¬ , xem l¹i néi dung bµi th¬. IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: : 1 . ổn định tổ chức . 2 . KiÓm tra bµi cò . 3 . Bµi míi : Tr¶ bµi kiÓm tra : GV gọi HS nhắc lại đề kiểm tra . Hoạt động 1 : GV nhận xét chung : - u điểm : Đa phần HS nắm đợc yêu cầu của đề, chép bài thơ chính xác , một số có tiến bé râ rÖt . - Nhợc điểm :Vẫn còn một số ít HS cha nắm đợc kiểu bài, cách làm văn biểu cảm về tác phÈm v¨n häc . Hoạt động 2 : GV nhận xét cụ thể : a . VÒ kiÓu bµi : Ph¸t biÓu c¶m nghÜ vÒ t¸c phÈm v¨n häc - Đa số HS làm đúng yêu cầu thể loại : Bố cục 3 phần gọn, rõ : Cờng . Đính , Tâm ... - Một số cha biết cách lập ý , diễn đạt còn lủng củng nghèo nàn : Sơn , Hồng , ... b . VÒ bè côc :§a sè lËp bè côc râ rµng , mét sè em lµm bµi cha xong, bè côc cha trän vÑn : Tr¸c , ... c .Về cách lập ý :Một số có tiến bộ rõ rệt trong cách lập ý , biết bám vào văn bản để khai thác ý, rút ra đợc kết luận về tâm hồn và phong thái Hồ Chí Minh. d . VÒ chÝnh t¶ :Còn sai nhiều e . VÒ viÖc sö dông c¸c phÐp tu tõ Hoạt động 3 : Đọc bài và sửa bài : - GV chọn 2 bài tiêu biểu , đọc để HS nhận xét , bổ sung. GV khen ngợi , biểu dơng . - Gv đọc 2 bài chưa đạt, HS nhận xét , bổ sung . GV giúp các em sửa lỗi . Hoạt động 4 : GV trả bài, vào điểm . Lớp trởng phát bài, HS trao đổi, rút kinh nghiệm .GV vào điểm . Lớp Điểm dưới TB Điểm TB trở lên 7A1 % % 7A2 % % 7A3 Hoạt động 5: . DÆn dß : HS vÒ nhµ tù hoµn chØnh bµi lµm cña m×nh , chuÈn bÞ bµi tiÕp theo .. ************************************************** Ngày So¹n. Bµi 14 - TiÕt 60 :. LÀM THƠ LỤC BÁT. I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Gióp häc sinh - Hiểu đợc luật thơ lục bát - Cã c¬ héi tËp lµm th¬ lôc b¸t II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1 . Kiến thức :- Hiểu đợc luật thơ lục bát và những đặc điểm của thơ lục bỏt - Cã c¬ héi tËp lµm th¬ lôc b¸t.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> 2.Kü n¨ng : Ph©n tÝch luËt th¬ lôc b¸t - Bớc đầu làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc. 3- Thái độ: - lµm th¬ lôc b¸t đúng luật,đúng vần. III- CHUẨN BỊ GV: - Ph¬ng ph¸p: Gîi t×m - LuyÖn tËp - ChuÈn bÞ: T×m thªm 1 sè bµi th¬ lôc b¸t HS: §äc tríc bµi ë nhµ IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1 . ổn định tổ chức . 2 . KiÓm tra bµi cò: KÕt hîp kiÓm tra bµi míi 3 . Bµi míi : * Giíi thiÖu bµi( SGV) * Híng dÉn HS t×m hiÓu bµi Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: HD tìm hiểu luật thơ lục bát : Hs đọc câu ca dao (sgk) CÆp c©u th¬ lôc b¸t mçi dßng cã mÊy tiÕng? V× sao l¹i gäi lµ lôc b¸t? Gv gi¶i thÝch: - TiÕng cã dÊu: \ , 0  b»ng (B) - TiÕng cã dÊu: /, ? , ~ , .  tr¾c (T) Kẻ sơ đồ vào vở và điền các kí hiệu ứng với mỗi tiÕng cña bµi ca dao trªn vµo «? B B B T B BV T B B T T BV B BV T B T T B BV T B T T B BV B BV NhËn xÐt vÒ vÞ trÝ, thanh c¸c tÕng hiÖp vÇn cña th¬ lôc b¸t?. Néi dung I. T×m hiÓu luËt th¬ lôc b¸t: 1. §Æc ®iÓm: - Sè lîng, cÊu t¹o: + NhiÒu cÆp c©u nèi tiÕp nhau + CÆp c©u:1 c©u 6 tiÕng, 1 c©u 8 tiÕng. - VÇn: 1 vÇn lng vµ 1 vÇn ch©n nèi tiÕp (tiÕng 6 c©u 6 vÇn víi tiÕng 6 c©u 8. TiÕng 8 c©u 8 vÇn víi tiÕng 6 c©u 6)(B) - Thanh ®iÖu: + TiÕng 2,6,8(B), tiÕng 4(T) +TiÕng 1,3,5,7 kh«ng b¾t buéc + C©u 8: TiÕng 6 thanh ngang th× tiÕng 8 thanh huyÒn - NhÞp: ch½n =>Tu©n thñ nghiªm ngÆt NhËn xÐt c¸c tiÕng ë vÞ trÝ ch½n thêng lµ thanh g×? 2. Lu ý: vµ c¸c tiÕng ë vÞ trÝ lÎ thêng lµ thanh g×? - §Ò tµi: gÇn gòi - Hình thức: tuân thủ các đặc điểm - Tình cảm kín đáo tế nhị GV đọc lại ví dụ, nhận xét cách ngắt nhịp? * Ghi nhí: SGK Nªu nhËn xÐt vÒ luËt th¬ lôc b¸t, sè c©u, sè tiÕng, sè vÇn, vÞ trÝ vÇn, luËt, nhÞp? * Ph©n biÖt th¬ lôc b¸t víi v¨n vÇn 6/8 - Gv ®a b¶ng phô So s¸nh 2 bµi lôc b¸t sau 1. C¸c b¹n trong líp ta ¬i Thi ®ua häc tËp ph¶i thêi tiÕn lªn Tiến lên liên tục đừng quên Nh× trêng nhÊt khèi khái phiÒn thÇy c« Chóc mõng c¸c b¹n hoan h« Liªn hoan s¬ kÕt lªn bê hå T©y (B¸o têng) 2.. §êng v« xø nghÖ quanh quanh Non xanh nớc biếc nh tranh hoạ đồ => Bµi 1: chØ lµ v¨n vÇn lôc b¸t  kh«ng ph¶i th¬ v× kh«ng cã gi¸ trÞ biÓu c¶m Bµi 2: lµ th¬ d©n gian  thÓ hiÖn niÒm tù hµo t×nh yªu quª h¬ng cña ngêi s¸ng t¸c  th¬ lôc b¸t * Hoạt động 2: Hớng dẫn HS luyện tập.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> II. LuyÖn tËp: Bµi 1: C2: thªm: kÎo mµ C4: míi nªn thân ngêi Bµi 2: Söa l¹i - Vờn cây em quý đủ loài, Cã cam, cã quýt, cã xoài,có na. - ThiÕu nhi lµ tuæi häc hµnh, Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan. * Tæ chøc thi lµm th¬ theo nhãm. ChuyÓn thÓ khæ th¬ ®Çu bµi TiÕng gµ tra thµnh th¬ lôc b¸t. Sau đó gọi từng nhóm đọc, nhận xét * Chia hai đội: Một đội xớng câu lục một đội họa câu bát - Yªu cÇu: Tu©n thñ luËt; cã t×nh c¶m c¶m xóc; l«gÝc . Hướng dẫn về nhà : - Làm tiếp thơ lục bát ở nhà, đề tài tự chọn - §äc bµi tham kh¶o vµ t×m hiÓu 1 sè bµi th¬ lôc b¸t RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG. Ngày soạn:. Bµi 14 - TiÕt 61:. CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Gióp häc sinh - Nắm đợc các yêu cầu trong việc sử dụng từ - Từ đó tự kiểm tra thấy đợc những nhợc điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1 . Kiến thức :- Nắm đợc các yêu cầu trong việc sử dụng từ đúng chuẩn mực 2. Kỹ năng :Sử dụng từ đúng chuẩn mực khi nói, viết . 3- Thỏi độ: tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết III. ChuÈn bÞ: GV: - Ph¬ng ph¸p: Quy n¹p - ChuÈn bÞ: Nghiªn cøu, so¹n bµi HS: Xem tríc bµi, xem l¹i c¸ch sö dông tõ cña b¶n th©n trong c¸c bµi viÕt IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG : 1 . ổn định tổ chức : 2 . KiÓm tra bµi cò : KiÓm tra 15 phót : §Ò bµi ( Xem trang bªn ). 3 . Bµi míi : * Híng dÉn HS thøc hµnh kiÕn thøc míi. Hoạt động của thầy và trò. Néi dung. I.Cách sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả: 1. VÝ dô: Hs đọc ví dụ sgk C¸c tõ in ®Ëm ë sgk sai ë chç nµo?  + Sai phô ©m ®Çu (d-v) ë MN + GÇn ©m nhí kh«ng chÝnh x¸c - Dïi: tiÕng miÒn Nam  vïi ®Çu + T¬ng tù - TËp tÑ: sai chÝnh t¶  ph¶i viÕt bËp bÑ Ngoµi ra: ảnh hởng yếu tố địa phơng - Kho¶ng kh¾c: sai chÝnh t¶  viÕt: kho¶nh II. Sö dông từ đúng nghĩa: kh¾c Nguyªn nh©n mµ viÕt sai nh thÕ?  Nguyên nhân: Không hiểu đúng nghĩa MiÒn Trung: dµ - nhµ cña tõ III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp MiÒn B¾c: lªn - nªn.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> C¸c tõ in ®Ëm ë sgk sai ntn? H·y thay b»ng nh÷ng tõ thÝch hîp (lêi nãi viÖc lµm cã phÈm chất tuyệt đối) - Sáng sủa: tơi đẹp (nhận biết bằng t duy, c¶m xóc) - Cao c¶: s©u s¾c (nhËn thøc b»ng t duy, c¶m xóc) - Biết: có (tồn tại một cái gì đó) Nguyên nhân nào dẫn đến sai đó? sgk sai ntn?. cña tõ: - Hµo quang: lµ danh tõ kh«ng thÓ biÕn thµnh tÝnh tõ - Ăn mặc là động từ, thảm hại là tính từ kh«ng thÓ dïng nh danh tõ - Sù gi¶ t¹o phån vinh  tr¸i víi quy t¾c, trËt tù tõ TiÕng ViÖt a. Hµo quang = hµo nho¸ng b. ¡n mÆc = chÞ ¨n mÆc thËt gi¶n dÞ c. Th¶m h¹i = rÊt th¶m h¹i d. Gi¶ t¹o phån vinh = phån vinh gi¶ t¹o. Em hãy chữa lại cho đúng (Động từ không trùc tiÕp lµm CN) IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp (th¶m h¹i: tÝnh tõ  kh«ng lµm bæ ng÷ cho phong c¸ch: tÝnh tõ nhiÒu, sai vÒ trËt tù tõ) - Lãnh đạo: chỉ huy hoặc cầm đầu - Chó hæ: con hæ, nã Các từ in đậm sai ntn? Sửa lại cho đúng (lãnh V. Không lạm dụng từ địa ph ơng, từ Hán đạo: đứng đầu các tổ chức hợp pháp chính Việt: - Không nên dùng từ địa phơng gây khó danh  s¾c th¸i t«n träng) (cÇm ®Çu: phi hiÓu cho nh÷ng ngêi ë vïng kh¸c ph¸p, phi nghÜa) - Từ Hán Việt phải sử dụng đúng nơi, nếu Trong trêng hîp nµo th× kh«ng nªn dïng tõ kh«ng sÏ trë nªn khã hiÓu , nhµm ch¸n,không địa phơng? tự nhiên,không phù hợp hoàn cảnh T¹i sao kh«ng nªn l¹m dông tõ H¸n ViÖt? Hs trả lời. * Ghi nhí: sgk. .. Hướng dẫn về nhà : - Xem l¹i bµi, ¸p dông tèt trong lóc viÕt. - ChuÈn bÞ bµi ¤n tËp: + ChuÈn bÞ các câu hỏi trong sgk RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG. Ngày So¹n. TiÕt 62 :. ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:: Gióp häc sinh - ¤n l¹i nh÷ng ®iÓm quan träng nhÊt vÒ lý thuyÕt lµm v¨n biÓu c¶m - Ph©n biÖt víi v¨n tù sù vµ miªu t¶ víi yÕu tè tù sù vµ miªu t¶ trong v¨n biÓu c¶m - Cách lập ý và lập dàn bài cho 1 đề văn biểu cảm - Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm - Gi¶i thÝch t¹i sao v¨n biÓu c¶m gÇn víi th¬ II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: ¤n l¹i lý thuyÕt lµm v¨n biÓu c¶m. 2- Kỹ năng: Ph©n biÖt v¨n tù sù vµ miªu t¶ víi yÕu tè tù sù vµ miªu t¶ trong v¨n biÓu c¶m. 3- Thỏi độ: Diễn đạt rừ ràng,thể hiện cảm xỳc. III. CHUẨN BỊ GV:- Ph¬ng ph¸p: ¤n luyÖn. - ChuÈn bÞ : Nghiªn cøu, so¹n bµi. HS: tr¶ lêi c¸c c©u hái vµo vë so¹n . IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG:.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> 1 . ổn định tổ chức . 2 .KiÓm tra bµi cò: KÕt hîp bµi míi 3 . Bµi míi : * GV Giíi thiÖu bµi * Híng dÉn HS «n tËp. Hoạt động của GV-HS. Néi dung. Hoạt động1 : Gợi ý trả I. Gợi ý trả lời các câu hỏi: lêi c¸c c©u hái: Câu 1: Hs đọc lại bài biểu cảm * Văn miêu tả: Tái hiện lại đối tợng (ngời, vật, cảnh) sao cho ngời Văn miêu tả và văn biểu ta cảm nhận đợc nó cảm khác nhau chỗ nào? * Văn biểu cảm: Miêu tả đối tợng nhằm mợn những đặc điểm, phong cách của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đó v¨n biÓu c¶m thêng dïng biÖn ph¸p tu tõ: so s¸nh, nh©n ho¸, Èn dô... Hs đọc lại bài “Kẹo mÇm” C©u 2: * Tù sù: KÓ l¹i mét c©u chuyÖn (sù viÖc) cã ®Çu cã cuèi, cã V¨n biÓu c¶m kh¸c v¨n nguyªn nh©n, diÔn biÕn, kÕt qu¶ tù sù ë chç nµo? * Trong văn biểu cảm yếu tố tự sự chỉ làm nền để nêu cảm xúc. Do đó yếu tố tự sự trong văn biểu cảm nhằm nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những việc để lại ấn tợng sâu đậm, chứ không đi Tù sù vµ miªu t¶ trong s©u vµo nguyªn nh©n, kÕt qu¶ văn biểu cảm đóng vai C©u 3: trß g×? Chóng thùc hiÖn - Tự sự và miêu tả đóng vai trò làm phơng tiện để bộc lộ tình nhiÖm vô biÓu c¶m ntn? c¶m, c¶m xóc. ThiÕu tù sù vµ miªu t¶ th× t×nh c¶m m¬ hå, kh«ng cô thÓ Hoạt động 2 : Thực II. Thùc hiÖn lËp ý, lËp dµn bµi: hiÖn lËp ý, lËp dµn bµi: - Bớc 1: Tìm hiểu đề, tìm ý (xác định bài văn cần biểu hiện nh÷ng tình cảm gì, đối với ngời hay cảnh) §Ò: C¶m nghÜ vÒ mïa - Bíc 2: LËp dµn ý xu©n - Bíc 3: ViÕt bµi - Bíc 4: §äc l¹i vµ söa ch÷a a, Më bµi: Giíi thiÖu * Gợi ý: cảm nghĩ về mùa xuân (nên bắt đầu từ ý nghĩa của mùa xuân đối với con ngời) b, Thân bài: - Mùa xuân đem lại cho mỗi ngời một tuổi trong đời. Đối với thiếu nhi, mùa xuân là mùa đánh dấu sự trởng thành - Mïa xu©n lµ mïa ®©m chåi nÈy léc cña thùc vËt, lµ mïa sinh s«i cña mu«n loµi - Mùa xuân là mùa mở đầu cho 1 năm, mở đầu cho 1 kế hoạch, một dự định c, KÕt bµi: Mïa xu©n ®em l¹i cho em biÕt bao suy nghÜ vÒ m×nh vµ vÒ mäi ngêi xung quanh - C¸c biÖn ph¸p tu tõ: Èn dô, so s¸nh, nh©n ho¸, ®iÖp ng÷ Bµi v¨n biÓu c¶m thêng sö dông nh÷ng biÖn - Ng«n ng÷ v¨n biÓu c¶m gÇn víi ng«n ng÷ ph¸p NT nµo? thơ vì nó có mục đích biểu đạt nh thơ. Trong c¸ch biÓu c¶m trùc tiÕp ngêi viÕt sö dông ng«i Ngêi ta thêng nãi ng«n ng÷ v¨n biÓu c¶m thø nhÊt  trùc tiÕp béc lé c¶m xóc cña m×nh b»ng lêi than, lêi nh¾n, lêi h«. Trong c¸ch biÓu gần với thơ em có đồng ý không? Vì sao? c¶m trùc tiÕp t/c Èn trong c¸c h×nh ¶nh. III. LuyÖn tËp : Hoạt động 3 : Hớng dẫn luyện tập . Hãy viết phần thân bài cho đề văn trên . . Hướng dẫn về nhà: - VÒ nhµ viÕt l¹i bµi v¨n “C¶m nghÜ vÒ mïa xu©n” - So¹n Ôn tập tác phẩm trữ tình RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> Ngày So¹n:. TiÕt 63 :. MÙA XUÂN CỦA TÔI Vò B»ng. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Gióp häc sinh - Cảm nhận đợc nét đặc trng riêng cảnh sắc mùa xuân ở HN và miền Bắc đợc tái hiện trong bµi tuú bót - Thấy đợc tình quê hơng, đất nớc thiết tha, sâu đậm của tác giả đợc thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tÕ, giµu c¶m xóc vµ h×nh ¶nh II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1 . Kiến thức : - Nét đặc trng riêng cảnh sắc mùa xuân ở HN và miền Bắc 2 . Kü n¨ng : §äc , t×m hiÓu, ph©n tÝch tuú bót . 3- Thỏi độ: Thấy đợc tình quê hơng, đất nớc thiết tha, sâu đậm. III. CHUẨN BỊ: GV: - Phơng pháp: Nêu vấn đề + Thảo luận - ChuÈn bÞ: Nghiªn cøu, so¹n bµi HS: đọc kĩ văn bản. Trả lời câu hỏi sgk IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1 . ổn định tổ chức . 2 . KiÓm tra bµi cò: KÕt hîp trong bµi míi . 3. Bµi míi : * Giíi thiÖu bµi. * Híng dÉn HS t×m hiÓu v¨n b¶n.. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động1 :HD đọc,tìm hiểu chung : Nh÷ng nÐt chÝnh vÒ t¸c gi¶, t¸c phÈm ? Mïa xu©n cña t«i trÝch tõ thiªn t×nh bót Th¸ng giªng m¬ vÒ tr¨ng non rÐt ngät trong tËp tuú bót - bót kÝ Th¬ng nhí mêi hai - §äc: giäng chËm r·i, s©u l¾ng, thÓ hiÖn nçi niÒm s©u l¾ng, b©ng khu©ng - Chó thÝch: sgk T×m bè côc bµi ? - §Çu... mª luyÕn mïa xu©n: T×nh c¶m con ngời đối với mùa xuân là 1 quy luật tất yếu - TiÕp... më héi liªn hoan: C¶nh s¾c vµ không khí mùa xuân ở đất trời và lòng ngời. Néi dung I . §äc- chú thích văn bản: 1. T¸c gi¶: - Vò B»ng (1913-1984) sinh t¹i HN - Sau 1954 «ng vµo Sµi Gßn võa viết văn làm báo, vừa hoạt động cách mạng T¸c phÈm: 2- . Tõ khã : sgk. 3- Thể loại: tùy bút c. Bè côc: 3 ®o¹n - Tình cảm con ngời đối với mùa xuân là 1 quy luËt tÊt yÕu - Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời vµ lßng ngêi.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> - Còn lại: Cảnh sắc riêng của đất trời - Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ sau mïa xu©n tõ sau r»m th¸ng giªng ë miÒn r»m th¸ng giªng ë miÒn B¾c B¾c * Đại ý: Bài tuỳ bút đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiªn vµ kh«ng khÝ mïa xu©n trong th¸ng giªng ë HN vµ miÒn B¾c qua nçi nhí th¬ng tha thiÕt cña mét ngêi xa quª Hoạt động 2 : HD đọc , hiểu văn bản. 1 em đọc lại phần 1 NhËn xÐt vÒ NT dïng tõ vµ dÊu c©u trong II . §äc , hiÓu v¨n b¶n . ®o¹n ? 1. C¶m nhËn vÒ quy luËt t×nh c¶m cña con ngời đối với mùa xuân: ? Các biện pháp đó nhằm diễn đạt điều gì? - + PhÐp ®iÖp tõ ng÷: §õng th¬ng, ai cÊm. ? T¸c gi¶ liªn hÖ t/c mïa xu©n cña con ng+ NhiÒu dÊu phÈy vµ dÊu chÊm phÈy. êi víi c¸c hiÖn tîng tù nhiªn: non, níc, b+ Lêi v¨n tha thiÕt, mÒm m¹i. ím, hoa, trai, g¸i, c¸ch liªn hÖ nµy cã t¸c => NhÊn m¹nh t×nh c¶m cña con ngêi giµnh cho dông g×? mïa xu©n thuéc nhu cÇu t©m hån. ? Qua đoạn văn tác giả bộc lộ thái độ và t/c - Khẳng định tình cảm mùa xuân là quy luật g×? kh«ng thÓ kh¸c, kh«ng thÓ cÊm ®o¸n  N©ng niu, tr©n träng, nhí nhung, chung thuû ? T¹i sao t¸c gi¶ më ®Çu ®o¹n b»ng c©u víi mïa xu©n “Mïa xu©n cña t«i” 2. C¶m nhËn vÒ c¶nh s¾c, kh«ng khÝ mïa ? Tìm câu văn gợi tả cảnh sắc và không khí xuân ở đất Bắc mïa xu©n HN - §ã lµ mïa xu©n rÊt riªng, mïa xu©n ë trong t«i, do t«i c¶m nhËn: ? Tõ cã ®iÖp l¹i vµ dÊu... cuèi c©u cã t¸c - Cã ma riªu riªu, giã lµnh l¹nh. dông g×? + Cã tiÕng nh¹n kªu + Cã trèng chÌo... cã c©u h¸t huª t×nh. ? Tác giả gọi mùa xuân đất Bắc HN là mùa  Liệt kê để nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình xuân thần thánh của tôi điều đó có ý nghĩa của mùa xuân đất Bắc. g×? - Tác giả cảm nhận đợc sức mạnh thiêng liêng ? Câu văn Nhựa sống trong ngời căng kì diệu của mùa xuân đất Bắc. lên... cặp uyên ơng đứng cạnh đã diễn tả søc m¹nh nµo cña mïa xu©n? - Mïa xu©n kh¬i dËy sinh lùc cho mu«n loµi ? Đoạn văn Nhang trầm... liên hoan gợi trong đó có con ngời. kh«ng khÝ g× cña mïa xu©n? - Gîi kh«ng khÝ tinh thÇn cao quý cña con ngêi nh đạo lý, gia đình, tổ tiên. ? NhËn xÐt NT trong 2 ®o¹n trªn vµ nªu t¸c  Sù so s¸nh míi mÎ + giai ®iÖu s«i næi, ªm ¸i, thiết tha => diễn tả sinh động và hấp dẫn sức dông cña nã? sèng mïa xu©n. ? Từ đó tác giả dành tình cảm nào cho mùa => Hân hoan, biết ơn, thơng nhớ mùa xuân đất B¾c xuân đất Bắc? 3. C¶m nhËn mïa xu©n sau r»m th¸ng giªng 1 em đọc phần cuối ? Tìm nét riêng biệt của mùa xuân đất Bắc nơi đất Bắc: - B÷a c¬m gi¶n dÞ, cã c¸ om... sau r»m th¸ng giªng ? - Nhà văn cảm giác đợc cả những cái vô hình ? Tác giả cảm nhận điều đó ntn? ? Cảm nhận của em về nét riêng của mùa (những làn sáng hồng hồng rung động... mát nh...)  không gian rộng rãi, sáng sủa xuân đất Bắc - Cuộc sống đời thờng giản dị, ấm cúng, chân ? Cảnh tợng ấy mang lại cảm xúc đặc biệt thËt nµo cho con ngêi? ? NhËn xÐt t×nh yªu cña t¸c gi¶ víi mïa  Vui vÎ, phÊn chÊn tríc n¨m míi - Cô thÓ, tinh tÕ, dåi dµo, s©u s¾c, bÒn bØ, réng xu©n miÒn B¾c? më. *. Tæng kÕt : Hoạt động 3 : HD tổng kết : 1 . NghÖ thuËt . ? Em học tập đợc gì về cách biểu cảm - Sủ dụng thành công nghệ thuật điệp ngữ , so trong bµi tuú bót (NT)? s¸nh . - ng«n ng÷ chän läc , tinh tÐ, nhÑ nhµng , h×nh ? Từ văn bản em cảm nhận đợc gì sâu sắc ảnh giản dị , chọn lọc ..

<span class='text_page_counter'>(119)</span> về mùa xuân đất Bắc ? ? Nhµ v¨n sèng xa quª vÉn hiÓu râ nh÷ng thay đổi mùa xuân ở quê. Từ đó em hiểu thªm g× vÒ t×nh c¶m cña t¸c gi¶ ? Hs đọc ghi nhớ SGK.. 2 . Néi dung : - Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc đợc t¸i hiÖn mét c¸ch cô thÓ , ch©n thc . - Tình yêu bền chặt với mùa xuân đất Bắc, tình c¶m thuû chung víi quª h¬ng. - Lòng mong mỏi đất nớc hoà bình thống nhất. * Ghi nhí: sgk III_-Luyện tập : Đọc diễn cảm một đoạn trong văn bản » Mùa xuân của tôi ». .. Hướng dẫn về nhà : -Đọc văn bản, học bài, -Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về mùa xuân quê em. Soạn bài « Sài gòn tôi yêu » RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG. Ngày soạn:. TiÕt 64 :. Hớng dẫn đọc thêm:. SÀI GÒN TÔI YÊU. Minh H¬ng .. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Gióp häc sinh: - Cảm nhận đợc nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong c¸ch con ngêi Sµi Gßn. - Nắm đợc nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể nhiều mặt của t¸c gi¶ vÒ Sµi Gßn. - HiÓu s©u thªm thÓ tuú bót. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1 . Kiến thức :- Cảm nhận đợc nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới vµ nhÊt lµ phong c¸ch con ngêi Sµi Gßn. - HiÓu s©u thªm thÓ tuú bót. 2. Kü n¨ng : §äc , ph©n tÝch bµi tuú bót . 3- Thái độ: Yêu thương,quan tâm mọi người không phân biệt dân tộc ,đẳng cấp… III. CHUẨN BỊ:. GV: - Phơng pháp: Nêu vấn đề + Thảo luận - ChuÈn bÞ : Nghiªn cøu, so¹n bµi HS: §äc, so¹n, su tÇm tranh ¶nh vÒ Sµi Gßn IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1 . ổn định tổ chức . 2 . KiÓm tra bµi cò: KiÓm tra 15p: 1. Nªu nÐt chÝnh vÒ ND vµ NT cña bµi: Mùa xuân của tôi? 2. Nêu nhận xét về mùa xuân ở quê em. 3. Bµi míi : * Giíi thiÖu bµi:.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> Chóng ta biÕt vÒ Sµi Gßn, vÒ thµnh phè HCM qua bµi h¸t, th¬... h«m nay chóng ta sÏ t×m hiÓu qua bµi tuú bót cña Minh H¬ng * Híng dÉn HS t×m hiÓu v¨n b¶n Hoạt động của thầy và trò. Néi dung. Hoạt động 1 . HD đọc , tìm hiểu chung . Nh÷ng hiÓu biÕt cña em vÒ t¸c gi¶, t¸c phÈm? §äc: giäng hå hëi, vui t¬i, chó ý c¸c từ địa phơng - Chó thÝch: sgk T×m bè côc v¨n b¶n? - §Çu... hµng triÖu ngêi kh¸c . - Cßn l¹i.. I. Đọc- chú thích văn bản . 1. T¸c gi¶: - Minh Hơng, quê Quảng Nam đã vào sống ở Sài Gòn trªn 50 n¨m - ¤ng ghi l¹i b»ng nh÷ng trang bót kÝ, tuú bót, t¹p v¨n, phãng sù víi nh÷ng nhËn xÐt tinh tÕ, dÝ dám mµ s©u s¾c T¸c phÈm: Sµi Gßn t«i yªu rót trong Nhí Sµi Gßn nhµ xuÊt b¶n tp HCM 1994. 2-Từ khó: sgk 3- Thể loại: Tùy bút Hoạt động 2: HD đọc ,hiểu văn *. Bè côc: 3 ý: b¶n : - Vẻ đẹp của Sài Gòn Ghi nhận đầu tiên về vẻ đẹp Sài Gòn là sức sống của 1 đô thị trẻ. Điều đó -Phong cách sống của người SG đợc diễn tả bằng hình ảnh nào? - T×nh yªu cña t¸c gi¶ víi Sµi Gßn II . §äc , hiÓu v¨n b¶n . NhËn xÐt c¸ch dïng tõ ng÷, h×nh 1. Vẻ đẹp của Sài Gòn: ¶nh ë c©u v¨n? Nh»m t¸c dông g×? * Vẻ đẹp của cuộc sống Sài Gòn: - Sài Gòn cứ trẻ hoài nh cây tơ đang độ nõn nà trên Ghi nhËn thø 2 cña t¸c gi¶ vÒ Sµi đà thay da đổi thịt. Gòn đó là gì? Những từ ngữ nào đợc  so sánh, tính từ, thành ngữ => gợi cảm về sức trẻ Sài t¸c gi¶ miªu t¶ ë ®©y ? Gßn. ThÓ hiÖn c¸i nh×n tin yªu cña t¸c gi¶ víi Sµi Gßn - Thiªn nhiªn, khÝ hËu Sµi Gßn + NhiÒu n¾ng: n¾ng sím ngät ngµo Tác giả dùng cách biểu đạt nào trong ®o¹n v¨n? Cã t¸c dông g×?. + NhiÒu ma bÊt chît: Nh÷ng c¬n ma + NhiÒu giã buæi chiÒu: chiÒu léng giã + Khí hậu thay đổi nhanh. Trời đang ui ui bỗng Ghi nhËn thø 3 vÒ Sµi Gßn cña t¸c giả đó là gì? Theo em do đâu mà tác nhiên trong vắt lại nh thuỷ tinh . => KÕt hîp miªu t¶ víi biÓu hiÖn c¶m xóc  khiÕn c©u gi¶ viÕt tù tin nh vËy? Đoạn văn cho em hiểu biết gì về Sài văn có hồn, gợi cảm xúc cho ngời đọc - Cuộc sống cộng đồng hoà hợp trong lao động. Gßn?  t¸c gi¶ yªu Sµi Gßn, coi Sµi Gßn nh quª h¬ng m×nh. => Sµi Gßn lµ thµnh phè trÎ, c d©n hoµ hîp, khÝ hËu cã Phong cách ngời Sài Gòn đợc khái nhiều u đãi đối với mọi ngời. qu¸t trong nh÷ng nhËn xÐt nµo cña * 2-Vẻ đẹp của con ngời Sài Gòn: t¸c gi¶? Em thö b×nh luËn vÒ c¸ch - ¡n nãi tù nhiªn, dÔ d·i, ch©n thµnh béc trùc sèng nµy? => §ã lµ c¸ch sèng cëi më, trung thùc, ngay th¼ng, tèt Những nét đẹp của cô gái Sài Gòn bông. đợc tác giả tả ntn? - §Ñp vÒ trang phôc, nãn v¶i vµnh réng. Những nét đẹp riêng đó làm thành - §Ñp vÒ d¸ng vÎ: khoÎ kho¾n vẻ đẹp chung nào của ngời Sài Gòn? - Nét đẹp xã giao: chào ngời lớn thì cúi đầu T¹i sao t¸c gi¶ l¹i t×m kiÕm c¸c vÎ  Vẻ đẹp chung: giản dị, khoẻ mạnh, lễ độ, tự tin đẹp truyền thống đó? => T¸c gi¶ lµ ngêi coi träng c¸c gi¸ trÞ truyÒn thèng vµ T×m nh÷ng lêi nãi trong v¨n b¶n muốn truyền tới bạn đọc quan niệm này biÓu hiÖn trùc tiÕp t×nh yªu cña t¸c 3. T×nh yªu víi Sµi Gßn: giả với Sài Gòn? Trong những lời đó - T«i yªu Sµi Gßn da diÕt nh....

<span class='text_page_counter'>(121)</span> từ nào đợc điệp, nghệ thuật điệp đó cã t¸c dông g×? T¸c gi¶ mong muèn ®iÒu g× ?. T«i yªu Sµi Gßn vµ yªu c¶ con ngêi ë ®©y  §iÖp tõ : T«i yªu => + Nhấn mạnh SG có nhiều điều đáng quý + NhÊn m¹nh t×nh yªu cña t¸c gi¶ víi SG dåi dµo, ch©n thùc Hoạt động 3 : HD tổng kết : . Tæng kÕt : 1. NghÖ thuËt : Bài văn lôi cuốn ngời đọc do đâu? Sö dông thµnh c«ng nghÖ thuËt so s¸nh, ®iÖp (®iÖp tõ, Bµi v¨n Sµi Gßn t«i yªu ®em l¹i cho ®iÖp cÊu tróc c©u ). - Ngôn ngữ tuỳ bút mang màu sắc bản địa . em nh÷ng hiÓu biÕt g×? 2 . Néi dung : - SG mang 1 vẻ đẹp trẻ trung, hoà hợp GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK + Ngời SG có nhiều đức tính tốt đẹp + Đó là mảnh đất đáng để chúng ta yêu mến - Sù am hiÓu SG, nhÊt lµ t×nh c¶m ch©n thµnh nång hËu cña t¸c gi¶ III-Luyện tập: * Hoạt động 4 : Hớng dẫn luyện tập * Hoạt động 5 Củng cố- Hướng dẫn về nhà : 1. Cñng cè: Gv híng dÉn 2 bµi tËp sgk 2. DÆn dß: - Häc thuéc phÇn ghi nhí - §äc l¹i thËt kÜ v¨n b¶n - So¹n Ôn tập tác phẩm trữ tình RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG . Ngày So¹n. TiÕt 65 :. LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:: Gióp häc sinh: - ¤n tËp tæng hîp vÒ tõ th«ng qua bµi tËp. - RÌn c¸c kÜ n¨ng dïng tõ, söa lçi vÒ tõ. - Mở rộng vốn từ góp phần nâng cao năng lực diễn đạt viết văn biểu cảm. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG: 1- Kiến thức: Biết cách sử dụng từ đúng nghĩa,đúng ngữ pháp 2- Kỹ năng: RÌn c¸c kÜ n¨ng dïng tõ, söa lçi vÒ tõ. 3- Thỏi độ: Nõng cao vốn từ ,năng lực diễn đạt viết văn biểu cảm III_ CHUẨN BỊ : GV: -Ph¬ng ph¸p: LuyÖn tËp. - ChuÈn bÞ: HÖ thèng c¸c tõ lo¹i. HS: Xem tríc bµi tËp sgk. IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG : 1 . ổn định tổ chức . 2 .KiÓm tra bµi cò: KÕt hîp bµi míi. 3. Bµi míi : I. Vai trß cña vèn tõ trong giao tiÕp: (Gv hÖ thèng) - Từ là đơn vị ngôn ngữ..

<span class='text_page_counter'>(122)</span> - Muốn diễn đạt hay chúng ta phải có 1 vốn từ phong phú để có thể lựa chọn đợc những từ diễn đạt chính xác nhất, hay nhất. II. ¤n phÇn ph©n lo¹i tõ: Gv hÖ thèng. - Từ loại: có DT, ĐT, TT, số từ, đại từ, phó từ, lợng từ, chỉ từ, quan hệ từ. - Cấu tạo từ có: từ đơn, từ phức( từ ghép, từ láy), thành ngữ. - Nguån gèc cã: tõ thuÇn ViÖt, tõ mîn. - Về quan hệ so sánh ý nghĩa có: từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa. - VÒ biÖn ph¸p tu tõ cã: so s¸nh, Èn dô, nh©n ho¸, ho¸n dô, ®iÖp ng÷, ch¬i ch÷. III. Ph©n biÖt tõ ghÐp, tõ l¸y: (Gv hÖ thèng) - Từ láy thờng có 1 yếu tố gốc. Nó thờng đứng ở 1 vị trí nhất định trớc hoặc sau yếu tố láy. Nếu 1 từ ta có thể đảo đợc thì nó là từ ghép. VÝ dô: ngÈn ng¬  ng¬ ngÈn... - Nếu không đảo đợc nhng cả hai yếu tố của từ phức đều có nghĩa thì nó là từ ghép. IV. Sö dông tõ H¸n ViÖt: (Gv diÔn gi¶i) - Muèn dïng tõ H¸n ViÖt chÝnh x¸c, tríc hÕt ta ph¶i hiÓu nghÜa cña c¸c yÕu tè H¸n ViÖt. V. Sử dụng từ thành ngữ: Gv đọc tài liệu trang 387, 388, 389. VI. Söa lçi dïng tõ sai ©m, sai chÝnh t¶: Gv híng dÉn häc sinh lµm theo mÉu sgk trang 179. Cho HS kiÓm tra bµi cña nhau , ph¸t hiÖn lçi dïng tõ , söa ch÷a gióp b¹n . *. Cñng cè - Hướng dẫn về nhà:: - Học lại các bài đã học để kiểm tra học kì.- Xem các bài tập đã làm. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG. Ngày soạn: TiÕt 66:. ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Gióp häc sinh : - Bớc đầu nắm đợc khái niệm trữ tình và 1 số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ t×nh, th¬ tr÷ t×nh. :- Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã đ ợc cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình . II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT: 1 - KiÕn thøc : Nắm đợc khái niệm trữ tình và 1 số đặc điểm nghệ thuật tác phẩm trữ tình. 2 . Kỹ năng :- Củng cố những kiến thức cơ bản , một số kĩ năng đơn giản đã đợc cung cấp và rÌn luyÖn, tiÕp cËn mét t¸c phÈm tr÷ t×nh . 3- Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm đẹp III-CHUẨN BỊ: GV: - Phơng pháp: Vấn đáp - ChuÈn bÞ c¸c c©u hái sgk HS: So¹n tríc bµi IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1 . ổn định tổ chức . 2 .KiÓm tra bµi cò: KiÓm tra sù chuÈn bÞ cña HS . 3 . Bµi míi : * Giíi thiÖu bµi..

<span class='text_page_counter'>(123)</span> * Híng dÉn HS «n tËp. Hoạt động 1 : Nêu tên tác giả của những tác phẩm sau: - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch). - Phß gi¸ vÒ kinh (TrÇn Quang Kh¶i). - TiÕng gµ tra (Xu©n Quúnh). - C¶nh khuya - R»m th¸ng giªng (HCM) . - NgÉu nhiªn viÕt nh©n buæi míi vÒ quª (H¹ Tri Ch¬ng). - Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến). - Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trờng trông ra (Trần Nhân Tông). - Bµi ca nhµ tranh bÞ giã thu ph¸ (§ç Phñ). - Qua §Ìo ngang ( Bµ HuyÖn Thanh Quan ). Hoạt động2 : Sắp xếp lại, để tên tác phẩm khớp với nội dung, t tởng, tình cảm đợc biểu hiÖn: Tªn t¸c phÈm . - Bµi ca C«n S¬n (C«n S¬n ca). - R»m th¸ng giªng. - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.. Néi dung . - Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiªn. - T×nh yªu thiªn nhiªn, lßng yªu níc s©u nÆng vµ phong th¸i ung dung l¹c quan. - Tình cảm quê hơng sâu lắng trong khoảnh khắc đêm v¾ng.. - Bµi ca nhµ tranh bÞ giã thu ph¸ (Mao èc vÞ thu phong së ph¸ ca).. -Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả. - Qua đèo Ngang.. - Nỗi nhớ thơng quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.. - S«ng nói níc Nam (Nam quèc s¬n hµ). - NgÉu nhiªn viÕt nh©n buæi míi vÒ quª (Håi h¬ng ngÉu th).. - ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.. - TiÕng gµ tra.. - Tình cảm gia đình, quê hơng qua những kỉ niệm đẹp của tuæi th¬. - T×nh yªu thiªn nhiªn, lßng yªu níc s©u nÆng cña B¸c .. - C¶nh khuya. - T×nh c¶m quª h¬ng ch©n thµnh pha chót xãt xa lóc míi trë vÒ quª.. HĐ3: Sắp xếp để tên tác phẩm khớp với thể thơ: Tªn t¸c phÈm (viÕt b»ng ch÷ g×).. ThÓ th¬.. - Sau phót chia ly (ch÷ H¸n).. - Song thÊt lôc b¸t (b¶n dÞch ch÷ N«m).. - Qua đèo Ngang (chữ Nôm).. - ThÊt ng«n b¸t có §êng luËt.. - Bµi ca C«n S¬n (ch÷ H¸n).. - Lôc b¸t (b¶n dÞch ch÷ N«m).. - ThÓ th¬ 5 ch÷. - TiÕng gµ tra. - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh . - Ngũ ngôn tứ tuyệt. - ThÊt ng«n tø tuyÖt §êng luËt. - S«ng nói níc Nam (ch÷ H¸n). Hoạt động 4 : Luyện tập : 1 . Bài tập 1: Hãy đánh dấu “+” vào những ý kiến em cho là không chính xác: a. Đã là thơ thì nhất thiết chỉ đợc dùng phơng thức biểu cảm. + e. Thơ trữ tình chỉ đợc dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc . + i. Th¬ tr÷ t×nh ph¶i cã mét cèt truyÖn hay vµ... + k. Th¬ tr÷ t×nh ph¶i cã mét hÖ thèng lËp luËn chÆt chÏ. +.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> 2 . Bµi tËp 2 .§iÒn vµo chç trèng (Hs tù ®iÒn) 3 . Bài tập 3 . Tập phân tích một số bài thơ đã học : GV híng dÉn HS híng ph©n tÝch . * Ghi nhớ: sgk (gọi 2 em đọc) Hướng dẫn về nhà: - HÖ thèng l¹i toµn bµi - Về nhà ôn tập lại các nội dung đã học để kiểm tra học kì RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:. Ngày soạn: Tiết 67. ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Gióp häc sinh : - Bớc đầu nắm đợc khái niệm trữ tình và 1 số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ t×nh, th¬ tr÷ t×nh. :- Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã đ ợc cung cấp và rèn luyện, trong đó cần đặc biệt lu ý cách tiếp cận một tác phẩm trữ tình . II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT: 1 - KiÕn thøc : Nắm đợc khái niệm trữ tình và 1 số đặc điểm nghệ thuật tác phẩm trữ tình. 2 . Kỹ năng :- Củng cố những kiến thức cơ bản , một số kĩ năng đơn giản đã đợc cung cấp và rÌn luyÖn, tiÕp cËn mét t¸c phÈm tr÷ t×nh . 3- Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm đẹp III-CHUẨN BỊ: GV: - Phơng pháp: Vấn đáp - ChuÈn bÞ c¸c c©u hái sgk HS: So¹n tríc bµi IV-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG: 1 . ổn định tổ chức . 2 .KiÓm tra bµi cò: KiÓm tra sù chuÈn bÞ cña HS . 3 . Bµi míi : * Giíi thiÖu bµi. * Híng dÉn HS luyện tËp. HS đọc yêu cầu bài tập 1 sgk/ 192 1- Suốt ngày ôm nỗi ưu tư Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên -Nội dung trữ tình: Nỗi lo buồn sâu lắng thường trực của tác giả - Hình thức thể hiện: Biểu cảm trực tiếp,kể,tả. 2-Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông -Nội dung trữ tình: Nỗi lo buồn vì dân,vì nước của tác giả.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> - Hình thức thể hiện: Biểu cảm gián tiếp,ẩn dụ. HS đọc yêu cầu bài tập 2 sgk/ 192 -Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh +:Tình yêu quê hương : Tình cảm biểu hiện lúc xa quê nhớ về quê hương. + Cách thể hiện tình cảm :Biểu cảm gián tiếp,tình cảm nhẹ nhàng,sâu lắng - bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê + Tình yêu quê hương : Tình cảm biểu hiện khi mới đặt chân trở về quê hương. + Cách thể hiện tình cảm : Biểu cảm trực tiếp,hóm hĩnh,ngậm ngùi. HS đọc yêu cầu bài tập 3 sgk/ 193 - Bài Đêm đổ thuyền ở Phong kiều + Cảnh vật: Đêm trăng,con thuyền,bến sông,âm thanh tiếng quạ kêu,tiếng cguoong chùa. + Tình cảm: Xa quê hương,nhìn trăng nhớ về quê hương. - Rằm tháng giêng + Cảnh vật: Đêm trăng,con thuyền,bến sông. + Tình cảm: Tình yêu thiên nhiên hòa chung với tình yêu đất nước. HS đọc yêu cầu bài tập 4 sgk/ 193 Đáp án đúng: Câu b,câu c, câu e Hướng dẫn về nhà: Ôn lại các bài đã học chuẩn bi thi học kỳ I + Học thuộc lòng các bài thơ,năm nội dung nghệ thuật,hoàn cảnh sáng tác… + Nắm nội dung các bài tùy bút,ý nghĩa của mỗi bài,biện pháp nghệ thuật... Ngày soạn. Bµi 17 - TiÕt 68 +69:. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT. I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Gióp HS Hệ thống hoá và củng cố những kiến thức tiếng việt đã học ở kì I nhËn diÖn vµ kh¾c phôc nh÷ng lçi chÝnh t¶ do ¶nh hëng cña c¸ch ph¸t ©m t¹o nªn . II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG 1 . Kiến thức :- Củng cố những kiến thức tiếng việt đã học ở kì I . 2. Kü n¨ng : RÌn kÜ n¨ng nhËn biÕt, sö dông c¸c tõ lo¹i, phÐp tu tõ. 3- Thái độ: kh¾c phôc nh÷ng lçi chÝnh t¶ do phát âm sai III- CHUẨN BỊ: GV: - Ph¬ng ph¸p: LuyÖn tËp - ChuÈn bÞ: lËp b¶ng hÖ thèng cã t/c tæng hîp HS: ChuÈn bÞ bµi ë nhµ . IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP-KHỞI ĐỘNG : 1 . ổn định tổ chức . 2 . KiÓm tra bµi cò: KiÓm tra sù chuÈn bÞ cña HS 3 . Bµi míi : TiÕt 68-69 Hoạt động 1 : Hớng dẫn học sinh lập bảng ôn tập ( theo mẫu sgk). 1 . Lo¹i tõ :Tõ ghÐp, tõ l¸y. 2 . Tõ lo¹i : §¹i tõ, quan hÖ tõ. 3 . Tõ H¸n ViÖt. HS trả lời dựa vào kiến thức đã học và cho ví dụ Hoạt động 2 : Hớng dẫn HS ôn tập so sỏnh quan hệ từ với danh từ ,động từ,tớnh từ về ý nghĩa và chức năng Từ loại-ý nghĩa,chức năng Danh từ,động từ,tính từ Quan hệ từ.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> ý nghĩa. Biểu thị người,hành động,tính Biểu thị ý nghĩa về mối quan chất hệ Chức năng Làm thành phần của cum,của Liên kết các thành phần của câu cum, của câu Hoạt động 3: Giải thích nghĩa sang từ thuần việt tương ứng Bach - trắng , Nhật - ngày ,Cô - một mình , Quốc - nước , Cư - ở Cửu – chín , Thảo – cỏ , Dạ - đêm , thôn – làng , Hồi – trở về , Thư – sách , Hữu – có ích Tiểu – bé,nhỏ ,lực – sức ,Vấn – hỏi ,mộc – gỗ , tâm – tim,lòng , thiên – nghìn , thiết – sắt Thiếu – nhỏ , tiền – trước , Tiếu – cười , Tam – ba . Hoạt động 4: Đọc và tuần tự giải quyết các câu hỏi: Câu 1,2,3,4,5 dựa vào kiến thức đã học để trả lời Câu 6: Bán tín bán nghi – nữa tin nữa ngờ Kim chi ngọc diệp - Cành vàng lá ngọc Khẩu phật tâm xà - Miệng từ bi,lòng dạ độc ác Câu 7: Thay thế bằng thành ngữ nghĩa tương đương Đồng không mông quạnh Còn nước con tát Con dại cái mang,Mũi dại lái chịu đòn Vắt chày ra nước Hoạt động 5 : Hớng dẫn HS ôn tập các phép tu từ : 1 . §iÖp ng÷ . - Kh¸i niÖm . 2 . Ch¬i ch÷ . - C¸c d¹ng . - T¸c dông . - VÝ dô . HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: -Xem lại tất cả các bài tập. Học thuộc lòng các ghi nhớ.Tập viết đoạn văn Chuẩn bị thi học kỳ I RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG.

<span class='text_page_counter'>(127)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×