Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CAC VAN DE THONG NHAT CHI DAO TRONG HOI THAOVan ban chi dao thuc hien cac mon cua PGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.04 KB, 13 trang )

UBND HUYỆN TÁNH LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 85 /PGD&ĐT-THCS Tánh Linh, ngày 07 tháng 9 năm 2010
V/v Hướng dẫn thực hiện soạn giảng các môn
học cấp THCS trong năm học 2010-2011.
Kính gởi: Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện.
Trong ngày 26/8/2010, tại trường THCS La Ngâu Phòng GD&ĐT Tánh Linh đã tổ chức Hội
thảo chuyên đề của 11 môn: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Công nghệ, Âm nhạc, Toán, Vật
lý, Hóa học, Sinh học, Thể dục. Đối tượng tham gia Hội thảo là các Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng
chuyên môn và giáo viên cùng bộ môn có năng lực.
Nội dung trong Hội thảo chuyên đề lần này là truyền đạt lại các nội dung đã được tập huấn ở
Sở GD&ĐT về thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng trong soạn giảng và đánh giá học sinh. Ngoài ra,
các tổ bộ môn còn thống nhất một số vấn đề về thực hiện PPCT, cấu trúc soạn giảng một giáo án,
cách ra đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm, ma trận… . Sau khi kết thúc đợt Hội thảo, các nhóm trưởng
các bộ môn đã thay mặt giáo viên bộ môn trong huyện đề xuất với Phòng để chỉ đạo thực hiện một số
vấn đề mới trong năm học 2010-2011. Lãnh đạo Phòng đã xem xét và có ý kiến chỉ đạo như sau:
- Trong năm học 2010-2011, Hiệu trưởng các trường THCS phải trang bị đầy đủ cho tất cả
giáo viên bộ môn tài liệu về “Chuẩn kiến thức kỹ năng”, xem đây là thước đo để đánh giá, xếp loại
giáo viên trong quá trình soạn giảng; SGK và SGV là những tài liệu song hành giúp giáo viên soạn
giảng, không còn là pháp lệnh như trước đây.
- Thống nhất thực hiện các vấn đề ở các bộ môn như sau:
I- MÔN NGỮ VĂN:
1. Về phân phối chương trình: Giống như khung PPCT của năm học 2009- 2010.
2. Về việc áp dụng tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng (KT- KN): Tất cả các giáo viên sử
dụng tài liệu chuẩn KT-KN vào trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học sinh. Tài liệu chuẩn
kiến thức kỹ năng là cơ sở pháp lí, yêu cầu giáo viên truyền đạt đủ nội dung kiến thức, kỹ năng cần
đạt trong tài liệu. Không được dưới chuẩn và không phân biệt đối tượng học sinh.
3. Về việc soạn giáo án:
3.1: Yêu cầu chung:
- Hình thức không thay đổi.


- Thống nhất bỏ các phần: ngày soạn và thời lượng trong mỗi hoạt động, các phương pháp
trong phần hoạt động của thầy và trò. Vẫn giữ nguyên phần ngày dạy và phần đồ dùng dạy học trong
phần hoạt động của thầy và trò.
- Đối với các tiết tích hợp giáo dục môi trường vẫn áp dụng như năm học trước.
3.2: Yêu cầu soạn giáo án cụ thể cho từng phân môn:
* Môn Văn học: Thống nhất soạn theo mẫu sau:
Tiết:….
Bài: …………………
I. Mục tiêu:
1. KT: ( Trong TL hướng dẫn chuẩn KT-KN )
2: KN: ( Trong tài liệu hướng dẫn chuẩn KT- KN )
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGK+ SGV+ Tài liệu chuẩn KT- KN
2. HS:
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Khởi động.
1
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
HĐ2: Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học.
A: Tìm hiểu bài:
I. Tác giả:
- Xem chú thích SGK/..
II. Kết cấu:
1. Thể loại:
2. Phương thức biểu đạt:
3. Bố cục:
III. Phân tích:

IV: Tổng kết:
1. ND:
2. NT:
3. Ý nghĩa văn bản:
B: Luyện tập:
- Bài tập về nhà.
Lưu ý:
- Phần B luyện tập giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm.
- Phần IV tổng kết giáo viên ghi đầy đủ, ngắn gọn.
- Riêng đối với các tiết Văn đôi thì soạn gộp, chỉ ghi hết tiết 1 dừng ở phần nào, sau đó tiếp tục
soạn cho tiết 2. Không soạn phần HĐ 3, 4, 5 ở tiết 1.
* Môn Tiếng Việt và Tập làm Văn: mẫu giáo án không thay đổi.
* Soạn các tiết trả bài thống nhất theo mẫu sau:
I. Mục tiêu:
II. Chuẩn bị:
1. GV:
2. HS:
III. Tiến hành các hoạt động:
HĐ1: Ổn định lớp:
HĐ2: Phát bài+ Nhận xét ưu và khuyết điểm:
HĐ3: HD học sinh xác định yêu cầu về hình thức và nội dung của đề ( đã có trong đáp án)
Lưu ý: giáo viên không ghi lại dàn bài trong giáo án nhưng phải lập dàn ý cho học sinh ghi vào vở.
HĐ4: Vào điểm và hệ thống điểm:
Giáo viên đọc bài Làm Văn hay, hoặc bài được điểm cao đối với môn Tiếng Việt và Văn.
HĐ5: Dặn dò.
4. Ra đề kiểm tra :
4.1: Yêu cầu chung:
- Bám vào tài liệu chuẩn KT- KN.
- Hình thức không thay đổi.
- Đề ra có ma trận, đáp án và biểu điểm.

- Phần trắc nghiệm không có phương án đúng, sai hoặc tất cả đều đúng, tất cả đều sai.
Không có câu lệnh là câu phủ định.
- Đề ra cần có hướng mở.
4.2: Yêu cầu cụ thể:
- Đề kiểm tra 15 phút: Ra dạng tự luận, ít nhất là 2 câu. Kiến thức bài tập ở mức độ
nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
- Chia đều trong học kì, tránh tình trạng kiểm tra dồn ép.
5. Đề kiểm tra 1 tiết:
- Hình thức không thay đổi.
2
- Phần trắc nghiệm dùng câu lệnh: “Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.”
- Khi chấm bài phần trắc nghiệm: Nếu học sinh khoanh tròn sai thì giáo viên gạch chéo,
khoanh tròn vào đáp án đúng bằng mực đỏ.
* Thời gian thực hiện: Áp dụng vào tuần 4 theo PPCT năm 2010- 2011.
II- MÔN LỊCH SỬ:
1. Phân phối chương trình: Thống nhất theo PPCT năm học 2009 -2010
- Giáo án:
Tuần:……
Tiết…….. Bài :………………………….
I.Mục tiêu: Phải ghi rõ các mục tiêu của bài học (dựa vào tài liệu hướng dẫn chuẩn KTKN,
SGV (Nếu không có trong sách chuẩn KTKN) ).
II.Chuẩn bị của GV và HS:(phải ghi rõ sự chuẩn bị của GV và HS)
III.Tiến trình dạy học:
1. Bài cũ: Phải ghi nội dung kiểm tra (Có thể xen kẽ trong tiết dạy).
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: (không cần ghi nội dung)
- Dạy bài mới: ( thiết kế giáo án 2 cột: hoạt động của thầy và trò và Nội dung
kiến thức cần đạt. Cột hoạt động của thầy và trò ghi rõ mục tiêu của từng tiểu mục,
mỗi đơn vị kiến thức phải thể hiện rõ các hoạt động của thầy và trò)
3. Củng cố- dặn dò:

- Chọn vấn đề trọng tâm để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi SGK hoặc SGV cho câu hỏi
2. Đề kiểm tra:
+ Ra đề kiểm tra phải bám sát chuẩn KTKN.
+ Đề 15 phút theo dạng tự luận, không có ma trận, kiến thức trước 1 bài.
+ Đề kiểm tra 1 tiết, học kì gồm 2 dạng (TN-TL: 3/7), có ma trận theo mức độ 5-3-2.
+ Đối với học sinh dân tộc: trong các bài dạy cần truyền đạt những kiến thức cơ bản. Đề kiểm
tra nâng mức độ biết, hiểu và giảm mức độ vận dụng.
3. Thống nhất thời gian ra đề kiểm tra 15 phút:
+ Lớp 6: HK1 tiết 6-9, HK2 tiết 25-28.
+ Lớp 7: HK1 tiết 11-14( bài 1), tiết 25-28( bài 2); HK2 tiết 46-49( bài 1), tiết 61-62( bài 2)
+ Lớp 8: HK1 tiết 13-16( bài 1), tiết 25- 27( bài 2); HK2 tiết 40- 41.
+ Lớp 9: HK1 tiết 13-15, HK2 tiết 9-30( bài 1), tiết 41-43( bài 2).
III- MÔN ĐỊA LÝ:
 Sử dụng chuẩn KT-KN trong chương trình giáo dục phổ thông và hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-
KN để soạn giáo án và ra đề kiểm tra.
I. SOẠN GIÁO ÁN:
1. Soạn mục tiêu bài học: Dựa vào Chuẩn KT-KN trong chương trình GDPT.
2. Thiết kế các hoạt động trên lớp:
a) Dựa vào các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chi tiết, cụ thể, tường minh của Hướng dẫn thực
hiện Chuẩn KT-KN.
b) Nếu các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng trong Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN chưa chi
tiết, cụ thể, tường minh thì dựa vào nội dung SGK để chi tiết, cụ thể, tường minh các yêu cầu về kiến
thức, kỹ năng.
II. RA ĐỀ KIỂM TRA:
1. Bám sát Chuẩn KT-KN: 70%
2. Vượt Chuẩn KT-KN (mở rộng mức độ nhận thức): 30%
Lưu ý:
1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến
thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Giáo viên được phép mở

3
rộng mức độ nhận thức (biết, hiểu, vận dụng …) nhưng không mở rộng mức độ kiến thức, đảm bảo
không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết SGK. Việc khai thác sâu
kiến thức kỹ năng trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
2. Nếu có sự không nhất quán về cùng một đơn vị kiến thức, kỹ năng giữa 3 tài liệu: Chuẩn
KT-KN trong CTGDPT; Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN; SGK thì Giáo viên phải dựa vào
Chuẩn KT-KN trong CTGDPT vì:
- Chuẩn KT-KN trong chương trình GDPT (pháp lệnh)
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN (chi tiết, cụ thể, tường minh các đơn vị Chuẩn kiến
thức kĩ năng)
- SGK (là phương tiện minh họa chủ yếu).
3. Nếu có kiến thức, kĩ năng trong Chuẩn KT-KN trong CTGDPT chưa chuẩn thì giáo viên
kiến nghị bằng văn bản về Phòng GD&ĐT.
4. Đối với các tiết dạy có lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thì giáo viên buộc phải thực
hiện theo yêu cầu giáo dục bảo vệ môi trường.
 CÁC VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT:
I/ Về nội dung PPCT của bộ môn: Thống nhất áp dụng PPCT cụ thể của năm học 2009-
2010
II/ Cấu trúc soạn một giáo án:
Tuần: Ngày soạn:………….
Tiết: ….. Bài:… TÊN BÀI:......................( in đậm)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
3. Thái độ: (nếu có lồng ghép GDBVMT)
II/ Phương tiện dạy học:
III/ Hoạt động trên lớp:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới:
- Giới thiệu bài:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
- Hoạt động 1: ( cá nhân/ cặp/ nhóm)
- Hoạt động 2: ( cá nhân/ cặp/ nhóm)
- …..
Tương ứng với tiêu mục 1
Tương ứng với tiêu mục 2
IV/ Đánh giá:
V/ Hoạt động nối tiếp:
(*) Riêng các tiết có nội dung lồng ghép giáo dục BVMT thì trong giáo án soạn đến phần có lồng
ghép phải thể hiện chữ GDMT.
III/ Về cấu trúc đề kiểm tra:
- Trắc nghiệm (3 điểm)- Tự luận (7 điểm)
- Về trắc nghiệm: ít nhất có 2 hình thức trắc nghiệm (lựa chọn đúng nhất, điền khuyết, ghép
cặp). Về hình thức trắc nghiệm lựa chọn đúng nhất mỗi câu đúng 0,25 điểm (kiểm tra 1 tiết, học kỳ)
và 0,5 điểm ( kiểm tra 15 phút)
- Trong kiểm tra 1 tiết và học kỳ phần tự luận cần cố gắng sử dụng kênh hình, bảng số liệu
hoặc biểu đồ để kiểm tra kỹ năng của HS.
- Đề phài có ma trận, đáp án, biểu điểm.
- Mức độ ra đề: Biết (3 điểm), hiểu (4 điểm), vận dụng (3 điểm). Riêng đối với HS dân tộc
mức độ ra đề : Biết (5 điểm), hiểu (3 điểm), vận dụng (2 điểm)
IV/ Về ma trận đề kiểm tra:
NỘI DUNG BIẾT HIỂU VẬN DỤNG TỔNG ĐIỂM
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
- ……………..
TỔNG ĐIỂM 10 điểm
4
IV- MÔN TIẾNG ANH:
1- Cấu trúc mẫu soạn giáo án thống nhất:
UNIT……… : ( tên bài)
Period …….…: ( mục)

I- Objectives
II- Teaching aids
III- Procedures
1. Warm up ( time)
2. Pre-/ Presentation (time)
a) Pre-teach voc/ grammar
b) Set the scene/ Introduce
c) …( các nhiêm vụ trước khi nghe/ nói/ đọc/viết)
3. While- ( time)
4. Post- (time)
IV- Homework (time)
2- Đề kiểm tra : 1 tiết, 15 phút:
* Đề kiểm tra một tiết cho tất cả các khối lớp:
- Có ma trận, đáp án, biểu điểm
- Cơ số điểm:
• Nghe: 1 điểm
• Kiến thức ngôn ngữ: 4 điểm
• Đọc hiểu: 3 điểm
• Viết: 2 điểm
Lưu ý:
- Phần Nghe: 4 câu > 0.25/ câu
- Phần kiến thức ngôn ngữ:
+ Trong bài tập Multiple choice phải có kiểm tra về từ vựng ( key words), ngữ pháp/ cấu trúc
mà HS đã học, và phải có kiến thức phần nói một cách hài hòa.
+ Phải có phần kiểm tra ngữ âm ở 2 dạng: đánh dấu nhấn và phát âm khác ( khoảng 1 điểm/ 4
câu) ở tất cả các khối lớp ( nhưng không tập trung vào một bài mà phải xen kẻ nhau).
+ Riêng lớp 7,8,9 có phần bài tập word form ( từ 0.75 -> 1 điểm)
+ Bài tập biến đổi câu đưa vào phần Phần kiến thức ngôn ngữ
- Phần đọc hiểu: Nếu các phần khác trong đề kiểm tra khó và dài thì chỉ thiết kế 1 loại hình bài tập.
- Phần viết: Có thể viết theo chủ đề thống nhất hoặc viết theo từ gợi ý của một cấu trúc câu nào đó

nhưng từ ngữ phải quen thuộc đối với HS.
* Đề kiểm tra 15 phút:
+ Lớp 6, 7: Chỉ kiểm tra kiến thức ngôn ngữ
+ Lớp 8, 9: Chỉ kiểm tra kĩ năng: nghe-đọc- viết/ học kỳ
+ Điểm tối thiểu là 0.5 điểm/ câu; điểm tối đa từ 1.0 , 1.5, 2.0 điểm/ câu
3. Về PPCT:
- Thực hiện theo PPCT của năm học 2009-2010.
- Tiết chữa bài kiểm tra soạn thành tiết ôn tập trước kiểm tra ở tất cả các khối lớp.
V- MÔN ÂM NHẠC:
1. Đặc trưng cơ bản của việc dạy học tích cực theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:
- Chống mù nhạc. Dạy học lấy dạy làm trung tâm sang lấy học làm trung tâm.
- Đổi mới phương pháp dạy học là gạt bỏ PPDH truyền thống sang PPDH hiện đại. ( riêng môn Âm
nhạc cần kết hợp giữa truyền thống và hiện đại ). Phương pháp dạy học không nhất thiết phải theo
trình tự trong SGK, có thể đảo nội dung trong bài.
5

×