Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đồ án tính toán hệ thống treo xe mini 4 chỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 90 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: Tổng quan hệ thống treo

Công
3 1.1
5 dụng phân
loại yêu cầu5

1.2. Các bộ phận chính của hệ thống treo xe con.

6

1.3. Phân loại hệ thống treo

8

1.4:Bộ phận giảm chấn.

22

1.5. Xu hướng phát triển của các hệ thống treo.
CHƯƠNG II : Lựa chọn phương án thiết kế

25
262.1.Hệ thống
treo trước 26



2.2.Hệ thống treo sau
CHƯƠNG III: Tính tốn thiết kế hệ thống treo

28
293.1. Xác định
độ biến dạng
29

và tải trọng tác dụng lên hệ thống treo trước và sau
3.2 . Tính tốn thiết kế phần tử đàn hồi

34

3.3 Tính tốn thiết kế giảm chấn

41

3.4Sơ đồ bố trí và kiểm nghiệm hệ thống treo trước Mc.Pherson:
CHƯƠNG IV :Ứng dụng phần mề 3D solidwwork tính bền một số chi tiết
solid work
4.2 Ứng dụng kiểm nghiệm bền càng chữ A
CHƯƠNG V: Quy trình cơng nghệ gia cơng piston

55
784.1 Giới thiệu
phần mềm 3D
78
80
815.1.Mục

đích,u

của piston.

cầu
81

5.2. Phân tích tính cơng nghệ trong kết cấu của chi tiết

82

5.3.. Xác định đường lối cơng nghệ

83

5.4. Tính tốn và lập quy trình cơng nghệ gia cơng chi tiết

83

5.5. Xác định chế độ cắt cho các nguyên công:

84

Kết luận

92

Tài liệu tham khảo

94


1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

LỜI MỞ ĐẦU
Tata Nano ra mắt lần đầu hồi năm 2009 tại Ấn Độ với mức giá 2500 USD. Xe có 4
chỗ, 4 cửa và được trang bị động cơ 2 xi lanh cơng suất 37 mã lực. Xe có trong lượng
khơng tải nhỏ, bán kính quay vịng nhỏ nên có tính linh hoạt cao. Sau khi ra mắt thị
trường Tata Nano đang dần khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường các nước
đang phát triển dựa trên ưu thế giá rẻ. Quá trình chạy thử xe cho thấy xe có khả năng
chạy ổn định trên các địa hình gồ ghề của đường sá Ấn Độ. Phanh trợ lực tang trống
nhưng hiệu quả không thua kém nhiều so với phanh đĩa, Bộ ly hợp kết hợp hộp số 4 cấp
nhẹ nhàng khiến cho việc điều khiển xe khá nhẹ nhàng và thỏa mái. Ngồi ra xe có một
ưu điểm vô cùng đáng chú ý là mức tiêu hao nhiên liệu khá thấp chỉ khoảng 4,5l/ 100km.
Xét tới điều kiện Việt Nam, nước ta là một nước đang phát triển nhu cầu vận tải
người và hang hóa ngày càng cao, phương tiện hàng ngày chủ yếu là xe máy. Xe máy

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

ngày càng tỏ ra là phương tiện giao thơng ít thân thiện môi trường gây ra nhiều ảnh
hưởng xấu như: Tắc đường, lấn tuyến…và đặc biệt là kém an toàn.

Như vậy việc phát triển một mẫu xe giá rẻ thay thế xe máy là rất cần thiết. Với thiết
kế nhỏ gọn, tính cơ động cao cho thấy Tata Nano khá phù hợp với Việt Nam. Trong giới
hạn của đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của thày Hồng Thăng Bình, em đã tìm hiểu
và thiết kế hệ thống treo cho xe chở khách cỡ nhỏ với các thông số tham khảo xe Tata
Nano. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thày trong bộ mơn để đề tài của em
được hồn thiện và hơn nữa là có tính ứng dụng cao trong thực tế. Em chân thành cảm
ơn.
Hà Nội ngày…Tháng … Năm 2013
Sinh viên thực hiện
Bùi Đắc Bình
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG TREO
1.1 Công dụng phân loại yêu cầu
Khái niệm hệ thống treo ở đây được hiểu là hệ thống liên kết giữa bánh xe và khung xe
hoặc vỏ xe. Mối liên kết treo của xe là mối liên kết đàn hồi nó có chức năng chính sau
đây:
-Tạo điều kiện cho bánh xe thực hiện chuyển động tương đối theo phương thẳng
đứng đối với khung xe hoặc vỏ xe theo yêu cầu dao động “êm dịu” hạn chế tới mức có
thể chấp nhận được những chuyển động khơng muốn có khác của bánh xe (như lắc
ngang, lắc dọc)

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

-Truyền lực và mô men giữa bánh xe và khung xe bao gồm lực thẳng đứng (tải trọng,
phản lực) lực dọc (lực kéo hoặc lực phanh, lực đẩy hoặc lực kéo với khung, vỏ) lực
bên (lực li tâm, lực gió bên, phản lực bên ) mô men chủ động mô men phanh.

Trên hệ thống treo, sự liên kết giữa bánh xe và khung vỏ cần thiết phải mềm
nhưng cũng phải đủ khả năng để truyền lực. Quan hệ này được thể hiện ở các yêu cầu
chính sau đây :
a)Hệ thống treo phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe
(xe chạy trên đường tốt hay xe chạy trên các loại đường khác nhau).
b)Bánh xe có thể chuyển dịch trong một giới hạn nhất định.
c) Quan hệ động học của bánh xe phải hợp lý thoả mãn mục đích chính của hệ
thống treo là làm mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng các quan hệ động
học và động lực học của chuyển động bánh xe.
d)Không gây nên tải trọng tại các mối liên kết với khung hoặc vỏ.
e) Có độ bền cao
f) Có độ tin cậy lớn, không gặp hư hỏng bất thường.
Đối với xe con chúng ta cần phải quan tâm đến các yêu cầu sau :
-Giá thành thấp và độ phức tạp của hệ thống treo khơng q lớn.
-Có khả năng chống rung và chống ồn truyền từ bánh xe lên thùng, vỏ tốt
-Đảm bảo tính ổn định và tính điều khiển chuyển động của ô tô ở tốc độ cao, ô tơ
điều khiển nhẹ nhàng.
1.2. Các bộ phận chính của hệ thống treo xe con.
4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

Hệ thống treo xe con gồm các bộ phận chính sau đây :
-Bộ phận đàn hồi : là bộ phận nối mềm giữa bánh xe và thùng xe, nhằm biến đổi
tần số dao động cho phù hợp với cơ thể con người (60-80 lần/ph). Bộ phận đàn hồi có thể
bố trí khác nhau trên xe nhưng nó cho phép bánh xe có thể dịch chuyển theo phương
thẳng đứng.

Trên xe con bộ phận đàn hồi thường gặp là loại :
-Nhíp lá
-Lị xo trụ
-Lị xo cơn hoặc lị xo xếp
-Thanh xoắn
-Khí nén
-Thuỷ lực
Hiện nay bộ phận đàn hồi được làm có xu hướng “mềm mại” hơn nhằm tạo điều
kiện cho bánh xe lăn “êm” trên mặt đường.
Hiện nay người ta dùng các bộ phận đàn hồi có khả năng thay đổi độ cứng trong
một giới hạn rộng. Khi xe chạy ít tải, độ cứng cần thiết có giá trị nhỏ, khi tăng tải thì độ
cứng cần phải có giá trị lớn. Chính vì vậy mà cần phải có thêm các bộ phận đàn hồi phụ
như : Nhíp phụ,vấu tỳ bằng cao su biến dạng, đặc biệt là các bộ phận đàn hồi có khả năng
thay đổi tự động độ cứng theo tải trọng kết hợp với các bộ phận thay đổi chiều cao trọng
tâm của xe.

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

-Bộ phận dẫn hướng : Cho phép các bánh xe dịch chuyển thẳng đứng ở mỗi vị trí
của nó so với khung vỏ, bánh xe phải đảm nhận khả năng truyền lực đầy đủ. Bộ phận dẫn
hướng phải thực hiện tốt chức năng này. Trên mỗi hệ thống treo thì bộ phận dẫn hướng
có cấu tạo khác nhau. Quan hệ của bánh xe với khung xe khi thay đổi vị trí theo phương
thẳng đứng được gọi là quan hệ động học. Khả năng truyền lực ở mỗi vị trí được gọi là
quan hệ động lực học của hệ treo. Trong mối quan hệ động học các thơng số chính được
xem xét là : sự dịch chuyển (chuyển vị) của các bánh xe trong khơng gian ba chiều khi vị

trí bánh xe thay đổi theo phương thẳng đứng ( z).Mối quan hệ động lực học được biểu
thị qua khả năng truyền các lực và các mô men khi bánh xe ở các vị trí khác nhau.
-Bộ phận giảm chấn : Đây là bộ phận hấp thụ năng lượng dao động cơ học giữa
bánh xe và thân xe. Bộ phận giảm chấn có ảnh hưởng tới biên độ dao động. Trên các xe
hiện đại chỉ dùng loại giảm chấn ống thuỷ lực có tác dụng hai chiều trả và nén. Trong
hành trình trả (bánh xe đi xa khung và vỏ) giảm chấn có nhiệm vụ giảm bớt xung lực va
đập truyền từ bánh xe lên khung.
-Thanh ổn định : Trên xe con thanh ổn định hầu như đều có. Trong trường hợp
xe chạy trên nền đường khơng bằng phẳng hoặc quay vịng, dưới tác dụng của lực li tâm
phản lực thẳng đứng của 2 bánh xe trên một cầu thay đổi sẽ làm cho tăng độ nghiêng
thùng xe và làm giảm khả năng truyền lực dọc, lực bên của bánh xe với mặt đường.
Thanh ổn định có tác dụng khi xuất hiện sự chênh lệch phản lực thẳng đứng đặt lên bánh
xe nhằm san bớt tải trọng từ bên cầu chịu tải nhiều sang bên cầu chịu tải ít hơn. Cấu tạo
chung của nó có dạng chữ U. Các đầu chữ U nối với bánh xe còn thân nối với vỏ nhờ các
ổ đỡ cao su.
-Các vấu cao su tăng cứng và hạn chế hành trình : Trên xe con các vấu cao su
thường được đặt kết hợp trong vỏ của giảm chấn. Vấu cao su vừa tăng cứng vừa hạn chế
hành trình của bánh xe nhằm hạn chế hành trình làm việc của bánh xe.
-Các cơ cấu điều chỉnh hoặc xác định góc bố trí bánh xe :
6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

Hệ thống treo đảm nhận mối liên kết giữa bánh xe và thùng vỏ, do vậy trên hệ
thống treo có thêm các cơ cấu điều chỉnh hoặc xác định góc bố trí bánh xe. Các cơ cấu
này rất đa dạng nên ở mỗi loại xe lại có cách bố trí khác nhau, các loại khác nhau.
1.3. Phân loại hệ thống treo

Hiện nay ở trên xe con hệ thống treo bao gồm 2 nhóm chính:
Hệ thống treo phụ thuộc và hệ thống treo độc lập
Trong hệ thống treo phụ thuộc (hình 1.1.a) các bánh xe được đặt trên dầm cầu liền,
bộ phận giảm chấn và đàn hồi đặt giữa thùng xe và dầm cầu liền. Qua cấu tạo hệ thống
treo phụ thuộc, sự dịch chuyển của một bánh xe theo phương thẳng đứng sẽ gây nên
chuyển vị nào đó của bánh xe bên kia.
Trong hệ thống treo độc lập (hình 1.1b) các bánh xe trên một dầm cầu dao động
độc lập với nhau. Các bánh xe “độc lập” dịch chuyển tương đối với khung vỏ. Trong thực
tế chuyển động của xe điều này chỉ đúng khi chúng ta coi thùng hoặc vỏ xe đứng yên.

a)

b)
Hình 1.1 : Sơ đồ hệ treo

1.Thùng xe- 2. Bộ phận đàn hồi – 3. Bộ phận giảm chấn –4. Dầm cầu
5. Các đòn liên kết của hệ treo

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

Đối với hệ treo độc lập, căn cứ vào đặc tính động học và đặc điểm kết cấu người
ta thường chia làm các loại sau đây :
-

Treo hai đòn ngang


-

Treo Mc. Pherson

-

Treo địn dọc

-

Treo địn dọc có thanh ngang liên kết

-

Treo đòn chéo.

1.3.1. Hệ thống treo phụ thuộc
Đặc trưng của hệ thống treo phụ thuộc là các bánh xe lắp trên một dầm cầu cứng.
Trong trường hợp cầu xe là bị động thì dầm đó là một thanh thép định hình, cịn trường
hợp là cầu chủ động thì dầm là phần vỏ cầu trong đó có một phần của hệ thống truyền
lực.
Đối với hệ treo này thì bộ phận đàn hồi có thể là nhíp lá hoặc lị xo xoắn ốc, bộ phận
dập tắt dao động là giảm chấn. Nếu bộ phận đàn hồi là nhíp lá thì người ta sử dụng cả bộ
nhíp gồm nhiều là nhíp ghép lại với nhau bằng những quang nhỏ và được bắt chặt với
dầm cầu ở giữa nhíp. Hai đầu nhíp được uốn trịn lại để một đầu bắt với thùng hoặc
khung xe bằng khớp trụ còn đầu kia bắt với thùng hoặc khung xe bằng quang treo để cho
cho nhíp dễ dàng dao động và đảm bảo có khả năng truyền lực dọc và ngang.
Nếu như bộ phận đàn hồi là lò xo xoắn phải dùng thêm hai đòn dọc dưới và một hoặc hai
đòn dọc trên. Đòn dọc dưới được nối với cầu, địn dọc trên được nối với khớp trụ (hình

1.2). Để đảm bảo truyền được lực ngang và ổn định vị trí thùng xe so với cầu người ta
cũng phải dùng thêm “đòn Panhada

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

Hình 1.2. Treo phụ thuộc loại lò xo xoắn ốc
1.Dầm cầu – 2.Lò xo xoắn ốc – 3. Giảm chấn – 4.Đòn dọc dưới
5.Đòn dọc trên – 6. Thanh giằng Panhala
Lò xo xoắn ốc trong trường hợp này có thể đặt trên đòn dọc hoặc đặt ngay trên cầu.
Giảm chấn thường được đặt trong lòng lò xo xoắn ốc để chiếm ít không gian.
*Cấu tạo của hệ thống treo phụ thuộc có những ưu nhược điểm.
a)Nhược điểm.
-Khối lượng phần liên kết bánh xe (phần không được treo) lớn, đặc biệt là ở cầu
chủ động. Khi xe chạy trên đường không bằng phẳng, tải trọng động sinh ra sẽ gây nên
và đập mạnh giữa phần không treo và phần treo làm giảm độ êm dịu chuyển động. Mặt
khác bánh xe va đập mạnh trên nền đường sẽ làm xấu sự tiếp xúc của bánh xe với
đường.
-Khoảng khơng gian phía dưới sàn xe phải lớn để đảm bảo cho dầm cầu có thể
thay đổi vị trí, do vậy chỉ có thể lựa chọn là chiều cao trọng tâm lớn hoặc là giảm bớt thể
tích chứa hàng hố sau xe.
4

2

9



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

Hình 1.3. Sự thay đổi vị trí bánh xe và của xe khi xe trèo lên mô đất
-Sự nối cứng bánh xe 2 bên bờ dầm liên kết gây nên hiện tượng xuất hiện chuyển
vị phụ khi xe chuyển động.
b. Ưu điểm :
-Trong quá trình chuyển động vết bánh xe được cố định do vậy khơng xảy ra hiện
tượng mịn lốp nhanh như hệ thống treo độc lập.
-Khi chịu lực bên (lực li tâm, lực gió bên, đường nghiêng). 2 bánh xe liên kết cứng
bởi vậy hạn chế hiện tượng trượt bên bánh xe.
-Công nghệ chế tạo đơn giản, dễ tháo lắp và sửa chữa.
-Giá thành thấp
*Hệ thống treo phụ thuộc trên xe con có thể gặp các dạng sau đây :
-Treo phụ thuộc có bộ phận đàn hồi nhíp lá.
-Treo phụ thuộc có lị xo xoắn ốc và nhiều địn liên kết (treo nhiều khâu).
-Treo phụ thuộc có cấu trúc dạng đòn dọc.
c.Vấn đề sử dụng hệ thống treo phụ thuộc.

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

Do yêu cầu của thực tế và do trình độ phát triển của kỹ thuật thì tốc độ của ơ tơ

ngày càng được nâng cao. Khi tốc độ ô tô ngày càng cao thì u cầu về kỹ thuật của ơ tô
ngày càng khắt khe : trọng tâm của ô tô cần phải được hạ thấp. Vấn đề ổn định lái phải
tốt, trọng lượng phần không được treo nhỏ để tăng sự êm dịu khi chuyển động. Vì lí do
như vậy mà hệ thống treo phụ thuộc không được sử dụng trên xe có vận tốc cao, có chăng
chỉ được sử dụng ở những xe có tốc độ trung bình trở xuống và những xe có tính năng
việt dã cao.
1.3.2. Hệ thống treo độc lập.
*Đặc điểm :
-Hai bánh xe không lắp trên một dầm cứng mà là lắp trên loại cầu rời, sự chuyển
dịch của 2 bánh xe không phụ thuộc vào nhau (nếu như coi thùng xe đứng yên).
-Mỗi bên bánh xe được liên kết bởi các đòn ngang như vậy sẽ làm cho khối lượng
phần không được treo nhỏ như vậy mơ men qn tính nhỏ do đó xe chuyển động êm dịu.
-Hệ treo này không cần dầm ngang nên khoảng khơng gian cho nó dịch chuyển
chủ yếu là khoảng không gian 2 bên sườn xe như vậy sẽ hạ thấp được trọng tâm của xe
và sẽ nâng cao được vận tốc của xe.
Trong hệ thống treo độc lập còn được phân ra các loại sau :
a.Dạng treo 2 đòn ngang
b.Dạng treo M.Pherson
c. Dạng treo kiểu đòn dọc
d.Dạng treo kiểu địn dọc có thanh ngang liên kết.

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

c) Dạng treo đòn chéo
Đặc điểm kết cấu của các dạng treo :


1
2

1.Bánh xe – 2. Giảm chấn

3
4

6

5

3. Lò so – 4.Địn trên
5.Địn dưới - 6. Địn đứng

Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý của hệ treo 2 đòn ngang

a) Dạng treo 2 đòn ngang.
*Đặc điểm :
Hệ treo trên 2 đòn ngang (hình 1.4) được sử dụng nhiều trong các giai đoạn trước
đây nhưng hiện nay hệ treo này đang có xu hướng ít dần do kết cấu phức tạp, chiếm
khoảng khơng gian quá lớn.
Cấu tạo của hệ treo 2 đòn ngang bao gồm 1 đòn ngang trên, một đòn ngang dưới.
Các đầu trong được liên kết với khung, vỏ bằng khớp trụ. Các đầu ngoài được liên kết
bằng khớp cầu với đòn đứng. Đòn đứng được nối cứng với trục bánh xe. Bộ phận đàn hồi
có thể nối giữa khung với đòn trên hoặc đòn dưới. Giảm chấn cũng đặt giữa khung với

12



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

đòn trên hoặc đòn dưới. Hai bên bánh xe đếu dùng hệ treo này và được đặt đối xứng qua
mặt phẳng dọc giữa xe.
*Phần tử đàn hồi trên hệ treo 2 địn ngang.
+ Nhíp.
Trên xe Fiat nhíp được đặt nằm ngang, 2 đầu nhíp đóng vai trị như địn nhưng
được bắt chặt vào khung vỏ tại 2 điểm ở khoảng giữa nhíp như vậy nhíp sẽ có độ cứng
nhỏ do đó xe sẽ chuyển động êm dịu.
Trên xe Autobiantri nhíp có thể thay thế cho đòn ngang trên của hệ thống treo. Ưu
điểm của kiểu treo này là không cần thanh ổn định, đơn giản rẻ tiền nhưng lại có nhược
điểm là thùng xe ở trên cao nên chiều cao trọng tâm xe sẽ lớn ảnh hưởng đến tốc độ và sự
ổn định khi xe chuyển động.
+ Lò xo :
Lò xo xoắn ốc
-Ưu điểm :
Hình 1.5. Một số dạng lị so đặc biệt
-Có khối lượng nhỏ
-Lắp ráp đơn giản.
-Chiếm ít khơng gian của xe.
(Hình 1.5)
-Khơng chịu ảnh hưởng do ma sát nên khơng phải chăm sóc.
-Nhược điểm :
-Lị xo xoắc ốc khơng có khả năng dẫn hướng
-It có khả năng dập tắt dao động
Lò xo trụ :
-Ưu điểm :

-Dùng ở xe du lịch có hệ thống treo độc lập, lị xo trụ có nhiệm vụ là bộ phận đàn hồi. Lị
xo trụ được chế tạo từ thép có tiết diện vng hoặc trịn.
-Nếu cùng độ cứng và độ bền với nhíp thì lị xo trụ có khối lượng nhỏ hơn nhíp và tuổi
thọ cao hơn nhíp.
13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

-Khi làm việc ở giữa các vịng lị xo khơng có ma sát như nhíp.
-Kết cấu rất gọn gàng nhất là khi được bố trí lồng vào giảm chấn.
-Nhược điểm :
-Do lò xo chỉ làm nhiệm vụ đàn hồi còn bộ phận dẫn hướng và giảm chấn do các bộ
phận khác đảm nhận nên hệ thống treo với lò xo trụ có kết cấu phức tạp hơn vì cịn phải
làm thêm hệ thống đòn dẫn hướng để dẫn hướng cho bánh xe và truyền lực đẩy.
*Thanh xoắn
Trên một số ô tô để dành chỗ cho việc lắp bán trục cầu chủ động người ta dùng thanh
xoắn thường được gây tải trước ( ứng suất dư) do đó nó chỉ thích hợp cho một chiều làm
việc. Trên các thanh xoắn ở 2 phía đều phải đáng dấu để tránh nhầm lẫn khi lắp ráp .
Sử dụng thanh xoắn có ưu điểm:
-Trọng lượng nhỏ.
-Chiếm ít khơng gian, ít phải chăm sóc.
-Đơn giản, gọn, dễ chế tạo.
-Có thể bố trí để điều chỉnh chiều cao thân xe.
Trên xe con bộ phận đàn hồi thanh xoắn được sử dụng phổ biến chỉ sau lò xo xoắn ốc.
b) Dạng treo Mc.Pherson:
*Đặc điểm:
Hệ treo này chính là biến dạng của hệ treo 2 đòn ngang nếu như ta coi địn ngang trên

có chiều dài bằng 0 và địn ngang dưới có chiều dài khác 0. Chính nhờ cấu trúc này mà ta
có thể có được khoảng khơng gian phía trong để bố trí hệ thống truyền lực hoặc khoang
hành lý. Sơ đồ cấu tạo của hệ treo (Hình 1.6) bao gồm : một địn ngang dưới, giảm chấn
đặt theo phương thẳng đứng, một đầu được gối ở khớp cầu B. đầu còn lại được bắt vào
khung xe. Bánh xe được nối cứng với vỏ giảm chấn. Lò xo có thể được đặt lồng giữa vỏ
giảm chấn và trục giảm trấn. Nếu ta so sánh với hệ treo 2 địn ngang thì hệ treo
Mc.Pherson kết cấu ít chi tiết hơn, khơng chiếm nhiều khoảng khơng và có thể giảm nhẹ
được trọng lượng kết cấu. Nhưng nhược điểm chủ yếu của hệ treo Mc.Pherson là do
giảm chấn vừa phải làm chức năng của giảm chấn lại vừa làm nhiệm vụ của trụ đứng nên
trục giảm chấn chịu tải lớn nên giảm trấn cần phải có độ cứng vững và độ bền cao hơn
do đó kết cấu của giảm chấn phải có những thay đổi cần thiết.
*Mối quan hệ động học của hệ treo Mc.Pherson:
Trong hệ thống treo nói chung, và hệ treo của cầu dẫn hướng nói riêng các góc đặt
bánh xe có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng.Chúng phải đảm bảo cho việc điều khiển nhẹ
nhành, chính xác, khơng gây lực cản lớn cũng như làm mịn lốp q nhanh.
Trong q trình chuyển động bánh xe ln luôn dao động theo phương thẳng đứng, sự
dao động này kéo theo sự thay đổi góc nghiêng ngang, độ chum trước của bánh xe và
khoảng cách giữa hai vết bánh xe, đồng thời chúng cũng làm thay đổi góc nghiêng dọc và
nghiêng ngang của trụ xoay dẫn hướng. Các quan hệ giữa các thơng số đó phụ thuộc vào

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

sự chuyển vị của bánh xe theo phương thẳng đứng đó là mối quan hệ động học của hệ
treo.


Hình I.6 Sơ đồ cấu tạo hệ Mc.Pherson
1.Giảm chấn đồng thời là trụ đứng - 2. Đòn ngang dưới – 3. Bánh xe
4. Lò xo – 5. Trục giảm trấn. P.tâm quay bánh xe – S. Tâm quay tức thời theo mặt phẳng
ngang của thùng xe.
Trên hình 1.7 biểu diễn mối quan hệ động học của hệ treo Mc.Pherson:

Hình 1.7 : Mối quan hệ động học của hệ treo Mc.Pherson
Sự thay đổi góc nghiêng ngang của bánh xe và trụ xoay dẫn hướng
Sự thay đổi góc nghiêng dọc của trụ, xoay dẫn hướng
Sự thay đổi độ chụm trước của bánh xe

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

c) Hệ treo đòn dọc :
*Đặc điểm
Hệ treo hai đòn dọc ( Hình 1.8) là hệ treo độc lập mà mỗi bên có một địn dọc. Mỗi đầu
của địn dọc được gắn cứng với trục quay của bánh xe, một đầu liên kết với khung vỏ bởi
khớp trụ. Lò xo và giảm chấn đặt giữa đòn dọc và khung. Đòn dọc vừa là nơi tiếp nhận
lực ngang, lực dọc, và là bộ phận hướng dẫn. Do phải chịu tải trọng lớn nên nó thường
được làm có độ cứng vững tốt.

Hình 1.8 : Sơ đồ nguyên lý hệ treo hai đòn dọc
1. Khung vỏ – 2. Lò xo – 3. Giảm chấn – 4. Bánh xe
5. Đòn dọc – 6. Khớp quay
Khớp quay của đòn dọc thường là khớp trụ, với hai ổ trượt đặt xa nhau để có khả năng

chịu lực theo các phương cho hệ treo. Đồng thời đòn dọc địi hỏi cần phải có độ cứng
vững lớn, nhằm mục đích chịu được các lực dọc, lực bên và chịu mơmen phanh lớn.
Do có kết cấu như vậy, nên hệ treo này chiếm ít khơng gian và đơn giản về kết cấu, giá
thành hạ. Hệ treo này thường được bố trí cho cầu sau bị động, khi máy đặt ở phía trước,
cầu trước là cầu chủ động.
Hệ treo địn dọc chiếm các khoảng không gian hai bên sườn xe nên có thẻ tạo điều kiện
cho việc hạ thấp trọng tâm xe và có thể nâng cao tốc độ, dành một phần không gian lớn
cho khoang hành lý.
*Các phần đàn hồi của hệ treo hai đòn dọc:
Khi sử dụng đòn dọc làm thanh dẫn hướng và tiếp nhận lực thì bộ phận đàn hồi và giảm
chấm được đặt giữa khung vỏ và địn dọc. Đại đa số các ơ tơ trong trường hợp này
thường sử dụng bộ phận đàn hồi là lị xo xoắn, lị xo có thể đặt ngồi hoặc lồng vào giảm
chấn cho gọn.











a)



16



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

Hình 1.9 : Sự thay đổi góc nghiêng trục cầu sau khi thân xe nghiêng
a)Đồ thị quan hệ
b) Miêu tả góc , 
Một số trường hợp khác người ta sử dụng thanh xoắn làm bộ phận đàn hồi. Thanh xoắn
được đặt sát sàn xe, một đầu cố định có cơ cấu điều chỉnh dạng bulơng hoặc cam lệch
tâm để có thể điều chỉnh độ cao thùng xe, ụ cao su hạn chế hành trình của hệ treo cũng
được đặt trên địn dọc . Trong hệ treo này cũng sử dụng thanh ổn định như hệ treo hai
đòn ngang. Về phương diện động học do đặc điểm kết cấu của hệ treo đòn dọc nên khi
bánh xe dịch chuyển theo phương thẳng đứng thì khơng làm thay đổi khoảng cách giữa
hai vết bánh xe và các góc đặt bánh xe. Khi ta tăng tải ở một bên bánh xe và giảm tải ở
bên bánh xe kia thì dẫn tới chiều dài cở hai bên vết bánh xe khác nhau.
Hơn nữa, trong trường hợp ơ tơ quay vịng hoặc khi đi trên đường mấp mô, nếu hệ
treo hai biến dạng không đều nhau thì sinh ra hiện tượng tự xoay cầu xe như hệ treo phụ
thuộc dầm cầu liền gây nên lệch trục cầu xe. Ta có thể biểu diễn quan hệ này trên đồ thị
quan hệ  ( góc nghiêng ngang thân xe) và góc dịch chuyển của đường tâm cầu s (
Hình I.9).
d) Hệ treo địn dọc có thanh ngang liên kết:
Hệ treo này xuất hiện trên xe con vào những năm 70 cùng với sự hoàn thiện kết cấu
cho các xe có động cơ và cầu trước chủ động. Theo cấu trúc của nó có thể phân chia
thành loại treo nửa độc lập và treo nửa phụ thuộc. Theo khả năng làm việc của hệ treo,
tuỳ thuộc vào độ cứng vững của địn liên kết mà có thể xếp là loại phụ thuộc hay độc lập.
ở đây hệ treo được phân loại là treo độc lập tức là đòn liên kết có độ cứng nhỏ hơn nhiều
so với độ cứng của dầm cầu phụ thuộc.
Hệ treo địn dọc có thanh ngang liên kết ( Hình I.10) có đặc điểm là hai đòn dọc được
nối cứng với nhau bởi một thanh ngang. Thanh ngang liên kết đóng vai trị như một thanh

ổn định như đối với các hệ treo độc lập khác. Thanh ngang liên kết có độ cứng chống
xoắn vừa nhỏ để tăng khả năng chống lật của xe vừa có khả năng truyền lực ngang tố.
Địn dọc vừa là nơi tiếp nhận lực ngang, lực dọc vừa là bộ phận hướng nên nó cần thiết
có độ cứng vững tốt cịn khớp trụ ở đầu địn dọc thường có độ dài vừa đủ để tăng khả
năng ổn định ngang của hệ treo.
Hệ treo địn dọc có thanh liên kết hiện nay cũng dược dùng rộng rãi trên một số ô tơ có
vận tốc cao vì nó có những ưu điểm sau:

17

4
5
6

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

-Kết cấu của hệ treo khá gọn, khối lượng nhỏ, có thể sản xuất hàng loạt và khả năng
lắp rắp nhanh, chính xác, điều này có lợi cho việc làm giảm giá thành, đặc biệt đối với hệ
treo có bộ phận đàn hồi là thanh xoắn.

Hình 1.10: Sơ đồ nguyên lý hệ treo địn dọc có thanh ngang liên kết
1.Bánh xe; 2. Khớp quay trụ cầu đòn dọc; 3. Đòn dọc; 4. Thùng xe 5. Lò xo;
6. Giản chấn:
-Giảm nhẹ được lực tác dụng lên đòn ngang và các khớp quay do có thanh liên kết nên có
thể san bớt lực tác dụng ngang cho cả hai khớp trụ ở hai bên, do đó mỗi bên khớp trụ sẽ

chịu một lực nhỏ hơn, các khớp trụ sẽ có độ bền cao hơn.
-Khơng gây nên sự thay đổi góc nghiêng ngang bánh xe, vết của bánh xe.
-Tuỳ theo vị trí đặt địn ngang mà người ta có thể khơng cần dùng đến thanh ổn định
của hệ treo độc lập ( đòn ngang đảm nhận chức năng của thanh ổn định).
Bên cạnh những ưu điểm đó hệ treo này cịn tồn tại một số nhược điểm như là địi hỏi
cơng nghệ hàn cao, tải trọng đặt lên cầu xe hạn chế và có thể làm quay trục cầu xe khi xe
đi trên đường vòng ở trạng thái quay vòng thừa.
Cũng giống như các hệ treo độc lập khác,hệ treo địn dọc có thanh liên kết bộ phận đàn
hồi của nó có thể là lò xo trụ xoắn. Lò xo được đặt giữa khung và địn dọc. Để tiết kiệm
khơng gian, lị xo thường được lồng và giảm chấn. Trong trường hợp dùng thanh xoắn thì
chúng cũng được bố trí giống như đối với các hệ thống treo độc lập khác nhưng mỗi đòn
dọc có một thanh xoắn riêng, chúng cho phép điều chỉnh được độ cao của thùng xe.
Về động học của hệ treo này nằm giữa hệ treo đòn dọc và hệ treo phụ thuộc. Tâm
nghiêng của xe có dần cầu liền ở hệ treo phụ thuộc nằm trên mặt phẳng bệ nhíp ( lị xo)
với dầm cầu cịn hệ treo có địn dọc thì nằm ở mặt đường. Chính vì vậy tâm nghiêng của
hệ treo có địn liên kết.
(Hình 1.11) nằm giữa hai loại trên ( nằm giữa trục bánh xe với mặt đường) tại điểm S.
Khi cả hai bánh xe cùng dịch lên, góc nghiêng ngang của bánh xe thay đổi rất ít. Khi hai
bánh xe lệch nhau, góc nghiêng ngang thay đổi đáng kể đồng thời kéo theo sự thay đổi độ
chụm bánh xe.
Đòn ngang liên kết phần lớn có tiét diện hình chứ U nằm ngang ( tiết diện hở). Khi hai
bánh xe dịch chuyển nhưng đầu đòn ngang khơng biến dạng và đóng vai trị như thanh ổn
định. Nếu đòn ngang dịch về tâm quay của đòn dọc chúng ta có hệ treo địn dọc, nếu địn
ngang dịch về bánh xe chúng ta có hệ treo phụ thuộc.
e)Hệ treo đòn chéo:
18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

Hệ thống treo trên địn chéo là cấu trúc mang tính trung gian giữa hệ treo đòn ngang
và hệ treo đòn dọc.Bởi vậy sử dụng hệ treo này cho ta tận dụng được ưu điển của hai hệ
treo trên và khắc phục được một số nhược điểm của chúng. Đặc điểm của hệ treo này là
đòn đỡ bánh xe quay trên đường trục chéo và tạo nên đòn chéo trên bánh xe. Trong hệ
treo địn chéo (hình 1.12) chi tiết đàn hồi phần lớn là lò xo xoắn ốc. Các loại lị xo này có
thể là dạng trụ hoặc dạng xếp. Loại lị xo xếp có ưu điểm là gọn, hành trình làm việc
lớn. Loại lị xo hình trụ thường được lồng vào giảm chấn như đối với hệ treo đòn dọc để
chúng chiếm ít khơng gian. Ngồi ra đối với hệ treo này, người ta còn hay dùng thêm
thanh ổn định để làm tăng sự êm dịu trong quá trình chuyển động.

cầu xe S của hệ treo có địn liên kết,
Hình 1.11 ; sơ đồ vị trí tâm quay bánh xe O , tâm nghiêng

Hình 1.12: Sơ đồ hệ treo đòn chéo
1.Dầm cầu – 2. Đòn chéo – 3. Các đăng
So với các hệ treo đã xét ở trên thì hệ treo đòn chéo cho ta ưu việt hơn ở chỗ : khi
bánh xe dao động theo phương thẳng đứng thì cũng kéo theo sự thay đổi khoảng cách
giữa hai vết bánh xe, góc nghiêng ngang, nhưng sự thay đổi đó nhỏ hơn các loại đã xét ở
trên. Riêng độ chạm trước cửa bánh xe thì thay đổi khơng đáng kể.
f) Hệ thống treo loại khí :

19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ


Ngoài các hệ treo đã kể trên thì trong hệ thống treo cịn hệ thống treo khí nén (hình 1.13).
Trong bình chứa (1) khơng khí nén dưới áp suất từ (0,5 – 0,8 MN/M2. Khi bình chứa (2)
co lại thì có thể tích ở bên trong của bình giảm, áp suất khơng khí và độ cứng của hệ
thống treo tăng. Khi chỉ có một bình chứa hệ thống treo sẽ rất cứng khi có thêm bình
chứa phụ (2) thì khi bình chưá phụ (1) co lại áp suất khơng khí sẽ tăng từ từ và do đó hệ
thống treo sẽ mềm hơn. Cần (3) là bộ điều chỉnh độ cao của vỏ xe, khi cần (3) thay đổi
khoảng cách giữa vỏ và bánh xe thì khí ép từ bình chứa (4) đi vào buồng (1) và bình chưa
phụ (2) hoặc là đưa khí ép ra khỏi bình chứa (2) và (1) bt i.
Vào k h ôn g k h í
T ừ m ¸ y n Ðn k h Ý

3

G

1

2

4

G b x khí
Hình 1.13. Sơ đồ hệ thống treo
1.Bình chứa khí nén – 2. Bình chứa phụ- 3. Bộ điều chỉnh
độ cao của vỏ xe – 4. Bình chứa khí nén

Hệ thống treo loại khí được sử dụng tốt ở các ơtơ có trọng lượng phần
được thay đổi khá lớn như ở ôi tô trở khách, ô tô vận tải và đoàn xe. Loại này có thể tự
động thay đổi độ cứng của hệ thống treo bằng cách thay đổi áp suất khơng khí bên trong
phần tử đàn hồi. Giảm độ cứng của hệ thống treo sẽ làm cho độ êm dịu chuyển động tốt

hơn. Hệ thống treo khí khơng có ma sát trong phần tử đàn hồi, trọng lượng nhỏ và giảm
được chấn động cũng như giảm được tiếng ồn từ bánh xe truyền lên buồng lái và hành
khách. Nhưng hệ thống này có kết cấu phức tạp hơn vì phải có bộ phận dẫn hướng riêng
và trang thiết bị cung cấp khí, bộ điều chỉnh áp suất v.v.
1.4:Bộ phận giảm chấn.
Trên xe ôtô giảm chấn được sử dụng với mục đích sau:
Giảm và dập tắt các va đập truyền lên khung khi bánh xe lăn trên
nền đường không bằng phẳng nhằm bảo vệ được bộ phận đàn hồi và tăng tính tiện nghi
cho người sử dụng .
Đảm bảo dao động của phần không treo ở mức độ nhỏ nhất, nhằm
làm tốt sự tiếp xúc của bánh xe với mặt đường.
Nâng cao các tính chất chuyển động của xe như khả năng tăng tốc ,
khả năng an toàn khi chuyển động.

20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

Hiện nay để dập tắt các dao động của xe khi chuyển động người ta dùng giảm chấn
thủy lực . Giảm chấn thuỷ lực sẽ biến cơ năng các dao động thành nhiệt năng và sự làm
việc của nó là nhờ ma sát giữa các chất lỏng và lỗ tiết lưu là ma sát chủ yếu để dập tắt các
dao động . Giảm chấn phải đảm bảo dập tắt nhanh các dao động nếu tần số dao động lớn
nhằm mục đích tránh cho thùng xe lắc khi đường mấp mô và phải dập tắt chậm các dao
động nếu ôtô chạy trên đường ít mấp mơ để cho ơtơ chuyển động êm dịu.
Trên ôtô hiện nay chủ yếu sử dụng là giảm chấn ống thuỷ lực có tác dụng
hai chiều ở cấu trúc hai lớp .
 Giảm chấn hai lớp vỏ:

Giảm chấn hai lớp vỏ ra đời vào năm 1938, đây là một loại giảm chấn quen thuộc và
được dùng phổ biến cho ôtô từ trước đến nay.

Khoang vỏ trong;

1. Phớt làm kín;

2. Bạc dẫn hướng;

3.Vỏ chắn bụi;
1
4.Đũa đẩy;

5. Piston;
6.Van cố định;

7.Vỏ ngồi.

Hình 1.14:Sơ đồ cấu tạo của giảm chấn hai lớp vỏ có tác dụng
hai chiều .
Cấu tạo giảm chấn vỏ hai lớp (Hình 1.14):
Trong giảm chấn , piston di chuyển trong xy lanh,chia không gian trong thành buồng A
và B . ở đi của xy lanh thuỷ lực có một cụm van bù.Bao ngoài vỏ trong là một lớp vỏ
ngoài , không gian giữa hai lớp vỏ là buồng bù thể tích chất lỏng và liên hệ với B qua các
cụm van một chiều (III,IV).
Buồng C được gọi là buồng bù chất lỏng, trong C chỉ điền đầy một nửa, khơng gian
cịn lại chứa khơng khí có áp suất khí quyển .
Nguyên lý làm việc:
Ở hành trình nén (bánh xe tiến lại gần khung xe), lúc đó ta có thể tích buồng B giảm nên
áp suất tăng, chất lỏng qua van (I) và (IV) đi lên khoang A và sang khoang C ép khơng

khí ở buồng bù lại . Vỏ ngồi của giảm chấn có tác dụng chứa dầu và thốt nhiệt ra mơi
trường khơng khí xung quanh. Trên nắp của giảm chấn có phớt che bụi , phớt chắn dầu
và các lỗ ngang để bôi trơn cho trục giảm chấn trong quá trình làm việc. Ở hành trình trả
(bánh xe đi xa khung xe). Thể tích buồng B tăng do đó áp suất giảm , chất lỏng qua van
(II,III) vào B, khơng khí ở buồng bù giãn ra, đẩy chất lỏng nhanh chóng điền đầy vào
khoang B. Trong quá trình làm việc của giảm chấn để tránh bó cứng bao giờ cũng có các
lỗ van lưu thơng thường xun . Cấu trúc của nó tuỳ thuộc vào kết cấu cụ thể. Van trả ,
van nén của hai cụm van nằm ở piston và xylanh trong cụm van bù có kết cấu mở theo
hai chế độ , hoặc các lỗ van riêng biệt để tạo nên lực cản giảm chấn tương ứng khi nén
mạnh, nén nhẹ , trả mạnh , trả nhẹ. Khi chất lỏng chảy qua lỗ van có tiết diện rất nhỏ tạo

21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

nên lực ma sát làm cho nóng giảm chấn lên. Nhiệt sinh ra truyền qua vỏ ngồi (8) và
truyền vào khơng khí để cân bằng năng lượng.
Ưu điểm:
- Giảm chấn hai lớp có độ bền cao, giá thành hạ làm việc ở cả hai hành trình, trọng lượng
nhẹ.
Nhược điểm:
Khi làm việc ở tần số cao có thể xảy ra hiện tượng khơng khí lẫn vào chất lỏng để giảm
hiệu quả của giảm chấn.
Sự khác nhau giữa các giảm chấn hiện nay là ở các kết cấu van trả van nén, cụm bao
kín và đường kính, hành trình làm việc. Việc bố trí trên xe cho phép nghiêng tối đa là 450
so với phương thẳng đứng.
Giảm chấn một lớp vỏ:

1.Van một chiều
2.Đũa đẩy
3.Cụm làm kín
4.Xy lanh
5.Buồng chứa dầu
6.Piston
7.Van một chiều
8.hoang chứa khí














Hình 1.15 : Sơ đồ cấu tạo của giảm chấn ống thuỷ lực một lớp vỏ có tác dụng
 hai chiều.
Nguyên lý làm việc :
Trong một giảm chấn một lớp vỏ khơng cịn bù dầu nữa mà thay thế chức năng của nó
là buồng II chứa khí nén có P = 2,5.106 N/mm2 đây là sự khác nhau giữa giảm chấn một
lớp vỏ và hai lớp vỏ
Khi piston dịch chuyển xuống dưới tạo nên sự chênh áp dẫn đến mở van (1) chất lỏng
chảy nên phía trên của piston. Khi piston đi lên làm mở van (7) chất lỏng chảy xuống

dưới piston. áp suất trong giảm chấn sẽ thay đổi không lớn và dao động xung quanh vị trí
cân bằng với giá trị áp suất tĩnh nạp ban đầu, nhờ vậy mà tránh được hiện tượng tạo bọt
khí, một trạng thái khơng an tồn cho sự làm việc của giảm chấn. Trong quá trình làm
việc piston ngăn cách (4) di chuyển tạo nên sự cân bằng giữa chất lỏng và chất khí do đó
áp suất khơng bị hạ xuống dưới giá trị nguy hiểm. Giảm chấn có độ nhạy cao kể cả piston
dịch chuyển rất nhỏ, tránh được hiện tượng cưỡng bức chảy dầu khi nhiệt độ thay đổi sẽ
làm cho áp suất thay đổi.
So sánh giữa hai loại giảm chấn :
22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

So sánh với loại giảm chấn hai lớp vỏ, giảm chấn một lớp vỏ có ưu điểm sau :
Khi có cùng đường kính ngồi, đường kính của cần piston có thể làm lớn hơn mà sự biến
động tương đối của áp suất chất lỏng sẽ nhỏ hơn.
Điều kiện toả nhiệt tốt hơn.
Ở nhiệt độ thấp ( Vùng băng giá ) giảm chấn khơng bị bó kẹt ở những hành trình đầu tiên.
Giảm chấn có piston ngăn cách có thể làm việc ở bất kỳ góc nghiêng bố trí nào. Nhờ các
ưu điểm này mà giảm chấn một lớp một lớp vỏ được sử dụng rộng rãi trên hệ treo
Mc.pherson và hệ treo địn dọc có thanh ngang liên kết.
Nhược điểm của
dẫn hướng cần piston hỏng trước phớt bao kín.
Ở loại giảm chấn một lớp vỏ : phớt bao kín hỏng trước ống dẫn hướng của cần piston.
1.5. Xu hướng phát triển của các hệ thống treo(HTT).
Hiện nay trên thị trường trong loại giảm chấn một lớp vỏ là vấn đề công nghệ và bao
kín ( tuổi thọ của phớt và độ mòn của piston với ống dẫn hướng ).
Ở loại hai lớp vỏ: ống nước và thế giới đang sử dụng nhiều loại HTT rất đa dạng và

phong phú , với đủ kiểu mẫu và chủng loại .Nhưng đối với ôtô con hiện đại ngày nay
người ta thường hay sử dụng các loại hệ thống treo độc lập như
HTT hai đòn ngang
HTT Mc.Pherson
HTT địn dọc
HTT địn dọc có thanh liên kết
Một số ít các ơtơ khác có sử dụng HTT địn chéo hoặc HTT nhiều khâu
Kết hợp với việc sử dụng HTT độc lập là sử dụng loại lốp có bề rộng lớn và có áp suất
thấp . Điều này có lợi cho việc biến dạng lốp , và làm tăng độ êm dịu chuyển động của
ôtô. Tăng khả năng bám đường của lốp và do đó nâng cao được tốc độ chuyển động của
ôtô, tăng khả năng ổn định khi quay vịng .
Các HTT của ơtơ con hiện nay thường dùng loại có cấu tạo đơn giản , giảm số chi tiết ,
giảm trọng lượng HTT , giá thành hạ , dễ tháo lắp sửa chữa và bảo dưỡng.

CHƯƠNG II: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.1.Hệ thống treo trước

23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

Hệ thống treo độc lập được sử dụng chủ yếu ở cầu trước các ơtơ du lịch. Nó có ưu
điểm là:
+ Cho phép tăng độ võng tĩnh và động của hệ thống treo, nhờ đó tăng được độ êm
dịu chuyển động.
+ Giảm được hiện tượng dao động các bánh xe dẫn hướng do hiệu ứng mô men
con quay.

- Tăng được khả năng bám đường, do đó tăng được tính điều khiển và ổn định của
xe.
Nhược điểm của nó là :
+ Phức tạp và đắt tiền khi sử dụng ở các cầu chủ động. Vì thế các ơtơ du lịch hiện
đại thường dùng hệ thống treo phụ thuộc ở cầu sau. Hệ thống treo độc lập ở các cầu chủ
động chỉ sử dụng trên các ơtơ có tính cơ động cao.
* Với cơ sở phân tích trên, cùng với đặc điểm, mục đích sử dụng của xe thiết kế ta
tính chọn hệ thống treo độc lập trước và sau
* Các bộ phận của hệ thống treo:
- Bộ phận đàn hồi:
Loại lò xo trụ, có các ưu điểm: kết cấu, chế tạo đơn giản, kích thước nhỏ gọn dễ
bố trí. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm: chỉ tiếp nhận lực thẳng đứng, cần có bộ phận
hướng riêng.
Bộ phận đàn hồi loại nhíp lá: kết cấu đơn giản, bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng, có
thể đồng thời làm nhiệm vụ của bộ phận hướng. Tuy vậy, nó có nhược điểm: trọng lượng

24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TTTK HT TREO XE MINI 4 CHỖ

lớn, tốn nhiều kim loại hơn so với phần tử đàn hồi kim loại khác, thời hạn phục vụ thấp
do ma sát
+ Hệ thống treo trước, sau: chọn bộ phận đàn hồi loại lò xo trụ.
+ Chọn bộ phận đàn hồi phụ của cả hai hệ thống treo là ụ hạn chế bằng cao su có
độ bền cao, khơng cần bơi trơn, bảo dưỡng, trọng lượng bé và có đường đặc tính phù hợp,
có nhược điểm là xuất hiện biến dạng thừa dưới tác dụng của tải trọng kéo dài và tải
trọng thay đổi, cao su bị hoá cứng khi nhiệt độ thấp.

- Bộ phận giảm chấn: Theo cách lắp đặt và yêu cầu êm dịu của xe thiết kế, ta chọn bộ
phận giảm chấn thuỷ lực dạng ống, tác dụng hai chiều và có van giảm tải cho cả hệ thống
treo trước và sau.
- Bộ phận hướng:
+ Hệ thống treo trước: là hệ thống treo độc lập nên bộ phận hướng gồm các loại là:
loại một đòn, loại hai đòn chiều dài bằng nhau, loại hai đòn chiều dài khác nhau, loại đòn
ống (Macpherson), loại nến. Ở dây ta sử dụng loại đòn ống. Đây thực chất là một kết cấu
biến thể của loại hai đòn chiều dài khác nhau với chiều dài địn trên bằng khơng, trụ quay
đứng hay thanh nối hai đòn được làm dưới dạng ống lồng thay đổi được độ dài để đảm
bảo động học của bánh xe.
Đặc điểm đó cho phép bố trí ln giảm chấn hay phần tử đàn hồi thuỷ khí vào kết
cấu trụ quay đứng hay thanh nối. Nhờ đó đơn giản được kết cấu, giảm được số lượng
khâu khớp và giảm được khối lượng cũng như khơng gian bố trí hệ thống treo.
Nhược điểm của kết cấu này là yêu cầu chất lượng chế tạo ống trượt cao, các
thông số động học kém hơn so với loại hai đòn chiều dài khác nhau.
Vậy lựa chọn hệ thống treo độc lập kiểu Mc.pherson cho cầu trước.

25


×