Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Top 7 mẫu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay - HoaTieu.vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.02 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>1. Ý nghĩa nhan đề truyện Vợ nhặt - Mẫu 1</b>


Kim Lân vốn nổi lên là một trong ba nhà văn có cách viết độc đáo và dễ dàng đi sâu phản ánh
rõ nét bản chất bên trong của tác phẩm. Đó khơng chỉ là hình ảnh của một ngòi bút nhân đạo
mà còn một tấm lòng người nghệ sĩ ln gắn bó gắn kết với cuộc sống người nông dân. Kim
Lân đã viết lên một “vợ nhặt” và qua đó đã kể cho ta nhiều ý nghĩa sâu sắc.


Nhan đề đã thâu tóm được giá trị cốt lõi và nội dung tư tưởng của toàn bộ tác phẩm.


Ta luôn biết rằng, trong cuộc sống của ta từ trước hay từ thời đại hiện nay. Vợ – vốn được
xem là một người vô cùng cao quý và thiêng liêng. Chính họ là người ln được xem trọng
và được coi như một trong những điều quan trọng của bất kì ai khi lớn lên đến tuổi dựng vợ
gả chồng. Và một người, muốn lấy được vợ thì hẳn cuộc sống phải có đầy đủ điều kiện, có
hồn cảnh tương đối tốt mới có đủ điều kiện để lấy vợ – gả chồng.


Nhưng đây lại khác. Ta ngạc nhiên khi từ “vợ” trang trọng cao quý ấy lại đi đôi với với từ
“nhặt”. Từ nhặt đã làm từ vợ trở thành một danh từ chung, chỉ sự nhỏ bé và xem như một sự
rẻ rúng, coi như rơm như rác có thể ‘nhặt” được ở bất kì đâu. ĐƯợc xem như một vật vơ giá
trị, khơng ra gì,. Người vợ gần như bị coi như không được xem trọng, người vợ khơng cịn ở
vị trí trung tâm của việc xây dựng tổ ấm. Người ta thường hay nói tới việc “cưới vợ” chứ ai
có nói đến việc “nhặt vợ” vậy mà Tràng lại Nhặt vợ. Đó thật sự thâu tóm một giá trị hiện
thực, sự khốn cùng của hồn cảnh, của nạn đói lúc bấy giờ ở nước ta.


Hơn nữa, nhan đề cịn thể hiện tình cảnh thê lương, thảm cảnh của người dân 1945 bộc lộ
một sự cưu mang, đùm bọc. Một thái độ cao đẹp của con người khi biết chia sẻ, bao bọc thể
hiện ngòi bút nhân đạo thái độ nhà văn luôn để họ vươn lên khát vọng hướng tới tổ ấm hạnh
phúc và niềm tin của con người trong bất kì hồn cảnh nào.


Kim Lân đã xây dựng một hình ảnh và một thái độ vơ cùng ấn tượng và đẹp đẽ. Nó khơng chỉ
khiến ta có ấn tượng với câu chuyện, mà cịn là một trong những nhan đề hay, xuất sắc, độc
đáo, thâu tóm được giá trị nội dung hấp dẫn và tài năng của nhà văn.



<b>2. Ý nghĩa nhan đề truyện Vợ nhặt - Mẫu 2</b>


Kim Lân đã chọn cho đứa con tinh thần của mình là từ “ Vợ nhặt”, đây là một từ ghép phân
nghĩa được ghép bởi danh từ “vợ” và động từ “nhặt”. Khi 2 từ đơn này được kết hợp với
nhau, động từ nhặt lại ngay lập tức chuyển đổi từ động từ sang tính từ. “Vợ nhặt” ở đây dùng
để định danh một loại vợ, đó là vợ theo khơng, người vợ khơng mai mối, không lễ nghĩa cưới
xin. Bởi chỉ cần nhắc tới từ “nhặt” thơi chúng ta đã có rất nhiều những liên tưởng khác nhau.
Bởi lẽ, chúng ta chỉ thường biết tới việc nhặt nhạnh bông hoa, nhặt cái cây, nhặt cọng rơm
ngọn cỏ, thế nhưng ở đây, có một sự thật thật trớ trêu và bi hài đó là nhặt được vợ.


Nhan đề “Vợ nhặt” gắn chặt với bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm đó là hồn cảnh, số
phận thê thảm của những người phụ nữ trong nạn đói năm 1945. Chỉ với 2 lần gặp gỡ, 4 bát
bánh đúc, vài câu nói tầm phơ tầm phào mà đã nên duyên vợ chồng. Ẩn chứa sau nhan đề
“Vợ nhặt” là những suy ngẫm của tác giả, đó là sự trăn trở, xót xa trước giá trị thấp kém của
con người trong hoàn cảnh éo le, bi kịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>3. Ý nghĩa nhan đề truyện Vợ nhặt - Mẫu 3</b>


Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ khơng
ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kỳ
lúc nào. Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người
ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc
lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của
con người trong cảnh khốn cùng.


<b>4. Ý nghĩa nhan đề của bài Vợ nhặt - Mẫu 4</b>


Nhan đề vừa có tính hài hước,bơng đùa, lại vừa có tính chua chát. Vì người ta thường nói “


nhặt” được đồ vật nào đó, chứ khơng ai nhặt được một con người về làm vợ bao giờ cả.
Chuyện mới nghe cứ như đùa, nhưng kỳ thực lại là một cảnh ngộ đau xót rất thực của những
con người dưới gầm trời này.


Nhan đề này đã thể hiện giá trị hiện thực của thiên truyện, là lời kết án đanh thép của Kim
Lân đối với chế độ Thực dân Pháp và tay sai. Chúng đã đẩy người nơng dân vào tình cảnh
ngặt nghèo đói ăn “chết như ngả rạ”, thân phận họ thật rẻ rúng trong tình cảnh ấy nên mới có
chuyện nhặt được vợ của anh Tràng.


Nhan đề “ Vợ Nhặt” đồng thời cũng thể hiện lòng nhân đạo của tác giả, khi ông đồng cảm xót
xa cho cảnh ngộ của người nông dân trong nạn đói năm 1945. Kim Lân cũng trân trong khao
khát về mái ấm hạnh phúc gia đình của người nơng dân ngay trong thời buổi đói kém chạy ăn
từng bữa đó.


<b>5. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt ngắn gọn - Mẫu 5</b>


Tựa đề Vợ nhặt có rất nhiều ý nghĩa. Đó là một tựa đề độc đáo, gây sự chú ý, tị mị và lơi
cuốn người đọc, góp phần mang lại ý nghĩa sâu xa cho chủ đề chuyện. ''Nhặt '', vâng người ta
chỉ nhặt đồ vật, hàng hóa chứ khơng ai nhặt vợ. Thế mà Tràng lại nhặt được vợ. Điều đặc biệt
ở đây là vì một người như Tràng mà cũng lấy được vợ: nghèo (lấy vợ phải có tiền cheo cưới),
là dân ngụ cư, xấu trai… Là vì quá dễ dàng đúng là “nhặt” được về. Một người như Tràng mà
lấy được vợ, mới đầu khơng ai tin. Cả xóm Ngụ Cư đều ngạc nhiên, coi như một điều vô lý.
Đến bà cụ Tứ là mẹ Tràng cũng không tin… Ngay đến bản thân Tràng cũng khơng tin(nhìn
thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn cịn ngờ ngợ, như khơng phải thế. Ra hắn đã có
vợ rồi đấy ư?.


<b>6. Ý nghĩa nhan đề truyện Vợ nhặt - Mẫu 6</b>


Nhan đề “Vợ nhặt” vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa nhân đạo rất lớn. Chữ "nhặt"
trong “Vợ nhặt” không phải là danh từ như chúng ta có thể lầm tưởng nếu chỉ đọc nhan đề


mà chưa tiếp cận với nội dung tác phẩm. Đây là một kết hợp từ rất đặc biệt.


Nói như Kim Lân “Nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Trong cảnh đói năm 1945 người lao
động dường như khó ai thốt khỏi cái chết. Bóng tối của nó phủ xuống mọi xóm làng.


Trong hồn cảnh ấy, giá trị một con người thật vô cùng rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo
chỉ nhờ mấy bát bánh đúc ngoài chợ - đúng là nhặt được vợ như tơi nói trong truyện”.


Như vậy, "nhặt" trong "Vợ nhặt "là động từ. Một kết hợp từ đặc biệt chỉ có trong bối cảnh
năm 1945 kinh hồng ấy. Cái đói đã đẩy đến những cảnh bi hài kịch: mạng người trở nên rẻ
rúng có thể “nhặt” được như người ta nhặt cái rơm, cái rác ngoài đường, ngoài chợ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sống làm cho người ta quên đi lễ nghĩa đã đành, cịn phải bước qua thể diện để theo khơng về
làm vợ người.


Mới hiểu vì sao chị vợ nhặt tủi hổ như thế trước những ánh mắt nhìn ngó, soi xét trên đường
theo Tràng về nhà. Nhan đề đã gói trọn tình huống truyện. Đặt trong hồn cảnh gia đình anh
cu Tràng, nhan đề “Vợ nhặt” còn cho chúng ta thấy vẻ đẹp của tình người.


Người ta nhặt nhau về và về với nhau khơng phải chỉ vì muốn có miếng ăn, có một chốn
nương thân. Thẳm sâu của chuyện nhặt vợ ấy là khát khao về mái ấm gia đình, là tình u
thương, đùm bọc “một miếng khi đói bằng một gói khi no” của người dân lao động.


Đằng sau nhan đề ấy, Kim Lân muốn gửi gắm một thơng điệp khác: “khi đói người ta khơng
nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến
đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống
và vẫn hy vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra con người”.


<b>7. Ý nghĩa nhan đề truyện Vợ nhặt - Mẫu 7</b>



Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. “Nhặt” đi với những thứ không
ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể “nhặt” ở bất kì đâu, bất kì
lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, cịn ở đây Tràng “nhặt” vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng
của hoàn cảnh.


Nhưng “vợ” lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Trong tác
phẩm, gia đình Tràng từ khi có người vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo,
thu vén cho tổ ấm của mình.


</div>

<!--links-->

×