Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TTHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.01 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngaøy 18 thaùng 3 naêm 2002. Lớp ĐHCT hệ 2 năm khóa 12 Hoïc vieân: Nguyeãn Thanh Hoàng.. SEMINAR môn học TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH :. Đề: Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. BAØI LAØM: Như chúng ta nhận thức được rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đó là tư tưởng trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người đã được thể hiện rất rõ ràng ngay từ khi thành lập Đảng. Và về sau này, đúc kết qua quá trình hoạt động, khảo sát thực tiễn đất nước và thế giới cũng như nghiên cứu về lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê Nin Người đã rút ra kết luận: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Thật vậy, vào tháng 7/1920, khi Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy "cái cẩm nang thần kỳ" cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới". Chính cương vắn tắt của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo, được thông qua hội nghị thành lập Đảng đã khẳng định: "Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời. Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng không đồng tình với con đường CM của họ. Người đã vượt qua sự hạn chế về tầm nhìn của các nhà CM yêu nước đi trước khi quá ngưỡng mộ các cuộc cách mạng tư sản, và Người đã quyết định ra đi để tìm và chọn cho mình con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Trong thời gian đi tìm đường cứu nước, Người đã đến các nước Pháp, Mỹ, Anh… và các nước thuộc địa, Người đã nghiên cứu các cuộc cách mạng ở Tây Âu… Hồ Chí Minh tìm ra chỗ hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng không giải phóng được công nông và quần chúng lao động. Người đánh giá những cuộc cách mạng tư sản là "những cuộc cách mạng không đến nơi". Người đã hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản. Những lời tuyên bố tự do của nhà chính trị tư sản trong lúc chiến tranh thực ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi là sự kiện chính trị lớn nhất của thế kỷ 20, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thời đại thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản. Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười đặt ra sự lựa chọn mới đối với những người cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc cho một số ít người, hay cho đại đa số người? Độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa tư bản, hay độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội?. Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Hồ Chí Minh đang trăn trở tìm hiểu, giúp Người thấy rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc. Luận cương của Lênin đã có ảnh hưởng quyết định đến lập trường cứu nước của Hồ Chí Minh: Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trang 2. Năm 1921, trong tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, Hồ Chí Minh đã viết: "Hỡi anh em ở các thuộc địa!… Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em thì có thể thực hiện được bằng nỗ lực của bản thân anh em". Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của bản thân của các dân tộc bị áp bức. Luận điểm các dân tộc đứng lên tự giải phóng, được Hồ Chí Minh quán triệt trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh luôn coi việc vận động nhân dân, xây dựng lực lượng cách mạng trong nước là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Mặt khác Người vẫn hết sức tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, lực lượng tiến bộ trên thế giới. Leânin cho raèng caùch maïng thuoäc ñòa phuï thuoäc vaøo caùch maïng chính quoác, laø "haäu bò quân" của cách mạng chính quốc và chỉ có thể nổ ra và thắng lợi khi cách mạng vô sản ở chính quoác thaønh coâng. Theo Hoà Chí Minh, caùch maïng thuoäc ñòa vaø caùch maïng chính quoác coù quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Trong cuộc cách mạng đó, nhân dân các dân tộc thuộc địa có thể chủ động đứng lên giải phóng khi được ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường, được Đảng Cộng sản lãnh đạo, mặc dù ở nước họ công nghiệp, thương nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân còn nhỏ bé, trình độ thấp kém. Luận điểm về khả năng nổ ra và thắng lợi trước cách mạng chính quốc và tác động trở lại, thúc đẩy cách mạng chính quốc của cách mạng thuộc địa được Hồ Chí Minh nêu ra có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định luận điểm của Hồ Chí Minh là đúng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: muốn giải phóng dân tộc phải thực hiện con đường cách mạng bạo lực. Năm 1947, nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Giải phóng quân Việt Nam, Người khẳng định: "Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng. Muốn giải phóng thì phải đánh phát xít Nhật và p thì phải đánh phát xít Nhật và Pháp. Muốn đánh chúng thì phải có lực lượng quân sự. Muốn có lực lượng quân sự thì phải có tổ chức. Muốn tổ chức thành công thì phải có kế hoạch, có quyết tâm". Theo Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng ở Việt Nam là sức mạnh tổng hợp của hai yếu tố chính trị và quân sự, hai lực lượng là lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân. Cách mạng bạo lực là sử dụng sức mạnh tổng hợp để "chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền" dưới hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Khẳng định giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng bạo lực, song Hồ Chí Minh luôn chủ động, tích cực đưa ra giải pháp để tranh thủ khả năng hòa bình và phát triển của cách mạng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh tư tưởng mà của Hồ Chí Minh là đúng đắn. Việc luận chứng để lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa và đưa đất nước tiến lên dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội là một phát hiện thiên tài và cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người. Vận dụng và quán triệt quan điểm dịch vụ về lịch sử của học thuyết Mácxít, Hồ Chí Minh quan niệm lịch sử xã hội loài người là một quá trình tự nhiên của sự thay thế lần lượt các phương thức sản xuất. Quy luật phổ quát tiến hóa chung này là một "tất yếu thép" được quyết định bởi sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất xã hội. Xã hội loài người phát triển theo xu hướng đi lên, với những hình thái ngày càng cao hơn về chất. Nếu chế độ tư bản chủ nghĩa tất yếu ra đời từ chế độ phong kiến thì chủ nghĩa tư bản cũng sẽ xác lập các tiền đề khách quan để tự phủ định chính nó. Theo Hồ Chí Minh, logíc phát triển xã hội cho thấy đã đến lúc chủ nghĩa tư bản phải nhường chỗ cho sự ra đời một chế độ xã hội mới - chế độ xã hội chủ nghĩa. TiếTrang n lên 3chủ nghĩa xã hội là quy luật vận động khách quan của lịch sử trên phạm vi toàn thế giới. Kết luận mà của Hồ Chí Minh hoàn toàn tuân thủ caùc nguyeân lyù phoå bieán cuûa hoïc thuyeát Maùc-Leânin veà hình thaùi kinh teá - xaõ hoäi. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh cơ sở hàng đầu để đánh giá tính triệt để của một cuộc cách mạng không phải là những lý tưởng, những khẩu hiệu được nêu ra, mà là quy mô giải phóng quần chúng lao động bị áp bức. Cách mạng dân chủ tư sản, do bản chất của nó chỉ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> là sự thay thế một hình thức áp bức, bóc lột này bằng một hình thức áp bức, bóc lột khác, đại bộ phận người lao động vẫn sống cực khổ. Do những nhu cầu nội tại khách quan, cách mạng Việt Nam không và sẽ không thể lặp lại những vết xe lăn của cách mạng Mỹ 1776 và cách maïng Phaùp 1789. Trong baøi baùo Ñoâng Döông ñaêng trong Taïp chí Coäng saûn (Phaùp) soá 14 naêm 1921, sau khi đã chỉ ra những hình thức bóc lột, đàn áp, dã man, tàn bạo của bọn thực dân đối với người bản xứ, khẳng định tinh thần cách mạng âm ỉ, mãnh liệt, quật cường của nhân dân các nước Đông Dương, Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận: "Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc làm gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi". Đây là một luận điểm hết sức quan trọng, nó gợi mở cho chúng ta nhiều vấn đề để khẳng định tính hợp lý, hợp quy luật của con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong luận điểm trên, Hồ Chí Minh không phải trên cơ sở phân tích sự chín muồi của cơ sở kinh tế làm xuất hiện chủ nghĩa xã hội như là một phương thức cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, mà Người chú ý đến một phương diện khác không kém phần quan trọng: chủ nghĩa xã hội ra đời chính từ sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản. Tại các nước thuộc địa, những hình thức bóc lột, nô dịch của bọn thực dân, làm bộc lộ những khuyết tật phi nhân tính bẩm sinh không thể khắc phục được của chủ nghĩa tư bản. Đó là cơ sở để người lao động ý thức, giác ngộ sứ mệnh lịch sử của mình trước vận mệnh quốc gia dân tộc, chờ thời cơ để vùng dậy,thủ tiêu xiềng xích thực dân, thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng chính họ thoát khỏi bất kỳ một hình thức áp bức, bóc lột nào. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến luôn tạo điều kiện nảy sinh và nuôi dưỡng ý thức giác ngộ dân tộc, giác ngộ giai cấp, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản với tư cách là một chế độ xã hội có khả năng phá bỏ hoàn toàn mọi xiềng xích, nô dịch tồn tại từ trước tới nay. Đây là lý do lịch sử chủ yếu, mà dựa vào đó, Hồ Chí Minh đã mạnh dạn so sánh: chủ nghĩa cộng sản thích ứng với các nước châu Á dễ hơn với các nước châu Âu. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong phạm trù cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đã khiến quan điểm giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh mang tính toàn diện và triệt để. Dưới góc độ giải phóng, độc lập dân tộc mới chỉ là cấp độ đầu tiên. Giải phóng về mặt chính trị, tự bản thân nó chưa phải là công cuộc giải phóng hoàn toàn, hay nói cách khác trong điều kiện Việt Nam, độc lập dân tộc là tiền đề đầu tiên để tiến lên chủ nghĩa xã hội, đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Lôgíc lịch sử tự nhiên của sự vận động phong trào giải phóng dân tộc tất yếu dẫn tới chủ nghĩa xã hội do bản chất cách mạng triệt để của nó. Độc lập dẫn tới không phải là mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có những đặc điểm sau đây: Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và trí thức đã được củng cố vững chắc, Việt Nam tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới không bắt đầu bằng một cuộc đảo lộn chính trị, giành chính quyền. Đặc điểm này được Hồ Chí Minh hết sức lưu ý và luận chứng đầy đủ. Veà phöông dieän kinh teá, "Mieàn Baéc nhaát ñònh phaûi tieán leân chuû nghóa xaõ hoäi, maø ñaëc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa". Một đặc điểm khác của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là: chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh; đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Hai cuộc cách mạng này quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo đánh giá của nhiều nhà lý luận nước ngoài, cách làm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh còn có chiến tranh là một sáng tạo độc đáo của Hồ Chí.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trang 4. Minh, phản ánh đúng thực chất và quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Về phương diện quốc tế, theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế thuận lợi. Chủ nghĩa xã hội đã thành công ở một loạt nước, chúng ta nhận được sự hỗ trợ, hợp tác mạnh mẽ từ bên ngoài, theo tinh thần quốc tế chân chính, nhưng mặt khác lại luôn luôn bị chủ nghĩa đế quốc tìm cách phá hoại công cuộc hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội> Điều đó buộc chúng ta phải có ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, hạn chế những khó khăn để xây dựng thaønh coâng chuû nghóa xaõ hoäi. Những đặc điểm này quy định bản chất và tính chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một sự nghiệp cách mạng mang tính toàn diện theo nguyên tắc: xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn liền với bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực. Trong lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải được chỉnh đốn, nâng cao sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Mặt khác phải củng cố, tăng cường vai trò của Nhà nước. Theo Hồ Chí Minh, tất cả các cơ quan Nhà nước phải là những thể chế dân chủ, dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Phải xây dựng bộ máy Nhà nước vững mạnh, trong sạch, thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đủ năng lực, đủ uy tín để lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Một nội dung chính trị quan trọng trong thời kỳ quá độ là củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở liên minh công nhân, nông dân và trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh. Nội dung kinh tế, được Hồ Chí Minh đề cập đến trên các bình diện: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế. Người nhấn mạnh đến việc tăng gia sản xuất gắn liền với thực hành tiết kiệm, không ngừng nâng cao năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định rõ vị trí và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế. Nước ta cần ưu tiên phát triển kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển. Về tổ chức hợp tác xã, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc dần dần, từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, gò ép, hình thức. Đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, ra sức hướng dẫn và giúp họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con đường hợp tác. Đối với những nhà tư sản công thương, vì họ đã tham gia cách mạng dân tộc dân chủ, có đóng góp nhất định trong khôi phục kinh tế và sẵn sàng tiếp thu, cải tạo để góp phần xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, mà hướng dẫn họ hoạt động làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kinh tế Nhà nước. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới: "Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa". Con người vừa là mục đích, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Đặc biệt Hồ Chí Minh đề cao vai trò của văn hóa giáo dục và khoa học kỹ thuật trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định phải có học thức, cần phải học cả văn hóa, chính trị, kỹ thuật và chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn đưa loài người đến hạnh phúc vô tận. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo và sử dụng nhân tài. Hồ Chí Minh có một nhãn quan nhân bản về văn hóa, khẳng định vai trò của văn hóa trong đời sống.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trang 5. xã hội. Từ đó, người khẳng định, văn hóa là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng con người mới, xã hội mới. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: "Khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ…". "Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xaõ hoäi. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chuû nghóa. Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc." "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.".

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×