Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu NGHỆ SỸ NHIẾP ẢNH DUY ĐÔNG: RONG CHƠI TRONG THẾ GIỚI… TIỀN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.72 KB, 6 trang )

NGHỆ SỸ NHIẾP ẢNH DUY ĐÔNG: RONG
CHƠI TRONG THẾ GIỚI… TIỀN



Có người nói vui: Giả sử vì một lý do nào đó, các cơ sở của anh em họ nhà
Nguyễn Duy (Nguyễn Duy Lương, Nguyễn Duy Đông, Nguyễn Duy Lâm) cùng lúc
nghỉ việc thì thị trường ảnh của trên dưới 2 triệu dân Thái Bình sẽ lao đao.

Ngoa ngoắt thật! Nhưng không phải không có lý. Bởi ba anh em ruột này sở
hữu ba công ty chuyên về ảnh và thiết bị ảnh đang thao túng thị trường khá rộng lớn
trên địa bàn tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận. Hơn thế nữa, không chỉ là những doanh
nhân năng động và giàu tham vọng, anh em nhà Nguyễn Duy còn là những nghệ sỹ
nhà nòi.
Vị nhân sinh hay vị nghệ thuật?
Khi nhìn nhận, đánh giá về Duy Đông, thật khó phân biệt ranh giới giữa doanh
nhân và nghệ sỹ. Anh là ông chủ của một doanh nghiệp lớn với số vốn nhiều tỉ đồng
nhưng đồng thời cũng là Hội viên Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, ủy viên Ban chấp
hành Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình và sở hữu hàng chục giải thưởng quốc gia về
ảnh. Trong công việc, cũng khó phân biệt khi nào Duy Đông làm chỉ vì nghệ thuật, tức
là nói như cụ Hoài Thanh - “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và khi nào anh làm chỉ vì mục
đích kinh doanh - “Nghệ thuật vị nhân sinh”?!


Năm 1989, khi vừa rời quân ngũ, Duy Đông nhận lời mời của một khách hàng
đi chụp ảnh đám cưới. Không may đúng vào hôm đó, trời đổ giông bão. Cơn mưa kéo
dài gần 2 tiếng đồng hồ khiến tất cả các ngõ ngách, kênh mương đều ngập nước. Thế
là chú rể com lê cà vạt, giầy zôn, cô dâu váy áo thướt tha phải bì bõm lội trong nước.
Những tấm ảnh này được đem về in tráng (ngày đó, chưa có công nghệ vi tính, hầu hết
các công đoạn phải xử lý thủ công). Trong khi cắt cúp ảnh, cha anh là nghệ sỹ Đăng
Quang nhìn thấy tấm ảnh chú rể dìu cô dâu lội qua mương nước liền lấy bút ghi vào


phía sau dòng chữ “Mấy sông cũng lội”. Một thời gian sau, Duy Đông gửi dự thi tại
Liên hoan ảnh Nghệ thuật Đồng bằng Sông Hồng. Không ngờ bức ảnh đoạt giải nhì.
"Nhờ dòng chú thích đấy". Ai chúc mừng, Duy Đông cũng nói vậy để ghi nhận "công
trạng" của cha mình. Xem ra chữ nghĩa bao giờ cũng cần, kể cả khi sự việc đó đã được
diễn tả bằng ngôn ngữ ảnh. Lại một lần khác vào năm 1991, Duy Đông nhận lời đi
chụp ảnh chân dung cho một khách hàng ở quê. Trên đường về, thấy một đám trẻ chăn
trâu đang vùng vẫy trên bến sông. Chọn đúng khoảnh khắc những giọt nước bắn tung
trên gương mặt rạng rỡ, Duy Đông bấm máy. Thế là “Thỏa thích” ra đời và ẵm giải ba
trong Liên hoan ảnh Nghệ thuật Đồng bằng Sông Hồng 1992.


Chơi, mà có tiền
Tôi hỏi Duy Đông: Chú làm thế nào mà tiền cũng có mà danh cũng có? Đông
cười bảo: - Em chơi ấy mà. Mãi sau này, khi tiếp xúc với những văn nghệ sỹ như
Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường... tôi mới tin rằng
Đông nói câu ấy là thật lòng. Không phải nghệ sỹ nào cũng cắm cúi “cày bừa” cả mà
trong số họ, không ít người làm nghệ thuật như một thú chơi. Chỉ có điều, đó là thú
chơi tao nhã và nghiêm túc. Và cũng không ít doanh nhân thành đạt chỉ vì những thú
chơi. Một người buôn đồ cổ chắc chắn phải là người thích chơi và cực kỳ am hiểu về
đồ cổ. Hình như ở doanh nhân và nghệ sỹ Duy Đông giữa kinh doanh và sáng tạo nghệ
thuật là một mớ lòng bòng không dễ phân định rạch ròi.


Doanh nhân và nghệ sỹ cùng có một đức tính giống nhau. Đó là tính tham. Thật
ngạc nhiên khi người đời lại không thích đức tính này và cho đó là tính xấu. Thực ra,
tham là một đức tính tốt vì nó thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Loài người không
thể văn minh như bây giờ nếu như không có tính tham. Một doanh nhân tham làm và
tham tiền là điều tốt. Một nghệ sỹ tham công tiếc việc, muốn có nhiều tác phẩm và
muốn giàu có là điều tốt. Một nhà khoa học tham có nhiều công trình cũng là điều tốt.
Vấn đề là họ tham cái “của giời” và bằng chính tài năng của họ hay nói một cách chữ

nghĩa, đó là “lòng tham lương thiện”. Lòng tham chỉ xấu khi tham lam cái của người
khác.
Là doanh nhân lại đồng thời là nghệ sỹ nên Đông có đến hai lần “lòng tham
lương thiện”. Anh muốn mình thật giàu có về cả tiền của lẫn nghệ thuật. Vì thế, doanh
nghiệp của anh phát triển liên tục và bền vững. Mỗi lần về thăm, tôi lại thấy cơ ngơi
của anh đổi khác. Còn với nghệ thuật, Đông tâm sự với tôi: “Em chưa bao giờ hài
lòng, bác ạ. Đúng là tác phẩm hài lòng nhất đối với em là tác phẩm... chưa ra đời”. Và
tôi tin Duy Đông sẽ tiếp tục thành công ở cả hai lĩnh vực.
Nghệ sỹ Duy Đông sinh năm 1967 tại TP Thái Bình. UVBCH Hội Văn học
Nghệ thuật Thái Bình. Hội viên Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hội viên Liên đoàn
Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế.
Các tác phẩm chính:
- Mấy sông cũng lội - Giải Nhì Liên hoan ảnh Nghệ thuật Đồng bằng sông
Hồng 1990
- Thỏa thích - Giải Ba Liên hoan ảnh Nghệ thuật Đồng bằng sông Hồng 1992
- Ngàn xưa để lại - Giải Ba Liên hoan ảnh Nghệ thuật Đồng bằng sông Hồng
1994

×