Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Phạm Tuyên: "Cây cúc đắng" quên lòng mình đang đắng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.16 KB, 8 trang )

Phạm Tuyên: "Cây cúc đắng" quên
lòng mình đang đắng
Trong lời bạt cho tập nhạc "Cánh én tuổi thơ" của nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhà thơ
Trần Đăng Khoa có viết: "Cuộc đời Phạm Tuyên là một pho tiểu thuyết bề bộn với rất
nhiều cung bậc. Có thể tóm tắt bằng hai câu thơ xuất thần của Phạm Tiến Duật, một
trong những thính giả rất yêu âm nhạc của ông: "Cây cúc đắng quên lòng mình đang
đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay...".

Ngõ 40 Vạn Bảo trên tầng 3 có một không gian đầy ắp màu xanh. Ở đó, khi
bước chân vào, ta như cảm nhận được cái nhỏ nhắn, chật chội nhưng ngăn nắp sạch sẽ
của một người Hà Nội cũ, một trí thức Hà thành trong một góc Hà Nội cổ.
Những căn phòng nhỏ bé bốn phía là những kệ sách xếp từ sàn cao lên tới đỉnh
nhà. Những bức tranh xinh xắn, những pho tượng của chủ nhân, và cây dương cầm nơi
cửa sổ nhìn ra ban công xanh mướt cây lá. Phòng nào trong căn hộ bé nhỏ này cũng có
một ô cửa sổ rộng ghé ra ban công đầy màu xanh.
Lạc vào nơi này, thấy tâm hồn mình bỗng dưng thư thái kỳ lạ, như thể ngoài
kia, chưa bao giờ có một Hà Nội đông đúc phố xá ồn ào, như thể ngàn năm nay, Hà
Nội vẫn bình yên, mơ mộng và dịu dàng một vẻ đẹp thanh bình sau những ô cửa ấy.
Đó là ngôi nhà của nhạc sỹ Phạm Tuyên - người từng được bạn bè và công
chúng yêu âm nhạc ái mộ ông gọi ông là kẻ sỹ của đất Bắc Hà.
Nhạc sỹ Phạm Tuyên ra tận cầu thang đón tôi. Không lạc đi trong những cảm
nhận của tôi về ông khi theo dõi cả một đời nhạc đồ sộ dọc theo suốt chiều dài lịch sử
của đất nước. Dáng cao cao thanh thoát, mái tóc nhuộm đen óng chải ngược lên kỹ
lưỡng, nước da hồng hào không đồi mồi làm cho ngoại hình của ông trẻ hơn hàng chục
tuổi.
Tuổi thơ hạnh phúc
Nhạc sỹ Phạm Tuyên là con thứ 9 của Chủ bút báo Nam Phong - vị Thượng thư
triều đình Huế Phạm Quỳnh. Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, Phạm Tuyên đã trải
qua những năm tháng ấu thơ thật hạnh phúc và ngọt ngào.
Mẹ ông, bà Lê Thị Vân vẫn thường kể cho các con cháu nghe sự kiện đáng nhớ
ngày bà sinh cậu con trai thứ 9 Phạm Tuyên. Đó là ngày 12/1/1930, tại căn nhà số 5


phố Hàng Da, Hà Nội, bà Vân trở dạ sinh ra một cái bọc. Khi lọt lòng mẹ, cậu bé
Phạm Tuyên vẫn nằm gọn trong bọc ối chưa vỡ, bà đỡ phải gỡ cái bọc ra mới đón
được cậu bé khôi ngô có đôi mắt to tròn đen láy.
Sự kiện sinh ra trong một cái bọc đã làm cho cha mẹ cậu bé chú ý đến cậu nhiều
hơn trong đàn con đông đúc 13 đứa của mình (vợ chồng Phạm Quỳnh sinh được 16
người con, nhưng nuôi được 13, bao gồm 5 trai và 8 gái. Phạm Quỳnh vẫn thường gọi
yêu các con là 5 chú voi và 8 nàng tiên).
Chủ bút báo Nam Phong Phạm Quỳnh đã thầm nghĩ về cậu con trai bé nhỏ với
biết bao hy vọng cậu bé sẽ làm nên sự nghiệp trong tương lai. Những ngày tháng đầu
tiên trong tuổi ấu thơ hạnh phúc của mình, cậu bé Phạm Tuyên lớn lên ở phố Đường
Thành, Hàng Bông, chợ Hàng Da, nơi có cột đồng hồ cổ kính và đặc biệt là có rạp hát
Olympia (nay là rạp Hồng Hà thuộc Nhà hát Tuồng Trung ương) mà các nhạc sỹ thời
kỳ đầu Tân nhạc Trần Ngọc Quang, Đặng Thế Phong... từng đến giới thiệu tác phẩm
mới.
Phải chăng, những nốt nhạc vang lên ở nơi hội ngộ các bậc anh tài trong âm
nhạc đã theo suốt cuộc đời của cậu bé Phạm Tuyên để rồi không ngẫu nhiên mà thành,
ông là người con duy nhất trong gia đình họ Phạm theo đuổi con đường âm nhạc và trở
thành một nhạc sỹ danh tiếng.
Người cha Phạm Quỳnh yêu thương các con bằng một tình yêu đặc biệt. Ông
chăm chút cho các con, tôn trọng tự do tuyệt đối của các con, tạo mọi điều kiện cho
các con phát huy thiên hướng của mình mà không hề có bất cứ một áp đặt nào.
Từ đầu thập kỷ 30 của thế kỷ trước, Phạm Quỳnh được bổ nhiệm làm Thượng
thư triều đình Huế. 6 tuổi, Phạm Tuyên theo gia đình cùng cha vào Huế, ở tại một biệt
thự có khuôn viên hoa lá xanh tươi bên bờ sông An Cựu tên là Hoa Đường.
Ở Huế, Phạm Tuyên học tại Trường Tiểu học Paul Bert gần cổng Thượng Tứ.
Tại đây, những giờ học âm nhạc với thầy Phán đã mang tới cho cậu học trò Hà thành
thế giới âm thanh đặc biệt của các bản cổ nhạc Lưu Thủy, Kim Tiền, Xuân Phong,
Long Hổ, Tứ Đại Cảnh qua cây đàn nguyệt.
Tan học về nhà, hồn cậu lại ngập tràn cổ nhạc trong tiếng đàn tranh của 8 nàng
tiên là các chị gái khi họ chăm chỉ luyện đàn dưới sự hướng dẫn của nghệ sỹ Tôn Nữ

Lệ Minh - phu nhân của tác giả "Tiếng thu" nổi tiếng Lưu Trọng Lư.
Cả nhà có hẳn một ban nhạc, mỗi khi ai đó cất giọng, mọi người lại thích hát
bè, tạo nên những hòa âm tuyệt vời. Các con trai còn được theo cha đi săn bắn, bơi lội
và câu cá trước dòng sông An Cựu.

Đi theo Cách mạng và làm nên nghiệp lớn
Tuổi thơ ấu êm đềm và ngập tràn hạnh phúc của cậu bé Phạm Tuyên trôi qua.
Năm 15 tuổi, một biến cố lớn trong gia đình, cha ông, Phạm Quỳnh mất, sau đó một
thời gian không lâu, mẹ ông, người đàn bà ở miền đất quan họ Bắc Ninh không biết
chữ nhưng thuộc ca dao, dân ca và Truyện Kiều như một nhà sưu tầm dân gian đã
buồn phiền lâm bệnh trọng mà qua đời.
Vậy là những năm tháng êm đềm trong vòng tay thương yêu của cha mẹ đã
chấm dứt. Cậu bé Phạm Tuyên cùng các anh chị bắt đầu ra đời lập nghiệp và một lòng
đi theo Cách mạng.
Cũng chỉ đến khi cậu bé Phạm Tuyên chính thức trở thành Anh Bộ đội Cụ Hồ
năm 1949, năng khiếu âm nhạc trong ông mới bắt đầu phát lộ hứa hẹn một sức vóc
vạm vỡ và dồi dào trong đề tài âm nhạc sau này. Tác phẩm đầu tay của đời lính là:
"Vào lục quân" khi Phạm Tuyên học ở Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn.
Tốt nghiệp sĩ quan lục quân, Phạm Tuyên về làm Đại đội trưởng phụ trách văn -
thể - mỹ Đội Thiếu sinh quân bé nhất của Trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Thái
Nguyên. Chính quãng thời gian gắn bó với các em thiếu nhi nơi đây đã cho Phạm
Tuyên một mảng đề tài vô cùng quan trọng trong âm nhạc của ông, đó là những ca
khúc viết cho thiếu nhi.
Cho đến bây giờ, sau 40-50 năm, những ca khúc thiếu nhi ông viết hồi đó vẫn
được trẻ em hát trong những ngày Tết Thiếu nhi, Rằm Trung thu của mình. Và có lẽ,
mãi muôn đời sau thì thiếu nhi Việt Nam sẽ còn cất vang lời ca trong những bài hát
thiếu nhi sống mãi với thời gian của ông:
"Chú voi con ở bản Đôn", "Chiếc đèn ông
sao", "Tiến lên đoàn viên", "Em làm trực nhật", "Bà còng", "Con cò bay lả bay la".
Nhạc sỹ Phạm Tuyên nói rằng: Âm nhạc cho người lớn hay cho thiếu nhi về

nghệ thuật đều bình đẳng. Chỉ có sự bình đẳng trong nghệ thuật mới giúp cho các tác
phẩm sống mãi với thời gian và sống trong lòng công chúng.
Năm 1958, nhạc sỹ Phạm Tuyên về công tác tại Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói
Việt Nam - nơi phát sóng truyền tải âm nhạc nước nhà, một nền âm nhạc cách mạng
không tách rời công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền
Nam.

×