Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu NHẠC SĨ NGUYỄN CƯỜNG: “TÔI CÒN SỨC MẤY MÀ YÊU” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.7 KB, 6 trang )

NHẠC SĨ NGUYỄN CƯỜNG: “TÔI
CÒN SỨC MẤY MÀ YÊU”


Nhạc sỹ Nguyễn Cường

Tuổi Mùi, người Hà Nội gốc, lớn lên ở phố cổ Hàng Bạc, tốt nghiệp khoa
sáng tác Nhạc viện Hà Nội... thế nhưng gắn bó với Tây Nguyên như một cơ duyên
đến mức nhiều người nhầm tưởng Nguyễn Cường là con của núi rừng. Dưới đây là
tâm sự của nhạc sĩ.
Nhạc sĩ Trần Tiến, bạn thân của tôi, đã có lần nhận xét: "Nguyễn Cường không
yêu lăng nhăng, nhưng yêu ai thì rất đắm đuối". Đối với tôi, đây không phải là một lời
khen mà là một nhận xét chính xác. Tôi nghĩ trái tim người đàn ông như cái nồi
"súpde", nếu xì nhiều lỗ thì không thể xì mạnh được. Người ta không đánh giá một
người đàn ông nhiều nam tính ở chỗ anh ta yêu nhiều. Điều quan trọng là yêu sâu sắc.
Tôi nghĩ một anh chàng mà yêu hai cô gái cùng một lúc thì chắc không phải là yêu rồi.
Còn trong âm nhạc ư? Tôi thừa nhận tình yêu là một phần rất quan trọng trong
cuộc sống và thời gian yêu chiếm gần hết cuộc sống của tôi. Nhưng đừng hiểu đơn
giản đó là tình yêu đôi lứa, tôi yêu cả cuộc đời này. Bạn cũng thấy, những tác phẩm
lớn trên thế giới đâu phải chỉ là những tác phẩm viết về tình yêu nam nữ mà là tình yêu
đất nước, là những suy tư của con người về nhiều thứ.
Tình ca của Hoàng Việt, tôi
nghĩ đến thời điểm này vẫn chưa ai vượt qua. Nó là tình yêu của cả cái chung và cái
riêng mà vẫn rất hay đấy chứ.
Thời trẻ tôi yêu say đắm, yêu nồng cháy, nhưng bây giờ thấy mình già rồi.
Trong Nam người ta dùng một từ mà tôi rất thích, đó là từ "sức mấy". Tôi sợ mình
"sức mấy" mà còn sức để yêu. Nếu ai nói tình yêu phi tuổi tác thì với tôi, ở tuổi này
chỉ còn những ký ức về tình yêu mà thôi. Cũng để hâm nóng những ký ức ấy, tôi phải
tạo ra những nét riêng để "trẻ hóa" chính mình. Con người tôi, 50% là cái mũ, 20% là
cặp kính và 30% là bộ ria. Mất một trong ba thứ đấy thì chẳng còn gì là Nguyễn
Cường nữa.


Đàn cầm dây vũ dây văn là tác phẩm viết dựa trên mối tình đầu của Nguyễn
Công Trứ với cô hát ả đào. Theo nhận xét của nhiều người thì chỉ đau nỗi đau của
người khác sẽ khó có tác phẩm da diết như thế. Nhưng với tôi thì người nghệ sĩ cũng
như những người bình thường khác, họ cũng trải nghiệm bằng chính cuộc sống của họ
và cả những người xung quanh. Nhưng nghệ sĩ hơn những người bình thường ở chỗ,
họ nói được cảm xúc của người khác trong khi làm cho người nghe cảm nhận rằng đó
là những cảm xúc, những trải nghiệm của chính họ. Một nghệ sĩ viết nhiều về tình yêu
có thể là người đàn ông yêu nhiều nhưng cũng có thể họ viết trên cảm xúc của người
khác, yêu bằng tình yêu của người khác.
Nếu hỏi tôi về hình tượng một người phụ nữ đẹp nhất thì tôi nói rằng người đó
chính là Thị Mầu. Đó là người phụ nữ đẹp nhất, nữ tính nhất. Bạn có biết tại sao lại
gọi cô ấy là Thị Mầu không? Bởi vì nó màu mỡ, nó nảy nở, nó tràn đầy sức sống. Sao
gọi là Kính? Đó là em kính chị nhưng em không dám yêu chị. Tôi đang chuẩn bị ra
CD tứ bình Thị Mầu do Ngọc Khuê trình bày, trong đó bài thứ ba có câu hát: "Hết oan
trái rồi Thị Kính làm duyên". Tôi cũng muốn cho cô Thị Kính được lấy chồng chứ để
cho bọn con trai nó thờ thì mệt quá.
Rất nhiều người phụ nữ đã hỏi tôi: Có bao giờ anh cảm thấy trống rỗng? Có
chứ, ví dụ như lúc này. Thường là qua một đợt làm việc căng thẳng tâm trạng tôi hay
như thế. Tôi đang viết một bài kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội có tên là
Gặp
gió sông Hồng
. Bài này tôi đã viết 8 năm rồi. Tôi có hai ca khúc viết về Hà Nội là Mãi
mãi tuổi thơ tôi Hà Nội
và Gặp gió sông Hồng, bài nào cũng viết lâu như thế.
Hà Nội là nơi tôi lớn lên với đầy ắp kỷ niệm, thế nhưng rất nhiều người cứ ngỡ
tôi là người Tây Nguyên. Chính điều đó cũng là điều rất tự hào đối với tôi. Từ lâu lắm
rồi, tôi đã coi mình là người con thực sự của Tây Nguyên, bà con trong đó cũng coi tôi
như thế. Mình ca ngợi quê hương họ, làm cho họ tự hào về mảnh đất của mình thì làm
sao họ không yêu mến mình được. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của người nghệ sĩ.
Một lần tôi đi từ cầu Bà Ri (Quy Nhơn) đến Gia Lai, anh bạn ở Sở VHTT Quy Nhơn

mặc cả mãi anh lái xe mới đồng ý giá 500 nghìn đồng. Trên đường đi, chẳng ai nói với
ai câu nào, đến tận khi hết xăng phải vào bơm, mấy anh bạn ở trạm xăng nhận ra tôi,
nên nói với anh lái xe: "Ông phải chạy xe cẩn thận, vì đây là một người đặc biệt của
Tây Nguyên đấy nhé". Đến Plâyku, khi tôi rút tiền ra trả thì anh lái xe nhất định không
nhận, anh ấy bảo: "Anh đã cho chúng tôi bao nhiêu, chẳng lẽ tôi lại không kỷ niệm
được anh một chuyến đi?". Ba bốn tiếng đi với nhau không nói một câu mà cuối cùng
lại làm cho mình vô cùng bất ngờ. Đấy, cái tình của người ta thế đấy. Tôi cũng vừa có
một chuyến đi Đăk Lăk về, viết bài theo đơn đặt hàng của cà phê Trung Nguyên ấy
mà.
Sự gắn bó của tôi với Tây Nguyên gần như là một "cơ duyên" đã được định sẵn.
Năm 1964, khi tốt nghiệp trung cấp violoncelle trường âm nhạc Hà Nội, tôi đã được
phân công về Đoàn văn công Tây Nguyên và ở lại đó 2 năm. Ngay lập tức, cái nắng,
cái gió, cafe và cả màu đất đỏ bazan của vùng đất hoang sơ này đã quyến rũ tôi. Năm
1981, tôi và nhạc sĩ Trần Tiến quay lại vùng đất này. Ấn tượng mạnh mẽ nhất của tôi
lúc ấy là được nghe người dân đánh chiêng trong một đêm uống rượu cần. Nhịp chiêng
ấy đã tạo cho tôi cảm xúc để viết bài hát
Nhịp chiêng buôn Kơ Siar với khúc mở đầu
"Đêm huyền thoại, Đêm dừng lại, tôi nghe từ buôn Kơ Siar...". Cũng năm 1981, ca
khúc
Hơ Zen lên rẫy của tôi đã được công chúng đón nhận khá là nồng nhiệt. Tôi nhớ
không chính xác, nhưng 40 năm qua, khoảng 60 ca khúc và tác phẩm khí nhạc đã ra
đời trên âm hưởng những giai điệu dân gian của vùng đất Tây Nguyên. Mỗi lần đến,
mỗi lần đi, cảm xúc lại đến, lại về, và một ca khúc mới ra đời.
Cuốn hút tôi, trước hết là con người Tây Nguyên, tâm hồn Tây Nguyên với
những chàng trai, cô gái Bana, Êđê và nền âm nhạc cũng như văn hóa độc đáo của họ.
Gần như bất cứ điều gì của vùng đất này cũng tạo nên những cảm xúc rất mới lạ, ví
như một lần Sở Văn hóa Thông tin Đăk Lăk mời tôi lên Tây Nguyên tổ chức trại sáng
tác. Mọi người ai cũng có tác phẩm, và tôi, với ấn tượng thật đặc biệt về lần trở về quê
hương thứ hai của mình nên đã "viết mà như không" về một
Còn thương nhau thì về

Buôn Mê Thuột
. Câu đầu tiên gần như thốt lên "gặp lại em, mùa mưa, con đường xưa
đây rồi...". Bài hát này, sau đó đã được khán giả rất thích thú, thậm chí một số người
còn vui vẻ đặt lời tạo ra những "dị bản" rất hay.
Tôi phải thú thực là tôi chưa hiểu nhiều về Tây Nguyên, nhưng tôi cảm được vẻ
đẹp của thiên nhiên, sự hiền hòa và thân thiện của con người nơi này. Chính vẻ đẹp ấy
đã giúp tôi sáng tác không phải bằng cái đầu tỉnh táo mà là một trái tim nóng bỏng, trái
tim ấy đã hòa nhịp với những người dân Tây Nguyên đáng yêu và rất thật thà. Tôi tuy
sống ở Hà Nội nhưng vẫn đi đi - về về Tây Nguyên. Vì đấy là quê hương thứ hai của
tôi, là vùng đất tôi chịu ơn sâu nặng. Có người từng hỏi, tại sao Nguyễn Cường là
người Hà Nội mà lại sáng tác nhạc Tây Nguyên? Câu trả lời rất đơn giản, chính vì tôi
là người Hà Nội nên tôi mới sáng tác nhạc Tây Nguyên. Vì Hà Nội là trung tâm của cả
nước, cả nước hướng về Hà Nội và Hà Nội hướng ra cả nước.
Nhiều nhạc sĩ có thể làm giàu bằng âm nhạc, bằng chính nghề nghiệp của mình.
Trong cuộc sống, tôi ít nhắc đến tiền, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi không cần
tiền. Và thực ra chẳng mấy ai là không cần tiền, cái quan trọng là cách mình ứng xử
với đồng tiền như thế nào. Ngoài thu nhập từ âm nhạc, tôi chẳng có khoản thu nào
khác, vậy thì tại sao mình không kiếm sống bằng nghề của mình. Có người còn cảnh

×