Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc khmer tây nam bộ hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 187 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHẤN ĐẤU

CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC KHMER TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHẤN ĐẤU

CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC KHMER TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS. Nguyễn Thị Kim Dung
2. TS. Lê Đình Thảo

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án

Nguyễn Phấn Đấu


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2. Kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề luận án tiếp tục
nghiên cứu
Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN

2.1. Một số khái niệm liên quan đến luận án
2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác dân vận
2.3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác dân vận
Chương 3: CƠNG TÁC DÂN VẬN TRONG ĐỒNG BÀO KHMER
TÂY NAM BỘ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG
VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

1

6
6
24
29
29
35
65

73
73

3.1. Đặc điểm vùng đất Tây Nam bộ và đồng bào dân tộc Khmer
3.2. Thực trạng công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây
Nam bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3.3. Một số vấn đề đặt ra trong công tác dân vận đồng bào Khmer
Tây Nam bộ

110

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC
DÂN VẬN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TÂY NAM BỘ
HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

119

4.1. Những nhân tố tác động đến cơng tác dân vận trong đồng bào dân tộc
Khmer Tây Nam bộ
4.2. Phương hướng công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer
Tây Nam bộ hiện nay
4.3. Giải pháp thực hiện công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer

Tây Nam bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

81

119
124
128
149
151
152
164


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CTDV

: Công tác dân vận

CTVĐ

: Công tác vận động

DC


: Dân chủ

DV

: Dân vận

ĐB

: Đồng bào

ĐBDT

: Đồng bào dân tộc

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐĐK

: Đại đoàn kết

TNB

: Tây Nam bộ


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng dân vận
(DV). Tư tưởng DV của Hồ Chí Minh là một tư tưởng lớn, nhất quán, xuyên suốt

trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn cách mạng của Người. Trên cơ sở nắm
vững lập trường, quan điểm và phương pháp, Người đã vận dụng sáng tạo những
luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong cách mạng,
về công tác vận động (CTVĐ) quần chúng tham gia vào sự nghiệp cách mạng và
sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Đồng thời, Người đã tiếp thu những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, những tinh hoa của nhân loại, những bài học kinh
nghiệm cách mạng các nước trên thế giới để xác lập tư tưởng của mình về DV với
những nội dung mới mẻ, khoa học, cách mạng. Tư tưởng DV của Hồ Chí Minh đã
trở thành đường lối tập hợp lực lượng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trải qua các
thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn quán triệt thực hiện tư tưởng DV của Hồ Chí
Minh, khơng ngừng tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết (ĐĐK) dân tộc,
củng cố mối quan hệ Đảng - Dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến
công tác dân vận (CTDV) và đã đạt được những thành tựu nhất định: Đời sống của
nhân dân được nâng lên, khối ĐĐK dân tộc được củng cố, mối quan hệ Đảng - Dân
được tăng cường, tạo nên thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam. CTDV trong
đồng bào dân tộc (ĐBDT) thiểu số được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi
đây là chính sách mang tầm chiến lược. Bởi đồng bào (ĐB) các dân tộc thiểu số là
đối tượng các thế lực thù địch tập trung thực hiện “âm mưu diễn biến hịa bình”.
Trong đó, Tây Nam bộ (TNB) - địa bàn có vị trí chiến lược - nơi có đơng ĐBDT,
tơn giáo sinh sống; đó cũng là nơi các thế lực thù địch ra sức chống phá quyết liệt.
Đặc biệt, chúng tập trung chủ yếu vào đối tượng ĐBDT Khmer. Trong khi đó,
ĐBDT Khmer TNB vừa là đối tượng quan trọng góp phần phát triển kinh tế, văn


2
hóa, xã hội và giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn, vừa là đối tượng các thế lực
thù địch luôn tập trung vận động, kêu gọi chống phá cách mạng, gây mất đoàn kết
dưới các chiêu bài dân chủ, dân tộc, tơn giáo…

Trong những năm qua CTDV nói chung, CTVĐ ĐBDT Khmer TNB nói
riêng đã làm chuyển biến tích cực trên nhiều mặt: Đời sống của ĐB từng bước
được nâng lên, luôn tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; ĐBDT Khmer TNB hăng hái chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, xây dựng nơng thơn mới, văn hóa truyền thống của ĐB được bảo
tồn và phát huy; ĐB ngày càng ý thức hơn về quyền làm chủ của mình, tham gia
thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra";
luôn tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể,
giám sát cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những thành tựu đạt được, CTVĐ ĐBDT
Khmer TNB không tránh khỏi những hạn chế nhất định: Đời sống của ĐB cịn
nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong ĐB còn cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
diễn ra còn chậm, việc áp dụng những thành tựu khoa học, cơng nghệ vào sản
xuất chưa hiệu quả. Trình độ giác ngộ về chính trị chưa cao: Một bộ phận khơng
nhỏ ĐBDT Khmer cịn ít quan tâm đến đời sống chính trị của đất nước, một bộ
phận chưa thật sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính
quyền, Nhà nước, cán bộ, đảng viên; một số ít ĐB thực hiện chưa nghiêm đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kể cả sư sãi,
người có chức sắc... Về văn hóa - xã hội, trình độ dân trí của ĐBDT Khmer chưa
có chuyển biến rõ nét; các tệ nạn xã hội, tiêu cực, phong tục lạc hậu, mê tín dị
đoan vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi; việc tranh chấp đất đai, khiếu kiện đơng người
vẫn cịn phức tạp, có lúc diễn ra gay gắt… Đặc biệt, hiện nay, toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh tạo được sức lan tỏa sâu rộng làm cho tư tưởng, đạo
đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của
đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ (DC), công bằng, văn minh.


3

Xuất phát từ tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của những vấn đề nêu trên,
tác giả chọn vấn đề "Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam
bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh" làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành
Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV. Trên cơ sở đó, vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện
có hiệu quả CTDV trong ĐBDT Khmer TNB hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, luận án thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.
- Phân tích, luận giải các khái niệm “công tác”, “dân vận”, “công tác dân
vận”, “CTDV theo tư tưởng Hồ Chí Minh”; phân tích, đánh giá nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh về CTDV.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra
những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt
ra trong CTDV đối với ĐBDT Khmer TNB hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện CTDV trong
ĐBDT Khmer TNB giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV
- Thực trạng và giải pháp thực hiện CTDV trong ĐBDT Khmer TNB theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tác giả tập trung làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
về CTDV và vận dụng vào CTVĐ ĐBDT Khmer TNB hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.
- Phạm vi không gian: Luận án tập trung ghiên cứu CTDV trong ĐBDT

Khmer theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở 6 tỉnh, 1 thành phố có đơng ĐBDT Khmer,


4
như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và Thành phố
Cần Thơ.
- Phạm vi thời gian: Tác giả khảo sát CTDV trong ĐBDT Khmer TNB hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến 2018. Sở dĩ, tác giả luận án chọn
năm 2007 nghiên cứu là đúng 15 năm thực hiện Chỉ thị số 68-CT/TW, của Ban Bí
thư về cơng tác ở vùng ĐBDT Khmer.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của của chủ nghĩa Mác - Lênin,
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDV; đặc
biệt, tập trung vào CTDV đối với ĐBDT thiểu số.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả luận án sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, như: Phương pháp lịch sử và logic,
phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh, khảo sát thực tiễn, phỏng
vấn chuyên gia….
- Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp,
thống kê và so sánh để làm rõ chương 1, 2, và 4; sử dụng phương pháp khảo sát
thực tiễn để làm rõ chương 3. Phương pháp điều tra xã hội học, tác giả sử dụng
1 bộ phiếu hỏi gồm 11 tiêu chí tập trung vào hai đối tượng: cán bộ, đảng viên
và người dân. Tác giả đã tiến hành khảo sát ở 5 tỉnh có đơng đồng bào Khmer
sinh sống.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV. Đặc biệt,
góp phần làm rõ ý nghĩa lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV.
- Luận án góp phần làm rõ những thành tựu, hạn chế yếu kém, nguyên nhân

và những vấn đề đang đặt ra đối với CTDV trong ĐBDT Khmer TNB theo tư tưởng
Hồ Chí Minh.
- Luận án đề xuất giải pháp thực hiện CTDV trong ĐBDT Khmer TNB hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.


5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV, khẳng định tính
tồn diện, sâu sắc và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Luận án phân tích, làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, đề xuất
giải pháp giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền của các địa phương có đơng
ĐBDT Khmer nhận rõ vai trị CTDV thời gian qua. Kết quả đó là cơ sở khoa học
cho các lãnh đạo khu vực TNB hoạch định chính sách, chương trình, kế hoạch …có
liên quan đến CTDV trong ĐBDT Khmer.
- Luận án đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thực hiện CTDV ĐBDT Khmer TNB
hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để
nghiên cứu, học tập, giảng dạy, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về
CTDV trong hệ thống các trường chính trị tỉnh, thành phố; các trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện thị xã, thành phố; luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục
vụ nghiên cứu về CTDV của cơ quan Đảng, Nhà nước, vận dụng vào CTVĐ ĐBDT
Khmer ở TNB.
Đây cũng là tài liệu tham khảo, giúp cán bộ, đảng viên, các tổ chức đổi
mới CTDV nhằm nâng cao chất lượng CTDV trong ĐBDT thiểu số nói chung,
CTDV trong ĐBDT Khmer TNB nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình nghiên cứu của tác

giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương, 11 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan tư tưởng dân vận Hồ Chí
Minh và sự vận dụng tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh
* Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh
Sách "Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh" (nhân kỷ niệm 45 năm
bài báo “Dân vận” của chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời) [9]. Nội dung bao gồm 3 phần:
Việc DV rất quan trọng; DV để làm cho nước ta là nước dân chủ và DV khéo thì
việc gì cũng thành cơng, với 35 bài viết. Nội dung cuốn sách, các tác giả đã tập
trung làm rõ xuất xứ và hoàn cảnh ra đời, vai trị và tác dụng của bài báo. Ngồi ra,
các bài viết tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về CTDV trong lịch sử, chủ nghĩa
Mác - Lênin và quan niệm của Hồ Chí Minh; một số bài viết xác định nội dung,
mục đích và phương thức CTDV. Đặc biệt, các tác giả đã dành phần quan trọng liên
hệ thực tiễn CTDV trong sự nghiệp đổi mới. Đây là tài liệu quý báu để tác giả đã
nghiên cứu, kế thừa.
Tác giả Nguyễn Thạc Hân trong quyển: "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân vận" [65], đã trình bày những vấn đề cơ bản về nội dung, phương thức DV, chỉ
ra mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước, chính quyền với quần chúng, nhân dân… Tác
giả còn đề cập một số quan điểm chính sách đối với giai cấp cơng nhân, nơng dân,
thanh niên và vấn đề ĐĐK tồn dân tộc. Đặc biệt, cuốn sách đã làm rõ sự vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về DV của Đảng, Nhà nước trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa.

Sách của Đàm Văn Thọ, Vũ Hùng: “Mối quan hệ giữa Đảng và Dân trong
tư tưởng Hồ Chí Minh” [134] bao gồm 5 chương: Khái niệm dân và những quan
điểm, thái độ khác nhau về dân trong lịch sử; Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về mối quan hệ giữa Đảng và Dân - Những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí
Minh về Dân và Đảng; Nội dung chủ yếu của mối quan hệ giữa Đảng và Dân trong


7
tư tưởng Hồ Chí Minh; Thực trạng và nguyên nhân tồn tại của mối quan hệ Đảng
và Dân hiện nay; Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và Dân trong thời kỳ mới trên
cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách làm rõ khái niệm Dân và những quan điểm
khác nhau về Dân trong lịch sử, nguồn gốc hình thành và nội dung chủ yếu của tư
tưởng Hồ Chí Minh về Dân, về Đảng cầm quyền và mối quan hệ gắn bó máu thịt
giữa Đảng và Dân. Từ đó, nêu lên thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường mối
quan hệ giữa Đảng và Dân trong thời kỳ mới. Trong phần: Nội dung chủ yếu của
mối quan hệ giữa Đảng và Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả đã chỉ rõ: Tăng
cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Dân là một trong những nhân tố quan
trọng nhất tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng; Đảng dựa vào Dân, Dân tin Đảng là
nhân tố bảo đảm sự đúng đắn của đường lối và tạo nên cao trào cách mạng; Nêu cao
vai trò lãnh đạo của Đảng để phát huy quyền làm chủ của nhân dân; Đưa đường lối
của Đảng vào cuộc sống, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; Đảng cùng
dân kiên quyết chống tệ nạn tham ơ, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn khác trong bộ
máy của Đảng và Nhà nước. Đó là những nội dung có ý nghĩa, luận án sẽ tiếp thu
và kế thừa.
Bài viết "Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh nhân dân và cơng tác dân
vận" [78], của tác giả Phạm Văn Khánh đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của
CTDV, nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh về CTDV, đặc biệt khi Đảng trở thành Đảng
cầm quyền. Tác giả khẳng định tư tưởng bao trùm về DV của Hồ Chí Minh là vì lợi
ích của dân, quyền hành ở nơi dân,… Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp
phần động viên và tổ chức lực lượng toàn dân đẩy mạnh cơng ngiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuyền trong bài viết “Phương pháp dân vận của Chủ
tịch Hồ Chí Minh qua bài báo Dân vận - Giá trị và ý nghĩa thực tiễn” [149], chủ
yếu tập trung làm rõ phương pháp DV. Theo tác giả, phương pháp DV Hồ Chí
Minh là: Ĩc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Tác giả đi vào
luận giải, đánh giá làm nổi bật từng nội dung phương pháp DV và cho đây là vấn đề
Hồ Chí Minh đặt ra với những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt đối với cán bộ DV.


8
Bài viết “Dân, dân chủ, dân vận trong tư tưởng Hồ Chí Minh” [115] của tác
giả Bùi Đình Phong đã khẳng định các phạm trù dân, DC và DV là 3 nội dung quan
trọng xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh; lần lượt làm rõ từng phạm trù, quan niệm
của Hồ Chí Minh về dân; việc thực hành DC và phát huy quyền làm chủ theo quan
niệm Hồ Chí Minh; đề cập đến DV, bài viết phân tích ba phương diện những vấn đề
lý luận về CTDV; quy luật của CTDV và thực hành CTDV phải đi vào thực tiễn,
phải nêu gương.
* Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến sự vận dụng tư tưởng dân vận Hồ
Chí Minh
Sách "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác dân vận trong thời kỳ đổi mới ở
nước ta hiện nay" [130] là tập tài liệu được biên soạn công phu, tập hợp những bài
viết, các văn bản: Nghị quyết, chỉ thị, quyết định về CTDV. Cuốn sách có 3 phần:
Thứ nhất, là những bài viết mang tính lý luận liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về DV; thứ hai, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về DV trong thời kỳ đổi mới ở
nước ta hiện nay là tập hợp những văn bản của Đảng, Nhà nước, các bài viết về
CTDV trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh; thứ ba, tổng hợp những
đoạn trích, câu nói của Hồ Chí Minh về CTDV.
Tác giả Dương Xuân Ngọc trong bài viết “Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo
tiến hành cơng tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [109], đã khẳng định
CTDV là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng đất

nước ta, là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đối với chính
quyền và tồn xã hội. Nội dung chính của bài viết tập trung vào bốn vấn đề: CTDV
vì lợi ích của quần chúng, bảo vệ lợi ích cho nhân dân; thực hành DC là phương
thức cơ bản của CTDV; DV phải hướng tới mục tiêu đoàn kết; DV và CTDV là sự
nghiệp của cả hệ thống chính trị. Ngồi ra, bài viết cịn xác định những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu của CTDV theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong bài viết “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng tác dân vận hiện
nay” [140], tác giả Nguyễn Tường Tiệm đã làm nổi bật bốn vấn đề: Thứ nhất, làm
CTDV phải học theo cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh mộc mạc, dễ hiểu, gần
gũi; thứ hai, thực hành CTDV phải nói, phải giải thích cho nhân dân hiểu rõ; thứ ba,


9
cán bộ DV phải rèn luyện phong cách làm việc gần dân, sát dân, nắm “dân tâm, dân
tình, dân ý”; thứ tư, cán bộ làm CTDV phải nêu gương, làm cho “dân tin, dân phục,
dân yêu”.
Tác giả Đinh Hữu Cường trong bài viết “Học tập và làm theo tư tưởng dân
vận Hồ Chí Minh” [48] đã trình bày khái niệm, xác định mục tiêu, nội dung,
phương thức, đối tượng CTDV theo tư tưởng Hồ Chí Minh; CTDV của Đảng thời
gian qua đã tập trung thực hiện những định hướng lớn, các mục tiêu nhiệm vụ giữ
vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội,…; CTDV trong tình hình mới phải
khơng ngừng nâng cao trình độ, năng lực cơng tác cho cán bộ làm CTDV.
Bài viết "65 năm thực hiện tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh" [80], của tác
giả Hà Thị Khiết đã khẳng định giá trị lý luận của tác phẩm “Dân vận”, tác phẩm
là kim chỉ nam để Đảng ban hành nhiều nghị quyết liên quan đến CTDV. Qua đó,
tác giả đã chỉ ra những thành tựu cơ bản về CTDV của đảng hiện nay, cụ thể: Nội
dung, phương thức lãnh đạo của Đảng về CTDV được đổi mới; Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng không ngừng đổi mới nội dung
phương thức hoạt động; CTDV của các cơ quan nhà nước ngày càng được tăng
cường; phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tham gia xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc không ngừng được đẩy mạnh. Mặt khác, tác giả cũng chỉ ra những
điểm hạn chế, yếu kém của CTDV thời gian qua và đề xuất một số nội dung để
nâng cao chất lượng CTDV trong tình hình mới.
Tác giả Nguyễn Thế Trung trong bài viết: “Tác phẩm “Dân vận” của Bác
Hồ mãi soi đường cho công tác dân vận của Đảng” [147] đã khẳng định tác phẩm
“Dân vận” của Hồ Chí Minh có nội dung, ý nghĩa rất to lớn và quan trọng trong di
sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm là bản “tuyên ngôn”, là “cương lĩnh”, là “kim
chỉ nam” về CTDV của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Tác giả lần lượt đi vào làm
rõ khái niệm, nhiệm vụ CTDV, lực lượng DV, phương pháp làm DV,… Đặc biệt,
tác giả khẳng định sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng qua hơn 30 năm
đổi mới đã đạt được những thành công, thắng lợi quan trọng trên các lĩnh vực kinh
tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.


10
1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơng tác dân vận và
công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer
* Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơng tác dân vận
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách: “Lý luận và
kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận” [110], gần 30 bài
viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ban, ngành, các nhà
khoa học, nội dung cuốn sách đã đưa ra những phân tích hết sức sâu sắc, tồn diện,
làm nổi bật cơ sở lý luận, thực tiễn và những kinh nghiệm của CTDV trong thời
gian qua, như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về DV; đổi mới nội dung, phương thức vận
động quần chúng; xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; đổi mới
CTDV nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và tăng cường khối ĐĐK dân
tộc; DV và thực hiện CTDV theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Bắt đầu từ đạo đức,… Có
thể nói, các bài viết cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của CTDV và xem đây là công
tác rộng lớn, nhạy cảm bao trùm mọi mặt đời sống, do đó luôn phải đúc rút từ hoạt
động thực tiễn để kịp thời định ra chủ trương, chính sách hợp lịng dân, thể hiện

đúng tư tưởng “lấy dân làm gốc”, “dân là chủ và dân làm chủ”.
Sách "Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trong thời kỳ mới"
[133] của Nguyễn Tiến Thịnh bao gồm hai phần, viết về CTDV của chính quyền
và một số kinh nghiệm thực tiễn về CTVĐ quần chúng của các cấp, các ngành từ
trung ương đến địa phương. Trong đó, các tác giả đi vào làm rõ quan điểm Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì
dân; nhà nước DC tư tưởng Hồ Chí Minh; mối quan hệ giữa Chính phủ với nhân
dân là quan hệ gắn bó, máu thịt,… Cuốn sách cịn đánh giá thực trạng, đề xuất
những kiến nghị về CTDV chính quyền cơ sở và một số kinh nghiệm thực tiễn về
CTVĐ quần chúng ở trung ương, như: Công tác dân nguyện của Quốc Hội,
CTDV ở Bộ Tài nguyên và Môi trường và kinh nghiệm ở một số địa phương:
Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Đăk Lăk, Nghệ An,…
Sách “Một số vấn đề về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay” của
Nguyễn Thế Trung [146], tập trung gần 20 bài viết của tác giả được chọn đăng
trên các tạp chí, kỷ yếu khoa học thuộc các ban, bộ, ngành trung ương. Cuốn sách


11
có giá trị cả về lý luận và thực tiễn về CTDV, như: Vận dụng tư tưởng V.I.Lênin
vào CTVĐ quần chúng ở nước ta hiện nay; Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về
CTDV để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của
CTDV trong sự nghiệp cách mạng của Nhà nước; thực hiện CTDV là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; tăng cường mối quan hệ Đảng - Dân trong
giai đoạn hiện nay,… Một số kinh nghiệm thực tiễn trong CTDV, như: Phát huy
vai trò của Mặt trận Tổ quốc, vai trò của Nhân dân, vai trò của Tổng cục Chính trị
trong CTDV; đẩy mạnh phong trào thi đua “DV khéo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay,…
Sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận người dân tộc thiểu số trong thời kỳ
mới” của Thào Xuân Sùng [125], ngoài phần mở đầu và kết luận, quyển sách có 3
chương tập trung làm rõ một số vấn đề có tính chất lý luận cũng như thực tiễn về
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DV người dân tộc thiểu số. Cụ thể, quyển sách

làm rõ cơ sở lý luận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam về CTDV và xây dựng đội ngũ cán bộ DV người dân
tộc thiểu số; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ DV người dân tộc thiểu số qua 30
năm đổi mới - nguyên nhân và kinh nghiệm. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, quyển
sách đã đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc
thiểu số đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030.
Bài viết của Đinh Thế Huynh: “Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác quần
chúng - Thực tiễn và một số kinh nghiệm” [73] đã khẳng định vai trò to lớn của
CTVĐ quần chúng đối với cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Đáng chú ý từ sau đổi mới cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt
Nam có nhiều nghị quyết quan trọng về CTDV, đóng góp những thành tựu to lớn
cho cách mạng Việt Nam: Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; thắt
chặt tinh thần ĐĐK dân tộc; mối quan hệ giữa Đảng - dân gắn bó, mật thiết,… Tuy
nhiên, từ những yếu tố chủ quan, khách quan tác động, cách mạng Việt Nam cũng
không tránh khỏi những hạn chế, yếu kém. Đặc biệt, điểm nhấn của bài viết đã rút
ra một số kinh nghiệm trong công tác quần chúng của Đảng Cộng sản Việt Nam.


12
Cụ thể: Phải quán triệt sâu sắc trong tư tưởng và thực hiện nhất quán trong công tác
hằng ngày của Đảng và của từng cán bộ, đảng viên quan điểm mấu chốt: sự nghiệp
cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Khơng ngừng củng cố tăng
cường khối ĐĐK toàn dân tộc là một trong những phương châm, phương thức cơ
bản để đạt được những thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng; Động lực thúc đẩy
phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài
hịa các lợi ích, thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân; Các hình thức tập
hợp nhân dân phải đa dạng, phong phú, thiết thực và hữu ích; Cơng tác quần
chúng và việc khơng ngừng nâng cao vai trị, hiệu quả của cơng tác quần chúng là
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đồn thể nhân dân, của tồn bộ hệ thống
chính trị; Phát huy cao độ tính tích cực xã hội và sức sáng tạo của nhân dân trong

các thời kỳ cách mạng, đặc biệt là, trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước
gắn với sự kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nét đặc sắc
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong CTVĐ quần chúng.
Bài "Làm tốt công tác dân vận, liên hệ mật thiết với nhân dân là truyền
thống tốt đẹp và sức mạnh vô địch của Đảng" [144], là bài phát biểu của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Hội nghị tồn quốc triển khai Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các chỉ thị, kết luận của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư về CTDV. Nội dung bài phát biểu chỉ ra những thành tựu và
hạn chế của CTDV trong thời gian qua; xác định CTDV là một trong sáu nhiệm vụ
trọng tâm của Đảng; bài phát biểu đã khẳng định quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò to lớn của nhân dân và một trong những bài
học tổng kết 30 năm đổi mới là: luôn qn triệt quan điểm lấy dân làm gốc, vì lợi
ích của nhân dân, dựa vào nhân dân,… Đặc biệt, bài phát biểu còn đánh giá thực
trạng việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân hiện nay và đi đến
khẳng định hai nội dung cơ bản: Thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân là một chủ trương chiến lược, là vấn đề cơ bản trong đường lối của Đảng
ta. Một vấn đề hết sức quan trọng là phải kiên quyết, tích cực làm trong sạch đội
ngũ của Đảng.


13
* Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến CTDV trong ĐBDT Khmer
Đề tài "Một số giải pháp nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer ở
Tây Nam bộ trong giai đoạn hiện nay" [129], do Lê Tăng (Chủ nhiệm). Đề tài đánh
giá thực trạng đời sống của ĐBDT Khmer, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
nâng cao đời sống cho ĐB. Đề tài đã đề ra các giải pháp góp phần nâng cao đời
sống của ĐBDT Khmer TNB. Các tác giả khẳng định: thời gian qua, đời sống
ĐBDT Khmer TNB đã có những chuyển biến tích cực, nhờ sự quan tâm tích cực
của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra một bộ phận khơng nhỏ
ĐBDT Khmer vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Từ đó, các tác giả đề xuất những giải
pháp nhằm góp phần nâng cao đời sống của ĐBDT Khmer TNB. Trong đó, đặc biệt

quan tâm những đề xuất về việc tăng cường đầu tư vốn, chuyển giao khoa học công
nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của ĐBDT Khmer, nâng cao trình độ
dân trí, phát huy DC.
Nghiên cứu về cơng tác xóa đói giảm nghèo vùng ĐBDT Khmer TNB, có
một số bài viết liên quan, như: Tác giả Nguyễn Xn Châu với bài viết "Cơng tác
xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào Khmer Nam bộ - thực trạng, nguyên nhân và
giải pháp" [42], tác giả Lê Ngọc Thắng có bài viết "Quan điểm và giải pháp đối với
những nơng dân Khmer khơng có đất và thiếu đất sản xuất nơng nghiệp tại tỉnh Sóc
Trăng" [131], tác giả Vũ Đình Mười viết: "Về sự nghèo đói ở người Khmer" [105],
bài viết "Bất ổn sinh kế và di cư lao động của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu
Long" [81] của tác giả Ngô Thị Phương Lan. Các tác giả đã làm rõ một số vấn đề
như: Đánh giá thực trạng, nguyên nhân đói nghèo của ĐBDT Khmer Nam bộ; quan
điểm sinh kế và di cư lao động của ĐBDT Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) là vấn đề quan trọng hiện nay; các tác giả cũng làm rõ các chính sách
phát triển kinh tế và sinh kế, việc di cư lao động nông thôn - đô thị của ĐBDT
Khmer ở TNB. Trên cơ sở phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân, các tác giả đã đề
xuất giải pháp có tính khả thi để làm tốt hơn cơng tác xóa đói giảm nghèo vùng
ĐBDT Khmer nói chung.
Tác giả Sơn Song Sơn trong bài viết "Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết
các dân tộc Tây Nam bộ trong thời kỳ mới, hội nhập" [123], đã trình bày đặc điểm


14
định cư của các dân tộc TNB. Họ sống xen kẽ, gần gũi và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
trong đấu tranh giành tự do, độc lập dân tộc; đặc biệt là trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Theo tác giả, khối ĐĐK dân tộc được củng cố, giữ
vững và phát huy nhờ vào đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước.
Theo đó, đời sống ĐB các dân tộc, trong đó có ĐBDT Khmer, không ngừng được
cải thiện. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới khu vực TNB vẫn còn tồn tại nhiều khó
khăn, thách thức. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khối

ĐĐK dân tộc trong khu vực: Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán
triệt chính sách ĐĐK; thực hiện đồng bộ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội với
chính sách dân tộc, tôn giáo; đồng thời phải chú trọng công tác xóa đói giảm nghèo,
nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài ĐBDT thiểu số; quan tâm phát huy vai trị người
có uy tín trong ĐBDT, tơn giáo; kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, hành
động của các thế lực thù địch hòng chia rẽ khối ĐĐK dân tộc.
Tác giả Xuân Bằng trong bài viết “Đồng bào Khmer An Giang xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội” [37], đã cho biết An
Giang là vùng đất có nền văn hóa hết sức độc đáo, được tạo nên từ sự giao thoa văn
hóa của ĐB Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Theo tác giả, cùng với các dân tộc khác,
ĐBDT Khmer An Giang đã có nhiều đóng góp cho cách mạng giải phóng của dân
tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước. Chính vì vậy, thời
gian qua đã xuất hiện những mơ hình, cách làm sáng tạo trong việc xây dựng khối
đoàn kết bền chặt ở An Giang. Tác giả đã kết luận, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
và sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả nên khối ĐĐK dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang
ln bền chặt góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDT Khmer.
Bài viết: Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
- động lực phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh
[158] của tác giả Đình Vũ cho rằng, những năm qua, tỉnh Trà Vinh tập trung chỉ
đạo cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở", cuộc
vận động đã tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống ĐBDT Khmer. Tuy
nhiên, theo tác giả vẫn còn khơng ít những tồn tại, hạn chế nhất định. Do đó, tác giả
đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để giữ gìn văn hóa truyền thống và nâng cao đời


15
sống ĐBDT Khmer, như: tiếp tục thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII; thực hiện có hiệu quả chính sách, đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, việc
làm cho ĐBDT Khmer; tuyên truyền, vận động ĐB thực hiện nếp sống văn hóa ở
khu dân cư, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu…

Luận án tiến sĩ "Phát triển đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer
Nam bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay" [107] của Trần Thanh Nam đã đi vào
trình bày, phân tích các yếu tố liên quan đến đời sống tinh thần, trong đó có nhiều
yếu tố ảnh hưởng, tác động đến đời sống tinh thần của ĐBDT Khmer ĐBSCL.
Luận án đã đề ra hệ thống giải pháp, nhằm phát huy các giá trị truyền thống văn
hóa ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL, góp phần củng cố khối ĐĐK dân tộc trong giai
đoạn mới.
Luận án tiến sĩ "Phát huy giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sơng Cửu
Long góp phần củng cố khối đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay" [120] của
Huỳnh Thanh Quang đã nêu lên những giá trị văn hóa ĐBDT Khmer ĐBSCL, đồng
thời khẳng định tầm quan trọng của các giá trị văn hóa đó đối với sự phát triển của
ĐBDT Khmer TNB. Luận án còn làm rõ mối quan hệ giữa việc phát huy giá trị văn
hóa với củng cố khối ĐĐK dân tộc; tác giả cũng làm rõ đặc điểm cư trú, giá trị kiến
trúc, hội họa, điêu khắc; nhà ở, trang phục đến các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng,
tơn giáo. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tác giả đề xuất một số giải pháp phát huy
giá trị văn hóa ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL; đó là việc: nâng cao nhận thức của
cấp ủy đảng, chính quyền đối với việc phát huy giá trị văn hóa Khmer vùng
ĐBSCL; quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ĐBDT
Khmer, rút ngắn sự chênh lệch về mọi mặt giữa dân tộc Khmer với các dân tộc
khác trong khu vực; phát triển giáo dục gắn với nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ,
trí thức đối với ĐBDT Khmer; đặc biệt phải có cơ chế nhằm bảo tồn, phát huy
những giá trị văn hóa làm cơ sở để xây dựng ý thức ĐĐK dân tộc trong ĐBDT
Khmer và giữa dân tộc Khmer với các dân tộc khác trong khu vực.
Tác giả Nguyễn Hữu Thọ trong bài viết: “Vai trị ngơi chùa trong xây dựng
nông thôn mới ở cộng đồng người Khmer tỉnh Kiên Giang” [135], đã khẳng định
tầm quan trọng của ngôi chùa trong đời sống văn hóa người Khmer tỉnh Kiên


16
Giang. Tác giả cho rằng đây là nơi thờ tự linh thiêng vừa là nơi sinh hoạt văn hóa

của cộng đồng phum, sóc. Ngơi chùa Khmer là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa
truyền thống của tộc người, nơi đây đã, đang và sẽ tiếp tục chi phối tâm thức của
ĐBDT Khmer. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới hiện nay, nhất là các địa phương
có đơng ĐBDT Khmer ở tỉnh Kiên Giang đã và đang tiến hành xây dựng nơng thơn
mới có sự tham gia tích cực của nhà chùa, của đội ngũ sư sãi, bởi đó là trụ cột
thiêng liêng của tộc người Khmer. Tác giả đi sâu vào nghiên cứu ý nghĩa ngôi chùa
trong đời sống của người Khmer và ngơi chùa ở hiện tại có vai trị quan trọng trong
xây dựng nơng thơn mới. Đặc biệt, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm
phát huy vai trị của ngơi chùa trong xây dựng nông thôn mới ở vùng ĐBDT Khmer
tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. Trong đó, có những giải pháp đáng chú ý, như:
Xem ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa theo tiêu chí nhà văn hóa của chương
trình xây dựng nơng thơn mới; phát huy và kết hợp hài hịa vai trị của các tổ chức
chính trị - xã hội với vai trò của các vị sư trong chùa Khmer; cần lồng ghép các tiêu
chí trong xây dựng nông thôn mới vào những buổi sinh hoạt văn hóa truyền thống
của ĐBDT Khmer; phát huy vai trị của đội ngũ sư sãi để vận động ĐBDT Khmer
chung tay xây dựng nơng thơn mới; phát huy vai trị người có uy tín trong ĐBDT
Khmer tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới,…
Bài viết “Một số vấn đề về văn hoá tâm linh của người Khmer hiện nay dưới
góc độ tâm lý học” [62] của Hồng Mạnh Đồn đã chỉ ra một đặc điểm tâm lý của
ĐBDT Khmer, như: thích sống quần tụ với nhau; sống đồn kết, giúp đỡ nhau để
sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi; tôn trọng già làng; cả tin, ghét giả dối; nhiệt tình,
tự giác trong cơng việc chung,…Trong phần một số vấn đề về văn hóa tâm linh của
ĐBDT Khmer, tác giả nêu lên nhiều vấn đề nhưng đáng quan tâm là việc tu hành ở
ĐBDT Khmer khơng có sư nữ, người con trai mới sinh ra đã là một tín đồ của Phật
giáo Tiểu Thừa.
Tác giả Trần Viết Hơn trong bài viết "Phát huy vai trò của sư, sãi trong
phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS với đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang"
[74], đã chỉ ra An Giang có nhiều dân tộc, tơn giáo sống hịa quyện với nhau, trong
đó, ĐB Khmer tập trung ở vùng biên giới, tiếp giáp với Campuchia. Theo tác giả



17
thống kê ĐB Khmer ở đây có trên 86.500 người, 65 chùa với gần 600 sư sãi. Xuất
phát từ địa hình cư trú lâu đời - vùng núi biên giới - nơi các tệ nạn xã hội diễn ra
công khai, phức tạp, nhất là nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS rất cao. Xuất phát từ
thực trạng trên, tác giả đã chỉ ra một trong những giải pháp quan trọng là phát huy
vai trò của các vị sư trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để nâng cao
hiểu biết của ĐBDT Khmer về việc lây nhiễm HIV, cũng như kiến thức phòng
chống lây nhiễm.
Đề tài "Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc
Khmer ở cơ sở xã, phường, thị trấn khu vực Tây Nam bộ" [68] do Nguyễn Thái
Hòa, Vụ Địa phương III, Ban Tổ chức Trung ương, (Chủ nhiệm). Đề tài đi vào trình
bày khái quát đặc điểm của ĐBDT Khmer TNB. Các tác giả đánh giá một cách hệ
thống, cụ thể những ưu điểm, hạn chế về đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ người
dân tộc Khmer ở xã, phường, thị trấn TNB. Trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân,
đề tài chỉ ra phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ người ĐBDT Khmer ở cơ sở các tỉnh TNB thời gian tới.
Tác giả Huỳnh Thanh Quang trong bài viết "Đào tạo cán bộ người dân tộc
Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long" [119], đã đưa ra quan điểm công tác
đào tạo cán bộ người Khmer ở các tỉnh ĐBSCL thời gian qua còn nhiều hạn chế,
hiệu quả chưa cao. Trong đó, cán bộ là ĐBDT Khmer, tham gia cấp ủy các cấp
chưa đạt theo quy định. Chính vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để
xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer ở các tỉnh ĐBSCL nhằm đáp ứng yêu cầu
trong giai đoạn mới, trong đó chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Khmer;
quan tâm công tác tạo nguồn cán bộ là người dân tộc; cần có chính sách đãi ngộ đối
với cán bộ người Khmer.
Tác giả Vĩnh Trọng trong bài viết "Sóc Trăng quy hoạch đào tạo, sử dụng
cán bộ người dân tộc Khmer" [145], đã đánh giá thực trạng Sóc Trăng là tỉnh có
đơng ĐBDT Khmer, cho nên các cấp ủy Đảng luôn quan tâm củng cố, nâng cao
chất lượng hoạt động hệ thống chính trị nơi có đơng ĐBDT Khmer sinh sống, nhất

là việc xây dựng lực lượng cốt cán trong ĐB dân tộc, đội ngũ cán bộ, đảng viên dân
tộc Khmer. Theo tác giả, phần lớn cán bộ dân tộc Khmer luôn phát huy tốt đạo đức


18
cách mạng và năng lực của mình để hồn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên việc đào
tạo cán bộ dân tộc Khmer cũng gặp khơng ít khó khăn. Chính vì vậy, tác giả đã đề
xuất một số giải pháp cơ bản, trong đó, giải pháp tối ưu là tập trung quan tâm xây
dựng lực lượng nòng cốt; đồng thời, phải thực hiện tốt chính sách quy hoạch, đào
tạo, bố trí, sử dụng cán bộ dân tộc Khmer.
Thào Xuân Sùng trong bài viết “Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc
thiểu số hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [124], chỉ rõ tầm quan trọng công tác
cán bộ theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lý luận về cơng tác cán bộ theo
tư tưởng Hồ Chí Minh về hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ,
thương yêu cán bộ phê bình cán bộ,… tác giả đã đề xuất một số giải pháp trong việc
xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh. Tác giả chỉ ra một số vấn đề cơ bản cần thực hiện: Xây dựng đội ngũ cán bộ
người dân tộc thiểu số vững mạnh là một nhiệm vụ mấu chốt để thực hiện quyền
bình đẳng dân tộc, đồn kết nội bộ, ĐĐK các dân tộc; phải coi trọng cả hai loại cán
bộ dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, kết hợp tốt, đồn kết tốt hai lực lượng đó sẽ
mang đến sự thành công; kết hợp chặt chẽ giữa tạo nguồn cán bộ với phát hiện cán
bộ trưởng thành từ trong thực tiễn hoạt động phong trào của quần chúng; chú trọng
công tác phát triển Đảng ở vùng ĐBDT thiểu số,..
Tác giả Bùi Minh Đạo trong bài viết "Dân tộc Khmer trong công cuộc bảo
vệ và xây dựng quốc gia Việt Nam" [60], đã khẳng định vai trò của ĐBDT Khmer
TNB trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam, tác giả đã liệt kê ra hàng loạt tổ chức, cá nhân đóng góp to lớn
cho cách mạng Việt Nam nói chung, vùng đất TNB nói riêng; bài viết cịn làm rõ
kết quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ ở vùng ĐBDT
Khmer, đồng thời dự báo những tồn tại, khó khăn, mâu thuẫn trong thời gian tới.

Tác giả Nguyễn Việt Hùng trong bài viết "Vụ gây rối của tăng sinh trường
Paly Sóc Trăng và vấn đề đặt ra" [75], đã thông tin trong thời gian qua, các thế lực
thù địch luôn lợi dụng các chiêu bài “dân tộc” và “tơn giáo” để kích động ĐBDT
Khmer nhằm chống phá chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.
Các hoạt động chống phá của chúng đã ít nhiều tác động tiêu cực đến quá trình phát


19
triển, phát huy sức mạnh ĐĐK toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói riêng,
khu vực và cả nước nói chung. Cụ thể là vụ gây rối của tăng sinh trường Bổ túc Văn
hóa Paly Trung cấp Nam bộ (Sóc Trăng), hành động này có sự tác động, chỉ đạo
của bọn phản động từ bên ngoài. Theo tác giả cần nâng cao chất lượng CTVĐ quần
chúng nói chung, vận động ĐBDT Khmer TNB nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển mới.
Bài viết: “Bộ đội Biên phòng: Đẩy mạnh cơng tác dân vận trong giữ gìn an
ninh trật tự trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia” [83] của Võ Văn Lẹ khẳng
định tầm quan trọng của CTVĐ quần chúng, nhân dân cùng với bộ đội biên phịng
góp phần gìn giữ an ninh trật tự trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Tác giả
chỉ rõ tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. Các
thế lực thù địch liên tục tiến hành chống phá gây khó khăn trong cơng tác bảo vệ
chủ quyền an ninh biên giới nước ta. Các tổ chức phản động người Việt Nam lưu
vong, các hội nhóm Khmer Crôm tăng cường hoạt động lôi kéo người vào tổ chức,
tìm cách xâm nhập về Việt Nam. Ngồi ra, tội phạm hình sự, bn lậu, gian lận,…
thường xun diễn ra. Thời gian qua, bộ đội biên phòng trên tuyến biên giới Việt
Nam - Campuchia đã ra sức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phong trào
“Quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc giới và giữ gìn an ninh trật tự
thôn, ấp ở khu vực biên giới”. Tuy nhiên, để an ninh trật tự vùng biên được đảm
bảo, giữ vững, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản: Cần nhận thức sâu sắc
vai trò, vị trí CTVĐ quần chúng; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn
dân, các cấp, các ngành, đoàn thể, phải dựa vào dân để bảo vệ biên giới; gắn bó

mật thiết với dân, nắm chắc tâm tư nguyện vọng của dân, chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho nhân dân; phải đổi mới tồn diện, đồng bộ các
khâu, xác định rõ mục đích, nội dung, biện pháp, đối tượng để vận động cho phù
hợp với đặc điểm tình hình địa bàn dân cư khu vực biên giới và chăm lo xây dựng
lực lượng chuyên trách.
Đề tài "Đổi mới nội dung và phương thức vận động đồng bào Khmer tỉnh
Sóc Trăng trong tình hình mới" [126], do Nguyễn Hữu Tám (Chủ nhiệm). Đề tài
đi vào nghiên cứu một số vấn đề, như: đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa; tín


20
ngưỡng, tôn giáo và lễ hội của ĐBDT Khmer tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, các
tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn chế về nội dung và phương thức vận động
ĐBDT Khmer tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua; chỉ ra những nguyên nhân cơ
bản dẫn đến thực trạng đó và rút ra những bài học kinh nghiệm. Đặc biệt, để
đổi mới nội dung và phương thức vận động ĐBDT Khmer tỉnh Sóc Trăng giai
đoạn mới, đề tài đã đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và những giải
pháp cơ bản.
Luận án tiến sĩ “Công tác vận động đồng bào Khmer của các Đảng bộ xã,
phường, thị trấn ở Tây Nam bộ trong giai đoạn hiện nay” [136] của Đặng Trí Thủ
đã làm rõ khái niệm, nội dung và phương thức tiến hành CTVĐ ĐBDT Khmer của
các Đảng bộ xã, phường, thị trấn ở các tỉnh TNB, đánh giá kết quả và thực trạng
CTVĐ ĐBDT Khmer của các Đảng bộ xã, phường, thị trấn ở các tỉnh TNB, chỉ ra
các nguyên nhân và kinh nghiệm của hoạt động này. Đề xuất những giải pháp chủ
yếu nhằm góp phần tăng cường CTVĐ ĐBDT Khmer của các Đảng bộ xã, phường,
thị trấn ở các tỉnh TNB đến năm 2020.
Tác giả Lê Khắc Bình trong bài viết “Bộ đội biên phịng tỉnh Sóc Trăng với
cơng tác vận động đồng bào dân tộc Khmer” [40], đã đánh giá nhờ thực hiện chủ
trương của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Chỉ thị số 68-CT/TW của Ban Bí thư
(khóa VI) về cơng tác ở vùng ĐBDT Khmer, nên đời sống của ĐBDT Khmer ở tỉnh

Sóc Trăng khơng ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, lĩnh vực cơng tác này ở Sóc
Trăng cũng gặp khơng ít khó khăn. Cuối bài viết, tác giả đưa ra một số giải pháp
chủ yếu góp phần tăng cường CTVĐ ĐBDT Khmer.
Tác giả Phạm Thị Nhung trong bài viết "Đoàn B30 nâng cao chất lượng
công tác vận động đồng bào dân tộc Khmer" [112], đã xác định vai trị của Đồn
B30 trong CTVĐ ĐBDT Khmer; nhiệm vụ tuyên truyền, vận động ĐBDT Khmer
của Đoàn B30 trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước; việc phối hợp với cấp ủy đảng và chính quyền địa phương
nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ĐBDT Khmer hiện nay.
Tác giả Hứa Khánh Vy trong bài viết "Đảng bộ cơ sở các tỉnh, thành khu
vực Tây Nam bộ với công tác dân vận trong đồng bào Khmer" [159], đã tập trung


×