Tải bản đầy đủ (.doc) (192 trang)

Thực hiện bình đẳng dân tộc ở tây nguyên hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.92 KB, 192 trang )

bộ quốc phòng

học viện chính trị


nguyễn Sỹ HọA

THựC HIệN BìNH ĐẳNG DÂN TộC ở TÂY
NGUYÊN
HIệN NAY THEO TƯ Tởng hồ chÝ minh
Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số

: 62 22 85 01

luËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. GS, TS Trịnh Quốc Tuấn
2. TS Lê Đại Nghĩa


Hµ Néi - 2010


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, trích dẫn trong luận ¸n lµ trung


thùc vµ cã xuÊt xø râ rµng, luËn án cha
từng đợc công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào.
Tác giả luận án

NGUYễN Sỹ HOạ


MỤC LỤC
Trang
Bìa phụ
1
Lời cam đoan
2
Mục lục
3
Danh mục các chữ viết tắt
4
Mở đầu
5
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân
tộc, chính sách dân tộc và bình đẳng dân tộc
10
1.2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề dân tộc,
thực hiện bình đẳng dân tộc ở Tây Nguyên và những vấn
đề liên quan đến đề tài chưa được nghiên cứu

15
Chương 2 THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở TÂY
NGUYÊN HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
22
2.1 Bình đẳng dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng
dân tộc ở Việt Nam
22
2.2 Thực chất và vai trị của thực hiện bình đẳng dân tộc ở
Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
50
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
TRONG THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở
TÂY NGUYÊN HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
73
3.1 Thực hiện bình đẳng dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay theo
tư tưởng Hồ Chí Minh - thực trạng và nguyên nhân
73
3.2 Những vấn đề đặt ra trong thực hiện bình đẳng dân tộc ở
Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
104
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC
THỰC HIỆN TỐT HƠN NỮA BÌNH ĐẲNG DÂN
TỘC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY THEO TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
115
4.1 Những nhân tố tác động và phương hướng thực hiện bình
đẳng dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh

115
4.2 Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt hơn nữa bình đẳng
dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
125
Kết luận
164
Danh mục cơng trình khoa học của tác giả đã cơng bố có liên quan đến
đề tài luận án
166
Danh mục tài liệu tham khảo
167
Phụ lục
177
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

01

Bình đẳng dân tộc

BĐDT

02


Chỉ thị

CT

03

Chính sách dân tộc

CSDT

04

Chính trị quốc gia

CTQG

05

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

06

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

07


Dân tộc thiểu số

DTTS

08

Front Unifie de Lutte de Races Opprimess

FULRO

09

Hà Nội

H.

10

Hệ thống chính trị

HTCT

11

Nhà xuất bản

Nxb

12


Nghị quyết

NQ

13

Quân đội nhân dân

QĐND

14

Quyết định



15

Tỉnh uỷ

TU

16

Trang

tr.

17


Trung ương

TW

18

Vườn - ao - chuồng

VAC

19

Vườn - ao - chuồng - ruộng

VACR

20

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình đẳng dân tộc là một nguyên tắc, nội dung cơ bản trong giải quyết
vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trung thành và vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc và BĐDT, Hồ Chí Minh đã giải
quyết vấn đề dân tộc, BĐDT phù hợp với đặc điểm dân tộc Việt Nam và đạt

hiệu quả trên thực tế. Do đó, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về BĐDT là cơ sở lý luận trực tiếp của quan điểm, CSDT, BĐDT
của Đảng và Nhà nước ta. Để biến những tư tưởng, giá trị bình đẳng thành
hiện thực trong đời sống các dân tộc ở Việt Nam, vấn đề tiên quyết là phải
trung thành và tiếp tục vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực hiện BĐDT trên thực tế nhằm phát huy sức
mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
Tây Nguyên là vùng chiến lược về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh
của cả nước; là địa bàn cư trú của 45 dân tộc, nhưng trình độ phát triển kinh tế
- xã hội của các dân tộc không đều nhau, nơi đang tiềm ẩn những nhân tố bất
ổn định về vấn đề dân tộc, BĐDT. Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc nói chung
và thực hiện BĐDT nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển Tây Ngun, là vấn đề có tính nguyên tắc trong thực thi CSDT nhằm
bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc và phát huy khối đại đồn kết dân
tộc trên địa bàn, góp phần “xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững về
chính trị, phát triển nhanh về văn hoá - xã hội, mạnh về quốc phòng, an ninh,
tiến tới xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế động lực”[27, tr.2].
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt, vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT vào thực hiện BĐDT ở Tây Nguyên đạt
được kết quả tích cực; đời sống mọi mặt của đồng bào các dân tộc, nhất là


6
đồng bào các DTTS từng bước được nâng cao, quyền bình đẳng mọi mặt từng
bước thể hiện trong đời sống của các dân tộc. Tuy nhiên, trong thực hiện
BĐDT trên địa bàn còn những hạn chế, khuyết điểm nhất định. Biểu hiện có
lúc, có nơi nhận thức chưa đầy đủ, thậm chí hiểu chưa đúng tư tưởng Hồ Chí
Minh về BĐDT; việc tổ chức thực hiện BĐDT thiếu sáng tạo, có sự sai lệch,
vi phạm dẫn đến hiệu quả trên thực tế chưa cao; các chính sách hỗ trợ xố đói,

giảm nghèo vùng DTTS chưa được triển khai tích cực và hiệu quả chưa đạt
được như mong muốn. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho
sự chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc trên địa bàn chậm được khắc
phục. Do vậy, thực hiện BĐDT ở Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là
vấn đề cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển Tây Nguyên đang đặt ra yêu cầu mới:
“Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh ở Tây nguyên phải
quán triệt sâu sắc chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước; kết hợp đồng bộ
cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh…; phải gắn liền với tiến bộ
và công bằng xã hội…; gắn chặt với xây dựng và củng cố hệ thống chính trị
vững mạnh”[27, tr.3]. Tuy nhiên, trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay đang còn
tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định chính trị. Trong thập kỷ đầu tiên
của thế kỷ XXI, trên địa bàn đã xảy ra những vụ bạo loạn chính trị có tính chất
phản cách mạng vào những năm 2001, 2004 và 2008. Tình hình trên do những
nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Một mặt, do các thế lực thù địch
ra sức lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo hịng tạo cớ can thiệp, làm “ngịi nổ”,
cùng với chống phá trên các lĩnh vực khác để “quốc tế hoá” vấn đề dân tộc ở
Tây Nguyên, tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Chúng cố tình xuyên tạc
chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, CSDT của Đảng,
Nhà nước nhằm làm giảm lòng tin của đồng bào đối với Bác Hồ, Đảng và Nhà
nước ta. Đồng thời, chúng lợi dụng những yếu kém trong tổ chức thực hiện


7
BĐDT, sự bất BĐDT trên thực tế nhằm chia rẽ khối đồn kết Kinh - Thượng,
kích động tư tưởng ly khai, tự trị gây mất ổn định chính trị trên địa bàn.
Mặt khác, không thể phủ nhận nguyên nhân chủ quan đó là sự yếu kém
của HTCT các cấp, nhất là HTCT ở cơ sở trong thực hiện CSDT, BĐDT; nhận
thức, niềm tin và ý thức tự vươn lên của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên
còn hạn chế. Tình hình trên địi hỏi Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành mà

trực tiếp là HTCT các cấp và đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên phải tiếp tục
quán triệt và vận dụng sáng tạo hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm thực hiện
tốt BĐDT, từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các
dân tộc. Đây là giải pháp góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng
nước ta trên địa bàn Tây Nguyên. Do đó, thực hiện BĐDT theo tư tưởng Hồ
Chí Minh là vấn đề vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, góp phần đưa
Tây Nguyên cùng cả nước tiến lên CNXH.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện bình đẳng dân tộc
ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ Triết
học chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. Đề tài này có ý nghĩa lý luận,
thực tiễn thiết thực, vừa cấp bách vừa cơ bản, lâu dài.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Nghiên cứu đề xuất những luận cứ khoa học nhằm thực hiện tốt BĐDT ở
Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
BĐDT ở Việt Nam và những vấn đề lý luận về thực hiện BĐDT ở Tây
Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.


8
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và phát hiện những vấn
đề cấp bách đặt ra cần tập trung giải quyết trong thực hiện BĐDT ở Tây
Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thực
hiện tốt hơn nữa BĐDT trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng:
Nghiên cứu vấn đề thực hiện bình đẳng dân tộc ở Tây Nguyên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
* Phạm vi:
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT trong quan hệ giữa các
dân tộc ở Việt Nam và thực hiện BĐDT trên địa bàn Tây Nguyên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận, thực tiễn
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và BĐDT.
Thực tế quá trình thực hiện CSDT, BĐDT ở nước ta, nhất là ở Tây
Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức thực hiện của Nhà nước, các cấp,
các ngành, các địa phương là cơ sở thực tiễn của luận án.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; đặc biệt chú trọng phương pháp lô gíc và lịch sử,
phân tích và tổng hợp; kết hợp với các phương pháp chuyên ngành: điều tra
xã hội học, điền dã dân tộc học, quan sát, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn
và phương pháp chuyên gia.


9
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học
- Khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
BĐDT ở Việt Nam;
- Làm rõ thực chất thực hiện BĐDT ở Tây Nguyên hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh;
- Chỉ ra những vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay trong thực hiện BĐDT ở
Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt BĐDT ở Tây
Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận án góp phần làm sáng tỏ nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về BĐDT; cung cấp một số cơ sở lý luận và thực tiễn cho lãnh đạo
Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt hơn CSDT,
BĐDT, góp phần làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, xây
dựng địa bàn Tây Nguyên giàu mạnh và phát triển bền vững. Luận án có thể
được dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy những nội dung có liên quan ở
các nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục cơng
trình khoa học của tác giả đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, chính sách dân
tộc và bình đẳng dân tộc
1.1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề dân tộc và bình đẳng dân tộc
Ở nước ta, tư tưởng Hồ Chí Minh là đối tượng của một khoa học mới Hồ Chí Minh học, đang được triển khai nghiên cứu một cách nghiêm túc, hệ
thống, toàn diện và đạt được những thành tựu quan trọng. Trong đó, tư tưởng
của Người về vấn đề dân tộc và BĐDT đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. TS Hoàng Trang - TS Phạm Ngọc Anh, trong cuốn sách “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”[115],

đã đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và BĐDT ở cấp độ quốc
gia - dân tộc trong quan hệ quốc tế; khẳng định thực chất vấn đề dân tộc là
giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc
thực dân, thực hiện độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; đồng thời, luận giải
rõ việc giải quyết vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong các giai
đoạn cách mạng. Giáo sư Song Thành, trong cuốn sách “Hồ Chí Minh - nhà
tư tưởng lỗi lạc”[105], đã trình bày một cách hệ thống, làm nổi bật tính sáng
tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc, đại
đồn kết dân tộc và BĐDT ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề BĐDT trong mối
quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam còn những khía cạnh tiếp tục cần nghiên
cứu thấu đáo.
Tập thể tác giả do TS Dương Quốc Dũng (chủ biên), trong cuốn sách
“Bình đẳng và đồn kết dân tộc ở Việt Nam - hỏi và đáp”[23], đã trình bày
khái quát những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT. Trong


11
cuốn “Cơng bằng và bình đẳng xã hội trong quan hệ tộc người ở các quốc gia
đa tộc người”, PGS. TS Nguyễn Quốc Phẩm đã trình bày tư tưởng của các
nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ
cơng bằng, bình đẳng xã hội giữa các tộc người dưới góc độ chính trị - xã hội
và đưa ra quan niệm: “Bình đẳng giữa các tộc người trong một quốc gia đa
tộc người là một giá trị định hướng nhằm đảm bảo thực hiện quyền của mỗi
tộc người được tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong quan hệ
gắn bó hữu cơ với các tộc người khác trong một quốc gia đa tộc người. Bình
đẳng giữa các tộc người bao hàm cả bình đẳng trong quyền lợi và nghĩa vụ
của các công dân thuộc các tộc người”[99, tr.145]. Tuy nhiên, tác giả chưa
trình bày một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT từ nội dung cơ
bản đến vai trị của nó đối với thực hiện BĐDT ở Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu trên là nguồn tư liệu phong phú để tác giả kế

thừa trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT và thực hiện BĐDT ở
Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề dân tộc, thực hiện
chính sách dân tộc và bình đẳng dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
Về vấn đề dân tộc: trên cơ sở nhận thức đúng vị trí chiến lược của vấn đề
dân tộc trong cách mạng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra quan điểm,
CSDT đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Tại Hội nghị Trung
ương lần thứ Bảy (Khoá IX) tháng 3 năm 2003, Đảng ta ra nghị quyết chuyên
đề Về công tác dân tộc nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò chiến lược cơ
bản, lâu dài của vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc; chỉ ra thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân của công tác dân tộc trong thời gian qua; trên cơ sở đó xác định
những quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, nội dung, giải pháp thực hiện công
tác dân tộc trong thời gian tới. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã
quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó, bài “Mấy vấn đề bức thiết đối


12
với các vùng dân tộc thiểu số hiện nay”[59] của đồng chí Nơng Đức Mạnh, đã
phân tích những vấn đề cấp bách đặt ra đối với đồng bào các DTTS hiện nay,
để chỉ đạo việc vận dụng trong quá trình hoạch định CSDT nhằm xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã có những cơng
trình mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc tập trung nghiên cứu vấn đề dân tộc
ở Việt Nam, có liên quan đến vấn đề mà tác giả luận án này đang nghiên cứu.
Trong đó, có cuốn sách “Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân
tộc”[126] của GS Đặng Nghiêm Vạn; công trình “Góp phần nghiên cứu dân tộc
học Việt Nam”[18] của GS. TS Phan Hữu Dật đã đưa ra cách tiếp cận hợp lý về
khái niệm dân tộc, nguồn gốc, quá trình hình thành một số dân tộc ở Việt Nam,
đặc điểm kinh tế - xã hội ở một số vùng DTTS, quan hệ dân tộc ở nước ta…
Những vấn đề nghiên cứu trong cơng trình này góp phần làm cơ sở cho Đảng,

Nhà nước ta tham khảo để hoạch định CSDT phù hợp với giai đoạn cách mạng
hiện nay. Tuy nhiên, tác giả chưa bàn trực tiếp đến vấn đề BĐDT trong quan hệ
giữa các dân tộc ở Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chính sách dân tộc ln được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu,
tổng kết kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp, cung cấp cơ sở cho Đảng,
Nhà nước ta bổ sung, hoàn thiện trong q trình thực hiện CSDT trên thực tế.
Cơng trình “Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện
nay”[101] do PGS. TSKH Phan Xuân Sơn, ThS Lưu Văn Quảng (đồng chủ
biên), là cơng trình khoa học mang tính chất tổng kết lý luận và thực tiễn sâu
sắc về CSDT ở nước ta. Trong đó, các tác giả tiếp tục khẳng định BĐDT là
một nguyên tắc, nội dung cơ bản trong CSDT của Đảng và Nhà nước ta trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Bàn về vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện CSDT
của Đảng và Nhà nước ta, có cuốn sách “Quân đội nhân dân Việt Nam thực


13
hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới”(2002) do
TS Mẫn Văn Mai chủ biên. Trong đó, các tác giả đã tìm hiểu thực trạng tổ
chức thực hiện những chính sách cụ thể, các lực lượng tham gia thực hiện
CSDT, thành tựu, hạn chế, giải pháp thực thi CSDT, trong đó có đề cập đến
nội dung chung về BĐDT. Luận án tiến sĩ Triết học “Quân đội nhân dân Việt
Nam trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà
nước hiện nay”[122] của Phạm Văn Tuấn, đã xác định tầm quan trọng, đặc
điểm và những giải pháp phát huy vai trò của Quân đội ta trong thực hiện
chiến lược đại đoàn kết tồn dân tộc. Trong đó, tác giả có đề cập tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đồn kết dân tộc - một nội dung gắn liền với BĐDT.
Những công trình khoa học nêu trên đã giúp cho tác giả nhìn nhận một
cách khái quát về thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước ta, nhất là vai trò
của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, những cơng trình trên chưa có

điều kiện trực tiếp bàn đến vấn đề thực hiện BĐDT ở Tây Nguyên - vùng
chiến lược trọng điểm của cả nước.
Vấn đề BĐDT và việc tổ chức thực hiện BĐDT ở nước ta đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu. Trong đó có cuốn sách “Bình đẳng dân tộc ở nước ta hiện nay
- vấn đề và giải pháp”[123] của GS. TS Trịnh Quốc Tuấn, đã tập trung nghiên
cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về BĐDT ở Việt Nam. Tác giả đã luận
giải một số khía cạnh nhận thức về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc, những
vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc ở vùng dân
tộc, miền núi ở nước ta. Trên cơ sở trình bày lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT, đặc điểm dân tộc, quá trình lãnh đạo và tổ chức
thực hiện CSDT ở Việt Nam, tác giả đã đề xuất hệ thống nhóm giải pháp thực
hiện BĐDT ở nước ta. Đây là những giải pháp có thể tham khảo và vận dụng
đối với từng vùng trong cả nước. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện BĐDT ở Tây
Nguyên cần được nghiên cứu một cách cụ thể và đầy đủ.


14
Các tác giả: Hồng Đức Nghi với bài “Xố đói giảm nghèo ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”[94] và Hà Quế Lâm “Xố đói
giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải
pháp”[50], đã nghiên cứu vấn đề cơ bản của thực hiện BĐDT ở nước ta là xố
đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, miền núi và vùng đồng bào DTTS.
Trong đó, các tác giả đề cập khá rõ những giải pháp nhằm đẩy nhanh quá
trình xố đói, giảm nghèo ở vùng DTTS.
Trong cuốn sách “Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các
dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay”[12], do GS. TS
Hồng Chí Bảo (Chủ biên), đã phân tích lý luận về dân tộc, quan hệ dân tộc
và CSDT theo quan điểm đổi mới của Đảng, đánh giá thực trạng, phát hiện
các vấn đề quan hệ dân tộc - tộc người và thực hiện CSDT ở các vùng trọng
điểm, đề xuất phương hướng, quan điểm, giải pháp chung thực hiện bình đẳng

và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc ở nước ta. Trong đó, nhiều nội dung
được các tác giả bàn đến có liên quan đến vấn đề BĐDT ở Tây Nguyên. Như
vấn đề bảo đảm bình đẳng gắn với tăng cường đồn kết giữa các dân tộc là
một trong những nguyên tắc thực hiện CSDT ở nuớc ta nói chung và ở vùng
DTTS nói riêng. Tuy nhiên, các tác giả chưa nghiên cứu giải pháp thực hiện
BĐDT ở Tây Nguyên với tư cách là một đề tài độc lập.
Bài “Quan niệm về công bằng, bình đẳng và tương trợ cùng phát triển
giữa các tộc người ở Việt Nam”[49], TS Bùi Thị Ngọc Lan đã đưa ra một số
cách tiếp cận chung về vấn đề cơng bằng, bình đẳng xã hội và tương trợ cùng
phát triển giữa các dân tộc ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp trong quá
trình thực hiện những vấn đề đó. Đây là tài liệu tham khảo để tác giả luận án
đưa ra quan niệm về BĐDT ở Việt Nam.
Như vậy, các nhà khoa học đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến BĐDT
ở nước ta trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng vấn đề thực hiện BĐDT ở
Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được bàn một cách trực tiếp.


15
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề dân tộc, thực hiện
bình đẳng dân tộc ở Tây Nguyên và những vấn đề liên quan đến đề tài
chưa được nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề dân tộc, thực hiện
bình đẳng dân tộc ở Tây Nguyên
Từ xưa đến nay, Tây Nguyên là địa bàn luôn thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Nhận thức rõ vị trí tầm quan trọng của Tây Nguyên, các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước ta đã sớm nêu những tư tưởng về vấn đề dân tộc, đoàn kết dân
tộc trên địa bàn. Trước năm 2000, có tác phẩm: “Tây Ngun đồn kết tiến
lên”[19] của Tổng Bí thư Lê Duẩn; bài “Đưa đồng bào các dân tộc Đắk Lắk lên

chủ nghĩa xã hội”(1983) của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh. Đến
năm 2006, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Công ty tư vấn đào tạo và phát triển
Dương Đơng (DDI) có cuốn “Tây Ngun trên đường phát triển bền vững” đã
tập hợp những bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận,
Bộ Quốc phịng về Tây Ngun nói chung khá tồn diện. Tổng Bí thư Nơng
Đức Mạnh - “Tây Ngun vùng đất giàu đẹp của Tổ quốc”; Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng - “Phát triển nhanh và bền vững vùng Tây Nguyên”; Chủ tịch nước
Trần Đức Lương - “Để Tây Nguyên phát triển ngang tầm cùng cả nước”; Chủ
tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt - “Đồng
bào các dân tộc qua 60 năm đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo lời dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; Mai Văn Năm, Phó trưởng ban thường trực Ban
Chỉ đạo Tây Nguyên - “Tây Nguyên quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết
10”; Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - “Thế trận
lòng dân Tây Nguyên” và những bài của các đồng chí lãnh đạo các tỉnh ở Tây
Nguyên. Trong những bài viết trên, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
ban, ngành, địa phương đã tập trung phân tích những đặc điểm địa lý, tự nhiên,


16
kinh tế, văn hoá, xã hội, dân tộc, truyền thống… và xác định những quan điểm
chỉ đạo, cụ thể hoá những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù
hợp với tính đặc thù Tây Nguyên.
Về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, trong thời kỳ thực
dân Pháp xâm lược, một số cơng trình của các tác giả người Pháp có quan
điểm tiến bộ khi nghiên cứu về các dân tộc ở Tây Nguyên, như:
G.Condominas Về người M’nông Ga; J. Dournes Về người Gia Rai; Bulbe Về
người Mạ… Trong đó, các tác giả đã khảo cứu về nguồn gốc, văn hố, tín
ngưỡng, phong tục của một số dân tộc đã sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên.
Kết quả của các nghiên cứu đó tuy chưa tồn diện và ban đầu chỉ nhằm phục
vụ cho công cuộc xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta và Tây

Nguyên, nhưng trong đó chứa nhiều nội dung bổ ích được nhiều nhà Dân tộc
học Việt Nam kế thừa và phát triển.
Trong thời kỳ 1954 - 1975, người Mỹ đã tăng cường nghiên cứu về các
dân tộc Tây Nguyên nhằm duy trì ách cai trị của chủ nghĩa thực dân mới trên
vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng này. Tiêu biểu là các tác phẩm:
“Những nhóm tộc người chính ở Nam Việt Nam” của G. Hickey; “Những
nhóm thiểu số ở Cộng hồ Nam Việt Nam” do tướng Westmoreland chủ
biên... Trong đó, các tác giả đã phân tích khá sâu sắc đặc điểm tự nhiên, văn
hoá, dân tộc ở vùng Nam Trung bộ, đặc biệt là Tây Nguyên. Nhưng họ
thường có ý nhấn mạnh vấn đề sắc tộc, làm cho người đọc hiểu sai lệch về
quan hệ dân tộc ở địa bàn này.
Sau năm 1975, đã có một số cơng trình chun khảo về dân tộc, quan hệ
dân tộc ở Tây Nguyên như: “Tây Nguyên”(1980) của Hoàng Văn Huyền;
“Các dân tộc ở Gia Lai”(1981) do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên; “Đại cương
về các dân tộc Êđê, M’nông ở Đắk Lắk”(1982) của Bế Viết Đẳng và các đồng
tác giả; “Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng”(1983) do Mạc Đường (chủ biên), đã


17
bàn về nguồn gốc tộc người, đặc điểm kinh tế - xã hội các DTTS tại chỗ ở
Tây Nguyên, những quan hệ nảy sinh từ vấn đề dân tộc.
Quan hệ dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên trong những năm cuối thế kỷ
XX tiếp tục được các nhà khoa học nghiên cứu. Đề tài cấp bộ “Xu hướng vận
động của quan hệ dân tộc khu vực Tây Nguyên và đặc điểm CSDT đối với
Tây Nguyên”(1994 - 1995) do PTS Nguyễn Văn Nam làm chủ nhiệm. Trong
đó, các tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xu hướng vận động
quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, từ đó xác định phương hướng, giải pháp xây
dựng và thực hiện CSDT phù hợp với đặc điểm Tây Nguyên. Tuy đã nhấn
mạnh đến xu hướng xích lại gần nhau giữa các dân tộc, nhưng nhóm nghiên
cứu chưa đề cập những mầm mống, nguyên nhân làm rạn nứt khối đoàn kết

dân tộc từ tình trạng bất bình đẳng giữa các dân tộc ở địa bàn.
Góp phần nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cấp bách về quan hệ dân
tộc, đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, PGS.TS Trương Minh Dục có cơng trình
nghiên cứu: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở
Tây Nguyên”[21] và cuốn sách chuyên khảo “Xây dựng và củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên”[22]. Tác giả đã trình bày quan điểm chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc; nhận định xu hướng phát triển quan hệ dân
tộc sự tác động ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hố, tín ngưỡng tơn giáo đến đời sống và quan hệ giữa các dân tộc ở Tây Nguyên; đánh giá quá
trình xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới, từ
đó đề xuất một số phương hướng giải quyết vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc
Tây Nguyên. Tuy nhiên, vấn đề BĐDT có quan hệ mật thiết và là cơ sở của đoàn
kết, tác giả mới chỉ đề cập trên một số khía cạnh nhất định.
Bài “Giải quyết việc làm và thu nhập trong quá trình xố đói giảm
nghèo ở Tây Ngun”[92] của TS Nguyễn Văn Nam, đã đánh giá khái quát


18
những kết quả và hạn chế trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào
các DTTS trong quá trình xố đói, giảm nghèo, xác định những nội dung cơ
bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập bằng các chính sách hỗ trợ
cho đồng bào. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong thực hiện
BĐDT ở Tây Nguyên.
Hiện nay, giữ vững ổn định chính trị là vấn đề tác động trực tiếp đến sự
phát triển bền vững ở Tây Nguyên; đồng thời là điều kiện rất cơ bản để thực
hiện bình đẳng giữa các dân tộc trên địa bàn. Từ góc nhìn đó, cuốn sách “Một
số giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây Nguyên hiện nay”[45], do
PGS. TS Phạm Hảo làm chủ biên, đã phân tích tình hình dân tộc, quan hệ dân
tộc và sự tác động của nó đến sự ổn định chính trị, lý giải nguyên nhân, rút ra
bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đồng bộ nhằm giữ vững ổn định

chính trị trong q trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Luận án tiến sĩ
Triết học của Nguyễn Trường Sơn “Phát huy vai trò bộ đội địa phương trong
xây dựng hệ thống chính trị cơ sở làm thất bại chiến lược “diễn biến hồ
bình” của địch trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay”[102]. Trong đó, tác giả đã
làm rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá Tây Nguyên của các thế lực thù
địch và phân tích những biểu hiện vai trị HTCT cơ sở ở Tây Nguyên trong
đấu tranh phòng, chống “diễn biến hồ bình” trên địa bàn này. Đồng thời, tác
giả cũng chỉ ra vai trò, thực chất, thực trạng và đề xuất những nhóm giải pháp
nhằm phát huy vai trị của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Nguyên trong tham
gia xây dựng HTCT ở địa bàn làm thất bại chiến lược “Diễn biến hồ bình”
của các thế lực thù địch.
Tuy nhiên, những cơng trình khoa học trên chưa bàn đến vấn đề thực
hiện BĐDT ở Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách một đề tài
độc lập. Đây là vấn đề quan trọng có ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn
cần nghiên cứu thấu đáo, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển
Tây Nguyên bền vững của Đảng ta hiện nay.


19
Vấn đề thực hiện CSDT ln gắn với chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nước ta trên địa bàn Tây Nguyên, đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Trong đó có: bài “Thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tơn
giáo ở Tây Ngun”[98] của PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm đã phân tích chỉ rõ
sự đan xen của vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo; đánh giá một cách khái quát
tình hình thực hiện CSDT, chính sách tơn giáo ở Tây Ngun và chỉ ra những
vấn đề cấp bách cần giải quyết trong thời gian tới.
Luận án tiến sĩ Triết học “Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong
công tác vận động đồng bào có tơn giáo ở Tây Ngun hiện nay”[117] của
Nguyễn Như Trúc, đã chỉ ra những đặc điểm, xác định vai trị của Qn đội
trong cơng tác vận động đồng bào có tơn giáo, phát hiện mâu thuẫn và đề xuất

một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trị của Qn đội ta trong cơng tác
vận động đồng bào có tơn giáo ở Tây Ngun hiện nay. Tuy nhiên, tác giả
cũng chưa đề cập nhiều đến vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc trên địa bàn.
Những cơng trình khoa học nghiên cứu về Tây Nguyên đã đề cập nhiều
lĩnh vực với những đối tượng, phạm vi, phương pháp tiếp cận khác nhau,
nhưng đây thực sự là tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa trong
nghiên cứu đề tài này.
1.2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài chưa được nghiên cứu
Một là, những công trình khoa học nêu trên đã luận giải những góc độ
khác nhau của tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT, nhưng tư tưởng của Người
về BĐDT trong quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam chưa được trình bày
một cách hệ thống. Do đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT ở Việt Nam là
vấn đề đặt ra cần nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống từ nguồn gốc đến nội
dung và vai trò của hệ thống tư tưởng của Người đối với thực hiện BĐDT ở
nước ta, góp phần cung cấp cơ sở lý luận trực tiếp cho việc thực hiện BĐDT ở
Tây Nguyên hiện nay và những năm tiếp theo.


20
Hai là, Tây Nguyên là vùng trọng điểm của cả nước, nơi có nhiều nét
đặc thù về kinh tế, văn hố, xã hội, dân tộc, tơn giáo, quốc phịng - an ninh.
Do đó, Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học đã quan tâm đầu tư nghiên cứu
một cách khá toàn diện. Nhưng hiện nay, vấn đề thực hiện BĐDT ở Tây
Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với Cuộc vận động học tập và làm
theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người vẫn đang đặt ra nhiều khía cạnh
phải tìm hiểu và giải quyết. Cho nên, nghiên cứu về thực hiện BĐDT ở Tây
Nguyên trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề vừa có
tính lý luận sâu sắc vừa có tính thực tiễn thiết thực, góp phần thực hiện tốt
hơn nữa BĐDT trên địa bàn.
Ba là, tuy các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu khá sâu vấn đề dân

tộc, thực hiện CSDT ở Tây Nguyên, nhưng khảo sát và đánh giá cụ thể kết
quả thực hiện BĐDT trên địa bàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được làm
rõ. Do đó, khảo sát thực trạng, chỉ ra những vấn đề cấp bách đặt ra cần giải
quyết trong thực hiện BĐDT có ý nghĩa quan trọng, nhằm cung cấp cơ sở cho
việc bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hệ thống chính sách nói chung và
BĐDT ở Tây Ngun một cách thiết thực và hiệu quả.
Bốn là, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến giải pháp thực
hiện CSDT của Đảng, Nhà nước, bảo đảm công bằng và bình đẳng giữa các
dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên, nhưng cần tìm những giải pháp đột phá,
trực tiếp nâng cao hiệu quả thực hiện BĐDT ở Tây Nguyên hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.


21
Kết luận chương 1
Tác giả luận án đã khái quát tình hình nghiên cứu của Đảng, Nhà nước,
các nhà khoa học trong và ngồi nước có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc, BĐDT; quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước
ta và tình hình thực hiện BĐDT ở nước ta. Đây là cơ sở lý luận và là nguồn tư
liệu khá đầy đủ về vấn đề dân tộc và BĐDT ở nước ta, giúp cho tác giả kế
thừa khi nghiên cứu đề tài “Thực hiện bình đẳng dân tộc ở Tây Nguyên hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc
phịng - an ninh của cả nước, nơi có 45 dân tộc anh em cùng sinh sống, nên đã
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước.
Trong đó vấn đề dân tộc, thực hiện CSDT và BĐDT ở Tây Nguyên càng được
chú trọng nghiên cứu. Những cơng trình của các nhà khoa học đã giúp cho tác
giả có cách nhìn tổng quan về tình hình Tây Ngun nói chung và vấn đề dân
tộc, CSDT và BĐDT trên địa bàn nói riêng. Đồng thời, những cơng trình khoa
học ấy đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú để tác giả luận án nghiên cứu vấn

đề thực hiện BĐDT ở Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác
giả luận án nhận thấy một số vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu một
cách hệ thống. Đó là: tư tưởng Hồ Chí Minh về BĐDT trong quan hệ giữa các
dân tộc ở Việt Nam; thực chất vấn đề thực hiện BĐDT ở Tây Nguyên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh; thực trạng, nguyên nhân, những vấn đề đặt ra cần giải
quyết và cần tìm những giải pháp đột phá trực tiếp nâng cao hiệu quả thực
hiện BĐDT ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Như vậy, dưới góc độ chính trị - xã hội, nghiên cứu một cách cơ bản vấn
đề “Thực hiện bình đẳng dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh” là đề tài độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã
cơng bố, có ý nghĩa lý luận cơ bản và thực tiễn cấp thiết hiện nay.


22
Chương 2
THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. Bình đẳng dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân
tộc ở Việt Nam
2.1.1. Quan niệm về bình đẳng và bình đẳng dân tộc ở Việt Nam
* Bình đẳng
Trong quá trình phát triển của xã hội lồi người, con người ln có nhu
cầu vươn tới sự bình đẳng trong quan hệ giữa người với người, giữa các nhóm
người, các dân tộc và giữa các quốc gia - dân tộc. Tuy nhiên, bình đẳng ln
phụ thuộc vào trình độ kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Dưới chế độ cộng sản nguyên thuỷ, bình đẳng ở trình độ sơ khai, đó là sự
“cào bằng tương đối”. Bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ, khi xuất hiện giai
cấp, nhà nước và tình trạng áp bức, bóc lột thì sự bất bình đẳng giữa người
với người diễn ra phổ biến.

Trong xã hội phong kiến phương Đông, học thuyết Nho giáo coi sự bình
đẳng là quyền vốn có của con người trong một “xã hội đại đồng”. Tuy nhiên,
quyền ấy lại phụ thuộc vào “Trời” và chỉ bình đẳng trước “Trời”, cịn ở xã hội
hiện hữu thì có sự phân biệt đẳng cấp. Thực chất, đó là một xã hội bất bình
đẳng. Trong xã hội phong kiến châu Âu thời trung cổ, Ơguytxtanh cho rằng
chỉ có sự bình đẳng giữa những người đẳng cấp trên với nhau trong “Vương
quốc của Chúa”. Ph.Ăngghen cho rằng: trong xã hội cịn giai cấp thì bình
đẳng “hồn tồn phù hợp với tính chất của nó là tôn giáo của những người nô
lệ và những người bị áp bức”[2, tr.150].
Đến thời kỳ cận đại, Môngtexkiơ cho rằng, bình đẳng là thước đo của xã
hội tiến bộ bằng việc “nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm cho mọi thành viên
các phương tiện sinh tồn…”[128, tr.353]. Rútxơ thì cho rằng, con người đều
bình đẳng trong xã hội ở “trạng thái tự nhiên”, khi đến giai đoạn “trạng thái


23
cơng dân” thì sự bất bình đẳng lại phổ biến. Việc xố bỏ tình trạng bất bình
đẳng bằng “sự thoả thuận cơ bản khơng những khơng phá vỡ bình đẳng tự
nhiên, mà ngược lại thay thế sự bình đẳng về sức mạnh mà giới tự nhiên có
thể tạo ra bằng bình đẳng về đạo đức và pháp luật”[128, tr.359]. Hêghen cho
rằng, bản tính của con người là bất bình đẳng, sự bất bình đẳng ấy chỉ có thể
giải quyết bằng cơng lý - chính quyền quốc gia - dân tộc. Nghĩa là, nhà nước
Phổ sẽ có vai trị đưa sự bất bình đẳng về trạng thái bình đẳng và duy trì chính
sự bất bình đẳng ở trạng thái cân bằng.
Dưới xã hội tư bản, bình đẳng được khẳng định là một quyền tự nhiên
của con người. Trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776) có viết: “Mọi
người sinh ra đều bình đẳng”[121, tr.7, 14]. Tuy nhiên, giai cấp tư sản đã
tuyệt đối hố quyền bình đẳng cá nhân, lợi dụng nó để che đậy sự bất bình
đẳng trong xã hội. V.I.Lênin chỉ rõ: “Chế độ dân chủ tư sản tuyên bố quyền
bình đẳng hình thức hoặc quyền bình đẳng trên pháp luật giữa kẻ hữu sản và

người vô sản, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột, do đó đã làm cho nhiều giai
cấp bị áp bức, bị lừa dối một cách ghê gớm”[55, tr.423]. Trên thực tế, khơng
thể có bình đẳng giữa giai cấp bóc lột với giai cấp bị bóc lột.
Hiện nay, các học giả nước ngồi tiếp cận bình đẳng chủ yếu ở khía cạnh
quyền, nghĩa vụ, cơ hội gắn liền với công bằng xã hội. Trong tác phẩm “Lý
thuyết về công lý”, John Rawls cho rằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi
cho mỗi cá nhân không phân biệt sự khác biệt bẩm sinh và địa vị xã hội, thì
chỉ có trong “xã hội lý tưởng”; còn “trong thể chế xã hội hiện thực thì sự cơng
bằng, bình đẳng khơng địi hỏi xã hội phải cố gắng san phẳng những điều kiện
bất lợi với mong muốn tạo được sự ngang bằng giữa mọi người”[129, tr.86].
Thực chất, đó là quan điểm cổ vũ chủ nghĩa tự do mới, đề cao lợi ích cá nhân
của giai cấp tư sản trong xã hội tư bản. Klanx Khiơpke nhấn mạnh “bình đẳng
kiểu ra lệnh”, “chủ nghĩa bình quân”, nhằm làm sâu sắc sự bất bình đẳng xã
hội bằng phương cách chủ yếu là thông qua pháp luật để duy trì và bảo vệ sự
áp bức của giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động.


24
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bình đẳng là một giá trị xã
hội hướng con người đến sự hoà hợp với nhau và được xem xét trong nhiều
mối quan hệ: giữa người với người, nhóm xã hội này với nhóm xã hội khác,
dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia khác… diễn ra trên
mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và trong mối quan hệ giữa
quyền lợi - nghĩa vụ, cống hiến - hưởng thụ. Bình đẳng là kết quả của quá
trình đấu tranh lâu dài và phát triển cùng với sự phát triển lịch sử - xã hội. Để
có bình đẳng hồn tồn trên thực tế phải xố bỏ tận gốc mọi sự áp bức, bóc lột
và xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi tồn thế giới.
Hồ Chí Minh quan niệm bình đẳng là “bình quyền”. Đó là quyền của
mỗi người dân được sống, được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc; bình
đẳng gắn liền với chế độ dân chủ và đối lập với “bất bình đẳng”, mọi sự bất

bình đẳng đều phải xố bỏ; bình đẳng ln gắn với độc lập, tự do, hạnh phúc,
là “bình đẳng thật” chứ khơng phải “bình đẳng giả dối” của đế quốc, thực dân.
Từ những dẫn giải trên, tác giả quan niệm: Bình đẳng là nhu cầu tự nhiên
của con người được đối xử ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp
luật nhà nước trong xã hội còn giai cấp, về cơ hội và điều kiện phát triển trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không phân biệt thành phần, địa vị xã
hội và từng bước được hiện thực hoá trên thực tế.
Khi nghiên cứu về bình đẳng phải xem xét tính độc lập tương đối của nó
trong mối quan hệ mật thiết với sự bất bình đẳng, cơng bằng, dân chủ và phân
biệt với bình quân chủ nghĩa. Đồng thời, tiếp cận từ “bình đẳng bộ phận, từng
phần” đến “bình đẳng hồn tồn”. Bình đẳng đạt đến cấp độ hồn tồn là q
trình phấn đấu lâu dài từ thấp đến cao và đến khi xây dựng thành công chủ
nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.
Hiện nay, nước ta đang ở thời kỳ quá độ đi lên CNXH, nên chưa tích luỹ
đầy đủ cơ sở kinh tế - xã hội để thực hiện “bình đẳng hồn tồn”, do đó cịn


×