Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ việt nam hiện nay dưới lăng kính học thuyết hành vi con người của freud

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 169 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG

LèI SèNG TI£U CùC CđA MéT Bé PHËN GIíI TRẻ
VIệT NAM HIệN NAY DƯớI LĂNG KíNH HọC THUYếT
HàNH VI CON NG¦êI CđA FREUD

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG

LèI SèNG TI£U CùC CđA MéT Bé PHËN GIíI TRẻ
VIệT NAM HIệN NAY DƯớI LĂNG KíNH HọC THUYếT
HàNH VI CON NG¦êI CđA FREUD

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN TRỌNG CHUẨN

HÀ NỘI - 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định.

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Hằng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................... 8

1.1. Những nghiên cứu về giới trẻ và lối sống của giới trẻ Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới............................................................................. 8
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về học thuyết Freud ở Việt Nam .................... 16
1.3. Giá trị tham khảo của các cơng trình nghiên cứu trong tổng quan
và những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu ................................. 34
CHƯƠNG 2: LỐI SỐNG TIÊU CỰC CỦA MỘT BỘ PHẬN GIỚI TRẺ VIỆT
NAM HIỆN NAY VÀ KHÁI LƯỢC HỌC THUYẾT HÀNH VI
CON NGƯỜI CỦA FREUD ................................................................ 38

2.1. Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay........... 38
2.2. Khái lược học thuyết hành vi con người của Freud ............................. 52

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÀNH VI CON NGƯỜI CỦA FREUD
ĐỂ PHÂN TÍCH NHỮNG BIỂU HIỆN LỐI SỐNG TIÊU CỰC
CỦA MỘT BỘ PHẬN GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY ................ 77

3.1. Hành xử bạo lực từ góc nhìn của xung lực bản năng eros và thanatos ........ 78
3.2. Vấn nạn đua xe trái phép từ góc nhìn triết học của tâm lý học đám
đông của Freud .................................................................................... 88
3.3. Đồng tính luyến ái với cách nhìn nhận của Freud .............................. 107
CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG HỌC THUYẾT HÀNH VI CON
NGƯỜI CỦA FREUD VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CĨ TÍNH ĐỊNH
HƯỚNG, NHẰM HẠN CHẾ LỐI SỐNG TIÊU CỰC CHO GIỚI
TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................ 116

4.1. Một số giá trị trong học thuyết hành vi con người của Freud ............ 116
4.2. Một số hạn chế trong học thuyết hành vi con người của Freud ......... 125
4.3. Một số giải pháp có tính định hướng, nhằm hạn chế lối sống tiêu
cực cho giới trẻ Việt Nam hiện nay .................................................. 128
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 149
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................................... 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 153


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

APA

:

American Psychological Assosiation - Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ


ĐH

:

Đại học

ĐTLA

:

Đồng tính luyến ái

GS

:

Giáo sư

NCS

:

Nghiên cứu sinh

NCKH

:

Nghiên cứu khoa học


Nxb

:

Nhà xuất bản

LGBT

:

Viết tắt tiếng Anh của các từ:
L là của Lesbian - đồng tính nữ
G là của Gay - đồng tính nam
B là của Bisexual - những người lưỡng giới, ái nam, ái nữ
T là của Transsexual - những người chuyển đổi giới

PTCS

:

Phổ thông cơ sở

PTTH

:

Phổ thông trung học

SAVY1


:

Viết tắt của Survey Assessment of Vietnamese Youth 1 - Cuộc điều
tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, do UNICEF,
WHO, Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2003

SAVY2

:

Viết tắt của Survey Assessment of Vietnamese Youth 2 - Cuộc điều
tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, do UNICEF,
WHO, Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê tiến hành năm 2010

TDĐG

:

Tình dục đồng giới

TLĐĐ

:

Tâm lý đám đơng

TP.HCM :

Thành phố Hồ Chí Minh


TS

Tiến sĩ

:


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành sự quan tâm đặc biệt tới thế hệ
trẻ. Người khẳng định, thanh thiếu niên là chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong bản Di chúc để lại cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, khi nói về thanh
niên, Người căn dặn:“Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”
vừa “chuyên”… Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và rất cần thiết” [94, tr.498].
Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ và tiếp tục sự nghiệp trồng người của
Bác, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đặt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thế hệ
trẻ lên hàng đầu. Có rất nhiều các định hướng, chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước thể hiện qua các văn kiện, nghị quyết, chương trình hành
động dành cho thanh niên. Đặc biệt, khi bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập
quốc tế, sự quan tâm đó càng được chú trọng hơn.
Đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa đã đưa đất
nước ta thay đổi mọi mặt về kinh tế - xã hội và đã thu được những thành tựu quan
trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong bối cảnh đó, thế hệ trẻ Việt Nam có
rất nhiều cơ hội học tập, nâng cao trình độ, tham gia đóng góp sức lực của mình vào

cơng cuộc xây dựng đất nước. Những thành tựu mà chúng ta đạt được có phần đóng
góp đáng kể của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, hội nhập và tồn cầu hóa cũng gây ra những khó
khăn và thách thức khơng nhỏ cho đất nước nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. Thực tế
cho thấy, thế hệ trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trong thời kỳ hội nhập này. Khoa
học công nghệ mới, các phương tiện truyền thông tiên tiến, giao lưu quốc tế rộng mở là
điều kiện tốt cho giới trẻ tiếp cận nhanh chóng những mặt ưu việt, tích cực của thế giới
hiện đại, đồng thời họ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những mặt tiêu cực của nó.
Những tiêu cực này lan tỏa trong lối sống của một bộ phận giới trẻ như những virus
gậm nhấm tinh thần và thể chất của họ. Có nhiều xu hướng sống khác nhau đang len lỏi
trong mọi thành phần của giới trẻ như: học sinh phổ thông, sinh viên, công nhân, viên
chức, thanh thiếu niên ở thành thị, nơng thơn và miền núi. Từ tình trạng lười học tập,


2

lười lao động tới ăn chơi đua địi, sống bng thả bản thân, sống thác loạn với các tệ
nạn ma túy, mại dâm, sinh hoạt theo kiểu bầy đàn rồi đi tới tuyệt vọng, bế tắc, mất
phương hướng. Tình dục đồng giới, chuyển giới, thậm chí hơn nhân đồng giới trong
giới trẻ có xu hướng ngày càng gia tăng. Lối sống ích kỷ, thờ ơ, vơ cảm, thiếu trách
nhiệm; khơng quan tâm tới người khác; không quan tâm tới tương lai, vận mệnh đất
nước; khơng quan tâm tới chính trị, tư tưởng, khác hẳn với tính cách vốn có của thanh
niên trước đây. Tình trạng bạo lực, coi thường pháp luật, tội phạm vị thành niên, tội
phạm học đường ngày càng phát triển và diễn biến phức tạp với nhiều dạng rất nguy
hiểm như hành động của các kẻ sát nhân máu lạnh trẻ tuổi Lê Văn Luyện, Nguyễn
Đức Nghĩa, Nguyễn Hải Dương trong mấy năm gần đây.
Tình hình trên đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta nhiệm vụ cấp bách là phải giáo
dục chính trị tư tưởng cho thế hệ trẻ. Cùng với các biện pháp nhằm từng bước đẩy lùi
sự lây lan của lối sống tiêu cực này, nhiều cuộc điều tra xã hội học đánh giá thực trạng,
nhiều nghiên cứu về thanh thiếu niên đã được tiến hành. Việc mổ xẻ tìm nguyên nhân
của hiện tượng này dưới góc nhìn của các lĩnh vực khoa học khác nhau như tâm lý học,

xã hội học, tội phạm học cũng đã có. Tuy nhiên, trước những diễn biến vơ cùng phức
tạp với hình thức lan truyền của dạng virus khó kiểm sốt, cùng với mối nguy hiểm
như tảng băng trôi, các nghiên cứu đánh giá về thực trạng và nguyên nhân lối sống tiêu
cực của một bộ phận giới trẻ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hầu hết các nghiên cứu
chỉ mới tập trung vào những nguyên nhân ngoại sinh với các tác động ngoại cảnh như
ảnh hưởng của du nhập lối sống ngoại lai, văn hóa phẩm, sách báo, phim ảnh độc hại
trên internet, giáo dục bất cập của nhà trường và gia đình…Do vậy, cịn cần phải tiếp
tục nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn và đa dạng hơn với nhiều cách tiếp cận khác nhau, để
từ đó có các đánh giá đúng đắn và tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục căn
bệnh phát sinh từ hội nhập và tồn cầu hóa hiện nay.
Người có cơng lớn nhất nghiên cứu khám phá tâm lý hành vi con người và
các nghiên cứu của ông đã được nâng lên thành học thuyết là Sigmund Freud (18561939). S.Freud là nhà khoa học mà tên tuổi của ông được đặt bên cạnh những tên
tuổi vĩ đại khác như Archimedes, G. Galilei, I. Newton, A. Einstein... Công lao to
lớn của Freud và là cơ sở của học thuyết mang tên ơng (cịn được gọi là học thuyết


3

phân tâm - Psychoanalysis) là khám phá ra vô thức như một tầng tư duy nền tảng
mà ông coi là định hình và định hướng cho mọi hành vi của con người.
Đánh giá về học thuyết Freud có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau, thậm
chí có những ý kiến đối lập nhau. Tuy nhiên, mọi người đều thừa nhận rằng, học
thuyết Freud có tác động và ảnh hưởng sâu rộng đến rất nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau của thế giới ngày nay như tâm lý học, triết học, xã hội học, luật học, văn
học nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục, tội phạm học, v.v..
Khám phá về vô thức của Freud là một cuộc cách mạng trong nhận thức về
bản chất của hành vi con người, bởi trước đó người ta vẫn có xu hướng đề cao ý
thức như phần tư duy chủ yếu của con người. Freud cấu trúc bộ máy tư duy của con
người thành ba thành phần vô cùng quan trọng là vô thức, tiền ý thức và ý thức với
ba thành tố là cái ấy (id), cái tôi (ego), cái siêu tôi (superego). Các thành phần này

được kích hoạt bởi xung lực bên trong của mỗi con người, Freud gọi đó là libido, là
năng lực tính dục ngun thủy, đó là nguồn gốc dẫn tới mọi hành vi của con người.
Từ libido, Freud đã xác định được hai bản năng đối lập song lại gắn bó với nhau là
eros, được gọi là bản năng sống, đó là những ham muốn, dục vọng và địi hỏi sự
sinh tồn của con người và thanatos, được gọi là bản năng chết là nguồn gốc dẫn tới
hành vi giận dữ, đập phá, hủy hoại, bạo lực, chém giết bất chấp mọi nguyên tắc, kỷ
cương, luật pháp. Những luận thuyết cơ bản nêu trên cùng với các luận đề quan
trọng của học thuyết Freud như tâm lý đám đông, tình dục đồng giới… đều có thể
vận dụng để lý giải tìm căn nguyên hành vi, lối sống của con người.
Từ góc độ triết học có thể vận dụng học thuyết hành vi con người của Freud
như là một lăng kính để phân tích, nhận diện các hành vi lối sống tiêu cực, suy thoái
đạo đức, ham vật chất, hành xử bạo lực, coi thường pháp luật của một bộ phận giới
trẻ Việt Nam hiện nay.
Khác với cách tiếp cận theo hướng chỉ tìm hiểu từ nguyên nhân ngoại sinh mà
các nghiên cứu hiện nay về lối sống của giới trẻ thường tiếp cận, NCS cố gắng tìm
hiểu nguyên nhân nội sinh, tức là đi tìm hiểu bản năng gốc rễ của mỗi con người hoặc
mỗi nhóm cộng đồng đã hình thành hành vi tính cách của mình để lý giải hành vi lối
sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ.


4

Tuy nhiên, cũng cần hiểu rõ thêm rằng, bản năng gốc rễ luôn tồn tại tiềm ẩn
trong mỗi con người và là khởi nguồn cho tính cách, hành vi tốt hay xấu của con
người. Ở thời đại nào cũng vậy, con người nói chung và giới trẻ nói riêng, đều bộc lộ
ở các mức độ khác nhau những hành vi tích cực hoặc tiêu cực của mình. Nhưng vào
thời kỳ đổi mới và hội nhập, bản năng gốc rễ dẫn tới hành vi tiêu cực nằm trong con
người, nằm trong giới trẻ có điều kiện trỗi dậy và bùng phát mạnh mẽ hơn trước đây.
Như vậy, có thể thơng qua lăng kính học thuyết hành vi con người của Freud
để lý giải hành vi và lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay

và từ đó tìm được một phần ngun nhân của căn bệnh đang tiến triển xấu của một
bộ phận giới trẻ này. Tìm được nguyên nhân của căn bệnh sẽ là cơ sở cho cách điều
trị hiệu quả hơn và tăng sức đề kháng cho giới trẻ.
Với ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn cấp thiết như trên, nghiên cứu sinh
chọn Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay dưới lăng
kính học thuyết hành vi con người của Freud để viết luận án tiến sĩ triết học.
Nghiên cứu sinh mong muốn rằng, luận án này sẽ hòa cùng với những
nghiên cứu theo cách tiếp cận khác có thể, để tạo nên bức tranh chung nhiều mặt, đa
sắc màu và rõ nét hơn về lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện
nay cùng cách thức hạn chế nó.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những biểu hiện lối sống tiêu cực của một bộ phận giới
trẻ hiện nay, từ góc nhìn của học thuyết hành vi con người của Freud, luận án phân
tích, lý giải căn nguyên gốc rễ từ nội sinh trong con người dẫn đến những hành vi
lối sống tiêu cực ấy; từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng, nhằm
hạn chế lối sống tiêu cực cho giới trẻ Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, tìm hiểu thực trạng lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt
Nam hiện nay và chọn những lối sống điển hình trong số đó để phân tích, lý giải.
Hai là, khái quát hóa những nội dung cơ bản của học thuyết hành vi con
người của Freud được vận dụng để nghiên cứu.


5

Ba là, từ các luận thuyết, luận đề phù hợp trong học thuyết hành vi con người
của Freud, nhận diện, phân tích, lý giải căn nguyên của một số lối sống tiêu cực của

một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Bốn là, phân tích, chỉ ra những mặt giá trị và mặt hạn chế trong học thuyết
hành vi con người của Freud và đề xuất một số giải pháp có tính định hướng, nhằm
hạn chế lối sống tiêu cực cho giới trẻ Việt Nam hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay, bao gồm
thanh niên và thiếu niên trong độ tuổi học đường.
- Các luận thuyết cơ bản và các luận đề chính của học thuyết Freud được
chọn để phân tích vận dụng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu những luận thuyết cơ bản của học thuyết hành vi con người của
Freud về vô thức, về cấu trúc bộ máy tâm lý, về libido, về cái ấy, cái tôi, cái siêu
tôi, về bản năng eros và thanatos cùng các luận đề về tâm lý đám đơng, về tình dục
đồng giới. Từ đó soi rọi tìm ra căn ngun hành vi lối sống tiêu cực của một bộ
phận giới trẻ Việt Nam và đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng nhằm hạn
chế lối sống tiêu cực của giới trẻ.
- Nghiên cứu tập trung vào lối sống tiêu cực phổ biến của một bộ phận giới trẻ
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, do có nhiều lối sống khác nhau trong đó có
nhiều dạng biểu hiện của lối sống khác nhau và học thuyết Freud lại rất rộng lớn, đề
cập tới nhiều vấn đề, nên luận án chỉ tập trung đi sâu vào ba lối sống tiêu cực điển hình
với những dạng biểu hiện được lựa chọn mà có thể vận dụng các luận thuyết phù hợp
của học thuyết hành vi con người của Freud để phân tích, lý giải. Đó là:
+ Lối sống hành xử bạo lực coi thường pháp luật với dạng biểu hiện được lựa
chọn là hành xử bạo lực.
+ Lối sống hời hợt, a dua đua đòi với dạng biểu hiện được lựa chọn là đua
xe trái phép, luận án gọi là vấn nạn đua xe trái phép.
+ Lối sống buông thả bản thân với dạng biểu hiện được lựa chọn là đồng tính
luyến ái.



6

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu dựa trên quan điểm và cơ sở lý luận của đường lối chính sách
của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh thiếu niên; tư tưởng Hồ Chí Minh; tinh thần
của các nghị quyết của Đảng về thanh thiếu niên. Nghiên cứu tiếp thu, kế thừa có
chọn lọc các đánh giá, các tổng kết có độ tin cậy cao của các nghiên cứu trước đây.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng: Phương pháp phân tích và tổng hợp để đánh giá tổng
quan các nghiên cứu về lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ hiện nay và
các nghiên cứu về học thuyết Freud ở Việt Nam; Phương pháp lịch sử - lôgic để
nghiên cứu đánh giá và phân tích những luận thuyết cơ bản của học thuyết
Freud. Đồng thời, luận án vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử để phân tích, đánh giá, vận dụng học thuyết Freud để lý giải lối sống tiêu
cực của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Từ đó, nhìn nhận rõ hơn những mặt giá trị
cũng như mặt hạn chế của học thuyết Freud, đồng thời đề xuất một số giải pháp
mang tính định hướng xây dựng mơi trường sống lành mạnh, tăng sức đề kháng
cho giới trẻ trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

1. Nghiên cứu xác định được nguyên nhân nội sinh dẫn đến hành vi của một
số lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay, khác biệt với các
nghiên cứu về thanh thiếu niên trước đây chỉ nghiên cứu nguyên nhân ngoại sinh
với các tác động ngoại cảnh.
2. Lần đầu tiên có một nghiên cứu vận dụng học thuyết Freud để phân tích,
lý giải tâm lý hành vi của lối sống tiêu cực của giới trẻ, khác với các nghiên cứu

trước đây ở Việt Nam chỉ nghiên cứu vận dụng học thuyết Freud trong văn học
nghệ thuật, tơn giáo, tâm linh, tính cách dân tộc.
3. Làm sâu sắc hơn tính khoa học cho các giải pháp của Đảng và Nhà nước ta
nhằm giảm thiểu lối sống tiêu cực của giới trẻ. Các giải pháp mang tính định hướng
trong luận án, có thể tương tự như các giải pháp hiện có, song nó được xây dựng trên
cơ sở của một học thuyết nổi tiếng về hành vi con người là học thuyết Freud.


7

6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

1. Góp phần nghiên cứu về giới trẻ Việt Nam, trong đó nghiên cứu sâu về
căn ngun hình thành ba lối sống tiêu cực với những biểu hiện của nó của một bộ
phận giới trẻ đang là bức xúc lớn của xã hội hiện nay, đó là: Hành xử bạo lực coi
thường pháp luật; Vấn nạn đua xe trái phép; Đồng tính luyến ái.
2. Góp phần nghiên cứu, đánh giá về học thuyết Freud ở Việt Nam, một học thuyết
phổ biến rộng rãi trên thế giới song gần đây mới được quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam.
3. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về giới trẻ Việt
Nam và về học thuyết Freud ở Việt Nam.
7. KẾT CẤU LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình khoa học của tác giả có
liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu 4
chương, 11 tiết như sau:
Chương 1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án
Chương 2. Lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay và
khái lược học thuyết hành vi con người của Freud.
Chương 3. Vận dụng học thuyết hành vi con người của Freud để phân tích
những biểu hiện lối sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay.

Chương 4. Giá trị và hạn chế trong học thuyết hành vi con người của Freud
và một số giải pháp có tính định hướng, nhằm hạn chế lối sống tiêu cực cho giới trẻ
Việt Nam hiện nay.


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ GIỚI TRẺ VÀ LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ
VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Ở mọi giai đoạn của cách mạng Việt Nam, thanh niên là lực lượng xung
kích, ln đi đầu trong các phong trào và luôn sống theo lý tưởng cách mạng. Trong
công cuộc chống ngoại xâm, giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc, đã có hàng triệu
thanh niên Việt Nam lên đường ra trận, dũng cảm chiến đấu, đổ xương máu và hy
sinh tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống
nhất đất nước. Sau ngày hịa bình lập lại, thanh niên lại là lực lượng tiên phong
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Có rất nhiều tấm gương thanh
niên tiêu biểu trong lao động sản xuất, làm kinh tế, trong hoạt động văn hóa xã hội,
trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Các phong
trào Thanh niên tình nguyện, Thanh niên làm theo lời Bác, Thanh niên với biển đảo
quê hương đã thể hiện vai trị và ý chí của giới trẻ muốn đưa đất nước ta tiến kịp với
các nước tiên tiến trên thế giới.
Tuy nhiên, khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới, mở cửa, bước vào kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế thì lối sống thực dụng cùng các trào lưu văn hóa,
tư tưởng sống hưởng thụ, sống thác loạn, hành xử bạo lực coi thường pháp luật khác
xa với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta đã len lỏi, xâm nhập vào một bộ phận
không nhỏ giới trẻ nước ta. Bệnh dịch này lan tỏa, lây nhiễm rất nhanh trong giới

trẻ không chỉ thanh niên mà cả thiếu niên còn ngồi trên ghế nhà trường ở khắp mọi
miền đất nước.
1.1.1. Các tổng kết đánh giá về thanh thiếu niên hiện nay
Trong suốt quá trình lãnh đạo, nhất là từ Đại hội lần thứ VI (1986), Đảng ta
luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác thanh niên và giáo dục thanh niên.
Đảng ta nhìn rõ cả mặt tích cực lẫn mặt hạn chế của thanh niên trong thời kỳ hội
nhập. Nghị quyết của các kỳ Đại hội của Đảng, của Đoàn đều khẳng định rằng,


9

thanh niên và giáo dục thanh niên là vấn đề trọng yếu của Quốc gia, nó gắn liền với
chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam.
Trong diễn văn khai mạc Đại hội lần thứ X của Đồn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh ngày 12/12/2012, do Bí thư Trung ương Đồn trình bày đã đánh giá
những mặt tích cực của phong trào thanh niên như sau:
Phong trào hành động cách mạng lớn của thanh niên là Năm xung kích
phát tiển kinh tế, xã hội, bảo vệ Tổ quốc và Bạn đồng hành với thanh niên
lập thân, lập nghiệp đã đi vào cuộc sống, đã phát huy được vai trị xung
kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an
ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội…Cuộc vận động Tuổi trẻ Việt
Nam học tập và làm theo lời Bác và Chương trình Thắp sáng ước mơ
Tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh
do Đoàn phát động và tổ chức thực hiện đã phát hiện, biểu dương và nhân
rộng hàng nghìn tấm gương điển hình tiên tiến trong các hoạt động của
đời sống xã hội [31].
Cũng trong Đại hội này, sau khi biểu dương các mặt tích cực của Đồn
Thanh niên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thẳng thắn đánh giá rằng:
Một bộ phận thanh niên cịn biểu hiện suy thối tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình

hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời
truyền thống văn hóa dân tộc…Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong
thanh niên vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp. Đây là những vấn đề rất
đáng lo ngại, trong đó tổ chức Đồn có phần trách nhiệm lớn [31].
Như vậy, các đánh giá của Đảng, của Đoàn chỉ rõ mặt mạnh và mặt yếu kém
của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay, trong đó vấn đề đạo đức
lối sống, tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội của thanh thiếu niên là bức xúc lớn
của xã hội.
1.1.2. Điều tra xã hội học về thanh thiếu niên
Bước sang thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, khi nước ta hội nhập quốc tế sâu
rộng hơn, khi tồn cầu hóa trở thành xu thế không thể đảo ngược, khi kinh tế và


10

xã hội Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc thì bắt đầu xuất hiện những
vấn đề bức xúc về xã hội nói chung và về thanh thiếu niên nói riêng, đã có một
số cuộc điều tra xã hội học về tình hình thanh thiếu niên. Trước hết, phải kể tới
cuộc điều tra của Ban Tuyên giáo Trung ương và Viện Nghiên cứu Thanh niên
vào năm 2002, có tên là “Điều tra khảo sát về thực trạng văn hóa thanh niên”.
Kết quả cuộc điều tra đã đưa ra các con số về thực trạng và lối sống của một bộ
phận thanh niên vào những năm đầu thế kỷ mới, bao gồm cả mặt tích cực và cả
mặt cịn hạn chế. Phạm vi của cuộc điều tra chỉ tập trung vào một nhóm đối
tượng là sinh viên, thanh niên nơng thôn, thanh niên công nhân. Đặc biệt, vào
năm 2003 và năm 2010, tổ chức WHO và UNICEF phối hợp với Bộ Y tế và
Tổng cục Thống kê tiến hành cuộc điều tra xã hội học về thanh thiếu niên trên
phạm vi tồn quốc với quy mơ tồn diện và cơng phu hơn rất nhiều, có tên là
“Cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” (Survey
Assessment of Vietnamese Youth - SAVY1) [151].
Trong cuộc điều tra SAVY1 tiến hành từ năm 2001 tới năm 2003, SAVY1

đã thu thập tới 7.584 phiếu điều tra, với nhiều hạng mục khác nhau về thanh thiếu
niên tuổi từ 14 đến 25. Thanh thiếu niên từ 42 tỉnh, thành trên cả nước, bao gồm
thanh thiếu niên nam nữ, độc thân hoặc đã có gia đình, ở thành thị và nơng thơn,
thuộc dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số đã tham gia cuộc điều tra này.
Bà Tống Thị Đua, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Môi trường, Tổng cục Thống
kê cho biết:
Kết quả cuộc điều tra SAVY cho thấy phần đông thanh thiếu niên Việt
Nam rất lạc quan, cần cù và có nhiều hồi bão. Thanh thiếu niên có mối
quan hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội. Tuy nhiên, sự chuyển biến về
kinh tế xã hội đang diễn ra rất nhanh chóng ở Việt Nam cũng đặt ra
khơng ít thách thức cho giới trẻ. Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số và
thanh thiếu niên sống ở vùng sâu vùng xa là những nhóm có nhiều khả
năng bị ảnh hưởng nhất trước tình trạng nghèo đói và thiếu thơng tin, và
đây chính là rào cản cho các cơ hội về giáo dục và việc làm [50].


11

Tiến sĩ Christian Salazar, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam nhận xét:
Kết quả của Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam
nhấn mạnh sự cần thiết phải ưu tiên một số vấn đề cho việc hoạch định và
xây dựng chương trình trong tương lai. Đặc biệt, cần tập trung cho những
nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất và dễ bị ảnh hưởng nhất trước các
nguy cơ. Các nhóm này bao gồm cả thanh thiếu niên dân tộc thiểu số [50 ].
Sau đó 7 năm, từ năm 2008 tới năm 2010, cuộc điều tra xã hội học SAVY
2 được thực hiện với quy mơ rộng lớn hơn SAVY1 trên phạm vi tồn quốc. Cuộc
điều tra thực hiện tại 63 tỉnh, thành với 10.044 thanh thiếu niên tham gia. Các
đối tượng được điều tra là những học sinh đang đi học và những người đã đi làm;
ở thành thị và nông thôn, dân tộc thiểu số; chưa kết hôn. Các vấn đề điều tra rất
đa dạng với nhiều góc cạnh cuộc sống như giáo dục, việc làm, tình trạng sức

khoẻ, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và một số vấn đề khác như
HIV/AIDS, sử dụng các chất gây nghiện, tai nạn thương tích, bạo hành gia đình,
sức khoẻ thể chất, sức khỏe tinh thần…[152].
Tại Hội nghị công bố kết quả cuộc điều tra SAVY2, bà Trần Thị Thanh Mai, Vụ
trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục, Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình đánh giá:
Qua kết quả của cuộc điều tra cũng như những quan sát trong cuộc sống hàng
ngày, tôi thấy đa số vị thành niên và thanh niên của ta là tốt. Còn những hiện
tượng vi phạm pháp luật, bất cần đời, phóng túng, bạo lực... chỉ là một tỉ lệ
nhỏ không thể đại diện cho 2,4 triệu vị thành niên và thanh niên.Phần lớn các
em đều có thái độ không chấp nhận những hiện tượng trên [51 ].
Mặc dù SAVY1và SAVY2 đề cập nhiều về các vấn đề y tế, sức khỏe, học
đường, hơn nhân, giới tính, song cũng dành một phần nhỏ cho điều tra về tâm tư
tình cảm, thái độ và hồi bão của thanh thiếu niên trong tình hình hiện nay. Các số
liệu thu được từ hai cuộc điều tra này rất phong phú, có độ tin cậy cao, có giá trị
thực tiễn và khoa học. Đó là nguồn thơng tin tư liệu vơ cùng quý giá. Tuy nhiên, các
cuộc điều tra xã hội học chỉ cung cấp những thông tin qua con số về thực trạng tình
hình mà chưa đi sâu vào tìm hiểu lối sống, nếp sống của giới trẻ, đặc biệt chưa có
những phân tích, lý giải tìm ngun nhân dẫn đến lối sống của họ.


12

1.1.3. Nghiên cứu về thanh thiếu niên và lối sống của thanh thiếu niên
trong thời kỳ đổi mới
Chỉ tính từ năm 1986 đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
thanh thiếu niên mang tính học thuật sâu và ý nghĩa thực tiễn lớn. Các cơng trình
này rất đa dạng, phong phú, từ các đề tài NCKH cấp cơ sở đến các chương trình
NCKH cấp nhà nước; từ các bài báo nghiên cứu chuyên khảo đến các luận án tiến
sỹ. Có thể chia làm hai giai đoạn, từ năm 1986 tới năm 2000 và từ năm 2000 đến
nay để đánh giá như sau:

Giai đoạn 1986-2000
Trong giai đoạn này, có nhiều đề tài NCKH độc lập và chương trình NCKH
cấp nhà nhà nước nghiên cứu về thanh niên. Nhìn chung, các nghiên cứu mang tính
chiến lược, tổng quát theo tầm vĩ mô và thiên về định hướng giáo dục. Điển hình là,
chương trình NCKH cấp nhà nước KX06 về “Văn hóa, văn minh và phát triển” do
Nguyễn Hồng Phong chủ trì [114], đã đưa vấn đề giáo dục và sự cần thiết nâng cao
nhận thức tư tưởng của thanh niên như một nhân tố quan trọng cho thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. Trong chương trình, có một số đề tài lấy
tiêu chí là nghiên cứu xây dựng một nền văn hóa toàn diện theo mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đặng Cảnh Khanh trong tác
phẩm “Giáo dục pháp luật cho thanh niên - vấn đề quan trọng của sự ổn định xã
hội” [95] đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục pháp luật cho thanh niên trong
giai đoạn mới. Khi đất nước mở cửa, lối sống tự do từ bên ngoài đã tác động ảnh
hưởng tới thanh thiếu niên và trực tiếp ảnh hưởng tới ổn định xã hội.Vì vậy, giáo
dục pháp luật, kỷ cương cho thanh thiếu niên là nhiệm vụ sống cịn của tồn Đảng,
tồn dân ta. Trong thời gian này Phạm Minh Hạc, chủ nhiệm chương trình NCKH
cấp Nhà nước KX-07 “Vấn đề con người trong sự nghiệp đổi mới”, đồng thời là chủ
nhiệm đề tài NCKH “Chiến lược phát triển tồn diện con người Việt Nam trong
giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” [57], đã đề xuất những vấn đề có tính
chiến lược cho thanh niên trong giai đoạn đất nước đổi mới. Trong đề tài này, tác
giả đã phân tích xu thế thay đổi cách nhìn và cách tư duy, đặc biệt là lối sống của
con người Việt Nam, nhất là của giới trẻ trong thời kỳ mở cửa. Những thay đổi này


13

sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, cần thiết phải hoạch
định một chiến lược phát triển con người, bắt đầu từ giới trẻ, cả về thể lực và trí tuệ,
để họ có đủ năng lực đáp ứng với đòi hỏi của phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật
trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại.

Trong tác phẩm “Tập hợp đồn kết rộng rãi thanh niên vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” của tác giả Vũ Oanh [112] đã nêu lên
truyền thống anh dũng của thế hệ trẻ và kinh nghiệm tập hợp quần chúng, trong đó
có phong trào thanh niên của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các giai đoạn cách
mạng. Đứng trước tình hình mới, cần phát huy thế mạnh của thế hệ trẻ là sự nhiệt
tình, năng động, ham học hỏi, có chí tiến thủ, tạo mọi điều kiện cho họ được tham
gia vào các mặt trận kinh tế - xã hội trong thời kỳ mở cửa.
Ngoài ra, trong giai đoạn này cịn có nhiều cơng trình khác nghiên cứu về
thanh niên. Nhìn chung, các cơng trình đều tập trung vào việc xác định vai trò và
nhiệm vụ của thanh niên trong giai đoạn đổi mới, mở cửa, đồng thời đề ra đường lối
mang tính chiến lược phát triển tồn diện con người và phương pháp giáo dục rèn
luyện thanh niên đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ mới.
Giai đoạn từ 2000 đến nay
Đây là giai đoạn đất nước ta đang dần dần hội nhập sâu vào kinh tế thế giới.
Các mặt tích cực của hội nhập đã thể hiện khá rõ, các mặt tiêu cực, nhất là các tiêu
cực trong lối sống của giới trẻ cũng đã bắt đầu lộ diện. Các cơng trình nghiên cứu
về thanh thiếu niên trong giai đoạn này rất phong phú và chuyên sâu hơn giai đoạn
trước, đặc biệt đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lối sống của thanh thiếu niên
trong thời kỳ đổi mới. Chẳng hạn, Đặng Cảnh Khanh có cơng trình “Về việc khắc
phục hiện tượng xa lánh của lớp trẻ với văn hóa văn nghệ dân gian truyền thống”
[96], đã nêu lên thực trạng đáng báo động về tư duy, lối sống và sự tiếp thụ văn hóa
của giới trẻ. Khi đất nước mở cửa, các trào lưu văn hóa nước ngồi với nhiều hình
thức đã nhanh chóng xâm nhập vào đời sống văn hóa của giới trẻ. Giới trẻ đã háo
hức đón nhận và hịa nhập vào các trào lưu này với “hip hop”, “dansport”, “kpop”,
nhạc điện tử, phim kinh dị, phim bạo lực, trò chơi điện tử, còn nghệ thuật dân gian,
dân ca Bắc Trung Nam, ca kịch cải lương, tuồng cổ…trở thành xa lạ đối với họ. Họ


14


khơng cịn biết đến, hay cố tình xa rời các loại hình văn hóa văn nghệ truyền thống
của dân tộc. Tác giả đã nêu các dẫn chứng cụ thể cho thực trạng này, từ đó đề xuất
những giải pháp khắc phục.
Đáng ngại hơn nữa là các giá trị truyền thống của dân tộc đã bị lung lay
trước những tác động của lối sống thực dụng. Đạo đức, nhân cách của con người,
tình cảm gia đình, tình người với truyền thống lá lành đùm lá rách, thương người
như thể thương thân… dường như đã bị quay lưng lại để hướng về lối sống vật chất,
ăn chơi, hưởng thụ, đặt quyền lợi cá nhân lên trên hết. Thể hiện rõ rệt nhất, mạnh
mẽ nhất tình hình trên là ở giới trẻ. Đó là đánh giá phân tích và cảnh báo của tác giả
Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên trong tác phẩm “Gíá trị truyền thống
trước những thách thức của tồn cầu hóa” [17] và của Bùi Ngọc Minh trong tác
phẩm “Giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc cho thanh niên hiện nay” [108].
Các tác giả đều nêu lên sự cần thiết phải đặt giáo dục con người, giáo dục nhân cách
con người cho thanh thiếu niên lên hàng đầu, thì mới bảo tồn được giá trị truyền
thống của dân tộc trước các thách thức của tồn cầu hóa.
Nghiên cứu về thanh niên nói chung và lối sống của thanh niên nói riêng
trong thời kỳ mở cửa hội nhập, cịn được thể hiện trong tác phẩm “Tính cộng đồng,
tính cá nhân và cái tôi của thanh niên” của Đỗ Long và Phan Thị Mai Hương [102].
Trong tác phẩm này, các tác giả đã phân tích sâu các mặt tích cực của thanh niên là
ln nhiệt tình, hăng hái tiên phong trong mọi hoạt động và tính đồn kết, tính cộng
đồng rất cao. Trong mỗi con người thanh niên luôn thể hiện bản lĩnh cá nhân, say
mê sáng tạo, ưa mạo hiểm và thích thể hiện cái tơi. Đồng thời, các tác giả cũng nêu
lên những hạn chế của tính cá nhân và tính thích thể hiện cái tơi của thanh niên, đó
là mầm mống dẫn đến các hành động tiêu cực trong giới trẻ hiện nay.
Trong thời gian này, còn có một số nghiên cứu về thanh niên và lối sống của
thanh niên đựợc thể hiện trong các luận án tiến sỹ, như luận án tiến sỹ tâm lý học
của Nguyễn Ánh Hồng có tên “Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên
Thành phố Hồ Chí Minh ” [81] ; luận án tiến sỹ xã hội học của Đặng Quang Thành
có tên “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh trong
công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [129].



15

Đặc biệt, đề tài NCKH cấp nhà nước mã số KX03.16/06-10 “Thực trạng và xu
hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập
quốc tế” do Phạm Hồng Tung làm chủ nhiệm [144] có báo cáo tổng hợp rất cơng phu,
nêu nhiều nét mới và những vấn đề mới được đặt ra về thanh niên. Dựa trên nhiều
nguồn tài liệu khác nhau, với cách tiếp cận đa ngành, sự nghiên cứu nghiêm túc, đề
tài tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và cách tiếp cận khi nghiên cứu về
thanh niên và lối sống của thanh niên, nêu rõ những xu hướng biến đổi lối sống của
thanh niên trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Tác phẩm “Thanh
niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc
tế” [145] của đề tài này xuất bản đã phân tích sâu nhiều mặt tích cực và hạn chế của
thanh niên trong giai đoạn hội nhập. Phạm Hồng Tung nhận định:
Đa số thanh niên Việt Nam hiện nay có tính tích cực chính trị - xã hội
tương đối cao, hăng hái tham gia và mong muốn được tham gia tích
cực vào các hoạt động chính trị - xã hội do Đảng, Đồn, Hội tổ chức
và lãnh đạo; nhìn chung thế hệ thanh niên ngày nay có hồi bão và ước
mơ lành mạnh về tương lai và lạc quan, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp
của bản thân, gia đình và đất nước; mặc dù phần đơng thanh niên cịn
chưa đủ tự tin với định hướng và trình độ nhận thức chính trị của
mình, nhưng chỉ một bộ phận nhỏ tỏ ra bi quan, dao động trong trạng
thái chính trị [145, tr.336].
Sau khi phân tích dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn, đề tài đã tổng hợp
được 4 xu hướng sống tiêu cực của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay, cụ thể là:
- Ích kỷ, thờ ơ, vơ cảm, thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình và niềm tin.
- Hời hợt, a dua đua đòi, tiếp thu thiếu chọn lọc, ảnh hưởng văn hóa từ bên ngồi.
- Sống buông thả bản thân.
- Hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật [145].

Đặc biệt, đề tài đã xác định rõ những nhân tố tác động mang tính định hướng trong
quá trình thay đổi lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, như vai trị của gia đình
và giáo dục gia đình; vai trị của nhà trường và giáo dục học đường; tác động của bạn bè
và các mối quan hệ bạn bè; tác động của truyền thông hiện đại, đặc biệt là internet.


16

Tóm lại, các nghiên cứu và điều tra về lối sống của thanh niên nói riêng và
giới trẻ nói chung là khá phong phú, trong đó đưa ra những đánh giá xác đáng về
nhiều mặt tích cực cũng như tiêu cực, chỉ ra những tác động và đề ra một số giải
pháp bồi dưỡng ý thức, tâm lý giúp thanh niên phát huy những mặt tích cực, hạn
chế mặt tiêu cực, giúp họ hình thành nhân cách và năng lực phục vụ cho sự nghiệp
cách mạng trong giai đoạn tới. Bước đầu các nghiên cứu đã phân tích nguyên nhân
dẫn đến những hạn chế tiêu cực trong lối sống của một bộ phân giới trẻ trong xu thế
tồn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ đưa ra các nguyên
nhân ngoại cảnh tác động dẫn đến hành vi tiêu cực đó như thiếu sự giáo dục của gia
đình và nhà trường, ảnh hưởng của văn hóa phẩm ngoại lai, của internet… mà chưa
đi sâu vào nội tâm con người, chưa đi sâu vào căn nguyên gốc rễ dẫn đến các hành
vi tiêu cực nói trên. Cụ thể hơn, chưa có một nghiên cứu nào vận dụng học thuyết
Freud, học thuyết nổi tiếng về tâm lý hành vi con người, để phân tích hành vi lối
sống tiêu cực của một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay.
1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỌC THUYẾT FREUD Ở VIỆT NAM

1.2.1. Sự tiếp nhận và đánh giá chung tình hình nghiên cứu học thuyết
Freud ở Việt Nam
Học thuyết Freud xuất hiện ở châu Âu và Bắc Mỹ từ đầu thế kỷ XX. Điều ngạc
nhiên là một xứ thuộc địa có vẻ như rất xa vời với văn hóa phương Tây, nhất là triết
học phương Tây hiện đại, nhưng ngay từ đầu những năm 40, học thuyết Freud đã có
mặt ở Việt Nam. Năm 1943, Nhà xuất bản Tân Việt, Hà Nội đã xuất bản tác phẩm

nghiên cứu của Tơ Kiều Phương, một trí thức người Nam Bộ, với tựa đề “Học thuyết
Freud” [119]. Trong thời gian trên, cùng xuất bản với tác phẩm “Học thuyết Freud”
cịn có các tác phẩm khác về triết học phương Tây hiện đại. Một điều đặc biệt là, thuật
ngữ phân tâm học (psychoanalysis) của Freud đã được học giả Tô Kiều Phương dịch ra
tiếng Việt và sử dụng đầu tiên trong nghiên cứu của mình. Thuật ngữ này xuất hiện
cách đây hơn 70 năm, song rất chuẩn xác, sau này cho đến nay, tất cả các nghiên cứu
về học thuyết Freud ở Việt Nam đều dùng thuật ngữ này của Tô Kiều Phương.
Bị gián đoạn bởi thế chiến thứ 2 và kháng chiến chống Pháp, hơn hai mươi
năm sau, mãi tới thập niên 60 của thế kỷ XX, học thuyết Freud mới được


17

nghiên cứu tiếp tục ở miền Nam Việt Nam. Giống như các học thuyết của chủ
nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa thực dụng trong thời gian này, học thuyết Freud
góp thêm vào nhóm các học thuyết được chính quyền ở miền Nam Việt Nam
cho là những học thuyết có thể truyền bá. Trong thời kỳ này, học thuyết Freud
được giới học giả Nam Việt Nam quan tâm giới thiệu từ hai khía cạnh dịch
thuật và nghiên cứu. Có thể coi Vũ Đình Lưu là người đầu tiên tiếp tục đưa học
thuyết Freud vào Nam Việt Nam bằng ấn phẩm dịch thuật từ tác phẩm của
Freud “Nghiên cứu phân tâm học” [35]. Cũng chính Vũ Đình Lưu cịn có cơng
trình khảo cứu khác về Freud là “Phân tâm học áp dụng vào nghiên cứu các
ngành học vấn” [103]. Cơng trình này của Vũ Đình Lưu được coi là cơng trình
khảo cứu mang tính ứng dụng học thuyết Freud vào cuộc sống và các lĩnh vực
khoa học xã hội đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1970, Vũ Đình Lưu biên dịch tác
phẩm “Hành trình vào phân tâm học” của Hubert Benoit [8]. Tác phẩm nổi
tiếng nghiên cứu về phân tâm học “Thiền và Phân tâm học” của D.T. Suzuki,
Erich Fromm và R.De Martino [127] cũng được xuất bản tại miền Nam trong
thời gian này. Điều đó nói lên rằng, học thuyết Freud đã được tiếp nhận rất
trọng thị ở miền Nam Việt Nam trong những năm 60, 70 của thế kỷ trước, cho

dù lúc này là thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất.
Ở miền Bắc Việt Nam trước năm 1975, việc nghiên cứu triết học phương
Tây nói chung và học thuyết Freud nói riêng, đánh giá một cách khách quan, chưa
được phổ biến, nếu khơng muốn nói là chưa hề được triển khai. Chính vì vậy, học
thuyết Freud rất xa lạ với giới trí thức miền Bắc Việt Nam vào thời gian này.
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, việc nghiên cứu các trào lưu tư tưởng
triết học phương Tây có phần cởi mở và mạnh dạn hơn. Tuy nhiên, trong khoảng
10, 15 năm đầu, với góc nhìn và cách tư duy định kiến vốn có của nhiều học giả,
các nghiên cứu chỉ tập trung vào việc phê phán các di hại của tư tưởng phương Tây
ở miền Nam Việt Nam. Các nghiên cứu đó đánh đổ đồng học thuyết Freud với chủ
nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh và giải thích các lối sống gấp, sống kiểu Mỹ
của người dân miền Nam, nhất là thanh thiếu niên trước đây, là chạy theo dục tính
thấp hèn mà chưa thấy các mặt tích cực của học thuyết này.


18

Năm 1990, sau Nghị quyết số 01-NQ/TW của Bộ Chính trị trong nhiệm kỳ
Đại hội VI về Công tác Văn hố Tư tưởng thì cách nhìn nhận về triết học phương
Tây, trong đó có học thuyết Freud, đã có những bước đột phá, cởi mở hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, triết học phương Tây nói chung và học thuyết Freud nói riêng, được
nhiều người nghiên cứu và có điều kiện lan tỏa, hịa chung vào dịng triết học vốn
có trước đây ở Việt Nam.
Về khơng khí cởi mở và sự đón nhận tích cực học thuyết Freud cùng với sự
quan tâm nghiên cứu học thuyết này của các học giả Việt Nam trong thời gian qua,
có thể thấy được ở một khối lượng lớn các tác phẩm của Freud và nghiên cứu về
học thuyết Freud được xuất bản. Đã có tới 16 tác phẩm trong tổng số 35 tác phẩm
của Freud được dịch ra tiếng Việt như: Nghiên cứu phân tâm học [35]; Phân tâm
học nhập môn [36]; Nguồn gốc văn hóa tơn giáo [38]; Vật tổ và Cấm kị [37]; Ba
tiểu luận về thuyết tính dục [43]; Luận bàn về văn minh [41]; Các bài viết về giấc

mơ và giải thích giấc mơ [42]; Cảm giác bất ổn với văn hóa [44]; v.v..
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu về học thuyết Freud của các học giả ngoài
nước và trong nước được xuất bản như: Hành trình vào phân tâm học của Hubert
Benoit [8]; Freud đã thực sự nói gì của David Stafford - Clark [18]; Freud cuộc đời
và sự nghiệp của Rolan Jaccard [124]; Sigmund Freud - Nhà phân tâm học thiên tài
của Stephen Wilson [153]; Những luận thuyết nổi tiếng thế giới của Jostein Gaarder
[93], Những gương mặt lớn của thời chúng ta của Carol Christia [11]; S. Freud và
tâm phân học của Phạm Minh Lăng [100]; Học thuyết và tâm lý học S.Freud của
Phạm Minh Hạc [59]; Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến nhân học
triết học phương Tây hiện đại của Đỗ Minh Hợp và cộng sự [86]; Học thuyết Freud
và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam của Trần Thanh Hà [52]; Phân tâm
học và phê bình văn học của Liễu Trương (Việt kiều Pháp) [141]; chùm nghiên cứu
nghiên cứu của Đỗ Lai Thúy: Phân tâm học và tình yêu [131]; Phân tâm học và văn
học nghệ thuật [132]; Phân tâm học và văn hoá tâm linh [133]; Phân tâm học và
tính cách dân tộc [136].
Nước Áo ln tự hào là cái nôi triết học đương đại của nhân loại. Để tôn
vinh và nâng cao sự hiểu biết nền triết học hàng đầu thế giới này, vào tháng 11


19

năm 2012, Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối
hợp với Đại sứ quán Áo tại Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo Quốc tế có tên: Triết
học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó (Austrian philosophy and its relevance to
day) [150]. Hội thảo có sự góp mặt của nhiều học giả có tên tuổi ở nhiều quốc
gia và Việt Nam. Từ các báo cáo tại hội thảo được đăng trong kỷ yếu và xuất bản
thành sách sau này, có thể thấy các nghiên cứu về Freud là nhiều nhất và rất
phong phú, đa dạng, có thể kể tới như: Nhân học Freud của Đặng Hữu Toàn;
Freud - Nhà Triết học của Đỗ Minh Hợp; Chủ nghĩa Marx – Freud một sự kết
hợp tư tưởng của Marx và S. Freud trong nghiên cứu các vấn đề con người của

Nguyễn Thị Lan Hương; Phân tâm học của Sigmund Freud qua sự kiến giải của
một số nhà tư tưởng nữ quyền đương đại của Nguyễn văn Hịa và Nguyễn Việt
Phương; Đi tìm những nét tương đồng trong tư duy ở một số luận điểm của
Freud và Marx của Nguyễn Thị Bích Hằng; v.v..
Năm 2014, cuốn sách “Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến
nhân học triết học phương Tây hiện đại” được hình thành từ đề tài NCKH do quỹ
NAFOSTED tài trợ, do Đỗ Minh Hợp chủ biên [86]. Cuốn sách trình bày khá kỹ
nội dung triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến các trào lưu nhân học triết học
phương Tây hiện đại.
Về luận án sau đại học, vào năm 1995 có luận án TS. Ngữ văn của
Nguyễn Phúc, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh có tiêu đề: “Khảo sát
sự du nhập của phân tâm học và chủ nghĩa hiện sinh vào văn học đô thị miền
Nam trước năm 1975” [118]. Luận án có đề cập tới học thuyết Freud cùng với
học thuyết khác, song chỉ ở mức độ khảo sát sự du nhập của các học thuyết này
vào văn học ở miền Nam Việt Nam trước đây. Gần đây nhất, năm 2014, Tạ Thị
Vân Hà bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Triết học tại Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội có tên: “Tư tưởng Triết học của S.
Freud” [53]. Luận án đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng Triết
học của Freud cùng với những đánh giá về ông của các nhà triết học phương Tây
hiện đại. Đây hoàn toàn là một nghiên cứu cơ bản về học thuyết Freud mà không
đề cập tới nghiên cứu vận dụng học thuyết Freud vào thực tiễn. Ở bậc cao học,


20

có một số luận văn thạc sỹ về học thuyết Freud như: Hoàng Đức Diễn với “Chủ
nghĩa Freud và biểu hiện của nó trong văn học tính dục miền Nam Việt Nam
trước 1975” [19]; Nguyễn Thị Thủy với “Phân tâm học và giáo dục nhân cách
cho thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế hiện nay” [137]; Nguyễn Thị Bích Hằng
với “Chủ nghĩa Freud - Lịch sử và sự biểu hiện ở Việt Nam” [62]; v.v..

Như vậy, cho dù học thuyết Freud được tiếp nhận ở Việt Nam một cách
chính thức chưa lâu và khơng được thuận buồm xi gió, nhưng hiện nay nó đã
được quan tâm đúng mức theo đúng vị thế của nó trong dịng triết học phương Tây
ở Việt Nam.
1.2.2. Các nghiên cứu đi sâu về nội dung học thuyết hành vi con người
của Freud và vận dụng lý luận của học thuyết này vào thực tiễn cuộc sống
Nếu so sánh với các học thuyết triết học phương Tây mới được tiếp nhận ở
Việt Nam, theo chiều rộng, số lượng các cơng trình nghiên cứu về học thuyết Freud
là khá lớn, các nghiên cứu đa dạng và phong phú về thể loại như trình bày ở mục
trên. Để có thể làm rõ hơn chiều sâu của các nghiên cứu này về học thuyết Freud,
cũng như vận dụng học thuyết này vào thực tiễn cuộc sống, luận án đi sâu vào tìm
hiểu nội dung một số nghiên cứu mang tính điển hình đại diện cho các các cơng
trình nghiên cứu đó.
1.2.2.1. Các nghiên cứu đi sâu về nội dung học thuyết hành vi con người
của Freud
Có nhiều tác phẩm của các học giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu về
nội dung học thuyết Freud. Trong đó có 3 tác phẩm được coi là rất cơ bản và rất sâu
sắc, đó là: ‘Freud đã thực sự nói gì” [18]; “Freud và tâm phân học” [100]; “Học
thuyết và tâm lý học Freud” [59].
Tác phẩm “Freud đã thực sự nói gì” của David Stafford-Clrak - Giáo sư
Viện Tâm bệnh học thuộc Trường Đại học Luân Đôn [18], xuất bản năm1966 tại
Anh, sau đó đã được đón nhận ở rất nhiều nước trên thế giới. “Freud đã thực sự
nói gì” cũng là tác phẩm được xuất bản đầu tiên ở Việt Nam, về một học thuyết
phương Tây từ khi có sự đổi mới về cơng tác Văn hóa Tư tưởng (1990). Sức hấp
dẫn của tác phẩm này chính là ở chỗ D.Stafford-Clrak đã tổng hợp một cách


×