Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

NỘI DUNG của CHỦ NGHĨA DUY vật BIỆN CHỨNG với tư CÁCH là hạt NHÂN lý LUẬN của THẾ GIỚI QUAN KHOA học LIÊN hệ để LUẬN GIẢI một HIỆN TƯỢNG, một QUÁ TRÌNH cụ THỂ của đời SỐNG KINH tế CHÍNH TRỊ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.25 KB, 9 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TIỂU LUẬN MƠN TRIẾT
ĐỀ TÀI:
NỘI DUNG CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỚI TƯ CÁCH
LÀ HẠT NHÂN LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC. LIÊN
HỆ ĐỂ LUẬN GIẢI MỘT HIỆN TƯỢNG, MỘT QUÁ TRÌNH CỤ THỂ
CỦA ĐỜI SỐNG KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Hà Nội - 2017


I. LÝ LUẬN
1. Thế giới quan và thế giới quan khoa học
1.1. Khái niệm thế giới quan
1.1.1. Định nghĩa và nguồn gốc
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về
thế giới, về bản thân con người, xã hội loài người.
Thế giới quan ra đời từ cuộc sống, xuất phát từ nhu cầu nhận thức thế giới, nhận
thức bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới để điều chỉnh hoạt động của
mình. Suy cho cùng nó là kết quả của cả những yếu tố khách quan và chủ quan,
của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
1.1.2. Nội dung
Thế giới quan phản ánh thế giới ở ba góc độ:
- Các đối tượng bên ngoài con người
- Bản thân con người
- Mối quan hệ của con người với các đối tượng
Thế giới quan gồm hai yếu tố cơ bản là tri thức và niềm tin, trong đó tri
thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, nhưng nó chỉ gia nhập thế
giới quan khi đã chuyển hóa thành niềm tin thúc đẩy hành động của con người.


1.1.3. Vai trị
Thế giới quan có nhiều chức năng như nhận thức, xác lập giá trị, bình xét
đánh giá, điều chỉnh hành vi nhưng bao trùm nhất là chức năng định hướng cho
tồn bộ hoạt động sống của con người.
1.1.4. Những hình thức cơ bản của thế giới quan
- Thế giới quan huyền thoại
- Thế giới quan tôn giáo
- Thế giới quan triết học: Là hệ thống lý luận chung nhất về thế giới quan
– hạt nhân lý luận của thế giới quan, là thế giới quan đã phát triển lên trình độ tự
giác trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và thành tựu của tri thức khoa
học. Thế giới quan triết học bao gồm hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau: Thế
giới quan duy vật khoa học và thế giới quan duy tâm.
1.2. Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển của thế
giới quan duy vật.
1.2.1. Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật


- Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật xuất hiện từ việc giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học:
+ Thế giới quan duy tâm là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới
là tinh thần...
+ Thế giới quan duy vật là thế giới quan thừa nhận bản chất thế giới là
vật chất
- Thế giới quan duy vật khẳng định thế giới vật chất bất sinh, bất diệt...
Thừa nhận sự tồn tại của các hiện tượng tinh thần có nguồn gốc từ vật chất,
khẳng định vai trị năng động, tích cực của con người...
Thế giới quan duy vật thể hiện rất đa dạng dưới nhiều cấp độ khác nhau
như tự phát hay tự giác, thô sơ, chất phác hay văn minh...
1.2.2. Lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật.
- Thế giới quan duy vật chất phác là thế giới quan thể hiện trình độ nhận

thức ngây thơ, chất phác...
- Thế giới quan duy vật siêu hình...
- Thế giới quan duy vật biện chứng là hệ thống quan điểm nhận thức duy
vật về thế giới trong sự vận động, biến đổi không ngừng của nó, đem lại cho con
người khơng chỉ một bức tranh chân thực về thế giới mà còn đem lại một định
hướng phương pháp tư duy khoa học để con người tiếp tục nhận thức và cải tạo
thế giới.
2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới
quan khoa học
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật,
do Mác – Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được
Lênin phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc
phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại, chủ nghĩa duy
vật siêu hình.
2.1. Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
2.1.1. Quan điểm duy vật về thế giới
- Bản chất của thế giới là vật chất, mọi bộ phận của thế giới vật chất đều
có mối liên hệ thống nhất với nhau.
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, không tự sinh ra cũng không tự mất đi.
- Chỉ có 1 thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất là cái có
trước, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người thống nhất với nhau.
2.1.2. Quan điểm duy vật về xã hội
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngồi ý thức và khơng phụ thuộc vào
ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.


- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp
tác động lên giác quan của con người.
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.
2.2. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một học thuyết mang tính khoa học và
cách mạng triệt để, là "hạt nhân" lý luận của thế giới quan khoa học. Nó mang
những đặc điểm khác với các học thuyết triết học vốn có trong lịch sử. Sự khác
biệt ấy toát lên từ bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thể hiện ở những
điểm sau:
- Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn:
Đưa quan điểm thực tiễn vào hoạt động nhận thức, đặc biệt việc thấy vai
trò quyết định của hoạt động sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và sự phát triển
của xã hội, các nhà duy vật biện chứng đã khắc phục được hạn chế của chủ
nghĩa duy vật trước đó để giải quyết thoả đáng các vấn đề cơ bản của triết học.
- Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng:
Với việc kế thừa những tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đó, với
việc tổng kết thành tựu các khoa học của xã hội đương thời, C. Mac và Ăngghen
đã giải thoát thế giới quan duy vật khỏi hạn chế siêu hình và cứu phép biện
chứng khỏi tính chất duy tâm thần bí để hình thành nên chủ nghĩa duy vật biện
chứng với sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng.
- Quan niệm duy vật triệt để (duy vật cả về mặt xã hội):
Chủ nghĩa duy vật trước Mác là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Khẳng
định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết
định q trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung, tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội và coi sự phát triển của xã hội lồi người là một q
trình lịch sử - tự nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được tính
khơng triệt để của chủ nghĩa duy vật cũ.
- Tính thực tiễn - cách mạng:
Tính thực tiễn - cách mạng của chủ nghĩa duy vật biện chứng trước hết
thể hiện ở:
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí lý luận của giai cấp vơ sản
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng khơng chỉ giải thích thế giới mà cịn đóng
vai trị cải tạo thế giới.
- Tính sáng tạo của chủ nghĩa duy vật biện chứng:

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng không phải là giáo điều mà là kim chỉ
nam cho mọi hành động.


+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn được đổi mới và phát triển cho phù
hợp với yêu cầu của thực tiễn.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng phải được vận dụng phù hợp với tình
hình cụ thể của mỗi thời kỳ lịch sử và mỗi quốc gia.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hệ thống mở, sẵn sàng tiếp nhận những
phát minh khoa học mới.
2.3. Những nguyên tắc phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng
2.3.1. Tôn trọng tính khách quan
- Trong nhận thức sự vật phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, xem xét
sự vật đúng như nó tồn tại trong thực tế.
- Cải tạo sự vật phải xuất phát từ quy luật khách quan. Phải tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan.
- Việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phải xuất phát từ tình hình
thực tế. Khơng được lấy tình cảm, ý chỉ chủ quan làm điểm xuất phát.
- Khi đã có đường lối, chủ trương đúng đắn rồi cần phải tổ chức lực lượng
vật chất để thực hiện nó.
2.3.2. Phát huy tính năng động chủ quan
- Nhân tố chủ quan là ý thức và hoạt động có ý thức của con người. Vì ý
thức có vai trị rất quan trọng nên phải phát huy nó. Đó là:
- Phát huy vai trò của tri thức khoa học, lý luận cách mạng.
- Phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã
hội trong nhận thức và hành động cách mạng.
- Kiên quyết khắc phục và ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí.
- Chống thái độ thụ động, ỉ lại, bảo thủ, trì trệ.
3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và

mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
3.1. Các khái niệm.
3.1.1. Vật chất:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:


- Một là, với việc tìm ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thuộc
tính khách quan, V.I.Lênin đã phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể,
khắc phục được sự hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ;
cung cấp căn cứ nhận thức khoa học cho sự phát triển của triết học và các khoa
học khác và là cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử.
- Hai là V.I Lênin khẳng định vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ
hai đồng thời thừa nhận khả năng của con người có thể nhận thức được thực tại
khách quan.
3.1.2. Ý thức
Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng ý thức ra đời là kết quả của q
trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên và xã hội, đó là kết quả sự tiến hóa của bộ não
và thuộc tínhh phản ánh của nó và là lao động, ngơn ngữ.
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong
đầu óc con người, là "hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan". Ý thức bao
gồm: tri thức, tình cảm, ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất.
3.2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
3.2.1. Vai trò của vật chất đối với ý thức:
- Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; là cái quyết định nội dung,
hình thức biểu hiện lẫn mọi sự thay đổi của ý thức bởi vì:
- Vật chất là nguồn gốc của ý thức, ý thức là sản phẩm của bộ óc người

nên chỉ khi có con người mới có ý thức, còn con người là kết quả phát triển lâu
dài của thế giới vật chất.
- Ý thức là sự phản ảnh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới
vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất.
3.2.2. Vai trò của ý thức đối với vật chất:
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất
thơng qua hoạt động thực tiễn của con người:
- Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có nghị lực, ý chí,
hành động hợp quy luật khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn,
cải tạo được thế giới, đạt được mục đích của mình.
- Nếu ý thức phản ánh sai hiện thực khách quan, khiến cho hành động của
con người đi ngược lại quy luật khách quan thì những tác động ấy sẽ mang lại
tác động tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, kìm hãm sự phát triển xã hội.
Chính vì thế, trong hoạt động thực tiễn, ngoài việc nhận thức đúng quy
luật khách quan, cịn cần phải phát huy cao độ tính năng động chủ quan, đồng
thời chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, chống lại những
tư tưởng lạc hậu, phản động, phản khoa học.


3.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới; bản chất năng
động, sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức có
thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận là:
- Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ
thực tế khách quan là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tơn
trọng hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật; nhận thức và hành
động theo quy luật khách quan. Trong nhận thức và hành động con người phải
xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ
trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở,
phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành

lực lượng vật chất để hành động.
- Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trị tích cực, năng động,
sáng tạo của ý thức và nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực,
năng động, sáng tạo ấy. Điều này địi hỏi con người phải tơn trọng tri thức khoa
học, mặt khác phải tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học
đồng thời phải tu dưỡng rèn luyện bản thân mình về đạo đức, ý chí, nghị lực.
- Đảm bảo nguyên tắc tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách
quan và phát huy năng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải
khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường tri thức
khoa học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
II. THỰC TIỄN
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) là thời kỳ cải biến cách
mạng sâu sắc, toàn diện và triể để từ xã hội cũ thành xã hội mới – xã hội xã hội
chủ nghĩa (XHCN), được bắt đầu từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô
sản giành được chính quyền, bắt tay vào xây dựng xã hội mới, kết thúc khi xây
dựng thành công các cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị của XHCN.
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) là con đường
phát triển của các nước không phải xuất phát từ nền sản xuất lớn TBCN sẵn có
mà từ nền sản xuất thấp kém, quy mô nhỏ là chủ yếu.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
khơng có nghĩa là “đốt cháy giai đoạn mà chính là bỏ qua việc xác lập vị trí
thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng
tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN,
đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây
dựng nền kinh tế hiện đại”.


Đối với nước ta, một nước đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, sự lựa
chọn này đã phát huy tính năng động chủ quan, sáng tạo cho con đường phát
triển của dân tộc và đây là một tất yếu lịch sử:

- Thực tiễn đã chứng minh, CNTB là chế độ xã hội đã lỗi thời, sớm hay
muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn mà giai đoạn
đầu là CNXH. Cho dù CNTB thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển,
nhưng vẫn khơng vượt ra khỏi giới hạn của nó. CNTB khơng cịn là tương lai
của nhân loại.
- Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền
với CNXH và hồn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chỉ có đi lên CNXH
mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu mọi
người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và tiến bộ.
Từ thực tiễn khách quan, mặc dù nền kinh tế còn lạc hậu, nước ta vẫn có
khả năng và tiền đề để quá độ lên CNXH thơng qua những phân tích, đánh giá
của Đảng ta dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, đó là:
- Khả năng khách quan:
+ Nhân tố thời đại: Xu thế chung của thời đại vẫn là hịa bình và CNXH,
xu thế q độ lên CNXH trên phạm vi tồn thế giới đóng vai trị tích cực làm
thức tỉnh các dân tộc, quốc gia, tạo điều kiện và khả năng khách quan cho sự quá
độ đi lên CNXH.
+ Xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm cho giữa các nước
có quan hệ với nhau, cho phép kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
để phát triển nhanh kinh tế đất nước.
+ Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ tạo điều kiện và
khả năng để nước ta tiếp thu và vận dụng những lực lượng sản xuất hiện đại của
các nước đi trước để thực hiện con đường phát triển rút ngắn.
- Điều kiện chủ quan:
+ Cách mạng nước ta do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã hoàn thành
cách mạng dân tộc, dân chủ, hiện đang lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, đã
xây dựng những cơ sở ban đầu về chính trị, kinh tế, xã hội của CNXH, kiên
quyết đưa đất nước phát triển theo định hướng XHCN đã lựa chọn.
+ Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã từng chiến đấu hy sinh
không chỉ giành độc lập dân tộc, mà cịn vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Những địi hỏi đó chỉ có thể đạt được khi toàn dân quyết tâm theo Đảng thực
hiện xây dựng thành công CNXH.
Tiểu kết:


Lựa chọn và thực hiện đề tài tiểu luận này, với tư cách là một học viên cao
học, một công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một mặt tôi
muốn nghiên cứu chuyên sâu đồng thời vận dụng vào đời sống Triết học Mác Lênin phần chủ nghĩa duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là
cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học. Cụ thể hơn, đó là mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất với ý thức. Mặt khác, tơi cũng muốn góp một phần cơng sức
nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cách mạng lớn lao của tồn Đảng, toàn dân ta
hiện nay- sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội - mà nền tảng tư tưởng là chủ
nghĩa Mác - Lênin. Đó là, mọi sách lược, chiến lược cách mạng của chúng ta
phải được xuất phát từ thực tế khách quan, phát huy được tính năng động chủ
quan và đồng thời chống chủ quan duy ý chí. Đây được coi là một vấn đề hết
sức quan trọng, bởi nó quyết định sự thành cơng hay thất bại trên con đường đi
tới chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Giáo trình những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia.
2. Ts. An Như Hải (2006), Phương cách làm bài kinh tế chính trị Mác
– Lênin, Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.



×