Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.48 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SĨNG
<b>(Xn Quỳnh)</b>
<b>I. Tìm hiểu chung:</b>


<b>1. Tiểu dẫn:</b>


- Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên khai sinh là Nguyễn Thị
Xuân Quỳnh. Quê làng La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Xuất thân trong
một gia đình cơng chức. Mẹ mất sớm, Xuân Quỳnh ở với bà nội.


- 13 tuổi, Xuân Quỳnh từng là diễn viên múa đồn văn cơng Trung ương, Biên
tập báo Văn nghệ, biên tập viên NXB Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban chấp hành Hội
nhà văn Việt Nam khoá III. Xuân Quỳnh mất đột ngột cùng chồng là nhà viết kịch
nổi tiếng Lưu Quang Vũ vì tai nạn giao thông tại Hải Dương (chiều 29/4/1988).
- Tác phẩm gồm có:


+ Tơ tằm, Chồi biếc (in chung với Cẩn Lai) (1963)
+ Hoa dọc chiến hào (1968)


+ Gió Lào cát trắng (1974)
+ Lời ru trên mặt đất (1978)
+ Tự hát (1984)


+ Sân ga chiều em đi (1984)


+ Hoa cỏ may (1989) (in sau khi nhà thơ mất)


Một số tập dành riêng cho thiếu nhi: Bến tàu trong thành phố, Bầu trời trong quả
<i>trứng, Vẫn cịn ơng trăng khác.</i>


- Truyện viết cho thiếu nhi mang đến cho các em những tình cảm trong trẻo, trìu


mến, nhân hậu và cái nhìn hỏm hỉnh thơng minh.


- Xn Quỳnh được xem là một trong những người viết thơ tình hay nhất trong
nền thơ Việt Nam từ sau 1945. Đó là tình yêu vừa nồng nàn, sôi nổi, say đắm,
vừa tha thiết dịu dàng, vừa giàu trực cảm, vừa lắng sâu trải nghiệm suy tư. Cái
tôi của thi sĩ là cái tôi thành thật:


<i>Không sĩ diện đâu nếu tôi yêu được một người</i>
<i>Tôi sẽ yêu anh hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm</i>
<i>Tôi yêu anh dẫu vạn lần cay đắng…</i>


- Xuân Quỳnh thể hiện trong thơ khát vọng sống, khát vọng yêu và đi liền với nó
là những dự cảm về sự biến suy, phai bạc:


+ “Bây giờ yêu mai có thể xa rồi”
+ “Mùa thu hoa vẫn vàng như thế
<i>Chỉ em là đã khác với em xưa”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>2. Bài thơ Sóng:</b>


<b>a. Hồn cảnh và mục đích sáng tác:</b>


- Bài thơ viết năm 1967. Lúc này Xuân Quỳnh đang ở độ tuổi 25. Người phụ nữ
ở độ tuổi này có suy nghĩ rất chín về tình yêu. Mặt khác cũng thấy được ý thức
của cái tôi bên cạnh cái ta chung.


- Tác giả cũng khơng đặt tình u trong quan hệ cảm tính một chiều mà thể hiện
khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá. Cảm xúc thơ do
vậy vừa sôi nổi mãnh liệt, vừa gợi tới chiều sâu của sự triết lí.



<b>b. Chủ đề:</b>


Sóng và em là hai hình tượng sóng đơi, để từ đó những khám phá về sóng, em
thấy mình. Tình u trong em là sự vươn lên cái cao cả, lớn lao, là nỗi nhớ
thương, thuỷ chung son sắt. Đồng thời là khát vọng mãnh liệt của tình yêu, nỗi lo
âu giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô cùng, vô hạn của thời gian.


<b>II. Đọc hiểu văn bản:</b>
<b>1. Cấu trúc bài thơ:</b>


- Bài thơ có cấu trúc song hành giữa sóng và em. Sóng cũng là em mà em cũng
là sóng.


+ Sóng nước xơn xao, triền miên vơ tận, gợi sóng lịng em tràn đầy khao khát
trước tình u đơi lứa.


+ Cả bài thơ đoạn nào cũng nói về sóng, miêu tả nhiều về sóng.
* Giàu biến thái (dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ…).


* Sóng có tính cách phức tạp nhưng mang vẻ thống nhất của tự nhiên.


Đó là sinh ra từ biển. Sóng là nỗi khát khao của biển, là sự hoà hợp giữa biển và
bờ. “Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở”.


+ Âm điệu bài thơ cũng là âm điệu của sóng.
* Thể thơ năm chữ tạo ra giai điệu sóng vỗ.


* Hồ trộn âm thanh của sóng vỗ với tâm trạng người con gái đang yêu. Đó là
khao khát, nhớ thương, hờn giận. Sóng cũng là em vì lẽ đó.



<b>2. Nhận thức về bản thân qua mỗi khám phá về sóng:</b>
<b>- Hai khổ đầu: </b>


<i>Dữ dội và dịu êm</i>
<i>Ồn ào và lặng lẽ</i>


<i>Sông khơng hiểu nổi mình</i>
<i>Sóng tìm ra tận bể</i>


<i>Ơi con sóng ngày xưa</i>
<i>Và ngày sau cũng thế</i>
<i>Nỗi khát vọng tình yêu</i>
<i>Bồi hồi trong ngực trẻ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

suy tư. Điều đáng nhớ là khát vọng tình yêu, nhất là tình yêu đôi lứa bao giờ
cũng thường trực trong trái tim tuổi trẻ:


<i>Ơi con sóng ngày xưa</i>
<i>Và ngày sau cũng thế</i>
<i>Nỗi khát vọng tình yêu</i>
<i>Bồi hồi trong ngực trẻ </i>


<i> Điều đáng nói nhất ở hai khổ thơ này là sự chủ động của người con gái </i>
khi u:


<i>Sóng khơng hiểu nổi mình</i>
<i>Sóng tìm ra tận bể</i>


Chủ động khơng phải là ngỏ lời mà vươn tới cái cao cả, cái lớn lao.
<b>- Khổ 3 và 4:</b>



<i>Trước mn trùng sóng bể</i>
<i>Em nghĩ về anh, em</i>


<i>Em nghĩ về biển lớn</i>
<i>Từ nơi nào sóng lên?</i>
<i>Sóng bắt đầu từ gió</i>
<i>Gió bắt đầu từ đâu?</i>
<i>Em cũng không biết nữa</i>
<i>Khi nào ta yêu nhau</i>


“Em nghĩ” hai tiếng ấy lặp lại như là sự khám phá, tìm tịi. Em nhận thức
được “Sóng bắt đầu từ gió”. Nhưng gió từ đâu? Nào ai biết. Người ta có thể
chứng minh nguồn gốc của gió qua ngành khoa học. Nhưng khơng thể giải thích
được nguồn gốc của tình u. Có nhà thơ tự bộc bạch:


<i>Anh u em vì sao không biết rõ</i>
<i>Chỉ biết yêu em, anh thấy yêu đời</i>
<i>Như chim bay tỏa hút khí trời</i>


<i>Như ruộng lúa uống dịng nước ngọt</i>
<i>Và cũng có người:</i>


<i>Anh u em như u đất nước</i>
<i>Vất vả gian lao tươi thắm vô ngần</i>


Họ yêu nhau. Nhưng hỏi tình yêu bắt đầu từ đâu và tình u là gì thì có
bao nhiêu cách trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đó. Thơ Xuân Quỳnh sâu sắc và tế nhị vì khát vọng về tình yêu thực sự là nhu


cầu tự nhận thức và khám phá.


<b>- Ba khổ thơ (5, 6, 7):</b>


<i>Con sóng dưới lịng sâu</i>
<i>Con sóng trên mặt nước</i>
<i>Ơi con sóng nhớ bờ</i>


<i>Ngày đêm khơng ngủ được</i>
<i>Lịng em nhớ đến anh</i>
<i>Cả trong mơ cịn thức</i>
<i>Dẫu xi về phương bắc</i>
<i>Dẫu ngược về phương nam</i>
<i>Nơi nào em cũng nghĩ</i>


<i>Hướng về anh – một phương</i>
<i>Ở ngoài kia đại dương</i>


<i>Trăm ngàn con sóng đó</i>
<i>Con nào chẳng tới bờ</i>
<i>Dù mn vời cách trở</i>
- Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”
Nhớ:


+ Gắn với khơng gian dưới lịng sâu, trên mặt nước
+ Gắn với bờ


+ Không ngủ được
+ Đến anh



Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. Em đã hố thân vào sóng. Sóng
đã hồ nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức. Hai câu thơ đọng
lại điều sâu sắc nhất: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”.Nhớ cả lúc
tỉnh, cả trong vơ thức.


Khổ 6, 7 mượn hình ảnh sóng vỗ vào bờ “Con nào chẳng tới bờ” để
khẳng định tấm lòng son sắt thuỷ chung. Dù đi đâu vào Nam ra Bắc, em đều
nghĩ tới anh, hướng về anh.


<b>- Hai khổ 8, 9:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Làm sao được tan ra</i>
<i>Thành trăm con sóng nhỉ</i>
<i>Giữa biển lớn tình u</i>
<i>Để ngàn năm còn vỗ.</i>


Khổ thơ thứ tám là khổ khắc khoải tự nhận thức về mình, về tình yêu và
hạnh phúc trong cái qui luật muôn thuở của con người.


- Biển vẫn rộng, gió thổi, mây vẫn bay. Những hình ảnh này là biểu hiện sự nhạy
cảm với cái vô hạn của vũ trụ. So với cái vô cùng, vô tận ấy, cuộc sống con
người thật ngắn ngủi. Một tiếng thở dài nuối tiếc. Nhịp thơ lúc này như lắng
xuống, hình ảnh thơ mở ra qua các từ (đi qua, biển dẫu rộng, bay về xa). Nhận
thức, khám phá, thơ Xuân Quỳnh mang đến những dự cảm. Đó là nỗi lo âu, sự
trăn trở bởi hạnh phúc hữu hạn của đời người giữa cái vô cùng, vô tận của thời
gian.


- Suy nghĩ như thể, thơ Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán
mà thành khát vọng:



<i>“Làm sao được tan ra</i>
<i>Thành trăm con sóng nhỉ</i>
<i>Giữa biển lớn tình u</i>
<i>Để ngàn năm cịn vỗ.”</i>


Khao khát tình u của mình hồ trong tình u của mọi người. “Tan ra”
không phải mất đi mà hồ giữa cái chung và cái riêng. Tình u như thế không
bao giờ cô đơn.


(Nguồn: Sưu tầm)


<b>___________________________</b>
<b>THAM KHẢO:</b>


<b>Đề: Phân tích bài thơ Sóng của Xn Quỳnh.</b>
<b>Gợi ý:</b>


<b>1. Xn Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ khá nổi tiếng, xuất hiện trong</b>
<b>thời kỳ chống Mỹ cứu nước:</b>


Xuân Quỳnh có một giọng thơ rất duyên, vừa đằm thắm, vừa dịu dàng như chính
tính cách của chị. Sinh thời Xuân Quỳnh đã có một số bài thơ tình xuất sắc như: Thơ tình
<i>cuối mùa thu, Tự hát, Thuyền và biển... Bài Sóng cũng nằm trong số những bài thơ tình </i>
nổi tiếng ấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Xuân Quỳnh đến với thơ tình là để bày tỏ niềm khao khát về một tình yêu lý tưởng, lại
vừa hướng tới một hạnh phúc đời thường giản dị và thiết thực. Hình tượng “sóng” trong
bài thơ đã thể hiện thật sinh động và hấp dẫn tâm trạng của người con gái đang yêu, bộc
lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình u.



<b>2. Phân tích hình tượng sóng để cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ </b>
<b>trong tình u:</b>


<b>a. Hình tượng “sóng” và “em”:</b>


Những khổ thơ đầu tiên nhân vật trữ tình đang đối diện với sóng, cảm nhận về
sóng, tìm thấy mối liên hệ giữa sóng và khát vọng tình u.


- Hình tượng sóng ở khổ thơ đầu mang ý nghĩa tượng trưng cho tính khí và bản
lĩnh của người phụ nữ. Con sóng là hiện thân của các đối cực dữ dội - dịu êm - ồn ào -
lặng lẽ. Con sóng trung thực và thẳng thắn: khi sóng khơng hiểu nổi mình thì con sóng
tìm đến biển, đến chân trời thống rộng, tự do.


- Con sóng cũng tượng trưng cho khát vọng tình u nn đời của tuổi trẻ. Con
sóng ngàn đời nay vẫn thế, cứ đập vỗ vơ hồi vơ hạn. Tình u cũng vậy, ln đồng nghĩa
với tuổi trẻ. Tất cả chúng tồn tại vĩnh hằng trên mặt đất này.


- Đứng trước sóng biển trùng trùng lớp lớp - nhân vật trữ tình (em) cảm nhận về
nguồn gốc bí ẩn của tình u với hai câu hỏi: Sóng bắt đầu từ gió - Gió bắt đầu từ đâu?
<i>Khi nào ta yêu nhau? không ai có thể trả lời cặn kẽ được câu hỏi này.</i>


Đó chính là nỗi bí ẩn của tình u và cũng vì càng bí ẩn nên càng say đắm, hấp
dẫn hơn.


- Khi con người đối diện trước thiên nhiên rộng lớn như biển khơi rất dễ sinh ra
cảm giác nhỏ nhoi, bất lực, thậm chí rơi vào cảm giác hư vơ. Nhưng với tâm hồn nữ tính
mang khát vọng tình yêu mãnh liệt thì Xuân Quỳnh hướng tất cả vào tình u trần thế.


<b>b. Hình tượng “sóng” và “em” bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ:</b>
- Sóng tượng trưng cho nỗi nhớ của người phụ nữ khi u, nhớ mọi nơi (khơng


gian) lịng sâu, mặt nước, nhớ mọi lúc (thời gian) “Ngày đêm không ngủ được”, cũng như
thế em nhớ anh đến nỗi “cả trong mơ cịn thức”. Nghe qua có vẻ mơ hồ, vô lý. Nhưng
không, em lúc nào cũng nhớ đến anh, trong mơ, khi thức, khi ngủ, khi tỉnh, khi mơ. Nhớ
chính là biểu hiện của tình u, khi hết nhớ, cũng là lúc tình yêu chấm dứt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hơn nữa, đối với em, đâu chỉ có hai phương bắc và nam, mà cịn có thêm một
phương anh nữa, phương này là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư.


- Cũng như Sóng, dù mn vàn cách trở rồi cuối cùng cũng đến được bờ, “Em” ở
đây, trên hành trình đi tìm hạnh phúc, cho dù gặp lắm chơng gai, trắc trở, nhưng tin tưởng
rồi “Em” cũng sẽ tới đến bến bờ hạnh phúc.


- Cuộc đời tuy dài rộng, biển tuy vơ tận bao la, nhưng tình u vẫn được cảm
nhận thật cụ thể trong từng ngày tháng. Sống trong tình u con người khơng bao giờ
cảm thấy hư vô mà cuộc đời luôn mới mẻ, đầy ý nghĩa.


- Cũng như sóng giữa biển lớn tình u. Em cũng muốn có được một tình u lớn
lao, bất tử. “Em” nhân vật trữ tình ở đây bỗng vụt lớn để sánh ngang với biển cả. Quả là
một nỗi khao khát lớn lao và cảm động.


Quả thật, hình tượng sóng của bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
trong tình yêu vừa tha thiết say đắm, vừa duyên dáng, nồng nàn mà vô cùng trong sáng
cao đẹp của tình u đơi lứa mn đời.


<b>c. Nét đặc sắc về nghệ thuật:</b>


- Sự liên tưởng hợp lí, tự nhiên giữa đặc điểm của sóng và đặc điểm của người
con gái đang yêu. Sự liên tưởng này tạo nên hai hình tượng song song, nhưng hai mà
một.



- Câu thơ năm chữ với những câu ngắn, đều nhau, tạo nên một ý niệm về hình thể
của các con sóng, như con sóng dâng trào nhưng có khi chậm rãi nhẹ nhàng như lúc sóng
êm biển lặng.


- Nhịp điệu của các câu thơ thật đa dạng, mơ phỏng cái đa dạng của nhịp sóng :
2/3 (Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ). 1/2/2 (Sơng khơng hiểu nỗi mình - Sóng tìm ra
<i>tận bể), 3/1/1 (Em nghĩ về anh, em), 3/2 (Em nghĩ về biển lớn - Từ nơi nào sóng </i>


<i>lên),v.v...</i>


- Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau thừa tiếp câu trước, tựa như
những đợt sóng xơ bờ, sóng tiếp sóng dào dạt.


- Âm điệu của bài thơ với nhiều sắc điệu đa dạng, phong phú, tạo nên vẻ tự nhiên
cho bài thơ.


- Ngồi ra cịn phải kể đến tính chất nữ tính trong cách diễn đạt của Xuân Quỳnh,
trong cách nhìn sóng của chị: thật dịu dàng đằm thắm nhưng cũng thật dữ dội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Hình tượng sóng trước hết được gợi ra từ âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng của bài
thơ. Đó là nhịp của những con sóng trên biển cả liên tiếp, triền miên, vơ hồi, vơ hạn. Đó
là âm điệu của một nỗi lịng đang tràn ngập, đang khát khao tình u vơ hạn, đang rung
lên đồng điệu, hịa nhập với sóng biển.


- Qua hình tượng sóng, Xn Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều
trạng thái, tâm trạng với những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ
nữ đang rạo rực khao khát yêu đương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người con gái
đang u đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào
đó của sóng.



Qua bài thơ Sóng, ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương
mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Người phụ nữ ấy thủy chung,
nhưng khơng cịn nhẫn nhục cam chịu nữa. Nếu “sóng khơng hiểu nổi mình” thì sóng dứt
khốt từ bỏ nơi chật hẹp đó để “tìm ra tận bể”, đến cái cao rộng, bao dung…Đó là những
nét mới mẻ “ hiện đại” trong tình u.


Tâm hồn người phụ nữ đó khao khát, khơng n lặng. “Vì tình u mn thuở - có
<i>bao giờ đứng yên” (Thuyền và Biển). Nhưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, </i>
thủy chung vô hạn. Quan niệm tình yêu như vậy rất gần gũi với mọi người và có gốc rễ
trong tâm thức dân tộc.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×