Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hoi lo khi kham benh xin viec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.83 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Khám bệnh, xin việc đứng đầu danh sách 'cần đưa hối lộ'</b>



<b>31% người tham gia khảo sát cho biết đưa hối lộ là cần thiết khi đi khám chữa bệnh, xin </b>
<b>việc trong khu vực nhà nước. Trong lĩnh vực giáo dục, 17% người được hỏi đã phải hối lộ </b>
<b>để con em được quan tâm hơn.</b>


Sáng 3/5, hội thảo công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt
Nam (PAPI) năm 2011 diễn ra tại Hà Nội. Cơ quan nghiên cứu đã thăm dị 13.640 người
- quy mơ lớn nhất từ trước đến nay về chủ đề quản trị và hành chính cơng.


PAPI 2011 khảo sát 6 lĩnh vực lớn, gồm: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; cơng khai,
minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành
chính cơng và cung ứng dịch vụ cơng. Cuộc khảo sát nhằm cung cấp bức tranh toàn diện
về thực trạng quản lý nhà nước ở 63 tỉnh, thành.


Về vấn đề tham nhũng trong khu vực công, 31% người được hỏi cho biết đưa hối lộ là
cần thiết khi đi khám chữa bệnh, xin việc trong khu vực nhà nước. Hai phần năm cho biết
cần lót tay khi đi xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


17% người được hỏi cho biết phải hối lộ để con em được quan tâm hơn. Cụ thể, mỗi học
kỳ trung bình những phụ huynh này phải chi 1,2 triệu đồng tiền "phong bì" cho giáo viên,
có người phải chi tới 10 triệu đồng. Còn mức chi cho bác sĩ thấp nhất là 5 triệu đồng, cao
nhất 30 triệu đồng một năm. Hành vi nhũng nhiễu của y, bác sĩ thường xuyên xuất hiện ở
bệnh viện tuyến quận, huyện. Tại Quảng Ngãi, 100% số người được hỏi trả lời phải đưa
thêm tiền ngoài cho y, bác sĩ. Tỷ lệ thấp nhất là tại Đăk Nông với 19,83%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Long An là tỉnh đứng đầu trong cả sáu lĩnh vực được khảo sát PAPI. Ảnh: BNV.


Trong lĩnh vực đất đai, chỉ số PAPI cho thấy phần lớn người dân không biết về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Có đến 8 trên 10 người được hỏi không biết
về kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của xã, phường. Thủ tục và dịch vụ hành chính liên


quan đến chứng nhận đất cũng là nội dung mà người dân còn phàn nàn nhiều nhất trong
bốn loại thủ tục và dịch vụ hành chính cơng được đo lường qua khảo sát PAPI năm 2010
và 2011.


Long An là tỉnh duy nhất trên cả nước đứng đầu về mức độ hài lòng trong cả sáu lĩnh vực
được khảo sát. Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng được người dân đánh giá có hoạt
động hành chính cơng khá tốt. Trong khi đó, Ninh Thuận, Điện Biên và Quảng Ngãi
đứng cuối với mức điểm rất thấp.


Hà Nội được đánh giá cao nhất ở nội dung cung ứng dịch vụ công, tham gia của người
dân ở cấp cơ sở và công khai, minh bạch. Ở lĩnh vực kiểm soát tham nhũng, Hà Nội lại
đạt chỉ số thấp. TP HCM đạt điểm cao ở nội dung cơng khai, minh bạch, kiểm sốt tham
nhũng và cung ứng dịch vụ công. Tham gia của người dân ở cấp cơ sở và trách nhiệm
giải trình với người dân ở thành phố này lại chưa được những người tham gia khảo sát
đánh giá cao.


Ơng Hà Cơng Long, Phó ban Dân nguyện Quốc hội, thành viên ban tư vấn cho biết, chỉ
số PAPI sẽ là nguồn để đại biểu Quốc hội nghiên cứu, tham gia chất vấn và góp ý, nhất là
trong vấn đề làm luật. Những vấn đề nào mà người dân chưa hài lịng thì đại biểu sẽ có
trách nhiệm góp ý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

bên ngoài. Người dân tham gia đánh giá, khắc phục những khiếm khuyết, chuyển nền
hành chính sang phục vụ dân.


"Đây có thể coi là một quyết tâm chính trị trong cải cách hành chính", ơng Phúc nói.
Chỉ số PAPI do Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, Tạp chí Mặt trận
(UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Ban dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) và
Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện.


<b>Hồng Thùy</b>



Vì sao chạy việc, khám bệnh đứng đầu danh sách


phải phong bì?



Bơi trơn cơng việc bằng phong bì, đi khám chữa bệnh khơng được quên lót tay cho
bác sĩ lâu nay đã được nhiều người coi như "luật bất thành văn". Nó đã trở thành
hành vi ảnh hưởng đến lối ứng xử của số đông trong xã hội ngày nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Xin việc, chữa bệnh đứng đầu danh sách "cần đưa hối lộ"


Mới đây, theo công bố của hội thảo về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính
cơng cấp tỉnh (PAPI), có 31% người tham gia khảo sát cho biết đưa hối lộ là cần
thiết khi đi khám chữa bệnh, xin việc trong khu vực nhà nước. Trong lĩnh vực
giáo dục, có 17 % người được hỏi cho biết phải hối lộ để con em được quan tâm
hơn. Cụ thể, trung bình mỗi học kỳ các phụ huynh phải chi 1,2 triệu đồng tiền bồi
dưỡng cho giáo viên, có người phải chi tới 10 triệu đồng. Còn mức chi cho bác
sĩ thấp nhất là 5 triệu đồng, cao nhất là 30 triệu đồng một năm.


Hành vi nhũng nhiễu của y, bác sĩ thường xuyên xuất hiện tại các bệnh viện
tuyến quận, huyện. Cuộc khảo sát với những con số giật mình, một lần nữa cho
thấy thực trạng hành chính cơng và cung ứng dịch vụ cơng ở nước ta cịn nhiều
bất cập. Sự rườm rà, phức tạp trong thủ tục quản lý Nhà nước vơ tình đã tiếp tay
cho tốc độ gia tăng của nạn hối lộ này.


“Lót tay” là hành động đáng lên án. Nhưng trong nhiều trường hợp, khó có thể
trách người dân. Bởi khi sức khoẻ, cơng việc bị đặt lên bàn cân, họ phải tìm đủ
cách để bảo đảm sự an toàn và thuận lợi cho mình. Nạn phong bì tràn lan, len lỏi
vào mọi nơi chốn, ngóc ngách của cuộc sống, xã hội. Nguy hiểm hơn, nó trở nên
phổ biến, mặc định ở những nơi thuộc mơi trường Nhà nước. Ai có thể lí giải
điều này? Các cơ quan chức năng sẽ làm gì, và đã làm đến đâu để đẩy lùi tệ


nạn khủng khiếp này? Hay, trong cơ chế và đặc thù về nhu cầu việc làm ở một
đất nước có dân số trẻ, dư luận nên có cái nhìn linh hoạt, đa chiều? Xung quanh
vấn đề này, dư luận vẫn còn rộng đường tranh luận …


Tư tưởng xin việc của người Hà Nội còn nặng nề


Bà PhạmThị Loan - ĐBQH thành phố Hà Nội chia sẻ: "Phong bì khi đi xin việc
và khám bệnh là căn bệnh thâm niên của xã hội hiện nay. Nhiều người biết
nhưng khơng phải dám nói, hoặc có nói cũng chả làm gì được. Hà Nội là địa
phương có tỉ lệ hối lộ, tham nhũng cao nhất hiện nay (50,66%-PV). Tuy nhiên,
theo tơi, dư luận nên có cái nhìn linh hoạt, đa chiều hơn. Bởi đây là nơi có mật
độ dân cư dày đặc nhất, các hệ thống y tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội.
Tư tưởng xin việc còn nặng nề khi ln lấy cơ quan nhà nước là tiêu chí hàng
đầu".


Khơng xử lý tận gốc, dân sẽ mất lòng tin


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Qua sự việc này, chúng ta dễ nhận thấy, bộ máy Nhà nước khó có thể tuyển
dụng được những người cơng tâm thực sự. Nhiều người nói phụ huynh đút tiền
cho giáo viên vài ba trăm ngàn chả thấm tháp vào đâu so với con số tham nhũng
hàng chục nghìn tỉ đồng. Nhưng theo tơi đã là bệnh thì phải chữa trị một cách
triệt để. Nếu không người dân sẽ mất lịng tin vào chính quyền, luật pháp, hệ
thống giáo dục của nước nhà".


Thích vào cơ quan nhà nước là một tín hiệu đáng mừng


Theo ơng Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm VP Quốc Hội: "Xét ở một
góc độ nào đó, việc nhiều người thích vào cơ quan nhà nước là một tín hiệu
đáng mừng. Vì như thế có nghĩa là họ tin tưởng vào nhà nước. Nhưng mặt khác,
cần đặt ra câu hỏi, vì sao người ta sẵn sàng bỏ ra một số tiền hàng trăm triệu


đồng chỉ để được ngồi ở một vị trí có mức lương vài triệu đồng mỗi tháng. Phải
chăng, họ biết, vị trí đó sẽ có một cơ chế riêng, những khoản thu nhập riêng cao
hơn nhiều lần so với lương cơ bản. Cho nên, nhiều công chức nhà nước, miệng
lúc nào cũng kêu thu nhập thấp nhưng nhà lầu, xe hơi rất đàng hồng. Ngồi ra,
một lí do nữa để người ta chạy vào cơ quan nhà nước, đó là để có hộ khẩu tại
nơi làm việc. Khi có hộ khẩu, họ sẽ hợp thức hoá được mọi tài sản ở đó".


Nạn phong bì mang lại siêu thu nhập


Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên chủ tịch ủy ban các vấn đề về xã hội của Quốc
hội nhận định: "Không phải thành phố nào lớn cũng có chỉ số quản trị và hành
chính tốt. Khám bệnh và xin việc là hai lĩnh vực gây bức xúc nhất hiện nay. Bây
giờ đi khám bệnh, ốm đau mà khơng “lót tay”, đồng tiền khơng đi trước thì có khi
tính mạng cịn khơng giữ được. Đã có nhiều trường hợp như thế xảy ra. Chen
chúc để tìm một vị trí cơng việc trong mơi trường Nhà nước cũng là một thói
quen bất cập của người Việt hiện nay.


Tuy thu nhập có khi khơng bằng làm ngồi nhưng khơng ít người vẫn sẵn sàng
bỏ ra hàng trăm triệu chỉ để đổi lấy một công việc hành chính nhàng nhàng trong
một bộ ngành nào đó. Điều này bắt nguồn từ tâm lý muốn ổn định, muốn con em
mình bằng bạn bằng bè. Khi việc ít, người nhiều thì tình trạng hối lộ, lót tay
phong bì là điều khơng thể tránh khỏi. Nạn phong bì, đút lót mang lại siêu thu
nhập cho nhiều người".


Lương thấp nên phải kiếm cớ nhũng nhiễu


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nhưng khi có tiền họ cũng không ngần ngại từ chối. Cả người đưa và người
nhận đều có nhu cầu, một bên muốn nhanh được việc cịn một bên thì tranh thủ
chút chức tước, quyền lực của mình để kiếm thêm tiền".



Chỉ kêu gọi sẽ không hiệu quả


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×