Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

mot so tro choi trong day toan do luong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.69 KB, 45 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI THU HOẠCH TRÒ CHƠI SƯ PHẠM TRONG DẠY HỌC TOÁN Chủ đề: Đại lượng và đo đại lượng . Phần I: Trò chơi của nhóm A. TRÒ CHƠI “ ĐÓN GIAO THỪA” 1/ Đối tượng: Học sinh lớp 5 sau khi học xong bài “Trừ số đo thời gian”. 2/ Mục tiêu: - Rèn cho học sinh khả năng trừ nhanh và chính xác số đo thời gian. - Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.. 3/ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 32 phiếu. Trong mỗi phiếu gồm 3 phần: đề, số, đáp án. Phần đề ghi số đo thời gian, phần số là số thứ tự của học sinh sẽ trả lời (đánh số từ 1 đến 7), phần đáp án chính là kết quả của phép trừ: 24 giờ (thời điểm đón giao thừa) trừ cho số đo thời gian vừa nêu. Sau đó chia đều số phiếu và bỏ vào 4 hộp (mỗi hộp có 8 phiếu). Ví dụ: Phiếu được ghi theo hình thức sau. *Đề: 20 giờ 30 phút *Số: 5 * Đáp án: 3 giờ 30 phút. Số đo thời gian Số thứ tự mà học sinh sẽ trả lời. Kết quả của phép trừ để biết còn bao lâu nữa sẽ đến giao thừa. 4/. Luật chơi: - Trò chơi được thực hiện trong 15 phút. - Giáo viên chia lớp thành 4 đội, có 2 đợt chơi, mỗi đợt có 2 đội cùng tham gia thi đấu. Mỗi đội cử 8 em lên chơi. Trong đó, 7 em đứng xếp hàng và điểm số từ 1 đến 7 để biết số thứ tự của mình, 1 em nhận nhiệm vụ bốc phiếu trong hộp để đội kia trả.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> lời. Đầu tiên em nhận nhiệm vụ bốc thăm sẽ bốc một phiếu trong thùng và đọc phần đề (số đo thời gian), tất cả 7 bạn trong đội kia có 10 giây để tính toán. Sau 10 giây em bốc thăm cho biết số thứ tự người sẽ trả lời (trùng với số thứ tự được điểm số lúc nãy) và kiểm tra kết quả mà thành viên của đội kia trả lời là đúng hay sai theo nội dung trong phiếu mà giáo viên đã ghi. Hai em đại diện cho 2 đội sẽ luân phiên bốc thăm. Nếu đội nào trả lời sai thì thì các thành viên dưới lớp sẽ giơ tay trả lời để nhận phần thưởng của giáo viên. Tương tự như vậy đối với đợt 2. Cuối cùng đội nào có nhiều đáp án đúng nhất sẽ giành chiến thắng.. 5/ Đánh giá: Lưu ý những điểm học sinh hay sai và điều chỉnh cho các em.. B. TRÒ CHƠI “THIỆN XẠ NHÍ” 1. Đối tượng: Học sinh lớp 5 khi học bài Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài.. 2. Mục tiêu: - Ôn luyện cho học sinh kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài và làm phép tính cộng trừ nhanh chóng. - Rèn tính nhanh nhẹn, suy nghĩ độc lập, tinh thần đồng đội. - Tạo hứng thú trong học tập.. 3. Nội dung trò chơi: - Trò chơi được thực hiện: 15 phút. - Chia lớp thành hai đội. - Trò chơi tổ chức cho học sinh thực hiện phép toán cộng (trừ) kết hợp đổi đơn vị đo độ dài và được chia thành 2 pha: Pha 1:Thực hiện đối với phép cộng - Đội thứ nhất sẽ đứng lên nói “Lắp đạn” kèm theo một số có đơn vị đo độ dài (số hạng). Sau đó bạn đó có thể chỉ bất kì thành viên của đội thứ hai. - Đội thứ hai sẽ đứng lên nói “Bắn” kèm theo một số có đơn vị đo độ dài có đơn vị khác đơn vị đo độ dài của đội thứ nhất (số hạng). Sau đó bạn có thể chỉ ngược lại bất kì thành viên của đội thứ nhất. - Đội thứ nhất đứng lên nói “Đỡ đạn” kèm theo kết quả của phép cộng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Pha 2:Thực hiện đối với phép trừ - Đội thứ nhất sẽ đứng lên nói “Lắp đạn” kèm theo một số có đơn vị đo độ dài (số bị trừ). Sau đó bạn đó có thể chỉ bất kì thành viên của đội thứ hai. - Đội thứ hai sẽ đứng lên nói “Bắn” kèm theo một số có đơn vị đo độ dài có đơn vị khác đơn vị đo độ dài của đội thứ nhất (số trừ). Sau đó bạn có thể chỉ ngược lại bất kì thành viên của đội thứ nhất. - Đội thứ nhất đứng lên nói “Đỡ đạn” kèm theo kết quả của phép trừ. Lưu ý: đối với phép trừ nếu đội nào cho đề có số trừ lớn hơn số bị trừ (cùng đơn vị đo) như vậy đội “Đỡ đạn” sẽ không tính được. Nếu đội “Đỡ đạn” phát hiện ra và trả “Phép tính không thực hiện được” thì đội “Đỡ đạn” vẫn được tính điểm.. 4. Luật chơi: - Hai đội oẳn tù tì (bốc thăm) để chọn ra đội đi trước. Hai đội thực hiện luân phiên: Lắp đạn  Bắn  Đỡ đạn. - Nếu đội trả lời đúng thì được cộng 10 điểm. - Nếu đội nào không đỡ đạn được (không tìm ra kết quả) mà có 1 thành viên bất kỳ của đội đó trợ giúp ra kết quả đúng thì chỉ được cộng 5 điểm. Nếu trợ giúp sai thì không có điểm. - Đội nào điểm cao hơn là đội thắng cuộc. - Giáo viên bầu ra 2 trọng tài và 2 thư kí. Trọng tài có nhiệm vụ kiểm tra kết quả của bạn “ Đỡ đạn”. Thư kí có nhiệm vụ ghi điểm cho 2 đội và đếm thời gian suy nghĩ cho bạn “ Đỡ đạn” trả lời kết quả. Học sinh chỉ được sử dụng giấy, viết, không được sử dụng máy tính bỏ túi.. * Lưu ý: Trò chơi tổ chức bao quát lớp không gọi một thành viên nhiều lần. 5. Đánh giá kết quả: - Giáo viên dựa trên những đáp án mà thư ký đã ghi để nhận xét kết quả và tính điểm, đồng thời lưu ý và sửa lỗi đối với những kết quả sai. - Tuyên bố đội thắng cuộc và phát thưởng cho các nhóm..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phần II: Trò chơi của các thành viên 1/Văn Thị Trúc Ly- 1090353:. A/ Trò chơi: “Lập thời gian biểu” 1. Đối tượng: học sinh lớp 2 sau khi đã học xong bài Giờ, phút. 2. Mục tiêu: - Học sinh được luyện tập cách xem đồng hồ, xếp số đo thời gian theo thứ tự. - Rèn luyện tinh thần đoàn kết, tính tập thể, nhanh nhạy, sắp xếp hợp lý thời gian biểu.. 3. Tình huống: Mít là một cậu bé đang học lớp 2. Hằng ngày, Mít thức dậy, đi học, làm bài tập về nhà, vui chơi, ăn uống …. tuỳ thích mà không có thời gian rõ ràng. Một hôm, sau khi học xong bài Giờ, phút cậu ta quyết định lập ra một bảng thời gian biểu hợp lý cho mình nhưng cậu ta không biết phân định thời gian thế nào là hợp lý. Các em hãy giúp Mít lập thời gian biểu này nhé.. 4.Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 40 phiếu (chia cho 4 đội, mỗi đội 10 phiếu). Trong mỗi phiếu, giáo viên ghi công việc của bạn Mít, hình đồng hồ (có kim phút, giờ) chỉ thời gian thực hiện công việc đó, chỗ chấm để học sinh ghi thời gian tương ứng với đồng hồ và ô trống để ghi thứ tự công việc. Sau mỗi phiếu có dán băng keo 2 mặt. Ví dụ:. 12 (được sắp xếp Ra chơi: Số thứ tự công việc 1 11. Học sinh ghi thời gian tương ứng với đồng hồ Các câu hỏi và đáp án: 1. Thức dậy buổi sáng: 5 giờ 45 phút 2. Đến trường học: 6 giờ 30 phút 3. Tan học: 10 giờ 45 phút 4. Ăn trưa: 11 giờ 30 phút 5. Ngủ trưa: 12 giờ 15 phút. theo thứ10tự thời 2gian). 9 giờ sáng ………………… 3. 3. 9 8. 7 6 5. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 6. Làm bài tập ở nhà: 1 giờ 15 phút 7. Ăn cơm tối: 6 giờ 8. Xem truyền hình: 6 giờ 45 phút 9. Ôn bài buổi tối: 8 giờ 10. Đi ngủ: 9 giờ 15 phút. 5. Luật chơi: - Giáo viên chia bảng làm 4 (tương ứng với vị trí để 4 đội dán phiếu), sau đó giáo viên phát cho mỗi đội 10 phiếu có hình thức được mô tả như trên và úp xuống. - Khi giáo viên hô “Bắt đầu” thì học sinh mới được lật các phiếu lên và điền thời gian vào chỗ chấm (tương ứng với đồng hồ trên mỗi phiếu). Sau khi đã điền thời gian vào tất cả các phiếu, các em sẽ dựa vào thời gian đó mà sắp xếp thứ tự công việc rồi đánh số thứ tự công việc vào ô trống. Công việc nào trước thì đánh số nhỏ, bắt đầu từ số 1 (công việc đầu tiên đánh số 1) và đánh số thứ tự đến 10. Sau đó, mỗi đội cử hai em đem các phiếu dán lên bảng theo thứ tự đã đánh số. - Cách tính điểm: mỗi phiếu ghi thời gian đúng được 5 điểm, mỗi thứ tự đúng được 5 điểm. Đội nào có số điểm cao nhất sẽ chiến thắng. Nếu số điểm bằng nhau thì đội nào nhanh hơn sẽ thắng. Lưu ý: Giáo viên thống nhất trước với học sinh là sử dụng cách ghi 24 giờ (hoặc 12 giờ) tuỳ theo cách tổ chức và dụng ý của giáo viên. Bài này sử dụng cách ghi 12 giờ. Nếu sử dụng cách ghi 24 giờ thì không cần ô trống để điền số thứ tự.. 6. Đánh giá kết quả: - Giáo viên nhận xét và sửa lỗi những phiếu bị sai. Nhắc lại cách xem đồng hồ khi học sinh nhầm lẫn giữa kim giờ và kim phút nên ghi kết quả sai. - Trao phần thưởng cho các đội..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> B/ Trò chơi: “Khám phá sở thú” 1. Đối tượng: học sinh lớp 4 sau khi đã học xong bài Bảng đơn vị đo khối lượng. 2. Mục tiêu: - Học sinh được luyện tập kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng và tính toán nhanh các phép tính cộng, trừ, nhân. - Phát triển khả năng nhanh nhẹn, tinh thần tập thể.. 3. Tình huống: - Sau khi học xong bài Bảng đơn vị đo khối lượng, học sinh sẽ ứng dụng vào thực tế bằng cách khám phá sở thú và tính cân nặng của các con vậtđơ, đồng thời kết hợp đổi đơn vị đo khối lượng cho hợp lý.. 4. Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị: +. 10 hình con vật trong sở thú.. +. 20 phiếu ghi biểu thức và lời giải (nếu có), chừa khoảng trống để học. sinh ghi kết quả. +. 2 thùng phiếu, chia đều 10 phiếu tương ứng vào mỗi thùng.. - Giáo viên chia bảng làm ba phần: ở giữa dán hình 10 con vật và hai bên đánh dấu sẵn vị trí để hai đội dán phiếu.. Cách dán các hình con vật và phép tính:. Sư tử: 65kg + 7000dag =1350hg. Sư tử: 56kg + 8000dag =1360hg.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hai con khỉ cân nặng: 1020dag + 9800g = 20kg. Hai con khỉ cân nặng: 1030dag + 8700g = 19kg. Ba chú hươi cao cổ nặng: 11tạ + 1tấn + 1270kg = 337yến. Ba chú hươi cao cổ nặng: 9tạ + 100yến + 1720kg = 362yến. Công: 5520g + 38hg = 932dag. Công: 5570g + 33hg = 887dag. Cá sấu: 156kg + 44000g = 2tạ. Cá sấu: 157kg +53000g = 21yến. Năm con heo rừng nặng: 11kg x 3 + 135hg x 2 = 6yến. Năm con heo rừng nặng: 110hg x 3 + 135hg x 2 = 60 kg.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Voi: 9tạ – 810kg = 90yến. Gấu ngựa: 1tấn – 9tạ= 10000dag. Bốn con đà điểu cân nặng: 16 yến x 3 + 14000dag= 620kg. Hổ: 75kg + 4500dag = 12yến. Voi: 6tạ – 90kg = 51yến. Gấu ngựa: 2tấn – 19tạ = 10yến. Bốn con đà điểu cân nặng: 14yến x 3 + 31000dag = 730kg. Hổ: 57kg + 7300dag = 13yến.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 5. Luật chơi: - Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội chọn ra 10 bạn lên chơi, các bạn còn lại đóng vai trò khán giả. Mỗi thành viên trong đội sẽ lần lượt bốc ra một phiếu trong thùng phiếu của đội mình, thực hiện phép tính và dán phiếu đó lên bảng tương ứng với hình con vật. Thực hiện như vậy cho đến khi hết phiếu. - Đội nào có số phiếu có kết quả đúng nhiều hơn sẽ thắng. Nếu hai đội có số câu đúng bằng nhau thì đội nào hoàn thành xong sớm hơn sẽ giành chiến thắng. Nếu phiếu nào có kết quả sai thì giáo viên sẽ mời bạn khán giả trả lời kết quả đúng của phiếu đó.. 6. Đánh giá kết quả: - Giáo viên nhận xét và sửa sai dựa trên kết quả của học sinh. Phát quà cho hai đội và cho các khán giả trả lời đúng (nếu có).. 2/ Nguyễn Thị Kim Chi – 1090328: A/ TRÒ CHƠI “TIÊU DIỆT QUÁI VẬT” Đối tượng: Học sinh lớp 4 sau khi học xong bài “Bảng đơn vị đo khối lượng”. 1) Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo khối lượng, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia nhanh chóng và chính xác. - Tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Nâng cao tinh thần đồng đội. 2) Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 98 phiếu có ghi các phép tính về số đo khối lượng. 3) Tình huống: Ở một hòn đảo nhỏ, mọi người đang có cuộc sống an bình. Bỗng một ngày nọ có một con quái vật từ đâu xuất hiện và phá hoại tất cả những thứ xinh đẹp trên hòn đảo này. Để tiêu diệt được quái vật cần phải có 7 người gan dạ nhất và cùng nhau đi đến 7 ngôi đền linh thiên của hòn đảo để thu thập nguồn năng lượng từ ngôi đền. Nhưng để đến được mỗi ngôi đền thì 7 người phải vượt qua được những vị thần canh giữ ngôi.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> đền. Để vượt qua được thì 7 người phải trả lời được những lá phiếu mà những vị thần giữ cửa đưa. 4) Luật chơi: - Trò chơi thực hiện trong 15 phút. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 7 em lên chơi. Trong 7 em đó cử một em làm đại diện. Em làm đại diện có nhiệm vụ đến ngôi đền đầu tiên nhận 7 lá phiếu của vị thần giữ cửa rồi đem về phát cho đồng đội của mình. Các thành viên sẽ cùng nhau làm bài tập có trong phiếu. Sau khi tất cả làm xong thì người đại diện thu về và đem giao cho vị thần giữ cửa. Nếu đáp án đúng thì mọi người được vị thần giữ cửa cho qua để đi tiếp tới ngôi đền tiếp theo. Còn nếu sai thì vị thần sẽ trả lại các lá phiếu ( các lá phiếu có phép tính khác nhau nhưng cùng chung kết quả để thần giữ cửa dễ kiểm tra). Các thành viên phải cùng nhau kiểm tra lại rồi mới nộp lại cho các vị thần. Nếu đúng được thông qua. Tương tự như vậy với các ngôi đền tiếp theo. Đội nào vượt qua được ngôi đền thứ 7 trước là đội chiến thắng. 5) Tổng kết - đánh giá: Giáo viên giải đáp thắc mắc của học sinh. Căn cứ vào luật chơi để tuyên bố đội thắng cuộc.. B/ TRÒ CHƠI “QUAY NGƯỢC THỜI GIAN” 1) Đối tượng: Học sinh lớp 4 sau khi học xong bài “Giây, thế kỉ”. 2) Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo thời gian, các phép tính cộng, trừ nhanh chóng và chính xác. - Tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Nâng cao tinh thần đồng đội. 3) Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 20 phiếu có ghi số đo thời gian và dán vào hai bên bảng. Mỗi bên 10 phiếu. 4) Tình huống:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Nhân lúc Đôrêmon không có ở nhà. Nôbita lén lấy cổ máy thời gian để đến năm 2020 thăm Đôrêmi. Nhưng giữa đường thì cổ máy thời gian bị hỏng nên đưa Nôbita đến một nơi xa lạ. Nôbita không biết nơi mình đang bị lạc là vào năm mấy nên không thể quay trở về. Bạn hãy nhanh tay giúp Nôbita tìm ra thời gian để quay về. 5) Luật chơi: - Trò chơi thực hiện trong 15 phút. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 em lên chơi. Trong đó, 9 em đứng tạo thành vòng tròn để tiện cho việc họp nhóm và tính toán, còn em còn lại có nhiệm vụ chạy lên bảng lấy một lá phiếu mà giáo viên đã dán trên bảng trước rối chạy về đưa cho nhóm của mình. Các thành viên trong nhóm sẽ cùng tính toán và đưa ra kết quả (lấy năm hiện tại trừ cho số đo thời gian ghi sẵn trên phiếu). Sau khi tính xong thì đưa kết quả cho thành viên đã lấy phiếu. Thành viên lấy phiếu nhận kết quả của nhóm và dán trở lại bảng sau đó lấy tiếp lá phiếu thứ 2. Tương tự vậy với lá phiếu cuối cùng. - Sau khi kết thúc cuộc chơi đội nào tính xong nhanh và đúng nhất là đội chiến thắng. Trong trường hợp đội nhanh nhưng chưa chính xác thì giáo viên dựa vào số lá phiếu của cả hai đội để lựa chọn đội chiến thắng. 6) Tổng kết - đánh giá: Giáo viên giải đáp thắc mắc của học sinh. Lưu ý những điểm học sinh sai để diều chỉnh cho các em. Căn cứ vào luật chơi để tuyên bố đội thắng cuộc.. 3/ Nguyễn Thị Kim Chung 1090329: A.TRÒ CHƠI “THỎ CON GIÚP MẸ” 1. Mục tiêu - Củng cố cho học sinh các kiến thức về bảng đơn vị thời gian. - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính với số đo thời gian. - Rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn, cẩn thận, tinh thần đồng đội. 2. Chuẩn bị - Tờ bìa cứng ghi phép tính, mỗi tờ bìa chỉ ghi một phép tính. Đây là các phép tính ví dụ: 23 ngày 12 giờ - 3 ngày 8 giờ =……………………….

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 14 ngày 15 giờ - 3 ngày 17 giờ =……………………… 13 năm 2 tháng - 8 năm 6 tháng = ……………………… 11 tháng 3 ngày - 6 tháng 25 ngày =……………………… 16 phút 34 giây + 25 phút 23 giây = ……………………… 8 ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ =……………………… 4 phút 13 giây + 5 phút 15 giây =……………………… 12 phút 43 giây + 5 phút 37 giây =……………………… 4,1 giờ x 6 =……………………… 3,5 phút x 4 =……………………… 9,5 giây x 3 =……………………… 17,5 thế kỉ x 8 =……………………… 10 giờ 45 phút : 9 = ……………………… 35 giờ 40 phút : 5 = ……………………… 18,6 phút : 6 = ……………………… 15 phút : 2 =……………………… Các tờ bìa lần lượt ghi các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo đơn vị thời gian. -. Các tờ bìa này được để trong bốn chiếc hộp như nhau giao cho mỗi đội.. -. Giáo viên chuẩn bị bàn ghế thành bốn khu vực riêng biệt cho bốn đội dễ dàng học nhóm.. 3. Tình huống và quy tắc trò chơi a. Tình huống Trong khu rừng nọ có một gia đình nhà thỏ sống với nhau rất hạnh phúc. Một hôm, Thỏ mẹ nhờ Thỏ con vào rừng tìm và mang về cho mẹ những củ cà rốt. Thế nhưng tất cả cà rốt của khu rừng đang bị một con thú hung ác trong rừng chiếm lấy hết. Qui định của con vật canh giữ là nếu như Thỏ con vượt qua một chướng ngại vật của nó thì sẽ được lấy đi một củ cà rốt. Thỏ con phải ra sức vượt qua các chướng ngại vật của con thú canh giữ để đem về cho Thỏ mẹ thật nhiều củ cà rốt. b. Quy tắc trò chơi - Giáo viên giới thiệu tình huống của trò chơi. - Giáo viên chia lớp thành bốn đội: Đội 1, Đội 2, Đội 3, Đội 4. Các thành viên của đội đều tham gia chơi. Mỗi đội cử 1 bạn học sinh làm đội trưởng. Các em học.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> sinh sẽ đóng vai vào bạn Thỏ con giải các chướng ngại vật của con thú canh giữ để tìm lấy về nhiều củ cà rốt. Chướng ngại vật là các phép tính số đo đơn vị thời gian. - Hộp đựng các phép tính được đặt ở giữa lớp sẽ là nơi cất giữ các củ cà rốt. Nhiệm vụ của các em phải thảo luận nhóm nhanh chóng đổi về cùng đơn vị và thực hiện phép tính. Sau khi tìm được kết quả, các em viết kết quả vào tờ bìa và bạn đội trưởng sẽ dán lên bảng. Chú ý mỗi lần lên dán là chỉ một phép tính. Mỗi đội sẽ có một phần bảng riêng để dán kết quả. - Khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu”, trong thời gian là 10 phút, bốn đội bắt đầu chọn chướng ngại vật trong chiếc hộp giáo viên mới giao rồi tính toán đưa ra kết quả. Em đội trưởng sẽ lên dán kết quả. Trong khi đội trưởng lên dán, các bạn học sinh còn lại chọn chướng ngại vật khác và tiếp tục giải. Cứ như vậy, các đội chơi cho đến khi thời gian của trò chơi kết thúc. c. Quy luật tính điểm - Cứ mỗi lần Thỏ con vượt qua chướng ngại vật (tức là đưa ra kết quả phép tính chính xác) sẽ được lấy một củ cà rốt. - Nếu Thỏ con không vượt qua chướng ngại vật (tức là đưa ra kết quả phép tính chưa chính xác) sẽ không được một củ cà rốt nào. - Kết thúc trò chơi đội nào có số củ cà rốt (phép tính đúng) nhiều hơn là đội chiến thắng. - Trong trường hợp hai đội hòa nhau sẽ có một câu hỏi phụ. Hai đội cử một đại diện sẽ giải cùng một chướng ngại vật. Đội nào giải nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng. 4. Tổ chức trò chơi a. Đối tượng: Học sinh lớp 5 khi học bài Luyện tập chung Số đo thời gian. b. Dàn dựng kịch bản - Giáo viên giải thích cho học sinh về luật chơi. - Chia lớp thành bốn đội. Các em học sinh cùng nhau thảo luận đưa ra kết quả phép tính. - Sau đó, giáo viên ra hiệu bắt đầu cho trò chơi bắt đầu. 5. Tổng kết, đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Thời gian trò chơi kết thúc, giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả các phép tính. - Giáo viên tổng kết số củ cà rốt của hai đội. Tuyên dương đội chiến thắng. Giáo viên phát thưởng cho hai đội. - Giáo viên nhận xét các phép tính, yêu cầu các em lên làm lại những phép tính sai. Giáo viên đưa ra cái sai cho học sinh rõ và rút kinh nghiệm. - Giáo viên nhận xét trò chơi, tuyên dương cả lớp.. B.TRÒ CHƠI “HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG VỀ NHÀ” 1. Mục tiêu - Củng cố cho học sinh các kiến thức về bảng đơn vị thể tích. - Rèn kĩ năng thực hiện đổi đơn vị đo thể tích. - Rèn cho học sinh tính nhanh nhẹn, cẩn thận, tinh thần đồng đội. 2. Chuẩn bị - Tờ bìa cứng ghi bài tập đổi một số đo thể tích, mỗi tờ bìa chỉ bài tập đổi ghi một số đo thể tích. Đây là các bài tập ví dụ: 0,000123 hm3 = ……………….. m3 0,0123 dam3 = ……………….. m3 0,00123 dam3 = ……………….. m3 123 dm3 = ……………….. m3 123000 dm3 = ……………….. m3 12300 dm3 = ……………….. m3 1230000 cm3 = ……………….. m3 12300000 cm3 = ……………….. m3 123000 cm3 = ……………….. m3 0,123 dam3 = ……………….. m3 1230 dm3 = ……………….. m3 123000000 cm3 = ……………….. m3 - Giáo viên chuẩn bị hai chiếc hộp đựng các tờ bìa ghi bài tập đổi một số đo thể tích. Hai chiếc hộp đựng các tờ bìa ghi bài tập đổi một số đo thể tích như nhau cho hai.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> đội. Bài tập đội A sẽ được ghi viết màu xanh, bài tập đội B sẽ được ghi viết màu đỏ để dễ phân biệt. - Giáo viên chuẩn bị 4 tờ giấy cứng khổ A0. Trên đầu mỗi tờ giấy có ghi một số đo thể tích. Đây là các đáp án của bài tập đổi một số đo thể tích đã được ghi trên tờ bìa. Đây là các đáp án để học sinh lựa chọn: 12,3 m3. 1,23 m3. 123 m3. 0,123 m3. - Giáo viên sắp xếp bàn ghế thành hai dãy để trò chơi được tiến hành dễ dàng. 3.Tình huống và quy tắc trò chơi a. Tình huống Vào một ngày cuối năm, muôn thú của 4 khu rừng A, B, C, D tụ hợp lại với nhau để cùng bàn kế hoạch bảo vệ những khu rừng thân yêu của mình. Muôn thú của cả 4 khu rừng đều có mặt đông đủ. Cuộc bàn luận đang rất sôi nổi. Chẳng may, trời bắt đầu dông bão. Tất cả muôn thú đều bỏ chạy và tìm nơi ẩn nấp. Thế rồi, cơn bão cũng đi qua. Thế nhưng, trên đường lánh nạn, một số loài thú con đã bị lạc vào một khu rừng xa lạ khác. Bây giờ, các con thú đang rất lo lắng và mong ước tìm về với khu rừng mình. Chúng ta hãy tham gia trò chơi này để tìm ra con đường về nhà cho các con thú. b. Quy tắc trò chơi - Giáo viên giới thiệu tình huống của trò chơi. - Giáo viên chia lớp thành hai đội: Đội 1, Đội 2. Mỗi đội cử 10 bạn học sinh lên tham gia cuộc chơi. - Giáo viên dán 4 tờ giấy A0 cứng ghi đáp án khổ lớn lên bảng. Bốn tờ giấy này sẽ là 4 khu rừng - nơi các con thú sinh sống. - Hai hộp đựng các phép tính được đặt ở cuối lớp sẽ là khu rừng các con thú bị lạc. Hai hộp này được đánh dấu rõ ràng để phân biệt. Mỗi bài tập trong chiếc hộp tượng trưng cho một con thú đi lạc. Nhiệm vụ của các em phải nhanh chóng giải các bài tập nhanh chóng đưa ra kết quả, chạy lên dán lên bìa có đáp án trùng khớp với kết.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> quả của đội mình. Hai đội sẽ dán vào bất kì bìa nào trong 4 bìa đáp án nếu kết quả trùng khớp. - Khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu” , trong thời gian là 15 phút, hai đội bắt đầu chọn bài tập rồi tính toán đưa ra kết quả. Em này dán xong về chạm tay thì bạn khác mới được lên chọn bài tập. Cứ như vậy, các đội chơi cho đến khi thời gian của trò chơi kết thúc. c. Quy luật tính điểm - Cứ mỗi lần một con thú tìm được khu rừng của mình (tức là đưa ra kết quả bài tập đổi đơn vị thể tích chính xác) sẽ được 5 điểm. - Cứ mỗi lần một con thú tìm về sai khu rừng của mình (tức là đưa ra kết quả bài tập đổi đơn vị thể tích không chính xác) sẽ bị 1 điểm. - Kết thúc trò chơi đội nào có số điểm nhiều hơn là đội chiến thắng. -Trong trường hợp hai đội hòa nhau sẽ có một câu hỏi phụ. Hai đội cử một đại diện sẽ giải cùng làm một bài tập. Đội nào giải nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng. 4. Tổ chức trò chơi a. Đối tượng: Học sinh lớp 5 khi học bài Ôn tập Bảng đơn vị đo thể tích. b. Dàn dựng kịch bản - Giáo viên giải thích cho học sinh về luật chơi. - Chia lớp thành hai đội. Mỗi đội chọn 10 bạn lên chơi. Các em học sinh còn lại làm vào vở nháp để kiểm tra kết quả của các đội, cổ vũ đồng đội. - Sau đó, giáo viên ra hiệu bắt đầu cho trò chơi bắt đầu. 5. Tổng kết, đánh giá - Thời gian trò chơi kết thúc, giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả các phép tính. - Giáo viên tổng kết số điểm của hai đội. Tuyên dương đội chiến thắng. Giáo viên phát thưởng cho hai đội. - Giáo viên nhận xét các phép tính, yêu cầu các em lên làm lại những phép tính sai. Giáo viên đưa ra cái sai cho học sinh rõ và rút kinh nghiệm. - Giáo viên nhận xét trò chơi, tuyên dương cả lớp..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 4/ Ngô Thị Cẩm Chuyên – 1090330: A/ TRÒ CHƠI “BÀ BA ĐI CHỢ” 1/ Đối tượng: Học sinh lớp 3 sau khi học xong bài “Tiền Việt Nam”.. 2/ Mục tiêu: - Ôn luyện cho học sinh về mệnh giá tiền Việt Nam. - Rèn tính nhanh nhẹn và chính xác trong tính toán. - Tạo hứng thú trong học tập. 3/ Nội dung trò chơi: - Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ mỗi nhóm khoảng 5 đến 6 em. - Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 phiếu ghi giá các mặt hàng. Ví dụ:  1kg gạo:. 5000đ.  1kg ổi:. 2500đ.  1kg mận:. 1500đ.  1 chai nước tương:. 3000đ.  1 chai dầu ăn:. 4000đ.  1kg me:. 2000đ.  … - Giáo viên nói: “ Bà Ba đi chợ có: số tiền” Ví dụ: “Bà Ba đi chợ có 12500đ” - Học sinh có nhiệm vụ chọn tên các mặt hàng và số lượng sao cho tổng số tiền bằng số tiền giáo viên vừa nêu và đứng lên nói: “Mua + Số lượng + tên mặt hàng”. Ví dụ: Mua 2kg gạo và 1kg ổi => 12500đ. 4/ Luật chơi:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trò chơi kéo dài trong 10 phút. Các nhóm giành quyền trả lời bằng cách giơ tay nhanh. Mỗi lượt chơi nhóm giơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời nếu trả lời đúng thì sẽ được 1 phiếu mua hàng miễm phí nếu đội đó trả lời sai giáo viên sẽ gọi thêm một đội nữa để trả lời nếu đội đó nói đúng sẽ được 1 phiếu mua hàng miễn phí. Cuối cùng đội nào có nhiều phiếu mua hàng miễn phí hơn sẽ chiến thắng.. B/ TRÒ CHƠI “ĐI TÌM KHO BÁU” 1/ Đối tượng: Học sinh lớp 5. 2/ Mục tiêu: - Ôn luyện cho học sinh cách đổi đơn vị đo lường. - Rèn tính nhanh nhẹn và chính xác trong tính toán. - Tạo hứng thú tronh học tập. 3/ Nội dung trò chơi: a/ Tình huống: Có một kho báu vô cùng qúy giá được cất giấu trong rừng, các em học sinh có nhiệm vụ giải mã tấm bản đồ để tìm được kho báu.. b/ Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 4 đội. Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tấm bản đồ, trên bản đồ có ghi các chỉ dẫn để tìm được kho báu. Ví dụ: Trong thời gian 3 ngày – 1001 phút =……………...(phút), các em hãy leo qua ngọn núi cao 2km – 100hm =…………...(dam). Tiếp theo các em thấy một con sông, đi dọc theo bờ sông về hướng tây khoảng 105dam + 90hm =……………...(m) thì tới căn nhà của cụ già nắm giữ bí mật của kho báu các em hãy làm theo các yêu cầu sau của cụ già: Xuống suối cách nhà 77hm- 53m =…………(dam) bắt 10 tạ - 209kg =………….(kg) cá, hái 5kg- 456g =…………(g) dưa leo rừng trong thời gian 4 giờ 72 phút =…………(phút). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cụ già sẽ dẫn đường cho các.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> em đi lấy tấm bản đồ cổ được chôn dưới gốc cây thông sâu khoảng 10dam -987dm =…………(m).. c/ Luật chơi: Trong thời gian 3 phút đội nào vượt qua nhiều chướng ngại vật để tìm được kho báu sớm nhất sẽ chiến thắng.. 5/ Trương Thanh An -1090324: A/ TRÒ CHƠI “ĐOÀN TÀU LỬA” 1. Đối tượng Học sinh lớp 5 sau khi học bài “Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng” trang 152. 2. Mục tiêu -. Rèn cho học sinh khả năng đổi và so sánh nhanh đơn vị đo độ dài.. -. Tạo hứng thú học tập.. 3. Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị 4 bộ thẻ giống nhau, mỗi bộ thẻ có 10 thẻ ghi các giá trị số đo độ khác nhau. Thẻ có dây để học sinh đeo vào cổ. Ví dụ:. Đội A 1000 m. 4. Tình huống và luật chơi 4.1 Tình huống: Mỗi em là một toa xe lửa mới được xuất xưởng. Nên cần phải gắn kết lại với nhau để thành một đoàn tàu hoàn chỉnh. 4.2 Luật chơi: Trò chơi thực hiện trong vòng 15 phút. Giáo viên chia lớp thành 4 đội. Mỗi đội có 10 em, 4 đội xếp thành 4 hàng dọc để nhận thẻ được phát ngẫu nhiên từ giáo viên. Học sinh phải nhớ giá trị thẻ của mình vì thẻ sẽ được đeo vào cổ và quay ra sau lưng để người phía sau có thể thấy được. Mỗi học sinh trong đội phải tự tìm vị trí thích hợp.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> cho mình để thỏa yêu cầu của giáo viên là sắp xếp các thẻ theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Do đó, trong lúc chơi, học sinh không được nhắc nhở nhau. Nếu đội nào vi phạm sẽ thua cuộc. Đội nào hoàn thành nhanh nhất và đúng nhất sẽ dành được chiến thắng. 5. Đánh giá Giáo viên lưu ý những điểm học sinh hay sai và điều chỉnh cho các em. Ghi chú: -. Thiết kế thẻ: nên thiết kế thẻ có thể xóa dễ dàng. Trò chơi có thể ứng dụng cho số đo khối lượng, số đo thời gian,…. -. Ví dụ thứ tự 10 thẻ có giá trị giảm dần:. Thẻ 1: 110dam +10dm. (1101m). Thẻ 2: 10hm + 20dm. (1020m). Thẻ 3: 1000m Thẻ 4: 110dam. (1100m). Thẻ 5: 0,8km – 15m. (785m). Thẻ 6: 90cm + 719dm. (720m). Thẻ 7: 6,6hm. (660m). Thẻ 8: 650000mm. (650m). Thẻ 9: 659cm. (6,59m). Thẻ. 10:. 0,002km. +. 200cm. (4m). B/ TRÒ CHƠI “HÃY CHỌN KÝ ĐÚNG” 1. Đối tượng Học sinh lớp 4 sau khi học bài “Bảng đơn vị đo khối lượng” trang 24. 2. Mục tiêu - Rèn cho học sinh khả năng phán đoán giá trị khối lượng, cách xem cân. - Tạo hứng thú học tập, không khí vui tươi, học sinh thêm hiểu nhau hơn. 3. Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị 1 cái cân y tế. 4. Luật chơi.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Trò chơi thực hiện trong vòng 20 phút. Giáo viên chia lớp thành 4 đội. Mỗi đội có 10 em. Giáo viên chọn ngẫu nhiên một học sinh lên trước lớp để đại diện của bốn đội đưa ra dự đoán cân nặng của bạn học sinh vừa được mời lên. Kết thúc lượt đầu tiên, học sinh vừa được mời lên có quyền mời một bạn khác lên để 4 đại diện tiếp theo của 4 đội đoán cân nặng. Tiếp tục như thế cho đến hết khi mỗi thành viên trong đội đếu được đoán cân nặng (10 lượt). Giáo viên mời luân phiên các em lên đóng vai cái cân để đọc kết quả của các lược cân. Chẳng hạn như: “Kính chào quý khách! Cân nặng của quý khách là…, quý khách vui lòng giảm (tăng) cân,…”. Tùy theo sự sáng tạo của học sinh. Đội nào đoán đúng nhất hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn 3 ki-lô-gam sẽ dành được 10 điểm, ba đội còn lại không ghi điểm. Cuối trò chơi, giáo viên cho cả lớp bình chọn bạn đóng vai cái cân hay nhất. 5. Đánh giá Giáo viên lưu ý những điểm học sinh hay sai và điều chỉnh cho các em, cách xem cân,…. C/ TRÒ CHƠI “NHÀ CHẾ TẠO ĐỒNG HỒ” 1. Đối tượng Học sinh lớp 3 sau khi học bài “Xem đồng hồ (tiếp theo)” trang 14. 2. Mục tiêu - Ôn lại cách xem đồng hồ. - Rèn cho học sinh khả năng nhanh nhẹn, tinh thần đoàn kết. - Tạo hứng thú học tập, không khí vui tươi. 3. Chuẩn bị - Hai bộ mũ đội đầu làm bằng giấy rô – ki. Mỗi bộ gồm 14 cái mũ. Trên 12 cái mũ của mỗi bộ có vẽ số từ số 1 đến số 12, 2 mũ còn lại của mỗi bộ vẽ hình kim giờ và kim phút. 4. Luật chơi Trò chơi diễn ra trong vòng 20 phút. Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử đại diện 14 bạn chơi, người chơi sẽ đội mũ. 12 bạn của mỗi đội xếp vòng tròn sao cho đều (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) để làm số chỉ giờ của đồng hồ, hai bạn còn lại làm kim giờ và kim phút..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Mỗi lượt chơi, giáo viên đọc số giờ để kim giờ và kim phút của hai đội tìm vị trí đúng và đứng tại chỗ để thể hiện số giờ giáo viên vừa đọc. Mỗi lượt, đội nào xếp nhanh và đúng trước sẽ ghi được 10 điểm. Lượt tiếp theo, hai học sinh vừa làm kim giờ và kim phút sẽ trở về làm khán giả, hai học sinh khán giả sẽ lên thay cho hai học sinh bất kì vừa làm số giờ để hai học sinh này lên làm kim giờ và kim phút. Cứ luân phiên như thế khi nào hết khán giả và hết học sinh của mỗi đội thì dừng chơi. Giả định sỉ số lớp là 40 học sinh, trò chơi sẽ chơi trong 10 lượt. nếu còn dư số học sinh, sẽ mời một số em chơi lại để cả lớp có thể được chơi. 5. Đánh giá Giáo viên lưu ý những điểm học sinh hay sai và điều chỉnh cho các em. Ví dụ về cách thiết kế mũ:. 6/ Sơn Thị Chanh Lực – 1090352: A. Trò chơi “HÁI HOA TẶNG BẠN”: 1/ Đối tượng: học sinh lớp 5 sau khi học xong bài “Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng”. 2/ Mục tiêu: -. Ôn luyện cho học sinh kỹ năng đổi đơn vị đo khối lượng.. -. Rèn cho học sinh khả năng thực hiện tính trừ và cộng nhanh, chính xác các số kèm theo các đơn vị đo khối lượng đã học.. -. Rèn tính nhanh nhẹn, khả năng suy nghĩ độc lập, tinh thần đồng đội.. -. Tạo hứng thú học tập.. 3/ Chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> -. Giáo viên chuẩn bị 18 bông hoa giống nhau và một bông hoa đặc biệt (bông hoa cắt bằng giấy), có dán sẵn băng keo xốp ở cả hai mặt. Sau mỗi bông hoa có một phép tính cộng hoặc trừ số có đơn vị đo lường hoặc đổi đơn vị đo lường.. -. Trước khi chơi giáo viên dán 19 bông hoa lên bảng như sau:. Đội A 1 2 3 4 A A A. 5. 6. 7. Đội B 8. 9. 10. 9. 8. 7. 6. 5. 4. 3 2 1.  Các phép tính sau mỗi bông hoa: Đội A 1. 37 tấn 24 kg = 2. 87 kg 102 g =. kg. Đội B 1. 39 tấn 9 kg =. kg. g. 2. 78 kg 201 g =. g. 3. 7011 kg 15 dag =. g. 3. 1107 kg 511 dag =. g. 4. 4008 g =. kg. g. 4. 8004 g =. g. 5. 6090 kg =. tấn. kg. 5. 9060 kg =. kg tấn. kg. 6. 308 kg 15 g + 208 hg 52 g =. g. 6. 102kg 18 g + 802 hg 25g =. g. 7. 32 tấn 38 kg + 66 tấn 32 kg =. kg. 7. 38 tấn 23 kg + 36 tấn 52 kg =. kg. 8. 119 tấn 198 yến – 19 tấn 98 yến = kg. 8. 117 tấn 189 yến – 91 tấn 18 yến =. 9. 986 kg 23 g – 513 kg 32 g =. 9. 896 kg 32 g – 315 kg 23 g=. 10. Bông hoa đặc biệt:. 1 tấn = 4. g. kg g. hg. 4/ Tình huống và quy tắc trò chơi: a/ Tình huống: Có một vườn hoa ở cạnh một bờ sông. Vườn hoa rất đẹp bởi trong vườn có ngàn hoa đang đua nhau nở nhưng vì giá bán hoa ngoài thị trường thấp nên chủ của vườn hoa ấy quyết định bỏ vườn hoa để trồng cây ăn trái. Chúng ta hãy vào vườn và hái hoa đem về tặng bạn của mình. Trên đường vào vườn hái hoa và đem về tặng bạn có những chướng ngại vật cản đường. Để hái được hoa và đem về chúng ta phải giải đáp được những chướng ngại vật đó. b/ Quy tắc trò chơi: -. Giáo viên thông báo cho học sinh biết về việc vào vườn hái hoa tặng bạn..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> -. Giáo viên chia lớp thành 2 đội ( Đội A và Đội B), mỗi đội cử 9 em lên chơi. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc, điểm số từ 1 đến 9. Khi nghe hiệu lệnh “ Bắt đầu hái hoa”, bạn số 1 của mỗi đội chạy lên bảng hái hoa số 1 rồi chạy về hàng đưa hoa cho bạn số 2 của đội mình, bạn số 2 có nhiệm vụ thực hiện phép tính phía sau bông hoa rồi ghi kết quả vào, xong rồi chạy lên bảng dán hoa vào vị trí cũ, dán xong hái hoa số 2 chạy về đưa cho bạn số 3 trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến hết hoa số 10.. -. Cách tính điểm như sau: mỗi bông hoa có đáp án đúng thì được 10 điểm. Đội nào hái được hoa đặc biệt và có đáp án đúng thì được thêm 20 điểm. Đội nào có tổng số điểm cao hơn là đội thắng cuộc.. 5/ Tổ chức trò chơi: a/ Đối tượng: học sinh lớp 5 sau khi học xong bài “ Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng”. b/ Thời gian chơi: 15 phút. c/ Dàn dựng kịch bản: -. Giáo viên giải thích cho học sinh về luật chơi.. -. Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 9 em lên chơi. Các em còn lại cổ vũ và làm trọng tài.. -. Giáo viên ra hiệu lệnh “Bắt đầu hái hoa” cho học sinh chơi.. 6/ Tổng kết đánh giá: -. Giáo viên cùng với các bạn trọng tài giải đáp các chướng ngại vật của hai đội.. -. Giáo viên lưu ý các em còn tính sai, dự đoán nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục.. -. Giáo viên tổng kết điểm, tuyên bố đội thắng cuộc và phát thưởng.. B. Trò chơi “ ĐỘI CỨU NẠN GIỎI” 1/ Đối tượng: học sinh lớp 5 sau khi học bài “ Luyện tập (Số đo thời gian)”. 2/ Mục tiêu: -. Luyện cho học sinh kỹ năng đổi các đơn vị đo thời gian, làm phép tính cộng, trừ, nhân, chia kèm theo các đơn vị đo thời gian đã học.. -. Rèn tính nhanh nhẹn, tinh thần đồng đội, khả năng độc lập suy nghĩ.. -. Tạo bầu không khí học tập tích cực..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 3/ Chuẩn bị: -. Giáo viên chuẩn bị 20 phiếu, sau mỗi phiếu là một bài toán về số đo thời gian (đổi, cộng, trừ, nhân hoặc chia số đo thời gian) và 1 phiếu vẽ hình chiếc chìa khóa. Xếp phiếu bỏ vào 2 hộp mỗi hộp 10 phiếu.. -. Một bảng phụ hoặc một tờ bìa lớn có nội dung như sau:  Đội A Đội B.  Phép tính sau 20 phiếu: Hộp 1: 1 ngày = 12 năm = 270 phút =. Hộp 2: phút tháng giờ. 1 tuần lễ =. giờ. 21 năm =. tháng. 490 phút =. giờ. 15 giờ 31 phút + 3 giờ 23 phút =. 13 giờ 23 phút + 5 giờ 31 phút =. 54 phút 21 giây – 23 phút 34 giây =. 56 phút 27 giây – 22 phút 56 giây =. 59 phút 38 giây – 38 phút 52 giây =. 49 phút 53 giây – 37 phút 59 giây =. 36 phút 27 giây : 3 =. 35 phút 28 giây : 7 =. 12 giờ 59 phút x 8 =. 13 giờ 48 phút x 9 =. ( 7 giờ 54 phút + 8 giờ 57 phút) x 7 =. ( 8 giờ 54 phút + 5 giờ 34 phút) x 7 =. ( 5 phút 35 giây + 6 phút 21 giây) : 4 =. (5 giờ 36 phút + 6 giờ 38 phút) : 4 =. 4/ Tình huống và quy tắc trò chơi: a/ Tình huống: có một em bé bị kẹt trong một phòng tối đã 2 ngày, em bé rất đói, rất khát và sợ hãi. Lớp chúng ta hãy cùng nhau đi giải cứu em bé nhé! Để giải cứu được em bé ấy chúng ta cần phải bắc thang lên lấy chìa khóa ở một nơi rất cao và để bắc được thang lên đó chúng ta phải giải những chướng ngại vật có trên mỗi nấc thang. b/ Quy tắc trò chơi: -. Giáo viên thông báo cho học sinh về việc giải cứu em bé..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> -. Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 10 em lên chơi. Nhiệm vụ của các em là lấy phiếu và ghi kết quả của phép toán trên phiếu rồi chạy lên dán phiếu vào bậc thang. Khi nghe hiệu lệnh “ Bắt đầu giải cứu em bé” thì hai em đầu tiên của hai đội chạy lên bốc 1 phiếu trong hộp của đội mình, thực hiện tính toán rồi ghi kết quả vào phiếu, sau đó chạy lên bảng dán phiếu vào thang của đội mình, em này thực hiện xong lại tới em khác, dán từ dưới lên trên cứ tiếp tục như vậy đội nào bắc thang lên tới đỉnh trước thì được quyền lấy chìa khóa để giải cứu em bé và đội đó là đội thắng cuộc.. -. Nếu đội lấy được chìa khóa trước nhưng không làm đúng hết các phép tính thì ta đếm số phiếu tính đúng của cả hai đội để lựa chọn đội thắng cuộc.. 5/ Tổ chức trò chơi: a/ Đối tượng: học sinh lớp 5 học xong bài “ Luyện tập ( Số đo thời gian)”. b/Thời gian chơi: 15 phút. c/ Dàn dựng kịch bản: -. Giáo viên giải thích cho học sinh về luật chơi.. -. Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử ra 10 em để chơi, các em còn lại cổ vũ các bạn.. -. Sau đó giáo viên ra hiệu lệnh “Bắt đầu giải cứu em bé” cho học sinh chơi. 6/ Tổng kết đánh giá:. -. Giáo viên cùng các bạn trong lớp kiểm tra, giải đáp các chướng ngại vật của hai đội, căn cứ vào luật chơi để tuyên bố đội thắng cuộc và phát thưởng.. -. Giáo viên lưu ý những chỗ học sinh còn sai.. 7/ Bùi Thị Hoàng Minh – 1090355: A.CỖ MÁY THỜI GIAN ( Áp dụng khi dạy bài Giây, Thế kỉ) 1.Mục tiêu - Luyện tập kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian. - Ứng dụng vào việc tính toán, vận dụng vào những bài toán trong thực tế. - Phát huy tính tự giác, nêu cao tinh thần tập thể. 2. Đối tượng chơi: Học sinh lớp 4. 3. Thời gian chơi: 10 phút..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 4. Chuẩn bị: 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy bìa cứng ghi nội dung như sau:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Bảng 1: 3 ngày = … giờ. 15 phút = …giờ. 1\2 thế kỉ = …năm. 1 phút 8 giây = …giây. 3 giờ 10 phút = …phút. 10 năm = … thế kỉ. Bảng 2: 72 giờ = … ngày. 1\4 giờ =…phút. 50 năm = …thế kỉ. 1 phút 8 giây = …giây. 3 giờ 10 phút = …phút. 1\10 thế kỉ = …năm. - Dùng các mảnh giấy hình chữ nhật che từng bài toán đổi đơn vị thời gian lại. 5. Tình huống và quy tắc trò chơi a) Tình huống Nô-bi-ta đến thế giới cổ đại bằng cỗ máy thời gian. Cỗ máy thời gian này đã bị đánh cắp bởi một băng cướp. Trên đường tìm cỗ máy thời gian có những chướng ngại do băng cướp bày ra để cản đường đi của Nô-bi-ta. Để giúp Nô-bita chúng ta phải giải đáp những chướng ngại cản đường ấy. b). Quy tắc trò chơi Chia lớp thành 2 đội. Thành viên mỗi đội lên bảng, nhiệm vụ của các em là tháo giấy dán và dùng phấn màu điền kết quả vào các chỗ chấm. Khi nghe giáo viên hô hiệu lệnh “ Xuất phát” trong thời gian 10 phút, 2 đội nhẩm nhanh rồi ghi kết quả vào chổ chấm: em này tháo giấy dán và điền xong thì đến em khác, từ dưới lên: cứ như vậy đội nào tìm thấy “ Cỗ máy thời gian” trước là đội chiến thắng..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Nếu đội tìm thấy “ Cỗ máy thời gian” trước mà làm không đúng hết thì ta tính số chổ chấm điền đúng của hai đội để lựa chọn đội chiến thắng. 6. Tổ chức trò chơi. - Giáo viên nêu tình huống. - Giáo viên giải thích cho học sinh về luật chơi. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội. - Giáo viên ra hiệu lệnh “Xuất phát “ cho học sinh chơi. 7. Tổng kết – đánh giá. Giáo viên cùng cả lớp giải đáp các chướng ngại vật của cả hai đội. Căn cứ vào luật chơi để tuyên bố đội chiến thắng. B. THU HOẠCH TRÁI CÂY 1. Mục tiêu - Rèn luyện kĩ năng tính toán với các đơn vị đo khối lượng. - Ứng dụng vào các tình huống trong thực tế. - Phát huy tính tự giác, nêu cao tinh thần tập thể. 2. Đối tượng chơi: Học sinh lớp 4. 3. Thời gian chơi: 15 phút. 4. Chuẩn bị - 10 tấm hình quả bưởi đã ghi sẵn khối lượng ở mặt sau như sau: 2 quả (400g); 3 quả (300g);5 quả (200g). - 8 tấm hình quả dừa đã ghi sẵn khối lượng ở mặt sau như sau: 1 quả ( 1kg), 3 quả ( 500g), 4 quả ( 300g). - Dán những tấm hình quả ( bưởi, dừa) lên bảng không theo thứ tự, lộn xộn với nhau. - Một thùng giấy chứa 4 phiếu yêu cầu thu hoạch quả như sau: + Phiếu 1: Bưởi: 900g, Dừa: 1500g. + Phiếu 2: Bưởi: 800g, Dừa: 1200g. + Phiếu 3: Bưởi: 200g, Dừa: 2,2kg. + Phiếu 4: Bưởi: 1 kg, Dừa: 1kg..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - 1 phiếu gợi ý đáp án cho giáo viên Quả Phiếu 1 2 3. Bưởi. Dừa. Cách chọn. 900g. 1500g. 3 quả bưởi (300g). 1200g. 3 quả dừa (500g) 2 quả bưởi ( 400g). 2,2kg. 4 quả dừa ( 300g) 1 quả bưởi ( 200g). 800g 200g. 1 quả dừa ( 1kg) 4. 1kg. 1kg. 4 quả dừa ( 300g) 5 quả bưởi (200g) 1 quả dừa ( 1kg). 5. Tình huống và quy tắc trò chơi a) Tình huống. Cô Tấm xinh đẹp và ngoan hiền bị Dì ghẻ giao cho một công việc rất khó khăn là phải thu hoạch bưởi, dừa trong vườn sao cho khối lượng của từng loại đúng với yêu cầu mà Dì ghẻ đưa ra. Điều quan trọng là cô Tấm chỉ biết được yêu cầu của Dì ghẻ sau khi đã thu hoạch xong bưởi và dừa. Nếu khối lượng của từng loại quả bị dư hoặc thiếu thì cô Tấm sẽ không được đi chơi hội để gặp hoàng tử. Để giúp cô Tấm thu hoạch trái cây theo yêu cầu của Dì ghẻ, học sinh tham gia trò chơi có nhiệm vụ tính toán khối lượng quả sao cho đúng và thỏa điều kiện. b) Quy tắc trò chơi Chia lớp thành 2 đội. Khi giáo viên hô “ Thu hoạch”, mỗi đội cử 2 học sinh thực hiện nhiệm vụ: 1 học sinh lên bảng lấy 6 tấm hình quả ( bưởi và dừa), 1 học sinh lại thùng giấy lấy 1 phiếu yêu cầu thu hoạch quả; sau đó 2 học sinh đem hình quả và phiếu về cho đội mình mới được mở phiếu ra, rồi tính toán khối lượng quả sao cho đúng với yêu cầu trong phiếu. Các đội có quyền đổi hình quả và phiếu nhưng phải dán lại hình quả đã lấy lên bảng, bỏ phiếu đã lây vào thùng giấy rồi mới lấy hình quả mới và phiếu mới. Mỗi lần.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> chỉ được đổi 1 hình quả và 1 phiếu. Khi giáo viên hô “ Hết giờ”, hai đội ngừng thu hoạch, nộp 6 hình quả và 1 phiếu yêu cầu thu hoạch cho giáo viên. Đội nào thu hoạch đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng. 6. Tổ chức trò chơi - Giáo viên nêu tình huống. - Giáo viên giải thích cho học sinh về luật chơi. - Chia lớp thành 2 đội. - Giáo viên ra hiệu lệnh “ Thu hoạch” cho học sinh chơi. 7. Tổng kết – đánh giá - Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra hình quả và phiếu của mỗi đội. - Yêu cầu học sinh phát biểu cách làm để giúp đội của các em chiến thắng. - Phát biểu đúng thì viết lên bảng. - Tổng kết và trao phần thưởng. C. ĐOÁN CÂN NẶNG CỦA BẠN 1. Mục tiêu - Củng cố kiến thức về đơn vị đo khối lượng. - Rèn kĩ năng sử dụng cân đồng hồ. 2. Đối tượng chơi: Học sinh lớp 4. 3. Thời gian chơi: 20 phút 4. Chuẩn bị: 1 cái cân đồng hồ, 4 thùng giấy đựng phiếu. 5. Cách chơi - Chọn 4 em học sinh ( A, B, C, D) để cả lớp đoán cân nặng của các em này. - Chơi trong 4 lượt: + Lượt 1: Mời em học sinh A đứng trước lớp, phát phiếu cho các em học sinh còn lại để các em đoán và ghi cân nặng của bạn A vào phiếu. Sau đó, giáo viên thu phiếu và bỏ vào thùng giấy 1. Đo cân nặng của em A bằng cân đồng hồ đã chuẩn bị sẵn và ghi kết quả lên bảng. Chọn 2 học sinh kiểm tra thùng giấy 1 và tìm ra danh sách học sinh đoán đúng trong lượt 1..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> + Lượt 2,3,4 tương tự: Lần lượt mời các em học sinh B, C, D đứng trước lớp, phát phiếu cho các em học sinh còn lại để các em đoán và ghi cân nặng của bạn B, C, D vào phiếu. Sau đó, giáo viên thu phiếu bỏ vào các thùng giấy 2,3,4. Đo cân nặng của các em B, C, D bằng cân đồng hồ đã chuẩn bị sẵn và ghi kết quả lên bảng. Chọn 2 học sinh kiểm tra thùng giấy 2,3,4 và tìm ra danh sách học sinh đoán đúng trong lượt 2,3,4. + Em nào đoán đúng cân nặng của bạn trong cả 4 lượt sẽ là người chiến thắng đạt giải nhất; đúng 3 lượt sẽ được giải nhì, đúng 2 lượt sẽ được giải ba, đúng 1 lươt sẽ được giải khuyến khích..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 8/ Lê Thị Mỹ Dung – 1090335: A/ TRÒ CHƠI “Ô CHỮ KIẾN THỨC” 1/ Đối tượng: Học sinh lớp 5, trò chơi này lồng ghép vào tiết ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng. 2/ Mục tiêu:  Rèn cho HS kĩ năng biến đổi số đo độ dài (khối lượng) ra những đơn vị lớn (bé) một cách nhanh chóng, thành thục.  Thông qua bài học giúp HS mọt lần nữa nhìn lại những kiến thức đã học cũng như giúp HS phát hiện những chỗ sai để kịp thời sửa chữa.  Rèn tính nhạy bén, linh hoạt cho HS.  Lớp học sinh động, hứng thú trong học tập. 3/ Chuẩn bị: - GV chuẩn bị 12 bìa giấy cứng hình vuông. Mỗi bìa ghi một chữ cái. Tương ứng với 12 bìa cứng là dòng chữ “chủ đề đo lường”. Ví dụ: C. H. U. D. E. D. O. L. U. O. N. G. - Sau đó, GV dán dòng chữ lên bảng (giấu đi dòng chữ vào phía trong) theo thứ tự và đánh số từ 1 đến 12.. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. - Bên cạnh đó, GV cần chuẩn bị thêm 12 lá phiếu. Bên trong mỗi phiếu là đề toán đổi số đo đơn vị độ dài (khối lượng) được đánh số từ 1 đến 12. Số phiếu được để vào một cái hộp. 4/ Luật chơi: - Thời gian dự kiến thực hiện trong 15 phút..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - GV chia lớp thành 2 đội (A và B). Mỗi đội có 6 thành viên tham gia và xếp thành 2 hàng dọc trên lớp. - Thành viên đầu tiên của đội A lên bốc 1 phiếu bài tập trong hộp giấy mà GV đã chuẩn bị sẵn và HS này đọc to đề cho đội B giải. Sau 10 giây đội B đưa ra phương án, đồng thời đội A có nhiệm vụ kiểm tra xem kết quả đưa ra của đội B là đúng hay sai. + Nếu kết quả đưa ra là đúng chữ cái có số thứ tự trùng với số của phiếu bài tập được lật lên và là dữ kiên gợi ý tìm dòng chữ bí mật. + Nếu sai thì chữ cái được giữ lại không lật lên để tạo độ khó cho HS khi đoán dòng chữ “chủ đề đo lường”. - Trò chơi được tiếp tục với thành viên đầu tiên của đội B. Sau đó là thành viên thứ hai của đội A, đội B; 2 đội cứ luân phiên lượt chơi như thế cho đến khi số phiếu trong họp được bốc hết hoặc có đội xin quyền đoán từ khóa thì trò chơi giữa 2 đội dừng lại. - Đội nào đưa ra đáp án đúng cho dòng chữ “chủ đề đo lường” bằng cách thêm dấu thích hợp, đội đó sẽ chiến thắng, không tính đội đó trả lời đúng nhiều hay ít số lượng phiếu bài tập. - Trong trường hợp, đội chơi đoán dòng chữ bí mật quá sớm hoặc trả lời sai thì các bài tập tương ứng với các chữ cái chưa lật lên sẽ cho khán giả giải. Mỗi câu trả lời đúng là một phần thưởng cho khán giả đó. 5/ Tổng kết, đánh giá: - Trao phần thưởng cho 2 đội chơi. - Nhận xét những ưu điểm của HS cũng như những chỗ còn thiếu sót.. B/ TRÒ CHƠI “HÁI TRÁI ĐÚNG GIỜ” 1/ Đối tượng: Học sinh lớp 1 (sau khi học bài “Đồng hồ, thời gian”). 2/ Mục tiêu: -. Rèn luyện kĩ năng xem giờ đúng cho học sinh.. -. Nắn và hiểu rõ các bộ phận của đồng hồ.. -. Tạo hứng thú học tập cho học sinh.. 3/ Chuẩn bị:. 11 10. 12. 1 2.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 8. 7 6. 5. 4. GV chuẩn bị một chậu cây (cành cây). Trên cây có 14 quả vời nhiều loại khác nhau. Chúng được tạo dáng bởi giấy thủ công nhiều màu. Ẩn chứa bên trong 14 quả đó là bài tập hoặc câu hỏi cho học sinh trả lời + Nội dung bên trong của12 trái đầu tiên là hình vẽ đồng hồ chỉ giờ đúng (1 giờ, 2 giờ, …, 12 giờ) với kim chỉ phút và kim chỉ giờ có màu khác nhau. + 2 trái còn lại. Mỗi trái là một câu hỏi. Câu 1: Kim chỉ giờ có màu gì? Ngắn hay dài hơn kim chỉ phút? Câu 2: Kim chỉ phút có màu gì? Ngắn hay dài hơn kim chỉ giờ? 4/Luật chơi: -. GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội tự đặt tên cho mình và bầu ra một nhóm trưởng.. -. Nhóm trưởng lên đứng trước lớp và có nhiệm vụ thu hoạch trái cho đội mình. Mỗi lần thu hoạch chỉ được một trái, trái đó chỉ thuộc về đội mình nếu thành viên đại diện của đội đó trả lời đúng nội dung bên trong (trong vòng 10 giây). Ngược lại, trái đó sẽ thuộc về đội bạn nếu câu trả lời là sai.. -. Trò chơi được tiếp tục với lượt chơi của đội kia cho đến khi hai đội thu hoạch hết trái trên cây.. -. Kết thúc trò chơi, đội nào có số quả nhiều hơn thì đội đó giành chiến thắng.. 5/ Đánh giá, phát thưởng: -. Nhận xét thái độ của HS trong lúc chơi.. -. Kiến thức đạt được trong tiết học.. -. Khen thưởng 2 đội chơi. Ngoài ra, đội về nhất sẽ được phong chức “Hái trái đúng giờ”, hái được nhiều trái ngon, trái ngọt.. 9/ Vũ Thị Mai Ca - 1090326 A/ TRÒ CHƠI “GIÚP TÍ TĂNG CÂN” 1. Đối tượng Học sinh lớp 5 sau khi đã học xong bài Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng.. 2. Mục tiêu - Ôn luyện cho học sinh kỹ năng đổi đơn vị và làm phép tính cộng trừ nhanh chóng..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Rèn tính nhanh nhẹn, suy nghĩ độc lập, tinh thần đồng đội và tạo hứng thú học tập.. 3. Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị 6 tờ A4, có ghi sẵn trên từng tờ giấy theo thứ tự là khối lượng của các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn Tí: gạo (1kg), thịt (270g), quýt (180g), sữa tươi (255g), bánh ngọt (177g), các loại khác (1,7kg). Và hai lá thăm ghi số cân nặng của bạn Tí ở thời điểm hiện tại (khối lượng ở hai lá thăm là khác nhau). Giáo viên phát cho mỗi đội chơi 6 tờ A4 khác để mỗi đội ghi kết quả số cân nặng của Tí.. 4. Luật chơi Tình huống: Sau kì thi học kì II, mẹ bạn Tí thấy bạn Tí vì chăm học quá mà xanh xao, ốm yếu. Các em hãy giúp mẹ bạn Tí điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, giúp bạn Tí tăng cân, lấy lại sức khỏe và thăng bằng về khối lượng. - Trò chơi được thực hiện trong 20 phút. - Giáo viên chia lớp thành 4 đội, có 2 đợt chơi, mỗi đợt có hai đội cùng tham gia thi đấu. Đợt chơi thứ ba, hai đội thắng cuộc trong hai đợt chơi trước sẽ thi đấu với nhau để tìm ra đội chiến thắng. Mỗi đội cử 6 em lên tham gia trò chơi xếp thành một hàng dọc, hai em đầu hàng đại diện cho hai đội lên bốc thăm để biết khối lượng của bạn Tí từ bàn giáo viên. Sau đó trở về vị trí của mình và đợi giáo viên treo loại thực phẩm đầu tiên mà Tí ăn lên bảng và tính toán. Khi giáo viên hô “bắt đầu” là trò chơi bắt đầu được tính giờ. Bạn đầu hàng có nhiệm vụ là lấy khối lượng của Tí cộng với khối lượng của loại thực phẩm mà giáo viên đã dán ở trên bảng (phải đổi về cùng một đơn vị đo là kg), (ví dụ: khối lượng của Tí là 17kg, Tí ăn ¼ trái quýt. Vậy khối lượng của Tí ở thời điểm này là bao nhiêu kg? Học sinh phải lấy khối lượng một trái quýt 180g đem chia cho 4, sau đó đổi đơn vị này từ gam sang kilogam, rồi đem cộng với khối lượng hiện tại của Tí là 17 kg). Sau khi bạn thứ nhất tính toán xong, chạy lên bảng dán kết quả và chạy về chạm vào bạn thứ hai. Khi đó giáo viên treo loại thực phẩm thứ hai lên bảng (không đợi hai đội thực hiện đồng loạt xong giáo viên mới treo loại thực phẩm tiếp theo lên bảng, nhưng chỉ cần một trong hai đội lên bảng dán kết quả tính toán, thì giáo viên treo loại thực phẩm tiếp theo cho đội đó tính toán, đội còn lại tính toán chậm thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì), nhiệm vụ của bạn học sinh thứ.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> hai là lấy kết quả của bạn mình trước đó (kết quả của bạn học sinh thứ nhất), đem cộng với khối lượng mà giáo viên đã dán trên bảng để xem đến thời điểm hiện tại bạn Tí tăng được bao nhiêu kg? Tương tự như thế cho đến bạn thứ ba, lấy kết quả tìm được của bạn học sinh thứ hai đem cộng với khối lượng mà giáo viên mới dán lên bảng, bạn học sinh thứ tư, thứ năm, thứ sáu cũng thực hiện như thế. - Lưu ý: Bạn Tí ăn bao nhiêu thì tăng cân bấy nhiêu, không tính khối lượng bị hao hụt do vận động, tiết mồ hôi,… Tình huống: Sau khi đã ăn quá nhiều, bạn Tí của chúng ta lại thừa cân. Vì vậy, mẹ bạn Tí lại muốn các bạn giúp bạn Tí giảm cân để có cân nặng phù hợp, tránh bị nguy cơ béo phì. Đại diện hai đội còn lại lên bàn giáo viên bốc thăm khối lượng của bạn Tí. Tương tự như hai đội chơi đầu nhưng ở đợt chơi thứ hai này, hai đội sẽ giúp bạn Tí giảm cân bằng cách làm toán trừ. Lưu ý: bạn Tí ăn loại thực phẩm nào thì khối lượng của Tí giảm đi tương ứng với khối lượng mà Tí đã ăn. (ví dụ: Tí đang ở mức 57.6kg, Tí muốn giảm cân nên Tí ăn 650g bưởi. Vậy khối lượng của Tí sau khi ăn xong là bao nhiêu? Học sinh phải đổi 650g bưởi thành 0.65kg bưởi, sau đó lấy 57.6kg – 0.65kg, thì tìm được khối lượng của Tí). - Giáo viên dựa trên kết quả của 2 đội. Đội nào có nhiều đáp án đúng và nhanh hơn sẽ là đội giành chiến thắng.. 5. Tổng kết - Học sinh biết làm nhanh phép toán cộng trừ số thập phân, thành thạo trong việc đổi đơn vị khối lượng. - Gây hứng thú học tập cho học sinh.. 6. Đánh giá Lưu ý: giáo viên nhắc nhở học sinh những điểm học sinh hay sai và điều chỉnh cho các em..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> B/ TRÒ CHƠI “ĐI BỘ CÔNG VIÊN” 1. Đối tượng Học sinh lớp 5 sau khi đã học xong bài Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng.. 2. Mục tiêu -. Ôn luyện cho học sinh kỹ năng đổi đơn vị và làm phép tính nhân nhanh chóng, thành thạo.. -. Rèn tính nhanh nhẹn, suy nghĩ độc lập, tinh thần đồng đội và tạo hứng thú học tập.. 3. Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị trước các phiếu thăm, trong phiếu thăm là số thứ tự của tất cả các thành viên trong tổ.. 4. Luật chơi Tình huống: Một bạn học sinh tập thể dục bằng cách đi bộ trong công viên, khoảng cách một bước chân của bạn là một số nào đó kèm theo đơn vị đo độ dài (ví dụ: 13cm), bạn đi được n bước (n>0, ví dụ: 130 bước). Hỏi nếu quy đổi ra đơn vị mét, thì bạn học sinh đó đã đi được chiều dài quãng đường là bao nhiêu? - Trò chơi được thực hiện trong 15 phút. - Giáo viên chia lớp thành hai đội, giáo viên sẽ cho từng đội điểm số từ 1 đến hết và học sinh có nhiệm vụ nhớ số thứ tự của mình. - Giáo viên cho đại diện hai đội lên oẳn tù tì (bốc thăm) để được quyền trả lời trước. Giáo viên là người đưa ra kích thước chiều dài một bước chân của bạn học sinh. Sau đó đội oẳn tù tì (bốc thăm) thắng sẽ là đội đua ra số lượng bước chân của bạn học sinh đó (ví dụ đội A). Trong thời gian 15 giây, đội oẳn tù tì (bốc thăm) thua (ví dụ đội B) sẽ phải đưa ra đáp án đoạn đường mà bạn học sinh đi được dài bao nhiêu mét. Bằng cách khi hết thời gian suy nghĩ 15 giây, đội A được giáo viên cho bốc thăm số thứ tự của các bạn trong đội B, trúng vào số thứ tự của bạn nào thì bạn đó phải đưa ra đáp án nhanh chóng, nếu trả lời đúng thì được 10 điểm, trả lời sai các thành viên khác trong tổ có quyền trợ giúp, nếu trợ giúp đúng được 5 điểm, trợ giúp sai không được điểm. Hai đội thực hiện lượt đi luân phiên, xen kẽ nhau, giáo viên vừa.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> ghi điểm, vừa đưa ra kích thước chiều dài một bước chân của bạn học sinh cho từng đội chơi. - Kết thúc trò chơi đội nào có số điểm cao hơn sẽ là đội thắng cuộc. Giáo viên tổ chức cho mỗi đội chơi đủ năm lượt thì dừng trò chơi (mỗi đội có 5 cơ hội đưa ra số lượng bước chân của bạn học sinh), nếu đủ 5 lượt mà hai đội bằng điểm nhau thì giáo viên có thể thêm từ 1-2 lượt chơi phụ nữa hoặc tùy ý, nhưng mức độ khó hơn, nâng cao hơn để tìm ra được đội chiến thắng.. 5. Tổng kết - Học sinh học được kĩ năng làm phép tính nhanh và việc đổi đơn vị không còn gặp khó khăn, trở nên gần gũi, dễ dàng và quen thuộc đối với học sinh. - Học sinh yêu thích học toán hơn.. 6. Đánh giá Lưu ý những lỗi học sinh hay mắc phải và giúp các em sửa chữa.. C/ TRÒ CHƠI “BÉ NHẨM TÍNH TOÁN GIỎI” 1. Đối tượng Học sinh lớp 5 sau khi đã học xong bài Ôn tập về đo khối lượng.. 2. Mục tiêu - Ôn luyện cho học sinh cách đổi đơn vị đo khối lượng, nhẩm phép tính cộng nhanh chóng và biết sử dụng thành thạo tiền Việt Nam. - Rèn tính nhanh nhẹn, suy nghĩ độc lập, tinh thần đồng đội và tạo hứng thú học tập.. 3. Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị 7 phiếu mua hàng, trong đó: ghi sẵn giá tiền để mua được 1 kg mặt hàng đó, số lượng cần mua mặt hàng đó, và chỗ trống yêu cầu học sinh cho biết số tiền phải trả là bao nhiêu? Ví dụ: - Chôm chôm: 17.000 đồng/kg - Cần mua: 1,25kg - Số tiền phải trả?............................ 4. Luật chơi.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Tình huống: Một bạn học sinh mua n kg thịt, với giá là m đồng/kg (ví dụ: cần mua 400g thịt, thịt được bán 70.000 đồng/kg). Bạn học sinh quên không đem máy tính hoặc giấy bút, nên không biết người bán thịt có tính lộn tiền cho bạn không, cả lớp hãy giúp bạn? - Trò chơi được thực hiện 20 phút. - Giáo viên chia lớp thành hai đội, giáo viên phát cho hai bạn ngồi đầu hai dãy bàn hai cây viết. Sau đó, giáo viên treo một phiếu mua hàng mà giáo viên đã chuẩn bị lên bảng. Giáo viên hô “bắt đầu”, hai cây viết phải được chuyền đi đến tay từng học sinh theo hàng ngang, hết hàng ngang thứ nhất thì xuống hàng ngang thứ hai, học sinh có nhiệm vụ vừa phải chuyền viết, vừa phải tính tiền trong phiếu mua hàng của giáo viên. Hết thời gian 15 giây, cây viết dừng lại ở bạn học sinh nào thì bạn đó phải chạy nhanh lên bảng ghi kết quả của số tiền phải trả. Đội nào ghi được kết quả nhanh hơn và chính xác được 10 điểm, đội còn lại nếu ghi được đáp án chính xác được 5 điểm. Nếu đội nào ghi kết quả sai thì đội đó không được điểm. Nếu đội nào ghi kết quả đúng nhưng chậm hơn đội ghi kết quả sai thì được 5 điểm. Đến phiếu mua hàng thứ hai, giáo viên dán phiếu mua hàng thứ hai của giáo viên đã chuẩn bị sẵn lên bảng, hô “bắt đầu”. Cây viết khi kết thúc lần chơi ở phiếu mua hàng thứ nhất đang ở vị trí nào thì được chuyền đi tiếp tục. Nếu viết được chuyền đến người bạn cuối cùng thì viết lại được chuyền ngược lại, từ người bạn cuối cùng đến người bạn đầu tiên. Tương tự như thế cho đến phiếu mua hàng cuối cùng (phiếu mua hàng thứ 7). - Kết thúc trò chơi, đội nào có số điểm cao hơn sẽ là đội thắng cuộc.. 5. Tổng kết Học sinh rèn luyện được kĩ năng học toán, cho việc thực hiện phép tính cộng và phép tính nhân được nhanh chóng. Đồng thời yêu thích bài tập dạng đổi đơn vị khối lượng.. 6. Đánh giá Lưu ý những lỗi học sinh hay mắc phải và giúp các em sửa chữa..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 10/ Trịnh Thị Si Phắc - 1090364 A/ TRÒ CHƠI “NẤC THANG CAO CẤP” 1. Đối tượng: Học sinh lớp 5 sau khi học xong bài “ Đơn vị đo độ dài”. 2. Mục tiêu: - Rèn cho học sinh khả năng đổi đơn vị và thực hiện nhanh các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) có kèm đơn vị đo độ dài. - Tạo hứng thú học tập. 3. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 14 phiếu có ghi biểu thức dán (úp) vào nấc thang (7 nấc) đã được vẽ sẵn trên bảng theo thứ tự từ 1. 7 tương ứng với mức độ từ dễ đến khó.. Nấc thang được vẽ sẽ được chia thành 2 phần tương ứng với 2 đôi chơi. (7) (6) (5) (4) (3) (2) (1) 4. Luật chơi: Thời gian: 30 phút Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội sẽ cử ra 7 bạn. Em thứ nhất của 2 đội lên bảng lấy phiếu (1) (sau khi nghe hiệu lệnh bắt đầu) mà giáo viên đã dán ở trên bảng về cho đội mình thực hiện phép tính, sau khi thực hiên xong thì em đó đem dán lên bảng. Em tiếp theo của đội sẽ tiếp tục thực hiện như bạn đầu tiên nhưng chú ý khi bạn dán xong mới được lên lấy. Thực hiện liên tiếp như vậy đến phiếu thứ (7). 5. Cách tính điểm: Đội hoàn thành trước được cộng 1 điểm. Mỗi kết quả đúng được cộng 1 điểm. Đội giành được nhiều điểm hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng. 6. Nhận xét, đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Giáo viên nhận xét, đánh giá thái độ của học sinh. Giáo viên nêu những phép tính sai và chỉnh sửa. Tổng kết điểm, phát thưởng. B/ TRÒ CHƠI “ ĐI TÌM ĐỒNG HƯƠNG” 1. Đối tượng: Học sinh lớp 5 sau khi học xong các đơn vị đo lường (độ dài, khối lượng). 2. Mục tiêu: - Rèn cho học sinh khả năng đổi đơn vị và thực hiện nhanh các phép tính (cộng, trừ, nhân chia) có kèm đơn vị đo độ dài, khối lượng. - Củng cố kiến thức. - Tạo hứng thú học tập. 3. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 20 phiếu biểu thức (gồm 10 phiếu biểu thức độ dài, 10 phiếu biểu thức khối lượng) và 24 phiếu kết quả (20 phiếu tương ứng với số phiếu biểu thức và 4 phiếu gây nhiễu) chia đều cho các thùng phiếu của 2 đội (1 thùng biểu thức, 1 thùng kết quả). Giáo viên chú ý thiết kế các biểu thức sao cho các kết quả gần giống nhau để tạo độ khó cho trò chơi. 4. Luật chơi: Thời gian: 30 phút Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử ra 10 học sinh để tham gia trò chơi. Hai đôi sẽ nhận hai thùng phiếu. Sau đó, mỗi thành viên của 2 đội sẽ lần lượt dán phiếu trong thùng biểu thức lên bảng (em thứ nhất dán xong đến em thứ hai). Sau khi tìm được kết quả thích hợp thì các em cũng lần lượt lên dán. Kết quả được dán ngang với biều thức tương ứng. Ví dụ: 19kg10g + 20kg. 390010g. 4km37m + 3km3m. 70040m. 5. Cách tính điểm: Đội nào có nhiều kết quả đúng sẽ giành chiến thắng..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Trong trường hợp hai đội bằng điểm nhau thì đội hoàn thành trước giành chiến thắng. 6. Nhận xét, đánh giá: Giáo viên nhận xét, đánh giá thái độ của học sinh. Giáo viên lưu ý học sinh những kết quả sai và chỉnh sửa. Tổng kết điểm, phát thưởng. ---------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(46)</span>

×