Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 ở trường Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.23 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM H NI

VNG CM HNG

Phát triển năng lực tự học cho học sinh
thông qua dạy học hóa học hữu cơ LớP 11
ë tr-êng Trung häc phỉ th«ng
Chun ngành: LL&PPDH bộ mơn Hố học
Mã số: 9.14.01.11

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2020


Cơng trình đƣợc hồn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Cƣơng

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Sửu
Phản biện 2: PGS.TS Phùng Quốc Việt
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Quang Tùng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội



DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
1.

Vƣơng Cẩm Hƣơng (2016), Phát triển năng lực tự học của sinh viên ngành Sư
phạm Hóa học trong dạy học Hóa học hữu cơ ở trường đại học, Tạp chí khoa
học Đại học Sư phạm Hà Nội, số 6A, tr 198-206.

2.

Vƣơng Cẩm Hƣơng (06/2016), Thực trạng về năng lực tự học của sinh viên
ngành sư phạm Hóa và phát triển năng lực tự học của sinh viên, Kỷ yếu Hội
thảo khoa học cấp quốc gia, tr 369-376.

3.

Vƣơng Cẩm Hƣơng (09/2016), Classroom teaching procedures for developing
students' self-learning capacity at university, Proceedings of international
scientific conference, Rajabhat Maha Sarakham University, pp 166-172.

4.

Vƣơng Cẩm Hƣơng (2017), Phát triển năng lực tự học của học sinh THPT
trong dạy học hóa học thơng qua phương pháp dạy học hợp đồng, Tạp chí khoa
học và công nghệ Trường ĐH Phạm Văn Đồng, số 12, tr 148-155.

5.

Vƣơng Cẩm Hƣơng (12/2017), Phát triển năng lực tự học của học sinh qua

thiết kế các hoạt động học theo chủ đề mơn Hóa học ỏ THPT, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học quốc tế Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 516-526.

6.

Vƣơng Cẩm Hƣơng (03/2018), Quy trình xây dựng bài học theo chủ đề mơn
hóa học định hướng phát ttriển năng lực tự học của học sinh, Tạp chí khoa học
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, số 27(01), tr 80-84 .

7.

Vƣơng Cẩm Hƣơng (10/2018), Thiết kế hoạt động tự học theo chủ đề môn hóa
học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT, Tạp chí Giáo dục, Số
439, tr 39-44.

8.

Vƣơng Cẩm Hƣơng (11/2018), Thực trạng phát triển năng lực tự học mơn hóa
học của học sinh và thiết kế phiếu hướng dẫn tự học mơn hóa học cho học sinh
ở Trung học phổ thơng,Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số
8, tr 156-166.

9.

Vƣơng Cẩm Hƣơng, Nguyễn Cương (06/2019), Phát triển năng lực tự học của
học sinh qua thiết kế khóa học trên hệ thống quản lí học tập moodle,Kỷ yếu Hội
thảo Quốc tế Trường Đại học Giáo dục, tr 284-296.


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỷ XXI - kỉ nguyên của công nghệ thông tin (CNTT), truyền thông và nền
kinh tế trí thức với cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0. Trước xu thế đó, nhiều quốc gia
trên thế giới đã xác định: Đổi mới về giáo dục và đào tạo là nhân tố cơ bản quyết
định đến sự phát triển bền vững của quốc gia. Cùng với xu hướng quốc tế hóa, Đảng
và Nhà nước ta đã coi phát triển năng lực (NL) là nhiệm vụ hàng đầu trong đổi mới
giáo dục những năm học sắp tới, cụ thể là trong kế hoạch hành động của ngành giáo
dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29NQ/TW cũng đã chỉ đạo: “Các cơ sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tự
học...”. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay là
không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức, mà quan trọng
hơn là: “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi
dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, ...”.
Như vậy, có thể thấy rằng năng lực tự học (NLTH) là năng lực quan trọng cần
được phát triển để HS có thể thích ứng trước những chuyển biến khơng ngừng của
cuộc sống, hịa nhập với thế giới cơng nghệ và khơng ngừng học tập để nâng cao
trình độ. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể cũng xác định
NLTH là một trong ba NL chung cần hình thành và phát triển cho HS và đưa ra mục
tiêu “Chương trình giáo dục trung học phổ thơng giúp học sinh tiếp tục phát triển
những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách
công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích”. Trên cơ sở đó, chương trình mơn Hóa học
cũng xác định các NL cần phát triển trong dạy học hóa học phổ thơng là “NL nhận
thức hóa học, NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học, NL vận dụng kiến
thức kĩ năng đã học”. Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi người học phải có khả năng
tự tìm hiểu kiến thức hóa học một cách tồn diện, đầy đủ qua các phương tiện dạy
học khác nhau. Nói cách khác, người học là chủ thể độc lập trong các hoạt động học

tập mơn Hóa học. Vì vậy, phát triển NLTH cho HS phổ thông là một nhiệm vụ quan
trọng, cấp thiết, có tầm quan trọng chiến lược lâu dài.


2
Hóa học hữu cơ (HHC) là ngành khoa học nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ
(HCHC) với khối lượng kiến thức khá lớn và khó so với phân phối chương trình và trình
độ nhận thức đối với lứa tuổi học sinh phổ thơng . Vì vậy, người học cần phải nỗ lực
nhiều trong suốt quá trình học tập. Mặc dù vậy, việc tự học HHC của HS còn gặp nhiều
khó khăn như: Chưa biết tìm kiếm tài liệu phù hợp, khơng có sự hướng dẫn của GV để
có thể tự học (TH) hiệu quả, sách giáo khoa thiếu hướng dẫn để TH, ....Từ thực tiễn trên,
việc phát triển NLTH trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường phổ thơng là nhiệm vụ
quan trọng, cấp thiết, có tầm quan trọng chiến lược lâu dài.
Từ những lí do trên, đề tài “Phát triển năng lực tự học cho học sinh thơng
qua dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 ở trường Trung học phổ thơng” mang tính thiết
thực, cập nhật, đáp ứng yêu cầu về mặt lí luận lẫn thực tiễn trong việc đổi mới
phương pháp dạy học hóa học hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cấu trúc NLTH và đề xuất một số biện pháp phát triển NLTH cho
HS phổ thơng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học HHC ở trường THPT.
3. Khách thể, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học HHC lớp 11 ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: NLTH và các biện pháp phát triển NLTH cho HS
phổ thông trong dạy học HHC lớp 11 ở trường THPT.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: phần kiến thức HHC của chương trình hóa học lớp 11.
+ Thời gian nghiên cứu: 09/2015 – 09/2019.
+ Địa bàn nghiên cứu: 2 miền Trung và Nam bộ.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp: Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn

TH HHC cho HS lớp 11 trường THPT; Thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ thống
moodle và vận dụng mơ hình Blended learning vào trong dạy học HHC lớp 11 trường
THPT một cách hợp lý, phù hợp với đối tượng HS thì sẽ phát triển được NLTH của
HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn làm cơ sở của đề tài
Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến tự học,
NL, NLTH, những biểu hiện của NLTH, phát triển NLTH, các phương pháp và mơ
hình dạy học (PPDH hợp đồng, tài liệu hướng dẫn TH, thiết kế khóa học trên hệ


3
thống quản lí học tập moodle, mơ hình Blended learning).
Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu một số vấn đề thực tiễn liên quan đến phát
triển NLTH trong dạy học hóa học ở trường THPT, phân tích chương trình và SGK
hóa học lớp 11; điều tra thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT.
5.2. Phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học HHC lớp 11 ở
trường Trung học phổ thông
- Xây dựng cấu trúc NLTH của HS trường THPT.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển NLTH cho HS trường THPT:
+ Biện pháp 1: Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn TH HHC cho HS lớp 11
trường THPT.
+ Biện pháp 2: Thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ thống moodle và vận dụng
mơ hình Blended learning vào trong dạy học HHC lớp 11 trường THPT.
- Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá NLTH cho HS trường THPT
5.3. Thực nghiệm sư phạm: Xác định mục đích, nội dung, đối tượng, lập kế
hoạch và tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP), thu thập dữ liệu, xử lí số liệu thực
nghiệm (TN) để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát hóa các văn bản, tài liệu về phát triển và đánh giá NL, NLTH; về luật giáo
dục, các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thơng; một số
PPDH góp phần phát triển NLTH như: Sử dụng tài liệu hướng dẫn TH, PPDH hợp
đồng, thiết kế khóa học trên hệ thống quản lí học tập moodle, mơ hình Blended
learning.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Khảo sát thực tiễn dạy học hóa học của GV và HS ở các trường THPT trong
việc phát triển NLTH.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi và lấy ý kiến chuyên gia về cấu trúc
của NLTH.
- Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) các biện
pháp phát triển NLTH của HS trường THPT.
6.3. Phương pháp toán học: Sử dụng PP thống kê toán học để xử lí số liệu thực
nghiệm thu thập được trong quá trình điều tra, TNSP để rút ra kết luận.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Đã góp phần tổng quan cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài về các vấn đề:


4
Năng lực và NLTH của HS trường THPT; Một số phương pháp dạy học và mơ hình
dạy học góp phần phát triển NLTH cho HS (PPDH theo hợp đồng; Sử dụng tài liệu
hướng dẫn tự học; Mơ hình dạy học kết hợp Blended learning).
- Đã tiến hành điều tra và đánh giá thực trạng phát triển NLTH trong dạy học
hóa học ở 131 GV và 1150 HS tại 19 trường THPT thuộc 5 tỉnh và thành phố ở 2
miền Trung và Nam Bộ.
- Đã xác định căn cứ và quy trình 6 bước xây dựng cấu trúc NLTH của HS THPT.
Cấu trúc khung NLTH có 3 năng lực thành phần và 8 tiêu chí.
- Đề xuất 2 biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học HHC lớp 11: Thiết
kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn TH HHC cho HS; Thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ

thống moodle và vận dụng mơ hình Blended learning vào trong dạy học.
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLT H của HS THPT trong dạy học HHC
bao gồm: Phiếu đánh giá NLTH của HS dành cho GV, phiếu tự đánh giá NLTH của
HS, phiếu hỏi GV.
8. Cấu trúc của luận án
- Luận án có cấu trúc gồm 3 phần như sau: Mở đầu (04 trang); Nội dung (138
trang); Kết luận chung và khuyến nghị (02 trang). Trong đó phần nội dung gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc phát triển năng lực tự học cho
học sinh ở trường Trung học phổ thông (41 trang)
Chƣơng 2: Biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh thơng qua dạy
học hóa học hữu cơ lớp 11 ở trường Trung học phổ thông (72 trang)
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm (25 trang)
- Với 107 tài liệu tham khảo và 9 cơng trình đã cơng bố
- Phụ lục (100 trang)
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TỰ HỌC CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho học sinh
phổ thông
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Các công trình nghiên cứu ở nước ngồi đã nêu đều đi đến khẳng định vai trò
của TH trong hoạt động học tập của người học, chỉ ra một số kỹ năng TH cơ bản và
lưu ý vai trò của người dạy trong việc tổ chức quá trình dạy học để phát huy được


5
tính độc lập, tự giác, sáng tạo của người học,....Qua các nghiên cứu tiêu biểu của các
nhà giáo dục học và tâm lý học trên thế giới về TH và NLTH, chúng tôi nhận thấy: TH
là yếu tố quyết định cho xu hướng học tập suốt đời của mỗi cá nhân trong xã hội hiện

đại. Việc phát triển NLTH là vô cùng cần thiết, ảnh hưởng to lớn và trực tiếp tới việc
học của người học trong khi đang học ở trường phổ thông cũng như trong suốt cả cuộc
đời sau này.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Như vậy, vấn đề TH, phát triển NLTH cho HS đã được đề cập đến ở một số
sách, cơng trình nghiên cứu, luận văn và luận án. Hầu hết các tác giả đều khẳng
định vai trò ý nghĩa quan trọng của việc TH nói chung và việc phát triển NLTH cho
HS nói riêng trong việc nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện khả năng tư duy độc
lập, sáng tạo cho người học. Đồng thời các tác giả đều đề xuất những biện pháp để
nâng cao chất lượng TH. Đây là nguồn tài liệu q giá để chúng tơi tiếp tục đi sâu
nghiên cứu và tìm ra những giải pháp phát triển NLTH cho HS trong q trình dạy
học bộ mơn Hóa học ở trường THPT. Tuy nhiên chưa có một cơng trình nào nghiên
cứu chuyên biệt về phát triển NLTH cho HS thông qua dạy học HHC ở trường
THPT, nên chúng tôi khẳng định đây là một hướng đi mới và có giá trị cả về mặt lí
luận và thực tiễn.
1.2. Năng lực và năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông
1.2.1. Tổng quan về năng lực
1.2.1.1. Khái niệm năng lực
Trong luận án, chúng tôi đưa ra khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là
khả năng huy động những kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận dụng chúng một
cách hợp lý để thực hiện thành công một hoạt động nào đó trong một bối cảnh
nhất định”.
1.2.1.2. Cấu trúc của năng lực
1.2.2.2. Mục đích đánh giá năng lực
1.2.2.3. Một số công cụ đánh giá năng lực
1.2.3. Tổng quan về tự học
1.2.3.1. Khái niệm về tự học
Tóm lại, tổng hợp các quan niệm về TH của các tác giả và để phù hợp với
hướng nghiên cứu của luận án, chúng tôi đưa ra định nghĩa về TH như sau:
Tự học là tự mình suy nghĩ, hoạt động một cách tự giác, chủ động, tự lực và

tích cực để chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ học tập.
1.2.3.2. Các hình thức tự học


6
1.2.4. Năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông
1.2.4.1. Khái niệm về năng lực tự học
Chúng tôi định nghĩa NLTH mang tính chất định hướng nghiên cứu cho luận
án như sau:
NLTH của HS phổ thông là khả năng HS lập được kế hoạch tự học một
cách khoa học, thực hiện có hiệu quả kế hoạch tự học đã lập, tự đánh giá kết quả
đạt được và điều chỉnh q trình tự học có sự hỗ trợ của GV.
1.2.4.2. Cấu trúc của năng lực tự học
1.3. Một số lí thuyết học tập định hƣớng phát triển năng lực tự học
1.3.1. Một số lí thuyết học tập cơ bản định hướng phát triển năng lực tự học
1.3.1.1. Lí thuyết hoạt động
1.3.1.2. Lí thuyết nhận thức
1.3.1.3. Lí thuyết kiến tạo
1.4. Một số phƣơng pháp và mơ hình dạy học định hƣớng phát triển năng
lực tự học của học sinh
1.4.1. Phương pháp dạy học theo hợp đồng
1.4.1.1. Khái niệm dạy học theo hợp đồng
1.4.1.2. Quy trình thực hiện dạy học theo hợp đồng
1.4.1.3. Ưu điểm và hạn chế
1.4.2. Sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học
1.4.2.1. Định nghĩa tài liệu hướng dẫn tự học
1.4.2.2. Sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học
1.4.3. Mơ hình dạy học kết hợp (Blended learning)
1.4.3.1. Khái niệm “dạy học kết hợp”
1.4.3.2. Mơ hình dạy học kết hợp

1.4.3.3. Hệ thống quản lý học tập moodle
1.5. Thực trạng về tự học và phát triển năng lực tự học cho học sinh trong
dạy học hóa học hữu cơ ở trƣờng Trung học phổ thơng
1.5.1. Mục đích điều tra
1.5.2. Đối tượng điều tra
Chúng tôi đã tiến hành điều tra tại 19 trường THPT ở 2 miền Trung và Nam Bộ
với số lượng 131 GV THPT và 1150 HS lớp 11 và 12
1.5.3. Nội dung và phương pháp điều tra
1.5.3.1. Nội dung điều tra
1.5.3.2. Phương pháp điều tra


7
1.5.4. Kết quả điều tra
1.5.4.1. Các kết quả điều tra đối với giáo viên
- Mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học định
hướng phát triển NLTH trong dạy học hóa học.
- Mức độ thường xuyên sử dụng một số công cụ đánh giá trong dạy học hóa
học.
- Phương pháp tổ chức cho HS TH trong dạy học hóa học (dành cho GV có sử
dụng PPDH phát triển NLTH).
- Nhận thức của GV về các biểu hiện của NLTH trong dạy học hóa học.
- Thực trạng NLTH của HS do GV đánh giá.
1.5.4.2. Các kết quả điều tra đối với học sinh
Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra về phương pháp tự học môn Hóa học của
HS và những khó khăn thường gặp của HS trong quá trình TH.
1.5.5. Nhận xét chung
Đa số GV đều nhận thấy rằng việc phát triển NLTH cho HS là rất cần thiết và
quan trọng nhưng việc sử dụng các PPDH tích cực nhằm phát triển NLTH cho HS hiện
nay vẫn còn hạn chế. Kết quả thực trạng xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Khối lượng kiến thức hóa học là khá lớn cộng với nhiều nội dung kiến thức
mới và khó mà thời lượng dạy trên lớp lại quá ít nên dẫn đến việc HS gặp rất nhiều
khó khăn trong việc học mơn Hóa học.
- GV cịn hạn chế sử dụng các PPDH tích cực trong quá trình dạy học.
- HS chưa có thói quen TH cũng như chưa có phương pháp TH hiệu quả, thiếu
sự hướng dẫn của GV và tài liệu TH do vậy HS thường gặp khó khăn khi TH.
Như vậy, để khắc phục hiện trạng trên GV cần có những biện pháp phát triển
NLTH cho HS hiệu quả để HS không cảm thấy khó khăn trong q trình TH đồng
thời hình thành và rèn luyện phương pháp TH cho HS góp phần nâng cao chất lượng
dạy học.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước chúng tôi
nhận thấy rằng việc phát triển NLTH trong dạy học hoá học cho HS THPT là một vấn
đề quan trọng, cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo.
Theo định hướng đó trong chương 1 chúng tơi đã nghiên cứu cơ sở lí luận của


8
việc phát triển NLTH cho HS trường THPT và hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về:
TH, NL, NLTH của HS THPT, đánh giá NL và một số PPDH, mơ hình dạy học góp
phần phát triển NLTH cho HS. Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra thực trạng đối
với 131 GV, 1150 HS lớp 11, 12 tại 19 trường THPT ở 2 miền Trung, Nam bộ cho
thấy việc sử dụng các PPDH tích cực nhằm phát triển NLTH cho HS hiện nay vẫn còn
hạn chế và HS gặp nhiều khó khăn trong q trình TH mơn Hóa học. Đây là những
cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng để chúng tôi đề xuất được cấu trúc NLTH cũng
như các biện pháp để phát triển NLTH cho HS trường THPT ở chương 2.
CHƢƠNG 2
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
2.1. Phân tích chƣơng trình hóa học hữu cơ trung học phổ thơng
2.1.1. Vị trí
2.1.2. Mục tiêu
2.1.3. Cấu trúc và nội dung
2.1.4. Phương pháp dạy học
2.2. Cấu trúc năng lực tự học trong dạy học hóa học hữu cơ của học sinh
trƣờng trung học phổ thơng
2.2.1. Quy trình xây dựng cấu trúc năng lực tự học trong dạy học hóa học
hữu cơ của học sinh trường THPT
2.2.2. Cấu trúc năng lực tự học của học sinh THPT
- NL xây dựng kế hoạch TH là khả năng xác định được nội dung cần TH, phương
pháp, phương tiện TH, xác định được thời gian TH và dự kiến kết quả đạt được.
- NL thực hiện kế hoạch TH là khả năng tìm kiếm nguồn thơng tin TH, phân
tích, xử lí thơng tin và vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống/nhiệm vụ
học tập.
- NL đánh giá kết quả TH và điều chỉnh quá trình TH là khả năng phân tích,
so sánh, đối chiếu kết quả TH với yêu cầu cần đạt được về chuẩn kiến thức, kĩ năng
và NLTH để tự nhận xét và điều chỉnh quá trình TH giúp cho hoạt động TH ngày
càng hiệu quả hơn.
Cấu trúc NLTH của HS được mô tả ở bảng 2.1 như sau:


9
Bảng 2.1. Cấu trúc NLTH của HS trường THPT
TT

Các năng lực thành phần

Biểu hiện NLTH

1. Xác định mục tiêu và nội dung cần TH.
1 NL xây dựng kế hoạch TH 2. Xác định phương pháp và phương tiện TH.
3. Xác định thời gian TH và dự kiến kết quả.
4. Thu thập/Tìm kiếm nguồn thơng tin TH
5. Phân tích và xử lí thơng tin đã tìm kiếm.
2 NL thực hiện kế hoạch TH.
6. Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình
huống/ nhiệm vụ học tập.
7. Đánh giá kết quả TH theo thang đánh giá NLTH
NL đánh giá kết quả TH và và chuẩn kiến thức, kĩ năng.
3
điều chỉnh quá trình TH
8. Điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm cho
nhiệm vụ TH tiếp theo.
2.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực tự học của học sinh THPT
2.2.4. Các mức độ biểu hiện năng lực tự học của học sinh trường THPT
2.3. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học trong dạy học hóa học

hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông
2.3.1. Biện pháp 1. Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học hóa học
hữu cơ cho HS lớp 11 trường THPT
2.3.1.1. Định hướng thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học
2.3.1.2. Quy trình xây dựng tài liệu hướng dẫn tự học
2.3.1.3. Thiết kế hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tự học theo tài liệu
a. Nguyên tắc thiết kế hệ thống câu hỏi hướng dẫn tự học
b. Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập hóa học hướng dẫn học sinh tự học bài
học nghiên cứu tài liệu mới
Dựa vào cấu trúc của dạng bài các loại HCHC như đã phân tích kết hợp với các
biểu hiện NLTH của HS, chúng tôi chia các dạng câu hỏi hướng dẫn TH theo trình tự
như sau:

(1) Câu hỏi hướng dẫn tự học các khái niệm, định nghĩa các loại chất hữu cơ
(2) Câu hỏi hướng dẫn tự học về đồng đẳng, đồng phân và công thức chung
của các loại chất hữu cơ
(3) Câu hỏi hướng dẫn tự học về danh pháp của các loại chất hữu cơ
(4) Câu hỏi hướng dẫn tự học về tính chất vật lí của chất hữu cơ
Đối với tính tan, màu, mùi của chất hữu cơ, GV có thể thiết kế câu hỏi hướng
dẫn HS tự làm thí nghiệm để rút ra kết luận về độ tan, màu sắc, mùi của chất theo PP


10
nghiên cứu. GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn tiến hành thí nghiệm và thực hiện thí
nghiệm. Qua hoạt động này HS phát triển NLTH như:
- Năng lực xây dựng kế hoạch thực hiện thí nghiệm: xác định mục tiêu,
phương pháp, phương tiện và thời gian làm thí nghiệm.
- Năng lực thực hiện kế hoạch thí nghiệm: chuẩn bị hóa chất, dụng cụ và thực
hiện thí nghiệm. Quan sát, mơ tả và kết luận về tính tan, màu, mùi của chất hữu cơ.
Hoặc GV có thể nêu câu hỏi để HS liên hệ thực tế độ tan, màu sắc, mùi của
một số chất thường gặp trong đời sống.
Ví dụ:
Câu hỏi

Biểu hiện của NLTH

Câu 1. Làm thí nghiệm nghiên Câu 1.
cứu về độ tan, màu sắc, mùi của - NL xây dựng kế hoạch TH:
ankan: Thực hiện thí nghiệm cho + Xác định mục tiêu và nội dung TH: Thử tính
5 ml xăng (gồm hỗn hợp các tan của xăng trong nước và mỡ bôi trơn trong
hiđrocacbon no) vào 50 ml nước xăng.
và cho 2 (g) mỡ bôi trơn vào 5 + Xác định PP, phương tiện thí nghiệm: Lấy
ml xăng. Từ kết quả thí nghiệm xăng, mỡ bơi trơn ở nhà hoặc mua ở tiệm. Hóa

rút ra nhận xét về tính tan của chất: xăng, mỡ bơi trơn, nước. Dụng cụ: cốc thủy
ankan trong nước và ankan có tinh, đũa khuấy.
hịa tan được dầu, mỡ hay khơng. + Xác định thời gian cho thí nghiệm.
- Năng lực thực hiện kế hoạch TH
+ Tìm kiếm nguồn thơng tin: Chuẩn bị các hóa
chất và dụng cụ ở trên.
+ Phân tích và xử lí thơng tin: Tiến hành thực
hiện thí nghiệm theo hướng dẫn.
+ Giải quyết nhiệm vụ học tập: Quan sát, mô tả
hiện tượng và rút ra kết luận về tính tan, màu sắc,
mùi của xăng.


11
(5) Câu hỏi hướng dẫn tự học về tính chất hóa học của chất hữu cơ
(6) Câu hỏi hướng dẫn tự học về ứng dụng và điều chế
c. Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập hóa học hướng dẫn học sinh tự học bài
luyện tập, ôn tập
Trong nghiên cứu, chúng tôi thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập hóa học hướng
dẫn học sinh tự học bài luyện tập, ôn tập theo bản hợp đồng học tập.
2.3.1.4. Tiến trình tổ chức các hoạt động tự học theo tài liệu hướng dẫn
Từ cấu trúc NLTH được trình bày ở bảng 2.1 và nghiên cứu mối quan hệ giữa
dạy và học trong việc tổ chức các hoạt động TH của HS, chúng tơi đề xuất tiến trình
các hoạt động TH trong dạy học HHC gồm 3 hoạt động (HĐ) tương ứng với 3 NLTH
thành phần như sơ đồ hình 2.2.
HĐ 1.
Xây
dựng kế
hoạch
TH

HĐ 2.
Thực
hiện
kế
hoạch
TH
HĐ 3.
Đánh giá
kết quả
TH và
điều
chỉnh quá
trình TH

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

GV phát tài liệu hướng dẫn
TH, hướng dẫn sử dụng và
yêu cầu HS xây dựng kế
hoạch TH.

Xác định mục tiêu, nội
dung cần TH, PP, phương
tiện và thời gian TH.

Hỗ trợ HS thực hiện kế
hoạch TH bằng tài liệu
hướng dẫn TH.


Tìm kiếm, xử lý thông tin
và vận dụng kiến thức, kĩ
năng giải quyết nhiệm vụ
học tập

Tổ chức các HĐ học tập trên
lớp: đánh giá kết quả TH sau
khi sử dụng tài liệu, bổ sung
kiến thức, sửa chữa giải đáp
thắc mắc và cho HS vận dụng.

Báo cáo kết quả TH, nêu
thắc mắc, thảo luận và giải
quyết các nhiệm vụ học
tập trên lớp. Tự đánh giá,
điều chỉnh và rút kinh
nghiệm.

Hình 2.2. Tiến trình tổ chức các hoạt động tự học trong dạy học HH
2.3.1.5. Nội dung tài liệu hướng dẫn tự học và hoạt động dạy học theo tài liệu
Chúng tôi thiết kế tài liệu hướng dẫn TH phần hiđrocacbon gồm có 3 chương
với 5 bài học nghiên cứu tài liệu mới (9 tiết) và 2 bài luyện tập (4 tiết) như sau:


12
Phần hiđrocacbon lớp 11
Chương 5. Hiđrocacbon no

Bài học

Bài 25. Ankan (2 tiết)
Bài 27. Luyện tập ankan (2 tiết)
Bài 29. Anken (2 tiết)

Chương 6. Hiđrocacbon không no

Bài 30. Ankađien(1 tiết)
Bài 32. Ankin (1 tiết)
Bài 33. Luyện tập Ankin (2 tiết)

Chương 7. Hiđrocacbon thơm. Nguồn
hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa
về hiđrocacbon

Bài 35. Benzen và đồng đẳng. Một số
hiđrocacbon thơm khác (3 tiết)

a. Tài liệu hướng dẫn TH và kế hoạch bài học ở bài nghiên cứu tài liệu mới
Ví dụ minh họa: Tài liệu hướng dẫn TH và kế hoạch bài học bài 25. Ankan
Chúng tôi thiết kế 3 KHBH thực nghiệm như sau:
- Bài 25. Ankan (2 tiết). KHBH: K1
- Bài 29. Anken (2 tiết). KHBH: K3
- Bài 32. Ankin (1 tiết). KHBH: K4
b. Tài liệu hướng dẫn TH và kế hạch bài học ở bài luyện tập, ôn tập
Trong nghiên cứu chúng tôi chọn biện pháp sử dụng tài liệu hướng dẫn phối
hợp với PPDH theo hợp đồng trong dạy bài luyện tập, ơn tập.
(1). Nội dung tài liệu
Ví dụ minh họa: Tài liệu hướng dẫn TH bài 27. Luyện tập ankan
(2). Tổ chức các hoạt động cho HS học theo hợp đồng
HĐ 1: Tham gia nghiên cứu và kí kết hợp đồng

HĐ 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện hợp đồng
HĐ 3: Thực hiện nhiệm vụ trong hợp đồng
HĐ 4. Nghiệm thu hợp đồng
(3). Bản hợp đồng học tập và kế hoạch bài học
Ví dụ: Bản hợp đồng học tập bài 27. Luyện tập ankan


13
Bảng 2.3. Bản hợp đồng học tập bài 27. Luyện tập Ankan
Trường THPT.....................................
Lớp:................................

HỢP ĐỒNG HỌC TẬP
Bài 27. LUYỆN TẬP ANKAN

Họ và tên HS:………………………….. thời gian từ:………đến:……………
Nhiệmvụ

1

Nội
dung
BT1. Thử tài thiết kế

Yêu
cầu


Hình
thức







5 phút




BT2.Viết đồng phân và gọi
 
tên ankan
BT3. Viết PTHH về tính
5 phút
3
 
chất của ankan
BT4. BT về phản ứng thế
4
5 phút
 
của ankan
BT5. BT về phản ứng tách
5
5 phút
 
của ankan
BT6. BT về phản ứng cháy

6
  5 phút
của ankan
BT7. BT về phản ứng điều
7
  5 phút
chế ankan


8
BT TNKQ 8, 9,10
5 phút
BT 11. Sưu tầm và giải
 10 phút
9

quyết các BT thực tiễn
Nhiệm vụ bắt buộc
Nhiệm vụ tự chọn
Phiếu hỗ trợ
Thời gian tối đa

Tiến triển tốt
Hoạt động cá nhân

Gặp khó khăn
Nhóm đơi
BT thực hiện ở nhà
Nhóm lớn
2






Tự đánh
giá










x





x





x






x











Cần GV hướng dẫn




Rất thoải mái



Bình thường
Khơng hài lịng
 Đã hồn thành


Tơi cam kết thực hiện đúng theo hợp đồng
Học sinh
(ký, ghi rõ họ tên)

Giáo viên
(ký, ghi rõ họ tên)

Chúng tôi đã thiết kế 2 KHBH thực nghiệm như sau:
- Bài 27. Luyện tập Ankan (2 tiết). KHBH: K2
- Bài 33. Luyện tập Ankin (2 tiết). KHBH: K5
2.3.2. Biện pháp 2. Thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ thống moodle và
vận dụng mơ hình Blended learning vào trong dạy học
Trên cơ sở phân tích các biểu hiện của NLTH cùng với đặc điểm, mục tiêu
của chương trình HHC, chúng tơi đề xuất biện pháp phát triển NLTH của HS qua
thiết kế khóa học “Hóa hữu cơ 11” và vận dụng mơ hình Blended - Learning vào
trong dạy học.


14
2.3.2.1. Định hướng khi thiết kế khóa học “Hóa hữu cơ 11”
a. Hướng đối tượng
b. Hướng mục đích sử dụng
c. Hướng nội dung
d. Hướng hình thức
e. Hướng khả thi và hiệu quả
2.3.2.2. Tiến trình thiết kế khóa học trên hệ thống quản lý học tập Moodle
Để thiết kế khóa học cho HS tự học trực tuyến trên hệ thống quản lý học tập
Moodle tiến hành qua 5 bước:
- Bước 1: Cài đặt Moodle
Sử dụng hệ thống Moodle trên trang “tuhochoahoc.com”

- Bước 2: Tạo khóa học
Sau khi đăng nhập quyền Admin trên trang “tuhochoahoc.com” có nhiều khóa học
như: Thiết kế bài giảng, Audio book, các chuyên đề hóa hữu cơ, ...chúng tơi sử dụng chức
năng thêm khóa học mới để tạo khóa học tự học “Hóa hữu cơ 11” cho HS THPT.

Hình 2.3. Trang website chứa khóa học
- Bước 3: Thiết lập thơng tin khóa học
- Bước 4: Sử dụng các tính năng của Moodle để xây dựng khóa học
- Bước 5: Xây dựng nội dung cho các bài học trong khóa học
Chúng tơi thiết kế khóa học “Hóa hữu cơ 11” ở 5 chương với 16 bài giảng, 16
bài kiểm tra tự học sau mỗi bài học và 5 bài kiểm tra cuối chương như sau:


15

Hình 2.5. Nội dung các chương trong khóa học
2.3.2.3. Hoạt động của HS và GV trong khóa học
2.3.2.4. Vận dụng mơ hình Blended learning vào khóa học “Hóa hũu cơ 11”
a. Quy trình tổ chức dạy học “Hóa hữu cơ 11” theo mơ hình Blended learning
Vận dụng mơ hình dạy học kết hợp Blended learning vào khóa học trải qua quy
trình gồm 3 giai đoạn (GĐ) như sơ đồ hình 2.7
GĐ 1. Học trực
tuyến

GĐ 2. Học tại
lớp

GĐ 3. Đánh giá

Giới thiệu khóa

học

Giải đáp thắc
mắc

Hồ sơ HS trực
tuyến

Mục tiêu bài học

Tổ chức các hoạt
động học tập:
Thảo luận nhóm,
làm thí nghiệm,
trị chơi, bài tập
vận dụng, ...

Vở TH, phiếu
học tập

Bài giảng

Bài kiểm tra 15
phút
Hướng dẫn giải
BT và luyện tập

Bài kiểm tra cuối
chương


Sản phẩm trình
bày


16
Ví dụ: Tổ chức hoạt động học tập trên lớp bài 45. Axit cacboxylic
Hoạt động 1. Giải đáp thắc mắc (10 phút)
Hoạt động 2. Cho HS làm thí nghiệm kiểm chứng tính chất của axit
cacboxylic (15 phút)
- Các nhóm trình bày kết quả, giải thích hiện tượng và viết PTHH vào phiếu
học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Yêu cầu thực hiện theo nhóm nhƣ sau:
- Đọc mục tiêu và cách tiến hành thí nghiệm.
- Thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn trong phiếu
- Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH trong phiếu.
- Rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit cacboxylic
TN

TN với chất chỉ thị là nước TN hòa tan vỏ TN este hóa
bắp cải tím
trứng

Mục
tiêu

Chứng minh CH3COOH là 1 Khả năng tác Thực hiện TN phản ứng
axit
dụng của axit este hóa
axetic với muối

CaCO3

Cách
Cho 2ml nước bắp cải tím vào
tiến hành 2 ống nghiệm, nhỏ 2-3 giọt
dung dịch axit axetic vào ống
1 và 2-3 giọt dung dịch HCl
vào ống 2. Quan sát sự đổi
màu của nước bắp cải trước và
sau khi cho axit vào

Cho vào cốc một
vài mảnh vỏ
trứng, cho axit
axetic vào đến
ngập vỏ trứng.
Quan sát hiện
tượng.

Cho vào ống nghiệm 2 ml
ancol etylic, 2ml axit
axetic và 1ml H2SO4 đặc.
Đun nhẹ ống nghiệm trên
ngọn lửa đèn cồn. Nhận
xét mùi của hơi thốt ra từ
ống nghiệm.

Hiện
tượng
Giải

thích
PTHH
Kết luận:
.........................................................................................................................................
................................................................................................................................


17
Hoạt động 3. Tìm hiểu về cách phân biệt giấm ăn và axit axetic điều chế
trong công nghiệp (5 phút)
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng (15 phút)
2.4. Đánh giá năng lực tự học trong dạy học hóa học hữu cơ của học sinh
lớp 11 trƣờng trung học phổ thông
2.4.1. Mục tiêu đánh giá NLTH
2.4.2. Sử dụng phiếu đánh giá năng lực
2.4.2.1. Phiếu đánh giá NLTH của học sinh dành cho giáo viên
2.4.2.2. Phiếu tự đánh giá của học sinh
2.4.3. Sử dụng phiếu hỏi giáo viên
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trên cơ sở phân tích đặc điểm nội dung và cấu trúc phần HHC ở THPT để
thấy được những nét đặc trưng, những thuận lợi và khó khăn về nội dung và cách
sắp xếp chương trình từ đó đề xuất biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy
học HHC. Để đảm bảo tính khoa học và khả thi trong việc đề xuất các biện pháp
phát triển NLTH, chúng tôi đề xuất cấu trúc NLTH gồm 3 NL thành phần, 8 tiêu chí
của NLTH và bốn mức độ ứng với mỗi tiêu chí. Từ đó đã thiết kế bộ cơng cụ
đánh giá NLT H của HS THPT trong dạy học HHC bao gồm: phiếu đánh giá
NLTH của HS dành cho GV, phiếu tự đánh giá NLTH của HS, phiếu hỏi GV.
Trên cơ sở xác định nguyên tắc và quy trình xây dựng tài liệu hướng dẫn TH
chúng tôi đã đề xuất biện pháp thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn TH HHC cho
HS lớp 11 trường THPT. Đã xây dựng tài liệu hướng dẫn TH phần hiđrocacbon ở 3

chương với 5 bài nghiên cứu tài liệu mới (9 tiết) và 2 bài luyện tập (4 tiết). Qua
nghiên cứu lí luận về hệ thống moodle và mơ hình blended learning chúng tơi đã đề
xuất biện pháp thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ thống moodle và vận dụng mơ
hình Blended learning vào trong dạy học HHC. Chúng tôi đã thiết kế khóa học “Hóa
hữu cơ 11” ở 5 chương với 16 bài giảng, 16 bài kiểm tra TH sau mỗi bài học và 5
bài kiểm tra cuối chương. Từ đó đã soạn thảo 8 KHBH nhằm thực hiện 2 biện pháp
phát triển NLTH cho HS trong dạy HHC ở trường THPT.


18
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
3.2. Địa bàn, đối tƣợng và nội dung thực nghiệm sƣ phạm
3.2.1. Chọn địa bàn thực nghiệm
Địa bàn TNSP là các trường THPT thuộc 2 miền Trung và Nam bộ. Thông tin
được thống kê trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thống kê thông tin trường thực nghiệm
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên trƣờng thực nghiệm

THPT Mai Anh Tuấn
THPT Tư Nghĩa 1
THPT Trần Quốc Tuấn
THPT Huỳnh Thúc Kháng
THPT Dầu Giây
THPT Tam Phú
THPT Trưng Vương

Tỉnh/Thành phố
Thanh Hóa
Quảng Ngãi
Quảng Ngãi
Khánh Hịa
Đồng Nai
Tp Hồ Chí Minh
Tp Hồ Chí Minh

3.2.2. Chọn đối tượng thực nghiệm
3.2.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Bảng 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Biện pháp thực nghiệm

TT
1

Biện pháp 1. Thiết kế và
2
sử dụng tài liệu hướng
dẫn TH trong dạy học 3
HHC

4
5
Biện pháp 2. Thiết kế 6
khóa học trực tuyến trên
7
hệ thống moodle và vận
dụng mơ hình Blended
learning vào trong dạy 8
học

K1

TN
thăm

x

TN
vòng
1
x

TN
vòng
2
x

K2

x


x

x

K3
K4

x
x

x
x

K5

x

x

x

x

K7

x

x


K8

x

x

Nội dung cụ thể

KHBH

Bài 25. Ankan (2 tiết)
Bài 27. Luyện tập
Ankan (1 tiết)
Bài 29. Anken (2 tiết)
Bài 32. Ankin (1 tiết)
Bài 33. Luyện tập
Anken, Ankin (2 tiết)
Bài 40. Ancol (Tiết 2)
Bài 44. Anđehit Xeton (Tiết 1)
Bài 45. Axit cacboxylic
(Tiết 2)

K6

x


19
3.3. Phƣơng pháp TNSP và thu thập xử lí số liệu TNSP
3.3.1. Phương pháp TNSP

3.3.2. Thu thập xử lí số liệu TNSP
3.3.2.1. Thu thập và đánh giá kết quả định tính

3.3.2.2. Thu thập và đánh giá kết quả định lượng
Bƣớc 1. Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
Trong NCKH sư phạm ứng dụng có 4 loại thiết kế nghiên cứu, để phù hợp với
nội dung nghiên cứu chúng tôi chọn 2 thiết kế:
Thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất.
Thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương.
Bƣớc 2. Đo lƣờng - thu thập dữ liệu
a. Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đo
b. Thu thập dữ liệu:
Bƣớc 3. Phân tích dữ liệu
a. Mô tả dữ liệu
b. So sánh dữ liệu
3.4. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm
3.4.1. Thực nghiệm thăm dò (năm học 2016-2017)

3.4.2. Thực nghiệm sư phạm vòng 1 (năm học 2017-2018)
Bảng 3.5. Thống kê thơng tin thực nghiệm sư phạm vịng 1
Trƣờng THPTTỉnh/Thành phố
Mai Anh
Thanh Hóa
Tư Nghĩa
Quảng Ngãi

GV dạy

Thị


- Nguyễn Thị
Lan Anh

Huỳnh Thúc Kháng Võ
- Khánh Hòa
Tuyết

K1,2,3,4,5

11A, 42
1TN1

Thị

K1,2,3,4,5
K6,7,8
K1,2,3,4,5

11E, 41
1ĐC1

11B7, 42 11B5, 43
1TN3
1ĐC3

12/201702/2018
03-04/2018

11B6, 43 11B8, 42
1TN4

1ĐC4

12/201702/2018
03-04/2018

11C4, 41 11C5, 40

12/2017-

K6,7,8

Nguyễn Thị K1,2,3,4,5

12/201702/2018
03-04/2018

11A2, 43 11A12,41 12/20171TN2
1ĐC2
02/2018
03-04/2018

K6,7,8
K1,2,3,4,5

Thời điểm

ĐC

K6,7,8


Trần Quốc Tuấn - Võ
Thị
Quảng Ngãi
Thanh Châu

Dầu Giây -

Lớp, số HS, Kí hiệu
TN

Tuấn- Mai
Thao
1

KHBH


20
Đồng Nai

Hồng Tuyết

1TN5

1ĐC5

K6,7,8
Trưng Vương - Tp Trần
Văn
HCM

Thắng
Tam Phú Tp HCM

Lưu
Quyên

Thị

K1,2,3,4,5

11A2, 42 11A5, 44
1TN6
1ĐC6

12/201702/2018
03-04/2018

11A2, 43 11A6, 43
1TN7
1ĐC7

12/201702/2018
03-04/2018

K6,7,8
K1,2,3,4,5
K6,7,8

Tổng số HS


02/2018
03-04/2018

296

294

3.4.3. Thực nghiệm sư phạm vòng 2 (năm học 2018-2019)
Việc tiến hành TNSP vòng 2 tương tự vòng 1.
3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.5.1. Kết quả định tính
3.5.2. Kết quả định lượng
a. Kết quả thu đƣợc từ phiếu đánh giá của GV
(1). Kết quả đối với biện pháp 1 “Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn TH
HHC lớp 11 trường THPT”
Bảng 3.8. Thống kê điểm TB các tiêu chí NLTH của HS qua 5 KHBH áp dụng
biện pháp 1(theo 2 vịng TN)
Điểm TB NLTH qua các KHBH
Tiêu chí
K1
K2
K3
K4
K5
ĐG số
V1
V2
V1
V2
V1

V2
V1 V2 V1
V2
1

2.87 3.13

3.13

3.28

3.34

3.37

3.42

3.44 3.54

3.53

2

2.35 2.68

2.89

2.93

3.27


3.42

3.41

3.51 3.55

3.60

3

2.52 2.83

2.95

3.15

3.49

3.47

3.57

3.52 3.57

3.63

4

2.45 2.77


2.89

3.13

3.29

3.38

3.40

3.55 3.60

3.59

5

2.83 2.90

3.13

3.07

3.40

3.45

3.51

3.48 3.51


3.64

6

2.92 3.03

3.21

3.43

3.34

3.48

3.50

3.53 3.60

3.67

7

2.66 2.81

3.14

3.09

3.26


3.42

3.38

3.51 3.55

3.58

8

2.43 2.79

3.05

3.03

3.19

3.30

3.46

3.42 3.46

3.60

Mức độ
NL


2,63 2,87

3,05

3,14

3,32

3,41

3,46

3,50 3,55

3,60


21
Bảng 3.9. Các tham số đặc trưng qua 5 KHBH đối với biện pháp 1 – vòng 1
Kết quả vòng 1

Tham số
K1

K2

K3

K4


K5

Điểm
trung
bình/32

21,02

24,39

26,58

27,65

28,38

Độ lệch chuẩn

3,98

2,78

2,57

1,83

2,07

So sánh kết
So sánh kết quả So sánh kết quả

So sánh kết quả
quả K3 và
K1 và K2
K2 và K3
K4 và K5
K4
Giá trị p của T
– test

6,2.10-30

0,85
Mức độ ảnh
hưởng ES
Trung bình

1,13.10-20

4,31.10-12

3.52.10-6

0,79

0,42

0,39

Trung bình


Nhỏ

Nhỏ

Hình 3.6. Đồ thị đường phát triển NLTH của HS qua các KHBH- vòng 1
(2). Kết quả đối với biện pháp 2 “Thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ thống
moodle và vận dụng mơ hình Blended learning vào trong dạy học”
(3). Phân tích và bàn luận
b. Kết quả thu đƣợc từ phiếu tự đánh giá của học sinh
(1). Kết quả đối với biện pháp 1 “Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn TH
HHC lớp 11 trường THPT”


22
(2). Kết quả đối với biện pháp 2 “Thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ thống
moodle và vận dụng mơ hình Blended learning vào trong dạy học”
(3). Phân tích và bàn luận
c. Kết quả thu đƣợc từ phiếu hỏi giáo viên
d. Kết quả thu đƣợc từ bài kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng
(1). Kết quả đối với biện pháp 1 “Thiết kế và sử dụng tài liệu hướng dẫn TH
HHC lớp 11 trường THPT”
(2). Kết quả đối với biện pháp 2 “Thiết kế khóa học trực tuyến trên hệ thống
moodle và vận dụng mơ hình Blended learning vào trong dạy học”
(3). Phân tích và bàn luận
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trên cơ sở phân tích kết quả định tính, định lượng dữ liệu thực nghiệm ở 7
trường THPT thuộc 5 tỉnh – thành phố ở 2 miền Trung và Nam Bộ cho thấy 2 biện
pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học HHC là phù hợp, có tính khả thi, đạt
hiệu quả tốt. Dựa trên kết quả đánh giá qua phiếu đánh giá của GV, phiếu hỏi GV,
phiếu tự đánh giá của HS chúng tôi nhận thấy tất cả biểu hiện NLTH của HS có sự

phát triển vượt bậc và kết quả này do sự tác động của 2 biện pháp. Bên cạnh đó kết
quả đánh giá qua 2 bài kiểm tra chuẩn kiến thức kĩ năng ở 2 biện pháp phản ánh chất
lượng học tập của các lớp TN tốt hơn các lớp ĐC thể hiện qua kết quả điểm TB bài
kiểm tra của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Điều này chứng tỏ việc phát triển NLTH của
HS cũng góp phần nâng cao chất lượng và kết quả học tập của HS. Từ các kết quả
này cho phép chúng tôi khẳng định: TNSP đã đạt được mục đích đề ra, đảm bảo tính
hiệu quả, tính thực tiễn của các biện pháp tác động và khẳng định tính đúng đắn
của giả thuyết khoa học của đề tài.


×