Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất bưởi đoan hùng tỉnh phú thọ luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỒNG AN

ẢNH HƯỞNG CỦA CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐẾN PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT BƯỞI ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vũ Trọng Bình

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công triǹ h ngh iên cứu của r iêng tôi, các kết quả ngh iên
cứu đươ ̣c trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực , khách quan và chưa từng
được sử dụng để bảo vê ̣ lấ y bấ t kỳ ho ̣c vi ̣nào .
Tôi xin cam đoan rằ ng mọ i sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Hoàng An

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Vũ Trọng Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị của huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng An

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ ........................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới và ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm và vai trị của sản xuất nơng nghiệp ................................................. 11

2.1.3.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất .............. 14

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 17


2.2.1.

Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới ................................................ 17

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 24

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm điều kiện địa bàn nghiên cứu............................................................ 29

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................. 29

3.1.2.

Đặc điểm điều kiện xã hội ................................................................................ 31

3.1.3.

Đặc điểm phân vùng trồng bưởi huyện Đoan Hùng ......................................... 32

iii


3.2.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33

3.2.1.

Phương pháp lựa chọn địa điểm nghiên cứu .................................................... 33

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 34

3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin số liệu và phân tích ............................................ 36

3.2.4.

Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng ......... 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 38
4.1.

Tình hình sản xuất bưởi đoan hùng, tỉnh Phú Thọ ........................................... 38

4.1.1.

Các chủ trương, chính sách về phát triển sản xuất Bưởi của địa phương ........ 38

4.1.2.


Hiện trạng sản xuất Bưởi .................................................................................. 39

4.1.3.

Tình hình thị trường và quảng bá sản phẩm ..................................................... 55

4.1.4.

Mơ hình quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý ........................................................ 56

4.2.

Ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng
trong những năm qua ........................................................................................ 62

4.2.1.

Ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến quy mô sản xuất bưởi Đoan Hùng ............. 62

4.2.2.

Ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến nhận thức của hộ trồng bưởi, hộ kinh
doanh và người tiêu dùng. ................................................................................ 68

4.2.3.

Ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến Chuỗi giá trị Bưởi ...................................... 77

4.2.4.


Ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.......... 79

4.2.5.

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chỉ dẫn địa lý đến phát
triển sản xuất bưởi Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .................................................. 81

4.3.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chỉ dẫn địa lý đến phát triển
sản xuất bưởi Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ .......................................................... 84

4.3.1

Căn cứ đê xuất giải pháp .................................................................................. 84

4.3.2.

Giải pháp hoàn thiện bộ máy, thực hiện cải cách hoàn thiện văn bản pháp
lý của cơ quan nhà nước ................................................................................... 85

4.3.3.

Tăng cường công tác chỉ đạo của nhà nước, sự phối hợp giữa các ban
ngành, phát huy vai trị của các đồn thể nhân dân từ huyện đến cơ sở
trong công tác quản lý ...................................................................................... 85

4.3.4.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch để hình thành các vùng

sản xuất bưởi tập trung ..................................................................................... 93

4.3.5.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững thương hiệu
bưởi đặc sản Đoan Hùng .................................................................................. 93

iv


4.3.6.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, quy trình
canh tác, sản xuất Bưởi Đoan Hùng ................................................................. 95

4.3.7.

Giải pháp về thị trường ..................................................................................... 96

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 97
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 97

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 98

5.2.1.


Đối với Tỉnh, địa phương ................................................................................. 98

5.2.2.

Kiến nghị với chuyên gia .................................................................................. 98

5.2.3.

Kiến nghị với nông dân .................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 100
Phụ lục ........................................................................................................................ 103

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CDĐL

Chỉ dẫn địa lý

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX


Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Văn bản chính sách về phát triển sản xuất bưởi huyện Đoan Hùng qua
các năm ........................................................................................................ 38
Bảng 4.2. Đặc điểm đặc thù về cảm quan và các chỉ tiêu phân tích chất lượng
của bưởi quả Bằng Luân .............................................................................. 40
Bảng 4.3. Đặc điểm phân loại bưởi quả Bằng Luân..................................................... 41
Bảng 4.4. Đặc điểm đặc thù về cảm quan và các chỉ tiêu phân tích chất lượng
của bưởi quả Sửu ......................................................................................... 42
Bảng 4.5. Lượng phân bón 3 năm đầu sau trồng cho cây bưởi Đoan Hùng (Tính
cho 1 cây) ..................................................................................................... 43
Bảng 4.6. Lương phân bón cho thời kỳ kinh doanh (tính cho 1 cây) ........................... 44
Bảng 4.7. Diện tích một số câu lâu năm của huyện Đoan Hùng .................................. 63

Bảng 4.8. Diện tích cây bưởi tỉnh của Huyện Đoan Hùng với trên tỉnh Phú Thọ....... 63
Bảng 4.9. Sản lượng và năng suất bưởi tại huyện Đoan Hùng qua từng năm ............. 64
Bảng 4.10. Giá bán Bưởi Đoan Hùng trước và sau khi có bảo hộ chỉ dẫn địa lý ......... 66
Bảng 4.11. Đánh giá của người trồng bưởi Đoan Hùng về sự thay đổi diện tính
sản xuất sau khi có chỉ dẫn địa lý ................................................................ 67
Bảng 4.12. Đánh giá của người trồng bưởi Đoan Hùng về sự thay đổi năng suất
và sản lượng bưởi Đoan Hùng sau khi có chỉ dẫn địa lý ............................. 68
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp về nhận thức của hộ trồng bưởi, hộ kinh doanh và
người tiêu dùng về chỉ dẫn địa lý bưởi Đoan Hùng ..................................... 69
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp về mức độ hiểu biết về chỉ dẫn địa lý bưởi Đoan Hùng ...... 69
Bảng 4.15. Đánh giá chỉ dẫn địa lý tác động tốt đến quy hoạch vùng trồng bưởi
Đoan Hùng ................................................................................................... 70
Bảng 4.16. Đánh giá của người trồng bưởi về sự thay đổi giá bán và chất lượng
bưởi tại một số xã thuộc huyện Đoan Hùng ................................................ 72
Bảng 4.17. Đánh giá ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến nhận thực của hộ kinh
doanh và việc trà trộn sản phẩm kém chất lượng của bưởi Đoan Hùng ...... 75
Bảng 4.18. Phân loại người tiêu dùng bưởi quả Đoan Hùng ......................................... 76
Bảng 4.19. Đặc điểm kênh tiêu thụ bưởi quả cấp........................................................... 78
Bảng 4.20. Đặc điểm kênh tiêu thụ bưởi quả cấp 1,2..................................................... 79

vii


Bảng 4.21. Các chỉ tiêu tác động đến xã hội - mơi trường bưởi Đoan Hùng ................. 80
Bảng 4.22. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người trồng bưởi .................. 80
Bảng 4.23. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chỉ dẫn địa lý đến
phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ..................................... 83

viii



DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Hệ thống văn bản quản lý chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam ................................ 9

Sơ đồ 4.1.

Mơ hình quản lí chỉ dẫn địa lí cho bưởi Bưởi Đoan Hùng ........................ 57

Sơ đồ 4.2.

Sơ đồ chuỗi giá trị bưởi Đoan Hùng.......................................................... 77

Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Đoan Hùng ....................................................... 29

Hình 3.2.

Bản đồ phân vùng trồng bưởi huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ.............. 33

Biểu đồ 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đoan Hùng .......................................... 31
Biểu đồ 4.1. Thời gian tiêu thụ bưởi trong năm của từng giống bưởi ........................... 48
Biểu đồ 4.2. Sự thay đổi diện tích trồng bưởi Đoan Hùng trước và sau khi có bảo
hộ chỉ dẫn địa lý ........................................................................................ 64
Biểu đồ 4.3. Sự thay đổi sản lượng Bưởi Đoan Hùng trước khi có bảo hộ chỉ dẫn
địa lý và hiện nay ....................................................................................... 65
Biểu đồ 4.4. Sự thay đổi năng suất trung bình Bưởi Đoan Hùng trước và sau khi
có bảo hộ chỉ dẫn địa lý ............................................................................. 65

Biểu đồ 4.5. Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm Bưởi Đoan Hùng .......................... 66

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hồng An
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ”
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Thơng qua nghiên cứu về tình hình sử dụng chỉ dẫn địa lý sản phẩm Bưởi Đoan
Hùng, phát hiện những khó khăn, hạn chế trong sử dụng chỉ dẫn địa lý và ảnh hưởng
của chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất Bưởi, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển lợi thế của địa phương trong sản xuất Bưởi Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan về cơ sở lý luận
và thực tiễn qua sách, báo, mạng internet, các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp sở; các khóa
luận tốt nghiệp và luận văn. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng
năm; số liệu thống kê, tổng hợp và các Nghị quyết, Chị thị, Kế hoạch… từ Trung ương
đến địa phương giai đoạn 2016-2018. Số liệu sơ cấp thu thập qua tiến hành điều tra
khảo sát, điều tra thông tin từ hộ gia đình trồng bưởi, các hợp tác xã sản xuất và kinh
doanh bưởi, từ các xã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, huyện Đoan Hùng và các sở ban
ngành liên quan.
Các thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm Word và Microsoft. Luận
văn sử dụng các phương pháp thống kê như thống kê mô tả, thống kê so sánh để
phản ánh những ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý tới phát triển sản xuất bưởi Đoan
Hùng ở tỉnh Phú Thọ.

Kết quả chính và kết luận
Trong quá trình phát triển, ngành hàng bưởi quả Đoan Hùng chịu tác động của
các yếu tố, chẳng hạn: Khâu sản xuất, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm bưởi quả, chất
lượng sản phẩm bưởi quả không ổn định, quy mô ngành hàng mở rộng nhưng sự liên
kết giữa các tác nhân yếu và lỏng lẻo, các tiêu chí để nhận biết sản phẩm bưởi Đoan
Hùng chưa hiệu quả,...Tuy đã có bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng việc kiểm tra, kiểm soát,
tiêu thụ còn nhiều bất cập, việc trà trộn bưởi kém chất lượng còn xẩy ra làm ảnh hưởng
tới thương hiệu bưởi quả Đoan Hùng. Về vấn đề hợp tác giữa các tác nhân trong ngành
hàng, trong quá trình tổ chức hoạt động buôn bán, các chủ buôn, đại lý đã tổ chức được
những mạng lưới nông dân cung ứng sản phẩm. Mặc dù chưa có những hình thức hợp
đồng chính thức, chỉ là các thoả thuận miệng và giấy ghi tay, nhưng trong tương lai có

x


thể phát triển mối quan hệ này lên mức độ cao hơn tạo điều kiện thuận lợi, thống nhất
giữa hộ sản xuất và hộ kinh doanh bưởi.
Các yếu tố ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất bưởi Đoan
Hùng gồm: (i) Quy mô sản xuất bưởi Đoan Hùng (diện tích, năng suất, sản lượng, chất
lượng); (ii) Nhận thức của hộ trồng bưởi, hộ kinh doanh bưởi, người tiêu dùng, (iii)
Chuỗi giá trị Bưởi Đoan Hùng; (iv) Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.
Trước những ảnh hưởng của chỉ dẫn đại lý đến sản xuất bưởi Đoan Hùng cần
có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chỉ dẫn đại lý, các kiến nghị nhằm thúc đẩy
gia tăng sản xuất bưởi Đoan Hùng nâng cao đời sống kinh tế hộ nông dân trồng bưởi và
bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

xi


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Hoang An
Thesis title: Impacts of geographical indication on the development of Doan Hung
grapefruit production in Phu Tho province.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To analyze the situation of using geographical indication of Doan Hung
grapefruits, finding the difficulties and challenges in using geographical indication and the
impacts of geographical indication on the development of Doan Hung grapefruit
production, thereby propose solutions to develop local advantages in Doan Hung grapefruit
production, Phu Tho province.
Materials and Methods
Relevant information about theory and reality was gathered through books,
newspapers, internet, scientific research in Phu Tho province and other thesis. Secondary
data was collected from annual reports; statistics, resolutions, instructions and plans from
central government and local authority in the period of 2016-2018. Primary data was
collected from grapefruit farmers, grapefruit cooperatives in some communes that had
geographical indication and other relevant agencies in Doan Hung district.
The author used Microsoft word and Microsoft excel to process the collected
information. To clearly analyze the impacts of geographical indication on the
development of Doan Hung grapefruit production, the thesis used some statistical
method such as: descriptive statistical method and comparative statistical method.
Main findings and conclusions
There are some factors affecting the development of Doan Hung grapefruit
production including: Production stage, origin of grapefruits, unstable of grapefruit
quality, the small scale of production, the weak linkage between actors and the
inefficiency of criteria to identify Doan Hung grapefruits. Although geographical indication

of Doan Hung grapefruits has been protected, using it has not yet been controlled strictly.
The low quality grapefruits were been blended into Doan Hung grapefruits. This caused
negative effects on brand of Doan Hung grapefruits. Regarding to linkage, the traders have
created consumption network with farmers. Inspire of the relationship level between actors
is generally still poor, it can be developed in the future.

xii


The thesis showed that impacts of geographical indication on the development
of Doan Hung grapefruit production in Phu Tho province include: (i) Scale of Doan
Hung grapefruits production (area, yield, output, quality); (ii) Awareness of grapefruit
farmers, traders and consumers, (iii) Doan Hung grapefruit value chain; (iv) Economic,
social and environmental efficiency of Doan Hung grapefruits production.
Base on evaluating the impacts of geographical indication on the
development of Doan Hung grapefruit production in Phu Tho province, it is
necessary to have solutions and recommendations to improve the efficiency of using
Doan Hung geographical indication, expand Doan Hung grapefruit production and
improve farmers’ income.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đơ
Hà Nội, cách thủ đơ Hà Nội 80 km về Phía Bắc. Phía Đơng giáp tỉnh Vĩnh Phúc
và thành phố Hà Nội; Tây giáp tỉnh Sơn La; Nam giáp tỉnh Hồ Bình; Bắc giáp
tỉnh n Bái và tỉnh Tuyên Quang. Phú Thọ là một trong những tỉnh có nhiều
sản phẩm đặc sản có lợi thế kinh tế - xã hội cao như: Hồng không hạt (Gia

Thanh, Phú Ninh), Nhựa sơn ta (Tam Nông), Lúa nếp gà gáy Mỹ Lung (Yên
Lập), Tương Dục Mỹ (Cao Xá, Lâm Thao), bún bánh (Hùng Lơ, Việt Trì), Bưởi
Đoan Hùng,...
Đoan Hùng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ,
với diện tích tự nhiên trên 30.261,34 ha, trong đó 3/4 là đồi, núi thấp nằm trong
vành đai chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, do vậy, Đoan Hùng đã là mảnh
đất thích nghi cho nhiều loại cây nơng, lâm nghiệp nói chung và cây ăn quả nói
riêng. Trong đó, đáng kể nhất phải kể đến là bưởi, phù xa của sông Lô, sông
Chảy tạo cho cây bưởi đất này có hương vị khác hẳn nhiều vùng đất khác. Đã từ
rất lâu bưởi Đoan Hùng được biết đến là một thứ cây ăn quả đặc sản nổi tiếng
đặc trưng cho quê hương đất Tổ và là sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường
hiện nay. Những năm gần đây, cây bưởi đặc biệt được quan tâm và coi như cây
mũi nhọn trong công cuộc thoát nghèo của người dân huyện miền núi Đoan
Hùng. Đã có nhiều đề tài khoa học, nghiên cứu để phục tráng và nhân rộng
giống bưởi Đoan Hùng trong sản xuất, đưa nó trở thành thứ hàng hoá cho thu
nhập cao.
Hai giống bưởi quý tại huyện Đoan Hùng là bưởi Bằng Luân và bưởi Sửu
Chí Đám đã được cả nước biết đến bởi vị ngọt rất riêng, hương thơm thanh khiết
không he đắng và đã được nhà nước bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Đoan Hùng” (Đăng
bạ tên gọi xuất xứ hàng hoá) tại quyết định số 73/QĐ-SHTT ngày 8/2/2006 của
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. Mặc dù Chỉ dẫn địa lý Đoan Hùng được bảo hộ
vô thời hạn nhưng sẽ bị đình chỉ bất cứ lúc nào nếu khơng làm tốt việc duy trì và
bảo vệ danh tiếng, uy tín, chất lượng sản phẩm.
Tuy đã có bảo hộ chỉ dẫn địa lý sản phẩm bưởi Đoan Hùng nhưng việc
quy hoạch vùng sản xuất bưởi Đoan Hùng chưa đồng bộ, việc thực hiện chăm

1


sóc giống cây bưởi, kỹ thuật canh tác vẫn cịn nhiều hạn chế và chưa được hoàn

thiện gây ảnh hưởng tới chất lượng, sản lượng sản phẩm bưởi Đoan Hùng dẫn
đến giảm giá trị sản phẩm.
Nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm bưởi Đoan Hùng còn nhiều
hạn chế. Việc nhận biết đặc điểm của bưởi Đoan Hùng còn gặp nhiều khó khăn,
người tiêu dùng cịn chưa có thói quen mua sản phẩm có bảo hộ chỉ dẫn địa lý,
không kiểm tra tem nhãn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Trong cơ chế thị trường như hiện nay, tuy đã được sự quan tâm quản lý
chỉ dẫn địa lý chặt chẽ của tỉnh, các cấp ngành chức năng cũng như chính quyền
huyện nhưng vẫn cịn xẩy ra việc trà trộn, bán các giống quả không rõ nguồn gốc
trên danh nghĩa Bưởi Đoan Hùng phần nào làm giảm sức cạnh tranh cũng như uy
tín của mặt hàng trên thị trường. Vấn đề cạnh tranh hàng hoá rất khốc liệt, việc
làm giả nhãn mác, hàng hoá thường xuyên xảy ra, do đó vấn đề quản lý nhãn
mác, tem trên bưởi Đoan Hùng là việc làm sống cịn. Có được thương hiệu đã
khó, song việc bảo vệ và duy trì được thương hiệu cịn khó hơn rất nhiều lần.
Việc nghiên cứu về ảnh hưởng chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất bưởi
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ sẽ giúp cho nhà quản lý và các tác nhân liên quan đánh
giá được thực trạng trong ngành Bưởi quả Đoan Hùng, từ đó có thể phát triển
được những điểm mạnh, cơ hội, hạn chế các điểm yếu và thách thức đối vơi
người nông dân, hộ sản xuất Bưởi, hợp tác xã và các yếu tố trong lĩnh vực Bưởi
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản
xuất bưởi Đoan Hùng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng
của chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất nơng sản nói chung và bưởi nói riêng;
(2) Đánh giá thực trạng những ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến phát
triển sản xuất bưởi Đoan Hùng;

(3) Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến

2


phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất bưởi
Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
- Sản phẩm nghiên cứu là Bưởi quả.
- Tên sản phẩm gồm Bưởi Bằng Luân và Bưởi Sửu, là hai giống bưởi đặc
sản trên địa bàn huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu các hộ sản xuất trồng Bưởi trong và ngoài vùng bảo hộ chỉ
dẫn địa lý.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến phát
triển sản xuất bưởi Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu
- Nghiên cứu tại một xã trong và ngoài vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, gồm các xã:
+ Xã trong vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Xã Bằng Ln, xã Chí Đám...
+ Xã ngồi vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Xã Minh Tiến...
- Nghiên cứu tại một số điểm giao dịch thương mại (thành phố Việt Trì...)
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu trên các mốc thời gian trước và sau khi có bảo hộ
chỉ dẫn địa lý cho Bưởi quả Đoan Hùng. Từ đó đánh giá ảnh hưởng của chỉ dẫn
địa lý đến sản xuất Bưởi Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Các số liệu, thông tin để đánh giá ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến sản

xuất bưởi Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ được thu thập trong 3 năm từ năm 2016 2018, trong đó tập trung tìm hiểu về tình hình sản xuất, tiêu thụ Bưởi quả năm
2018. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn, kế hoạch pháp triển sản xuất Bưởi Đoan
Hùng áp dụng đến năm 2020.

3


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu ảnh hưởng chỉ dẫn địa lý đến sản xuất Bưởi Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ giúp cho:
Các nhà hoạch định chính sách, kế hoạch của tỉnh và địa phương nắm bắt
được xu hướng vận động, tiềm năng phát triển của Bưởi Đoan Hùng. Từ đó đưa
ra được những chỉ đạo, điều hành sát với thực tế, nhằm tạo điều kiện phát triển
giống quả đặc sản vùng và thúc đẩy kinh tế phát triển hướng bền vững. Làm rõ
được ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất Bưởi Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ.
Giúp cho các đơn vị liên quan phát huy được chun mơn, chun ngành
của mình trong lĩnh vực sản phẩm Bưởi Đoan Hùng. Tiềm năng thị trường,
phương thức, kỹ thuật sản xuất ni trồng, bảo quản hàng hóa sản phẩm, bảo hộ
nông sản đầu ra giúp nhà nông yên tâm tăng gia phát triển đặc sản vùng.
Giúp nhà sản xuất và người tiêu dùng hiểu được giá trị của sản phẩm sở
hữu trí tuệ thơng qua việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Bảo vệ thương hiệu của sản
phẩm Bưởi Đoan Hùng, loại bỏ được các mặt hàng kém chất lượng, không rõ
nguồn gốc trà trộn vào ngành hàng. Giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm Bưởi
Đoan Hùng trong nền kinh tế thị trường. Có được phương hướng mục tiêu, kế
hoạch cụ thể trong tương lai để sản xuất và phát triển giống bưởi Đoan Hùng
ngày một có vị thế trên lĩnh vực nông nghiệp.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
Thông qua luật số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Sở Hữu Trí tuệ.
Thơng qua luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội
nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của
luật sở hữu trí tuệ.
Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng
dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở
hữu trí tuệ
Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật sở hữu trí
tuệ do Văn phịng Quốc hội ban hành.
Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu
trí tuệ sửa đổi về quyền đối với giống cây trồng
Nghị định 98/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về nông nghiệp
Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với
giống cây trồng.
- Theo quy định tại điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở
hữu trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009): “Quyền
sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền
tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền
đối với giống cây trồng”.
- Theo quy định tại điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở
hữu trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009): “Quyền
tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc

sở hữu”.
- Theo quy định tại điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở
hữu trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009): “Quyền

5


liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.
- Theo quy định tại điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở
hữu trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009): “Quyền
sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh”.
- Theo quy định tại điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu
trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009): “Quyền đối
với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do
mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu”.
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát
hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính
đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
- Theo khoản 22, điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu
trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009): “Chỉ dẫn địa
lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.
- Theo điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (2005): Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện

sau đây:
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ
yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương
ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
- Theo điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (2005): Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý:
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

6


Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý,
tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành
chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu
chỉ dẫn địa lý đó.
- Theo điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (2005): Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý:
Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
Bản mơ tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất,
chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó;
Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn
địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.
- Chủ sở hữu và cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.

Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền
quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá
nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý bao gồm:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý
tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương;
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện theo
uỷ quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa
lý thuộc nhiều địa phương;
Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó
đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng
chỉ dẫn địa lý;

7


Quyền của chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý:
Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép các tổ
chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền
quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý, trừ
trường hợp (Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại,
số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác
của hàng hoá hoặc Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước
ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó).
Sử dụng chỉ dẫn địa lý:
Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương

tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ.
Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Các biện pháp bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý:
Quyền áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ.
Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải
chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại.
u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Khởi kiện ra tịa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.
- Theo khoản 3, Theo điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005): Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm
quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất
xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó khơng đáp ứng các
tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

8


Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ cho sản phẩm khơng có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm
cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho

rượu vang, rượu mạnh khơng có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng
với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật
của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm
hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ
tương tự như vậy.
Từ những văn bản quản lý chỉ dẫn của Trung ương như Luật số
50/2005/QH 11 về Luật sở hữu trí tuệ, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn
thực hiện luật sở hữu trí tuệ có thể trích dẫn được cơ bản hệ thống quản lý chỉ
dẫn địa lý tại Việt Nam như sau:
Văn bản của Trung ƣơng
(Luật SHTT, các Nghị định và
Thông tư hướng dẫn,…)

Văn bản của Cục Sở hữu trí tuệ
(Quyết định cấp Giấy chứng nhận
đăng ký chỉ dẫn địa lý,…)

Văn bản của Địa phƣơng
- Các quyết định, quy định, quy chế của UBND tỉnh, Sở KHCN, Cơ quan kiểm soát chất lượng sản
phẩm về quản lý chỉ dẫn địa lý
- Các quyết định, quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tổ chức tập thể các nhà sản xuất và
kinh doanh sản phẩm
- Các quyết định, quy định của tổ chức tập thể các nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý,…

Sơ đồ 2.1. Hệ thống văn bản quản lý chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
Nguồn: Số liệu điều tra (2018).
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến
hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và
đưa sản phẩm đó ra thị trường.

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước

9


cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể
đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa
phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực
hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý,
các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ,
tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều
kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
Quyết định đăng bạ chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vơ thời hạn kể từ ngày cấp
Căn cứ phát sinh và xác lập quyền sở hữu trí tuệ (sở hữu chỉ dẫn địa lý) dựa trên
cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục
Sở hữu trí tuệ).
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ảnh hưởng tích cực đến phát triển sản xuất, liên
kết sản xuất, phát triển giá trị sản phẩm hàng hóa theo chuỗi, việc truy xuất
nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên
gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam.
- Theo điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (2005): Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh
nghĩa chỉ dẫn địa lý:
Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
Chỉ dẫn địa lý của nước ngồi mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý khơng được
bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ,
nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn
gốc của sản phẩm;

Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý
thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Theo điều 81 Luật Sở hữu trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (2005): Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý:
Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ
tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thơng qua mức độ rộng rãi

10


người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định
bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá
học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện
kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
- Theo điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (2005): Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý:
Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên,
yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý đó.
Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ
sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy
trình sản xuất truyền thống của địa phương.
- Theo điều 82 Luật Sở hữu trí tuệ, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (2005): Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý:
Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách
chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của sản xuất nông nghiệp

2.1.2.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Theo Nguyễn Tuyết Anh (2019) sản xuất nông nghiệp có những đặc
điểm sau:
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế: Đây là đặc
điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp. Khơng tí có sản xuất
nơng nghiệp nếu khơng có đất đai. Quy mô và phương hướng sản xuất mức độ
thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai. Đặc điểm này
đòi hỏi trong sản xuất nơng nghiệp phải duy trì và nâng cao độ ph cho đất, phải
sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi. Chúng
sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động rất lớn của
quy luật tự nhiên. Vì vậy, việc hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy
luật tự nhiên là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất nơng nghiệp.

11


×