Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

ẢNH HƯỞNG CƯỜNG LỰC CỦA HẠT TỚI SINH TRƯỞNG CÂY CON VÀ NĂNG SUẤT QUẢ TRÊN MỘT SỐ GIỐNG ỚT SỪNG VÀ ỚT CHỈ THIÊN TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.58 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

MAI HẢI CHÂU

ẢNH HƯỞNG CƯỜNG LỰC CỦA HẠT TỚI SINH TRƯỞNG CÂY CON
VÀ NĂNG SUẤT QUẢ TRÊN MỘT SỐ GIỐNG ỚT SỪNG VÀ ỚT CHỈ
THIÊN TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010


ẢNH HƯỞNG CƯỜNG LỰC CỦA HẠT TỚI SINH TRƯỞNG CÂY CON
VÀ NĂNG SUẤT QUẢ TRÊN MỘT SỐ GIỐNG ỚT SỪNG VÀ ỚT CHỈ
THIÊN TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

MAI HẢI CHÂU

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số

: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. LÊ QUANG HƯNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010
i


ẢNH HƯỞNG CƯỜNG LỰC CỦA HẠT TỚI SINH TRƯỞNG CÂY CON
VÀ NĂNG SUẤT QUẢ TRÊN MỘT SỐ GIỐNG ỚT SỪNG VÀ ỚT CHỈ
THIÊN TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
MAI HẢI CHÂU
Hội đồng chấm luận văn:
Chủ tịch:

PGS. TRỊNH XUÂN VŨ
Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM

Thư ký:

TS. PHẠM THỊ MINH TÂM
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

Phản biện 1:

TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH THUẬN
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Phản biện 2:

TS. NGUYỄN TĂNG TÔN
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam


Ủy viên:

PGS. TS LÊ QUANG HƯNG
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Mai Hải Châu sinh ngày 06 tháng 8 năm 1980 tại huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Con Ông Mai Văn Ngà và Bà Mai Thị Liệu.
Tốt nghiệp Phổ thông Trung học tại Trường Phổ thông Trung học Ba
Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 1998.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ Chính quy tại Đại học Hồng Đức
tỉnh Thanh Hóa 2002.
Sau đó làm việc tại Trường Trung học Lâm nghiệp số 2 nay là Cơ sở 2
Trường Đại học Lâm nghiệp tại Thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai cho tới nay.
Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành Trồng trọt tại Đại học Nông
lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: kết hôn năm 2003, vợ là Nguyễn Thị Mai sinh năm
1979 công tác cùng cơ quan và con là Mai Nguyễn Diệu Linh sinh năm 2004.
Địa chỉ liên lạc: Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp, thị trấn Trảng
Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 0613 924514 hoặc 0988806866.
Email:


iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Mai Hải Châu

iv


CẢM TẠ

 Xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lê Quang Hưng đã tận tình hướng dẫn
hoàn thành Luận văn Tốt nghiệp.
 Trân trọng cảm ơn quý thầy cô, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học và Phòng
Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài.
 Xin gửi lời cảm ơn quý thầy cô Khoa Nông học Trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ để hoàn thành Luận văn
Tốt nghiệp.
 Xin cảm ơn Ban lãnh đạo nhà Trường, Khoa Nông Lâm nghiệp, Trung
tâm Thí nghiệm thực hành Cơ sở 2 - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo
điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

v



TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng cường lực của hạt tới sinh trưởng của cây con và năng
suất trái trên một số giống ớt sừng và ớt chỉ thiên tại huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai” được thực hiện tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và Phòng Thí
nghiệm hạt giống Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
1 – 6/2009. Hai thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên
(Randomized Complete Block Design - RCBD). Thí nghiệm 1 gồm 5 nghiệm
thức với 5 giống ớt sừng: 1039, TN20A, TN213, CN20 và G20; 3 lần lặp lại.
Thí nghiệm 2 gồm 6 giống ớt chỉ thiên: G27, SG20, CN19, TN278,
TOPHOT44, TN242. Kích thước ô thí nghiệm 12,5 m2, diện tích thí nghiệm 1 là
312 m2, thí nghiệm 2 là 357 m2. Thí nghiệm 1 và 2 bắt đầu thực hiện từ tháng 1
năm 2009.
Kết quả cho thấy ở thí nghiệm 1 (tháng 1 năm 2009) giống CN20 có năng
suất cao nhất đạt 15,57 tấn/ha, thí nghiệm 2 (tháng 1 năm 2009) năng suất giống
TOPHOT44 cao nhất đạt 15,30 tấn/ha.
Kết quả về cường lực, thí nghiệm 1 giống CN20 có tỉ lệ nảy mầm đạt 98
%, thời gian nảy mầm trung bình 4,30 ngày, chỉ số cường lực hạt là 10472,90.
Thí nghiệm 2 giống TOPHOT44 có tỉ lệ nảy mầm đạt 96,66 %, thời gian nảy
mầm trung bình 6,36 ngày, chỉ số cường lực hạt là 7821.
Về hiệu quả kinh tế, thí nghiệm 1 giống ớt sừng CN20 lợi nhuận đạt cao
nhất 65.909.000 đồng/ha. Thí nghiệm 2 giống ớt chỉ thiên TOPHOT44 cho lợi
nhận cao nhất 99.752.000 đồng/ha.
Có mối tương quan giữa thời gian nảy mầm trung bình ở trong phòng với
chỉ tiêu sinh trưởng của cây con trên khay ươm và năng suất trên đồng ruộng đối
các giống ớt sừng (p<0,01, r = - 0,68), tỷ lệ mọc mầm của cây con trên khay
ươm (p<0,01, r = - 0,87); đối với năng suất ớt chỉ thiên (p<0,01, r = - 0,83), tỷ
lệ mọc mầm của cây con trên khay ươm (p<0,05, r = - 0,57).
vi



SUMMARY
The thesis of “Effect of seed vigour on growing of seedling and yield of
two varieties of chilli (Capsium annum) cultivaled at Trang Bom dictrict, Dong
Nai province”.
The two experiments were conducted at Trang Bom district, Dong Nai
province from January to July, 2009. The experiment 1 was Randomized
Complete Block Design with 5 chilli varieties: 1039, TN20A, TN213, CN20 and
G20, three replications and plot of 12.5 m2. The experiment 2 was Randomized
Complete Block Design with 6 chilli varieties: G27, SG20, CN19, TN278,
TOPHOT44 and TN242, three replications and plot of 12.5 m2.
The results showed that in experiment 1 (January 2009), the highest yield
was CN 20 variety (15.57 ton/ha). In experiment 2 the highest yield was
TOPHOT44 variety (15.30 ton/ha).
In the experiment 1, germination percentage of CN20 variety was 98 %,
mean germination period was 4.30 days, seed vigour index was 10472.90. In the
experiment 2, germination percentage of TOPHOT44 was 96.66 %, mean
germination period was 6.36 days, seed vigour index was 7821.
The return of CN20 variety in experiment 1 was 65,909,000 VND per
hecta, and TOPHOT44 variety in experiment 2 was 99,752,000 VND per hecta.
There are correlation between the mean germination time at laboratory
test with the percentage of emergence in seedling tray and yield of two varieties
of chilli.

vii


MỤC LỤC

CHƯƠNG


TRANG
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời Cam đoan

iii

Cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

vii

Danh sách các chữ viết tắt

xii

Danh sách các hình


xiv

Danh sách các bảng

xvi

1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích và yêu cầu

3

1.2.1 Mục đích

3

1.2.2 Yêu cầu

3

1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3


2. TỔNG QUAN

5

2.1 Tình hình sản xuất ớt trên thế giới và Việt Nam

5

2.1.1 Tình hình sản xuất ớt trên thế giới

5

2.1.2 Tình hình sản xuất ớt trong nước

7

2.2 Đặc điểm sinh học cây ớt

12

2.2.1 Đặc điểm thực vật

12

2.2.2 Yêu cầu sinh thái

13

2.2.3 Đặc điểm một số giống ớt


14

viii


2.3 Cường lực của hạt

15

2.3.1 Cường lực

15

2.3.2 Một số nghiên cứu về cường lực

15

2.3.3 Các phương pháp xác định cường lực

17

2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cường lực của hạt giống

19

2.3.4.1 Sự lão hóa hạt giống

19


2.3.4.2 Ảnh hưởng của nấm, vi khuẩn và côn trùng

20

2.3.4.3 Ảnh hưởng của ẩm độ không khí

21

2.3.5 Quan hệ giữa sức sống và cường lực của hạt giống

21

2.3.6 Cường lực hạt và nảy mầm cây con

22

2.3.6.1 Quan hệ cường lực và thử nghiệm nảy mầm

22

2.3.6.2 Quan hệ giữa cường lực và nảy mầm cây con ngoài đồng

22

2.3.6.3 Sử dụng trắc nghiệm cường lực để dự đoán nảy mầm cây con

23

ngoài đồng
2.4 Một số nghiên cứu về cường lực ở Việt Nam trong những năm gần


25

đây
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

3.1 Nội dung nghiên cứu

26

3.2 Thời gian, địa điểm và điều kiện thực hiện thí nghiệm

26

3.2.1 Thời gian thí nghiệm

26

3.2.2 Địa điểm thí nghiệm

26

3.2.3 Đặc điểm đất thí nghiệm

27

3.2.4 Đặc điểm thời tiết trong thời gian thí nghiệm


28

3.3 Vật liệu nghiên cứu

29

3.3.1 Thí nghiệm 1

29

3.3.2 Thí nghiệm 2

29

3.3.3 Thiết bị thử cường lực

31

ix


3.4 Phương pháp nghiên cứu

31

3.4.1 Thí nghiệm 1

31

3.4.1.1 Nội dung 1


31

3.4.1.2 Nội dung 2

33

3.4.1.3 Nội dung 3

34

3.4.2 Thí nghiệm 2

35

3.4.2.1 Nội dung 1

35

3.4.2.2 Nội dung 2

35

3.4.2.3 Nội dung 3

36

3.4.4 Phương pháp tiến hành

37


3.4.4.1 Làm đất

37

3.4.4.2 Gieo trồng

37

3.4.4.3 Chăm sóc

37

3.4.4.4 Bón phân

38

3.4.4.5 Phòng trừ sâu bệnh

39

3.4.4.6 Thu hoạch

39

3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu

39

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


40

4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát cường lực của hạt đến sinh trưởng cây con

40

trên khay ươm và năng suất 5 giống ớt sừng tại huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai (thí nghiệm 1)
4.1.1 Giá trị cường lực của các giống ớt sừng trước khi gieo trồng

40

4.1.2 Kết quả đánh giá sinh trưởng cây con trên khay ươm của 5 giống

41

ớt sừng (16/1/2009)
4.1.2.1 Đặc điểm về mọc mầm và chiều cao cây con

41

4.1.2.2 Đặc điểm về lá

42

4.1.2.3 Tỷ lệ xuất vườn

43


x


4.1.3 Khảo sát năng suất của 5 giống ớt sừng ở thí nghiệm 1

44

4.1.3.1 Chiều cao cây các giống ớt sừng ở thí nghiệm 1

44

4.1.3.2 Đặc điểm về màu sắc thân, lá, hoa và quả các giống ớt sừng

44

4.1.3.3 Thời gian sinh trưởng và phát triển các giống ớt sừng

45

4.1.3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ớt

46

sừng
4.1.3.4.1 Số quả trên cây của các lần thu hoạch

46

4.1.3.4.2 Trọng lượng quả trên cây của các lần thu hoạch


47

4.1.3.4.3 Trọng lượng quả trên ô thí nghiệm (12,5 m2) của các lần thu

49

hoạch
4.1.3.4.4 Năng suất các giống ớt sừng ở thí nghiệm 1

49

4.1.3.5 Bệnh hại trên thí nghiệm 1

51

4.1.3.6 Hiệu quả kinh tế sản xuất giống ớt sừng ở thí nghiệm 1

51

4.1.3.7 Tương quan cường lực của hạt với sinh trưởng cây con và năng

52

suất các giống ớt sừng
4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát cường lực của hạt đến sinh trưởng cây con

54

trên khay ươm và năng suất 6 giống ớt chỉ thiên tại huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai

4.2.1 Giá trị cường lực của các giống ớt chỉ thiên trước khi gieo trồng

54

4.2.2 Kết quả đánh giá sinh trưởng cây con trên khay ươm của 6 giống ớt

55

chỉ thiên (18/1/2009)
4.2.2.1 Đặc điểm về mọc mầm và chiều cao cây con

55

4.2.2.2 Đặc điểm về lá

56

4.2.2.3 Tỷ lệ xuất vườn

57

4.2.3 Khảo sát năng suất của 6 giống ớt chỉ thiên ở thí nghiệm 2

58

4.2.3.1 Chiều cao cây các giống ớt chỉ thiên ở thí nghiệm 2

58

4.2.3.2 Đặc điểm về màu sắc thân, lá, hoa và quả các giống ớt chỉ thiên


58

xi


4.2.3.3 Thời gian sinh trưởng và phát triển các giống ớt chỉ thiên

59

4.2.3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ớt chỉ

60

thiên
4.2.3.4.1 Số quả trên cây của các lần thu hoạch

60

4.2.3.4.2 Trọng lượng quả trên cây của các lần thu hoạch

61

4.2.3.4.3 Trọng lượng quả trên ô thí nghiệm (12,5 m2)

63

4.2.3.4.4 Năng suất các giống ớt chỉ thiên ở thí nghiệm 2

64


4.2.3.5 Bệnh hại trên thí nghiệm 2

65

4.2.3.6 Hiệu quả kinh tế sản xuất giống ớt chỉ thiên ở thí nghiệm 2

66

4.2.4 Tương quan cường lực của hạt với sinh trưởng cây con và năng suất

67

các giống ớt chỉ thiên
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

69

5.1. Kết luận

69

5.2. Đề nghị

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71


PHỤ LỤC

75

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AA: Accelerated ageing (trắc nghiệm lão hóa)
AOSA: Association of Official Seed Analysts (Hiệp hội phân tích hạt
giống)
AVRDC: Asian Vegetable Research and Development Center ( Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Quả Châu Á)
CAL: Computer – assisted learning (chương trình máy tính về hạt)
CD: Controlled deterioration test (trắc nghiệm kiểm soát sự phá hủy)
CT: Cold test (trắc nghiệm lạnh)
EC: Conductivity test (trắc nghiệm độ dẫn điện)
GT: Germination test (trắc nghiệm nảy mầm)
IA: Image analysis test (trắc nghiệm phân tích hình ảnh)
ISTA: Internationnal Seed Testing Association (Hiệp hội khảo nghiệm
giống cây trồng quốc tế)
MC: Moisture content (ẩm độ)
MGT: Mean germination time (thời gian nảy mầm trung bình)
NSG: Ngày sau gieo
NSC: Ngày sau cấy
OP: Giao phấn tự do
PL: Phụ lục
TB: Trung bình
TLNM: Tỷ lệ nảy mầm
TN: Thí nghiệm

SGT: Standard germination test (nảy mầm tiêu chuẩn)
SSAA: Saturated salt accelerated ageing (trắc nghiệm lão hóa với nồng độ
muối bão hòa)
SS: Hỗn hợp đất pha sét và cát
xiii


ST: Hỗn hợp than bùn và cát
SVIS: Seed vigour imaging system (trắc nghiệm hệ thống phân tích hình
ảnh)
VI: Vigor index (chỉ số cường lực)

xiv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TÊN HÌNH

TRANG

Hình 4.1

Năng suất 5 giống ớt sừng (thí nghiệm 1)

48

Hình 4.2


Trọng lượng quả trên cây các giống ớt sừng (thí nghiệm 1)

50

Hình 4.3

Tương quan giữa năng suất với thời gian nảy mầm trung 53
bình (D) và tỷ lệ mọc mầm cây con các giống ớt sừng

Hình 4.4

Trọng lượng quả trên cây các giống ớt chỉ thiên (thí nghiệm 63
2)

Hình 4.5

Năng suất 6 giống ớt chỉ thiên (thí nghiệm 2)

Hình 4.6

Tương quan giữa năng suất với với thời gian nảy mầm trung 68

65

bình (D) và tỷ lệ mọc mầm cây con các giống ớt chỉ thiên
Hình PL.1

Thử nghiệm cường lực hạt trong tủ nhiệt Incubator của

95


giống 1039 và TN20A (TN1)
Hình PL.2

Thử nghiệm cường lực hạt trong tủ nhiệt Incubator của

95

giống TOPHOT44 và TN242 (TN2)
Hình PL.3

Cây nảy mầm bình thường, bất thường và không nảy mầm

96

giống TN213 (TN1)
Hình PL.4

Cây nảy mầm bình thường, bất thường và không nảy mầm

96

giống CN20 (TN1)
Hình PL.5

Cây nảy mầm bình thường, bất thường và không nảy mầm

97

giống 20 (TN1)

Hình PL.6

Cây nảy mầm bình thường, bất thường và không nảy mầm

97

giống SG20 (TN2)
Hình PL.7

Bố trí nảy mầm sau 14 ngày sau gieo (TN1)

98

Hình PL.8

Bố trí nảy mầm sau 14 ngày sau gieo (TN2)

98

Hình PL.9

Toàn cảnh thí nghiệm ớt sừng trên khay ươm (TN1)

99

xv


Hình PL.10 Toàn cảnh thí nghiệm ớt sừng trên khay ươm (TN2)


99

Hình PL.11 Toàn cảnh khu trồng thí nghiệm ớt sừng (TN 1)

100

Hình PL.12 Toàn cảnh khu trồng thí nghiệm ớt chỉ thiên (TN 2)

100

Hình PL.13 Hình dạng quả giống ớt sừng Giống số 20 (TN1)

101

Hình PL.14 Hình dạng quả giống ớt sừng CN 20 (TN1)

101

Hình PL.15 Hình dạng quả giống ớt chỉ thiên Giống số 27 (TN2)

102

Hình PL.16 Hình dạng quả giống ớt chỉ thiên TN278 (TN2)

102

Hình PL.17 Triệu chứng bệnh thán thư gây hại ớt sừng (TN 1)

103


Hình PL.18 Triệu chứng bệnh virus ớt sừng (TN 1)

103

Hình PL.19 Triệu chứng nhện gây hại ớt sừng (TN 1)

104

Hình PL.20 Triệu chứng rệp gây hại ớt chỉ thiên (TN 2)

104

xvi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 2.1

Giống ớt trồng tại khu vực điều tra (m2)

8

Bảng 2.2


Kỹ thuật canh tác áp dụng trên cây ớt tại khu điều tra

9

Bảng 2.3

Chi phí sản xuất 1 ha ớt

11

Bảng 2.4

Năng suất ớt tại 4 tỉnh điều tra (tấn/ha)

12

Bảng 2.5

Hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha ớt (triệu đồng)

12

Bảng 3.1

Thành phần lý, hoá tính đất trồng ớt

27

Bảng 3.2


Đặc điểm thời tiết trong thời gian thí nghiệm

28

Bảng 4.1

Giá trị cường lực hạt của 5 giống ớt sừng trước khi gieo trồng 40

Bảng 4.2

Đặc điểm mọc mầm và chiều cao cây con của các giống ớt

41

sừng
Bảng 4.3

Đặc điểm về lá của các giống ớt sừng giai đoạn vườn ươm

43

Bảng 4.4

Tỷ lệ xuất vườn các giống ớt sừng giai đoạn vườn ươm

43

Bảng 4.5

Chiều cao cây các giống ớt sừng (TN 1)


44

Bảng 4.6

Đặc điểm về màu sắc thân, lá, hoa và quả các giống ớt sừng

45

Bảng 4.7

Thời gian sinh trưởng và phát triển các giống ớt sừng (TN 1)

45

Bảng 4.8

Số quả trên cây của các lần thu hoạch các giống ớt sừng ở 46
(TN 1)

Bảng 4.9

Trọng lượng quả trên cây các lần thu hoạch các giống ớt sừng 47
(TN1)

Bảng 4.10 Trọng lượng quả trên ô (12,5 m2) của giống ớt sừng ở (TN1)

49

Bảng 4.11 Năng suất các giống ớt sừng (TN 1)


50

Bảng 4.12 Tỷ lệ bệnh hại chủ yếu trên ớt sừng

51

Bảng 4.13 Lợi nhuận trồng ớt sừng (TN 1)

52

Bảng 4.14 Tương quan cường lực của hạt với sinh trưởng cây con và 53

xvii


năng suất các giống ớt sừng
Bảng 4.15 Giá trị cường lực của 6 giống ớt chỉ thiên trước khi gieo trồng 54
Bảng 4.16 Tỷ lệ nảy mầm và chiều cao các giống ớt chỉ thiên giai đoạn 55
vườn ươm
Bảng 4.17 Đặc điểm về lá của các giống ớt chỉ thiên giai đoạn vườn ươm 56
Bảng 4.18 Tỷ lệ xuất vườn các giống ớt chỉ thiên giai đoạn vườn ươm

57

Bảng 4.19 Chiều cao cây các giống ớt chỉ thiên (TN 2)

58

Bảng 4.20 Đặc điểm về thân các giống ớt chỉ thiên (TN 2)


59

Bảng 4.21 Thời gian sinh trưởng và phát triển các giống ớt chỉ thiên

60

(TN 2)
Bảng 4.22 Số quả trên cây các lần thu hoạch của giống ớt chỉ thiên

61

(TN 2)
Bảng 4.23 Trọng lượng quả trên cây các lần thu hoạch giống ớt chỉ thiên 62
(TN2)
Bảng 4.24 Trọng lượng quả trên ô thí nghiệm (12,5 m2) các giống ớt chỉ

63

thiên (TN2)
Bảng 4.25 Năng suất các giống ớt chỉ thiên ở thí nghiệm 2

64

Bảng 4.26 Tỷ lệ bệnh hại chủ yếu trên ớt chỉ thiên

65

Bảng 4.27 Lợi nhuận trồng ớt chỉ thiên ở thí nghiệm 2


66

Bảng 4.28 Tương quan cường lực của hạt với sinh trưởng cây con và

67

năng suất các giống ớt chỉ thiên

xviii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ớt là cây rau có giá trị kinh tế cao được trồng rộng rãi trên thế giới, là loại
rau được sử dụng phổ biến, cách chế biến và sử dụng đa dạng, phong phú, được
tiêu thụ dưới nhiều dạng khác nhau như: ớt tươi, ớt khô, ớt bột và nước tương.
Ớt là cây trồng quan trọng trong hệ thống cây trồng, được xếp hạng là một trong
ba cây trồng quan trọng ở châu Á và trên thế giới (sau lúa nước và ngô) (Ali,
2006). Hiện nay, tổng diện tích sản xuất trên toàn thế giới là 3,7 triệu ha, với sản
lượng 33,3 triệu tấn và năng suất trung bình là 9 tấn/ha. Ở Việt Nam, diện tích
sản xuất ớt khoảng 51 ngàn ha, với sản lượng 314 ngàn tấn, năng suất bình quân
6,16 tấn/ha và đã đem lại kim ngạch xuất khẩu 36,279 triệu đô la (FAOSTAT,
2007).
Trong nền nông nghiệp phát triển hiện nay, hạt giống cần cho sản xuất
nông nghiệp cũng như đất, nước, phân bón và nông cụ. Hạt giống là tiền đề của
việc tạo ra cây trồng tốt, là yếu tố quan trọng trong việc tăng năng suất và phẩm
chất sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu của con người (Luyện Hữu Chỉ, 1997).
Người nông dân cần hạt giống có chất lượng cao vì nó là yếu tố cơ bản để
tạo ra sản phẩm nông nghiệp tốt. Hạt giống có chất lượng tốt sẽ đảm bảo được

mùa vụ gieo trồng và như vậy sẽ chủ động cung cấp được những sản phẩm, đáp
ứng yêu cầu của thị trường; hạt giống có chất lượng xấu sẽ ảnh hưởng đến kế
hoạch gieo trồng hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm.
Cây trồng có năng suất cao và phẩm chất tốt đòi hỏi phải sinh trưởng
nhanh và đồng đều trong cùng điều kiện môi trường. Bên cạnh chất lượng hạt
giống, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cây con sau khi gieo trồng.
Tính chất vật lý của đất, nhiệt độ, độ ẩm, biện pháp canh tác, cỏ dại và dịch bệnh

1


là những yếu tố hạn chế năng suất cây trồng. Các biện pháp cải thiện môi trường
đất, áp dụng các biện pháp canh tác như chọn thời vụ gieo trồng phù hợp, chuẩn
bị hạt giống tốt, kiểm soát dịch hại tốt có ảnh hưởng tích cực đến độ đồng đều
của cây con sau gieo trồng. Kết hợp giữa xử lý hạt giống trước khi gieo trồng và
biện pháp canh tác tốt sẽ giảm thiểu tác hại của môi trường không thuận lợi, làm
tăng năng năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng (Fessehazion, 2005).
Sự nảy mầm, độ thuần chủng và sức khỏe của hạt giống là ba chỉ tiêu chất
lượng của hạt giống ảnh hưởng đến mọc mầm của cây con. Cường lực hạt giống
xuất hiện như là yếu tố thứ tư của chất lượng hạt giống, rất quan trọng đối với
nảy mầm cây con ngoài đồng ruộng (McDonald, 1998). Hạt giống thuần chủng,
chất lượng cao sẽ đảm bảo cây con mọc mầm nhanh và đồng đều. Do đó, nền
công nghiệp hạt giống đang sử dụng trắc nghiệm để đánh giá mức độ thuần
chủng và cường lực của hạt nhằm cung cấp hạt giống có chất lượng tốt
(McDonald, 1998; Hampton, 2000).
Sự thể hiện của cây con ngoài đồng ruộng có thể được đo lường bằng
nhiều chỉ tiêu bao gồm: tỷ lệ mọc mầm, sự sinh trưởng, phát triển và năng suất.
Tất cả các chỉ tiêu này có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi chất
lượng hạt giống. Trong đó cường lực có thể ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất
thông qua làm giảm số cây trên đơn vị diện tích, ảnh hưởng trực tiếp đến năng

suất thông qua tốc độ và độ đồng đều của cây con khi mọc mầm. Khi cường lực
hạt cao đồng nghĩa cây con mọc mầm nhanh và đồng đều, dễ dàng áp dụng các
biện pháp kỹ thuật canh tác (TeKrony và Egli, 1991).
Hiện nay có nhiều phương pháp trắc nghiệm cường lực để xác định độ
nảy mầm của cây con ngoài đồng ruộng. Trắc nghiệm lão hóa (accelerated
ageing), trắc nghiệm lão hóa với nồng độ muối bão hòa (saturated salt
accelerated ageing) là hai trắc nghiệm cường lực được áp dụng khá phổ biến.
Tuy nhiên cả hai trắc nghiệm này có những hạn chế, đặc biệt là đối với những
hạt giống rau có kích thước nhỏ (Fessehazion, 2005). Dhindwal và ctv (1991) đã
2


đưa ra phương pháp trắc nghiệm cường lực dựa trên thời gian nảy mầm trung
bình (mean germination time) và chỉ số cường lực (vigor index) để xác định nảy
mầm cây con và năng suất cây con ngoài đồng ruộng đối với hạt giống rau.
Do đó, để góp phần vào mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của cường lực
đến sinh trưởng và chất lượng cây con của các giống ớt trên khay ươm trong
vườn ươm, đồng thời chọn ra được các giống ớt sừng và ớt chỉ thiên có năng
suất cao, thích hợp cho địa phương chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh
hưởng cường lực của hạt tới sinh trưởng của cây con và năng suất quả trên
một số giống ớt sừng và ớt chỉ thiên tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”.
1.2 Mục tiêu – yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá ảnh hưởng cường lực của hạt đến sinh trưởng cây con trên khay
ươm và năng suất của một số giống ớt sừng và ớt chỉ thiên thụ phấn tự do (open
pollinated), giống lai F1 ngoài đồng ruộng. Từ đó lựa chọn được hạt giống ớt tốt,
tăng năng suất cao và giảm giá thành sản xuất ớt tại huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai.
1.2.2 Yêu cầu
- Xác định được cường lực của 11 lô hạt giống.

- Theo dõi được các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống ớt trên khay ươm
và ngoài đồng ruộng.
- Khảo sát được năng suất của một số giống ớt sừng và ớt chỉ thiên ngoài
đồng ruộng.
- Tính toán được hiệu quả kinh tế sản xuất một số giống ớt sừng và ớt chỉ
thiên.
1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: cường lực của hạt, sinh trưởng cây con trên khay
ươm, năng suất của giống ớt sừng và ớt chỉ thiên.
Phạm vi nghiên cứu:
3


Nghiên cứu về cường lực hạt giống ớt sừng và ớt chỉ thiên tại Phòng Thí
nghiệm Hạt giống, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh.
Hai thí nghiệm ngoài đồng xác định giống ớt có năng suất cao, thí nghiệm
1 gieo ngày (16/1/2009) và thí nghiệm 2 gieo ngày (18/1/2009) tại huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai, trong đầu mùa khô năm 2009.

4


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất ớt trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất trên thế giới
Cây ớt tên khoa học là Capsium annum, thuộc họ cà Solanaceae, được
trồng và sử dụng rất phổ biến ở nước ta và các nước trên thế giới. Gần đây cây
ớt ngày càng được trồng nhiều và là mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao

(Nguyễn Mạnh Hùng, 2007). Quả ớt không chỉ dùng làm gia vị ăn tươi mà còn
dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, làm tương ớt, bột ớt khô, bột cà ri.
Về mặt y học, nhờ chất capsaicine nên quả ớt có tác dụng kích thích tiêu
hóa, chống phong thấp, thương hàn, cảm lạnh, nhức mỏi. Lá ớt dùng đắp trị mụn
nhọt. Ngoài cây ớt cay còn có loài ớt ngọt được sử dụng như một loại rau để xào
nấu (Nguyễn Mạnh Hùng, 2007).
Về tình hình sản xuất
Cây ớt sinh trưởng ở hầu hết các quốc gia châu Á, chiếm 60% tổng diện
tích và 65% tổng sản lượng ớt tươi của thế giới. Các nước sản xuất ớt chủ yếu ở
khu vực Châu Á là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia chiếm khoảng 87%
tổng diện tích sản xuất và 93% tổng sản lượng và 58% giá trị sản xuất ớt ở khu
vực châu Á.
Tổng sản lượng ớt tươi của thế giới trong năm 2007 là 33,3 triệu tấn tăng
22,3 triệu tấn so với năm 1991 (11,0 triệu tấn), trong đó sản lượng sản xuất từ
châu Á là 22,4 triệu tấn, tăng 11 triệu tấn so với năm 1991. Tốc độ tăng trưởng
về sản lượng trên thế giới là 5,2%, châu Á là 6,4%. Sản lượng tăng chủ yếu là
do sự tăng lên về sản lượng của Trung Quốc từ 3,9 triệu tấn năm 1991 lên 12,4
triệu tấn năm 2007, Ấn Độ tăng từ 2,5 triệu tấn lên 4,5 triệu tấn.

5


Tại châu Á, năm 2007 có khoảng 33% tổng sản lượng là ớt cay. Từ năm
1991 – 2007 tốc độ tăng trưởng sản lượng ớt tươi là 8,5%, ớt cay 3,5%; trong
khi tốc độ tăng trưởng ớt tươi là 6,7% và ớt cay là 2,6% . Trong đó Ấn Độ là
nước có tốc độ tăng trưởng về sản lượng cao nhất thế giới là 1,7% đối với ớt
tươi và 3,8% đối với ớt cay.
Về diện tích sản xuất
Tổng diện tích sản xuất ớt trên toàn thế giới trong năm 2007 là 3,7 triệu
ha, tăng 2,8 triệu ha so với năm 1991. Hầu hết diện tích tăng lên (2,5 triệu ha) là

ở châu Á. Tỷ lệ tăng diện tích hàng năm của châu Á là 2,7%, của thế giới là
2,4%. Sản lượng ớt tăng lên của thế giới là do diện tích và năng suất tăng lên,
trong đó tốc độ tăng về diện tích và năng suất ở khu vực châu Á là 42% và 58%.
Châu Á cũng chiếm khoảng 3/4 diện tích và sản lượng sản xuất ớt cay của
thế giới, trong đó Ấn Độ chiếm khoảng 64% diện tích, 59% sản lượng kế đến là
Trung Quốc, Bangladesh và Myanmar.
Về năng suất
Năng suất ớt ngọt cao hơn nhiều so với năng suất ớt cay, đặc biệt là giống
ớt ngọt quả tròn. Nhật bản là quốc gia có năng suất ớt ngọt cao nhất thế giới
40,24 tấn/ha (chủ yếu là ớt ngọt quả tròn), trong khi ở Triều Tiên năng suất chỉ
đạt 2 tấn/ha. Đối với ớt cay, Trung Quốc là quốc gia có năng suất cao nhất 25
tấn/ha, thấp nhất là 2 – 3 tấn/ha ở Myanmar, Bangladesh và Nepal.
Năng suất ớt trong năm 2007 khoảng 9 tấn/ha. Từ năm 1991 – 2007, tốc
độ tăng năng suất của châu Á và thế giới là 2,8% và 3,7%. Ở Ấn Độ và Trung
Quốc năng suất cũng được cải thiện với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3,2% và
0,2%. Mặc dù tốt độ tăng trưởng cao nhưng năng suất ớt của Ấn Độ duy trì thấp
hơn năng suất ở Trung Quốc. Năng suất ớt ngọt và ớt cay ở châu Á tăng bình
quân 3,8% đối với ớt ngọt và 1,8%/năm đối với ớt cay ở giai đoạn từ 1991 đến
2007 (FAOSTAT – Agricultural Data, 2007).

6


×