Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Cải thiện chỉ số chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở thái bình luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.97 KB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VƯƠNG HỒNG QUÂN

CẢI THIỆN CHỈ SỐ CHI PHÍ THỜI GIAN TRONG
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở THÁI
BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Hoàng Đan


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để báo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Thái Bình, ngày

tháng 9 năm 2018

Tác giả luận văn

Vương Hồng Quân

i


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luật văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Thị Hồng Đan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Sở Kế hoạch & Đầu
tư, các sở ban ngành khác nói chung của tỉnh Thái Bình và một số doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Thái Bình, ngày


tháng 9 năm 2018

Tác giả luận văn

Vương Hồng Quân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................i
Lời cám ơn........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... vi
Danh mục bảng ................................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ và biểu đồ .............................................................................................viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ ix
Thesis abstract .................................................................................................................. xi
Phần 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................. 3

1.4.2.

Về thực tiễn.......................................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chỉ số chi phí thời gian trong năng lực

cạnh tranh cấp tỉnh ............................................................................................ 4
2.1.

Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4

2.1.1.

Khái niệm về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ........................................................... 4

2.1.2.

Khái niệm về Chỉ số Chi phí thời gian ................................................................ 19

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu cải thiện Chỉ số Chi phí thời gian ...................................... 22

2.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến Chỉ số Chi phí thời gian .......................................... 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 30

2.2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của PCI ............................................................ 30

2.2.2.


Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước................................................. 32

2.2.3.

Một số bài học kinh nghiệm cho Thái Bình ........................................................ 35

iii


3.1.

Giới thiệu sơ lược về tỉnh Thái Bình................................................................... 37

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 37

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 43

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................... 43


3.2.2.

Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................. 44

3.2.4.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 45

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu chỉ số chi phí thời gian ...................................................... 46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ..................................................................... 47
4.1.

Thực trạng chỉ số chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở
Thái Bình ........................................................................................................... 47

4.1.1.

Khái quát Chỉ số PCI của tỉnh Thái Bình ............................................................ 47

4.1.2.

Thực trạng Chỉ số Chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái
Bình ................................................................................................................... 48

4.1.3.

Kết quả Chỉ số Chi phí thời gian trong chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh

Thái Bình ........................................................................................................... 55

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh ở Thái Bình ........................................................................................... 64

4.2.1

Hệ thống tổ chức, phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong công tác hỗ trợ
doanh nghiệp ...................................................................................................... 64

4.2.2

Hệ thống thủ tục hành chính ............................................................................... 65

4.2.3.

Đội ngũ cán bộ, cơng chức ................................................................................. 66

4.2.4.

Các điều kiện vật chất kỹ thuật ........................................................................... 67

4.2.5.

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp ...................................................................... 68

4.3.


Giải pháp cải thiện chỉ số chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh ở Thái Bình ................................................................................................. 69

4.3.1.

Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Bình đến năm
2020 ................................................................................................................... 69

4.3.2.

Giải pháp cải thiện Chỉ số chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh ở Thái Bình ................................................................................................. 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................ 81
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 81

iv


5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 82

5.2.1.

Đối với trung ương ............................................................................................. 82

5.2.1.


Đối với tỉnh Thái Bình ....................................................................................... 82

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 83

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

VCCI

Phịng thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

VNCI

Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

WEF


Diễn đàn Kinh tế Thế giới

IMD

Viện Quốc tế về Quản lý và Phát triển

TW

Trung ương

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

ĐVT

Đơn vị tính

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .......................................................... 44


Bảng 3.2.

Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp......................................... 44

Bảng 4.1.

Chỉ số PCI của Thái Bình từ giai đoạn 2006 – 2017 ..................................... 47

Bảng 4.2.

Thời gian tiếp cận thơng tin và tính minh bạch của Thái Bình ...................... 48

Bảng 4.3.

Thời gian thực hiện một số thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thái
Bình ............................................................................................................ 50

Bảng 4.4.

Đánh giá của doanh nghiệp về thời gian thực hiện một số thủ tục hành
chính trên địa bàn tỉnh Thái Bình ................................................................. 51

Bảng 4.5.

Đánh giá của doanh nghiệp đối với ngành thuế Thái Bình ........................... 52

Bảng 4.6.

Đánh giá của doanh nghiệp đối với một số thủ tục thuế Thái Bình ............... 53


Bảng 4.7.

Tình hình thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước đối với
doanh nghiệp ............................................................................................... 54

Bảng 4.8.

Đánh giá của doanh nghiệp về tình hình thanh tra, kiểm tra của cơ quan
quản lý Nhà nước ........................................................................................ 55

Bảng 4.9.

Các chỉ tiêu của chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của
Nhà nước của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 – 2017.................................... 58

Bảng 4.10. Chỉ số chi phí thời gian của Thái Bình so với cả nước giai đoạn 2013 –
2017 ............................................................................................................ 60
Bảng 4.11. Chỉ số chi phí thời gian của các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn
2013 – 2017................................................................................................. 62
Bảng 4.12. Điểm số thành phần của chỉ số chi phí thời gian của các tỉnh đồng bằng
sông hồng năm 2017.................................................................................... 63
Bảng 4.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới Chỉ số Chi phí thời
gian ở tỉnh Thái Bình ................................................................................... 65
Bảng 4.14. Số lượng giấy tờ trong một số thủ tục hành chính ........................................ 65
Bảng 4.15. Số lần đi lại với cơ quan Nhà nước của doanh nghiệp khi thực hiện một
thủ tục hành chính ....................................................................................... 66

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Vận dụng Mơ hình Kim cương của Michael E. Porter vào cạnh
tranh cấp tỉnh................................................................................... 7

Sơ đồ 2.2.

Mơ hình ba bước xây dựng PCI ................................................................. 17

Biểu đồ 4.1.

Chỉ số chi phí thời gian của Thái Bình trong giai đoạn 2013 – 2017 .......... 56

Biểu đồ 4.2. Chỉ số chi phí thời gian của Thái Bình so với Nam Định giai đoạn
2013 - 2017 ....................................................................................... 61

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vương Hồng Quân
Tên đề tài: Cải thiện Chỉ số Chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Thái Bình
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về Chỉ số Chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Nội dung và yếu tố ảnh
hưởng đến Chỉ số Chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh qua tìm hiểu kinh
nghiệm cải thiện chỉ số chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có một số tỉnh
trong cả nước, một số bài học kinh nghiệm trong việc cải thiện chỉ số chi phí thời gian
trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã được rút ra cho tỉnh Thái Bình.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thơng tin về
thực trạng chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Thái Bình. Số liệu sơ cấp
được thu thập thơng qua điều tra bảng hỏi đối với 100 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Thái Bình, thảo luận nhóm với cán bộ trung tâm hành chính cơng tỉnh Thái Bình. Các
phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu gồm: Phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp thống kê so sánh.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Kết quả đánh giá thực trạng chỉ số chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh Thái Bình cho thấy: (i) Thời gian tiếp cận thông tin của doanh nghiệp tại tỉnh Thái
Bình nhìn chung được đánh giá là nhanh chóng, dễ dàng và minh bạch thông tin, tuy nhiên
đối với một số lĩnh vực, dự án đất đai còn chưa minh bạch và dễ dàng tiếp cận; (ii) Thời
gian thực hiện các thủ tục hành chính để doanh nghiệp đảm bảo kinh doanh là tương đối
thuận lợi (iii) Các thủ tục liên quan đến thuế được các doanh nghiệp đánh giá là hài lòng ,
sự phục vụ của cán bộ thuế được cải thiện; (iv) Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập như hiện tượng chồng chéo
trong việc thanh tra, kiểm tra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số chi phí thời gian
trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Thái Bình gồm: Hệ thống tổ chức, phối hợp của
các cơ quan nhà nước trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp; Hệ thống thủ tục hành chính;
Đội ngũ cán bộ, công chức; Các điều kiện vật chất, kỹ thuật; Nguồn nhân lực của
doanh nghiệp.

ix



Một số giải pháp nhằm cải thiện chỉ số chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh ở Thái Bình trong thời gian tới được đề xuất dựa vào kết quả nghiên cứu bao gồm:
(i) Nâng cao hiệu quả phối hợp của các cơ quan nhà nước trong công tác hỗ trợ doanh
nghiệp; (ii) Tiếp tục cải cách hệ thống thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian thực hiện
các thủ tục thuế; (iii) Nâng cao đạo đức cơng vụ và trình độ cán bộ cơng chức; (iv) Tạo
điều kiện vật chất kỹ thuật cần và đủ đảm bảo hoạt động công vụ hiệu quả; (v) Thiết lập và
đẩy mạnh hơn nữa những ứng dụng công nghệ thơng tin trong quản lý hành chính; (vi)
Tiếp tục rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp của các sở, ban, ngành;
(vii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Vuong Hong Quan
Thesis’s Title: Improving the Time Cost Index in Provincial Competitiveness in Thai Binh
province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture
Objectives of the Study:
Firstly, the research contributed to the systematization and clarification of some
theoretical and practical issues on the Time Cost Index in Provincial Competitiveness.
Secondly, the status and factors affecting the Time Cost Index in Provincial
Competitiveness were examined. Moreover, some lessons learned in improving the Time
Cost Index in Provincial Competitiveness in Thai Binh province were recommended.

Research’s Methodology:
The study used a secondary data collection method to collect information on the
time cost situation in provincial competitiveness in Thai Binh province. Primary data was
collected through questionnaire survey of 100 enterprises in Thai Binh province as well as
group discussions with officials of public administration center were conducted. Data
analysis methods used in the study include descriptive statistical method and comparative
statistical method.
Research findings and Conclusions:
The results of the time cost index in provincial competititveness in Thai Binh
province showed that: (i) The access time of enterprises in Thai Binh province is generally
considered to be fast and easy. Information and communication are transparent, but for
some areas, land projects are not transparent and easily accessible; (ii) Time to carry out
administrative procedures for business is relatively convenient. (iii) Tax-related procedures
are considered satisfactory by enterprises, the service of staff tax is improved; (iv)
Inspection and examination of state management agencies are still inadequate, as is the
overlap in inspection and control.
Moreover, the results showed that factors affecting the time cost index in provincial
competitiveness in Thai Binh province including: Organizational system, coordination of state
agencies in supporting enterprises; The Administrative procedures; The contingent of cadres
and civil servants; Material and technical conditions; and Human resources of enterprises.
Some solutions to improve the time cost index in provincial competitiveness in

xi


Thai Binh in the coming time were proposed based on the research results including: (i)
Improving coordination efficiency of State agencies in support of enterprises; (ii) continue
reforming the administrative procedure system and shorten time to implement tax
procedures; (iii) Improving public servants' ethics and professional qualifications; (iv)
Facilitate the technical and material conditions needed to ensure effective public affairs;

(v) Establish and further promote information technology applications in administration;
(vi) Continue to shorten inspection time at enterprises of departments; (vii) improve the
quality of human resources.

xii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam
(PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt
Nam (VNCI) và Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI). Chỉ số Năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh được xây dựng với mục tiêu giúp lý giải nguyên nhân một số
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khu vực dân doanh phát triển năng động, tạo
việc làm và tăng trưởng kinh tế hơn các địa phương khác.
Theo khảo sát của VCCI năm 2016, những lĩnh vực có nhiều cải thiện trong mơi
trường kinh doanh ở tỉnh Thái Bình thời gian qua là mơi trường kinh doanh minh bạch
hơn, thuận lợi hơn trong thành lập doanh nghiệp. Dù vậy, cộng đồng doanh nghiệp của
tỉnh còn nhiều kỳ vọng, mong muốn tỉnh tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm
thiểu chi phí khơng chính thức, tăng cường sự năng động, sáng tạo, thân thiện trong điều
hành. Trong đó, nỗ lực cải cách trước mắt là tập trung vào thực hiện cải cách thủ tục
hành chính, giải quyết những khó khăn các doanh nghiệp đang gặp phải.
Qua báo cáo PCI 2016 cho thấy sự cảm nhận của một số doanh nghiệp về môi
trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Thái Bình mặc dù có những chuyển biến tích cực,
song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. PCI năm 2016 của tỉnh Thái Bình được 57,72
điểm, xếp thứ 40/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; so với năm 2015 tăng 0,08 điểm,
tuy nhiên về thứ hạng lại giảm 02 bậc (40/38). Trong đó Chỉ số Chi phí thời gian được
6,86 điểm tăng 0,21 điểm so với năm 2015, xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố trên cả nước
(Sở kế hoạch và Đầu tư Thái Bình, 2017).
Chi phí thời gian là một trong những chỉ số thành phần quan trọng để nâng cao

năng lực cạnh tranh của tỉnh. Thực tế, chỉ số chi phí thời gian là một trong những yếu
tố quan trọng mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Bởi không nhà
đầu tư, doanh nghiệp nào muốn mất quá nhiều thời gian, sự rườm rà cho việc giải
quyết các thủ tục hành chính hay cơng tác thanh, kiểm tra hoặc dành thời gian tìm hiểu
và thực hiện những quy định pháp luật...
Nhằm phân tích Chỉ số Chi phí thời gian trong Chỉ số PCI của riêng tỉnh Thái
Bình, qua đó nhận diện những mặt mạnh, những mặt cịn hạn chế cần được cải thiện,
tìm ra những giải pháp mạnh mẽ có tính đột phá, nhằm tạo ra sự chuyển biến trong
môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX thì việc cải thiện, nâng cao

1


Chỉ số Chi phí thời gian trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Bình là thực
sự cần thiết. Từ thực trạng trên, câu hỏi đặt ra là: Thực trạng Chỉ số Chi phí thời gian
của tỉnh Thái Bình như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến Chỉ số Chi phí thời gian của
tỉnh Thái Bình là gì? Để cải thiện Chỉ số Chi phí thời gian ở tỉnh Thái Bình cần có những
chủ trương, giải pháp như thế nào? Để trả lời các câu hỏi trên với mong muốn đóng góp
những đề xuất để cải thiện Chỉ số Chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tôi
lựa chọn đề tài: "Cải thiện Chỉ số Chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh ở Thái Bình" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về Chỉ số Chi phí thời gian trong
năng lực cạnh tranh, đề tài phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến Chỉ số
Chi phí thời gian. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số Chi phí thời gian trên
địa bàn tỉnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Chỉ số Chi phí thời gian

trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện Chỉ số Chi phí thời gian trong năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh.
- Đánh giá thực trạng, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến Chỉ số Chi phí thời gian
trong năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số Chi phí thời gian trong năng lực cạnh
tranh của tỉnh Thái Bình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy
định của Nhà nước của tỉnh Thái Bình; một số địa phương khác trong nước để so sánh
đối chiếu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại tỉnh Thái Bình, nhưng tập
trung trên địa bàn thành phố Thái Bình vì đây là nơi tập trung các cơ quan chính
quyền của tỉnh cũng như là nơi kinh tế - xã hội được tập trung phát triển và đầu tư
nhiều nhất trong tỉnh.
- Phạm vi thời gian:

2


+ Dữ liệu thứ cấp thu thập để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng Chỉ số chi
phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được khảo sát trong giai đoạn 2013
đến năm 2017; Dữ liệu sơ cấp khảo sát các đối tượng liên quan năm 2017.
+ Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thời gian 5 năm, từ năm 2013 đến năm 2017
và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018.
- Phạm vi về nội dung:
+ Lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số Chi phí thời
gian trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;

+ Thực trạng về Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số Chi phí thời gian trong
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Thái Bình;
+ Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến Chỉ số Chi phí thời gian trong năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh Thái Bình;
+ Một số giải pháp nâng cao Chỉ số Chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh Thái Bình.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về Chỉ số Chi phí thời gian
trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên các khía cạnh: khái niệm về cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số Chi phí thời gian; Nội dung
nghiên cứu Chỉ số Chi phí thời gian và các yếu tố ảnh hưởng đến Chỉ số Chi phí thời
gian trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và vận dụng vào nghiên cứu ở tỉnh Thái Bình.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung của Chỉ
số Chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và những bài học kinh nghiệm rút
ra từ thực tiễn cho công tác cải thiện Chỉ số Chi phí thời gian ở Thái Bình. Từ những nội
dung đó đã phân tích thực trạng Chỉ số Chi phí thời gian ở tỉnh Thái Bình theo các mặt
cịn tồn tại hạn chế và ngun nhân đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Chỉ số
chi phí thời gian ở tỉnh Thái Bình. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số
Chi phí thời gian trong năng lực cạnh tranh ở tỉnh Thái Bình.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỈ SỐ CHI PHÍ THỜI
GIAN TRONG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
2.1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Thuật ngữ "Cạnh tranh" được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh
vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao. Theo nhà kinh
tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất
của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung
bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình qn hóa lợi
nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm
đi (Porter et al., 2007).
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Đó
là một quy luật tất yếu khách quan, diễn ra ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa
của cuộc sống từ vi mơ đến vĩ mơ, từ cá nhân đến tồn thể xã hội.
Nó khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan và khách quan của nền kinh tế thị
trường, cũng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người bởi tự do là nguồn
gốc dẫn đến cạnh tranh. Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu và quản lý kinh doanh sử
dụng một số thuật ngữ như “năng lực cạnh tranh” “sức cạnh tranh” và “khả năng cạnh
tranh”, trong tiếng anh nó thường được sử dụng là “Competitiveness Capability”.
Liên quan đến quá trình cạnh tranh, năng lực cạnh tranh được hình thành thu
hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, chính phủ quốc gia, các doanh
nhân và cả các nhà nghiên cứu. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các cấp độ khác
nhau như: năng lực cạnh tranh quốc gia; năng lực cạnh tranh ngành; năng lực cạnh
tranh doanh nghiệp; năng lực cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ.
Năng lực cạnh tranh là khái niệm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết nối và
tổ hợp hệ thống nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài ở các cấp quốc gia, cấp tỉnh,
cấp doanh nghiệp với tư cách là những thực thể độc lập. Theo định nghĩa của đại từ
điển tiếng Việt thì “Năng lực” là: những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì;
khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc (Nguyễn Như Ý, 1999). Do vậy có thể
khẳng định, năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi hay lợi thế của chủ thể

4



cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp hay quốc gia) trong việc thực hiện
cùng mục tiêu nào đó, mục tiêu ấy được khái quát nhất là, hiệu quả cao và phát triển
bền vững.
Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD) định nghĩa năng lực canh tranh là “khả
năng của các công ty, các ngành, các vùng các quốc gia hoặc khu vực siêu quốc trong
việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở
bền vững”.
Theo diễn đàn kinh tế thế giới (Porter et al.,2007), năng lực cạnh tranh là tập
hợp các thể chế, chính sách và nhân tố quy định mức năng suất của một thanh phố
hay một vùng lãnh thổ. Sử dụng năng suất là thước đo cơ bản, khái niệm năng lực
cạnh tranh vì vậy sẽ bao gồm cả mức tăng trưởng kinh tế và khả năng tăng trưởng
bền vững.
Vấn đề liên quan đến cạnh tranh đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhà hoạch
định chính sách, các doanh nhân và các nhà nghiên cứu. Dẫu đến nay có nhiều quan
điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản
phẩm, song chưa có một lý thuyết nào hoàn toàn được thừa nhận về vấn đề này, do đó
chưa có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh (Lê Đăng Doanh và cs., 1998).
Thậm chí năng lực cạnh tranh cùng cấp độ cũng có những phương pháp đánh giá khác
nhau, chẳng hạn, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia thì trên thế giới cũng
đã có hai hệ thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh quốc
gia được các nước và các thiết chế kinh tế quốc tế sử dụng phổ biến là:
1- Phương pháp do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thiết lập trong bản Báo
cáo Cạnh tranh toàn cầu;
2- Phương pháp do Viện Quốc tế về Quản lý và Phát triển (IMD) đề xuất trong
Niên giám Cạnh tranh thế giới.
Cả hai phương pháp trên đều do một số Giáo sư đại học Harvard như Michael
Porter, Jeffrey Sachs và chuyên gia của WEF như Peter Cornelius, Macha Levinson
tham gia xây dựng (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2003).
Tóm lại, năng lực cạnh tranh là tập hợp những điều kiện vốn có hoặc khả năng
đủ để giành thắng lợi, tạo lập được những thuận lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh

(cá nhân hay tổ chức) trong việc thực hiện cùng mục tiêu nào đó. Mục tiêu đó phải có
tính khái qt, hiệu quả rõ ràng và phải hướng đến sự phát triển bền vững. Như vậy
năng lực cạnh tranh có thể được phát biểu như là khả năng tạo lập được những thuận

5


lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục
nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả cao và bền vững.
Phi tập trung hoá là xu hướng đang phát triển phổ biến trong quản lý kinh tế ở
nhiều nước. Phi tập trung hoá là chế độ phân chia quyền hạn và trách nhiệm, thẩm
quyền về quản lý kinh tế của TW cho chính quyền địa phương. Do đó, trong phạm vi
một quốc gia cũng xuất hiện sự ganh đua giữa các vùng hay cấp địa phương, được gọi
là cạnh tranh vùng hay địa phương mà ở Việt Nam đang tồn tại một cấp độ cạnh tranh
đặc thù là cạnh tranh cấp tỉnh.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia, mọi
ñịa phương. Để thực hiện mục tiêu ấy, mỗi quốc gia, địa phương sẽ có những chính
sách và bước đi phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Tuy nhiên, bất kỳ quốc gia,
địa phương nào cũng phải tìm lời giải đáp cho vấn đề nguồn lực cho đầu tư phát triển
ở đâu và cách thức huy động các nguồn lực ấy như thế nào. Tạo môi trường thuận lợi
để thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp là lời giải đáp của mỗi chính phủ, chính
quyền địa phương. Khả năng của một địa phương cấp tỉnh trong thu hút các doanh
nghiệp, các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu
đã định chính là năng lực cạnh tranh của tỉnh đó. Do vậy, một tỉnh có năng lực cạnh
tranh cao thể hiện ở sự hấp dẫn về đầu tư và kinh doanh đối với các doanh nghiệp, nhà
đầu tư hay đã tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh đó.
Trong khi cạnh tranh giữa các quốc gia nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội, có tính chất và phương thức cạnh tranh gay gắt hơn, đa dạng hơn thì trong
phạm vi một quốc gia, cạnh tranh giữa các tỉnh (hay vùng) có mức độ được hiểu mềm
dẻo và linh hoạt hơn. Đó là sự ganh đua giữa các tỉnh (vùng) nhằm thu hút đầu tư phát

triển kinh tế - xã hội trên cơ sở lợi thế của địa phương (vùng) đó. Đồng thời trong sự
ganh đua có tính chất hợp tác, liên kết cùng phát triển. Vấn đề liên kết ở đây thực chất
là sự hợp tác, liên kết các ngành, liên kết các địa phương không chỉ nhằm mục tiêu tạo
lực như xoá bỏ mức độ giới hạn địa giới hành chính tạo ra các nguồn lực đầu vào (đất
đai, nguyên liệu, lao động) có quy mơ lớn hơn cho các nhà đầu tư, mà cịn làm sao
phân chia nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Liên kết các địa phương trong vùng và
liên kết các ngành mang tính bổ sung lẫn nhau, duy trì và tăng cường năng lực cạnh
tranh cho các tỉnh (Nhà xuất bản trẻ, 2008).

6


Như vậy, thực chất năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng ganh đua của các
tỉnh nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở lợi thế của địa phương
trong mối quan hệ liên kết với các địa phương khác trong phạm vi quốc gia.
Cơ cấu, hệ
Cơ hội

thống DN, Nhà
đầu tư tại tỉnh

Các yếu tố liên
quan đầu ra

Các yếu tố đầu
vào liên quan

Các ngành
hỗ trợ và
liên quan


Chính
quyền cấp
tỉnh

Sơ đồ 2.1. Vận dụng Mơ hình Kim cương của Michael E. Porter
vào cạnh tranh cấp tỉnh
Nguồn: Nhà xuất bản trẻ (2008)

Trong mơ hình Kim cương vận dụng nghiên cứu xác định năng lực cạnh tranh
các tỉnh (xem Sơ đồ 2.1) cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của chính quyền cấp tỉnh.
Trong điều kiện phân cấp mạnh mẽ, chính quyền cấp tỉnh có thể tác động trực tiếp hay
gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực đến sức hấp dẫn của các yếu tố đầu vào (nguồn nhân
lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng), các
yếu tố liên quan đầu ra (quy mô thị trường, tập quán tiêu dùng,...); hệ thống các doanh
nghiệp và nhà đầu tư tại địa phương; các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan. Những tác
động ấy được biểu hiện thông qua sự ảnh hưởng của chính quyền cấp tỉnh đối với các
yếu tố trên như sau:
Một là, đối với các yếu tố sản xuất, thể hiện chủ yếu ở lĩnh vực đào tạo lao
động (số lượng và chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo, dạy nghề, thông tin thị
trường lao động,…) và chất lượng cơ sở hạ tầng (đất đai, mặt bằng sản xuất kinh
doanh,…). Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn

7


dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Quốc hội, 2003) nên
chính quyền cấp tỉnh có vai trị rất lớn đối với yếu tố sản xuất này tại địa phương, như
quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử
dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;

quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
định giá đất…
Hai là, đối với các ngành hỗ trợ và liên quan. Mỗi ngành sản xuất kinh
doanh đều có các ngành hỗ trợ và liên quan như ở các lĩnh vực công nghệ, thông tin
(kinh doanh, thị trường, đầu tư). Trong phạm vi địa phương, chính quyền cấp tỉnh có
thể trực tiếp thực hiện các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (như trợ giúp pháp lý, xúc
tiến thương mại - đầu tư,…) hoặc khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển
các dịch vụ hỗ trợ này.
Ba là, đối với các yếu tố đầu ra. Ở cấp địa phương, sự ảnh hưởng này không
rõ nét như ở cấp quốc gia. Chính quyền địa phương có thể tác động lên thị trường tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp thông qua những dự báo, định hướng sản xuất - tiêu
dùng, đồng thời chính quyền tỉnh cũng có thể đóng vai trị là khách hàng trong một số
trường hợp cần thiết. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin của doanh nghiệp rất quan
trọng, một mặt có thể giúp doanh nghiệp định hướng thị trường đáp ứng tốt hơn nhu
cầu cầu thị trường, mặt khác, định hướng cho người tiêu dùng về những hàng hóa có
chất lượng. Bên cạnh đó, chính quyền có thể nỗ lực cải cách hành chính để cắt giảm
chi phí khơng chính thức cho doanh nghiệp, từ đó có khả năng giảm giá bán, nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, giảm chi phí thời gian thực
hiện các quy định của Nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội trong
sản xuất kinh doanh.
Bốn là, đối với cơ cấu, hệ thống doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Sự
ảnh hưởng của chính quyền cấp tỉnh lên yếu tố này khá rõ nét. Xuất phát từ định hướng
chiến lược phát triển các ngành kinh tế của địa phương, chính quyền cấp tỉnh sẽ có
những cơ chế, chính sách cụ thể (như chính sách thuế, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, liên kết,…)
để khuyến khích mở rộng hay hạn chế đầu tư (trong và ngồi nước) vào lĩnh vực nào đó.
Đồng thời, thực hiện giảm chi phí gia nhập thị trường sẽ tạo lập nhiều doanh nghiệp
mới. Do đó, có thể thay đổi cơ cấu, hệ thống doanh nghiệp, nhà đầu tư tại tỉnh.
Ngồi ra, các cơ hội cũng có vai trị ảnh hưởng nhất định lên các nhân tố trong
mơ hình, chẳng hạn như là sự phát triển khoa học cơng nghệ thế giới, cơ chế chính
sách riêng của TW, quan hệ đối ngoại (thông qua hoạt động liên kết, hợp tác,…) của


8


các địa phương khác đối với tỉnh.
Như vậy, vai trò của chính quyền địa phương là tạo mơi trường thúc đẩy thu
hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
tỉnh. Vai trò ấy được xác định trên các mặt sau:
- Định hướng phát triển thông qua các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề
án, chính sách phát triển kinh tế;
- Tạo môi trường pháp lý và kinh tế cho các doanh nghiệp hoạt động và cạnh
tranh lành mạnh;
- Điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích một cách công bằng thông qua việc
sử dụng các công cụ tài chính cơng;
- Kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế theo pháp luật, chính sách đã đề ra.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cả nguồn lực vật chất và nguồn lực
phi vật chất (hay nguồn lực mềm) đều rất quan trọng. Trong khi các nguồn lực vật
chất dễ nhận biết, lượng hố thì nguồn lực phi vật chất khơng phải lúc nào và ai cũng
nhìn nhận ra được và nhìn nhận như nhau. Vì thế, khi nói đến năng lực cạnh tranh và
tạo dựng năng lực cạnh tranh cho địa phương mình, mỗi tỉnh nhìn nhận và cách làm
khác nhau. Trong tư duy cạnh tranh cũ, có tỉnh đã “xé rào” để thu hút các nhà đầu tư,
doanh nghiệp (Vũ Thành Tự Anh, 2007). Trong tư duy “cạnh tranh phát triển bền
vững”, năng lực cạnh tranh của tỉnh được đánh giá chủ yếu trong “con mắt” của nhà
đầu tư và doanh nghiệp mà không chỉ dưới góc nhìn chính quyền tỉnh. Đồng thời, các
tỉnh cạnh tranh đặt trong mối quan hệ hợp tác, liên kết để phát huy tốt nhất lợi thế của
mỗi tỉnh trong khung khổ luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế.
2.1.1.2. Nội dung của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Có nhiều cách để phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến mơi trường đầu tư cấp
tỉnh, trong đó có cách phân loại theo nhóm yếu tố truyền thống (như điều kiện tự
nhiên – địa lý, xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng, quy mơ thị trường…) và nhóm yếu tố

nguồn lực mềm bao gồm những khía cạnh quan trọng khác nhau của môi trường kinh
doanh cấp tỉnh, những khía cạnh này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành động
của chính quyền cấp tỉnh. Nhóm yếu tố truyền thống là những nhân tố căn bản, quan
trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng rất khó hoặc thậm chí khơng đạt được
trong thời gian ngắn. Nhóm yếu tố nguồn lực mềm là nhân tố quyết định đến sự hấp
dẫn đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh được xác định theo các tiêu chí xác định khả năng của nguồn lực mềm

9


và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hiện nay được cấu thành từ hệ thống các chỉ số
thành phần sau:
1. Chi phí gia nhập thị trường
Là chỉ số thành phần xác định về thời gian hoàn thành các thủ tục và giấy tờ
cần thiết để doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động (gia nhập thị trường). Gồm các
chỉ tiêu đo lường về: Thời gian doanh nghiệp phải chờ để Đăng ký kinh doanh và xin
cấp đất; thời gian chờ nhận đủ các loại giấy tờ cần thiết để tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh; số giấy phép, giấy đăng ký, quyết định chấp thuận cần thiết để chính
thức hoạt động; mức độ khó khăn theo đánh giá của doanh nghiệp để có đủ giấy đăng
ký, giấy phép và quyết định chấp thuận.
Mục đích của việc xây dựng chỉ số thành phần này là đánh giá sự khác biệt giữa
các tỉnh về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới ở tỉnh. Theo Luật
Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, trình tự, thủ tục Đăng ký kinh
doanh thống nhất ở các tỉnh nhưng thực tế vẫn có sự khác biệt.
2. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
Là chỉ số thành phần xác định khả năng tiếp cận đất đai và mức độ ổn định
trong sử dụng đất. Gồm các chỉ tiêu đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà
doanh nghiệp phải đối mặt: Mức độ khó khăn tiếp cận đất đai doanh nghiệp; mức độ
ổn định khi đã có được mặt bằng kinh doanh.

Chỉ số thành phần này xây dựng xuất phát từ đất đai hay mặt bằng sản xuất kinh
doanh là một trong những yếu tố sản xuất cơ bản đối với các doanh nghiệp. Các chính
sách liên quan đến đất đai cịn có sự khơng đồng đều giữa các tỉnh (VCCI, 2017).
3. Tính minh bạch và tiếp cận thơng tin
Là chỉ số thành phần xác định khả năng tiếp cận các văn bản pháp lý và mức độ
tham gia của doanh nghiệp vào các chính sách, quy định mới. Gồm các chỉ tiêu đo lường
khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho sự hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; các chính sách và quy định mới có được tham
khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong triển khai thực hiện các chính
sách, quy định đó; mức độ tiện dụng trang Web tỉnh đối với doanh nghiệp.
Chỉ số thành phần này được xây dựng do tính minh bạch là một trong những
yếu tố quan trọng nhất để phân biệt môi trường kinh doanh nào thuận lợi cho sự phát

10


triển của doanh nghiệp. Chỉ số về tính minh bạch phải hội tụ đủ các thuộc tính: tính
sẵn có của thơng tin; tính cơng bằng; tính dự đốn trước được; và tính cởi mở.
4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
Là chỉ số thành phần xác định thời gian doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các thủ
tục hành chính. Gồm các chỉ tiêu đo lường thời gian doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện
các thủ tục hành chính; mức độ thường xuyên mà doanh nghiệp phải tạm dừng kinh
doanh để các cơ quan Nhà nước địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.
Xuất phát từ nghiên cứu chi phí giao dịch trên cơ sở thời gian bỏ ra là một nội
dung quan trọng trong nghiên cứu về các nền kinh tế đang chuyển đổi. Các nhà quản lý
doanh nghiệp thường phải bỏ dở công việc kinh doanh để giải quyết các vấn đề sự vụ
giấy tờ liên quan đến quản lý hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước - thời gian
mà lẽ ra đã có thể dành cho hoạt động quản lý kinh doanh.
5. Chi phí khơng chính thức
Là chỉ số thành phần xác định chi phí khơng chính thức doanh nghiệp phải trả.

Gồm các chỉ tiêu đo lường các khoản chi phí khơng chính thức doanh nghiệp phải trả
và các trở ngại do các chi phí khơng chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, việc trả những chi phí khơng chính thức có đem lại kết quả
hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của
địa phương để trục lợi không.
Chỉ số này xây dựng nhằm đánh giá số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi
trả các khoản chi phí khơng chính thức, các khoản chi phí bất thường khác trong điều
kiện hoạt động kinh doanh bình thường.
6. Cạnh tranh bình đẳng
Là chỉ số thành phần xác định tính cơng bằng trong cạnh tranh của các loại hình
doanh nghiệp. Gồm các chỉ tiêu đo lường sự thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp
Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ số này xây dựng nhằm góp phần phản ánh đầy đủ và hồn thiện các khía
cạnh thay đổi mà doanh nghiệp đề cập. Đồng thời thể hiện được các hình thức ưu đãi,
gây mất bình đẳng đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước trong sân chơi kinh
doanh. Điều này góp phần tăng cường tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là
doanh nghiệp tư nhân, vì một nền kinh tế cạnh tranh bình đẳng (VCCI, 2017).

11


×