Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 88 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TIỀN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI TẠI
THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

GVC. TS. Phạm Phương Nam

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tiền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài ngồi sự lỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
hướng chu đáo, tỉ mỉ của các quý thầy cô và sự giúp đỡ nhiệt tình, cùng nhiều ý kiến
đóng góp quý báu một số cá nhân và tập thể để giúp tơi hồn thành bản luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Phương Nam - Giảng
viên Bộ môn Quản lý Đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Quản
lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam giúp tơi hồn chỉnh luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh;
UBND thành phố Bắc Ninh; Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh và
UBND các xã, phường tại thành phố Bắc Ninh đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu
thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tiền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Một số vấn đề lý luận về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai ................................................................................ 4

2.1.1.

Đất đai.................................................................................................................4

2.1.2.

Vi phạm hành chính về đất đai ...........................................................................6

2.1.3.

Xử lý vi phạm hành chính về đất đai ................................................................12

2.2.

Xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại một số nước và kinh nghiệm với
Việt Nam........................................................................................................... 17

2.2.1.

Xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại Australia ...........................................17

2.2.2.


Xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại Thái Lan ...........................................18

2.2.3.

Kinh nghiệm xử lý vi phạm hành chính về đất đai của các nước đối với
Việt Nam...........................................................................................................18

2.3.

Xử lý vi phạm hành chính về đất đai trong cả nước và một số địa phương ..... 19

2.3.1.

Xử lý vi phạm hành chính về đất đai trong cả nước .........................................19

2.3.2.

Xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại tỉnh Vĩnh Phúc..................................20

2.3.3.

Xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố Hà Nội .............................21

2.3.4.

Xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại tỉnh Bắc Ninh ...................................22

2.3.5.


Nhận xét chung .................................................................................................23

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 24
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 24

iii


3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 24

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 24

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 24

3.4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Bắc Ninh .................24

3.4.2.

Thực trạng quản lý đất đai tại thành phố Bắc Ninh ..........................................24


3.4.3.

Thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai
tại thành phố Bắc Ninh .....................................................................................24

3.4.4.

Đánh giá công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố Bắc
Ninh ..................................................................................................................25

3.4.5.

Một số giải pháp hoàn thiện việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại
thành phố Bắc Ninh .........................................................................................25

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 25

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...............................................................25

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................26

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ................................................................26


3.5.4.

Phương pháp phân tích, so sánh số liệu ............................................................27

3.5.5.

Phương pháp đánh giá ......................................................................................27

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 28
4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Bắc Ninh ................. 28

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên thành phố Bắc Ninh ...........................................................28

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Bắc Ninh ..............................30

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Bắc
Ninh ..................................................................................................................37

4.2.

Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại thành phố Bắc Ninh ............................. 39


4.2.1.

Công tác quản lý đất đai tại thành phố Bắc Ninh .............................................39

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất thành phố Bắc Ninh năm 2016....................................45

4.3.

Thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai
tại thành phố Bắc Ninh ..................................................................................... 47

4.3.1.

Thực trạng vi phạm hành chính về đất đai của hộ gia đình, cá nhân tại
thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2012-2016 ........................................................47

4.3.2.

Thực trạng xử lý vi phạm hành chính về đất đai của hộ gia đình, cá nhân
tại thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2012-2016 ...................................................52

iv


4.3.3.

Nhận xét chung về xử lý vi phạm hành chính về đất đai của hộ gia đình,

cá nhân tại thành phố Bắc Ninh ........................................................................57

4.4.

Đánh giá công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố Bắc
Ninh .................................................................................................................. 58

4.4.1.

Đánh giá của người vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố Bắc
Ninh ..................................................................................................................58

4.4.2.

Đánh giá của người thực hiện cơng tác xử lý vi phạm hành chính về đất
đai tại thành phố Bắc Ninh ...............................................................................62

4.4.3.

Đánh giá chung về xử lý vi phạm hành chính về đất đai ..................................66

4.5.

Một số giải pháp hoàn thiện việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại
thành phố Bắc Ninh .......................................................................................... 68

4.5.1.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao trách nhiệm của người
đứng đầu trong xử lý vi phạm hành chính về đất đai .......................................68


4.5.2.

Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong việc sử dụng đất cho nhân dân ................................................................69

4.5.3.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xử lý vi
phạm hành chính về đất đai tại thành phố Bắc Ninh ........................................69

4.5.4.

Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ việc xử lý vi phạm hành chính về đất
đai .....................................................................................................................70

4.5.5.

Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
trong sử dụng đất đai ........................................................................................70

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 71
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 71

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 72


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 73

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH

Công nghiệp hóa

GCN

Giấy chứng nhận

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân


QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QLNN

Quản lý nhà nước

SDĐ

Sử dụng đất

TDTT

Thể dục thể thao

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND


Uỷ ban nhân dân

VPHC

Vi phạm hành chính

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Cơ cấu kinh tế thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2012-2016 ......................... 31

Bảng 4.2.

Hiện trạng sử dụng đất thành phố Bắc Ninh năm 2016 ............................. 46

Bảng 4.3.

Vi phạm hành chính của hộ gia đình, cá nhân về đất đai giai đoạn
2012-2016 .................................................................................................. 48

Bảng 4.4.

Vi phạm theo đơn vị hành chính xã, phường giai đoạn 2012-2016 ........... 49


Bảng 4.5.

Hình thức VPHC về đất đai của hộ gia đình, cá nhân ............................... 50

Bảng 4.6.

Kết quả xử lý vi phạm hành chính về đất đai của hộ gia đình, cá nhân
theo các năm giai đoạn 2012-2016 ............................................................ 53

Bảng 4.7.

Tổng hợp kết quả xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố
Bắc Ninh .................................................................................................... 55

Bảng 4.8.

Kết quả xử lý vi phạm hành chính về đất đai của hộ gia đình, cá nhân
theo hình thức vi phạm............................................................................... 56

Bảng 4.9.

Đánh giá về thái độ người lập biên bản vi phạm hành chính đối với
người vi phạm ............................................................................................ 58

Bảng 4.10. Đánh giá về trình tự xử phạt vi phạm hành chính ...................................... 58
Bảng 4.11. Một số đánh giá của người vi phạm có khiếu nại, khiếu kiện về
Quyết định hành chính ............................................................................... 59
Bảng 4.12. Một số đánh giá về hình thức xử phạt, mức xử phạt vi phạm hành
chính về đất đai .......................................................................................... 60

Bảng 4.13. Các hình thức vi phạm của hộ gia đình, cá nhân ....................................... 61
Bảng 4.14. Đánh giá khác của người vi phạm hành chính về đất đai .......................... 62
Bảng 4.15. Đánh giá của người thực hiện công tác xử lý VPHC về đất đai ................ 63
Bảng 4.16. Đánh giá về quy định hành vi vi phạm, thời hiệu xử phạt VPHC và
sự răn đe đối với người vi phạm hành chính về đất đai ............................. 64
Bảng 4.17. Đánh giá về cán bộ, công chức và cơ sở vật chất phục vụ xử phạt vi
phạm hành chính về đất đai........................................................................ 65
Bảng 4.18. Đánh giá khác khi xử lý vi phạm hành chính về đất đai ............................ 66

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Vị trí địa lý thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh ......................................... 28
Hình 4.2. Số vụ vi phạm theo hình thức vi phạm ........................................................ 51
Hình 4.3. Diện tích đất vi phạm theo hình thức vi phạm ............................................. 51
Hình 4.4. Hình ảnh vi phạm chiếm đất xây dựng cơng trình trên đất giao thơng ........ 52
Hình 4.5. Hình ảnh vi phạm sử dụng đất sai mục đích, xây dựng cơng trình trên
đất nơng nghiệp ............................................................................................ 52
Hình 4.6. Số vụ vi phạm đã xử lý giai đoạn 2012-2016 .............................................. 53
Hình 4.7. Diện tích đất vi phạm đã xử lý giai đoạn 2012-2016 ................................... 54
Hình 4.8. Số vụ vi phạm hành chính đã xử lý theo hình thức vi phạm........................ 56
Hình 4.9. Diện tích đất vi phạm đã xử lý theo hình thức vi phạm ............................... 57

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Tiền
Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính

về đất đai tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai
tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2012 -2016.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm hành
chính về đất đai tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Các phương pháp nghiên cứu của đề tài đã sử dụng
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp thu thập số liệu sơ
cấp, điều tra khảo sát kết hợp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân bị xử lý vi
phạm hành chính về đất đai và những người có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện
các biện pháp xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố Bắc Ninh. Áp dụng các
phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu để đánh giá tình hình xử lý vi
phạm hành chính về đất đai. Từ đó đề xuất các nhằm hồn thiện việc xử lý vi phạm
hành chính về đất đai trên địa bàn nghiên cứu.
Các kết quả chính và kết luận chủ yếu của luận văn
1) Thành phố Bắc Ninh có tổng diện tích tự nhiên 8264,04 ha với dân số 167.290
người và 19 đơn vị hành chính (16 phường và 03 xã), thành phố Bắc Ninh. Được sự
quan tâm đầu tư của Trung ương, của Tỉnh, Đảng bộ và nhân dân thành phố Bắc Ninh
đã nỗ lực tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, bứt phá trong xây dựng phát
triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đẩy mạnh việc chỉnh trang đô thị, chất
lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, với thu nhập bình quân đầu người
123,68 triệu đồng người/năm gấp 2,47 lần so với bình quân cả nước. Để tiếp tục xây
dựng thành phố Bắc Ninh phát triển nhanh, bền vững hơn nữa, UBND tỉnh Bắc Ninh, sẽ
tập trung chỉ đạo Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Bắc Ninh quyết tâm
phấn đấu xây dựng phát triển đơ thị tồn diện, góp phần làm cho thành phố Bắc Ninh

ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là đô thị trung tâm của tỉnh Bắc Ninh và là đô
thị hạt nhân của vùng.
2) Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố đã đạt được những kết quả
đáng kể và dần đi vào nề nếp. Việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính đã cơ bản hồn thành.

ix


Năm 2015, hoàn thành việc tổng kiểm kê đất, xây dựng xong bản đồ hiện trạng sử dụng
đất. Tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối
2016-2020 của thành phố. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thanh tra, kiểm
tra công tác quản lý đất đai tại thành phố đang được thực hiện thường xuyên và có hiệu
quả. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở năm 2016 đã cấp được 1.332
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, quyền sở hữu nhà và tài sản khác
gắn liền với đất theo quy định hiện hành.
3) Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm
2016 tại thành phố Bắc Ninh có 903 vụ VPHC về đất đai với diện tích 132.976,8m2.
Hình thức vi phạm được phát hiện chủ yếu là: Lấn, chiếm đất đai; sử dụng đất sai mục
đích,... Bên cạnh đó, cơng tác xử lý VPHC cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém;
xử lý vi phạm không kiên quyết, triệt để, nhiều xã, phường vi phạm xảy ra nhiều song
kết quả xử lý ít (176/903 vụ vi phạm); hình thức xử lý vi phạm chủ yếu là lập biên bản
VPHC và ra quyết định xử phạt VPHC, yêu cầu tự giác tháo dỡ cơng trình vi phạm,...
dẫn đến chưa đủ sức răn đe, tình hình vi phạm ngày càng trở nên phức tạm khó xử lý.
4) Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn cịn một số hạn chế trong cơng tác xử lý
VPHC về đất đai như một bộ phận nhân dân có ý thức hợp tác khơng cao, cố tình khơng
chấp hành quyết định xử phạt VPHC. Bên cạnh đó cịn một bộ phận cán bộ, cơng chức
có trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác xử lý VPHC về đất đai.
Trước tình hình đó cho thấy lãnh đạo Thành phố cần bồi dưỡng, mở các lớp tập huấn
nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ, cơng chức, đồng thời có biện pháp cụ thể, kiên
quyết xử lý các cán bộ, cơng chức khơng hồn thành nhiệm vụ để xảy ra các vi phạm về

đất đai.
5) Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong cơng tác xử lý vi phạm hành chính
về đất đai cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu
đơn vị và cán bộ, công chức thực hiện cơng tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai;
giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm hành chính về đất đai của các hộ gia đình, cá
nhân còn tồn đọng tại thành phố.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Tien
Thesis title: "Assessing the current state of administrative violations and dealing with
administrative violations of land in Bac Ninh city, Bac Ninh province".
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
- Assess the current situation of administrative violations and deal with
administrative violations of land in Bac Ninh city, Bac Ninh Province, period 2012 -2016.
- Proposing some solutions to improve the efficiency in the handling of
administrative violations of land in Bac Ninh city, Bac Ninh province.
Research Methods
Method of collecting secondary and primary data; method of data processing,
analysis, comparison; method of assessment.
The research methodology of the topic used
Using secondary data collection method; methods of primary data collection,

survey and survey combined with direct interviews of households and individuals
subject to administrative violations on land and persons directly involved in the
implementation of the measures to deal with administrative violations of land in Bac
Ninh city. To apply statistical methods, synthesize, analyze and process data to evaluate
the handling of administrative violations in land. It then proposed to improve the
handling of administrative violations on land in the study area.
Main results and conclusions of thesis
1) Bac Ninh city has a total natural area of 8264.04 ha with a population of
167,290 people and 19 administrative units (16 wards and 03 communes) in Bac Ninh
city. With the investment of the Central, the Party, and the people of Bac Ninh City,
efforts have been made to concentrate all resources to develop the economy and make a
breakthrough in building and developing technical infrastructure system. increase the
quality of life of people, with average income per capita of 123.68 million VND per
year, 2.47 times higher than the national average . In order to continue the Bac Ninh
city's fast-growing and sustainable development, the People's Committee of Bac Ninh
province will concentrate on directing Bac Ninh city's Party Committee, authorities and
people to strive to build urban development. Comprehensive, contributing to the city of

xi


Bac Ninh increasingly rich, beautiful, civilized, deserves the central city of Bac Ninh
province and is the nucleus of the region.
2) The state management of land in the city has achieved remarkable results and
gradually into order. The registration, cadastral records were basically completed. In
2015, complete the land inventory, complete the map of current land use. Organization
of land use planning up to 2020 and land use planning for the period 2016-2020 of the
city. The land allocation, land lease, land recovery, inspection and examination of land
management in the city are being carried out regularly and effectively. The results of
granting land use right certificates in 2016 have been issued 1,332 certificates of land

use rights to households, home ownership and other assets attached to land in
accordance with current regulations.
3) The results of the survey and research show that in the period from 2012 to 2016
in Bac Ninh city there are 903 VPHC on land with an area of 132,976.8 m2. Forms of
violations detected mainly: encroachment, occupation of land; using land for the wrong
purposes, ... In addition, the work of handling administrative violation still face many
difficulties, limitations and weaknesses; Violation was not resolute, thoroughly, many
communes and wards are violent but many results (176/903 violations); The main form of
handling violations is making the minutes of administrative violation and issuing
decisions on sanctioning the administrative violations, requesting voluntary
dismantlement of violating works, etc., leading to insufficient deterrence and increasingly
violent situation. The complex is difficult to handle.
4) In addition to the results achieved, there are still some limitations in the
management of land use rights as a part of people with low cooperation spirit,
deliberately not to comply with decisions on administrative violation. Besides, there is a
part of cadres and civil servants who have the qualifications and capacity not meeting
the requirements in the handling of administrative violations on land. Facing that
situation, the city leaders need to foster and open professional training courses for
cadres and civil servants, while taking specific measures to deal with cadres and civil
servants. Completing the task to occur violations of land.
5) In order to overcome the shortcomings and limitations in the handling of
administrative violations related to land, it is necessary to synchronously apply the
following solutions: Improving the quality of cadres and civil servants engaged in land
management to increase the responsibility of heads of units and cadres and civil servants
to handle the administrative violations of land; Completely resolving cases of violation of
administrative regulations on land of households and individuals left in the city.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là nơi trên đó, con người
xây dựng nhà cửa, các cơng trình kiến trúc; là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa;
phân bổ các vùng kinh tế, các khu dân cư; là thành quả cách mạng của cả dân
tộc; là cơ sở để phát triển hệ sinh thái, tạo nên môi trường, duy trì sự sống của
con người và sinh vật.
Đất đai có vai trị quan trọng như vậy, nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn
quan tâm, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai. Một trong các biện pháp hữu
hiệu được Nhà nước chú trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về đất đai đó là xử lý các VPHC về đất đai, từng bước lập lại trật tự trong quản
lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.
Một trong các biện pháp hữu hiệu được Nhà nước ta chú trọng để nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai đó là xử lý các vi phạm hành
chính về đất đai. Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường,
mặc dù Nhà nước có nhiều văn bản quản lý và xử lý vi phạm về đất đai, nhưng
do đất đai trở thành hàng hoá mà giá trị của nó ngày càng tăng vơí tốc độ rất cao,
lợi nhuận thu được từ việc mua bán đất đai khơng có mặt hàng và nghề kinh
doanh nào sánh nổi. Vì vậy những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, trục lợi từ
đất diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng.
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, cách trung tâm thủ đô
Hà Nội khoảng 30km về phía Bắc, là trung tâm văn hóa kinh tế, chính trị xã
hội của tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm qua, từ khi tái lập tỉnh (năm 1997)
đến nay, thành phố Bắc Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc, có nhiều
các khu cơng nghiệp hiện đại, thương mai dịch vụ phát triển mạnh, quá trình
CNH, HĐH nhanh, nhu cầu sử dụng đất tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về đất ở,
sản xuất kinh doanh. Qua đó, dẫn đến tại thành phố thường xuyên xảy ra các
hành vi vi phạm pháp luật về đất đai như: lấn, chiếm; sử dụng đất sai mục
đích, khơng đăng ký đất đai và tự ý chuyển nhượng đất mà không đủ điều kiện

theo quy định,... diễn ra phức tạp ở nhiều xã, phường mà chưa được các cấp,
các ngành xem xét xử lý một cách đồng bộ, dứt điểm gây mất an ninh trật tự;

1


kinh tế-chính trị; mỹ quan đơ thị và gây ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện
thường xun.
Chính vì vậy, qua thực tiễn và tìm hiểu thực tế các vi phạm hành chính về đất
đai tại thành phố Bắc Ninh, tơi lựa chọn đề tài "Đánh giá thực trạng vi phạm
hành chính và xử lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh" là rất cần thiết và cấp bách nhằm góp phần hồn thiện cơng tác xử
lý vi phạm hành chính về đất đai của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính về
đất đai tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm hành
chính tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Tại 19 xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: Xử lý VPHC về đất đai tại thành phố Bắc Ninh trong
giai đoạn nghiên cứu từ năm 2012 đến hết năm 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Những đóng góp mới
Luận văn là cơng trình nghiên cứu về thực trạng vi phạm hành chính và xử
lý vi phạm hành chính về đất đai tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Luận
văn đã khái quát, hệ thống hoá một số cơ sở lý luận và các quy định của pháp
luật về VPHC, xử lý VPHC về đất đai; phân tích đánh giá thực trạng VPHC

trong SDĐ của các hộ gia đình, cá nhân tại 19 xã, phường trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh, từ đó đưa ra các quan điểm và đề xuất giải pháp nhằm hồn
thiện việc xử lý VPHC, góp phần tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn thành phố.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã làm rõ hơn và hệ thống hóa những vấn đề xử lý VPHC về đất
đai ở Việt Nam nói chung, thành phố Bắc Ninh nói riêng;
Tạo lập cơ sở khoa học trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
việc xử lý VPHC về đất đai ở nước ta hiện nay.

2


1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
cho sinh viên, cán bộ quan tâm đến việc xử lý VPHC về đất đai. Ngoài ra, những
giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể để các cơ quan, đơn vị tại thành phố
Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
nói chung và xử lý VPHC về đất đai nói riêng tại thành phố.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
2.1.1. Đất đai
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất
đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của

môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó có các yếu tố: khí hậu, bề mặt,
thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sơng, suối, đầm lầy,..). Các lớp trầm
tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn thực
vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người
trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát
nước, đường sá, nhà cửa,...). Như vậy, đất đai là khoảng khơng gian có giới hạn,
theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm
thực vật, động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khống sản trong
lịng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đại
hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trị quan trọng
và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội
loài người.
Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá
trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng
vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Nếu khơng
có đất đai thì rõ ràng khơng có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như khơng
thể có sự tồn tại của lồi người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng
quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên
trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội.
Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình cơng
nghiệp, giao thơng, thuỷ lợi và các cơng trình khác. Đất đai cung cấp nguyên liệu
cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch, ngói, xi măng, gốm sứ,...
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là
thước đo sự giàu có của một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống,
bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là
một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng (Lê Quang Trí, 1996).

4



2.1.1.2. Sở hữu đất đai
Từ Hiến pháp năm 1980 cho đến nay, chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam có
sự thay đổi căn bản, từ chỗ cịn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, đã xác
lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai theo nguyên tắc: “Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước thay mặt chủ sở hữu” một chế độ sở hữu chuyển từ giai
đoạn nền kinh tế tập trung hóa cao độ sang nền kinh tế thị trường có điều tiết, tạo
thành sự đặc trưng trong quan hệ đất đai dưới tác động của các quy luật kinh tế
thị trường. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta được xây dựng dựa trên
những luận cứ khoa học của học thuyết Mác – Lênin về quốc hữu hóa đất đai,
những điều kiện thực tiễn đặc thù của nước ta, cũng như kế thừa và phát triển tập
quán chiếm hữu đất đai của ông cha ta trong lịch sử (Đỗ Thị Phượng, 2016).
"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân..." là nguyên tắc hiến định, được quy định
tại Điều 19 - Hiếp pháp năm 1980, Điều 17 - Hiến pháp năm 1992: "Đất đai,
rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển,
thềm lục địa và vùng trời... cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của
Nhà nước, đều thuộc sở hữu tồn dân". Đây là cơ sở pháp lí cao nhất xác định rõ
toàn dân là chủ sở hữu đối với toàn bộ vốn đất quốc gia. Với tư cách là chủ thể
trong quan hệ sở hữu đất đai, nhân dân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản của mình. Nhưng nhân dân khơng thể tự mình thực hiện mà chuyển giao
các quyền này cho Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân khơng có mục đích tự thân. Nhà nước chỉ là công cụ là phương
tiện để nhân dân thực hiện quyền chủ thể trong quan hệ sở hữu tài sản thuộc sở
hữu tồn dân nói chung đất đai nói riêng. "Đất đai thuộc sở hữu tồn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý". Vì vậy, Nhà nước với tư cách thay mặt sở hữu toàn
dân quản lý đất đai. Toàn bộ đất dù ở đất liền hay ở lãnh hải, dù đất đang dùng
hay đất chưa dùng đều thuộc Nhà nước. Mục đích của quy định "Nhà nước thống
nhất quản lý" là nhằm dùng đất đai có hiệu quả, phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế
xã hội. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai cũng là quy định cần thiết khi Nhà
nước thừa nhận đất đai là hàng hố đặc biệt, xúc tiến việc hình thành và phát
triển thị trường bất động sản.

Trong pháp luật Việt Nam có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và chủ dùng đất
trong quan hệ đất đai. Thực ra ở đây có mối quan hệ khăng khít giữa Nhà nước
với tư cách là người thay mặt chủ sở hữu đất đai với người dùng vốn đất đai của
Nhà nước. Tuy đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là người thay mặt

5


chủ sở hữu, vì vậy Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với
người dùng đất. Điều đặc trưng ở đây là, tuy cơ chế thị trường, đất đai là tài
nguyên quốc gia có giá trị lớn song Nhà nước vẫn có thể xác lập hình thức giao
đất khơng thu tiền dùng đất, giao đất có thu tiền hay cho thuê đất đối với người
sử dụng. Nhà nước còn chủ trương xác định giá đất làm cơ sở cho việc lưu
chuyển quyền dùng đất trong đời sống xã hội. Quyền dùng đất hiện nay được
quan niệm là loại hàng hóa đặc biệt, được lưu chuyển đặc biệt trong khuôn khổ
các quy định của pháp luật. Quy định giá đất trước hết để thực hiện chính sách tài
chính về đất đai thơng qua các khoản thu từ tiền dùng đất, tiền thuê đất, thuế, các
khoản phí và lệ phí từ đất đai. Đây chính là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách
Nhà nước để thực sự coi đất đai là nguồn tài chính có tiềm năng lớn để thực hiện
cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh đó, quyền dùng đất là một hàng hóa đặc biệt trong thị trường bất
động sản. Bởi vậy, thừa nhận thị trường bất động sản đồng thời xây dựng một thị
trường chính quy nằm trong tầm kiểm sốt của Nhà nước chính là một trong
những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai. Việc xác định như
vậy hoàn toàn phù hợp với vai trò của Nhà nước vừa là chủ sở hữu thay mặt đồng
thời là người thống nhất quản lý toàn bộ đất đai vì lợi ích trước mắt và lâu dài.
Điều đó tiếp tục được khẳng định rất rõ tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 và cụ
thể hóa tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử
dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.

Như vậy, chế độ sở toàn dân về đất đai là một khái niệm pháp lý gồm tổng
hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đất đai trong đó xác
nhận quy định và bảo vệ quyền thay mặt chủ sở hữu của Nhà nước trong việc
chiếm hữu, dùng và định đoạt đất đai (Đỗ Thị Phượng, 2016).
2.1.2. Vi phạm hành chính về đất đai
2.1.2.1. Khái niệm về vi phạm hành chính
Việc nghiên cứu về khái niệm hành vi vi phạm hành chính vừa có ý nghĩa
lý luận quan trọng vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, bởi lẽ, chỉ khi định nghĩa
được đúng về hành vi vi phạm hành chính mới có thể xác định được các vi phạm
hành chính cụ thể trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Xác định được đúng
hành vi vi phạm hành chính, tức là xác định đúng cơ sở xử phạt, thì việc thực
hiện xử phạt hành chính mới bảo đảm chính xác, bảo đảm được quyền và lợi ích

6


hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân, phát huy được hiệu quả và mục
đích của việc xử phạt hành chính là nhằm lập lại trật tự quản lý nhà nước bị xâm
hại, góp phần giáo dục, người vi phạm và răn đe, phòng ngừa vi phạm trong
tương lai, tránh được sự tuỳ tiện trong xử phạt hành chính. Tuy mức độ nguy
hiểm cho xã hội của vi phạm thấp hơn so với tội phạm hình sự nhưng vi phạm
hành chính là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích
của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân cũng như lợi ích chung của tồn thể cộng
đồng, là ngun nhân dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội nếu như không được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Chính vì lẽ đó,
cơng tác đấu tranh phịng và chống vi phạm hành chính ln là vấn đề được xã
hội ta quan tâm.
Từ trước đến nay Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật
quy định về vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý đối với loại vi phạm
này, trong đó phải kể đến Nghị định 143/CP/ ngày 27/5/1977 của Hội đồng

Chính phủ ban hành “Điều lệ Xử phạt vi cảnh” quy định cụ thể về việc xử lý
các vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính
nhà nước. Để xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại
vi phạm này, đặc biệt là việc xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và
tội phạm, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để xử lý cũng như đấu tranh phịng,
chống một cách có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính, cần thiết phải
đưa ra một định nghĩa chính thức.
Khái niệm vi phạm hành chính lần đầu tiên được đưa ra trong Pháp lệnh Xử
phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989. Điều 1 của Pháp lệnh này đã ghi rõ:
"Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính". Tại khoản 2,
Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, vi phạm hành chính cũng
được định nghĩa một cách gián tiếp: "Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng
đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành
vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà
không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành
chính". Tại khoản 1, Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, vi phạm
hành chính được định nghĩa cụ thể, rõ ràng hơn: "Vi phạm hành chính là hành vi
có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý

7


nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính" (Nguyễn Cửu Việt, 2013).
2.1.2.2. Khái niệm vi phạm hành chính về đất đai
Vi phạm hành chính về đất đai là hành vi trái pháp luật đất đai, được thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến quyền sở hữu đất đai của Nhà nước,
quyền và lợi ích của người sử dụng đất cũng như các quy định về chế độ sử dụng

các loại đất mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt hành chính. Hành vi vi phạm hành chính về đất đai có những đặc điểm cơ
bản sau:
Một là, có hành vi trái pháp luật đất đai. Để xác định có hành vi trái pháp
luật đất đai thì ta phải căn cứ vào những quy định của pháp luật về đất đai, đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai,
những phong tục, tập quán của từng địa phương để xem xét về một hành vi cụ
thể. Nếu một chủ thể thực hiện những việc mà pháp luật đất đai nghiêm cấm
hoặc không làm những việc mà pháp luật đất đai u cầu thì người đó là người có
hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Vì vậy hành vi trái pháp luật đất đai là hành vi
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất
đai. Hành vi không bị coi là trái pháp luật đất đai khi nó có liên quan đến việc
thực hiện một mệnh lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
những sự kiện xảy ra ngồi ý chí và khả năng của người sử dụng đất (tình thế cấp
thiết hay sự kiện bất ngờ).
Hai là, có lỗi. Lỗi là trạng thái tâm lý, là ý chí chủ quan của con người đối
với hành vi và hậu quả do hành vi của họ gây ra được thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý. Vì vậy phải xét yếu tố lỗi chính xác để xác định được hình thức xử lý
phù hợp với hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Hành vi vi phạm hành chính về đất đai có thể thực hiện bằng hành động
như việc lấn, chiếm đất đai, phá vỡ mặt bằng đất canh tác, sử dụng đất khơng
đúng mục đích,... hoặc không hành động như không sử dụng đất, không cải tạo,
bồi bổ đất, khơng ngăn chặn sự xói mịn đất đai.
Hành vi trái pháp luật là sự thực hiện trên thực tế của người vi phạm còn lỗi
thể hiện mục đích cần đạt được của hành vi đó. Việc truy cứu trách nhiệm pháp
lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai khác với việc truy cứu trách nhiệm
pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật khác là trong đa số số vụ chỉ cần hai

8



dấu hiệu là có hành vi trái pháp luật đất đai và có lỗi là đủ căn cứ để truy cứu
trách nhiệm pháp lý mà khơng cần phải có đầy đủ cả các yếu tố khác như có thiệt
hại thực tế sảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả bởi vì Luật
Đất đai điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp từ quá trình sở hữu,
quản lý và sử dụng đất đai. Mà đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước
là đại diện chủ sở hữu, do đó mọi hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu đều là
hành vi vi phạm pháp luật (Nguyễn Cửu Việt, 2013).
2.1.2.3. Phân loại vi phạm hành chính về đất đai
Căn cứ vào tính chất, mức độ hậu quả của hành vi VPHC, vào khách thể và
chủ thể VPHC về đất đai, chúng ta có thể phân loại VPHC về đất đai thành các
nhóm như sau:
- Nhóm 1. Căn cứ dấu hiệu khách quan là hành vi và tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi VPHC thì có hành vi bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo, có
hành vi vi phạm bị xử phạt bằng tiền; có hành vi bị xử phạt bằng tiền và áp dụng
hình phạt bổ sung, có hành vi khơng bị áp dụng hình phạt bổ sung.
- Nhóm 2. Căn cứ vào khách thể là các quan hệ pháp luật đất đai để phân
thành 2 nhóm là nhóm hành vi VPHC trong SDĐ và nhóm hành vi VPHC trong
hoạt động dịch vụ về đất đai.
- Nhóm 3. Căn cứ vào chủ thể là đối tượng VPHC, để phân loại thành
nhóm bị xử phạt VPHC bằng tiền và nhóm bị xử lý kỷ luật theo pháp luật về
cán bộ, công chức hoặc xử lý theo pháp luật hình sự. Ví dụ: Điều 98 Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP quy định: Cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ có
hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức; vụ hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Nhóm 4. Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan là yếu tố lỗi của VPHC về đất đai,
có thể phân loại hành vi vi phạm do lỗi cố ý, hành vi vi phạm do lỗi vô ý của cá
nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà không phải là tội
phạm theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

2.1.2.4. Các loại hành vi vi phạm hành chính về đất đai
Ngày 10/11/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy
định về xử phạt vi phạm hành chính về đất đai thay thế cho Nghị định
105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 và có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2014 gồm 25

9


điều quy định 54 hành vi cần xử phạt hành chính về đất đai. So với Nghị định số
105/2009/NĐ-CP có một số hành vi bị loại bỏ và một số hành vi được bổ sung,
cụ thể:
Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ loại bỏ hành vi:
- Bỏ hành vi “chiếm đất mà không được chủ sử dụng đất cho phép”, đồng
thời không quy định hành vi “hủy hoại đất”.
Nghị định số 102/2014/NĐ-CP bổ sung nhiều hành vi vi phạm hành chính
mới:nhiều hành vi vi phạm hành chính mới:
+ Hành vi “Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô,
bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở” (Điều 15).
+ Hành vi “Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng
toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà không đủ
điều kiện” (Điều 16).
+ Hành vi “Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng
hoặc cho thuê mà không đủ điều kiện” (Điều 17).
+ Hành vi “Tự ý bán mua tài sản gắn liền với đất được nhà nước cho thuê
thu tiền đất hằng năm mà không đủ điều kiện” (Điều 18).
Các hành vi VPHC được quy định trong Nghị định số 102/2014/NĐ-CP, gồm:
- Sử dụng đất khơng đúng mục đích là hành vi sử dụng đất khơng đúng với
mục đích sử dụng, loại đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền

với đất hoặc quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định
tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013;
- Lấn, chiếm đất tại Khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định số
102/2014/NĐ-CP lần lượt định nghĩa:
Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh
giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng
hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không

10


trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo
quy định của pháp luật về đất đai.
- Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác là hành vi đưa vật liệu
xây dựng, chất thải, chất độc hại hay các vật khác lên thửa đất của người khác
hoặc lên thửa đất của mình hoặc đào bới, xây tường, làm hàng rào và các hành vi
khác mà hành vi này gây cản trở, làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác
hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác;
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho
quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà
khơng thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,
thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện;
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện nhận
chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng ký biến động
quyền sử dụng đất, đăng ký không đúng loại đất, khơng đăng ký khi chuyển mục

đích sử dụng đất, khơng đăng ký gia hạn sử dụng đất khi hết hạn sử dụng đất mà
đang sử dụng đất;
- Gây cản trở trong việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi
thường, giải phóng mặt bằng; Khơng trả lại đất đúng thời hạn theo quyết định thu
hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tự tiện di chuyển, làm sai lệch, hư hỏng mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng
đất, mốc chỉ giới hành lang an toàn của cơng trình, mốc địa giới hành chính; Làm
sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất;
- Chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Chậm hoặc không cung cấp thơng tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến
việc thanh tra, kiểm tra; cản trở việc thanh tra, kiểm tra về đất đai;
- Hành nghề tư vấn về giá đất mà không thực hiện đúng nguyên tắc, phương
pháp xác định giá đất theo quy định của pháp luật hoặc khơng được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép;
- Hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đăng
ký hoạt động hành nghề;

11


- Cung cấp dữ liệu đất đai không đúng quy định của pháp luật.
Như vậy quy định hiện hành của pháp luật về các hành vi VPHC về đất đai
khá đầy đủ, đảm bảo bao quát các hoạt động quản lý và sử dụng đất đai.
2.1.3. Xử lý vi phạm hành chính về đất đai
2.1.3.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính về đất đai
Căn cứ vào hành vi, tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm pháp
luật đất đai mà người vi phạm sẽ bị xử lý bằng một trong các hình thức là: xử
phạt VPHC theo quy định của pháp luật đất đai; xử lý vi phạm bằng hình thức kỷ
luật theo pháp luật về cán bộ, công chức; xử lý vi phạm theo pháp luật dân sự; xử
lý vi phạm theo pháp luật hình sự. Trong các hình thức xử lý trên thì xử lý VPHC

là chủ yếu và phổ biến nhất bởi vì đây là biện pháp cơ bản nhằm giáo dục, răn đe,
ngăn ngừa những vi phạm pháp luật đất đai.
Theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
được hiểu là: “việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện
pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”.
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay có hai Nghị định của Chính phủ quy
định về xử phạt VPHC về đất đai, đó là Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11
tháng 11 năm 2009 và Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm
2014 (Nghị định số 102/2014/NĐ-CP thay thế Nghị định số 105/2009/NĐ-CP và
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2014).
Một số thay đổi chính về xử phạt VPHC về đất đai giữa Nghị định số
105/2009/NĐ-CP và Nghị định số 102/2014/NĐ-CP đó là: Nghị định số
102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt VPHC chính về đất đai ngoài
những nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định mới
về xử lý VPHC đã được Quốc hội thông qua (Luật xử lý VPHC năm 2012
được Quốc Hội khóa XIII thơng qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013) về cơ bản những thay đổi chủ yếu là
quy định về hành vi VPHC; xác định mức độ hậu quả của hành vi VPHC; các
mức xử phạt; thẩm quyền xử phạt, ở Nghị định này có quy định cụ thể, rõ ràng
hơn, bổ sung thêm về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt cao hơn,
thẩm quyền xử phạt cao hơn,.. so với Nghị định số 105/2009/NĐ-CP của
Chính Phủ.

12


×