Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện kiến xương tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.81 MB, 149 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THÀNH TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN KIẾN XƯƠNG,
TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày


tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Vũ Thành Trung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS.Nguyễn Thị Vịng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quy hoạch Đất Đai, Khoa Quản Lý Đất Đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Phịng Tài ngun và Mơi
trường huyện Kiến Xương và các phòng ban liên quan đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn


Vũ Thành Trung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ I
Lời cảm ơn ................................................................................................................... II
Mục lục .....................................................................................................................III
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... V
Danh mục bảng .......................................................................................................... VI
Danh mục hình .......................................................................................................... VII
Trích yếu luận văn .................................................................................................... VIII
Thesis abstract .............................................................................................................. X
Phần 1. Mở đầu ..........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................2

1.4.1.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................2

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................2

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .........................................................................................3
2.1.

Cơ sở lý luận về sử dụng đất và thực hiện quy hoạch sử dụng đất....................3

2.1.1.

Cơ sở lý luận về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất ...................................3

2.1.2.

Cơ sở lý luận về đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử
dụng đất ........................................................................................................ 20

2.2.


Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam ...........22

2.2.1.

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới .... 22

2.2.2.

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam ................................24

2.2.3.

Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Thái Bình ...........33

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 36
3.1.

Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 36

3.2.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................36

3.3.

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 36

3.3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................................... 36


iii


3.3.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất .................................................................. 36

3.3.3.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 .......36

3.3.4.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thực hiện phương án quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.....................................................................................36

3.4.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 37

3.4.1.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu........................................................... 37

3.4.2.

Phương pháp đánh giá ...................................................................................37

3.4.3.


Phương pháp thống kê xử lý số liệu và phân tích........................................... 37

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................38
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kiến Xương ................................. 38

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên.........................................................................................38

4.1.2.

Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 41

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội......................................47

4.2.

Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Kiến Xương........................................48

4.2.1.

Tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai ......................48

4.2.2.


Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ..................................................................49

4.2.3.

Biến động sử dụng đất................................................................................... 53

4.3.

Đánh giá kết quả thực hiện phương án QHSDĐ đến năm 2020 .....................57

4.3.1.

Khái quát các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 .........................57

4.3.2.

Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm
2015 .............................................................................................................60

4.3.3.

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năn 2016 huyện Kiến
Xương........................................................................................................... 78

4.3.4.

Đánh giá những ưu điểm, những tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất
.....................................................................................................................83

4.4.


Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất.........85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 87
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 87

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 88

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 89
Phụ lục ..................................................................................................................... 91

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB


Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân



Quyết định

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TT

Thị trấn

UBND

Ủy ban nhân dân


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Tăng trưởng GDP theo nhóm ngành giai đoạn 2005 – 2016 ....................42

Bảng 4.2.

Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành của huyện ............................................ 42

Bảng 4.3.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ............................................................ 50

Bảng 4.4.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 ........................................50

Bảng 4.5.

Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015 .................................. 52

Bảng 4.6.

Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005- 2010 ...........................................53

Bảng 4.7.


Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010- 2015 ...........................................54

Bảng 4.8.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010- 2015......................55

Bảng 4.9.

Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010- 2015 ................56

Bảng 4.10. Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 huyện Kiến Xương ........................... 58
Bảng 4.11. Chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất .....................................................59
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2015 ....................... 60
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 .......... 61
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2015 ......... 63
Bảng 4.15. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2015 ............... 65
Bảng 4.16. Bảng danh mục các hạng mục công trình trong phương án quy hoạch
sử dụng đất giai đoạn 2010- 2015............................................................67
Bảng 4.17. Bảng danh mục các hạng mục công trình thực hiện theo phương án
quy hoạch sử dụng đất ............................................................................ 68
Bảng 4.18. Một số cơng trình thực hiện trong quy hoạch........................................... 71
Bảng 4.19. Bảng danh mục các hạng mục cơng trình

chưa thực hiện theo

phương án quy hoạch sử dụng đất ...........................................................75
Bảng 4.20. Danh mục cơng trình, dự án thực hiện không theo phương án quy
hoạch sử dụng đất ...................................................................................77
Bảng 4.21. Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016 ................................................................ 78
Bảng 4.22. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 ................ 79

Bảng 4.23. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2016 ..........79
Bảng 4.24. Kết quả thực hiện chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất 2016 ................. 80
Bảng 4.25. Kết quả thực hiện các cơng trình theo kế hoạch sử dụng đất năm 2016 ........ 81

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005- 2010.................................54
Hình 4.2. Biểu đồ biến động đất đai giai đoạn 2010- 2015 huyện Kiến Xương..........57
Hình 4.3. Biểu đồ kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất huyện Kiến Xương
đến năm 2015 ............................................................................................ 60
Hình 4.4. Biểu đồ kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất nơng nghiệp đến năm
2015 huyện Kiến Xương ...........................................................................61
Hình 4.5. Biểu đồ kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất phi nơng nghiệp đến
năm 2015 huyện Kiến Xương ....................................................................64
Hình 4.6. Biểu đồ kết quả thực hiện chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất đến
năm 2015 huyện Kiến Xương ....................................................................66

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thành Trung
Tên luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Kiến Xương,
tỉnh Thái Bình.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 trên địa bàn huyện và kế hoạch sử dụng đất năm 2016. Từ đó đề xuất các giải
pháp phát huy các vấn đề tích cực, khắc phục các vấn đề cịn tồn tại trong công tác thực
hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu
Việc đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa
bàn huyện và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 được thực hiện dựa trên việc điều tra,
xử lý, phân tích các số liệu về kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong phương án quy
hoạch sử dụng đất. Phỏng vấn những người sử dụng đất bị thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất nằm trong phương án QHSDĐ, những người có trách nhiệm về tổ
chức thực hiện, quản lý quy hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch của địa phương,
phịng ban chun mơn.
Kết quả chính và kết luận
Đất nông nghiệp năm 2015 là 14.046,16 ha tăng 1.108,16 ha đạt 108,567 % so
với phương án quy hoạch. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp đạt 108.51%, đất trồng
cây hàng năm đạt 105,71%, đất trồng cây lâu năm đạt 171,04%, đất nuôi trồng thuỷ sản
đạt 104,86% so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.
Đất phi nơng nghiệp năm ít hơn so với kế hoạch 740,16 ha đạt 89,18 % so với
phương án quy hoạch. Diện tích đất ở năm 2015 là 1.776,61 ha, thấp hơn kế hoạch
55,16 ha, đạt 96,99%. Đất quốc phịng diện tích năm 2015 thực hiện đạt 6,40 ha, thấp
hơn kế hoạch đề ra 6,16 ha đạt 50,96% kế hoạch. Đất an ninh diện năm 2015 là 0,83
ha, thấp hơn kế hoạch đề ra 0,57 ha đạt 59,29% kế hoạch. Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp diện tích năm 2015 là 82,42 ha thấp hơn kế hoạch đề ra 145,31 đạt 36,19
% kế hoạch. Đất tôn giáo diện tích năm 2015 thực hiện đạt 46,22 ha, cao hơn kế hoạch
đề ra 17,67 ha đạt 161,89 % kế hoạch. Đất tín ngưỡng diện tích năm 2015 thực hiện đạt
43,17 ha, cao hơn kế hoạch đề ra 7,35 ha đạt 120,52 % kế hoạch. Đất nghĩa trang, nghĩa

viii



địa diện tích năm 2015 thực hiện đạt 201,37 ha, thấp hơn kế hoạch đề ra 12,65 ha đạt
94,09 % kế hoạch. Đất phi nơng nghiệp khác diện tích năm 2015 thực hiện đạt 3,20 ha,
cao hơn kế hoạch đề ra 0,11 ha đạt 103,56 % kế hoạch.
Đất chưa sử dụng giảm mạnh diện tích năm 2015 là 56,05 ha tỷ lệ đất đưa vào sử
dụng là 102,83 ha so với phương án quy hoạch là đạt 283%.
Chuyển mục đích sử dụng đất: Tổng diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đất đã
thực hiện là 715,14 ha ít hơn phương án quy hoạch 86,73 ha đạt 89,18%.
Tổng số các cơng trình dự án trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 là 709
đã thực hiện được 455 công trình đạt 64,17 % kế hoạch.
Trên cơ sở những đánh giá về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của
huyện với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện tốt phương án quy
hoạch cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố với các giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn.

ix


THESIS ABSTRACT
Master cadidate: Vu Thanh Trung
Thesis title: Evaluating the implementation of land use planning of Kien Xuong
district, Thai Binh province.
Major: Land Management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
The thesis is carried out to evaluate the results of the implementation of land use
planning to 2020 in the district and the land use planning of 2016. Therefor, we propose

solutions to promote positive issues, overcome remaining issues in the implementation
of land use planning to 2020.
Research methods
The assessment of the implementation results of land use planning to 2020 in the
district and the land use plan for 2016 is carried out based on investigate, process and
analyze data on the results of the implementation of indicators in the land use
planning. Interviews with land users whose land is recovered, who change the purpose
of land use included in the land use planning, who are responsible for organizing
implementation, management planning, supervising local planning implementation,
specialised departments.
Main findings and conclusions
Agricultural land in 2015 was 14,046.16 hectares, increased 1,108.16 hectares,
reaching 108.567% compared with the plan. Of which, agricultural production land was
108.5%, land for annual crops was 105.71%, land for perennial crops was 171.04%,
aquacultural land was 104.86%, compared with approved planning target.
Non-agricultural land in 2015 was 740.16ha less than the planning, accounted
for 89.18% of the planning. The area of residential land in 2015 was 1.776.61 ha, lower
than the plan 55.16 ha, accounting for 96.99%. Defence land in 2015 achieved 6.40
hectares, lower than the plan 6.16 hectares, reached 50.96% of the plan. Security land in
2015 was 0.83 ha, lower than the proposed plan of 0.57 ha, reaching 59.29% of the
plan. Land for non-agricultural production and business in 2015 was 82.42 ha, lower
than the proposed target 145.31 ha, accounting for 36.19% of the plan. Religious land
area in 2015 achieved 46.22 ha, higher than the plan 17.67 ha, reached 161.89% of the
plan. Belief land area in 2015 achieved 43.17 ha, higher than the plan 7.35 ha, reaching

x


120.52% of the plan. Cemetery land area in 2015 reached 201.37 hectares, lower than
the proposed plan of 12.65 hectares, making up 94.09% of the plan. Other nonagricultural land in 2015 achieved 3.20 ha, higher than the plan 0.11 ha. reaching

103.56% of the plan.
Unused land was reduced sharply, with the area of 56.05 ha in 2015, with the
rate of land brought to use was 102.83 ha, reached 283% compared with the plan.
Conversion of land use purpose: the total area of land, which is changed the using
purposes was 715.14 hectares, less than the planning 86.73 hectares, reaching 89.18%.
The total number of projects in the land use planning to 2015 was 709, in which
455 projects had completed, has reached 64.17% of the plan.
On the basis of assessments of the implementation of land use planning of the
district with the objective of improving land use efficiency and well implement the plan,
there should be a combination of factors with solutions to make it more effective.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
khơng gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các
cơ sở kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc phịng. Sử dụng nguồn tài nguyên đất
đai một cách hợp lý và hiệu quả là một trong những vấn đề được cả thế giới đặc
biệt quan tâm.
Khoản 1 Điều 54 - Hiến pháp 2013 đã khẳng định: "Đất đai là tài nguyên
đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý
theo pháp luật". Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước
nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất, hạn chế sự lãng phí trong sử dụng đất, đồng
thời là cơ sở quan trọng để Nhà nước quản lý đất đai, đảm bảo cân bằng nhu cầu
về đất cho các nhóm lợi ích, cân bằng giữa nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.
Huyện Kiến Xương đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình ra quyết
định số 2653/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 phê duyệt phương án quy hoạch sử

dụng đất giai đoạn 2011- 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011- 2015.
Đó là căn cứ quan trọng để triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, quá trình triển khai lập và tổ chức thực hiện vẫn
bộc lộ một số tồn tại nhất định. Đặc biệt sau khi phương án quy hoạch sử dụng
đất được phê duyệt và đưa vào thực hiện thì tình hình theo dõi, giám sát cịn
nhiều bất cập dẫn đến tình trạng “quy hoạch treo” hoặc không điều chỉnh kịp thời
những biến động về sử dụng đất trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch
tại địa phương. Với mục tiêu đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử
dụng đất, nhìn nhận những kết quả đã đạt được và những tồn tại bất cập trong
quá trình thực hiện phương án quy hoạch. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất, khắc phục những nội dung sử
dụng đất bất hợp lý, đề xuất, kiến nghị điều chỉnh những nội dung của phương án
quy hoạch sử dụng đất không theo kịp những biến động trong phát triển kinh tế –
xã hội của địa phương trong những năm tiếp theo.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu trên địa bàn huyện và kế hoạch sử dụng đất
năm 2016 tìm ra những ưu điểm và tồn tại trong quá trình thực hiện.
Đề xuất các giải pháp khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong công tác thực
hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình.
Phạm vi thời gian: Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ

đầu, các số liệu liên quan đến kinh tế, xã hội được lấy trong giai đoạn 2005- 2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới của đề tài
Xác định được những vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao tính
khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học về những vấn đề liên quan đến công
tác lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn
cấp huyện.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho địa phương có những biện
pháp hiệu quả trong cơng tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất góp phần phát
triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
2.1.1.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của đất đai
Đất đai là sản phẩm tự nhiên ban tặng cho con người. Nó có tầm quan trọng
đặc biệt, là một trong ba tài nguyên quý báu nhất của thế giới: trời, đất và con
người. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện mọi quá trình sản xuất,
vừa là chỗ đứng, vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành nông - lâm
nghiệp, cơng nghiệp, khai khống, giao thơng vận tải, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phịng.
"Đất đai" về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau:

"Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các thành
phần của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu, bề
mặt thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sơng, suối, đầm lầy...) các lớp trầm
tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn thực
vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người
trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát
nước, đường sá, nhà cửa,..." (Viện Điều tra, Quy hoạch đất đai, 2008).
Theo định nghĩa của FAO: "Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh
thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh
hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất như khí hậu, địa hình,
thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật, cỏ dại, động vật tự nhiên, những biến đổi
của đất do hoạt động của con người" (FAO,1993).
Như vậy, “Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất,
vạt đất, mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự
nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thủy
văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hóa tính...),
tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau
(Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
Chức năng sản xuất: Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc

3


sống con người qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và rất
nhiều sản phẩm sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua
chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thủy, hải sản.
Chức năng môi trường sống: Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật
sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và
gien di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và
dưới mặt đất.

Chức năng cân bằng sinh thái: Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là
tấm thảm xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấp
thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hồn khí quyển
địa cầu.
Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: Đất đai là kho tàng lưu trữ
nước mặt và nước ngầm vơ tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hồn nước
trong tự nhiên và có vai trị điều tiết nước rất to lớn.
Chức năng dự trữ: Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi
nhu cầu sử dụng của con người.
Chức năng không gian sự sống: Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là
mơi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.
Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo
tồn các chứng cứ lịch sử, văn hóa của lồi người, là nguồn thơng tin về các điều
kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ.
Chức năng vật mang sự sống: Đất đai là không gian cho sự chuyển vận của
con người, cho đầu tư, sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật
giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên.
2.1.1.2. Sử dụng đất và các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn
cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện và quyết định phương hướng chung,
mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, phát huy tối đa tiềm năng đất đai nhằm đạt
hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường và sự phát triển bền vững. Vì vậy, phạm vi,
cơ cấu và phương thức sử dụng đất vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật
sinh thái tự nhiên vừa bị chi phối bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và

4


các yếu tố kỹ thuật. Theo nghiên cứu của Viện Điều tra Quy hoạch đất đai có 3
nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất (Võ Từ Can, 2006).

a. Nhân tố điều kiện tự nhiên
Quá trình sử dụng đất đai cần phải chú ý đến các đặc tính và tính chất đất
đai để xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý như chế
độ nhiệt, bức xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, xói mịn... Các đặc tính,
tính chất này được chia làm 2 loại:
Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản
xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ bình quân cao
thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian và không gian, chênh lệch giữa nhiệt độ tối
cao và tối thấp, về độ ẩm trong ngày và giữa các mùa trong năm hay các khu vực
khác nhau... trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của
cây trồng, rừng tự nhiên và thực vật thủy sinh... Cường độ ánh sáng mạnh hay
yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có tác dụng nhất định đối với sinh
trưởng, phát triển và quang hợp của cây trồng. Chế độ nước, lượng mưa nhiều
hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ
ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của cây
trồng, thảm thực vật, gia súc và thủy sản...
Điều kiện đất đai: Sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt
nước biển, độ dốc, và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mịn... dẫn
đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu làm ảnh hưởng tới sản xuất và phân bố
các ngành. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng lớn đến phương thức sử dụng đất nông
nghiệp sẽ nảy sinh nhu cầu về thủy lợi hóa và cơ giới hóa. Đối với ngành phi
nơng nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá trị cơng trình, gây khó khăn
cho thi cơng, tốn kém về kinh tế. Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến
hiệu quả sản xuất nơng nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng
cao hay thấp. Độ dầy tầng đất và tính chất đất ảnh hưởng lớn đối với sinh trưởng
của cây trồng. Mỗi vị trí địa lý có đặc thù điều kiện tự nhiên khác nhau, vì vậy
trong thực tiễn sử dụng đất cần phải tuân thủ quy luật tự nhiên, phát huy những
lợi thế, khắc phục hạn chế để việc sử dụng đất mang hiệu quả cao nhất.
b. Nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội
Các nhân tố điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm các thể chế, chính sách, thực

trạng phát triển các ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, xây

5


dựng,... trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, dân số, lao động,
việc làm và đời sống văn hóa, xã hội.
Các nhân tố điều kiện tự nhiên là cơ sở để xây dựng phương án sử dụng đất
nhưng các nhân tố kinh tế - xã hội sẽ quyết định phương án đã lựa chọn có thực
hiện được hay không. Phương án sử dụng đất được quyết định bởi khả năng của
con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có.
Các điều kiện tự nhiên của mỗi vùng thường ít có sự khác biệt nhưng hiệu
quả sử dụng đất thì có sự khác biệt lớn, nguyên nhân của vấn đề này là do điều
kiện kinh tế - xã hội: vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng,... quyết định. Trong thực tế
cũng minh chứng rõ vấn đề này, với điều kiện tự nhiên đồng nhất nhưng nếu
vùng nào có kinh tế phát triển, vốn đầu tư lớn, nhận thức và trình độ của người
lao động vùng nào cao hơn thì sử dụng đất sẽ có hiệu quả hơn.
Từ những lý luận trên cho thấy, các điều kiện kinh tế - xã hội có tác động
không nhỏ tới việc sử dụng đất đai, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sử dụng đất
hiệu quả của con người. Vì vậy, khi lựa chọn phương cách sử dụng đất, ngoài
việc dựa vào quy luật tự nhiên thì các nhân tố kinh tế xã hội cũng khơng kém
phần quan trọng.
c.Nhân tố không gian
Trong thực tế, bất kỳ ngành sản xuất nào (nông nghiệp, công nghiệp, xây
dựng, khai thác khoáng sản...) đều cần đến đất đai là điều kiện khơng gian cho
các hoạt động. Tính chất khơng gian bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, hình dạng,
diện tích. Đất đai khơng thể di dời từ nơi này đến nơi khác nên sự thừa thãi đất
đai ở nơi này không thể sử dụng để đáp ứng sự thiếu đất ở địa phương khác. Đất
đai phải khai thác tại chỗ, không thể chia cắt mang đi nên không thể có hai
khoanh đất giống nhau hồn tồn. Do đó, khơng gian là yếu tố quan trọng quyết

định hiệu quả của việc sử dụng đất.
Đặc điểm không thể chuyển dịch của đất đai dẫn đến những lợi thế hoặc
khó khăn cho vùng, lãnh thổ. Nếu những khoanh đất có vị trí tại khu trung tâm,
có nền kinh tế phát triển, thuận lợi giao thơng, giao lưu bn bán... thì hiệu quả
sử dụng đất của khoanh đất đó sẽ lớn hơn rất nhiều so với khoanh đất tại vùng
nơng thơn, có nền kinh tế kém phát triển, không thuận tiện giao thông hay những
khoanh đất tại vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng sẽ cho hiệu quả của sản xuất
nông nghiệp cao hơn vùng đồi núi, địa hình phức tạp.

6


"Thực nghiệm cho thấy rằng, trên sườn dốc, khi độ dốc tăng lên thì chi phí
nhiên liệu tăng lên 1,5% và hiệu quả sử dụng máy móc giảm đi 1%" (Đồn Cơng
Quỳ và cs., 2006). Bên cạnh đó, hình dạng của mảnh đất có ảnh hưởng rõ rệt đến
hiệu quả sử dụng đất trong cả nông nghiệp và phi nông nghiệp: làm đất, chăm
sóc, vận chuyển, thiết kế cơng trình...
Như vậy, các nhân tố khơng gian có ảnh hưởng tới q trình sử dụng đất, nó
sẽ gián tiếp quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất.
2.1.1.3 Khái quát về quy hoạch sử dụng đất
a. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Theo FAO: "Quy hoạch sử dụng đất là quá trình đánh giá tiềm năng đất và
nước một cách có hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế - xã hội nhằm lựa
chọn ra phương án sử dụng đất tốt nhất. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất là
lựa chọn và đưa phương án đã lựa chọn vào thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của con
người một cách tốt nhất nhưng vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên cho tương lai.
Yêu cầu cấp thiết phải làm quy hoạch là do nhu cầu của con người và điều kiện
thực tế sử dụng đất thay đổi nên phải nâng cao kỹ năng quản lý sử dụng đất"
(FAO, 1993).
Bằng cách khác, Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai đã định nghĩa: "Quy

hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp quản lý, kỹ thuật và pháp chế
của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thơng qua
việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư
liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường" (Đồn
Cơng Quỳ và cs., 2006).
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử
dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, là
căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tránh tình trạng
chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút quỹ đất nơng, lâm nghiệp (đặc biệt là
diện tích trồng lúa nước và đất lâm nghiệp có rừng) sang sử dụng vào mục đích
phi nơng nghiệp. Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm hủy
hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những
tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, gây ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã

7


hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc
phịng ở từng địa phương.
Qua những lý luận trên cho thấy, quy hoạch sử dụng đất là bước không thể
thiếu được trong quá trình sử dụng đất hợp lý và có vai trị quan trọng trong quản
lý Nhà nước về đất đai.
b. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính
khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.
Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai được thể hiện cụ thể như sau (Đồn
Cơng Quỳ và cs., 2006).

Tính lịch sử - xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử
dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã
hội thể hiện theo hai mặt: Lực lượng sản xuất (mối quan hệ giữa người với sức
hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất) và Quan hệ sản xuất (quan hệ giữa
người với người trong quá trình sản xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nẩy
sinh quan hệ giữa người với đất đai - là sức tự nhiên (như điều tra, đo đạc,
khoanh định, thiết kế...), cũng như quan hệ giữa người với người (xác nhận bằng
văn bản về sở hữu và quyền sử dụng đất giữa những người chủ đất GCNQSDĐ). Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát
triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy
nó ln là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.
Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch sử dụng đất mang
tính tự phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp lý (là
phương tiện mở rộng, củng cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân chia, tập trung
đất đai để mua, bán, phát canh thu tô...). ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất phục
vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của tồn xã hội. Góp phần tích
cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao
hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử
dụng đất góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã
hội và mơi trường nẩy sinh trong q trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa
các lợi ích trên với nhau.

8


Tính tổng hợp
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: Đối
tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài nguyên đất
đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch sử dụng đất đề cập
đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như khoa học tự nhiên, khoa học

xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái...
Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử
dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực, xác định và
điều phối phương hướng, phương thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu
kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt
tốc độ cao và ổn định.
Tính dài hạn
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế
xã hội quan trọng (sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hóa cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp...) từ đó xác định quy hoạch trung và dài
hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính
chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm.
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời
gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt
được mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách và biện
pháp sử dụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của quy hoạch sử
dụng đất thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn.
Tính chiến lược
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước
được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất
(mang tính đại thể, khơng dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của
sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch mang tính chiến lược, các
chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mơ, tính phương hướng và khái lược về
sử dụng đất của các ngành như: phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược
của việc sử dụng đất trong vùng, cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các
ngành, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng, đề xuất các
biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất.

9



Tính chính sách
Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã
hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên
quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thể hiện cụ thể trên mặt bằng
đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch
kinh tế - xã hội; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai
và môi trường sinh thái.
Tính khả biến
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đốn trước, theo nhiều phương
diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong những giải pháp biến đổi
hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh
tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng
tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử
dụng đất khơng cịn phù hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và
điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của
quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất ln là quy hoạch động, một q trình lặp lại
theo chiều xoắn ốc “quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục
thực hiện...” với chất lượng, mức độ hồn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.
c. Nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất đai
Các hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực phân phối và sử dụng tài
nguyên đất tuân theo quy luật phát triển kinh tế khách quan. Quyền sở hữu Nhà
nước về đất đai là cơ sở để bố trí các ngành, là một trong những yếu tố quan
trọng nhất để đưa nền kinh tế thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thúc đẩy và mở rộng
sản xuất. Nhà nước thực hiện chức năng phân phối và tái phân phối quỹ đất nhằm
đáp ứng nhu cầu về đất sử dụng cho các ngành, đơn vị, cá nhân sử dụng đất và
điều chỉnh các mối quan hệ đất đai thông qua quy hoạch. Như vậy, quy hoạch sử
dụng đất thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh mối quan hệ đất đai và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt được xây dựng dựa trên những
ngun tắc sau (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006):

Chấp hành quyền sở hữu Nhà nước về đất đai
Nguyên tắc này là cơ sở của mọi hoạt động và biện pháp có liên quan tới
quyền sử dụng đất, là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động quy hoạch sử
dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất nước ta là hệ thống các biện pháp của Nhà

10


nước nhằm quản lý, sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý và hiệu quả. Nó có mối quan
hệ chặt chẽ với chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng và Nhà nước. Trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất có
ý nghĩa to lớn, giúp cho quản lý đất đai chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả và các
chỉ tiêu, chủ trương của Nhà nước được thực hiện tốt.
Luật pháp bảo vệ quyền bất khả xâm phạm quyền sử dụng đất và tính ổn
định của mỗi đơn vị sử dụng đất vì đó là cơ sở quan trọng nhất để phát triển sản
xuất. Khi lập quy hoạch sử dụng đất, người ta xác định phạm vi quyền lợi của
mỗi chủ sử dụng đất. Do đó, quy hoạch sử dụng đất có vai trị quan trọng trong
việc ngăn ngừa các hành vi xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của các đơn vị sử
dụng đất. Mỗi chủ sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất mà Nhà nước cho phép
chứ khơng có quyền sở hữu đất.
Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tồn tại cơ bản, gắn liền với
hoạt động của con người, của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước,
có vai trị quan trọng đối với con người và khác mọi tư liệu sản xuất khác là nếu
được sử dụng đúng và hợp lý thì chất lượng đất ngày càng tốt lên. Mặt khác,
chúng ta đều biết, đất đai có hạn về diện tích, trong khi đó, dân số khơng ngừng
tăng nhanh, gây áp lực lớn đối với đất đai. Điều này đòi hỏi việc sử dụng đất phải
tiết kiệm và hiệu quả. Sử dụng đất tiết kiệm tức là phải bố trí hài hịa giữa nhu
cầu sử dụng đất của các ngành, hạn chế tối đa việc sử dụng đất canh tác có hiệu
quả sang các mục đích phi nơng nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia,

thỏa mãn nhu cầu nơng sản phẩm cho tồn xã hội và ngun liệu cho cơng
nghiệp, đồng thời cân đối quỹ đất thích hợp với nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng đất và mở rộng diện tích. Điều này khẳng
định tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất, ngồi ra rất cần có quy hoạch
tổng thể, quy hoạch chi tiết có giá trị thực tiễn cao đến cấp xã, cần gắn liền quy
hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành công nghiệp và dịch vụ như du lịch,
chế biến nông sản, phát triển ngành nghề thủ cơng mà thị trường địi hỏi, đồng
thời có những biện pháp bảo vệ đất, đảm bảo cho sử dụng đất bền vững. Chống
suy thối và ơ nhiễm đất là một trong những biện pháp bảo vệ đất.
Việt Nam, với đặc điểm là đất đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ toàn quốc, lại
nằm ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ khơng khí cao, các q

11


trình khống hóa diễn ra mạnh trong đất nên dễ bị rửa trơi, xói mịn, nghèo chất
hữu cơ và chất dinh dưỡng dẫn đến thối hóa. Quan trọng hơn nữa là do hậu quả
của việc chặt phá, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế
hệ nên đất bị thối hóa ngày càng nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất
và xu hướng hoang mạc hóa ngày càng tăng. Do đó, mục tiêu của quy hoạch sử
dụng đất là phải coi trọng diện tích phủ xanh bằng cây rừng, có chính sách và xây
dựng quan điểm toàn dân bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, chăm sóc, tu bổ,
phục hồi rừng, trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khôi phục, cải thiện môi
trường sống theo quan điểm cân bằng sinh thái bền vững. Những năm gần đây,
do áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào sản
xuất nên Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu
thế giới. Tuy nhiên, sự thâm canh nơng nghiệp với sử dụng nhiều phân bón hàm
lượng và cách thức không hợp lý đã làm đất sản xuất nơng nghiệp ngày càng ơ
nhiễm. Ngồi ra, với sự phát triển ồ ạt của ngành công nghiệp trong giai đoạn
qua đã làm đất bị ô nhiễm trầm trọng bởi chất thải của các nhà máy công

nghiệp. Đây là một thử thách lớn cho các nhà quy hoạch cũng như các nhà quản
lý trong giai đoạn nước ta đang thực hiện tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, khơi phục các làng nghề truyền thống và tạo điều kiện thuận lợi cho công
nghiệp phát triển.
Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Khi phân bổ quỹ đất cho các ngành, cần đảm bảo nguyên tắc tổ chức sử
dụng tài ngun đất vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành
nói riêng, trong đó ưu tiên cho ngành nơng nghiệp. Sự phát triển của các ngành
nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, thủy điện, dầu khí... đều
địi hỏi phải có đất. Việc bố trí cơng trình của các ngành trên thường được dự
kiến trước trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân dài hạn với tiêu chí những
khoanh đất giao cho các nhu cầu phi nông nghiệp nên lấy từ đất không sử dụng
hoặc sử dụng kém hiệu quả trong nông nghiệp. Với trường hợp giao đất cho nhu
cầu khai thác khoáng sản, người ta thường phải lường trước mọi hậu quả có thể
xảy ra cho các đơn vị mất đất và đề xuất biện pháp khắc phục hậu quả giảm bớt
những ảnh hưởng xấu của nó. Dựa trên thực trạng, vấn đề bức xúc mà ngành
đang vấp phải và xu thế phát triển của từng ngành kinh tế để xây dựng quy hoạch
sử dụng đất đai trên cơ sở hợp thành của các quy hoạch ngành. Có như vậy, quy

12


hoạch sử dụng đất mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý
Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo kế hoạch chung của Nhà nước,
của ngành và của từng đơn vị sử dụng đất cụ thể. Việc bố trí giữa các ngành địi
hỏi phải có sự phân bố hợp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển tổng hợp. Các đơn
vị sản xuất nông nghiệp căn cứ vào nghĩa vụ giao nộp cho Nhà nước và các nhu
cầu tiêu dùng nội bộ mà xác định quy mơ diện tích trồng từng loại cây, số đầu gia
súc từng loại. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất có ảnh hưởng đến việc phát triển và

bố trí các ngành nghề, việc tổ chức lao động và năng suất lao động, đến tư liệu
sản xuất. Quy hoạch sử dụng đất phải có sự kết hợp hài hịa nhu cầu sử dụng đất
của các ngành, tổ chức lãnh thổ hợp lý mới giúp cho việc phát triển các ngành
cân đối theo chỉ tiêu và nhu cầu sử dụng đất đã định.
Phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Mỗi vùng khác nhau có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau
nên phương án quy hoạch xây dựng phù hợp cho từng vùng cũng khác nhau.
Thực tế cho thấy, các cơ sở sản xuất nông nghiệp thường đầu tư lớn cho các cơng
trình liên quan: nhà ở, thủy lợi, giao thơng... và những cơng trình này khai thác
hết cơng suất nếu vị trí xây dựng của chúng là hợp lý. Bên cạnh đó, để tăng năng
suất cây trồng phải xác định cơ cấu sử dụng đất thích hợp và cơ cấu ln canh
hợp lý trên địa bàn lãnh thổ đó. Vì vậy, khi quy hoạch sử dụng đất cần phải tính
tốn sao cho chúng sử dụng có hiệu quả nhất cả hiện tại và tương lai lâu dài. Qua
những lý luận trên cho thấy, khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phải
tuân theo những nguyên tắc trên mới đảm bảo phương án đó có tính khả thi và
tạo điều kiện sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và bền vững, thúc đẩy nền kinh tế - xã
hội phát triển.
d. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất.
Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như sau:
nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch, số lượng và thành phần đối tượng nằm trong
quy hoạch, phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như
nội dung và phương pháp quy hoạch. Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng
đất được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (như loại hình, dạng, hình thức
quy hoạch...) nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai (như điều

13



×