Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh thái bình luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG HẢI THẮNG

CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THÁI BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được nghiên cứu và thu thập từ thực tiễn và
chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017



Tác giả luận văn

Hoàng Hải Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS.TS.Đỗ Kim Chung – người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ các Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Công thương, Sở Tài nguyên Môi trường, Ban Quản lý các khu cơng nghiệp tỉnh
Thái Bình, Trung tâm hành chính cơng tỉnh Thái Bình... đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Hải Thắng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục biểu đồ, hộp và sơ đồ.................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách và giải pháp thu hút đầu tư
vào các khu công nghiệp ................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào KCN .................... 5


2.1.1.

Lý luận về KCN, chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào KCN ................... 5

2.1.2.

Vai trị, tác dụng của chính sách thu hút đầu tư vào KCN................................ 14

2.1.3.

Đặc điểm thu hút đầu tư vào KCN ................................................................... 18

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào KCN........... 20

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư vào KCN ....................... 26

2.2.

Cơ sở thực tiễn về chính sách thu hút đầu tư vào KCN ............................................27

2.2.1.

Kinh nghiệm thế giới về chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ...........27

2.2.2.


Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về chính sách thu hút
đầu tư vào các khu công nghiệp ........................................................................ 29

2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thái Bình ..................................... 32

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 34

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Bình .................................................................... 34

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 44


3.2.2.

Thu thập số liệu................................................................................................. 45

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 46

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................... 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 49
4.1.

Hiện trạng chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào kcn trên địa bàn
tỉnh Thái Bình ................................................................................................... 49

4.1.1.

Các chính sách thu hút đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình .............. 49

4.1.2.

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình ..........56

4.1.3.

Kết quả và hiệu quả thực hiện các chính sách, giải pháp thu hút đầu tư

vào các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình ......................................................... 69

4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào các
KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình ...................................................................... 79

4.2.1.

Về điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 79

4.2.2.

Điều kiện kinh tế xã hội. ................................................................................... 80

4.2.3.

Ý chí quyết tâm lãnh đạo, năng lực quản lý của Ban quản lý các KCN, CCN ............ 81

4.3.

Một số giải pháp hồn thiện chính sách, giải pháp thu hút đầu tư vào các
KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình ...................................................................... 85

4.3.1.

Hồn thiện chính sách về đất đai ...................................................................... 85

4.3.2.


Hồn thiện chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng ...................................................... 87

4.3.3.

Hồn thiện chính sách XTĐT và hỗ trợ các dịch vụ cơng ................................ 88

4.3.4.

Hồn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ...................................... 91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 94
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 94

5.2.

Kiến nghị đối với chính phủ ............................................................................. 95

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 97
Phụ lục ........................................................................................................................ 101

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt


BQL

Ban quản lý

CCN

Cụm công nghiệp

CN

Công nghiệp

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP


Tổng sản phẩm trên địa bàn

KCN

Khu công nghiệp

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NĐT

Nhà đầu tư

NN

Nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đơ la Mỹ

VCCI

Phịng Thương mại công nghiệp Việt Nam

VĐT

Vốn đầu tư

XK, NK

Xuất khẩu, Nhập khẩu

XTĐT

Xúc tiến đầu tư

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Bình ...........................................................39
Bảng 3.2. Hiện trạng quy mơ và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Bình ..................41
Bảng 3.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình.....................................43
Bảng 3.4. Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................44
Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra ....................................................................................46
Bảng 4.1. Chính sách về đất đai......................................................................................50
Bảng 4.2. Chính sách hạ tầng kỹ thuật ...........................................................................51
Bảng 4.3. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực .....................................................52
Bảng 4.4. Chính sách hỗ trợ chi phí đổi mới khoa học cơng nghệ .................................52
Bảng 4.5. Chính sách hỗ trợ đối với các dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước
thải tập trung của khu công nghiệp, cụm công nghiệp .................................53
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh Thái Bình từ
năm 2015-2017.............................................................................................55
Bảng 4.7. Kết quả các DN được hỗ trợ về thuế TNDN tại các KCN trên địa bàn
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2016 ............................................................56
Bảng 4.8. Kết quả biện pháp hỗ trợ giá thuê đất tại các KCN trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2010 -2016 ....................................................................................58
Bảng 4.9. Nguyên nhân DN đánh giá hỗ trợ giá thuê đất tại các KCN chưa tốt ............59
Bảng 4.10. Kết quả hỗ trợ đào tạo lao động trong KCN trên địa bàn tỉnh Thái
Bình năm 2016 .............................................................................................61
Bảng 4.11. Kết quả hỗ trợ CSHT cho phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2010-2016 ............................................................................62
Bảng 4.12. Kết quả hỗ trợ xử lý nước thải và môi trường trong các KCN tỉnh
Thái Bình năm 2016 .....................................................................................64
Bảng 4.13. Kết quả điều tra đánh giá việc hỗ trợ xử lý nước thải và môi trường ..........65
Bảng 4.14. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2010 -2016 ...........................................................................................68

Bảng 4.15. Thống kê các chỉ số PCI giai đoạn 2013-2016 tỉnh Thái Bình ....................68
Bảng 4.16. Số lượng các dự án đầu tư tại các KCN của tỉnh Thái Bình ........................70
Bảng 4.17. Quy mơ VĐT vào các KCN của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2016 ........72

vi


Bảng 4.18. Quy mô vốn đầu tư theo ngành nghề năm 2016...........................................73
Bảng 4.19. Quy mô vốn đầu tư theo nguồn vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh
Thái Bình ......................................................................................................74
Bảng 4.20. Giá trị sản xuất của các KCN tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 – 2016 ..........75
Bảng 4.21. Số lao động đang làm việc tại các KCN tỉnh giai đoạn 2010-2016 .............76
Bảng 4.22. Đóng góp về giá trị sản lượng của các KCN vào giá trị tổng sản
lượng của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010-2016 ...........................................77
Bảng 4.23. Thu nhập của người lao động trong các KCN của tỉnh Thái Bình ...............78
Bảng 4.24. Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ ban quản lý KCN, CCN tỉnh
Thái Bình ......................................................................................................82
Bảng 4.25. Việc bố trí cơng việc đội ngũ cán bộ ban quản lý KCN,CCN tỉnh
Thái Bình ......................................................................................................82
Bảng 4.26. Đánh giá của lãnh đạo ban quản lý KCN, về trình độ và phẩm chất
đạo đức của đội ngũ cán bộ ..........................................................................83
Bảng 4.27. Đánh giá sự phối hợp của Chính quyền địa phương các cấp .......................85

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP VÀ SƠ ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Đánh giá của các DN về giải pháp hỗ trợ thuế ...........................................57
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của các DN về giải pháp hỗ trợ về đất ........................................59

Biểu đồ 4.3. Đánh giá của các DN về giải pháp hỗ trợ về đào tạo .................................61
Biểu đồ 4.4. Đánh giá của DN về thực trạng cải thiện CSHT vào các KCN..................63
Biểu đồ 4.5. Đánh giá của DN về thủ tục hành chính, quản lý đầu tư của tỉnh Thái
Bình ............................................................................................................69
Hộp 4.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển KCN của tỉnh
Thái Bình ...................................................................................................79
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của BQL các KCN tỉnh Thái Bình .......................................84

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ tên học viên: Hồng Hải Thắng
Tên đề tài luận văn: Chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
của tỉnh Thái Bình
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Kim Chung
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu của luận văn với các nội dung chủ yếu là: phân tích thực trạng chính
sách và giải pháp thu hút đầu tư vào khu cơng nghiệp tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2010 2016, đưa ra các giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách,
giải pháp và các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Đối
tượng điều tra, khảo sát của đề tài là các DN đang hoạt động tại các KCN trên địa bàn
tỉnh, các cán bộ quản lý nhà nước có liên quan.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: luận văn sử dụng 2 phương pháp thu
thập số liệu thứ cấp và sơ cấp. Các số liệu thứ cấp liên quan đến phát triển công nghiệp
(các quy hoạch, cơ chế chính sách, nguồn lực, số lượng DN …) được thu thập thơng qua

các báo cáo của các sở, ngành có liên quan. Các thông tin số liệu về công tác quản lý
nhà nước về phát triển công nghiệp như: kết quả sản xuất công nghiệp, số DN thành lập
mới, số DN đầu tư, hỗ trợ DN, số lao động được hỗ trợ đào tạo nghề… được thu thập từ
các báo cáo, số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Thái Bình… Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn 52 doanh
nghiệp công nghiệp, 33 cán bộ quản lý, thực thi chính sách thu hút đầu tư vào KCN với
nội dung điều tra chủ yếu là đánh giá mức độ hài lịng về các cơ chế chính sách có ảnh
hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp như; đất đai, kết cấu hạ tầng, xúc tiến
thương mại, nguồn nhân lực...ngồi ra luận văn cịn sử dụng các phương pháp thống kê
mô tả, tổng hợp, phân tích kinh tế, nghiên cứu so sánh. Cơng cụ phân tích được sử dụng
trên phần mềm SPSS.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, về giá trị sản xuất của các Khu cơng nghiệp trong giai
đoạn 2011 – 2016 đóng vai trị là nền tảng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng
công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, giải quyết việc làm (tỷ trọng
ngành nông nghiệp giảm từ 41,3% năm 2010 xuống 36,33% năm 2016; tỷ trọng ngành
công nghiệp- xây dựng tăng từ 25,9% năm 2010 lên 30,43% năm 2016, ngành dịch vụ
từ 32,9% năm 2010 lên 33,23% năm 2016), tăng thu nhập cho người lao động (từ 2,7

ix


triệu đồng/người/tháng năm 2010 lên 3,5 triệu đồng/người/tháng năm 2016), từng bước
hình thành huyện cơng nghiệp (Thái Thụy, Tiền Hải). Đồng thời, cũng chỉ ra những khó
khăn, thách thức và tồn tại nhiều vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện, đó là: Hiệu quả
cơng tác quy hoạch các khu, cụm cơng nghiệp cịn hạn chế (chưa có các quy hoạch dài
hạn, chủ yếu đến năm 2020) , nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển
khu công nghiệp chưa cao (hiện cơ sở hạ tầng của một số KCN chưa hoàn thiện xong
như Gia Lễ, Cầu Nghìn, Tiền Hải, Sơng Trà), cơng tác tun truyền xúc tiến đầu tư còn
nhiều hạn chế (do nguồn ngân sách bố trí thực hiện XTĐT cịn thấp), đa số các dự án

quy mô nhỏ, vốn đầu tư trên một dự án chưa cao, thu hút đầu tư các dự án có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi cịn thấp (giai đoạn 2010-2016, tỉnh Thái Bình thu hút được 04 dự
án đầu tư nước ngồi). Cơ chế chính sách tuy đã được cải thiện nhưng thủ tục hành
chính cịn nhiều bất cập, cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp các ưu đãi về thuế, lãi suất, đào
tạo lao động tuy đã được ban hành nhưng chưa được áp dụng nhiều vào thực tế.
Qua những nội dung nghiên cứu, luận văn đưa ra những quan điểm, định hướng
tăng cường công tác quản lý nhà nước, tăng cường thu hút đầu tư đối với các khu công
nghiệp của tỉnh. Đề xuất một số giải pháp chính như: Hồn thiện sửa đổi bổ sung chính
sách của nhà nước và tỉnh về thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp, nâng cao tính
hiệu quả của các chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tăng cường hiệu
quả công tác triển khai, giám sát thực hiện chính sách.

x


THESIS ABSTRACT
Name of author: Hoang Hai Thang
Thesis title: Policies and solutions to attract investment in industrial zones of Thai Binh
province
Major: Economic management

Code: 60 34 04 10

Instructor: Prof. Dr. Do Kim Chung
Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
The objectives of the thesis are as follows; Analyze the current situation of
policies and solutions to attract investment in Thai Binh Industrial Zone, 2010 - 2016, to
propose solutions to attract investment in the coming time. Research subjects are
theoretical and practical issues related to policies to attract investment in industrial
zones and influencing factors. Investors of the project are enterprises operating in

industrial zones in the province and related state management officials.
Research methods used; The dissertation uses two methods of secondary and
primary data collection. Secondary data relating to industrial development (plannings,
mechanisms, policies, resources, number of enterprises ...) are collected through reports
from related departments. Information on the state management of industrial
development such as; the results of industrial production, the number of newlyestablished enterprises, the number of enterprises investing, supporting the enterprises,
the number of laborers supported for vocational training ... are collected from reports
and statistical data of the Department Thai Binh province, Department of Planning and
Investment of Thai Binh province.Primary data was collected through interviews with
industrial enterprises, managers, and policy implementation to attract investment into
the industrial zone. Regarding the mechanisms and policies that affect the attraction of
investment in industrial parks such as; land, infrastructure, trade promotion, human
resources ... In addition, the thesis also uses statistical methods of description, synthesis,
economic analysis, comparative research. Analytical tools are used on SPSS software.
According to the research results, the production value of industrial zones in the
period of 2011-2016 plays the role of the foundation of the economy, contributing to
socio-economic development and moving The economic structure of the province is to
increase the ratio of industry and services to reduce the proportion of agriculture and
employment (the share of agriculture decreases from 41.3% in 2010 to 36.33% in 2016,
industry- construction increased from 25.9% in 2010 to 30.43% in 2016, service sector
from 32.9% in 2010 to 33.23% in 2016), increased income for employees (from VND

xi


2.7 million / person / month in 2010 to VND 3.5 million / person / month in 2016),
gradually forming industrial district (Thai Thuy, Tien Hai). At the same time, the
difficulties, challenges and problems that need to be further improved are as follows:
The effectiveness of the planning of industrial zones and clusters is limited (there are no
long-term plans Infrastructure for industrial park development is not high (currently, the

infrastructure of some unfinished industrial parks such as Gia Le, Cau Nghin, Tien Hai,
Song Tra is still very limited. (Due to budget allocated for investment promotion is still
low), most of the small-scale projects, investment capital on a project is not high.
Investment in foreign direct investment projects is still low (in the period 2010-2016,
Thai Binh province attracted 4 foreign investment projects). Policies have improved, but
administrative procedures are still inadequate. The mechanism to support enterprises
with tax incentives, interest rates and labor training has been promulgated but has not
been applied much. into reality.
Based on the contents of the research, the dissertation gives the viewpoints and
orientations for enhancing the state management and increasing the investment
attraction for industrial parks of the province. Proposing a number of key solutions,
such as: Completing the revision of state and provincial policies on attracting
investment in industrial zones, improving the effectiveness of attracting policies. invest
in industrial zones; improve effectiveness of implementation and supervision of policy
implementation.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển các khu công nghiệp (KCN) để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội (KT-XH) của tỉnh là một trong những chủ trương được Tỉnh ủy và UBND
tỉnh Thái Bình đưa ra từ những năm đầu của thế kỷ 21. Chủ trương này đã được
Chính quyền tỉnh hiện thực hóa trên thực tế bằng việc xây dựng và phát triển các
KCN. Trong giai đoạn từ 2000 đến nay số lượng và quy mô của các KCN trên
địa bàn tỉnh đã tăng lên đáng kể. Tồn tỉnh hiện có 6 KCN với tổng diện tích là
1.213 ha. Cùng với việc xây dựng mới các KCN, tỉnh Thái Bình cũng đã thực
hiện những biện pháp nhằm thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh. Nhiều chính
sách đã được ban hành nhằm cải thiện mơi trường đầu tư của tỉnh nói chung và

tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào các KCN, bao gồm
chính sách về đất đai, chính sách về cơ sở hạ tầng (CSHT), chính sách tài
chính….
Sự mở rộng về số lượng và quy mô của các KCN trên địa bàn tỉnh cũng
như các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Thái Bình trong thời gian qua đã
có vai trị quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngồi nước đến
đầu tư. Chính sự phát triển của các KCN đã góp phần đáng kể trong việc tạo ra giá
trị sản lượng, việc làm, nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu (XK) cũng như nâng cao
mức sống dân cư trong tỉnh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2012 đến nay
dòng vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh có xu hướng chững lại, tỷ lệ lấp đầy còn
ở mức thấp, chỉ đạt khoảng 60%. Đối với một số KCN mặc dù đạt tỷ lệ lấp đầy
khá cao nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn cam kết lại thấp. Cá biệt có những dự
án chỉ đạt tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn cam kết là 30%. Cũng trong giai đoạn này,
các dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh trong giai đoạn này chủ yếu có quy mơ
nhỏ, chưa có các nguồn vốn từ những tập đoàn kinh tế lớn ở trong và ngoài nước.
Nguyên nhân một phần do hệ thống cơ chế, chính sách quy định về KCN, khu
kinh tế, khu chế xuất vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục như: Việc
hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về KCN, khu kinh tế chưa được
triển khai đầy đủ và toàn diện, Việc phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý KCN,
khu kinh tế còn bất cập, chưa thực sự nhất quán với pháp luật về khu kinh tế, đặc
biệt là về cơ chế phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý thực hiện chức năng “một

1


cửa”, chưa tạo sự thuận lợi tối đa cho Ban Quản lý KCN, khu kinh tế thực hiện
trách nhiệm quản lý nhà nước. Tính ổn định, thống nhất trong các chính sách
hiện hành cịn một số điểm vướng mắc, chưa thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát
triển các KCN, khu kinh tế và khiến các nhà đầu tư khó khăn trong việc thích

ứng với chính sách mới, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực gắn với ngành
nghề thu hút đầu tư trong các KCN, khu kinh tế chưa được quan tâm thích đáng,
dẫn tới việc thiếu hụt nguồn nhân lực cho một số dự án lớn đang triển khai tại
một số KCN. Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (nhà ở cho
chuyên gia, công nhân, trường học, bệnh viện...) cũng chưa được quan tâm, do
vậy chưa tạo sự hấp dẫn thu hút người lao động.
Trước thực tế này địi hỏi tỉnh Thái Bình cần phải tiếp tục nghiên cứu,
đánh giá để có những chính sách phù hợp nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào
các KCN trong thời gian tới, đặc biệt là đối với các KCN cịn trống nhiều diện
tích. Xuất phát từ tình hình nêu trên, tơi quyết định chọn đề tài: “Chính sách và
giải pháp thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp của tỉnh Thái Bình” làm đề tài
nghiên, với mong muốn có những đóng góp nhất định vào công cuộc đổi mới và
phát triển các KCN của tỉnh nói riêng và KT-XH của tỉnh nói chung.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá khái quát thực trạng triển khai thực hiện các chính sách
và giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Thái
Bình. Đề xuất giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN
của tỉnh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách và các
giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp
- Đánh giá thực trạng chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào các Khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới
thực hiện các chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn
tỉnh trong thời gian qua
- Đề xuất các giải pháp để hồn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả các
giải pháp thu hút đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

2



1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chính sách và giải pháp của tỉnh
nhằm thu hút đầu tư vào các KCN.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu các chính sách và giải pháp
thu hút đầu tư phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Bao gồm chính
sách của Trung ương và chính sách của tỉnh Thái Bình. Nghiên cứu các giải pháp
thu hút đầu tư phát triển các KCN của tỉnh gồm: hỗ trợ về thuế, hỗ trợ về CSHT,
hỗ trợ về đất, hỗ trợ về đổi mới khoa học công nghệ, hỗ trợ về đào tạo, hỗ trợ về
xử lý nước thải và cải cách thủ tục hành chính.
- Về thời gian: luận văn xem xét, đánh giá thực trạng triển khai các chính
sách thu hút đầu tư phát triển các KCN của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 – 2016
(trong đó có sử dụng thêm số liệu năm 2010 để so sánh). Số liệu sơ cấp được tiến
hành thu thập năm 2017.
Thời gian nghiên cứu đề tài được thực hiện từ tháng 9/2016 đến tháng
9/2017.
- Về không gian: luận văn được thực hiện ở 6 khu cơng nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Bình.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu cần trả lời các câu
hỏi sau:
- Cơ sở lý luận về chính sách, giải pháp thu hút đầu tư vào KCN ?
- Thực trạng chính sách, giải pháp thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Thái Bình
như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chính sách, giải pháp thu hút đầu từ vào
KCN tỉnh Thái Bình?
- Cần có những giải pháp nào để hồn thiện chính sách, giải pháp thu hút

đầu tư vào KCN tỉnh Thái Bình?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận:

3


Đề tài đã góp phần bổ sung, hồn thiện những vấn đề lý luận về chính sách,
giải pháp thu hút đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Nghiên cứu đã hệ thống được những bài học kinh nghiệm trong thu hút đầu
tư vào KCN của một số nước trên thế giới và ở một số địa phương của Việt
Nam. Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thu hút đầu tư vào KCN của
tỉnh Thái Bình.
Về thực tiễn:
Phân tích thực trạng chính sách, giải pháp thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Thái
Bình để đánh giá những kết quả đạt được qua các năm 2014-2016, những tồn tại
hạn chế và tìm ra nguyên nhân. Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng
chính sách, giải pháp thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Thái Bình từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách, giải pháp thu hút đầu tư vào KCN tỉnh
Thái Bình.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ
GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU
TƯ VÀO KCN
2.1.1. Lý luận về KCN, chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào KCN
2.1.1.1. Khái quát về khu công nghiệp

- Khái niệm khu cơng nghiệp
Theo Nghị định số 36/NĐ-CP (Chính phủ, 1997) "KCN là khu tập trung
các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân
cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập,
trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất". Theo Luật Đầu tư (Quốc hội,
2014), “KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”
Về mặt pháp lý, các KCN là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh
nghiệp hoạt động trong các KCN của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của pháp luật
Việt Nam như Luật đầu tư, Luật lao động, quy chế về KCN...
KCN là một thuật ngữ để chỉ một vùng lãnh thổ quốc gia được xác định
ranh giới địa lý rõ ràng. KCN là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công
nghiệp. Các nguồn lực của nước sở tại Việt Nam, của các nhà đầu tư trong và
ngoài nước tập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng
góp vào phát triển kinh tế, những ngành mà nhà nước ưu tiên, cho phép đầu tư.
KCN có các điều kiện đặc thù về cơ sở hạ tầng, chính sách, ... thuận lợi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mục tiêu của một địa phương
khi xây dựng KCN là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của tỉnh thông qua phát triển sản xuất, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ
tầng, chuyển giao công nghệ, kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường (Phan Đăng Tuất và
Lê Minh Đức, 2006).
- Những đặc trưng cơ bản của khu cơng nghiệp
+ Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư (gọi
chung là doanh nghiệp KCN). KCN là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản

5



xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị doanh nghiệp dịch vụ gắn liền với
sản xuất CN. Theo điều 6 Quy chế KCN ban hành kèm Nghị định số 36/NĐ-CP
(Chính phủ, 1997) thì doanh nghiệp KCN có thể là các doanh nghiệp Việt Nam,
thuộc mọi thành phần kinh tế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoặc các
bên tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh, các doanh nghiệp này được quyền
kinh doanh trong các lĩnh vực cụ thể sau: Xây dựng và kinh doanh các cơng trình
kết cấu hạ tầng; sản xuất gia công, lắp giáp các sản phẩm công nghiệp để xuất
khẩu và tiêu dùng ở trong nước, phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết
kỹ thuật, quy trình cơng nghệ; nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ để
nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới; dịch vụ hỗ trợ sản xuất
công nghiệp.
+ Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (CSHT): Nghị định số 36/NĐ-CP (Chính phủ,
1997) quy định các KCN đều xây dựng hệ thống CSHT, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh như hệ thống giao thông, hệ thống điện nước,
viễn thông liên lạc. Thông thường việc phát triển CSHT trong KCN do một công
ty xã hội khác phát triển công suất hạ tầng đảm nhiệm. Tại Việt Nam công ty này
là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh
nghiệp trong nước thực hiện. Các công ty phát triển CSHT KCN sẽ xây dựng các
kết cấu hạ tầng sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
+ Về tổ chức quản lý: Theo Nghị định số 36/NĐ-CP (Chính phủ, 1997)
quy định KCN đều thành lập hệ thống ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. Ngoài ra tham gia vào quản lý tại các
KCN cịn có nhiều Bộ như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Cơng thương, Bộ Xây
dựng...
- Mơ hình và các loại hình KCN
Theo Phan Đăng Tuất và Lê Minh Đức (2006), từ thực tiễn phát triển kinh
tế thế giới trong xu thế tồn cầu hóa cùng với điều kiện của mỗi quốc gia, thế
giới ngày nay định ra các mơ hình KCN khác nhau. Tại Việt Nam, tùy theo quy
mơ, tính chất hoạt động, trình độ cơng nghệ và mục đích thành lập khác nhau mà

KCN được chia thành các loại hình khác nhau như sau:
+ Theo quy mơ, KCN được chia thành 2 loại:
KCN tập trung: có quy mô từ 50ha trở lên

6


KCN vừa và nhỏ: có quy mơ nhỏ hơn 50ha
+ Phân theo chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN, có:
KCN do doanh nghiệp 100% vốn nhà nước làm chủ đầu tư
KCN do liên doanh giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các
doanh nghiệp trong nước.
KCN do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư
+ Phân theo mục đích phát triển KCN
KCN nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài
KCN nhằm di rời các sơ sở công nghiệp trong các thành phố, đô thị lớn
KCN gắn với ưu thế của địa phương
+ Phân theo trình độ công nghệ
KCN tập trung các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo
KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng
KCN gắn với nơng nghiệp, nơng thơn
2.1.1.2. Chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào KCN
- Khái niệm về chính sách
Thuật ngữ chính sách và việc hoạch định, triển khai thực hiện chính sách
đã hiện hữu từ khá lâu ở Việt Nam tuy nhiên khoa học nghiên cứu về chính sách
cịn chưa đạt được sự phát triển tương xứng. Do đó, khái niệm chính sách cịn
được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn:
- Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ nhằm điều khiển
nền kinh tế hướng tới mục tiêu nhất định, từng bước tháo gỡ khó khăn trong
thực tiễn, đảm bảo vận hành nền kinh tế thơng qua các quy định trong văn bản

chính sách của Chính phủ (Phạm Vân Đình, Dương Văn Hiểu, Nguyễn
Phượng Lê, 2009)
- Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào
đó của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính
phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó (Đỗ Kim Chung, 2016).
- Từ điển bách khoa Việt Nam (1995) đã đưa ra khái niệm về chính sách
như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm
vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực

7


cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào
tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa”.
Với các cách hiểu chính sách như trên, có thể hiểu khái quát chính sách
như sau: Chính sách là tập hợp các quan điểm,phương pháp, cách thức mà Chính
phủ lựa chọn tác động vào các lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế nhắm đạt
được các mục tiêu đề ra trong một thời gian nhất định.
- Mục tiêu và các yêu cầu đặt ra đối với chính sách thu hút đầu tư vào
các KCN gồm:
+ Mục tiêu của chính sách thu hút đầu tư vào các KCN
Sau khi nhận thức được nhu cầu cần hình thành chính sách thu hút đầu tư
vào các KCN, các nhà hoạch định chính sách cần tiến hành xác định các mục tiêu
của chính sách thu hút này. Mục tiêu của chính sách thu hút này cần phải đáp ứng
các yêu cầu sau đây:
Mục tiêu thu hút đầu tư vào các KCN của địa phương phải cụ thể. Mục
tiêu quá chung chung sẽ dẫn đến tình trạng có thể chính sách nhầm đối tượng
hoặc trải q rộng gây hiểu nhầm đối với các đối tượng được hưởng chính sách
nếu mục tiêu q chung chung, khơng cụ thể. Tuy nhiên, mục tiêu đề ra cũng
không cần quá chi li, cụ thể làm giảm tính sáng tạo của các đơn vị khi thực hiện.

Mục tiêu thu hút đầu tư vào các KCN của địa phương là các chỉ tiêu phải
đo lường được. Mục tiêu đưa ra phải đo lường được để phục vụ công tác đánh
giá, kiểm tra giám sát kết quả thực hiện chính sách thu hút sau một thời gian triển
khai. Tuy nhiên, mục tiêu định tính cũng vẫn có thể bảo đảm được tính xác đáng
khi chúng được xác định rõ các đặc tính cũng như thời hạn hồn thành.
Khơng nên đưa ra q nhiều mục tiêu cụ thể cho chính sách thu hút đầu tư
vào KCN. Một chính sách có thể có nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên,
việc có quá nhiều mục tiêu (nhiều hơn mức cần thiết) sẽ dẫn đến tình trạng
mất tập trung, phân tán sự điều hành thực hiện chính sách, làm giảm hiệu quả
của chính sách.
Mục tiêu của các chính sách thu hút đầu tư vào KCN mà địa phương đề
ra là hiện thực và có khả năng đạt được. Điều này có nghĩa là mục tiêu đưa ra
phải căn cứ vào tình hình thực tế của các KCN hiện tại của địa phương, hợp
lý, phù hợp với năng lực, khả năng của các đơn vị cấp dưới trong triển khai,
thực hiện chính sách.

8


Mục tiêu của các chính sách thu hút đầu tư vào KCN mà địa phương đề ra
phải có tính thời gian. Mỗi mục tiêu của chính sách thu hút đầu tư phải gắn liền
với thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
Mục tiêu chính sách thu hút đầu tư vào các KCN không được mâu thuẫn
với những mục tiêu của chính sách khác của chính quyền địa phương. Các chính
sách cần phải đặt ra trong một mối tương quan nhất định và sẽ cần có một sự
thống nhất nhất định giữa các chính sách với nhau (Phan Đăng Tuất và Lê Minh
Đức, 2006).
+ Yêu cầu đặt ra đối với chính sách thu hút đầu tư vào KCN (Lê Chi
Mai, 2001)
Một là, chính sách của địa phương cần tuân thủ chính sách, pháp luật

của Trung ương: Chính sách thu hút đầu tư vào các KCN của địa phương được
xây dựng trên cơ sở hệ thống chủ trương pháp luật của Đảng và Nhà nước, chính
sách của trung ương trong từng thời kỳ.
Hai là, chính sách của địa phương cần đảm bảo tính khoa học: Chính
sách ban hành phải có căn cứ khoa học và thực tiễn, cần khả thi và chấp nhận
được.
Ba là, đảm bảo tính đồng bộ giữa các chính sách bộ phận trong thực hiện
mục tiêu. Chính sách này đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ từ vấn đề ưu đãi trong
sử dụng đất, CSHT, những hoạt động XTĐT cho đến công tác đào tạo nghề cho
người lao động để DN có thể có được nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
Bốn là, chính sách của địa phương cần đảm bảo tính phù hợp. Mục tiêu
của chính sách phải phù hợp với chiến lược phát triển KCN của tỉnh nói riêng và
chiến lược phát triển CN của tỉnh nói chung, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại
địa phương, đảm bảo khả năng cạnh tranh và hội nhập. Xu hướng này địi hỏi
chính quyền tỉnh phải chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng
nhu cầu của thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của địa phương chất lượng
nguồn nhân lực.
Năm là, Chính sách của địa phương đảm bảo tỉnh hiệu lực, hiệu quả.
Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi trong q trình thiết lập mục tiêu chính sách,
cần xác định phạm vi ảnh hưởng của chính sách, đồng thời tính tốn khả năng
thực hiện mục tiêu trên cơ sở nguồn lực của tỉnh. Xác định được kết quả đạt được
trong mối quan hệ với chi phí có hạn của chính quyền.

9


Sáu là, đảm báo tính cơng bằng. Ngay từ khi nghiên cứu, xây dựng chính
sách phải đảm bảo sự cơng bằng ngay đối với các đối tượng thụ hưởng chính
sách đó.

- Khái niệm về giải pháp thu hút đầu tư vào KCN
Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó, theo Từ điển
bách khoa Việt Nam (1995) “Giải pháp là phương pháp giải quyết vấn đề”.
Trong bất kỳ khó khăn hay trước một vấn đề nào đó ta cần có những giải
pháp để giải quyết những vấn đề đó. Giải pháp giúp con người giải quyết các vấn
đề theo một phương hướng và đạt được mục đích của mình. Mỗi vấn đề, khó
khăn có nhiều cách để giải quyết. Nói cách khác là có nhiều giải pháp, tuy nhiên
đối với những vấn đề mang tính vĩ mơ, tính xã hội thì cần có q trình và thực
hiện đồng loạt các giải pháp kết hợp để giải quyết các khó khăn đó.
Giải pháp càng thiết thực, sát với vấn đề khó khăn thì việc giải quyết các
khó khăn đó càng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngược lại, các giải pháp mang
tính hình thức, khơng thực tế thì càng làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng và
khó giải quyết hơn (Trần Thị Minh Châu, 2007)
Như vậy, trong nghiên cứu này giải pháp được coi là các cách giải quyết
vấn đề theo mục đích cụ thể.
Từ định nghĩa về giải pháp nêu ở trên, ta có thể khái quát được giải pháp
thu hút đầu tư vào KCN được hiểu là cách thức giải quyết, là con đường cần
hướng tới, đi theo để thực hiện việc thu hút đầu tư vào các KCN phát triển hơn,
tăng cả số lượng và chất lượng, góp phần làm tăng tỷ lệ lấp đầy của KCN, giải
quyết việc làm cho lao động địa phương.... đồng thời vẫn đảm bảo sự bền vững
của môi trường.
2.1.1.3. Khái niệm đầu tư vào khu công nghiệp
Theo Luật đầu tư (Quốc hội, 2014), “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn
bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành các
hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan”. Theo Từ
Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2013), giáo trình Kinh tế đầu tư của trường
Đại học Kinh tế quốc dân “Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực
trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được một kết quả hoặc một tập
hợp mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định”. Những kết quả
sẽ đạt được có thể là sự gia tăng thêm về mặt giá trị của các tài sản tài chính,


10


hoặc tăng thêm năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản vật chất, tài sản
trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao
hơn. Dưới góc độ DN, khái niệm đầu tư là “hoạt động sử dụng vốn cùng các
nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng thêm tài sản
mới cho DN, tạo thêm việc làm, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao đời sống
các thành viên trong đơn vị”.
Doanh nghiệp chủ yếu đầu tư nhằm mục tiêu chính là lợi nhuận. Đối
tượng đầu tư là chương trình, dự án, cơng trình hoặc nhóm cơng trình mà nhà đầu
tư đem vốn thực hiện nhằm đạt được mục đích nhất định. Sự hấp dẫn của các đối
tượng đầu tư sẽ thay đổi theo thời gian: ở thời điểm này nó có thể là đối tượng
hấp dẫnn NĐT nhưng sang thời kỳ khác nó có thể khơng cịn là đối tượng hấp
dẫn nữa. Đầu tư vào KCN có thể hiểu là hoạt động của nhà đầu tư trong việc sử
dụng vốn và các nguồn lực khác để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
trong KCN nhằm mục đích tạo ra giá trị gia tăng và thu lợi nhuận.
2.1.1.4. Đặc điểm của đầu tư vào KCN
Theo Trần Thị Minh Châu (2007), đầu tư vào KCN là hoạt động sử dụng
tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài
nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Theo đó, đầu tư vào KCN có
những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Thời gian đầu tư tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên. Thời hạn đầu tư
được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư và còn được gọi là đời
sống của dự án.
- Lợi ích của đầu tư mang lại được biểu hiện trên 2 mặt: lợi ích tài chính
(biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu KTXH). Lợi ích tài chính thường ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư,
cịn lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng.
Dựa vào tài chính, nhà đầu tư (kể cả trường hợp nhà đầu tư là Nhà nước)

có thể ra quyết định hay khơng. Dựa vào lợi ích kinh tế xã hội, Nhà nước hay địa
phương có KCN sẽ ra quyết định có cấp giấy phép đầu tư.
2.1.1.5. Các nguồn vốn đầu tư vào khu CN
Theo Phan Đăng Tuất và Lê Minh Đức (2006), nguồn vốn đầu tư vào
KCN bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn của tư

11


nhân. Vốn đầu tư nước ngồi có vốn ODA, vốn tín dụng từ các ngân hàng
thương mại quốc tế và vốn FDI.
Nguồn vốn nhà nước, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước bao gồm: vốn từ
ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn từ các DN
nhà nước. Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư của nhà nước giữ
một vị trí quan trọng. Trong KCN, nguồn vốn này chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ
tầng, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
Việc phân bổ vốn nhà nước để đầu tư vào KCN đóng vai trị quan trọng trọng để
thu hút các nguồn vốn đầu tư khác.
Nguồn vốn của tư nhân trong nước, bao gồm phần tiết kiệm của dân
cư, phần tích lũy của doanh nghiệp tư nhân. Mục tiêu chính của loại vốn đầu
tư này là lợi nhuận. Vì thế, động lực để thu hút nguồn vốn này sẽ là những yếu
tố làm tăng tỷ suất lợi nhuận của vốn. Đặc điểm của nguồn vốn này là tính lưu
động cao, nhà đầu tư sẵn sàng chuyển dịch vốn sang những lĩnh vực đầu tư
khác nhau mang lại lợi nhuận cao hơn.
Nguồn vốn đầu tư nước ngồi, có thể chia thành hai loại: nguồn vốn
ODA và vốn FDI. Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc
tế và các chính phủ nước ngồi cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang
phát triển. Vốn FDI có đặc điểm là vốn của tư nhân, mục tiêu là lợi nhuận vì vậy
NĐT sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu

quả. Cũng giống như vốn của khu vực kinh tế tư nhân trong nước, động lực để
thu hút nguồn vốn này sẽ là những yếu tố làm tăng tỷ suất lợi nhuận của vốn và
đây cũng là nguồn vốn có tính lưu động cao.
Việc phân chia vốn theo nguồn vốn nhằm mục đích hiểu rõ bản thất của
vốn làm căn cứ khoa học để đưa ra các biện pháp thu hút đầu tư vào các KCN.
2.1.1.6. Các yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư trong các khu cơng nghiệp
Vị trí địa lý và kết cấu hạ tầng khu công nghiệp:
Theo Đỗ Hữu Hào (2006), một KCN đặt ở vị trí địa lý khơng thuận lợi sẽ
là khó khăn rất lớn trong q trình thu hút đầu tư, nó địi hỏi cơ chế thu hút đầu
tư phải rất thoáng để giảm chi phí cho nhà đầu tư và ngược lại. Vì vậy khi xây
dựng KCN cần xem xét các tổng thể các yêu tố: quy hoạch của vùng, vị trí địa lý,
điều kiện thổ nhưỡng,… Vị trí địa lý của KCN bao gồm: vị trí địa lý tự nhiên, vị
trí địa lý giao thông. KCN muốn thu hút các nhà đầu tư cần có vị trí tự nhiên phù

12


×