Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

phan tich bai tho Anh trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.69 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Phân tích bài thơ Ánh trăng</b></i>


Trăng- là đề tài cho bao thi ca thử bút, thử tài thơ văn của mình. Bác Hồ cũng chẳng ca ngợi trăng đẹp là còn gì,
và thơ Bác nói về trăng cũng không ít. Trăng đẹp là một vẻ nhưng đối với tuổi thơ, đối với người lính trăng còn là bạn,
là tri kỉ và trăng còn là một kẻ thủy chung. Và vẻ đẹp ấy đã được Nguyễn Duy hội tụ nơi bài thơ ánh trăng.


Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Và tác giả đã men theo dòng thời
gian ấy để bộc lộ. Trước hết là hình ảnh vầng trăng thiên nhiên gắn bó với tuổi thơ:


Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể


Hai câu thơ ấy gợi ra trước mắt ta một tuổi thơ đầy ắp những kỉ niệm êm đềm, tuổi thơ được vui đùa, được hòa mình
với thiên nhiên, sông, bể… Và khi trở thành người lính, trăng và người vẫn gắn bó bên nhau:


Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ


Trăng với người lính trở thành đôi bạn tri kỉ gắn bó với nhau, Trăng còn là lời nhắc nhở về những tháng năm gian lao
của cuộc đời người lính gắn bó với trăng và thiên nhiên vì vậy mà họ trở thành tri kỉ với nhau.


Vầng trăng đẹp đẽ, ân tình gắn bó với những kỉ niệm thiếu thời và chinh chiến. Trăng là hình ảnh của sự hồn
nhiên tươi mát, là trò chơi của tuổi thơ, là ước mơ trong sáng, là ánh sáng, là niềm vui bầu bạn với người lính. Con
người khi ấy sống giản dị và hòa hợp với thiên nhiên trong lành:


Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa


Con người với thiên nhiên gắn kết với nhau, sống thủy chung, tri kỉ. Từ những tháng năm tuổi thơ từng trải, nhọc nhằn


gắn bó với đồng, với sông rồi với bể cho đến những tháng năm chiến tranh gian khổ sống với rừng, bao giờ trăng cũng
gần gũi, thân thiết. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như hình ảnh quá
khứ, là hiện thân của kí ức chan hòa tình nghĩa. Con người cứ đinh ninh về sự bền chặt của mối giao tình ấy và nghĩ sẽ
không bao giờ quên, không bao giờ vứt bỏ tình nghĩa ấy. Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, cuộc sống thay đổi, con
người cũng đổi thay. Cuộc sống nơi thành thị sa hoa lộng lẫy, đầy đủ tiện nghi. Ánh trăng soi sáng bao ngày gian khổ
chiến đấu thì giờ đây lại bị vứt bỏ đi, thay vào đó là ánh điện sáng chói. Vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa ngày
xưa ấy đã mau chống trở thành một quá khứ mờ nhạt. Nếu hai khổ đầu làm cho ta rung động trước một tình nghĩa đẹp
giữa người với trăng, thì đến đây lại làm cho ta sững sốt, ngỡ ngàng:


Vầng trăng đi qua ngo
Như người dâng qua đường


Vẫn là vầng trăng ngày xưa, nhưng con người giờ đây đã khác xưa, quen với ánh sáng nhân tạo nên hoàn toàn xa lạ.
Một sự thay đổi phủ phàng, tê tái. Một sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng
trăng” như người dâng qua đường” trong hiện tại. Thuở trước ta hồn nhiên sống với đồng, với sông,với bể, với gian lao
ở rừng. Còn bây giờ cuộc sống đã đầy đủ, tiện nghi hơn khiến ta không còn thấy trăng là tri kỉ, tình nghĩa nửa.


Cuộc đời con người có tình huống bất chợt, và thơ cũng vậy, cũng có tình huống xảy ra. Và người lính chỉ nhận
ra điều đó khi:


Thình lình đèn điện tắt
Phòng buynh-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn


Cuộc sống sung sướng rồi có lúc cũng bị cắt khoảng, không bao giờ tròn trịa, nguyên vẹn. Việc mất điện là một vấn đề
đột ngột xảy ra, theo thói quen con người cần ánh sáng mà mở tung của sổ, lại nhìn thấy hình ảnh vầng trăng vẫn hiện
diện trên bầu trời và tỏa sang khắp căn phòng. Và chính lúc ấy, khi mà vầng trăng xuất hiện bất ngờ gây ấn tượng mạnh
thì ánh sáng quá khứ, nghĩa tình thả xưa lại bừng tỏ, ùa về và được gợi lại. Và chính ngay lúc này người ta đã nhận ra
giá trị của quá khứ gian lao đầy tình nghĩa, thiếu thốn mà đầy đủ. Đó cũng chính là nỗi nhớ về một thời quá khứ chưa


xa:


Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

người lính xưa xúc động “ rưng rưng”. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỉ
niệm xưa: những kỉ niệm thời niên thiếu, những tháng năm chinh chiến giữa thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hòa.
Tất cả những điều đó điều hiện hình trong nỗi nhớ, trong cảm xúc thiết tha và cả trong sự im lặng thành kính của người
lính. Vào lúc đó, người lính đã nhận ra, trăng vẫn tròn vẫn tình nghĩa, thủy chung và cao thượng:


Trăng cứ tròn vành vạch
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình


Trăng vẫn đẹp, vẫn hoàn hảo, trong sáng và đó không chỉ là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống mà nó còn biểu
tượng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn chẳng thể phai mờ. Trăng xuất hiện không một lời oán trách, trăng im phăng
phắc, sự im lặng ấy là thái độ trừng phạt nghiêm khắc nhắc nhở người lính. Trong giây phút ấy, người lính nhận ra
trăng là người bạn, là nhân chứng chứng kiến trọn vẹn qua khứ nghĩa tình như nhắc nhở ta: con người có thể vô tình, có
thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ luôn tràn đầy, luôn bất diệt. Và cái sự im lặng ấy đã tạo nên một
sự “ giật mình” đầy ý nghĩa của tác giả: giật mình để nhớ lại, để tự vấn lương tâm, để nhận ra và hoàn thiện mình.


Từ một câu chuyện riêng, Ánh trăng như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở ta về thái độ sống, về chân lsy đơn giản đã
thành đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”, “ân nghĩa thủy chung” cùng quá khứ. Có lẽ vì vậy mà khi đọc “Ánh trăng”
người nào cũng cảm thấy lòng mình như lắng lại.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×