HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VƯƠNG THỊ NGÀ
GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI SỞ CÔNG
THƯƠNG
TỈNH BẮC NINH
Ngành:
Quản trị kinh doanh
Mã số:
8340102
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Hữu Cường
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…..tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Vương Thị Ngà
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở công thương tỉnh
Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…..tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Vương Thị Ngà
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................................. v
Danh mục bảng ........................................................................................................................... vi
Danh mục hình, biểu đồ, sơ đồ .................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................................... viii
Thesis abstract .............................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ......................................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.1.
Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .......................................................................................... 4
2.1.
Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4
2.1.1.
Một số khái niệm ............................................................................................. 4
2.1.2.
Phân loại các TTHC theo cơ chế “Một cửa” ..................................................... 7
2.1.3.
Yêu cầu đối với việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ............. 9
2.1.4.
Đặc điểm, ý nghĩa về cải cách TTHC theo cơ chế “Một cửa” ......................... 13
2.1.5.
Nội dung của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”................... 16
2.1.6.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ Một cửa” ..... 18
2.2.
Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 20
2.2.1.
Kinh nghiệm trong cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” .......... 20
2.2.2.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa tại sở công thương tỉnh Bắc Ninh ..................................................... 26
Phần 3. Địa bàn và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 29
3.1
Đặc điểm địa bàn ........................................................................................... 29
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 29
iii
3.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 32
3.1.3.
Khái quát về sở công thương tỉnh Bắc Ninh ................................................... 36
3.2.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 45
3.2.1.
Phương pháp tiếp cận..................................................................................... 45
3.2.2.
Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 46
3.2.3.
Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 47
3.2.4.
Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 47
3.2.5.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 48
Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................... 49
4.1.
Thực trạng cơng tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
tại sở công thương tỉnh Bắc Ninh ................................................................... 49
4.1.1.
Quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa”........................................ 49
4.1.2.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ............................................................ 55
4.1.3.
Hệ thống cơ sở vật chất bộ phận “Một cửa”................................................... 60
4.1.4.
Thực hiện TTHC theo cơ chế “Một cửa” ....................................................... 62
4.1.5.
Giám sát, đánh giá về tổ chức thực hiện TTHC theo cơ chế “một cửa”........... 64
4.2.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” tại
sở công thương tỉnh Bắc Ninh ........................................................................ 70
4.2.1.
Sự chỉ đạo và quyết tâm lãnh đạo của tỉnh, sở công thương ........................... 70
4.2.2.
Trình độ chun mơn của cán bộ Bộ phận một cửa ....................................... 71
4.2.3.
Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính cịn bất cập ................................ 72
4.2.4.
Mức độ đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị ...................... 74
4.3.
Các giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” tại sở
công thương tỉnh Bắc Ninh ............................................................................ 75
4.3.1.
Định hướng ................................................................................................... 75
4.3.2.
Giải pháp cụ thể ............................................................................................. 75
Phần 5. Kết luận và kiến nghị................................................................................................ 82
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 82
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 83
5.2.1.
Đối với trung ương ........................................................................................ 83
5.2.2.
Với tỉnh Bắc Ninh ......................................................................................... 83
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................................... 84
Phụ lục ..................................................................................................................................... 86
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ngĩa tiếng Việt
CC
Cơ cấu
CCHC
Cơ cấu hành chính
CNTT
Cơng nghệ thơng tin
CP
Chính phủ
Ha
Héc ta
HCNN
Hành chính nhà nước
KH
Kế hoạch
NN
Nơng nghiệp
QĐ
Quyết định
SL
Số lượng
TTHC
Thủ tục hành chính
UBND
Ủy ban nhân dân
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2016 .........................................35
Bảng 3.2. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp...............................................................46
Bảng 4.1. Đánh giá về quy trình tiếp nhận hồ sơ của bộ phần một cửa sở công
thương tỉnh Bắc Ninh hiện nay ..................................................................52
Bảng 4.2. Đánh giá về thời gian giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa tại sở công
thương tỉnh Bắc Ninh hiện nay ..................................................................53
Bảng 4.3. Đánh giá về thời gian làm việc của bộ phận một cửa tại sở công
thương tỉnh Bắc Ninh hiện nay ..................................................................55
Bảng 4.4. Đánh giá về năng lực của cán bộ thuộc bộ phận một cửa của sở công
thương tỉnh Bắc Ninh ................................................................................58
Bảng 4.5. Đánh giá về số lượng cán bộ thuộc bộ phận một cửa của sở công
thương tỉnh Bắc Ninh ................................................................................59
Bảng 4.6. Đánh giá về thái độ làm việc của cán bộ thuộc bộ phận một cửa của sở
công thương tỉnh Bắc Ninh ........................................................................60
Bảng 4.7. Đánh giá về chất lượng cơ sở vật chất tại bộ phận một cửa của sở công
thương tỉnh Bắc Ninh ................................................................................61
Bảng 4.8. Đánh giá về số lượng cơ sở vật chất tại bộ phận một cửa của sở công
thương tỉnh Bắc Ninh ................................................................................61
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp hồ sơ công việc từ năm 2015 đến hết năm 2017 của bộ
phận một cửa của Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh .....................................62
Bảng 4.10. Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Cơng thương đã
giảm được thời gian giải quyết ..................................................................63
Bảng 4.11. Đánh giá về phí thủ tục hành chính tại sở cơng thương tỉnh Bắc Ninh ......64
Bảng 4.12. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết các thủ tục hành chính
tại sở công thương tỉnh Bắc Ninh ..............................................................65
Bảng 4.13. Đánh giá về ảnh hưởng của năng lực cán bộ tới cải cách thủ tục hành
chính tại sở cơng thương tỉnh Bắc Ninh .....................................................72
Bảng 4.14. Đánh giá của người dân về mức độ hài lòng khi đến giải quyết các thủ
tục hành chính tại sở cơng thương tỉnh Bắc Ninh .......................................73
vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 3.1.
Sơ đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh ..............................................................29
Sơ đồ 4.1.
Quy trình tiếp nhận và xử lý thủ thục hành chính theo cơ chế một
cửa tại sở công thương tỉnh Bắc Ninh......................................................52
Sơ đồ 4.2.
Hệ thống tổ chức sở công thương tỉnh Bắc Ninh .....................................57
Biểu đồ 4.1. Trình độ chun mơn cán bộ thuộc bộ phần một cửa của sở công
thương tỉnh Bắc Ninh ..............................................................................56
Biểu đồ 4.2. Tình hình trả hồ sơ tại sở cơng thương tỉnh Bắc Ninh năm 2017 ..............68
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vương Thị Ngà
Tên luận văn: “Giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại Sở
Công thương tỉnh Bắc Ninh”
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340102
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Kết quả nghiên cứu chính
Với mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quan về cơng cuộc cải cách hành
chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và tình hình cải cách thủ tục
hành chính tại Sở Cơng thương tỉnh Bắc Ninh nói riêng, đồng thời đánh giá lại quá trình
áp dụng cơ chế “Một cửa” tại Sở Công thương Bắc Ninh từ đó đề xuất những giải pháp
hồn thiện việc cải cách thủ tục hành chính. Để góp phần khắc phục những hạn chế nêu
trên, với kinh nghiệm trong q trình cơng tác tại phịng Tổ chức - Hành chính của Sở
Cơng thương tỉnh Bắc Ninh, tôi chọn đề tài: “Giải pháp cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế “Một cửa” tại Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sỹ chun
ngành Quản trị kinh doanh của mình, góp phần thúc đẩy hoạt động của Sở Công thương
trong tỉnh.
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài: trên cơ sở đánh giá về thủ tục hành chính
và việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tư đó đề xuất những giải pháp thích hợp
nhằm thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại Sở Cơng thương
tỉnh Bắc Ninh. Để hồn thành được mục tiêu chung đề tài có một số mục tiêu cụ thể
như: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Giải pháp cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh; Đánh giá thực
trạng về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại Sở Cơng thương tỉnh
Bắc Ninh; Đề xuất những giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một
cửa” tại Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số
liệu như: Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp so sánh, Phương pháp quan sát.
Cơ chế “Một cửa” là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc
của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các cấp, nhằm tạo chuyển biến
cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân
cụ thể là: về văn bản áp dụng được xóa bỏ cơ bản các thủ tục hành chính mang tính
quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; về cơ quan trong
hệ thống hành chính được xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và
trách nhiệm rõ ràng hơn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý; thường xuyên rà soát các
viii
quy trình thủ tục hành chính liên quan, kịp thời cập nhật thông tin mới nhất về lĩnh
vực hoạt động Sở Công thương đã cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính:
Tổng số thủ tục hành chính giảm thời gian là 38/76, chiếm 50%.Tổng thời gian thực
hiện 76 bộ thủ tục đã công bố: 1038 ngày. Thời gian sau khi rút ngắn để thực hiện 76
thủ tục: 730 ngày, rút ngắn được 308 ngày, tỷ lệ 29,7%. Các thủ tục hành chính có thời
gian rút ngắn 50% - 65% thời gian là 6/76 thủ tục hành chính (7,8%). Các thủ tục hành
chính có thời gian rút ngắn 30% - 40% thời gian là 30/76 thủ tục hành chính (39,4%).
Các thủ tục hành chính có thời gian rút ngắn từ 20% - 30% thời gian là 2/76 thủ tục
hành chính (2,6%). Ngồi ra, đối với một số trường hợp có u cầu cấp bách hoặc các
thơng tin đã rõ mà việc xử lý không phức tạp, Sở phấn đấu giải quyết xong thủ tục hành
chính trong vịng 1-2 ngày hoặc từ 3-5 ngày. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở công thương tỉnh Bắc Ninh: Sự chỉ đạo và
quyết tâm lãnh đạo của tỉnh, sở công thương; Trình độ chun mơn của cán bộ Bộ phận
một cửa; Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa; Mức độ đáp
ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Một số giải pháp nhằm tăng cường
cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở cơng thương tỉnh Bắc Ninh: Tăng
cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo Sở; Hoàn thiện thể chế pháp lý gắn
liền với đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xóa bỏ những thủ tục rườm rà; Tăng
cường năng lực và quan tâm chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức; Giải pháp
về đầu tư cơ sở vật chất gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát
ix
THESIS ABSTRACT
Author name: Vuong Thi Nga
Thesis title: "Solution of administrative procedure reform under the "one-stop"
mechanism at the Bac Ninh Department of Industry and Trade"
Specialization: Business Administration
Code: 8340102
Training facility: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The main results
Desiring to provide an overview of the public administration reform in general
public administration and the reform of the state continue onions the Trade and Industry
Department in Bac Ninh province in particular and reassess the process of applying the
"one-stop" in Bac Ninh Department of Trade and then propose solutions to completing
the reform continue onions main. In order to contribute to overcoming the above
limitations, with the experience in working in the Organization and Administration
Department of the Bac Ninh Industry and Trade Department, I chose the topic:
"Solution of administrative procedure reform under the "one-stop" mechanism at the
Bac Ninh Department of Industry and Trade" as Master's thesis in Business
Administration, contributing to promote the operation of Department of Industry and
Trade in the province.
Item pepper study assist general of the Title User: t moan about the basis of
assessment continue onions and implementing major reforms continue onions Main,
which proposed investment solutions suited to th Australian to push transformed way
prime continue onions main according to the muscle the "one stop" at Department Cong
love the provincial Bac Ninh. For complete into item pepper general Title User have
one number item pepper instruments can such as : Contributing to the systematization of
theoretical and practical basis on the reform of administrative procedures under the
"One stop" at Department Cong love the provincial Bac Ninh; Assessing the current
status of administrative procedure reform under the "one stop" mechanism at the Bac
Ninh Department of Industry and Trade; Proposed solutions to reform administrative
procedures under the "one stop" mechanism at Bac Ninh Department of Industry and
Trade. Title User history Its the the French feces Accomplishments number whether
such as Ph-run French the system millet tissue description, Phuong French so match,
Phuong French offices watching.
Mechanical processing "One stop" was solution French change new property
brand about the wake do job of the muscle offices onions main home country in
x
geography ect, the grant , aiming create moved on turn muscle copy in offices
generation Between muscle offices onions main home country with the nest officials
and public people instruments can is : about valve copy Vol Its erase revoke muscle
copy the prime continue onions main bring calculated offices lieu , blurry review, cause
mind Ha for business Industry and human people; about muscle offices in generation
the system onions main dead body No. clear officials power, Responsibility service,
judges rights and blame Responsibility clear clear more , muscle Structure nest officials
neat lightweight , well suited reason ; often cross review control the Rules submit prime
continue onions main inter offices, keep time counter Update Communication believe
new Best about leader area Activity motion Department of Industry and Trade has cut
down the time to implement the manual continue onions Main : Total number of players
continue onions major reduction time is 38/76, accounting for 50% .The total time of
implementation 76 sets of procedures have been announced: 1038 days. Time after
shortening to implement 76 procedures: 730 days, shortened to 308 days, the rate of
29.7%. the prime continue onions The main time is 50% - 65% of the time is 6/76
players continue onions major (7.8%). the prime continue onions The time is shortened
30% - 40% of the time is 30/76 players continue onions major (39.4%). the prime
continue onions the time shortened from 20% - 30% of prime time is 2/76 continue
onions major (2.6%). In addition, in some cases there are urgent requirements or
information is clear that the treatment is not complicated, the Department strives to
solve the problem continue onions Key within 1-2 days or 3-5 days. Some factors
affecting the reform of administrative procedures under the one door mechanism at the
Department of Industry and Trade of Bac Ninh province: just direct and decisive center
receive direct of the province, department of industry and trade; Submit degrees
specialize subject of the rolling the set The set Division one door; Rules submit solution
decisive the prime continue onions main in The set Division one stop; Level degrees
Answer the response the to love bridge about muscle Department object matter, Page
set to be A number of measures to speed up the reform of administrative procedures
under the one-door mechanism at Bac Ninh Province's Department of Industry and
Trade: Strengthening the leadership of Party committees and leaders ; Completing the
legal institutions associated with e Thanks streamline administrative procedures,
eliminating the cumbersome procedures; Increase strong power force and offices center
processing degrees treat treatment for team sleep rolling the set, public officials;
Solutions on infrastructure investment associated with the promotion of information
technology application; Strengthening the inspection and supervision.
xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cải cách thủ tục hành chính là khâu then chốt trong cải cách hành chính
để nâng cao cơng tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, của các cơ
quan nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh
tế, đảm bảo minh bạch, thuận tiện cho các tổ chức, công dân sử dụng các dịch vụ
hành chính cơng, thu hút đầu tư, ngăn chặn tệ quan liêu, tham nhũng, giảm các
chi phí quản lý trung gian, nâng cao lòng tin của nhân dân với chính quyền nói
riêng và hệ thống chính trị nói chung.
Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh
(UBND., có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về cơng thương (bao gồm: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng, hố chất,
vật liệu nổ cơng nghiệp, khai thác khống sản, cơng nghiệp, lưu thơng hàng hố
trên địa bàn tỉnh, xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, hội
nhập kinh tế, quốc tế; quản lý cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn...Sở Công
Thương đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ
của Bộ Công Thương
Thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực thực hiện đẩy mạnh công tác cải
cách thủ tục hành chính, trong đó có Sở Cơng thương, đã triển khai thực hiện từ
năm 1994 theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ. Trên cơ
sở học hỏi mơ hình của các tỉnh bạn đã triển khai có hiệu quả, chuẩn bị tốt về cơ
sở vật chất và tuyển chọn đội ngũ cán bộ, cơng chức nhiệt tình, trách nhiệm có
trình độ chun mơn phù hợp với vị trí được giao, việc cải cách thủ tục hành
chính của Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh hoạt động mang lại hiệu quả quan
trọng, được nhân dân đồng thuận và ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai
thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được như thủ tục hành chính được cơng
khai, giảm hẳn tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu tổ chức, công dân; tinh thần,
trách nhiệm, năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức được nâng lên vẫn còn
những tồn tại vấn đề bức xúc, biểu hiện thủ tục hành chính cịn rườm rà, chưa
ban hành kịp thời, thời gian giải quyết thủ tục còn dài ngày, gây khó khăn, phiền
hà, cịn hiện tượng giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời gian cơng bố.
Những hạn chế này, cần phải được khắc phục kịp thời để phù hợp với thực tiễn
để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
1
Với mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quan về cơng cuộc cải cách
hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và tình hình cải
cách TTHC tại Sở Cơng thương tỉnh Bắc Ninh nói riêng, đồng thời đánh giá lại
quá trình áp dụng cơ chế “Một cửa” tại Sở Cơng thương Bắc Ninh từ đó đề xuất
những giải pháp hoàn thiện việc cải cách TTHC. Để góp phần khắc phục những
hạn chế nêu trên, với kinh nghiệm trong q trình cơng tác tại phịng Tổ chức Hành chính của Sở Cơng thương tỉnh Bắc Ninh, tôi chọn đề tài: “Giải pháp cải
cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại Sở Cơng thương tỉnh Bắc
Ninh” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của mình, góp
phần thúc đẩy hoạt động của Sở Công thương trong tỉnh.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá về TTHC và việc thực hiện cải cách TTHC, tư đó đề
xuất những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy cải cách TTHC theo cơ chế “Một
cửa” tại Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Giải pháp cải cách
thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh;
- Đánh giá thực trạng về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một
cửa” tại Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh;
- Phân tích một số yếu số ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế “Một cửa” tại Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất những giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“Một cửa” tại Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh;
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các giải pháp cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại sở công thương tỉnh Bắc Ninh.
Phạm vi về nội dung: Nội dung chính tập trung vào nghiên cứu cải
2
cách về thể chế; tổ chức bộ máy; xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ cơng
chức; rà sốt thủ tục hành chính; hiện đại hóa cơ sở vật chất. Để làm rõ nội
dung chính này cấn đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
giải pháp cải cách TTHC theo cơ chế “Một cửa”.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu và thông tin thứ cấp có thể phân
tích theo chuỗi thời gian, tất nhiên điều này chỉ thực hiện được khi số liệu có
sẵn, sử dụng từ năm 2014 đến năm 2016 Số liệu sơ cấp được thu thập trong
năm 2017.
3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
Để giải quyết một cơng việc nhất định đều cần có những thủ tục phù
hợp. Theo nghĩa thơng thường, thủ tục có nghĩa là phương cách giải quyết
cơng việc theo một trình tự nhất định, một thể thống nhất. Cũng có thể hiểu
thủ tục là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định chung phải tuân theo
khi làm việc công.
Hoạt động quản lý Nhà nước được thể hiện qua các chính sách quản lý
Nhà nước đó là những quy phạm pháp lý để hướng dẫn hoạt động quản lý Nhà
nước, quản lý hoạt động của con người. Để cụ thể hóa những quy phạm pháp lý
này, thủ tục là loại kế hoạch qui định trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền
của từng cơ quan để giải quyết công việc. Khoa học pháp lý gọi đó là những quy
phạm thủ tục, quy phạm này gồm các bộ phận: Thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng
tư pháp và thủ tục hành chính.
Thủ tục Lập pháp là thủ tục làm Hiến pháp và làm luật. Thủ tục tố tụng Tư pháp
là thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự, định tội, được thực hiện bởi các hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử… thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện thẩm quyền
trong hoạt động HCNN.
Thủ tục hành chính (TTHC. là một loại quy phạm pháp luật qui định về
trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của
bộ máy Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan HCNN
trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân (Nguyễn Văn
Thâm, 2002).
TTHC được đặt ra để các cơ quan Nhà nước có thể thực hiện mọi hình
thức hoạt động cần thiết của mình trong đó bao gồm cả trình tự thành lập các
cơng sở, trình tự bổ nhiệm, bói nhiệm, điều động viên chức, trình tự lập quy, áp
dụng quy phạm để đảm bảo các quyền của chủ thể và xử lý vi phạm, trình tự điều
hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính. Đó chính là các quy tắc phải
tuân thủ trong quá trình ra các quyết định hành chính của các cơ quan quản lý
Nhà nước.
4
TTHC là một bộ phận chế định của Luật hành chính. Nói cách khác,
TTHC là một loại hành quy phạm mang tính cơng cụ để giúp các cơ quan Nhà
nước có điều kiện thực hiện chức năng của mình.
TTHC do các cơ quan Nhà nước ban hành để thực thi Hiến pháp và pháp
luật nhằm thực hiện chức năng quản lý của nền HCNN và hồn thành nhiệm vụ
của mình, đồng thời các cơ quan HCNN có trách nhiệm thực thi các thủ tục đó.
Trước đây khi chưa triển khai cơ chế “ một của” công dân, tổ chức phải đi
lại nhiều lần, đến một hoặc nhiều cơ quan để liên hệ giải quyết cơng việc của
mình. Nay với cơ chế “ Một của” công dân, tổ chức chỉ phải đến liên hệ tại một
bộ phận, việc phối hợp giải quyết công việc của công dân, tổ chức thuộc trách
nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.
2.1.1.2. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc của nhân dân, doanh
nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của tiến trình
cải cách hành chính Nhà nước. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, cải cách
thủ tục hành chính có một vai trị đặc biệt quan trọng. Nếu thủ tục hành chính nói
riêng, nền hành chính nói chung khơng được hay chậm cải cách thì sẽ là một rào
cản kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta. Kết quả công tác
CCHC giai đoạn 2010 - 2015 đã đạt được những kết quả nhất định trong thời
gian qua về thủ tục hành chính. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu
rộng, thủ tục hành chính cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa.
Theo nghĩa chung nhất của Nguyễn Văn Thâm, (2002), Cải cách là một
biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu
rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất
định. Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố
mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà
nước của nhân dân. Cải cách thủ tục được coi là khâu đột phá trong cải cách nền
hành chính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nền
hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủ
tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động.
2.1.1.3. Cơ chế “ Một cửa”
Theo quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ Tướng Chính
Phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên
5
thơng tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thì khái niệm về “ cơ chế
một cửa” như sau:
Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao
gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thuộc trách
nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp
nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là
bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.
Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa phải đảm bảo Thủ tục hành
chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật; Cơng khai các thủ tục hành chính, mức
thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá
nhân; Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; Bảo đảm
giải quyết cơng việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; Đảm bảo sự
phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà nước để
giải quyết cơng việc của tổ chức, cá nhân
Theo Nguyễn Văn Thâm, (2002), “Một cửa” là cơ chế giải quyết công
việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền giải quyết cơ quan hành chính nhà
nước từ tiếp nhận, yêu cầu hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là
“Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước. Việc thực
hiện cơ chế “Một cửa” nhằm đạt được bước chuyển biến căn bản trong quan hệ
và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức,
cơng dân chống tệ quan liêu tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng
cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước.
2.1.1.4. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông nhằm đạt được
bước chuyển quan trọng trong quá trình giải quyết cơng việc giữa cơ quan hành
chính nhà nước với tổ chức, công dân, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa
quyền, hách dịch, đạt được mục tiêu trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính
nói riêng và cải cách nền hành chính nhà nước nói chung, để hướng tới nền
hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả. Để làm được điều đó thì
cải cách thủ tục hành chính tập trung chủ yếu vào một số nội dung như sau:
- Khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải quyết hồ sơ hành chính có liên
quan đến cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức đó chỉ cần liên hệ với một đầu mối
đó là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
6
- Thơng qua cơ chế này thì cá nhân, tổ chức có thêm những thơng tin để
thường xun trao đổi với cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện các thủ tục
hành chính.
- Thơng qua cơ chế này cán bộ, công chức nâng cao tinh thần trách
nhiệm, thái độ phục vụ và kỹ năng hành chính để giải quyết công việc cũng như
khả năng phối kết hợp giữa các bộ phận để giải quyết thủ tục hành chính nhanh
hơn và hiệu quả hơn.
2.1.2. Phân loại các TTHC theo cơ chế “Một cửa”
Kinh nghiệm thực tế của nước ta cũng như nhiều nước khác cho thấy
muốn xây dựng và áp dụng TTHC một cách có hiệu quả thì cần phải phân loại
chúng một cách có khoa học
a. Phân loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước
Theo cách phân loại này các TTHC được xác định cho từng lĩnh vực quản
lý Nhà nước và được phân chia theo cơ cấu chức năng của bộ máy quản lý hiện
hành như: thủ tục trong xây dựng cơ bản, thủ tục trước bạ, thủ tục trong hoạt
động đăng ký kế hoạch…
Lợi ích của việc phân chia này là giúp người quản lý xác định được tính
đặc thù của lĩnh vực mà mình phụ trách. Từ đó mà đề ra yêu cầu xây dựng cho
lĩnh vực này những TTHC cần thiết, thích hợp, nhằm quản lý tốt các nhiệm vụ
đặt ra theo mục tiêu của nhà nước quy định.
b. Phân loại theo các loại hình cơng việc cụ thể mà các cơ quan Nhà nước được
giao thực hiện trong quá trình hoạt động của mình.
Cách phân loại này đơn giản, có khả năng áp dụng rộng rãi như:
- Thủ tục thông qua và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Thủ tục xét phong đơn vị và cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua.
- Thủ tục tuyển dụng cán bộ…
Trong mỗi loại hình có thể phân chia thành các loại thủ tục liên quan đến
những hoạt động cụ thể hơn.
- Thủ tục ban hành quyết định hành chính
- Thủ tục thơng qua một báo cáo…
- Tuyển cán bộ kỹ thuật
7
- Tuyển cán bộ quản lý …
Thực tế cho thấy cách phân loại này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng bởi lẽ
nó cú thể giúp người thừa hành cơng vụ và những người thi hành các thủ tục
hành chính trong thực tế định hướng theo công việc dễ dàng và chính xác hơn.
c. Phân loại theo chức năng hoạt động của các cơ quan.
Cách này thường được áp dụng trong các cơ quan có chức năng quản lý
chun mơn như:
- Thủ tục cung cấp các dịch vụ thông tin.
- Thủ tục cho phép xuất khẩu các nguyên liệu hiếm
- Thủ tục kiểm tra mức độ an toàn lao động…
Cách phân loại này cũng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng như cách phân
loại TTHC theo các loại hình cơng việc cụ thể. Nó giúp các nhà quản lý khi giải
quyết cơng việc chung có liên quan đến các tổ chức khác hoặc cơng dân, tìm
được các hình thức giải quyết thích hợp theo đúng chức năng quản lý Nhà nước
của cơ quan mình.
d. Phân loại dựa trên quan hệ cộng tác
Đây là cách phân loại được xây dựng trên cơ sở xem xét các quan hệ trong
hoạt động của các cơ quan thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, theo cách phân loại
này có thể phân chia TTHC làm 3 nhóm
- TTHC nội bộ: Thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan,
công sở nhà nước, trong hệ thống cơ quan Nhà nước và trong bộ máy Nhà nước
nói chung. Nó bao gồm các thủ tục quan hệ lónh đạo, kiểm tra của cơ quan Nhà
nước cấp trên đối với cấp dưới, quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước cùng cấp, ngang cấp ngang quyền.
- Thủ tục thực hiện thẩm quyền: Thủ tục tiến hành giải quyết các cơng
việc có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, phòng ngừa, ngăn
chặn, xử phạt các hành vi, vi phạm hành chính, trưng mua, trưng thu các động
sản và bất động sản của công dân và của tổ chức. Các loại TTHC kể trên có đặc
điểm cơ bản là cơ quan hành chính và viên chức Nhà nước có thẩm quyền thực
hiện quyền lực Nhà nước bằng hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật để giải
quyết các công việc, tình huống cụ thể.
- Thủ tục văn thư: Tồn bộ các hoạt động lưu trữ, xử lý, cung cấp các loại
8
giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức văn bản liên quan chặt chẽ với
hoạt động văn thư, tạo thành thủ tục văn thư trong hoạt động HCNN. Do mọi cơ
quan đều hoạt động trong những mối quan hệ nhất định và ảnh hưởng lẫn nhau
nên việc phân loại TTHC theo các quan hệ đó là rất cần thiết và có ý nghĩa thực
tế quan trọng, có thể áp dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại quá nhiều các loại thủ tục ở
nhiều lĩnh vực khác nhau, thậm chí có nhiều loại khơng cần thiết. Điều đó dẫn đến
cản trở hoạt động của nền hành chính cũng như hoạt động của các ngành, lĩnh vực
liên quan, kìm nén sự phát triển kinh tế của đất nước. Một yêu cầu cấp thiết được đặt
ra đó là phải rà sốt, loại bỏ bớt các loại thủ tục không cần thiết cũng như đổi mới
quy trình giải quyết các TTHC, nói cách khác đó chính là cải cách TTHC
2.1.3. Yêu cầu đối với việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
a. Nhận thức đúng và thực hiện nghiêm túc
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, nền hành chính nước nhà cần phải thay đổi
để phù hợp với sự phát triển của đất nước, hiện đại hơn và hội nhập kinh tế quốc
tế. Yêu cầu căn bản của áp dụng cơ chế “Một cửa” là tập trung giải quyết hồ sơ
công việc tại một đầu mối của cơ quan hành chính. Cơ chế này làm cho thủ tục
thực hiện công việc gọn hơn, khắc phục tình trạng cơng dân khi phát sinh một
việc phải giao dịch với nhiều bộ phận, nhiều nấc trong thực hiện các nghĩa vụ
cũng như tiếp xúc với cơ quan chức năng Nhà nước. Như vậy khi giao dịch công
việc với cơ quan chức năng theo cơ chế này, công dân chỉ phải làm thủ tục, nộp
các loại hồ sơ cũng như nhận kết quả tại duy nhất một bộ phận của cơ quan hành
chính theo quy định thống nhất.
b. Yêu cầu đối với việc triển khai
- Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo quy
định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan.
- Thành lập, bố trí địa điểm và tổ chức hoạt động bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả theo quy định này, đảm bảo yêu cầu giao dịch giữa cơ quan hành chính
nhà nước với tổ chức, cá nhân theo hướng chính quy, hiện đại.
- Ban hành và tổ chức thực hiện Nội quy, Quy chế hoạt động của bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả; Quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, xử
lý, trình ký, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa,
cơ chế một cửa liên thông thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan.
9
- Thông báo, niêm yết công khai để nhân dân biết nội quy, quy trình giải
quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; thông
báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; niêm yết công khai thời
gian làm việc, cán bộ, công chức tiếp nhận và trả kết quả, danh mục thủ tục hành
chính: giấy tờ, hồ sơ, mức thu phí, lệ phí, thời gian giải quyết các loại cơng việc,
số điện thoại đường dây nóng tối thiểu tại hai nơi: bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của cơ quan và trên cổng giao tiếp điện tử của tỉnh.
- Bố trí cán bộ, cơng chức đảm bảo các u cầu, đúng chun mơn, nghiệp
vụ có tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi công vụ, tận tụy với công việc làm
việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành
chính nói chung và phục vụ hỗ trợ việc tra cứu, tiếp nhận, xử lý, giải quyết công
việc của tổ chức, cá nhân thuận tiện, kịp thời, chính xác và thực hiện kết nối
thơng tin với Cổng giao tiếp điện tử Bắc Ninh.
- Tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn,
nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp ứng xử của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
tổ chức.
- Thơng tin, tuyên truyền để tổ chức, cá nhân biết về chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh; hoạt động của cơ chế một cửa, cơ chế một cửa
liên thông trong giải quyết công việc thuộc thẩm quyền cơ quan mình.
- Thơng báo kịp thời, chính xác những nội dung thay đổi của thủ tục hành
chính thuộc lĩnh vực chuyên ngành quản lý nhà nước đến các cơ quan có liên
quan để thực hiện theo quy định, đồng thời gửi báo cáo (kèm theo các văn bản có
nội dung liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính kể cả các văn bản do sở,
ban, ngành ban hành.về Sở Nội vụ và Sở Tư pháp để theo dõi, tổng hợp báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan cấp trên có trách nhiệm thơng báo kịp thời cho UBND cấp dưới
biết đối với thủ tục hành chính đã được cơ quan giải quyết, có liên quan đến trách
nhiệm quản lý nhà nước của UBND cấp dưới để quản lý theo quy định.
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về cơ
chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông của cơ quan và các đơn vị trực thuộc theo
thẩm quyền.
10
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kết quả thực hiện định kỳ tháng,
quý, năm và đột xuất về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ để tổng hợp) theo quy định;
đồng thời phản ánh, thông tin kịp thời những vấn đề phát sinh, vướng mắc về Sở
Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Do đặc thù và nhiệm vụ của từng ngành, việc tổ chức đầu mối một cửa tại
từng cơ quan là khác nhau và theo các phương án thích hợp. Đặc biệt, giao dịch
của một số ngành như: Địa chính, Hải quan, Công an, Thuế, Kế hoạch và Đầu
tư... với các tổ chức, cá nhân là rất thường xuyên và bao gồm nhiều loại hồ sơ
khác nhau như hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ cấp đăng ký
sử dụng tài sản, tờ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, các đề nghị, khiếu nại, công văn
v.v. Đây là những hồ sơ quan trọng làm căn cứ để quản lý thực hiện quyền lợi
cũng như nghĩa vụ với Nhà nước của các tổ chức và cá nhân. Chính điều đó đặt
ra yêu cầu "khắt khe" cho bộ phận tiếp nhận và xử lý ban đầu tại các cơ quan
này. Tổ chức bộ phận “Một cửa” như thế nào, cơ cấu con người ra sao; phối hợp
luân chuyển hồ sơ, công việc giữa các bộ phận trong cơ quan cùng cấp và giữa
cấp trên với cấp dưới được quy định cụ thể như thế nào đũi hỏi trước hết người
lãnh đạo đơn vị phải tính đến và tổ chức giải quyết một cách thỏa đáng.
Một điểm cần nhấn mạnh là để thực hiện cơ chế “Một cửa”, vấn đề đồng
bộ trong tổ chức các bộ phận nghiệp vụ như: quy định rõ các chức năng, trách
nhiệm phối hợp công tác, thời gian giải quyết cụ thể ... tại một cơ quan là quan
trọng, bởi nếu không sẽ thiếu hiệu quả hay dễ sinh ách tắc trong xử lý công việc
... Cũng cần tránh cách làm hình thức: áp dụng cơ chế “Một cửa” nhưng không
đồng bộ, gây tốn kém và tâm lý không tốt cho người giao dịch.
b. Yêu cầu đối với cán bộ, công chức
Vận dụng cơ chế “Một cửa”, vấn đề năng lực của cán bộ nói chung là rất
quan trọng, đặt ra như một yêu cầu đầu tiên để tăng cường và củng cố. Đặc biệt
năng lực của bộ phận xử lý cụng việc tại “Một cửa” càng phải được quan tâm.
Sắp xếp cán bộ ở đây phải phù hợp với xử lý cụng việc thực tế. Có thể nói, cán
bộ phụ trách bộ phận này cũng như những người xử lý công việc ở đây được coi
là "bộ mặt" của một cơ quan. Họ phải có năng lực tổng hợp, nắm bao quát chính
sách, nhạy bén và có trách nhiệm cao với các cơng việc đảm nhận. Đồng thời cán
bộ ở đây cũng phải có kỹ năng giao tiếp hiện đại và có kiến thức cơ bản về khoa
học tâm lý. Có thể nói đây là điểm yếu của nhiều cơ quan hành chính trong quá
11
trình chuyển đổi cơ chế, khi thay đổi quan niệm giữa công dân và cơ quan
HCNN theo hướng "thân thiện" hơn. Thực tế hiện nay nhiều nơi đội ngũ cán bộ
chưa đáp ứng được u cầu này. Điều đó địi hỏi cần thiết nâng cao trình độ nhận
thức của cán bộ nói chung, cán bộ làm cơng tác tại bộ phận “Một cửa” nói riêng.
Chẳng hạn, nếu người phụ trách bộ phận “Một cửa” không nắm chắc thực
chất một công việc phải xử lý thì quá trình hỗ trợ hay tư vấn, trả lời văn bản cho
tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ dễ chồng chéo hoặc mất nhiều thời gian không
theo mong muốn. Tương tự như vậy, nếu máy móc xử lý cơng việc theo kiểu một
cửa nhưng cách tổ chức vẫn qua nhiều bộ phận, nhiều bước xử lý đằng sau mà
không căn cứ sát thực tế để vận dụng thì sẽ thiếu hiệu quả và có thể rườm rà hơn
trước. Cũng phải nói rằng việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa là khơng máy
móc nhất nhất theo một "mơ típ" mà có thể vận dụng cụ thể cho từng nơi, từng
cấp của ngành, địa phương. Tất cả việc vận dụng đều phải đạt một yêu cầu đầu
tiên là: hiệu quả, thiết thực, tiến bộ.
c. Vai trị của cải cách thủ tục hành chính
Trong q trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung và của từng địa
phương trong nước nói riêng, cải cách hành chính được coi là một trong những
giải pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Cải cách hành chính được triển khai trên nhiều nội dung: Cải cách thể chế,
cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, cải cách tài chính cơng và hiện đại hóa nền hành chính. Trong
đó cải cách thủ tục hành chính, thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông là một khâu quan trọng và được đặt ra
ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách hành chính. Cải cách thủ tục hành
chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, cơng bằng trong khi giải
quyết cơng việc hành chính; loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để
tham nhũng, gây khó khăn cho dân.
Thủ tục hành chính được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện và yêu cầu
điều kiện hồ sơ do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền quy định để giải
quyết từng công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Thủ tục hành chính
có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Thủ tục hành chính liên
quan khơng chỉ đến cơng việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà
12
cịn đến các tổ chức và cơng dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các quyền,
nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản pháp
luật có được thực hiện hay khơng, thực hiện như thế nào. Về cơ bản, đều phải
thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy
định và trực tiếp giải quyết. Thơng qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ
những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống
của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp
trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
Việc cơng khai, minh bạch các thủ tục hành chính tạo cơ sở cho quá trình
thực hiện và tăng cường khả năng giám sát thực thi công vụ của nhân dân, các tổ
chức, cá nhân, thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời các cơ
quan hành chính nhà nước cũng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Việc thực hiện mơ hình “Một cửa” để tập trung các đầu mối giải quyết thủ tục
hành chính từ các phịng ban chun mơn về một đầu mối tại Ủy ban nhân dân
các cấp thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” nhằm tạo ra sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan, đảm bảo tính thơng suốt và giải quyết nhanh
thủ tục hành chính cho nhân dân.
Lợi ích, vai trị của việc thực hiện cơ chế ”Một cửa”, đặc biệt đó là sự
triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động của bộ phận một cửa các cấp là: Hiệu quả
của việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế này đã làm cho nền hành
chính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp hơn; mang lại sự thuận
tiện cho người dân. Trên thực tế có nhiều loại hồ sơ hành chính có liên quan đến
thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới
có kết quả cuối cùng. Cơ chế "Một cửa liên thông" đặt ra yêu cầu các cơ quan
nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ, không để tổ chức,
công dân mang hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác. Người dân có nhu cầu
chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối.
Những cải cách này đã giúp cho cơ quan hành chính nhà nước phục vụ
ngày càng tốt hơn những nhu cầu của người dân.
2.1.4. Đặc điểm, ý nghĩa về cải cách TTHC theo cơ chế “Một cửa”
2.1.4.1. Đặc điểm cải cách TTHC theo cơ chế “Một cửa”
Từ việc xây dựng và vận dụng các thủ tục hành chính có thể thấy một số
đặc điểm chung như sau:
13