Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Truyen thong Nha giao Viet Nam 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.03 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRUYỀN THỐNG </b>


<b>NHÀ GIÁO VIỆT NAM</b>



Nhân dân ta vốn có truyền thống “ Tơn sư, trọng đạo” đó là một truyền
thống lâu đời, q báu của dân tộc, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi con người
Việt Nam từ bao đời nay. Truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” còn được thể hiện ở
một phong tục đẹp của nhân dân ta. Hàng năm, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, ông
bà, cha mẹ lại không quên nhắc nhở con cháu đi chúc Tết “Mùng một tết cha,
mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”


Truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” hôm nay vẫn đang được nhân dân ta và
bao thế hệ tiếp tục giữ gìn và phát huy.


<i>“Muốn sang thì bắc cầu Kiều</i>
<i>Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”</i>


Hình ảnh tốt đẹp đó được chứng minh một cách sinh động qua bao biến đổi
thăng trầm của lịch sử, từ các triều đại phong kiến cho đến ngày nay, hình ảnh
người thầy giáo vẫn ln là biểu tượng cao đẹp rực rỡ, phẩm chất đạo đức mẫu
mực, trong sáng; có lịng u nước nồng nàn, lịng căm thù giặc sâu sắc; có tính
cương trực thẳng thắn, lịng độ lượng, nhân ái, ý thức sắt đá đấu tranh để bảo vệ
cơng lý…


Có thể nói những phẩm chất tốt đẹp của người thầy giáo là biểu tượng cho
nền tảng tư tưởng tiến bộ, phù hợp với đạo lý dân tộc, là hiện thân của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng Việt Nam.


Chính vì vậy, biết bao tấm gương sáng của thầy giáo Việt Nam ở các thời
kỳ phát triển của lịch sử dân tộc, đã để lại những dấu son đậm nét, trong kho sử
vàng chói lọi của một dân tộc trải qua hàng nghìn năm văn hiến.



Qua mỗi thời kỳ lịch sử của dân tộc, sự nghiệp giáo dục luôn gắn liền với
hình ảnh của người thầy và chính người thầy đã có những ảnh hưởng nhất định
đến nhân cách của các bậc vĩ nhân, các bậc anh hùng của dân tộc:


Thời Hai Bà Trưng có thầy Võ Tế, người có văn, võ song tồn chính là
người thầy có ảnh hưởng lớn đến khí phách của hai Bà.


Dưới triều hậu Lý, nhiều nhà sư có học vấn, mở trường dạy học, truyền bá
đạo nghĩa và được các Vua mời ra giúp nước như: Chân Không Thiền Sư, Viên
Chiếu Thiền Sư, Viên Không Quốc Sư….. đều là những thầy giáo nổi tiếng.


Đời Trần có thầy Chu Văn An đậu Thái học sĩ mở trường dạy học bên sông
Tô Lịch gần Thăng Long, là người tài đức vẹn toàn, vua Trần mời ra làm quan,
sau khi vua Trần Hiến Tông mất, triều đình nhà Trần rối ren, gian thần lộng
quyền, nổi tiếng với “Thất trảm sớ”. Vì có tính cương trực, thẳng thắn, thầy đã
dâng sớ lên vua xin chém đầu 07 tên nịnh thần lộng quyền, làm bậy, phá hoại kỷ
cương, phép nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thầy đã soạn ra bộ Đại hành tốn pháp, góp cơng lớn cho nền tảng tốn học Việt
Nam và thế giới. Nhân dân cảm phục tài năng và đức độ nên gọi ông là Trạng
Lường. Cũng ở thời Lê, Trịnh Thầy Lê Qúi Đôn vừa là thầy giáo giỏi vừa là nhà
bác học có kiến thức un thâm, ơng đã soạn rất nhiều sách, góp phần quan trọng
trong lĩnh vực triết học, kinh tế học, sinh vật học, văn học, địa dư, sử ký…


Ở thời Nguyễn có các thầy như: Nguyễn An, Phạm Qúi Thích, Dương Huy
Ích, Ngơ Thế Vinh, Vũ Tống Phan, Phan Huy Lương, Vũ Qưới Trân….đều là
những thầy giáo nổi tiếng, có công lớn cho nền giáo dục nước nhà.


Trong thời kỳ chống Pháp có các thầy: Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Quang
Ích, Nguyễn Văn Lạc, Phạm Văn Nghị vừa dạy học vừa tham gia nghĩa quân


chống Pháp. Tiêu biểu nhất có thầy Nguyễn Đình Chiểu chẳng những là một thầy
giáo rất nổi tiếng mà còn là một thầy thuốc vang danh, đồng thời là một chiến sĩ
anh hùng trong phong trào chống Pháp. Thầy là người kết thúc nền văn học cổ
điển Việt Nam với tác phẩm “ Lục Vân Tiên” và những bài văn tế nổi tiếng. Với
ngòi bút sắc bén của thầy từng làm cho giặc Pháp vô cùng khiếp sợ.


<i>“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm</i>
<i>Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”</i>


Đó là hai câu thơ bất hủ của thầy, chẳng những được người đương thời
truyền tụng, mà cịn được hậu thế lấy đó làm phương châm tu dưỡng, rèn luyện.


Xưa nay, người thầy giáo – nghề dạy học vốn được xã hội quí trọng đã
được nhân dân ta dành cho những tình cảm tốt đẹp cho các thầy giáo không phải
là sự ngẫu nhiên; mà từ thời ông, cha những bậc hiền tài, các nhà đại trí thức hầu
hết đều làm nghề dạy học. Chính các bậc tiền bối ấy đã đào tạo tạo nên những thế
hệ người tài nối tiếp nhau làm rạng rỡ non sông, đất nước ta.


Chúng ta càng tự hào, người thầy giáo trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành của
trường Dục Thanh năm xưa, không chịu thấy cảnh đất nước bị nô lệ, nhân dân
lầm than trong đói khổ, xiềng xích đã ra đi tìm đường cứu nước và trở thành vị
cứu tinh, người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, người chiến sĩ cộng sản kiên
trung, người bạn của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một danh nhân
văn hóa của thế giới.


Thời kỳ thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều thầy giáo từng giữ vai
trò lịch sử, lãnh đạo cách mạng, đưa dân tộc thoát khỏi xiềng xích nơ lệ gần một
trăm năm dưới chế độ thực dân Pháp. Chúng ta rất tự hào trong hội nghị thống
nhất các nhóm Đảng Cộng sản ở Việt Nam ngày 03/2/1930, gồm 7 đại biểu trong
số đó có 3 người từng là thầy giáo:



1. Thầy Nguyễn Đức Cảnh đại diện Đông Dương Cộng sản Đảng.
2. Thầy Châu Văn Liêm đại diện An Nam Cộng Sản Đảng.


3. Thầy giáo Nguyễn Ái Quốc đại diện Quốc Tế Cộng sản Đảng. Là Bác
Hồ kính yêu của chúng ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Sau khi đồng chí Trần Phú mất, các đồng chí Tổng bí thư tiếp theo là
Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Trường Chinh cũng từng là thầy giáo.


Trong thời kỳ hoạt động bí mật của Đảng, có nhiều thầy giáo nổi tiếng như
thầy Tô Hiệu đã hướng dẫn nhân dân làm cách mạng, xây dựng trường lớp.


Thầy Ngô Gia Tự mở trường dạy học ở Tam Sơn để vừa dạy học, vừa hoạt
động cách mạng, thầy Phan Đăng Lưu, Nguyễn Trường Tộ, tổ chức mở trường bổ
túc văn hoá nâng cao trình độ cho nhân dân, nhất là giai cấp cơng nông chuẩn bị
lực lượng cho cách mạng.


Càng tự hào hơn nữa, trong cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng và Nhà
nước ta trong thời kỳ xây dựng đất nước cũng có các đồng chí như: Phạm Văn
Đồng, Võ Ngun Giáp đã từng là thầy giáo.


Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhiều thầy giáo đã hy sinh
anh dũng. Một số bị giặc bắt, tra tấn dã man nhưng vẫn giữ trọn khí tiết cách
mạng. Ở miền Nam trong hai cuộc kháng chiến, đã tập hợp được lực lượng giáo
chức đấu tranh trực diện với địch. Một số tổ chức được hình thành như: Nghiệp
đồn giáo dục, Hội Liên hiệp giáo chức, đặc biệt là hội Nhà giáo yêu nước miền
Nam Việt Nam được hình thành vào ngày 20.11 năm 1963, đã động viên được
lực lượng giáo chức tham gia lực lượng cách mạng trên 3 vùng. Vùng bị tạm
chiếm, vùng ta làm chủ, vùng được giải phóng. Trên các vùng này, ta đã xây


dựng được phong trào giáo dục sôi nổi, đồng thời kết hợp chặt chẽ với quân đội
cách mạng bám giữ đất làng…


Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất, theo lời căn dặn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.
Dưới mưa bom, bão đạn của quân thù, hàng chục vạn giáo viên ở các vùng trọng
điểm đánh phá của địch, vùng giáp ranh, tại các nơi sơ tán vẫn bám trường, bám
lớp. Theo lời kêu gọi của Đảng và bác Hồ nhiều giáo viên đã vào Nam vừa tham
gia chiến đấu, vừa dạy học và họ đã trở thành những cán bộ, những sĩ quan chỉ
huy, những chuyên gia nồng cốt.


Riêng ở Tân Châu ( trước đây thuộc Tân Biên ), đội ngũ thầy, cơ giáo được
hình thành từ căn cứ cách mạng. Vừa dạy học cho các em nhỏ, vừa xoá mù chữ,
bổ túc văn hoá cho nhân dân, vừa tham gia kháng chiến. Cho đến nay nhiều thầy
vẫn cịn gắn bó với sự nghiệp trồng người, như: Thầy Đỗ Ngọc Lng, thầy Lê
Trúc Lâm, thầy Phạm Văn Chí, thầy Đặng Văn Phi…Sau ngày miền Nam hồn
tồn giải phóng, đội ngũ thầy, cô giáo không ngừng được bổ sung để đáp ứng u
cầu phát triển và ln gắn bó với sự nghiệp của giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

còn phải vào rừng đốn cây, cắt tranh xây dựng phòng học, làm nhà ở, tổ chức
trồng trọt, chăn nuôi để cải thiện đời sống.


Hình ảnh thầy, cơ giáo buổi đầu ở Tân Châu khó khăn là vậy nhưng họ
ln lạc quan, cống hiến bằng sự nhiệt tình của tuổi đơi mươi. Và hơn thế nữa có
người đã phải hy sinh bằng chính mạng sống của mình như thầy Phạm Quốc Điển
và một số thầy, cô giáo khác đã bị quân Khơme đỏ sát hại vào đêm 24.9.1977, tại
Xa Mát (Tân Biên) để lại biết bao đau thương trong lòng những thầy, cô giáo trẻ
và người dân vùng biên giới.


Thời gian trôi qua vùng đất mới Tân Châu đã là nơi cưu mang đồng thời là


nơi rèn luyện thử thách, để nhiều thầy, cơ giáo trưởng thành. Có người đã lập
nghiệp ở đây và đào tạo con em mình tiếp tục sự nghiệp cha anh. Có người nay đã
trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện như: thầy Nguyễn Văn Trượng,
thầy Đỗ Ngọc Luông, thầy Nguyễn Châu Phú…


Ngày nay, qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng, đáng tự
hào đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế và đi vào thời kỳ phát triển
nhanh chóng. Việc đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng đã có những
chuyển biến tích cực. Trình độ dân trí được cải thiện đáng kể, tỉ lệ dân số mù chữ
hầu như khơng cịn, nguồn nhân lực có trình độ chun ngày càng dồi dào…


Huyện Tân Châu sau hơn 20 năm thành lập, đội ngũ thầy cô giáo cũng
không ngừng được đào tạo, bổ sung để đáp ứng yêu cầu đổi mới và qui mô phát
triển giáo dục của huyện nhà. Từ chỗ là một vùng đất nghèo nàn với các phòng
học lèo tèo, tranh tre, nứa lá, đến nay những phòng học được xây dựng khang
trang, sạch đẹp đã liên tiếp mọc lên từ thị trấn sầm uất đến tận vùng nông thôn
sâu, biên giới, đường giao thông thuận lợi đã đến được hầu hết các điểm trường;
nhiều phòng học đã được đầu tư xây dựng kiên cố hóa, tạo được bộ mặt trường,
lớp sạch đẹp, khang trang; cơ sở vật chất trường học được đầu tư theo hướng hiện
đại, thông tin liên lạc thuận lợi; đã xây dựng được 04 trường đạt chuẩn quốc gia
và hướng tới sẽ có nhiều trường đạt chuẩn nữa. Thực hiện duy trì chuẩn quốc gia
về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Đội ngũ
thầy, cô giáo đã có những cố gắng vượt bậc, góp phần tích cực đưa sự nghiệp
giáo dục của huyện nhà phát triển mạnh mẽ.


Thầy cô giáo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, cuộc sống được cải
thiện nâng lên một bước. Nhiều thầy cô giáo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo
tặng thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” là danh hiệu cao quí của
ngành. Phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” được phát triển rộng khắp, tỉ lệ thầy


cô giáo đạt các danh hiệu thi đua năm sau luôn cao hơn năm trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

phần hồn thành nhiệm vụ “Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng
nhân tài”, mà định hướng chiến lược về phát triển giáo dục và nhiệm vụ đến năm
2020 của ngành Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ. Đặc biệt là vai trò của các thầy
giáo, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục trong việc thực hiện các cuộc vận động
của ngành và thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.


Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam hôm nay, chúng ta rất đỗi tự hào về
truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” của dân tộc, noi gương các bậc nhà giáo tiền
bối, thế hệ nhà giáo đàn anh đã dày công vun đắp qua nhiều thế hệ để có được
như ngày hôm nay; dù ở đâu hay cương vị nào chúng ta cũng không quên công
ơn dạy bảo của thầy, cô. Thế hệ đội ngũ thầy, cô giáo Tân Châu hôm nay, nguyện
quyết tâm giữ vững phẩm chất cao đẹp của nhà giáo, tích cực học tập, nghiên cứu
đào tạo ra nhiều thế hệ trò giỏi, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu đổi mới của huyện,
ra sức thi đua dạy tốt, học tốt và bằng sức sống mãnh liệt của tuổi thanh xuân góp
phần cống hiến cho sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương, xây dựng mãnh
đất Tân Châu ngày càng giàu đẹp.


Nhân ngày truyền thống vẻ vang của Nhà giáo Việt Nam, ngày vui của toàn
ngành, ngày “Hội tri ân” của các thế hệ học trị, tơi xin thay mặt lãnh đạo ngành
giáo dục và đào tạo Tân Châu tơi xin kính chúc q vị đại biểu, các nhà giáo lão
thành, nhà giáo đã nghỉ hưu, quí thầy cơ giáo trong tồn ngành lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.


</div>

<!--links-->

×