Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh hưng yên luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.81 KB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ ĐAM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỐNG

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Văn Hùng


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được cơng bố trong các cơng trình
khác. Tơi cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.


Nếu không đúng như đã nêu trên, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Thị Đam

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn với sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân. Trong quá trình
thực hiện tác giả nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế &
PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên.
Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS. Phạm Văn Hùng và
PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga Trưởng bộ mơn Phân tích định lượng cùng các thầy
cô giáo Khoa Kinh tế & PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành thời gian
công sức giúp tác giả thực hiện bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Hội đồng nhân dân, UBND các cấp và lãnh
đạo một số sở, ban, ngành; tập thể lãnh đạo phòng nghiệp vụ tại Cục Thống kê tỉnh
Hưng Yên; lãnh đạo và công chức Chi cục Thống kê các huyện, thành phố; lãnh đạo các
UBND các huyện, thành phố, các đối tượng cung cấp thông tin đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành

luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Thị Đam

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................ viii
Danh mục biểu đồ ..................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................4


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng thống kê chỉ số
giá tiêu dùng ...................................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................5

2.1.1.

Các khái niệm cơ bản.......................................................................................5

2.1.2.

Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng và phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng .........12

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng .......................18

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu
dùng ..............................................................................................................20

2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài ...............................................................................22

2.2.1.


Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng của một số
quốc gia trên thế giới ....................................................................................22

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm ở một số địa phương ở Việt Nam ..............................................23

2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hưng Yên ...................................26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................27

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................27

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ...............................................................................29

3.1.4.

Đánh giá chung ..............................................................................................31


3.2.

Bộ máy quản lý thống kê tỉnh Hưng Yên .......................................................32

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................35

3.3.1.

Phương pháp tiếp cận.....................................................................................35

3.3.2.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.............................................................35

3.3.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................37

3.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................37

3.4.1.

Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của hoạt động thu thập số liệu
thống kê giá qua điều tra thống kê..................................................................37


3.4.2.

Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng xử lý, tổng hợp chỉ số giá tiêu dùng ...38

3.4.3.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng số liệu thống kê giá tiêu dùng ..................38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................39
4.1.

Thực trạng hoạt động thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng Yên ...............39

4.1.1.

Thực trạng hoạt động thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng Yên ...............39

4.1.2.

Kết quả chỉ số giá tỉnh Hưng Yên năm 2017 ..................................................42

4.2.

Thực trạng chất lượng hoạt động thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng
Yên ................................................................................................................49

4.2.1.

Thực trạng về chất lượng thu thập thông tin thống kê chỉ số giá tiêu dùng
tỉnh Hưng Yên ...............................................................................................49


4.2.2.

Thực trạng chất lượng xử lý, tổng hợp thông tin thống kê chỉ số giá tiêu dùng ....54

4.2.3.

Thực trạng về chất lượng thông tin chỉ số giá tiêu dùng .................................56

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh
Hưng Yên ......................................................................................................60

4.3.1.

Nguồn nhân lực .............................................................................................60

4.3.2.

Nguồn lực tài chính .......................................................................................63

iv


4.3.3.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật, phần mềm, trang bị nghiệp vụ cho người làm
công tác thống kê chỉ số giá tiêu dùng ............................................................64


4.3.4.

Công tác quản lý nhà nước, công tác kiểm tra giám sát của cơ quan thống
kê về hoạt động thống kê ...............................................................................66

4.3.5.

Phương pháp tính tốn chỉ số giá tiêu dùng ....................................................68

4.3.6.

Nhận thức của người cung cấp thông tin thống kê ..........................................70

4.4.

Giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh
Hưng Yên ......................................................................................................72

4.4.1.

Định hướng chung .........................................................................................72

4.4.2.

Giải pháp về hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ công chức
(CBCC) .........................................................................................................73

4.4.3.

Nâng cao chất lượng hoạt động thống kê chỉ số giá tiêu dùng ........................76


4.4.4.

Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động thống kê chỉ số giá tiêu dùng .......77

4.5.5.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước hoạt động thống kê chỉ số giá
tiêu dùng........................................................................................................78

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................79
5.1.

Kết luận .........................................................................................................79

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................80

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................82
Phụ lục ......................................................................................................................84

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CBCC

Cán bộ, công chức

CCTK

Chi cục Thống kê

CCTTTK

Cung cấp thông tin thống kê

CNTT

Công nghệ thông tin

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

CTK

Cục Thống kê

ĐTĐT

Đối tượng điều tra

HĐND


Hội đồng nhân dân

HTCTTK

Hệ thống chỉ tiêu thống kê

KT-XH

Kinh tế xã hội

SD TTTK

Sử dụng thông tin Thống kê

SX TTTK

Sản xuất thông tin Thống kê

TCTK

Tổng cục Thống kê

TTTK

Thông tin thống kê

UBND

Ủy ban nhân dân


XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tiêu chí phản ánh chất lượng thơng tin thống kê của một số
quốc gia và tổ chức quốc tế .......................................................................7

Bảng 2.2.

Các nguyên tắc và chỉ tiêu thực hiện thống kê Châu Âu ..........................23

Bảng 3.1.

Tăng trưởng kinh tế bình qn giai đoạn 1997-2015................................30

Bảng 3.2.

Phân nhóm và phân bổ số liệu phiếu điều tra ...........................................36

Bảng 4.1.

Chỉ số giá các tháng trong năm 2017 so với tháng trước ..........................43

Bảng 4.2.


Chỉ số giá tháng năm 2017 so với cùng tháng năm 2016 .........................46

Bảng 4.3.

Nhóm các mặt hàng được điều tra trong rổ hàng hóa ...............................49

Bảng 4.4.

Tình hình thu thập thơng tin về giá đúng theo thời gian quy định ............51

Bảng 4.5.

Hình thức thu thập thông tin giá tiêu dùng...............................................52

Bảng 4.6.

Cách thức xử lý trường hợp bất thường trong thu thập thông tin ..............54

Bảng 4.7.

Mức độ hài lòng của người sử dụng về thông tin thống kê .......................57

Bảng 4.8.

Độ tin cậy của thơng tin thống kê ............................................................58

Bảng 4.9.

Tính kịp thời của thơng tin thống kê ........................................................58


Bảng 4.10.

Khả năng tiếp cận thông tin thống kê ......................................................59

Bảng 4.11.

Tính đấy đủ thơng tin thống kê................................................................60

Bảng 4.12.

Tỷ lệ ý kiến đánh giá trình độ CBCC ......................................................61

Bảng 4.13.

Tỷ lệ số ý kiến đánh giá năng lực CBCC .................................................62

Bảng 4.14.

Trình độ học vấn, kinh nghiệm của điều tra viên .....................................63

Bảng 4.15.

Tỷ lệ ý kiến đánh giá trang bị máy móc thiết bị .......................................64

Bảng 4.16.

Số lượng điều tra viên tham dự tập huấn trước khi điều tra ......................65

Bảng 4.17.


Tỷ lệ ý kiến đánh giá công tác quản lý nhà nước .....................................66

Bảng 4.18.

Tỷ lệ ý kiến đánh giá việc kiểm tra, giám sát của cơ quan Thống kê
về thông tin thống kê giá tiêu dùng hộ cung cấp ......................................67

Bảng 4.19.

Quyền số chỉ số giá tiêu dùng áp dụng cho giai đoạn 2015-2020 .............69

Bảng 4.20.

Tỷ lệ ý kiến đánh giá nhận thức người CCTTTK về mục đích ý nghĩa,
yêu cầu, phạm vi, nội dung điều tra thống kê chỉ số giá tiêu dùng................70

Bảng 4.21.

Thực trạng cung cấp thông tin về giá tiêu dùng .......................................71

Bảng 4.22.

Tỷ lệ ý kiến đánh giá hộ có tiếp tục cung cấp thơng tin thống kê giá
tiêu dùng cho cơ quan Thông kê nhà nước ..............................................71

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Cấu trúc chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2014-2019 ......................................17

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Chỉ số giá tháng năm 2017 so với tháng trước..........................................44
Biểu đồ 4.2. Chỉ số giá các tháng năm 2017 so với cùng tháng năm 2016 ....................47
Biểu đồ 4.3. Chỉ số giá bình quân cả năm 2017 so với năm 2016 .................................48
Biểu đồ 4.4. Mức độ thu thập đầy đủ giá các mặt hàng ................................................50
Biểu đồ 4.5. Phương pháp ghi thông tin vào phiếu điều tra ..........................................53

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả : Phạm Thị Đam
Tên luận văn : “Giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh
Hưng Yên”
Ngành : Quản lý kinh tế.

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan những vẫn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng thống kê chỉ số giá
tiêu dùng.
Đánh giá thực trạng chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng Yên
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng của
tỉnh trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế điều tra viên thống kê, người

cung cấp thông tin thống kê, người làm công tác thống kê, sử dụng kết quả điều tra Nhu
cầu và mức độ hài lòng của người sử dụng thông tin thống kê năm 2017 của ngành
Thống kê; khai thác dữ liệu trong Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên.
- Áp dụng các phương pháp: Thống kê mơ tả, phân tích tổng hợp, so sánh, đối
chiếu, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia....trong phân tích thực trạng chất lượng thống
kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng Yên.
Các kết quả chính và kết luận
Thực trạng về chất lượng thu thập thông tin thống kê chỉ số giá tiêu dùng: Tính
đầy đủ: có 82,14% số điều tra viên thu thập từ 80-90% số mặt hàng, số cịn lại chép từ
kỳ trước sang; có 17,86% số điều tra viên chỉ thu thấp giá của 70-80% số mặt hàng, cịn
lại là chép từ kỳ trước sang; Tính chính xác: tình trạng thu thập thơng tin thỉnh thoảng
khơng đúng thời gian quy định của điều tra viên còn diễn ra ở cả ba kỳ điều tra lần lượt
như sau: 14,29%; 35,71%; 17,86%; về hình thức thu thập thơng tin có 100% số điều tra
viên đều khơng đi thu thập toàn bộ giá các mặt hàng theo đúng điểm điều tra đã lập ban
đầu mà có thể thu thập tại điểm khác hoặc thu thập thông tin về giá của một số mặt hàng
qua bạn bè, người thân, phương tiện thông tin đại chúng. Về phương pháp ghi thông tin
vào phiếu điều tra chỉ có 28,57% số điều tra viên ghi giá thu thập được qua sổ trung
gian sau đó với ghi vào phiếu, còn lại vẫn còn trường hợp ghi trực tiếp vào phiếu hoặc

ix


kết hợp cả hai phương pháp; Tính kịp thời: có 92,85% số điều tra viên đều bàn giao
phiếu điều tra theo đúng thời gian quy định.
Thực trạng xử lý thông tin thống kê chỉ số giá tiêu dùng: đối với điều tra viên,
các trường hợp mặt hàng có biến động bất thường phần lớn điều tra viên đều ghi nguyên
giá của thời điểm hiện tại và khơng tìm hiểu ngun nhân (53,57%); với một số mặt
hàng đặc biệt đều được điều tra viên thực hiện xử lý theo phương án. Đối với cán bộ
phụ trách có 90% số mặt hàng được nhập giá đúng trong phiếu điều tra của điều tra viên
gửi lên, 4,0% nhập giá sau khi đã xác minh các trường hợp nghi ngờ có sự tăng giảm

đột biến khơng rõ ngun nhân và có khoảng 6,0% được điều chỉnh với mức tăng giảm
nhẹ hơn thực tế để tránh trường hợp chỉ số giá quá cao hoặc quá thấp. Việc tổng hợp số
liệu chỉ số giá được thực hiện theo chương trình phần mềm của Tổng cục Thống kê nên
đảm bảo đúng quy trình tính tốn.
Thực trạng chất lượng số liệu thống kê chỉ số giá tiêu dùng: Tính phù hợp có
39,22% ý kiến hài lịng, 55,56% ý kiến tương đối hài lòng về số liệu thống kê; Độ tin
cậy: có 32,47% ý kiến tin cậy, 64,29% ý kiến tương đối tin cậy; Tính kịp thời: có
11,84% ý kiến trả lời kịp thời, 75,0% ý kiến trả lời tương đối kịp thời; Khả năng tiếp
cận: 22,37% trả lời dễ dàng, 69,74% trả lời tương đối dễ dàng tiếp cận; Tính đầy đủ:
19,08% ý kiến trả lời đầy đủ, 74,34% ý kiến trả lời số liệu thống kê tương đối đầy đủ.
Nhìn chung số liệu thống kê chỉ số giá tiêu dùng mới chỉ đáp ứng nhu cầu của người
dùng tin ở mức tương đối chứ chưa hoàn toàn đáp ứng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng: nguồn
nhân lực; nguồn lực tài chính; cơ sở vật chất, kỹ thuật, phần mềm, trang bị nghiệp
vụ cho người làm công tác thống kê chỉ số giá tiêu dùng; công tác quản lý nhà nước,
công tác kiểm tra giám sát của cơ quan thống kê về hoạt động thống kê; phương
pháp tính chỉ số giá tiêu dùng; Thái độ của người cung cấp thông tin thống kê.
Để nâng cao chất lượng Thống kê trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thời gian tới
ngành thống kê nói chung và ngành thống kê tỉnh Hưng Yên nói riêng cần thực hiện
đồng bộ một số giải pháp: Hoàn thiện tổ chức thực hiện công tác thống kê, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện hoạt động thu thập số liệu thống kê qua điều xử lý,
tổng hợp số liệu thống kê; Cung cấp đủ nguồn lực tài chính; Tăng cường cơ sở vật trang
bị đặc biệt là internet là công việc hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng thống kê.
Trong điều tra cần áp dụng cơng nghệ hiện đại như điều tra bằng máy tính bảng thay
thế phiếu điều tra bằng bản giấy sẽ làm tăng chất lượng và giảm thời gian ghi phiếu
điều tra, nhập tin.v.v...Hồn thiện chính sách, văn bản pháp luật và xây dựng quy
trình hoạt động thống kê, tiến tới quản lý chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng.

x



THESIS ABSTRACT
Mater candidate:Pham Thi Dam
Thesis title: Solutions to improve the statistic quality of consumer price index in Hung
Yen province
Major: Economic Management

Code:8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To review literature and practice in the statistic quality of consumer price index.
To evaluate the situation on the statistic quality of consumer price index and
driven factors for that in Hung Yen province.
To suggest solutions to enhance the statistic quality of consumer price index in the
province in the future.
Materials and Methods
- conducting survey with statistic staff, statistical informants, statisticians, and
using results of survey on demand and satisfaction of users in statistic 2017; using data in
Hung Yen Statistical Yearbook.
- Methods used: Descriptive statistics, general analysis, comparison, method of
collecting expert opinions .... in analyzing the situation on statistic quality of CPI in Hung
Yen province.
Main findings and conclusions
The situation on the quality of collecting CPI information: Completeness: 82.14%
of interviewers collect 80-90% of items, the rest recored from the previous time; 17.86%
of interviewers only collect the price of 70-80% the items, the rest recored from the
previous time. Accuracy: situation of gathering information sometimes is not follow
requested time of interviewers and it happened in all three surveys: 14.29%; 35.71%;
17.86%; in terms of information collection form, there is 100% of interviewers who

collect all prices of items at other locations or collect some item information through their
friends, relatives, media rather than atrequested location. As for method of record, only
28.57% of interviewerswrite the price collected the intermediary book then recording in
questionnaires, the remaining cases still record directly in questionnaires or combined
both methods; Timeliness: 92.85% of interviewers give back questionnaires on time.
Situation of CPI information analysis: As for interviewers, in case of abnormal
fluctuations, the most of them record the current prices and did not look for causes

xi


(53.57%); as for some special items,interviewerfollow the plan. As for staff, 90% of items
were record correctly in questionnaires sent by the interviewer, 4.0% of recording price
after identifying increase or decrease cases without causes and about 6.0% is adjusted
with the increase less than in the reality to avoid too high or low price index. Data
analysis of price index is done by software program of the General Statistics Office to
ensure calculation process.
Situation in quality of consumer price index: Relevance: 39.22% of very satisfied,
55.56% of satisfied; Reliability: 32.47% of quite believed, 64.29% of believed:
Timeliness: 11.84% of quite timely, 75.0% of timely; Accessibility: 22.37% of quite easy
to access, 69.74% of easy to access; Completeness: 19.08% of full respondents, 74.34%
of respondents were relatively full. In general,information of consumer price index have
not met all needs of users yet.
Driven factors to the quality of consumer price index: human resources; financial
resource; infrastructure, techonology, software, professional equipment for statistical
indicators; government management, inspecting and monitoring statistic acitivities by
statistical agencies; measures of consumer price index; the attitude of statistic informants.
To improve statistic quality in Hung Yen province, Statistic agency as well as one
in Hung Yen provinceneed to do some solutions: improving statistic management,
enhancing the quality of human resources, completing collection of statistical data

through survey; providingenough financial resources; strengthening facilities and
equipments, especially internet to improve the quality of statistics. In the survey, it is
necessary to apply modern technology such as tablets instead of paper questionnaires,
which will increase the quality of survey and reduce recording time, inputting
information, etc... Improving the policy, legal documents and development of statistical
process, managing statistical quality of consumer price index.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết tồn cầu hố, hợp tác quốc tế là một xu thế tất yếu
khách quan của thời đại, nhận thức đúng đắn được điều này Đảng và Nhà nước
ta, đặc biệt trong những năm gần đây, luôn đẩy mạnh và thực hiện các chính sách
mở cửa, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đưa nền kinh tế nước ta hội nhập cùng
nền kinh tế thế giới. Khi chúng ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, thì nền
kinh tế của chúng ta sẽ hoạt động theo những quy luật vốn có của nền kinh tế thị
trường như quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh vv... Và khi đó
vai trị của chính phủ lại càng được khẳng định trong việc định hướng nền kinh
tế, khắc phục những khuyết tật mà kinh tế thị trường gây ra, đặc biệt trong quá
trình hội nhập hiện nay, khi mà nền kinh tế nước ta chịu sự tác động trực tiếp bởi
những biến động của nền kinh tế toàn cầu, thì việc ổn định vĩ mơ nền kinh tế đã
trở thành yếu tố quyết định đảm bảo cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong
nước cũng như các nhà đầu tư từ nước ngoài yên tâm hoạt động một cách có hiệu
quả. Nhưng làm thế nào mà chính phủ có thể nhận biết được những dấu hiệu bất
ổn của nền kinh tế? Sự bất ổn đó đang ở mức độ nào ? Xu hướng biến động của
nó ra sao? Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể giúp chính phủ nhận biết và đánh giá
được các dấu hiệu trên.

Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ tiêu thống kê quan trọng trong Hệ thống chỉ
tiêu thống kê Quốc gia, được Tổng cục Thống kê thu thập, tổng hợp và công bố
hàng tháng nhằm đảm bảo thông tin về giá tiêu dùng phục vụ các cơ quan nhà
nước trong công tác quản lý điều hành, nghiên cứu và hoạch định chính sách tiền
lương, lãi suất ngân hàng, quản lý tài chính, tiền tệ, tính tốn sức mua tương
đương (PPP) và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng Chỉ số giá
tiêu dùng để loại trừ yếu tố biến động giá trong việc tính tốn một số chỉ tiêu
thống kê tổng hợp theo giá so sánh. Đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin về biến
động giá tiêu dùng của các doanh nghiệp, của người dân và các đối tượng dùng
tin khác (Tổng cục Thống kê, 2015).

1


Trong những năm gần đây, công tác thống kê giá của ngành thống kê tỉnh
Hưng Yên từng bước được nâng lên. Ngành đã có nhiều cố gắng trong việc nâng
cao chất lượng thông tin thống kê, nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin thống kê
của Đảng, Nhà nước và các đối tượng dùng tin trong nước và quốc tế. Cơng tác
thống kê giá tiêu dùng đã có nhiều chuyển biến tích cực, phản ảnh đúng xu
hướng tăng giảm của các loại hàng hóa. Đồng thời tỉnh Hưng Yên cũng đã áp
dụng nhiều giải pháp của Tổng cục Thống kê cũng như giải pháp riêng của tỉnh
nhằm nâng cao chất lượng thống kê giá tiêu dùng như: Môi trường pháp lý cho
các hoạt động thống kê ngày càng đồng bộ và hồn thiện;phương pháp luận, quy
trình kỹ thuật thống kê trong từng lĩnh vực, từng khâu thống kê được cập nhật
theo chuẩn quốc tế; ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các
hoạt động thống kê ngày càng được tăng cường; đào tạo bồi dưỡng nhân lực
thống kê được thực hiện thường xuyên theo từng cấp độ; tuyên truyền, giáo dục,
phổ biến pháp luật thống kê ngày càng được chú trọng theo từng loại đối tượng
dùng tin. Tuy nhiên, trong thực tế công tác thống kê giá tiêu dùng vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế như: nguồn nhân lực cịn thiếu, chưa có sự độc lập về chuyên môn,

công tác điều tra giá tiêu dùng cịn chưa thường xun, rổ hàng hóa đại diện cho
chu kỳ dài dẫn đến nhiều mặt hàng khơng cịn tồn tại, phương pháp tính cịn
nhiều bất cập, người cung cấp thông tin chưa hiểu hết ý nghĩa của việc thống kê
giá tiêu dùng, số liệu thống kê chưa được đánh giá đúng theo 6 tiêu chí chất lượng,
đó là: tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, khả năng tiếp cận, khả năng giải
thích, tính chặt chẽ dẫn đến chất lượng công tác thống kê giá tiêu dùng tại tỉnh
Hưng Yên chưa được như mong đợi.
Để nâng cao chất lượng thơng tin thống kê thì cần phải thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp khác nhau, ở nhiều khâu và nhiều mắt xích khác nhau. Do vậy,
thực tế trên vẫn cịn nhiều tồn tại và bất cập dẫn đến thơng tin thống kê chưa đáp
ứng cao nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê chỉ số giá tiêu dùng.
Để làm rõ hơn về nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục em đã lựa chọn đề
tài “Giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng
Yên” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ, với mong muốn được đem
những kinh nghiệm từ thực tiễn công tác và những kiến thức về quản lý kinh tế
đã được học trong nhà trường, để giúp cho công tác thống kê giá tiêu dùng và
CPI ở tỉnh ngày càng hiệu quả hơn.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng
Yên hiện nay và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá
tiêu dùng của địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng thống kê
chỉ số giá tiêu dùng.
Đánh giá thực trạng chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng và phân

tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh
Hưng Yên.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng
của tỉnh trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng Yên trong
giai đoạn hiện nay như thế nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng
tỉnh Hưng Yên?
Những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng thống kê chỉ số giá
tiêu dùng tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chất lượng hoạt động thống kê giá tiêu dùng và các gải pháp nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động thống kê chỉ số giá tiêu dùng ở tỉnh Hưng Yên.
Nghiên cứu hoạt động thống kê giá bao gồm: Chuẩn bị thu thập số liệu
thống kê, thu thập số liệu thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu thống kê, phân tích
thống kê, cơng bố và phổ biến thơng tin thống kê. Tuy nhiên, do nội dung khá
rộng nên đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động thu thập số liệu, xử lý và tổng hợp số
liệu chỉ số giá tiêu dùng.
Hoạt động thống kê giá hiện nay chủ yếu là qua cơng tác điều tra trực tiếp
giá các loại hàng hóa dịch vụ trong các cửa hàng, quầy hàng, sạp hàng bán lẻ của

3


các hộ kinh doanh buôn bán, các cơ sở ý tế, trường học,… trên địa bàn các huyện
được chọn làm mẫu tại tỉnh Hưng Yên.
Đối tượng khảo sát chất lượng hoạt động thống kê chỉ số giá tiêu dùng bao
gồm: Người làm công tác thống kê; người cung cấp thông tin thống kê và người

sử dụng thông tin thống kê trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Giới hạn của luận văn là tập trung phân tích hoạt động
điều tra thống kê chỉ số giá tiêu dùng bao gồm hoạt động thu thập số liệu, xử lý
và tổng hợp thông tin chỉ số giá tiêu dùng; các giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động thống kê chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi không gian: địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu thông tin thứ cấp thu thập để nghiên cứu
trong 3 năm từ 2015-2017 phục vụ cho việc tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng
thống kê chỉ số giá tiêu dùng; số liệu điều tra năm 2018.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa lý luận về nâng cao chất lượng thống
kê chỉ số giá tiêu dùng; nghiên cứu đề cập đến tiêu chí đánh giá dựa trên kết quả
người sản xuất thông tin thống kê, người cung cấp thông tin thống kê, đánh giá
của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thống kê.
Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thống kê chỉ số giá tiêu dùng trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên bao gồm: nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác điều tra, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt trong lĩnh
vực cơng nghệ thơng tin và các chính sách hỗ trợ cho người làm hợp đồng điều tra
thống kê. Đánh giá chất lượng thông tin mà đối tượng điều tra cung cấp cho ngành
thống kê trước và sau khi cung cấp thơng tin. Đánh giá mức độ hài lịng của người
sử dụng thông tin đối với sản phẩm thông kê nói chung và sản phẩm thống kê chỉ
số giá tiêu dùng nói riêng.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Thống kê và các khái niệm liên quan
Thông tin thống kê là sản phẩm của hoạt động thống kê. Thống kê nếu
hiểu theo thống kê học là khoa học nghiên cứu về mặt lượng trong mối quan hệ
mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn, trong điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, thống kê không thể chỉ hiểu theo nghĩa thống
kê đơn thuần về mặt lý thuyết mà cần phải hiểu đầy đủ những công việc sản xuất
thông tin thống kê bao gồm hệ thống chỉ tiêu thống kê, hoạt động thống kê (Trần
Ngọc Phác và Trần Thị Kim Thu, 2006).
Báo cáo thống kê là mẫu biểu và hướng dẫn ghi chép mẫu biểu để thu thập
dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp
khoa học, thống nhất được quy định trong chế độ báo cáo thống kê trong một
thời kỳ nhất định (Quốc hội, 2015).
Điều tra thống kê là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối
tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được xác định
trong phương án điều tra thống kê cho mỗi lần điều tra (Quốc hội, 2015).
Hoạt động thống kê là hoạt động xác định nhu cầu thông tin cần thu thập;
chuẩn bị thu thập; thu thập; xử lý và tổng hợp; phân tích và dự báo; cơng bố, phổ
biến và lưu trữ thông tin thống kê về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện
không gian và thời gian cụ thể (Quốc hội, 2015).
Thông tin thống kê là dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp và phân tích
theo phương pháp, quy trình, chun mơn, nghiệp vụ thống kê để phản ánh đặc
trưng, thuộc tính của hiện tượng nghiên cứu. Thông tin thống kê gồm số liệu thống
kê và bản phân tích số liệu đó (Quốc hội, 2015).
2.1.1.2. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là một khái niệm rất quen thuộc với loài người ngay từ thời cổ
đại, tuy nhiên khái niệm về chất lượng là gì đã gây nhiều tranh cãi. Trong từng
giai đoạn phát triển của sản xuất đã xuất hiện nhiều định nghĩa về chất lượng.

5



Chất lượng được hiểu theo nghĩa tương đối và nghĩa tuyệt đối. Khái niệm chất
lượng dùng trong cuộc sống hàng ngày thường mang ý nghĩa tuyệt đối. Thuật
ngữ chất lượng được dùng để nói về những thứ tuyệt hảo, hồn mỹ, những thứ đó
được coi là chất lượng, theo quan niệm này sẽ có những chuẩn mực rất cao
khơng vượt qua được. Chính sự tuyệt hảo của nó nằm trong giá trị và uy tín trong
chính bản thân nó. Chất lượng được hiểu theo nghĩa này chính là chất lượng cao
nhất-hiểu chất lượng theo cách này không thực tiễn, bởi đại bộ phận dân chúng
chỉ có thể ngưỡng mộ những sản phẩm có chất lượng, chỉ một trong số họ muốn
sở hữu chúng, nhưng rất ít người trong số đó có đủ điều kiện sở hữu.Theo cách
hiểu như trên thì các cơ quan thống kê khơng thể có khả năng để cung cấp được
những sản phẩm tốt đến như thế (Sallis E, 1993).
Do vậy, chúng ta có thể sử dụng khái niệm chất lượng theo nghĩa tương đối.
Quan niệm chất lượng theo nghĩa tương đối cho rằng “Sản phẩm hay dịch vụ
được coi là có chất lượng khi chúng đạt được những chuẩn mực chất lượng được
quy định trước” (Sallis E, 1993).
Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ
thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên
quan. Ở đây yêu cầu là các nhu cầu và mong đợi được công bố, ngụ ý hay bắt
buộc theo tập quán Tóm lại, dù tiếp cận theo khía cạnh nào thì cũng phải đảm
bảo: sản phẩm, hệ thống hay quá trình phải phù hợp với tiêu chuẩn đã được công
bố, phù hợp với những yêu cầu của người sử dụng, sự kết hợp cả tiêu chuẩn và
yêu cầu của người sử dụng/tiêu dùng (Sallis E, 1993).
2.1.1.3. Khái niệm về chất lượng thống kê
Trong một số năm trở lại đây, chất lượng thống kê được chính phủ, các
ngành, các cấp và các tổ chức, cá nhân quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên, chất lượng
thống kê có nhiều cách hiểu khác nhau, mỗi cách hiểu đó cũng chưa có sự đồng
nhất về các phương diện. Hiện nay một số lượng lớn các ý kiến của các quốc gia
chia sẻ quan điểm rằng chất lượng thống kê có nghĩa là chất lượng của sản phẩm

của thống kê - Thông tin thống kê (chi tiết trình bày trong bảng 2.1).
Sản phẩm thống kê có chất lượng, mặc dù quan điểm của các cơ quan
thống kê quốc tế và quốc gia khác nhau có bị phân tán đơi chút về phương diện
chất lượng nào nên được lựa chọn thì nhìn chung các nước đều có chung các yếu
tố về tính phù hợp, độ chính xác, tính kịp thời và khả năng tiếp cận..

6


Bảng 2.1. Tiêu chí phản ánh chất lượng thơng tin thống kê của một số
quốc gia và tổ chức quốc tế
Việt Nam

Canada

Hàn quốc

Thống kê
Châu Âu

IMF
Những điều
kiện tiên quyết
của chất lượng

Tính phù hợp

Tính phù hợp

Tính phù hợp


Tính phù hợp

Độ chính xác

Độ chính xác

Độ chính xác

Độ chính xác

Độ chính xác

Tính kịp thời

Tính kịp thời

Tính kịp thời

Tính kịp thời
và định kỳ

và tin cậy
Khả năng phục
vụ

Khả năng tiếp
cận

Khả năng tiếp

cận

Khả năng tiếp
cận

Khả năng tiếp
cận và rõ ràng

Khả năng tiếp
cận

Tính chặt chẽ

Tính chặt chẽ

Tính tồn vẹn
Tính so sánh

Tính diễn giải

Tính so sánh

Phương pháp
luận đúng đắn

Tính diễn giải
Nguồn: Nguyễn Văn Đồn (2014)

2.1.1.4. Chất lượng thơng tin thống kê và thông tin chỉ số giá tiêu dùng
Trong những năm gần đây, ngành thống kê luôn quan tâm tới việc đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin và nâng cao chất lượng của số
liệu thống kê. Báo cáo thống kê về tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng trở thành
tài liệu chính thức trong các kỳ họp của Chính phủ. Vấn đề chất lượng số liệu
luôn được đặt ra khi sử dụng, nhưng thực tế đa số người dùng tin chưa hiểu một
cách đầy đủ thế nào là chất lượng của số liệu thống kê? Định nghĩa chính thức về
chất lượng số liệu do cơ quan Thống kê quốc gia của các nước trong Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ
trước và họ định nghĩa: "Chất lượng của số liệu thống kê là sự phù hợp cho sử
dụng của khách hàng". Định nghĩa đưa ra quá chung chung và trừu tượng, các
nhà Thống kê đã cụ thể và chi tiết hóa định nghĩa này qua sáu tiêu thức phản ánh
chất lượng số liệu thống kê: tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, khả năng
tiếp cận, khả năng giải thích, tính chặt chẽ (Nguyễn Văn Đồn, 2014).

7


2.1.1.5. Khái niệm giá cả
Trong điều kiện nền sản xuất giản đơn, giá cả phản ánh giá trị của sản
xuất hàng hoá và được các nhà kinh tế học cổ điển như D. Ricardo (2015) đưa ra
khái niệm: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị tự nhiên tức giá trị hàng hoá.
Khi nền kinh tế sản xuất phát triển, phạm vi giá cả được mở rộng, giá cả
được thừa nhận không chỉ đơn thuần giá trị hàng hố mà nó hình thành trên cơ sở
tổng hồ các mối liên hệ kinh tế - xã hội như: cung, cầu hàng hố; tích luỹ và tiêu
dùng trong, ngồi nước. Giá cả trên thị trường được xác định trên cơ sở thoả
thuận về lợi ích giữa người mua và người bán, là cơ sở trao đổi hàng hố. Do đó,
giá cả vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội
(Phan Công Nghĩa, 2002).
2.1.1.6. Chức năng của giá cả
Giá cả có các chức năng chủ yếu sau: chức năng thông tin: Giá cả phản
ánh tình hình cung cầu, có thể nhận biết được sự khan hiếm tương đối của hàng

hoá qua sự biến đổi của giá. Vì vậy, tin tức về giá cả có thể hướng dẫn các đơn vị
kinh tế có liên quan định ra những quyết định đúng đắn. Trong lĩnh vực phân
phối, lưu thông và tiêu dùng, sự biến động của giá cả cũng cung cấp những thông
tin cần thiết để các đơn vị kinh tế có được những quyết định đúng đắn; chức năng
phân bổ các nguồn lực: Sự biến động giá cả có thể dẫn đến sự biến động về lưu
chuyển tài nguyên. Khi giá cả của một loại hàng hố nào đó tăng lên thì người
sàn xuất nói chung có thể tăng sản xuất mặt hàng ấy, và sẽ thu hút tài nguyên xã
hội tập trung vào đó, nhưng khi giá tăng lại có thể làm người tiêu dùng giảm tiêu
thụ loại hàng hố đó. Khi giá giảm người sản xuất nói chung có thể giảm loại
hàng ấy, và do đó, một phần tài nguyên có thể không lưu chuyển vào ngành ấy,
nhu cầu tiêu dùng loại hàng đó lại tăng thêm. Chính thơng qua q trình này mà
giá cả điều tiết qui mơ sản xuất của xí nghiệp, sự bố trí tài nguyên giữa các ngành
và cân đối giữa tổng cung và tổng cầu xã hội; chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ
thuật: Giảm lao động xã hội trung bình cần thiết; chức năng phân phối và phân
phối lại thu nhập quốc dân và cá nhân: khi người bán và người mua tham gia vào
thị trường, người tiêu dùng sẽ trả tiền cho người mua với một mức giá do hai bên
thỏa thuận, như vậy giá hàng hóa đã phân phối thu nhập từ người này sang người
khác; chức năng thực hiện lưu thông hàng hố: Giá cả lên xuống là một bàn tay
vơ hình điều tiết lợi ích của mọi người, chỉ huy hành động của người sản xuất,

8


điều tiết hành vi của người tiêu dùng. Như vậy, giá cả là một phạm trù kinh tế
quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nói đến thị trường, cơ chế thị trường tất
yếu phải nói đến giá cả (Mạnh Hoàng Diệp, 2013).
2.1.1.7. Chỉ số giá cả và ý nghĩa của chỉ số giá
Theo Mạnh Hoàng Diệp (2013) Chỉ số giá cả là chỉ tiêu tương đối (được tính
bằng lần hoặc %), là chỉ tiêu phản ánh sự biến động giá cả qua các khoảng thời gian
khác nhau (tháng, quý, năm) hoặc qua các vùng không gian khác nhau (vùng, địa

phương, quốc gia). Chỉ số giá là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong nền
kinh tế, nó có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách cũng như định hướng
kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác, chỉ số giá có ý nghĩa quan
trọng cả trong lĩnh vực vi mô và vĩ mô:
Trong lĩnh vực vi mô: chỉ số giá là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của các nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Đối với các doanh
nghiệp, mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận nên bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến
hành sản xuất kinh doanh, họ đều cân nhắc lựa chọn mặt hàng kinh doanh,
hạch tốn chi phí, tính tốn hiệu quả. Chỉ số giá là một chỉ tiêu quan trọng
giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan hơn, thực tế hơn về lợi nhuận
thu được khi tiến hành sản xuất kinh doanh mặt hàng hiện tại, từ đó có chiến
lược kinh doanh mới nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Chỉ số giá giúp các
doanh nghiệp nắm bắt xu hướng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, là cơ sở để
lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp. Mặt khác, chỉ số giá cho biết tốc độ
tăng giảm giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ, kết hợp với quan hệ cung cầu
trên thị trường để chọn cho mình mặt hàng kinh doanh phù hợp nhằm đạt
được hiệu quả tối đa. Chỉ số giá giúp các doanh nghiệp định giá bán sản phẩm
của mình trên thị trường và có biện pháp điều chỉnh giá phù hợp. Chỉ số giá
giúp các chủ đầu tư xem xét dư án của mình có đạt hiệu quả mong muốn hay
khơng, có ổn định hay không. Đối với người tiêu dùng, thông qua chỉ số giá
giúp họ có sự lựa chọn tốt nhất nên tiêu thụ mặt hàng nào giữa các mặt hàng
thay thế nhau, cũng qua tỉ lệ lạm phát giúp họ có quyết định đúng đắn khi lựa
chọn giữa đầu tư và tiết kiệm (Mạnh Hoàng Diệp, 2013).
Trong lĩnh vực vĩ mô: đối với tầm quản lý vĩ mô của nhà nước, chỉ số giá
là một căn cứ quan trọng trong việc hoạch định chính sách của nhà nước vì chỉ số
giá là công cụ phản ánh đầy đủ thực trạng của nền kinh tế, khi nhìn vào sự biến
động giá cả, mức lạm phát cao hay thấp thì có thể thấy được mức độ ổn định của

9



nền kinh tế đó; Chỉ số giá được dùng để loại trừ yếu tố biến động về giá trong các
chỉ tiêu liên quan đến giá trị : sức mua của đồng tiền, thu nhập, chi tiêu...nhằm
đánh giá đúng đắn sự biến động về lượng của các chỉ tiêu kinh tế; Chỉ số giá là
một trong những cơ sở để xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế, đặc
biệt là kế hoạch thu chi ngân sách, tài chính, ổn định giá cả; Chỉ số giá được
dùng để bảo toàn và phát triển vốn cũng như các chỉ tiêu tài chính khác, thơng
qua đó có thể nắm bắt được thực chất giá trị đồng vốn, góp phần phân tích hiệu
quả các hoạt động kinh tế; Chỉ số giá được dùng làm cơ sở để đánh giá mức sống
của các tầng lớp dân cư, xác định mức tiền lương tối thiểu; Chỉ số giá còn là một
trong những nhân tố tác đông lớn đến đầu tư trong nước cũng như nước ngồi
vào Việt Nam; Chỉ số giá khơng những là chỉ tiêu quan trọng phản ánh thực trạng
phát triển của nền kinh tế mà còn là chỉ tiêu cung cấp các thông tin dự báo sớm
về xu thế tăng trưởng nền kinh tế ngắn hạn. Các chỉ số giá có thể được tính tốn
kết hợp lại dùng làm chỉ tiêu báo sớm khi xây dựng chỉ tiêu tổng hợp về sau.Tầm
quan trọng của chỉ số giá đã khẳng định việc tính tốn và cơng bố chỉ số giá là rất
cần thiết và quan trọng. Công việc này cần được tiến hành chính xác. thường
xun và liên tục (Mạnh Hồng Diệp, 2013).
2.1.1.8. Giá tiêu dùng và chỉ số giá tiêu dùng
Giá tiêu dùng: giá do người tiêu dùng mua hàng hoá, chi trả cho các dịch
vụ phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày. Giá tiêu dùng là giá bán lẻ hàng
hoá, dịch vụ trên thị trường (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng - VAT) phục vụ sinh
hoạt đời sống. Giá tiêu dùng không bao gồm giá đất, giá hàng hố bán cho sản xuất
và các cơng việc có tính chất sản xuất kinh doanh. Giá tiêu dùng được thống kê
trên các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng đại diện. Cục Thống kê tỉnh, thành phố
căn cứ vào tình hình tiêu dùng và thị hiếu tiêu dùng của địa phương mình, đối
chiếu với danh mục mặt hàng và dịch vụ đại diện, chọn các mặt hàng có quy
cách, phẩm chất làm danh mục hàng hoá, dịch vụ đại diện cho địa phương mình
(Tổng cục Thống kê, 2015)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức

độ biến động giá cả chung qua thời gian của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu
dùng hàng ngày của người dân (Tổng cục Thống kê, 2015).
Để tính mức độ biến động giá chung của các loại hàng hoá dịch vụ tiêu
dùng cần chọn ra một danh mục các loại hàng hoá dịch vụ chủ yếu, đang được
tiêu dùng phổ biến; danh mục này được gọi là “rổ” hàng hố. Nói cách khác, chỉ
số giá tiêu dùng là chỉ tiêu thống kê phản ánh mức độ biến động giá cả theo thời

10


gian của tồn bộ “rổ” hàng hố tiêu dùng. Chẳng hạn, khi nói chỉ số giá tiêu
dùng tháng này so với tháng trước là 100,5% có nghĩa là mức tăng giá chung
của tồn bộ “rổ” hàng hố tháng này so với tháng trước là 0,5% (Tổng cục
Thống kê, 2015).
Theo Tổng cục Thống kê (2015) có các gốc cơng bố chỉ số giá tiêu dùng:
Chỉ số giá tiêu dùng được tính và công bố hàng tháng theo các gốc: năm gốc
(năm 2014), cùng tháng năm trước, tháng 12 năm trước, tháng trước và bình
qn cùng kỳ.Ví dụ:
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 05/2016 so với năm 2014 là 114,5%, có
nghĩa là so với năm gốc 2014 giá tiêu dùng tháng 05/2016 đã tăng 14,5%.
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 05/2016 so với tháng 5/2015 là 104,6%, có
nghĩa là sau 12 tháng giá tiêu dùng đã tăng 4,6%.
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 05/2016 so với tháng 12/2015 là 102,3%, có
nghĩa là sau 5 tháng giá tiêu dùng đã tăng 2,3%.
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 05/2016 so với tháng 04/2016 là 100,2%, có
nghĩa là sau một tháng giá tiêu dùng đã tăng 0,2%.
+ Chỉ số giá tiêu dùng bình qn cùng kỳ đến tháng 05/2016 là 104,3%,
có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2016 so với 5 tháng
đầu năm 2015 đã tăng 4,3%.
Một số lưu ý về chỉ số giá tiêu dùng: Chỉ số giá tiêu dùng chỉ phản ánh

mức độ biến động của giá cả, không phản ánh mức giá của hàng hoá và dịch vụ.
Chẳng hạn: Chỉ số giá thịt gà và chỉ số giá thịt bò tháng này so với tháng trước
lần lượt là 101,5% và 100,9%, điều này khơng có nghĩa là giá thịt gà đắt hơn
giá thịt bò, mà chỉ đơn giản là giá thịt gà tháng này so với tháng trước đã tăng
(1,5%) cao hơn so với mức tăng giá của thịt bò (0,9%) ; Chỉ số giá tiêu dùng
không phản ánh mức biến động giá theo khơng gian, có nghĩa là CPI khơng so
sánh mức giá giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nhau. Chẳng
hạn, chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh A và tỉnh B tháng này so tháng trước lần lượt
là 100,5% và 100,3%, có nghĩa là tốc độ tăng giá tiêu dùng chung của tỉnh A
tháng này so tháng trước cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng chung của tỉnh B,
điều này khơng có nghĩa là giá tiêu dùng của tỉnh A cao hơn tỉnh B ; Chỉ số giá
tiêu dùng phản ánh sự biến động thuần tuý về giá (đã loại trừ ảnh hưởng của

11


×