Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện mộc châu tỉnh sơn la luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 158 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI TRỌNG TRƯỜNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp ứng dụng

Người hướng dẫn khoa học:

PGS -TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

Mã số:

8620115

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được
cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn


Bùi Trọng Trường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhận dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Ban quản lý đào
tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
huyện Mộc Châu; các cơ quan, đơn vị, phòng ban của huyện; Đảng ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân và nhân dân xã Đông Sang, xã Mường Sang, xã Chiềng Hắc đã
tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong q trình thực tập tại địa bàn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Trọng Trường

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị, hình ảnh, hộp, sơ đồ ............................................................................ ix
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... x
Thesis abstract ................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau an toàn..................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1

Các khái niệm có liên quan................................................................................. 5

2.1.2.

Vai trị và sự cần thiết phải phát triển sản xuất rau an toàn .............................. 10


2.1.3.

Đặc điểm phát triển sản xuất rau an toàn.......................................................... 11

2.1.4.

Một số quy trình cơng nghệ sản xuất rau an tồn tiên tiến ............................... 12

2.1.5.

Nội dung phát triển sản xuất rau an toàn .......................................................... 16

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn ............................... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 29

2.2.1.

Tình hình phát triển sản xuất rau an tồn ở một số nước trên Thế giới ............ 29

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam ................................ 32

2.2.3.


Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 35

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 38

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ..................................... 38

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La .......................... 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 50

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ........................................... 50

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 50


3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ........................................................ 53

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 53

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 53

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 55
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La ....................................................................................................... 55

4.1.1.

Sự phát triển về qui mô và cơ cấu diện tích rau an tồn ................................... 55

4.1.2.

Sự phát triển về hình thức tổ chức sản xuất rau an toàn ................................... 57

4.1.3.

Sự phát triển về chủng loại rau và chất lượng rau an toàn ............................... 59


4.1.4.

Sự phát triển về công nghệ và kỹ thuật sản xuất rau an toàn............................ 61

4.1.5.

Thực trạng đầu tư và sử dụng đầu vào cho sản xuất rau an tồn ...................... 64

4.1.6.

Cơng tác tổ chức tiêu thụ rau an toàn ............................................................... 74

4.1.7.

Đánh giá chung về kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất rau an toàn ........... 77

4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện
Mộc Châu ......................................................................................................... 80

4.2.1.

Chủ trương, chính sách phát triển sản xuất rau an toàn .................................... 80

4.2.2.

Quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn .................... 81

4.2.3.


Cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất rau an toàn ................................................... 83

4.2.4 .

Nguồn nhân lực cho phát triển sản xuất rau an tồn......................................... 86

4.2.5.

Tình hình cung ứng vật tư và các dịch vụ phục vụ sản xuất rau an toàn ............ 89

4.2.6.

Dịch vụ khuyến nông ........................................................................................ 91

4.2.7.

Thị trường tiêu thụ rau an toàn ......................................................................... 95

4.2.8.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 97

4.2.9.

Hệ thống quản lý và giám sát chất lượng rau an toàn....................................... 99

iv



4.3.

Mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn tại
huyện Mộc Châu, Sơn La trong thời gian tới ................................................ 100

4.3.1.

Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp .................................................. 100

4.3.2.

Mục tiêu, định hướng phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện Mộc Châu
đến năm 2020.................................................................................................. 105

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 117
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 117

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 118

5.2.1.

Kiến nghị tỉnh Sơn La..................................................................................... 118

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 119
Phụ lục 1 ....................................................................................................................... 121


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BGĐ

Ban giám đốc

BQ

Bình quân

BT

Bình thường

BVTV

Bảo vệ thực vật

Centre of Excellence

Trung tâm xuất sắc

CC


Cơ cấu

CHDCND

Cộng hịa dân chủ nhân dân

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức nơng lương thế giới

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy hại và điểm kiểm soát

HTX

Hợp tác xã


IPM

Phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp

NFT

Thủy canh tuần hồn

NN&PTNN

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

PTNT

Phát triển nông thôn

QLCL

Quản lý chất lượng

QLCLNLSTS

Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản

RAT

Rau an toàn

SL


Số lượng

STT

Số thứ tự

SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội

TX

Thị xã

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

VietGap

Quy trình thực hành nơng nghiệp tốt của Việt Nam

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Mộc Châu năm 2015 - 2017 ............ 42

Bảng 3.2.

Tình hình lao động và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế
của huyện Mộc Châu năm 2015 - 2017 ...................................................... 44

Bảng 3.3.

Tình hình phát triển kinh tế huyện Mộc Châu năm 2015 - 2017 ................ 48

Bảng 3.4.

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ..................................................... 51

Bảng 4.1.

Sự phát triển về qui mơ và cơ cấu diện tích rau an toàn trên địa bàn
huyện Mộc Châu ......................................................................................... 55

Bảng 4.2.

Diện tích sản xuất rau an tồn các xã, thị trấn của huyện Mộc Châu
năm 2015 - 2017 ......................................................................................... 56


Bảng 4.3.

Hình thức tổ chức sản xuất rau an toàn chủ yếu trên địa bàn Mộc Châu............ 58

Bảng 4.4.

Một số loại rau an toàn chủ yếu trên địa bàn huyện Mộc Châu từ
năm 2015 - 2017 ......................................................................................... 60

Bảng 4.5.

Sử dụng phân bón ở các hộ điều tra ............................................................ 63

Bảng 4.6.

Vốn đầu tư cho sản xuất rau an tồn ........................................................... 64

Bảng 4.7.

Tình hình sử dụng giống cho sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra ................ 67

Bảng 4.8. Tình hình tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn ....................................... 72
Bảng 4.9.

Tình hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau an
toàn trên địa bàn 3 xã của huyện Mộc Châu ............................................... 73

Bảng 4.10. Kết quả sản xuất kinh doanh rau an toàn năm 2015 - 2017 ........................ 77
Bảng 4.11. Mức đầu tư và hiệu quả sản xuất một số loại RAT..................................... 79

Bảng 4.12. Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn ......................................................... 82
Bảng 4.13. Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau an tồn ....................... 84
Bảng 4.14. Tình hình kênh tưới, tiêu cho sản xuất rau an toàn (khảo sát tại 3 xã
của huyện Mộc Châu) ................................................................................. 85
Bảng 4.15. Nguồn nhân lực của các hộ ......................................................................... 87
Bảng 4.16. Thông tin cơ bản về cán bộ thực hiện chính sách phát triển rau an
toàn huyện Mộc Châu ................................................................................. 88
Bảng 4.17. Đánh giá tình hình cung ứng vật tư, dịch vụ sản xuất RAT ....................... 90
Bảng 4.18. Các hoạt động khuyến nông sản xuất RAT (khảo sát tại 3 xã trên địa
bàn huyện Mộc Châu) ................................................................................. 92

vii


Bảng 4.19. Công tác quản lý chất lượng RAT .............................................................. 94
Bảng 4.20. Tình hình triển khai, áp dụng IPM tại địa phương...................................... 95
Bảng 4.21. Thị trường tiêu thụ RAT huyện Mộc Châu ................................................. 95
Bảng 4.22. Sản lượng rau an toàn của ba xã nghiên cứu .............................................. 96
Bảng 4.23. Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sản xuất RAT theo tỉ lệ.............. 97
Bảng 4.24. Phân tích ma trận SWOT .......................................................................... 103

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH, HỘP, SƠ ĐỒ
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La .................................... 39

Sơ đồ 4.1.


Các mối quan hệ trong cung ứng giống rau an toàn .................................. 65

Sơ đồ 4.2.

Hệ thống kênh phân phối thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện
Mộc Châu .................................................................................................. 69

Sơ đồ 4.3.

Kênh tiêu thụ rau an toàn chủ yếu trên địa bàn huyện Mộc Châu Năm
2015 - 2017 ................................................................................................ 75

Hình 4.1.

Lễ cơng bố nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm rau an toàn huyện Mộc
Châu ........................................................................................................... 77

Sơ đồ 4.4.

Hệ thống quản lý Nhà nước và giám sát chất lượng về sản xuất rau an
tồn ............................................................................................................ 99

Hình 4.2.

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm rau an toàn Mộc Châu .......................... 112

Hình 4.3.

Cửa hàng bán rau, củ quả an tồn tại Thị trấn Nông Trường .................. 115


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Bùi Trọng Trường
Tên luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La
Mã số: 8620115

Ngành: Kinh tế nông nghiệp ứng dụng
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu của luận văn

Rau an toàn đã bắt đầu triển khai và trồng tại huyện Mộc Châu. Tuy nhiên diện
tích cịn nhỏ chưa đa dạng và còn nhiều bất cập trong vấn đề trong quản lý phát triển rất
cần phải có các nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: (1) Hệ thống hóa cơ
sở lý luận và thực tiễn về phát triển và các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn. (2)
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Mộc Châu. (3)
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện
Mộc Châu. (4) Đề xuất một số giải một số giải pháp chủ yếu để phát triển ổn định sản
xuất rau an toàn ở huyện Mộc Châu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã tiến hành chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu gồm: Đông Sang, Mường
Sang và Chiềng Hắc. Thơng tin thứ cấp bao gồm: Các chính sách của trung ương, địa
phương, tình hình phát triển, quản lý sản xuất rau an toàn ở Mộc Châu trong một số năm
gần đây được thu thập từ các loại sách báo, tạp chí, mạng Internet, các báo cáo, văn
bản của trung ương, tỉnh, huyện. Thông tin sơ cấp được khảo sát thông qua phiếu
phỏng vấn đã được thiết kế sẵn 90 hộ đại diện cho các nhóm hộ sản xuất rau an toàn,
3 hợp tác xã, 3 tổ hợp tác. Ngoài ra thảo luận và phỏng vấn sâu cũng được sử dụng

đối với 8 cán bộ lãnh đạo đạo địa phương, cán bộ kỹ thuật; 1 doanh nghiệp và 16 hộ
chưa sản xuất rau an tồn. Phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh, phân
tích SWOT là các phương pháp chính để phân tích. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
bao gồm các chỉ tiêu về nguồn lực phục vụ cho sản xuất rau an toàn, chỉ tiêu đánh
giá thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn và chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả
kinh tế phát triển sản xuất rau an tồn.
Các kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện
Mộc Châu cho thấy: Quy mơ, diện tích, sản lượng, chất lượng RAT có xu hướng tăng
nhưng không ổn định. Chủng loại sản phẩm RAT phong phú đa dạng, nhưng chỉ tập

x


trung vào các chủng loại sản phẩm thông thường mà chưa có định hướng cụ thể chuyển
sang sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Sản xuất RAT còn phụ thuộc vào thời tiết.
Công tác tuyên truyền tuy đã được triển khai nhưng chưa đủ mạnh. Hình thức tổ chức
sản xuất RAT tuy đã có sự liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa các các cấp chính quyền,
doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất rau nhưng chưa được đồng bộ, hiệu quả
chưa cao. Công nghệ kỹ thuật sản xuất còn ở mức đơn giản, truyền thống, sản xuất cịn
chưa đúng quy trình kỹ thuật, cịn tồn dư nhiều chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trên
rau, cơng nghệ bảo quản chế biến nơng sản cịn ở mức đơn giản, truyền thống.
Các yếu tố chính đang hạn chế đến phát triển sản xuất RAT đó là: Chủ trương,
chính sách của nhà nước chưa phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp, HTX, hộ sản
xuất RAT; quy hoạch chưa đồng bộ; cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn và chưa đồng bộ; cịn
có các hiện tượng vi phạm các quy định về sản xuất RAT; Nhận thức, hiểu biết của các
hộ về kỹ thuật sản xuất rau an tồn cịn hạn chế; vấn đề tiêu thụ chưa hiệu quả.
Luận văn đã đề xuất 9 nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất RAT trên
địa bàn huyện Mộc Châu đó là: (1) Quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư trọng điểm, đồng
bộ những vùng, khu vực sản xuất RAT, trong đó tập trung rà sốt, điều chỉnh bổ sung

quy hoạch phát triển vùng sản xuất RAT; (2) Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và vốn
đầu tư phục vụ cho Sản xuất RAT; (3) Phát triển công nghệ và kỹ thuật cho sản xuất
RAT; (4) Mở rộng diện tích và tăng năng suất sản xuất RAT; (5) Tăng cường liên kết
giữa hộ sản xuất, HTX với doanh nghiệp trong sản xuất RAT; (6) Hỗ trợ phát triển thị
trường, mạng lưới phân phối RAT; (7) Tăng cường quản lý và giám sát chất lượng
RAT; (8) Xây dựng và triển khai thực hiện thể chế, chính sách; (9) Công tác thông tin
tuyên truyền về sản xuất RAT.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Trong Truong
Thesis title: Solutions to develop safety vegetable production in Moc Chau district, Son
La province
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Education organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
Safety vegetables have been developed and planted in Moc Chau district.
However, the area is small and not diversified and there are many inadequacies in the
issue of development management which require research. The research objectives are:
(1) To systematize theories and practices of development and solutions to develop
safety vegetable production. (2) Evaluating the situation of safety vegetable production
in Moc Chau district. (3) Analysing of factors affecting the development of safety
vegetable production in Moc Chau district. (4) Proposing some solutions to stabilize
safe vegetable production in Moc Chau district in the coming time.
Methods

The research chose 3 communes to be study sites: Dong Sang, Muong Sang
and Chieng Hac. Secondary information are State and local policies, development
status, management of safety vegetable production in Moc Chau in recent years
which were collected from newspapers, magazines, Internet, reports, documents of
central, provincial and district. Primary information was surveyed through a
questionnaire with 90 households representing safety vegetable production groups, 3
cooperatives and 3 cooperative groups. In addition, in-depth interviews and group
discussion were also used for 8 local leaders, technical staff; 1 enterprise and 16
households do not produce safe vegetables. Descriptive methods, comparative
methods, SWOT are the main methods for analysis. The system of indicators
includes indicators on resources for safety vegetable production, criteria for
assessing the status of safe vegetable production and indicators reflecting the results
and economic efficiency of safety vegetable production.
Main finding and Conclusions
The research on the situation of safe vegetable production in Moc Chau district
shows that the scale, area, yield and quality of safety vegetable is increasing but not
stable. Various kinds of safety vegetable products are diversified, but they are focused

xii


on ordinary products without any specific orientation to produce for higher economic
efficiency. Safety vegetable production also depends on the weather. Propaganda work
has been implemented but not strong enough. The organization of safety vegetable
production, though, has been linked to production and consumption among different
levels of government, enterprises, cooperatives, cooperative groups and households for
vegetable production but not yet synchronized and effective. The technology of
production is still simple, traditional, production is not in accordance with the technical
process, there are many chemical residues, pesticides on vegetables, technology
preservation of agricultural products. On a simple, traditional level.

The main factors that limit the development of safety vegetable production are:
State policies are not suitable to the needs of enterprises, cooperatives and households
producing safety vegetable; the planning process is not up to date; the poor and
incomplete infrastructure; violations of regulations on safety vegetable production;
Awareness of households on safety vegetable production techniques is limited;
Consumption problem is not effective.
The research proposed 9 main groups of solutions to develop SV production in
Moc Chau district: (1) Planning production, key investment areas, synchronous safety
vegetable production areas; (2) Strengthening investment in infrastructure and
investment capital for safety vegetable production; (3) Development of technologies and
techniques for safety vegetable production; (4) expanding the area and increasing the
productivity of safety vegetable production; (5) Strengthening links between producers,
cooperatives and enterprises in safety vegetable production; (6) Supporting to market
development, distribution network safety vegetable; (7) Strengthening management and
monitoring of safety vegetable quality; (8) Develop and implement institutions and
policies; (9) Information dissemination on safety vegetable production.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày của con
người. Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển của con người. Tục ngữ có câu “Cơm khơng rau như đau khơng
thuốc”, rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin, các xít
hữu cơ, chất khống mà các thực phẩm khác khơng thể thay thế được. Tuy nhiên,
với tình hình nước ta hiện nay, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng
cao, trình độ và thu nhập của người dân đang tăng nhanh, nhu cầu về rau an tồn địi
hỏi ngày một nhiều hơn cả về số lượng và chất lượng vì vậy phát triển sản xuất rau

an tồn địi hỏi phải có sự biến đổi tích cực để phù hợp với yêu cầu khách quan, đi
liền với đó là số vụ ngộ độc thực phẩm đặc biệt là thực phẩm bắt nguồn từ rau ngày
càng tăng đã gây lên một nỗi hoang mang lo lắng cho người tiêu dùng, vấn đề an
toàn thực phẩm là một vấn đề báo động, bên cạnh đó nhu cầu mong muốn của người
tiêu dùng được sử dụng một loại thực phẩm đảm bảo an tồn, khơng chứa các chất
gây độc, các chất có hại cho sức khoẻ và có nguồn dinh dưỡng cao bổ dưỡng. Để có
được rau an tồn cần phải giám sát, áp dụng theo quy trình từ khâu giống, chăm sóc,
thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất
kích thích tăng trưởng liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chất
lượng và sản lượng rau an toàn hiện nay đang là mối quan tâm lớn của người tiêu
dùng. Hiện nay đã có những chính sách và quy định của Nhà nước về sản xuất rau
an toàn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực này.
Hiện nay, tỉnh Sơn La đã thực hiện chuỗi sản xuất rau an toàn, Chi cục
QLCL Nông lâm sản và Thủy sản Sơn La đã phối hợp với BGĐ HTX tập huấn
quy trình sản xuất rau an tồn cho bà con nơng dân đồng thời phối hợp HTX
hướng dẫn bà con thực hành trên đồng ruộng. Sau đó tiến hành lấy mẫu đất nước
kiểm nghiệm vùng trồng an toàn sau khi đảm bảo an toàn đạt yêu cầu lấy mẫu
kiểm nghiệm sau đó đánh giá chứng nhận VietGAP…kết nối với siêu thị. Hiện
nay tỉnh đã tổ chức được gần 200 lớp tập huấn rau an toàn với gần 7.000 người
tham gia. Sau khi được tập huấn bà con nông dân nhận thức đúng về sản xuất rau
an toàn, lựa chọn nước tưới, biết sử dụng phân bón hợp lý, sử dụng thuốc BVTV
theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước. Đến nay đã có 10 chuỗi tổ, HTX đạt
chuỗi sản xuất rau an toàn chứng nhận VietGAP và VSATTP (Bích Liên, 2017).

1


Xuất phát từ thực tiễn trong sản xuất và thấy được lợi ích, giá trị bền vững
khi trồng rau an tồn, các HTX, các hộ nơng dân trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đầu
tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật đẩy mạnh phát triển trồng rau, củ, quả an tồn.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 6.000 ha sản xuất rau củ, quả sản lượng ước đạt
77.350 tấn/năm, chủng loại chủ yếu là các loại rau ăn lá, ăn ngọn, rau ăn củ, quả
và rau gia vị. Doanh thu ước đạt 386,750 tỷ đồng. Sản phẩm rau, củ được tiêu thụ
trong tỉnh và cung cấp cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tiêu thụ trong
tỉnh 68.700 tấn, chiếm 88,8% sản lượng rau toàn tỉnh. Tiêu thụ tại thị trường Hà
Nội và các tỉnh khác 8.650 nghìn tấn, chiếm 11,2% sản lượng rau tồn tỉnh Sơn
La. Sản phẩm rau được trồng chủ yếu ở huyện Mộc Châu, Thành phố Sơn La và
huyện Mai Sơn (Bích Liên, 2017).
Huyện Mộc Châu là một vùng có quỹ đất khá rộng và có điều kiện tự nhiên,
nguồn nhân lực dồi dào thuận lợi cho sản xuất rau do rau cũng là một trong những
sản phẩm truyền thống, gần đây đã có những chủ trương và giải pháp để phát triển
sản xuất RAT như: tập huấn, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất RAT, đưa kỹ
thuật tưới tiết kiệm nước theo công nghệ ISRAEL..vv. Việc phát triển ngành hàng
RAT nhằm phục vụ trước hết cho nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn, và góp phần nâng
cao thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ mơi trường; nâng cao sức khỏe
và an tồn cho người lao động, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao
chất lượng sản phẩm rau. Tuy nhiên hiện nay sản xuất RAT trên địa bàn huyện Mộc
Châu phát triển chưa ổn định, diện tích RAT chưa cao, việc sản xuất cịn chưa đúng
quy trình kỹ thuật, cịn tồn dư nhiều chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trên rau, sản
phẩm còn khó tiêu thụ…Mặt khác đây là một ngành hàng có tính đặc thù cao và khả
năng xảy ra rủi ro khá lớn, còn chịu sự chi phối của hàng loạt các yếu tố bên trong
và bên ngoài, yếu tố tự nhiên và xã hội… Vì vậy, cần tìm ra các giải pháp để phát
triển sản xuất RAT là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ lý do trên tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa
bàn huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La’’ nhằm nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp
phát triển sản xuất RAT trên địa bàn huyện Mộc Châu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ổn định sản

xuất rau an toàn trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển và các giải pháp phát
triển sản xuất RAT
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất RAT trên địa bàn huyện Mộc Châu
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất RAT trên địa bàn
huyện Mộc Châu
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển ổn định sản xuất RAT ở
huyện Mộc Châu trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến giải pháp
phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Mộc Châu:
- Thực trạng phát triển sản xuất RAT trên địa bàn huyện Mộc Châu trong
những năm gần đây như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn ở địa bàn
nghiên cứu?
- Để phát triển ổn định sản xuất rau an toàn tại địa bàn nghiên cứu các bên
liên quan cần phải đề xuất những giải pháp cụ thể nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế quản lý trong phát
triển sản xuất RAT, tập trung chủ yếu vào các nội dung về kinh tế, xã hội, môi
trường trong sản xuất RAT trên địa bàn huyện Mộc Châu. Chủ thể nghiên cứu
tập trung các hộ đại diện cho các nhóm hộ sản xuất rau an toàn, hợp tác xã, tổ
hợp tác; thảo luận và phỏng vấn sâu đối với cán bộ lãnh đạo đạo địa phương, cán
bộ kỹ thuật; doanh nghiệp và hộ chưa sản xuất rau an toàn.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất rau an tồn (quy
mơ, cơ cấu, hiệu quả…) và nguyên nhân của thực trạng đó trên địa bàn huyện
Mộc Châu, trên cơ sở đó đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm
đẩy mạnh phát triển sản xuất RAT trong thời gian tới.

3


1.4.2.2. Phạm vi thời gian
Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được tập hợp chủ yếu trong thời
gian 3 năm gần đây (2015 - 2017); tập trung phân tích chủ yếu thực trạng phát
triển sản xuất rau an toàn ở huyện trong năm 2017, giải pháp đề ra cho thời gian
tới đến năm 2020.
1.4.2.3. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La, trong đó tập trung
nghiên cứu chủ yếu ở 3 xã của huyện là: Xã Mường Sang, Xã Đông Sang và Xã
Chiềng Hắc.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài phân tích phát triển sản xuất rau an tồn khơng phải đề tài mới.
Nhưng có tính phù hợp với điều kiện ở huyện Mộc Châu. Nghiên cứu giải pháp
phát triển sản xuất rau an tồn có vai trị quan trọng trong công tác phát triển sản
xuất rau an toàn. Kết quả việc đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn
của vùng sản xuất RAT tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La sẽ là cơ sở cho những
chỉ đạo sản xuất của địa phương theo hướng phát triển nơng nghiệp bền vững;
góp phần cho việc phát triển RAT về mặt kỹ thuật, sản xuất và tổ chức tiêu thụ
sản phẩm; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát
triển kinh tế xã hội của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng, bảo vệ cộng đồng.

Kết quả nghiên cứu đề tài về giải pháp phát triển sản xuất rau an tồn giúp
cho huyện Mộc Châu nhìn nhận đánh giá quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu
ngành nghề từ phương thức sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa.
Những phân tích, đánh giá trong đề tài có thể làm tài liệu cho hệ thống khuyến
nơng cơ sở đi sâu tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của người dân, nhằm nâng cao
hiệu quả công tác khuyến nông của địa phương.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa
tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát
triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại
dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long, 2014).
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển. Theo các nhà
kinh tế học: Phát triển không chỉ bao gồm tăng trưởng kinh tế mà còn phải bao
gồm cả thu hẹp sự bất bình đẳng, xóa đói giảm nghèo, cải cách cơ cấu xã hội và
thể chế quốc gia để đảm bảo quyền lợi của đa số dân cư tham gia hoạt động kinh
tế - chính trị - xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và trình độ văn hóa của đa số
nông dân (Phạm Ngọc Linh, 2011).
Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của
con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội

(Phạm Thị Phúc, 2014).
Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tự nhiên cho sản xuất và của cải
vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm cạn
kiệt tự nhiên và nghèo đói. Cần phải để cho thế hệ tương lai được thừa hưởng các
thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục kỹ thuật, kiến thức và
các nguồn lực khác ngày càng được tăng trưởng (Phạm Ngọc Linh, 2011).
Phát triển được địa nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất
và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất (Nguyễn Thế Nhã, 2012).
Như vậy, qua các định nghĩa về phát triển thì định nghĩa phát triển là quá
trình diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái
cũ, thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, nhằm góp phần hồn
thiện hơn của sự vật (Phạm Ngọc Linh, 2011).

5


2.1.1.2. Sản xuất

Sản xuất (production) hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu
trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là một quá trình tạo ra sản
phẩm. Q trình này tính từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất cho đến khi sản phẩm
được tạo ra. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính: sản xuất cái gì,
sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sản xuất? làm thế nào để tối ưu
hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm? (Nguyễn
Thế Nhã, 2012).
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra (Phạm
Ngọc Linh, 2011).
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản xuất con
người là lực lượng chủ yếu đóng vai trị quyết định (Nguyễn Ngọc Long, 2014).

Như vậy sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động để
tạo ra sản phẩm hữu ích.
2.1.1.3. Phát triển sản xuất

Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hồn thiện đến hồn thiện hơn, nó
cũng bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và mặt chất của sản xuất (Đào Thế
Tuấn, 2012).
Có thể phân tích phát triển sản xuất theo hai hướng khá phổ biến là: phát
triển theo chiều rộng và theo chiều sâu.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: thể hiện ở việc có thêm một số loại sản
phẩm, hàng hóa nhằm đáp ứng đồng bộ một loại nhu cầu của khách hàng. Trong
sản xuất rau an tồn đó là sự gia tăng về quy mơ diện tích, cơ cấu giống, hình
thức tổ chức sản xuất (Đào Thế Tuấn, 2012).
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: thể hiện ở việc đa dạng hóa kiểu cách,
mẫu mã, kích cỡ của một loại sản phẩm, hàng hóa nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng
các nhóm khách hàng khác nhau. Trong sản xuất rau an tồn đó là sự gia tăng về
mặt chất lượng rau an toàn, rau sản xuất ra phải đảm bảo vệ sinh an tồn thực
phẩm, sự tiến bộ về chủng loại thích hợp theo mùa vụ nhằm cung cấp đều đặn
quanh năm cho nhu cầu tiêu dùng rau an toàn trong nước và xuất khẩu, đảm bảo

6


điều kiện kỹ thuật canh tác sản xuất, sử dụng đầu vào sản xuất như: đất đai, máy
móc, trình độ quản lý..vv, chất lượng sản phẩm và tổ chức tiêu thụ sản phẩm rau
(Đào Thế Tuấn, 2012).
2.1.1.4. Rau an toàn

a. Khái niệm Rau an toàn

Khái niệm RAT dựa vào giới hạn cho phép của dung lượng thuốc trừ sâu và
thuốc bảo vệ thực vật do FAO và WHO: RAT là rau có dư lượng thuốc BVTV
khơng vượt mức cho phép, dư lượng các độc tố vi sinh có hại tới sức khỏe con
người ở mức tối thiểu cho phép (Trần Khắc Thi, 2015).
Như vậy, theo khái niệm trên rau an toàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rau phải đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị hư hại, dập nát, héo úa
và khơng ủ bằng chất hóa học độc hại;
- Dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat và kim loại nặng dưới mức cho phép;
- Rau không bị sâu bệnh, khơng có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc.
Theo quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, RAT được hiểu là những sản phẩm rau tươi (bao
gồm tất cả các loại rau ăn lá, thân, củ, quả, hoa, hạt, các loại nấm thực phẩm…)
được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy trình kỹ thuật, bảo
đảm khơng tồn dư về hóa chất độc hại (kim loại nặng, nitrat, thuốc bảo vệ thực
vật, các chất điều hòa sinh trưởng), vi sinh vật dưới mức giới hạn tối đa cho phép
theo qui định hiện hành của Bộ Y tế.
Sản phẩm được xem là rau an toàn khi đáp ứng được các yếu tố sau:
- An toàn, hấp dẫn về hình thức: rau phải tươi, sạch khơng có bụi bẩn tạp
chất, thu hoạch đúng độ chín (khi có chất lượng cao nhất) khơng có triệu chứng
sâu bệnh, có bao bì vệ sinh hấp dẫn (Trần Khắc Thi, 2015).
- An tồn về chất lượng: khi các loại rau có chứa dư lượng thuốc BVTV, dư
lượng nitrat, dư lượng kim loại nặng và dư lượng sinh vật gây hại không quá
ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới (Trần Khắc Thi, 2015).
Như vậy, có thể hiểu RAT là những sản phẩm rau khơng chứa hoặc có chứa
dư lượng các yếu tố độc hại như hàm lượng độc tố nitrat, dư lượng thuốc BVTV,
các chất kim loại nặng và dư lượng sinh vật gây hại nhưng dưới mức dư lượng
cho phép (Trần Khắc Thi, 2015).

7



b. Các yếu tố gây ô nhiễm cho rau
Nhiều yếu tố làm rau bị ô nhiễm, song quan trọng nhất là do dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat (NO3-), dư lượng kim loại nặng quá cao và mức
độ nhiễm các sinh vật gây hại trên rau.
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Khái niệm : Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất
độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây
trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài
nguyên thực vật. Khi phun thuốc BVTV, có một một lượng thuốc bám lại trên bề
mặt cây rau, gọi là dư lượng thuốc. Lượng thuốc tồn dư này ở một mức độ nhất
định sẽ gây ngộ độ cho người ăn. Người bị ngộ độc có thể sẽ gánh chịu những
hậu quả nặng nề trước mắt hoặc lâu dài tuỳ thuộc vào nồng độ và loại độc tố tích
luỹ trong cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên một số bệnh
nan y như ung thư, thai dị dạng,... (Mai Hiền, 2015).
Nguyên nhân: Nguyên nhân làm cho dư lượng thuốc BVTV trên rau cao
chủ yếu là do: Sử dụng các loại thuốc có độ độc cao và chậm phân hủy, kể cả
một số thuốc đã bị cấm sử dụng. Phun thuốc nhiều lần không cần thiết và phun
với nồng độ cao quá mức qui định. Phun thuốc quá gần ngày thu hoạch (Mai
Hiền, 2015).
Biện pháp khắc phục: Không phun, rải các loại thuốc cấm hoặc đã được
khuyến cáo là không nên dùng cho rau. Nên sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn
gốc sinh học như các thuốc vi sinh, thuốc thảo mộc,… đã được chứng nhận (Mai
Hiền, 2015).
Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết trên cơ sở nắm vững tình hình và
đặc điểm của các loại sâu bệnh, dịch bệnh đang bùng phát. Chỉ được sử dụng
thuốc đúng liều lượng, không được dùng quá nhiều lần. Cuối cùng phải thực hiện
đúng thời gian cách ly của thuốc (Mai Hiền, 2015).
- Dư lượng nitrate (NO3-)
Khái niệm: Đạm là thành phần hữu cơ quan trọng cho rau. Khi đất trồng có

q nhiều đạm thì lượng đạm dư thừa sẽ tồn tại trong rau dưới dạng nitrate
(NO3-). Khi đi vào cơ thể con người, NO3 sẽ bị khử thành NO2, NO2 làm
chuyển hóa chất oxyhaemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành một
chất không hoạt động được gọi là methaemoglobin, làm cho máu thiếu oxy. Do

8


đó nếu trong cơ thể lượng NO3 nhiều sẽ hạn chế sự hô hấp của tế bào, ảnh hưởng
đến hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u. Vì vậy lượng
NO3 cao là triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người (Mai Hiền, 2015).
Nguyên nhân: Nguyên nhân làm cho dư lượng NO3 cao trên rau chủ yếu là
do sử dụng nhiều phân đạm hóa học và sử dụng quá gần ngày thu hoạch (Mai
Hiền, 2015).
Biện pháp khắc phục: Khơng bón q nhiều phân đạm, khơng bón phân
đạm q gần ngày thu hoạch (Mai Hiền, 2015).
- Dư lượng kim loại nặng
Khái niệm :Các kim loại nặng như asen (As), chì (Pb), thủy nhân (Hg),
đồng (Cu), kẽm (Zn), thiếc (Sn),… nếu vượt quá cho phép cũng là những chất có
hại cho cơ thể, hạn chế sự phát triển của tế bào và hoạt động của máu, gây thiếu
máu, biến động thân nhiệt, rối loạn tiêu hóa…(Nguyễn Thế Nhã, 2012).
Nguyên nhân: Nguyên nhân làm cho hàm lượng lượng kim loại nặng trên
rau cao chủ yếu do: Trong thuốc BVTV và phân bón NPK có chứa cả một số
kim loại nặng. Trong quá trình tưới tiêu, các kim loại nặng này bị rửa trôi xuống
ao hồ, sông rạch, thâm nhập vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước tưới
rau. Nguồn nước thải của thành phố và các khu công nghiệp chứa nhiều kim loại
nặng chuyển trực tiếp vào rau tươi (Nguyễn Thế Nhã, 2012).
Biện pháp khắc phục: Khơng trồng rau trong khu vực có chất thải của nhà
máy, các khu vực đất đã bị ô nhiễm do q trình sản xuất trức đó gây ra.
Khơng tưới rau bằng nguồn nước có nước thải của các nhà máy công nghiệp

(Nguyễn Thế Nhã, 2012).
- Sinh vật gây bệnh
Khái niệm: Các sinh vật như giun đũa, giun tóc, vi khuẩn E.Coli và
Samonella khi thâm nhập vào cơ thể sẽ gây các bệnh về đường ruột, ngồi ra cịn
các triệu chứng thiếu máu, bệnh ngoài da (Nguyễn Thế Nhã, 2012).
Nguyên nhân : Dùng nước phân tươi hoặc nguồn nước dơ bẩn tưới cho rau
là nguyên nhân làm rau nhiễm các sinh vật gây bệnh (Nguyễn Thế Nhã, 2012).
Biện pháp khắc phục : Khơng bón phân người và phân gia súc cịn tươi.
Không rửa rau bằng nước dơ bẩn hoặc nước ao hồ, sông rạch bị ô nhiễm
(Nguyễn Thế Nhã, 2012).

9


Những yếu tố trên là nguyên nhân chủ yếu làm cho rau bị ô nhiễm, ảnh
hưởng đến sức khỏe người, trong đó phổ biến nhất là thuốc BVTV và vi sinh vật
gây bệnh. Vì vậy, yêu cầu cần thiết là phải gieo trồng thế nào để có được những
sản phẩm rau khơng bị ơ nhiễm, tức rau an tồn đối với tất cả mọi người (Nguyễn
Thế Nhã, 2012).
2.1.1.5. Phát triển sản xuất rau an toàn
Phát triển sản xuất RAT là tăng về quy mô, sản lượng, chất lượng RAT
nhằm mục đích nâng cao giá trị sản phẩm từ đó tăng thu nhập cho người nơng
dân. Sự an tồn của sản phẩm RAT được khẳng định ở việc cho phép truy
nguyên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm (Trần Khắc Thi, 2015).
2.1.2. Vai trò và sự cần thiết phải phát triển sản xuất rau an toàn
2.1.2.1. Giúp cho sản xuất kinh doanh rau an toàn được ổn định
Sản xuất kinh doanh rau an tồn đóng vai trị quan trọng trong phát triển
kinh tế, điều đó được thể hiện qua giá trị kinh tế của nó. Phát triển sản xuất rau
an tồn đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao cho các tác nhân tham gia, để từ
đó ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh rau an tồn, đóng góp vào sự phát

triển cho kinh tế của địa phương và cả nước (Phạm Thị Phúc, 2014).
2.1.2.2. Giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh rau an tồn
Trong q trình sản xuất kinh doanh rau an toàn lại chịu sự tác động của
nhiều yếu tố, trong đó có sự tác động lớn của thị trường tiêu thụ và sự xâm nhập
của rau thường, rau không đảm bảo chất lượng vào kênh tiêu thụ rau an toàn. Do
đó, phát triển sản xuất rau an tồn ổn định và bền vững sẽ góp phần làm tăng
hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh rau an toàn (Phạm Thị Phúc, 2014).
2.1.2.3. Giúp các hộ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rau an tồn
có thu nhập ổn định, tạo công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp
Phát triển sản xuất RAT là một ngành góp phần đem lại thu nhập ổn định
cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp, HTX sản xuất RAT, mở rộng ngành nghề
nông nghiệp, góp phần tận dụng lao động nơng nghiệp dơi dư, thậm trí cho cả
những người ngồi lao động. Trong kỹ thuật làm RAT một khâu như: chăm sóc,
làm đất, thu hoạch có thể sử dụng lao động phụ và tư liệu và tư liệu sản xuất
(Phạm Thị Phúc, 2014).

10


2.1.2.4. Góp phần cải thiện mơi trường
Với quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về sử dụng
phân bón hóa học và bảo vệ thực vật, phát triển sản xuất RAT góp phần cải thiện
mơi trường đất, nước và khơng khí cho nơng nghiệp phát triển bền vững và đảm
bảo môi trường sạch cho con người (Phạm Thị Phúc, 2014).
Việc áp dụng quy trình sản xuất rau an tồn tiên tiến thì đất đai trồng rau
an tồn sẽ được cung cấp một lượng dinh dưỡng lớn thông qua cách bón phân,
tưới nước, trồng xen các loại rau một cách khoa học. Do đó trồng RAT mang một
ý nghĩa thực tế rất sâu sắc (Phạm Thị Phúc, 2014).
2.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất rau an toàn
2.1.3.1. Phát triển sản xuất rau an toàn gắn với đặc điểm phát triển loại cây

ngắn ngày
Rau an toàn là loại cây trồng ngắn ngày, có chu kỳ sống ngắn, rất phong
phú về chủng loại. Rau là sản phẩm của quá trình trồng trọt nên mang tính thời
vụ cao, do đó khả năng cung cấp của chúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại
khan hiếm ở thời điểm giáp vụ. Trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng là bất
cứ thời điểm nào trong năm, vì thế trong quá trình sản xuất u cầu phải có sự bố
trí mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và
tổ chức sử dụng lao động một cách hợp lý (Trần Khắc Thi, 2015).
2.1.3.2. Phát triển sản xuất rau an toàn gắn với đặc điểm của sản phẩm mang
tính hàng hóa cao
RAT vẫn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Rõ ràng sản xuất rau an
toàn đã mang lại hiệu quả hơn hẳn so với rau sản xuất theo phương pháp thông
thường. Vấn đề cơ bản hiện nay việc xây dựng tập trung với khối lượng lớn và
chủng loại phong phú đi liền với việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ có sự xác
nhận chất lượng của các cơ quan chức năng để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.
Việc phát triển sản xuất rau an toàn phải gắn với đặc điểm của sản phẩm mang
tính hàng hóa cao, và có tính cạnh tranh mạnh trước sự biến động của thị trường
(Trần Khắc Thi, 2015).
2.1.3.3. Phát triển sản xuất rau an toàn cần phải gắn kết chặt chẽ giữa sản
xuất, tiêu thụ
Để phát triển sản xuất rau an toàn cần phải tăng cường sự gắn kết giữa các
khâu và giữa các tác nhân tham gia trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,

11


×