Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 104 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỒNG THƯ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỄN THƠNG THỤ ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HỊA BÌNH

Chun ngành:
Mã số:

Quản lý kinh tế
8340410

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hịa Bình, ngày 15 tháng 06 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Thư

i



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS.TS Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Sở Thông
tin và Truyền thông đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Một lần nữa tơi chân thành cảm ơn!
Hịa Bình, ngày 15 tháng 06 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Thư

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi

Danh mục bảng ................................................................................................................ ix
Trích yếu luân văn ........................................................................................................... xi
Thesis abstract ................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển viễn thông thụ động ...................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển viễn thông thụ động ................................................. 4

2.1.1.

Khái niệm, bản chất của phát triển viễn thơng thụ động .................................... 4

2.1.2.

Vai trị của phát triển viễn thông thụ động ......................................................... 7

2.1.3.

Đặc điểm của phát triển viễn thông thụ động ..................................................... 8

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu phát triển viễn thông thụ động ....................................... 10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển viễn thông thụ động ............................... 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển viễn thông thụ động ............................................ 15


2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới ................... 15

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển viễn thông thụ động của một số tỉnh trong nước............. 20

2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm cho phát triển viễn thông thụ động ở Hịa Bình ........... 23

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24
3.1.

Phương pháp tiếp cận........................................................................................ 24

3.2.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 24

3.2.1.

Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình .......................................................... 24

iii


3.2.2.


Chọn huyện và xã nghiên cứu ........................................................................... 25

3.3.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 26

3.3.1.

Thu thập số liệu đã công bố .............................................................................. 26

3.3.2.

Thu thập số liệu mới ......................................................................................... 27

3.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 28

3.4.1.

Phương pháp thống kê mơ tả ............................................................................ 28

3.4.2.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 28

3.4.3.

Phương pháp dự báo ......................................................................................... 28


3.5.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 28

3.5.1.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiện trạng phát triển viễn thông thụ động.................. 28

3.5.2.

Chỉ tiêu thể hiện quy hoạch viễn thông thụ động ............................................. 29

3.5.3.

Tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông ................................... 29

3.5.4.

Kết quả phát triển viễn thông thụ động............................................................. 29

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 30
4.1.

Thực trạng phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Hịa Bình ............ 30

4.1.1.

Thực trạng hệ thống viễn thông thụ động ......................................................... 30


4.1.2.

Thực trạng công tác quy hoạch hệ thống viễn thông thụ động ......................... 43

4.1.3.

Thực trạng đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động ................................ 45

4.1.4.

Kết quả phát triển viễn thông thụ động............................................................. 49

4.2.

Ảnh hưởng cua môt sô yêu tô đến phát triển viễn thơng thụ động ở Hịa
Bình ................................................................................................................... 53

4.2.1.

Ảnh hưởng từ điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và dân tộc ............................ 53

4.2.2.

Đầu tư ngân sách cho phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động ............ 55

4.2.3.

Cơ chế chính sách phát triển viễn thơng thụ động ............................................ 56

4.2.4.


Năng lực quản lý nhà nước về viễn thông ........................................................ 57

4.2.5.

Năng lực của doanh nghiệp viễn thông............................................................. 60

4.3.

Một số giải pháp phát triển viễn thơng thụ động ở Hịa Bình........................... 62

4.3.1.

Xác định nhu cầu viễn thông thụ động ............................................................. 62

4.3.2.

Thực hiện đồng bộ quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động ............................. 66

4.3.3.

Giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông ............ 75

4.3.4.

Đổi mới cơ chế, chính sách trong thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật viễn thông ................................................................................................ 78

iv



4.3.5.

Giải pháp về đất đai cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông ....................... 79

4.3.6.

Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về viễn thông,
doanh nghiệp viễn thông ................................................................................... 80

4.3.7.

Dự kiến kết quả phát triển viễn thông và hạ tầng kỹ thuật viễn thông ............. 81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 84
5.1

Kết luận ............................................................................................................. 84

5.2

Kiến nghị với bộ thông tin và truyền thông ...................................................... 86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 87

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A1

A1a

A1b
A2
A2a

Viết tắt theo quy định tại thông
tư 14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT

Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT

Cột ăng ten không cồng kềnh
Cột ăng ten tự đứng được lắp đặt trên
các cơng trình xây dựng có chiều cao
của cột (kể cả ăng ten, nhưng không bao
gồm kim thu sét) khơng q 20% chiều
cao của cơng trình nhưng tối đa khơng
q 3 mét và có chiều rộng từ tâm của
cột đến điểm ngoài cùng của cấu trúc
cột ăng ten (kể cả cánh tay đòn của cột
và ăng ten) dài không quá 0,5 mét
Cột ăng ten thân thiện với môi trường
Cột ăng ten cồng kềnh

Cột ăng ten tự đứng được lắp đặt trên
các cơng trình xây dựng, khơng thuộc
A1a
Cột ăng ten được lắp đặt trên mặt đất

2G

Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Theo quy định tại thông tư
14/2013/TT-BTTTT
Second Gerneration

3D

Three Dimention

Cơng nghệ hình ảnh 3 chiều


3G

Third Generation

Hệ thống thơng tin di động thế hệ thứ 3

4G

Fourth Generation

Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4

A2b
A2c
C1
C2
Đ1
Đ2
N1
N2

Cột ăng ten khác không thuộc cột ăng
ten các loại A1a, A1b, A2a, A2b
Cột treo cáp viễn thông riêng biệt
Cột treo cáp sử dụng chung với các
ngành khác
Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công
cộng có người phục vụ
Điểm cung cấp dịch vụ viễn thơng cơng

cộng khơng có người phục vụ
Cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngầm viễn
thơng riêng biệt
Cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngầm sử
dụng chung với các ngành khác
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2

vi


ADSL

Đường dây thuê bao số không đồng bộ

Asynchronous Digital
Subscriber Line

AON
BBU
BDSL
BSC
BTS
CAPEX/
OPEX
CDMA
C-RAN
DSLAM

Mạng cáp quang chủ động
Khối xử lý tín hiệu

Thuê bao số băng rộng

Active Optical Network
Baseband Unit
Broadband Digital Subscriber
Line
Base Station Controller
Base Transceiver Station
Capital
Expenditures/Operating
Expenses
Code Division Multiple Access

Bộ điều khiển trạm gốc (thông tin di
động)
Trạm thu phát sóng (thơng tin di động)
Chi phí đầu tư/chi phí vận hành

Cơng nghệ thơng tin di động đa truy
nhập phân chia theo mã
Mạng truy nhập vô tuyến đám mây
Bộ ghép kênh đa truy nhập đường dây
thuê bao số
Ghép kênh phân chia theo bước sóng
mật độ cao (thơng tin quang)
Công nghệ truyền dữ liệu tốc độ cao
trong hệ thống thơng tin di động GSM
Tạp chí điện tử
Mạng cáp quang tới tịa nhà
Mạng cáp quang tới hộ gia đình


E-paper
FTTB
FTTH

Cloud Radio Access Network
Digital Subscriber Line Access
Multiplexer
Dense Wavelength Division
Multiplexing
Enhanced Data Rates for GSM
Evolution
Electronic paper
Fiber To The Building
Fiber To The Home

FTTx
GDP
GSM

Fiber To The x
Gross domestic product
Global System for Mobile

HSPA

High Speed Packet Access

ICNIRP


IP

International Commission on
Non-Ionizing Radiation
Protection
Internet Protocol

IPTV

Internet Protocol Television

Truyền hình trên Internet

ITU

Liên minh viễn thông quốc tế

LTE

International
Telecommunication Union
Long Term Evolution

MAN

Metropolitan Area Network

Mạng đô thị

DWDM

EDGE

Mạng cáp quang tới thuê bao
Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ thống thơng tin di động tồn cầu tiêu chuẩn thơng tin di động
Truyền dữ liệu tốc độ cao trong mạng
thông tin di động 3G
Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ khơng
ion hóa
Giao thức Internet

Cơng nghệ thơng tin di động 4G

vii


Mobile Commerce

Thương mại di động
Chuyển mạch nhãn đa giao thức
Nhà khai thác mạng di động ảo

RF
RRH
SDH
SDR

MultiProtocol Label Switching
Mobile Virtual Network
Operator

Next Generation Network
Operations Support System
Personal Computer
Passive Optical Network
Public Switch Telephone
Network
Radio Frequency
Remote Radio Head
Synchronous Digital Hierarchy
Software Defined Radio

SMS
SONET
TDM

Short Message Services
Synchronous Optical Network
Time Division Multiplexing

UMTS

Universal Mobile
Telecommunications System

MCommerce
MPLS
MVNO
NGN
OSS
PC

PON
PSTN

USB
VHF
VNMCC

Universal Serial Bus
Very High Frequency
Vietnam Mission Control
Centre
VoD
Video On Demand
W-CDMA Wideband Code Division
Multiple Access
WDM
Wavelength Division
Multiplexing
WHO
World Health Organization
WIFI
Wireless Fidelity
WIMAX

Worldwide Interoperability for
Microwave Access

viii

Mạng thế hệ mới

Hệ thống hỗ trợ vận hành
Máy tính cá nhân
Mạng cáp quang bị động
Mạng điện thoại cơng cộng
Tần số vơ tuyến
Khối thu phát tín hiệu vơ tuyến
Phân cấp số đồng bộ
Phần mềm điều khiển các chức năng vô
tuyến
Dịch vụ nhắn tin ngắn
Mạng cáp quang đồng bộ
Công nghệ ghép kênh phân chia theo
thời gian
Hệ thống thông tin di động tồn cầucơng nghệ thơng tin di động thế hệ thứ
3
Chuẩn kết nối các thiết bị điện tử
Tần số rất cao
Trung tâm Điều hành Thông tin vệ tinh
Cospas – Sarsat Việt Nam
Truyền hình theo u cầu
Cơng nghệ thơng tin di động băng rộng
đa truy nhập phân chia theo mã
Ghép kênh phân chia theo bước sóng
Tổ chức y tế thế giới
Cơng nghệ mạng khơng dây sử dụng
sóng vơ tuyến
Cơng nghệ mạng không dây băng rộng


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Đặc điểm các điểm nghiên cứu................................................................ 26

Bảng 3.2.

Số lượng mẫu được chọn theo từng loại mẫu .......................................... 27

Bảng 4.1.

Một số chỉ tiêu chủ yếu về hiện trạng viễn thơng Hịa Bình năm
2017 ......................................................................................................... 30

Bảng 4.2.

Hiện trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng năm
2017 ......................................................................................................... 32

Bảng 4.3.

Hiện trạng mạng truyền dẫn năm 2017 ................................................... 34

Bảng 4.4.

Hiện trạng hạ tầng cột ăng ten mạng thông tin di động........................... 35

Bảng 4.5.

Hiện trạng hạ tầng mạng thông tin di động của doanh nghiệp
năm 2017 ................................................................................................. 36


Bảng 4.6.

Hiện trạng cột ăng ten thu phát sóng di động năm 2017 ......................... 37

Bảng 4.7.

Hiện trạng hạ tầng hệ thống Đài phát thanh- truyền hình năm
2017 ......................................................................................................... 39

Bảng 4.8.

Số lượng cáp phân theo đơn vị hành chính năm 2017............................. 40

Bảng 4.9.

Tỷ lệ cán bộ viễn thông và doanh nghiệp đánh giá về mức độ đáp
ứng yêu cầu của hệ thống viễn thông thụ động Hịa Bình ....................... 42

Bảng 4.10.

Tỷ lệ cán bộ viễn thông và doanh nghiệp cung cấp về mức độ
đáp ứng yêu cầu của quy hoạch hệ thống viễn thông thụ động ............... 44

Bảng 4.11.

Tỷ lệ cán bộ và doanh nghiệp cung cấp về mức độ phù hợp về tổ
chức đầu tư xây dựng hệ thống viễn thông thụ động .............................. 48

Bảng 4.12.


Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông ........................................ 50

Bảng 4.13.

Tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại cố định giai đoạn 2010 –
2017 ......................................................................................................... 51

Bảng 4.14.

Tốc độ tăng trưởng thuê bao Internet giai đoạn 2010 - 2017 .................. 51

Bảng 4.15.

Tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại di động giai đoạn 2010 –
2017 ......................................................................................................... 52

Bảng 4.16.

Tỷ lệ khách hàng đánh giá theo mức độ hài lịng về chất lượng
đường truyền truyền hình, di động và internet ........................................ 53

Bảng 4.17.

Định mức xuất đầu tư một số hạng mục cơng trình theo vùng ............... 55

Bảng 4.18.

Tình hình vốn đầu tư cho xây dựng viễn thông thụ động ở Hịa
Bình ......................................................................................................... 56


ix


Biểu đồ 4.19. Tỷ lệ % đánh giá theo mức độ hài lịng về cơng tác quản lý nhà
nước của ngành viễn thông ...................................................................... 59
Bảng 4.20. Mặt mạnh và bất cập của các doanh nghiệp viễn thơng ở Hịa Bình ........... 61
Bảng 4.21.

Một số chỉ tiêu kinh tế -xã hội của tỉnh Hịa Bình đến năm 2020,
định hướng 2030 ...................................................................................... 63

Bảng 4.22.

Số lượng các cơng trình viễn thơng thụ động cần xây dựng đến
năm 2030 ................................................................................................. 65

Bảng 4.23.

Yêu cầu kỹ thuật và loại công nghệ được chọn cho các công trình
hạ tầng kỹ thuật viễn thơng ..................................................................... 67

Bảng 4.24.

Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thơng cơng cộng khơng
có người phục vụ định hướng đến năm 2030 .......................................... 68

Bảng 4.25.

Quy hoạch hệ thống cột ăng ten thu phát sóng di động định

hướng đến năm 2030 ............................................................................... 70

Bảng 4.26.

Quy hoạch hệ thống cột treo cáp định hướng đến năm 2030 .................. 73

Bảng 4.27.

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ngầm định hướng đến năm 2030 ................ 74

Bảng 4.28.

Số cơng trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đầu tư theo
PPP đến năm 2030 ................................................................................... 77

Bảng 4.29.

Dự kiến nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động đến năm
2020 ......................................................................................................... 82

Bảng 4.30.

Dự kiến dịch vụ cố định đến năm 2020 ................................................... 82

x


TRÍCH YẾU LN VĂN
Họ và tên học viên: Nguyễn Hồng Thư
Tên đề tài: Giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Hịa Bình

Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Ngành viễn thơng tỉnh Hịa Bình đã tăng tốc độ phát triển, đóng vai trị động lực
thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Tổ chức và quản lý nhà nước về viễn thông
của tỉnh cũng từng bước được đổi mới: tách công tác quản lý nhà nước và sản xuất kinh
doanh, tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp viễn thông phát triển, mở rộng
các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh
đó sự phát triển nhanh chóng của khoa học - cơng nghệ đã tác động mạnh mẽ lên ngành
viễn thông của tỉnh. Tuy nhiên trước xu thế phát triển nhanh, bùng nổ của ngành viễn
thông, sự bất cập trong phát triển viễn thông thụ động là khơng tránh khỏi. Đó là cơng
nghệ viễn thơng có sự thay đổi nhanh chóng (2G, 3G, 4G, NGN...) đã dẫn tới những bất
cập trong phát triển hạ tầng mạng lưới và đặt ra nhiều vấn đề về quản lý nhà nước. Sự
phát triển hạ tầng viễn thông thụ động chồng chéo giữa các đơn vị, mỗi doanh nghiệp
viễn thông đầu tư xây dựng mỗi hạ tầng kỹ thuật riêng gây ảnh hưởng tới mỹ quan đô
thị, giảm hiệu quả sử dụng hạ tầng, mạng lưới viễn thông. Vì vậy, tơi chọn đề tài nghiên
cứu: “Giải pháp phát triển viễn thơng thụ động trên địa bàn tỉnh Hịa Bình”.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá thực trạng và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển viễn thông thụ động từ năm 2010 đến năm 2017, đề xuất
các giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Hịa Bình đến năm 2030.
Bằng sử dụng số liệu đã công bố những năm qua và khảo sát cơ quan quản lý
nhà nước và các doanh nghiệp phát triển viễn thông và các bên liên quan khác ở Hồ
Bình, nghiên cứu này đã đạt được các kết quả sau:
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa được lý luận cơ bản về viễn thơng thụ động,
đã làm rõ đặc điểm, vai trị và cơng nghệ được sử dụng cho phát triển viễn thông thụ
động hiện nay. Cũng trên cơ sở tham khảo các số liệu thực tiễn về phát triển viễn thông
thụ động tại một số tỉnh của Việt Nam và một số nước trên thế giới như: Pháp, Hàn
Quốc, Trung Quốc để rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm đưa ra các giải pháp

hồn thiện hơn trong cơng tác quản lý, đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông thụ động
trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.
Qua đánh giá thực trạng phát triển viễn thông thụ động cho thấy, hạ tầng kỹ
thuật viễn thơng thụ động của tỉnh Hịa Bình tiếp tục được đầu tư nâng cấp theo hướng

xi


tăng thêm dung lượng, mở rộng vùng phục vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao,
nâng cao về chất lượng dịch vụ, từng bước thu hẹp bán kính phục vụ nhằm đảm bảo
thông tin thông suốt phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong việc
phát triển viễn thơng thụ động của tỉnh Hịa Bình cịn khơng ít bất cập: Tỷ lệ sử dụng
chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp với nhau còn thấp (chỉ đạt 12%), gây lãng phí về
tài ngun đất đai, viễn thơng, vốn đầu tư; mạng cáp phần lớn vẫn sử dụng cáp treo; Tỷ
lệ ngầm hóa đạt thấp (8%), ảnh hưởng không nhỏ tới mỹ quan đô thị, và các khu du
lịch; Hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cơng cộng có người phục vụ tại khu
vực các xã hoạt động kém hiệu quả, không thu hút được đông đảo người dân đến sử
dụng dịch vụ; điểm cung cấp dịch vụ viễn thơng cơng cộng khơng có người phục vụ đều
trong tình trạng hỏng hóc, khơng hoạt động hoặc không sử dụng được.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển viễn thơng thụ động trên địa bàn tỉnh Hịa
Bình như địa hình phức tạp, đồi núi và bị chia cắt nhiều, kinh tế - văn hóa có sự khác
nhau, khu vực nông thôn rộng ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng viễn thơng thụ động,
nhất là việc ngầm hóa hệ thống mạng ngoại vi; vốn đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông
thụ động thấp, bởi khu vực nông thôn miền núi lớn, thị trường nhỏ, thời gian thu hồi
vốn chậm. Hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về phát triển hạ tầng viễn thơng thụ
động vẫn cịn chồng chéo giữa ngành xây dựng, ngành giao thông với ngành thông tin truyền thông; thiếu các văn bản hướng dẫn triển khai cụ thể như (hướng dẫn đánh giá
cho thuê hạ tầng, giá thuê hạ tầng, sử dụng chung hạ tầng…) gây nhiều khó khăn cho
doanh nghiệp khi phát triển hạ tầng viễn thông thụ động. Năng lực quản lý doanh
nghiệp còn nhiều hạn chế; nguồn nhân lực chất lượng cao khơng gắn bó lâu dài bởi mức
đãi ngộ, vị trí làm việc chưa hợp lý và đủ sức thuyết phục.

Để phát triển viễn thơng thụ động nhằm thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của
cuộc cách mạng 4.0, tỉnh Hịa Bình cần tập trung thực hiện một số giải pháp: Một là, xác
định rõ nhu cầu viễn thông thụ động trong những năm tới gắn với kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2030. Hai là, tiến hành rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch viễn thông
thụ động gắn với lựa chọn công nghệ theo hướng 4.0. Ba là, để phát triển hệ thống viễn
thông thụ động hiện đại, với tầm nhìn xa cần đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư
với cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù cho từng vùng. Bốn là, các ngành chức năng cần có
sự phối hợp chặt chẽ, thông suốt trong việc quy hoạch, dành quỹ đất để xây dựng các cơng
trình viễn thơng theo hướng cùng khai thác và sử dụng chung hạ tầng với ngành điện, nước,
giao thơng và có cơ chế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuê dài dạn đất nông nghiệp, phi
nông nghiệp. Năm là, cần nâng cao năng lực của quản lý nhà nước về viễn thông, nhất là
đối với đội ngũ cán bộ quản lý đầu ngành, chuyên sâu nhằm tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát cũng như vận hành của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh./.

xii


THESIS ABSTRACT
Name of student: Nguyen Hoang Thu
Thesis title: The solutions for the development of passive telecommunications in Hoa
Binh province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Advisor: Prof. Dr. Do Kim Chung
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Hoa Binh's telecommunication industry has accelerated its development, acting
as a driving force for the socio-economic development of the province. State
organization and management of telecommunication in the province has been gradually
reformed: separation of state management and production and business, creating a

competitive environment for telecommunications enterprises to develop, expand
services to meet the needs of people and businesses. In addition, the rapid development
of science and technology has strongly influenced the telecommunication industry in the
province. However, before the fast-growing trend of the telecommunications industry,
the inadequacies in the development of passive telecommunications is inevitable. It is a
rapidly changing telecommunications technology (2G, 3G, 4G, NGN...) which has led
to inadequacies in network infrastructure development and raised many issues of state
management. The development of overlapping telecommunication infrastructure
between units, each telecommunication enterprise invested in constructing each
technical infrastructure which affected urban beauty, reducing the use of infrastructure
and network telecommunication. Therefore, I chose the research topic: “The solutions
for the development of passive telecommunications in Hoa Binh province”.
The objectives of the research are to assess the current status and analyze factors
affecting the development of passive telecommunication from 2010 to 2017, propose
solutions for the development of passive telecommunications in the province of Hoa
Binh to 2030.
Using the data released over the past years and surveying state management
agencies and telecom development companies and other related parties in Hoa Binh, the
study has achieved the following results:
The dissertation has contributed to the systematization of the basic theory of
passive telecommunications, clarifying the characteristics, roles and technologies used
for the development of passive telecommunications today. Also referring to the
practical data on the development of passive telecommunications in some provinces of

xiii


Vietnam and some countries in the world such as France, Korea, China to draw some
lessons to provide more complete solutions in the management and investment in the
development of passive telecommunications infrastructure in Hoa Binh province.

According to the assessment of the status of the development of passive
telecommunications, Hoa Binh's passive technical infrastructure has been upgraded in
the direction of increasing capacity and expanding the service area to meet the demand
developing subscribers, improving the quality of services, step by step narrowing the
service radius to ensure smooth information for socio-economic development in the
province. However, in the development of passive telecommunications in Hoa Binh
province, there are many shortcomings: The ratio of infrastructure use among
enterprises is low (only 12%), causing waste of land resources belt,
telecommunications, investment capital; cable networks mostly use cable cars; The rate
of undergroundization is low (8%), affecting not only small urban beauty, and tourism;
The network of public telecommunication service providers with service providers in
poorly-operating communes does not attract large numbers of people to use the service;
Non-serviced public telecommunications service providers are in a state of malfunction,
inoperable or unusable.
Factors influencing the development of passive telecommunications in Hoa Binh
province, such as complicated terrain, hilly and mountainous terrain, economic and
cultural differences, wide rural areas affect the development of passive
telecommunications infrastructure, especially the underground network system; Low
investment in telecom infrastructure development because of large rural areas, small
market, slow return time. The state management document on the development of
passive telecommunications infrastructure still overlaps between the construction
industry and the communication sector. The lack of specific guiding documents (such as
guidance on the assessment of infrastructure lease, infrastructure rent, common
infrastructure use ...) caused difficulties for enterprises to develop passive
telecommunications infrastructure. Management capacity of enterprises is still limited;
High-quality human resources are not attached to long-term because of the treatment
level, the position of work is not reasonable and convincing enough...
To develop passive telecommunications in response to the rapid change of the
4.0 revolution, Hoa Binh needs to focus on a number of measures: First, clearly define
the demand for telecommunications in the coming years in line with the province's

socio-economic development plan until 2030. Secondly, to review and adjust the
passive telecommunications planning in line with technology selection in the direction
of 4.0. Thirdly, in order to develop a modern passive telecommunication system, it is
necessary to diversify forms of attracting investment capital with preferential

xiv


mechanisms and policies specific to each region. Fourthly, functional branches need to
have close coordination in planning and reserving land fund for building
telecommunication works in the direction of jointly exploiting and using infrastructure
with electricity, water, It has a mechanism to support enterprises to lease land for
agricultural and non-agricultural purposes. Fifthly, the capacity of state management in
telecommunications should be strengthened, especially for the top-level management
staff in order to strengthen the inspection, supervision and operation of enterprises.
telecommunications in the province.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hịa Bình là tỉnh nằm ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Phía Bắc
giáp với tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp với tỉnh Hà Nam và Ninh Bình, phía Đơng
giáp thủ đơ Hà Nội, Phía Tây giáp với tỉnh Sơn La, tỉnh Thanh Hóa. Hịa Bình có
diện tích tự nhiên khoảng 4.600km²; với 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thành
phố; tỉnh lỵ là thành phố Hịa Bình. Hịa Bình có vị trí kết nối giữa các tỉnh Tây
Bắc với thủ đô Hà Nội, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của tỉnh và cũng là
điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông đầu tư, phát triển hạ tầng
thông tin trên địa bàn tỉnh.

Phát triển Viễn thơng có ý nghĩa bảo đảm thơng tin phục vụ sự lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, Chính quyền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh - quốc phòng, phòng chống thiên tai; đáp ứng các nhu cầu trao
đổi, cập nhật thông tin của nhân dân trên địa bàn tỉnh Hịa Bình. Ngành viễn
thông trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có sự phát triển nhanh chóng, tốc
độ tăng trưởng năm sau ln cao hơn năm trước, tỷ lệ đóng góp của ngành viễn
thơng vào GDP của tỉnh Hịa Bình ngày càng cao.
Tuy nhiên, trước xu thế phát triển nhanh, bùng nổ của ngành viễn thông,
sự bất cập trong phát triển viễn thơng thụ động là khơng tránh khỏi. Đó là cơng
nghệ viễn thơng có sự thay đổi nhanh chóng (2G, 3G, 4G, NGN...) đã dẫn tới
những bất cập trong phát triển hạ tầng mạng lưới và đặt ra nhiều vấn đề về quản
lý nhà nước. Sự phát triển hạ tầng viễn thông thụ động chồng chéo giữa các đơn
vị, mỗi doanh nghiệp viễn thông đầu tư xây dựng mỗi hạ tầng kỹ thuật riêng gây
ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị, giảm hiệu quả sử dụng hạ tầng, mạng lưới. Theo
khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hịa Bình, đến cuối năm 2017,
tỉnh Hịa Bình có 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet; 5 doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Hạ tầng cột, trạm phát sóng thơng
tin di động với 793 cột, 1536 trạm BTS (trong đó: 660 trạm 3G, 280 trạm 4G),
tuy vậy chiếm đa số là loại hình cột ăng ten cồng kềnh, có độ cao từ 20 - 60m,
được xây dựng trên diện tích đất khoảng 500m2, chủ yếu được dùng ở vùng nông
thôn, không phù hợp cho vùng đô thị, vùng yêu cầu cao về mỹ quan. Trong khi
đó, loại hình cột nhỏ gọn, thân thiện môi trường, phù hợp với khu vực đô thị,

1


vùng yêu cầu cao về mỹ quan còn chiếm số lượng quá khiêm tốn (khoảng 3%).
Một bất cập nữa trong phát triển mạng lưới, hạ tầng viễn thông thụ động ở Hịa
Bình hiện nay là hiện trạng dùng chung hạ tầng, mạng lưới thông tin di động
(trạm, cột BTS) trên địa bàn tỉnh còn thấp (chỉ đạt 8%). Yếu kém về hạ tầng, kỹ

thuật viễn thơng thụ động cịn thể hiện ở công nghệ hạ tầng lạc hậu, không
đồng bộ, phát triển thiếu đồng đều giữa các doanh nghiệp. Dịch vụ thông tin di
động chủ yếu là thế hệ 2G phủ 98% diện tích có dân; thế hệ 3G phủ 80% diện
tích có dân, 4G mới được đầu tư ở các khu vực thành thị. Hạ tầng tuyến cột treo
cáp, mạng cáp treo trên địa bàn chủ yếu do 2 nhà mạng chính đầu tư là Viettel
Hịa Bình và Viễn thơng Hịa Bình (VNPT Hịa Bình) với 209/210 xã có cáp
quang đến trung tâm, tổng chiều dài 5176 km; công trình kỹ thuật ngầm được
đầu tư khiêm tốn với tổng chiều dài 430 km. Trong khi đó nhu cầu sử điện
thoại, thiết bị điện tử, internet của người dân ngày càng tăng cao.
Chính phủ và Bộ Thơng tin và Truyền thơng đã có những văn bản chỉ đạo
đề cập đến việc xây dựng, quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn
thông, quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động (Luật Viễn thông 2009, Nghị định
số 25/2011/NĐ-CP, Thơng tư 14/2013/TT-BTTTT...).
Do đó việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp phát triển viễn thông thụ
động là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết để xây dựng quy hoạch, quản lý việc xây
dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thơng thụ động trên địa bàn tỉnh Hịa Bình
phù hợp với định hướng phát triển KT - XH của tỉnh, đảm bảo an ninh - quốc
phịng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy phát
triển KT - XH. Đồng thời qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng mạng lưới và đảm
bảo mỹ quan đô thị và phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ viễn thông
hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển viễn
thơng thụ động trên địa bàn tỉnh Hịa Bình” làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng hạ tầng viễn thông thụ động
trên địa bàn tỉnh Hịa Bình, đề xuất giải pháp phát triển viễn thông thụ động ở
tỉnh đến năm 2030.

2



1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển viễn thông
thụ động.
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển viễn thông thụ
động trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.
Đề xuất các giải pháp phát triển viễn thơng thụ động trên địa bàn tỉnh Hịa
Bình trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển viễn thông
thụ động trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về không gian
Không gian nghiên cứu của Đề tài trên phạm vi địa bàn tỉnh Hịa Bình.
1.3.2.2. Về thời gian
Đánh giá hiện trạng phát triển viễn thông thụ động từ năm 2010 đến năm
2017, đề xuất các giải pháp phát triển viễn thơng thụ động trên địa bàn tỉnh Hịa
Bình đến năm 2030
1.3.2.3. Về nội dung
Đề tài tập trung vào các nội dung cơ bản của phát triển hạ tầng kỹ thuật
viễn thông bao gồm: (1) Phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
(Phát triển các điểm giao dịch tự động, điểm truy nhập Internet không dây công
cộng); (2) Cột ăng ten thu phát sóng thơng tin di động; (3) Phát triển hạ tầng cột
treo cáp; (4) Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm ở khu đơ thị và vùng nơng thơn
địa bàn tỉnh Hịa Bình.

3



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG
2.1.1. Khái niệm, bản chất của phát triển viễn thông thụ động
2.1.1.1. Phát triển và phát triển kinh tế
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Phát triển thể hiện quá trình thay đổi
của nền kinh tế ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ
cao hơn cả về lượng và về chất, thể hiện, không những nhiều hơn về đầu ra (sản
phẩm và dịch vụ) mà còn đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu,
thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội (Đỗ
Kim Chung, 2009; Bruce, 1988). Trước hết, phát triển là một q trình, khơng
phải trong trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của nền kinh tế xã hội chịu sự tác
động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp của Chính phủ, nhận thức và
ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra.
Nền kinh tế phát triển là kết quả của quá trình phát triển kinh tế. Phát triển kinh
tế là phạm trù kinh tế - xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ một định nghĩa hay một
khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung rộng lớn của nó. Phát
triển kinh tế là quá trình thay đổi nền kinh tế đạt ở mức độ cao hơn cả về cơ cấu,
chủng loại, cả về lượng và chất, phù hợp hơn về tổ chức, thể chế, thỏa mãn tốt
hơn nhu cầu của xã hội về sản phẩm và dịch vụ.
2.1.1.2. Khái niệm viễn thông thụ động
Viễn thông (trong các ngôn ngữ châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy
Lạp có nghĩa là xa và communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo)
miêu tả một cách tổng quát tất cả các hình thức trao đổi thơng tin qua một
khoảng cách nhất định mà không phải chuyên chở những thông tin này đi một
cách cụ thể (thí dụ như thư). Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn thông được hiểu
như là cách thức trao đổi thông tin, dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và
các công nghệ hiện đại khác. Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là

điện báo và điện thoại, sau dần phát triển thêm các hình thức truyền đưa số liệu,
hình ảnh …(Viễn thơng,14/3/2018).

4


Theo Điều 3, Luật Viễn thông (2009): Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận
và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thơng
tin khác bằng đường cáp, sóng vơ tuyến điện, phương tiện quang học và phương
tiện điện từ khác. Phạm trù viễn thông liên quan tới một số thuật ngữ sau: Hạ
tầng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn
thơng và cơng trình viễn thơng; Thiết bị viễn thông là các phương tiện kỹ thuật,
bao gồm cả phần cứng và phần mền được dùng để thiết lập mạng viễn thông,
cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông; Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi,
truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ
viễn thơng, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng; Mạng viễn thông
là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để
cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thơng; Internet là hệ thống
thơng tin tồn cầu sử dụng giao thức Internet và tài nguyên Internet để cung cấp
các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng dịch vụ viễn thơng;
Truyền dẫn và phát sóng là việc truyền kí hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm
thanh hình ảnh và các giải pháp của thơng tin bằng cáp, sóng vơ tuyến điện các
phương tiện quang học và các phương tiện điện tử khác.
Viễn thông thụ động: Khi thảo luận các vấn đề của viễn thơng, có khái
niệm viễn thông thụ động. Viễn thông thụ động, theo thuật ngữ chuyên môn của
ngành viễn thông - được định nghĩa là tồn bộ các cơng trình hạ tầng kỹ thuật
viễn thông như nhà, trạm viễn thông, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công
cộng, mạng ngoại vi, cột ăng ten, cột treo cáp, cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
(cống, bể, hào và tuy nen kỹ thuật, v.v), (Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT của Bộ
Thông tin và Truyền thông). Các cơng trình hạ tầng kỹ thuật này sẽ được cơ

quan, tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép viễn thơng, giấy phép tần số thuê hoặc
tự xây dựng để lắp đặt thiết bị viễn thông.
Cũng theoThông tư số 14/2013/TT-BTTTT của Bộ Thơng tin và Truyền
thơng có các khái niệm sau:
Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng là địa điểm lắp đặt các thiết
bị đầu cuối viễn thông và các trang thiết bị có liên quan khác do doanh nghiệp
viễn thông trực tiếp quản lý, khai thác để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người
sử dụng, bao gồm: (1) điểm cung cấp dịch vụ viễn thơng cơng cộng có người
phục vụ; (2) điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cơng cộng khơng có người phục
vụ; (3) Mạng ngoại vi bao gồm hệ thống cáp, hệ thống ăng ten và các hệ thống
thiết bị viễn thơng khác, nằm bên ngồi nhà, trạm viễn thông...

5


Trạm viễn thơng là nhà hoặc cơng trình xây dựng tương tự khác được sử
dụng để lắp đặt thiết bị mạng.
Cột ăng ten là cột được xây dựng để lắp đặt ăng ten thu, phát sóng vơ
tuyến điện (khơng bao gồm ăng ten máy thu thanh, thu hình của các hộ gia đình).
Cột ăng ten được chia thành:
Cột ăng ten không cồng kềnh (gọi là cột ăng ten loại A1) là cột ăng ten
được lắp đặt trong và trên các cơng trình xây dựng nhưng khơng làm thay đổi
kiến trúc, kết cấu chịu lực, an tồn của cơng trình xây dựng, bao gồm: (1) Cột
ăng ten tự đứng được lắp đặt trên các cơng trình xây dựng có chiều cao của cột
(kể cả ăng ten, nhưng không bao gồm kim thu sét) khơng q 20% chiều cao của
cơng trình nhưng tối đa khơng q 3 mét và có chiều rộng từ tâm của cột đến
điểm ngoài cùng của cấu trúc cột ăng ten (kể cả cánh tay đòn của cột và ăng ten)
dài không quá 0,5 mét (gọi là cột ăng ten loại A1a); (2) Cột ăng ten thân thiện
với môi trường là cột ăng ten được thiết kế, lắp đặt ẩn trong kiến trúc của cơng
trình đã xây dựng, mơ phỏng lan can, mái hiên, mái vịm, bệ cửa, vỏ điều hòa,

bồn nước, tháp đồng hồ, tác phẩm điêu khắc,v.v.., hoặc được lắp đặt kín trên cột
điện, đèn chiếu sáng hoặc dưới các hình thức ngụy trang phù hợp với mơi trường
xung quanh và có chiều cao khơng q 3m, chiều rộng từ tâm của cột đến điểm
ngoài cùng của cấu trúc cột ăng ten (gọi là cột ăng ten loại A1b).
Cột ăng ten cồng kềnh (gọi là cột ăng ten loại A2), bao gồm: (1) Cột ăng
ten được lắp đặt trên các cơng trình xây dựng khơng thuộc cột ăng ten loại A1
(gọi là cột ăng ten loại A2a); (2) Cột ăng ten được lắp đặt trên mặt đất (gọi là cột
ăng ten loại A2b); (3) Cột ăng ten khác không thuộc cột ăng ten các loại A1a,
A1b, A2a, A2b (sau đây gọi là cột ăng ten loại A2c).
Cột treo cáp là cột bằng thép, bê tông cốt thép hoặc vật liệu khác dùng để
treo cáp tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2011/BTTTT về lắp
đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông đối với cột treo cáp viễn thông riêng biệt (gọi
là cột treo cáp loại C1), hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đối
với cột treo cáp sử dụng chung với các ngành khác, như cột điện, cột đèn,v.v...
(gọi là cột treo cáp loại C2).
Cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (bao gồm cống cáp, bể cáp, hào và tuy
nen kỹ thuật,v.v...) là cơng trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng ngầm dưới mặt
đất để lắp đặt cáp.

6


2.1.1.3. Phát triển viễn thông thụ động
Căn cứ vào lý thuyết phát triển và khái niệm viễn thông thụ động đã
trình bày ở trên, có thể khái qt hóa sự phát triển viễn thông thụ động qua
khái niệm sau: Phát triển của viễn thơng thụ động là q trình thay đổi về kết
cấu hạ tầng viễn thông, so với giai đoạn trước ở mức độ nhiều hơn về lượng
các hạng mục cơng trình hạ tầng, phù hợp hơn về cơ cấu các hạng mục hạ tầng
viễn thông, tốt hơn về chất lượng hạ tầng phục vụ cho các dịch vụ viễn thơng,
truyền hình, internet để tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu

thông tin của xã hội.
Sự phát triển viễn thông thụ động bao gồm sự tăng lên về số lượng các
cơng trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông (nhà, trạm viễn thông, điểm cung cấp dịch
vụ viễn thông công cộng, mạng ngoại vi, cột ăng ten, cột treo cáp, cơng trình hạ
tầng kỹ thuật ngầm (cống, bể, hào và tuy nen kỹ thuật, v.v...)), tốt hơn về chất
lượng của các cơng trình này, đảm bảo sự tham gia hữu hiệu của cả khu vực công
và khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng viễn thông, tạo điều kiện nâng cao
được chất lượng dịch vụ viễn thơng. Trong điều kiện hiện nay, đa dạng hóa
phương thức đầu tư để phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thơng gồm các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp có giấy phép viễn thông, giấy phép tần số thuê tham gia vào
xây dựng và cung cấp hạ tầng kỹ thuật viễn thơng.
2.1.2. Vai trị của phát triển viễn thơng thụ động
2.1.2.1. Phát triển viễn thông thụ động tạo điều kiện để cho ngành viễn thơng
có hạ tầng kỹ thuật phát triển
Một khi viễn thông thụ động được phát triển sẽ tạo điều kiện cho phát
triển và ứng dụng các thiết bị viễn thông (phương tiện kỹ thuật, bao gồm cả phần
cứng và phần mềm); thiết lập mạng viễn thông, cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn
thơng; góp phần tăng hiệu lực và hiệu quả của dịch vụ viễn thông (dịch vụ gửi,
truyền, nhận và xử lý thông tin); phát triển được mạng viễn thông và Internet để
cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng dịch vụ viễn
thông; tăng hiệu lực và hiệu quả của truyền dẫn và phát sóng, truyền kí hiệu, tín
hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh hình ảnh bằng cáp, sóng vơ tuyến điện và các
phương tiện quang học, điện tử khác (Trần Đăng Khoa, 2007, Phát triển ngành
viễn thông Việt Nam đến năm 2020).

7


2.1.2.2. Phát triển viễn thơng thụ động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế,
xã hội và củng cố quốc phịng, an ninh ở địa phương

Viễn thơng thụ động cung cấp cơ sở hạ tầng cho viễn thông, ngành viễn
thông đến lượt nó hỗ trợ và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế như công nghiệp,
nông nghiệp, năng lượng, giao thơng, thương mại và dịch vụ phát triển. Ngồi ra,
giúp nắm vững được thơng tin về kinh tế, chính trị, xã hội để quản lý tốt xã hội.
Phát triển viễn thơng thụ động cịn có vai trị tác động đến sản xuất, kinh
doanh một cách tổng hợp và đa dạng trên nhiều phương diện khác nhau:
(1) Tạo điều kiện cung cấp mọi thông tin cơ bản cần thiết cho sản xuất và
thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lựa chọn phương án tính tốn tối ưu
các yếu tố đầu vào và đầu ra.
(2) Tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu
kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
(3) Tạo tiền đề và điều kiện mở rộng thị trường trong nước, gắn thị trường
trong nước với thị trường nước ngoài, thúc đẩy quá trình đưa đất nước chuyển
mạnh sang kinh tế thị trường.
Đi đôi với việc phát triển nhanh mạng lưới, viễn thơng thụ động phải bảo
đảm độ an tồn và có tính dự phịng cao, phục vụ tốt cả trong điều kiện thời bình
cũng như thời chiến. Mức độ phổ cập phải rộng khắp, từ thành thị, nông thôn đến
các vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, bảo đảm vừa phục vụ cho
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phòng - chống thiên tai, vừa đáp ứng u cầu
đảm bảo quốc phịng, an ninh.
Viễn thơng thụ động với vai trò cơ sở hạ tầng xã hội, tạo ra những tiền đề
cần thiết cho sự phát triển văn hoá – xã hội; cải thiện nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của người dân. Hiện nay, các thiết bị viễn thông là một trong những
phương tiện không thể thiếu tại các trung tâm văn hoá, khoa học, những cơ sở
đào tạo, trường học, bệnh viện, trung tâm thể thao... (Trần Đăng Khoa, 2007).
2.1.3. Đặc điểm của phát triển viễn thông thụ động
2.1.3.1. Công nghệ phát triển viễn thơng thụ động thay đổi nhanh chóng
Cơng nghệ viễn thơng nói chung và viễn thơng thụ động hiện nay trên thế
giới đã tiến bộ vượt bậc trong hai lĩnh vực là công nghệ băng rộng và viễn thông
di động. So với trước đây chưa có cơng nghệ băng rộng việc truy cập Internet


8


mất rất nhiều thời gian, muốn liên lạc bằng điện thoại cố định khơng liên lạc
được thì nay việc truy cập Internet đã tiết kiệm thời gian rất nhiều.
Ở Việt Nam, công nghệ di động, cố định và băng rộng có nhiều thay đổi.
Cơng nghệ 3G trở nên thân thuộc hơn và các công nghệ sau 3G như 4G (LTE,
WiMAX, UMB…) sẽ được nhắc đến nhiều hơn. Trong khi đó ở mạng cố định,
khái niệm NGN/IMS dần đi vào thực tiễn cùng với sự phát triển của công nghệ
cáp quang FTTH chắc chắn sẽ tạo ra nhiều dịch vụ tiện ích hấp dẫn đối với các
hộ gia đình (Nguyễn Quốc Thông, 2012).
2.1.3.2. Sự cạnh tranh trong viễn thông ngày càng gay gắt địi hỏi viễn thơng
thụ động phải được thay đổi kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội và cả nền
kinh tế
Thị trường phát triển viễn thông thụ động với sự tham gia của nhiều doanh
nghiệp sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ, có thể có những doanh nghiệp sẽ phải rút
khỏi thị trường hoặc phải sát nhập với các doanh nghiệp khác, đây cũng là một
trong những xu hướng phát triển của thị trường viễn thông trong thời gian tới.
Theo xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường công nghệ
viễn thông trong giai đoạn tới sẽ là thị trường tự do, các doanh nghiệp trong nước
và ngoài nước hoàn toàn tự do cạnh tranh trên thị trường. Mở cửa thị trường có
tác động tốt như làm giảm giá trong đầu tư hạ tầng viễn thông thụ động (Nguyễn
Quốc Thông, 2012).
2.1.3.3. Sự phát triển của viễn thông thụ động phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng
dịch vụ của khách hàng và đặc điểm và sự phân bố dân cư ở từng địa phương
Khu vực thành thị là khu vực trung tâm phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội, nơi tập trung dân cư, do đó ngồi đảm bảo yếu tố chất lượng dịch vụ cung
cấp, yếu tố đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo cảnh quan kiến trúc cũng rất quan
trọng trong phát triển viễn thông thụ động.

Khu vực nông thôn, miền núi với đặc điểm kinh tế -xã hội còn nhiều hạn
chế, dân cư thưa thớt; một số khu vực có điều kiện địa hình khó khăn, hệ thống
cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, dung lượng mạng tại khu vực này cũng cịn khá
thấp; do đó nhu cầu phát triển hạ tầng viễn thông thu động sẽ thấp.
Trên thực tế, sự phát triển thuê bao di động và các dịch vụ theo kèm phụ
thuộc khá nhiều vào mức sống, mức thu nhập của người dân. Khi mức sống
người dân thấp, cho dù có nhu cầu sử dụng nhưng khả năng tài chính khơng cho

9


×