Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI VĂN TRANG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐỒNG RUỘNG TẠI HUYỆN
ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn


Bùi Văn Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn- Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức các phòng, ban
thuộc UBND huyện Đan Phượng, UBND các xã điều tra đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Văn Trang

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hộp, sơ đồ ..................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn.............................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải đồng ruộng ........................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý rác thải đồng ruộng ..................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan đến rác thải đồng ruộng..................................... 5

2.1.2.

Quản lý rác thải đồng ruộng ............................................................................. 11


2.1.3.

Đặc điểm quản lý rác thải đồng ruộng .............................................................. 14

2.1.4.

Vai trò của quản lý rác thải đồng ruộng ........................................................... 16

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu quản lý rác thải đồng ruộng trong ngành trồng trọt ....... 16

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rác thải đồng ruộng ................................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 19

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải trên thế giới ......................................... 19

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với rác thải đồng ruộng ở một số địa
phương của Việt Nam ....................................................................................... 27

2.2.3.


Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đan Phượng......................................... 31

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 32

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 32

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 42

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu và thông tin ....................................................... 43


3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 46

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 46

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 47
4.1.

Thực trạng quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng ........ 48

4.1.1.

Thực trạng về rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện ..................................... 48

4.1.2.

Thực trạng thu gom rác thải đồng ruộng ......................................................... 54

4.1.3.

Thực trạng về xử lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện ............................ 64


4.1.4.

Tình hình xử lý vi phạm về quản lý rác thải đồng ruộng ................................. 68

4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rác thải đồng ruộng......................................................69

4.2.1.

Hệ thống các văn bản chính sách...................................................................... 69

4.2.2.

Số lượng và chất lượng của cán bộ quản lý nhà nước ...................................... 73

4.2.3.

Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến quản lý rác thải đồng ruộng........... 76

4.2.4.

Yếu tố ảnh hưởng từ phía người dân ................................................................ 77

4.3.

Giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng .......... 81

4.3.1.


Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 81

4.3.2.

Các giải pháp chủ yếu ........................................................................................ 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 97

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 98

5.2.1.

Đối với Trung ương .......................................................................................... 97

5.2.2.

Đối với UBND thành phố ................................................................................. 99

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99
Phụ lục .......................................................................................................................... 102

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

BVMT

Bảo vệ mơi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

KHCN


Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

PTNT

Phát triển nông thôn

TT

Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Hình thức sử dụng rơm rạ ở một số nước châu Á...................................... 26

Bảng 3.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng ............................................... 35

Bảng 3.2.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã, thị trấn các năm
2015- 2017 ................................................................................................. 36

Bảng 3.3.

Cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) các ngành kinh tế
huyện Đan Phượng các năm 2015-2017 .................................................... 37

Bảng 3.4.

Giá trị sản xuất (theo giá trị cố định 2010) các ngành kinh tế huyện
Đan Phượng qua các năm 2015-2017 ........................................................ 38

Bảng 3.5.

Đặc điểm dân số, lao động, thu nhập huyện Ðan Phượng qua các

năm............................................................................................................. 39

Bảng 3.6.

Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Đan Phượng năm 2017 ...................... 40

Bảng 3.7.

Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp .................................... 44

Bảng 3.8.

Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp ..................................... 45

Bảng 4.1.

Khối lượng phụ phẩm của một số loại cây trồng chính ............................. 49

Bảng 4.2.

Một số loại thuốc BVTV thường dùng trên địa bàn huyện hiện nay ......... 50

Bảng 4.3.

Khối lượng thuốc BVTV sử dụng và khối lượng chai lọ, bao bì
thuốc BVTV thải ra trên địa bàn điều tra................................................... 50

Bảng 4.4.

Lượng phân bón vơ cơ sử dụng trên một số loại cây trồng chính

trên địa bàn huyện ...................................................................................... 52

Bảng 4.5.

Khối lượng phân bón vơ cơ sử dụng và khối lượng bao bì, chai lọ
từ phân bón vơ cơ thải ra tại các xã điều tra .............................................. 53

Bảng 4.6.

Số lượng thùng rác, bể chứa rác thải nguy hại trên đồng ruộng tại
các xã điều tra ............................................................................................ 56

Bảng 4.7.

Đánh giá chất lượng của các bể chứa, thùng chứa rác thải là chai lọ,
bao bì thuốc BVTV .................................................................................... 57

Bảng 4.8.

Nhân lực thực hiện cơng tác thu gom tại các xã ........................................ 58

Bảng 4.9.

Hình thức thu gom, xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón
của các hộ dân ............................................................................................ 59

Bảng 4.10. Khối lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón thu gom được tại
các xã điều tra ............................................................................................ 60

vi



Bảng 4.11. Ý kiến của người dân về việc thu gom rác thải là vỏ bao bì, chai lọ
thuốc BVTV, phân bón vơ cơ trên đồng ruộng ......................................... 61
Bảng 4.12. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải đồng ruộng là chai lọ, bao bì
thuốc BVTV, bao bì phân bón vơ cơ ......................................................... 62
Bảng 4.13. Kinh phí chi trả người thu gom rác thải đồng ruộng là chai lọ, bao
bì thuốc BVTV, phân bón tại 4 xã năm 2017 ............................................ 63
Bảng 4.14. Hình thức xử lý, sử dụng rơm rạ trên địa bàn các xã điều tra.................... 65
Bảng 4.15. Tình hình xử lý rơm rạ, phế phụ phẩm thành phân hữu cơ ....................... 66
Bảng 4.16. Bảng kê các loại chi phí xử lý rác thải là chai lọ, bao bì thuốc
BVTV, phân bón năm 2017 của huyện Đan Phượng ................................ 68
Bảng 4.17. Một số văn bản liên quan đến quản lý rác thải đồng ruộng ....................... 70
Bảng 4.18. Ý kiến của cán bộ quản lý huyện, xã về các quy định, chính sách
của nhà nước về quản lý rác thải đồng ruộng ............................................ 72
Bảng 4.19. Thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phụ trách
BVTV ở các xã, thị trấn ............................................................................. 74
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ huyện, xã về công tác tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn................................... 75
Bảng 4.21. Các hình thức vi phạm chính trong sử dụng thuốc BVTV ........................ 78
Bảng 4.22. Ý kiến người dân về mức độ ô nhiễm do rác thải đồng ruộng .................. 80
Bảng 4.23. Đánh giá của người dân về công tác tập huấn, hướng dẫn công tác
thu gom, xử lý rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón ............. 81
Bảng 4.24. Lượng bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vơ cơ dự kiến phát
sinh năm 2018 ............................................................................................ 82

vii


DANH MỤC HỘP, SƠ ĐỒ

Hộp 4.1.

Tình hình xử lý vi phạm ............................................................................ 70

Sơ đồ 2.1.

Nguồn gốc rác thải rắn nông nghiệp ............................................................ 6

Sơ đồ 2.2.

Nguồn gốc rác thải rắn đồng ruộng ............................................................. 8

Sơ đồ 4.1.

Nguồn gốc rác thải rắn tại đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng... 49

Sơ đồ 4.2.

Quy trình thu gom, xử lý rác thải nguy hại trong trồng trọt hiện nay trên
địa bàn huyện Đan Phượng ........................................................................ 55

Sơ đồ 4.3.

Quy trình thu gom và xử lý rác thải đồng ruộng........................................ 88

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Văn Trang

Tên đề tài: Giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện Đan Phượng, thành phố
Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phượng Lê.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý rác thải đồng ruộng
trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, đề xuất các giải pháp tăng cường
hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành
phố Hà Nội trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp để thu thập thông tin về thực trạng quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện
Đan Phượng. Kết hợp phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra các đối
tượng liên quan như cán bộ lãnh đạo, quản lý, cơng chức, viên chức phịng Kinh tế
huyện, phịng Tài nguyên – Môi trường huyện, Trạm bảo vệ thực vật huyện, cán bộ,
công chức cấp xã ... nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Để đảm bảo
tính đại diện của mẫu, tơi tiến hành chọn mẫu điều tra là 145 mẫu điều tra trong 25 mẫu
điều tra là cán bộ quản lý và 120 mẫu điều tra là người dân trực tiếp sản xuất trồng trọt
tại 04 xã điểm. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu truyền thống
như phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu
về thực trạng quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng.
Kết quả nghiên cứu và kết luận:
Đề tài đã đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn
huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, đó là: Rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện,
phát sinh khá nhiều, đặc biệt là phế phụ phẩm từ cây trồng vào khoảng trên 30.000 tấn,
rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón hàng năm phát sinh trên 5 tấn; rác thải
là chai lọ, bao bì thuốc BVTV và phân bón hiện nay có ảnh hưởng khá lớn tới môi
trường, gây ô nhiễm môi trường. Công tác thu gom và xử lý rác thải đồng ruộng trên địa

bàn huyện đã triển khai thực hiện nhưng cịn có mặt hạn chế, về cơ sở vật chất, nhất là
bố trí các thùng, bể chứa rác thải đồng ruộng cịn ít, còn chưa đảm bảo chất lượng,
nguồn nhân lực phục vụ thu gom khơng nhiều, kinh phí đầu tư cho thu gom, xử lý còn
hạn chế, mới đạt khoảng trên 60% việc thu gom vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân
bón; cơng tác xử lý cịn thiếu về kinh phí, xử lý chưa kịp thời, còn lưu trữ rác thải tại

ix


điểm tập kết lâu dài dẫn đến ô nhiễm môi trường. Đối với rác thải hữu cơ trong trồng
trọt có 6 hình thức xử lý, trong đó chủ yếu là bằng phương pháp đốt lấy tro và ủ làm
phân bón; tuy nhiên do tình trạng đốt lấy tro bừa bãi, thải rác bừa bãi tại đồng ruộng gây
ô nhiễm đất đai, gây khói, bụi ảnh hưởng tới chất lượng khơng khí. Việc quản lý rác thải
đồng ruộng hiện nay được thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Tài nguyên – Môi
trường, Bộ Nông nghiệp&PTNT, UBND thành phố Hà Nội, tuy nhiên số lượng văn bản
ban hành còn ít, chưa cụ thể, còn gây chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ
quan quản lý nhà nước về rác thải đồng ruộng. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến
thức về nâng cao công tác quản lý rác thải, giảm thiểu rác thải đồng ruộng đã thực hiện
nhưng chưa được đầy đủ, cịn có tính hình thức; việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ phụ
trách công tác quản lý rác thải đồng ruộng tại cơ sở chưa thường xuyên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý rác thải
đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội đó là: (1) Hệ thống văn
bản chính sách có liên quan đến quản lý rác thải đồng ruộng; (2) Số lượng và chất lượng
cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về rác thải đồng ruộng; (3) Đặc điểm của sản xuất
nông nghiệp tại địa phương hiện nay; (4) Các nhân tố thuộc về người dân trong việc
quản lý rác thải đồng ruộng.
Để nâng cao công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý rác thải đồng ruộng
trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội nhằm bảo vệ môi trường, nhất là
môi trường trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất trồng trọt, tiến tới sản xuất nơng
nghiệp sạch, nơng nghiệp cơng nghệ cao thì cần những nhóm giải pháp chủ yếu là: Giải

pháp về kỹ thuật; giải pháp về quản lý nhà nước; giải pháp nâng cao nhận thức cộng
đồng và xã hội hóa cơng tác bảo vệ môi trường, quản lý rác thải đồng ruộng; giải pháp
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng công tác quản lý rác thải đồng ruộng…và một số giải
pháp liên quan khác.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Bui Van Trang
Thesis title: Solutions for cropwaste management in Dan Phuong District, Hanoi city
Major: Economic Management

Code: 8340410

Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture
Objectives of the study: Based on the current status and analysis of factors
affecting the crop waste management, this thesis proposes solutions to improve the state
management of crop waste in Dan Phuong district, Hanoi.
Research methodology: The study uses the secondary data collection method to
collect information on the waste management of cultivation land of Dan Phuong district.
The primary data collection method was collected by surveys of relevant stakeholders
such as officials, managers, staffs of district Economic office, District Natural
Resources and Environment Office, District of plant protection, commune staffs... 145
samples including 25 samples of management staffs and 120 samples of farmers in four
sample communes. The research uses a number of traditional data analysis methods
such as descriptive statistics to clarify the contents of the study on the current state of
crop waste management in the field of Dan Phuong district.
Results and conclusions:
There is a lot of crop waste in Dan Phuong district, especially waste residue

from the plant about 30,000 tons. Waste is the bottle, pesticide packaging, fertilizer
packaging generated over 5 tons per year and they have a significant influence on the
environment, causing environmental pollution. The collection and treatment of crop
waste has been implemented but there are limitations such as: material facilities
(especially the arrangement of the waste bin in the field is still a little), the quality of
people collected people is not high, the investment cost for collection and treatment is
still limited, only about 60% of the collection of packaging, bottles of pesticides,
fertilizers and the limit of cost to treat, lack of timely treatment, long – time of waste
storage at collection points leading to environmental pollution. There are 6 treatments
for organic waste in the crop, mainly by burning ash and composting. The air quality is
affected by the indiscriminate burning of ash, waste in the field, causing smoke and
dust. The management of waste in the field is currently implemented in the guiding
documents of the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of
Agriculture and Rural Development, Hanoi People's Committee, but the number of
documents issued is small, not specific and also overlaps in the performance of the state

xi


management agencies. The propaganda and dissemination of knowledge on
improvement of waste management and waste minimization have been implemented,
but they were not enough and effective; Training for professional staff in charge of crop
waste management is not regular.
Factors influencing state management of cropwaste of Dan Phuong district,
Hanoi city are including: (1) System of documents related to waste management; (2)
Quantity and quality of staff involved in state management of crop waste management;
(3) Characteristics of local agricultural production; (4) Other factors from local farmers.
In order to enhance thestate management of crop waste management in the Dan
Phuong district, Hanoi city to protect the environment, especially agricultural
productionenvironment according to safe agriculture production and hi-tech agriculture,

some solutions should be implemented such astechnical solutions; State management
measures; Raising public awareness and socialization of environmental protection and
crop waste management; Training for staffs in charge of crop waste management... and
some other related solutions.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống phát sinh ra từ các hoạt động
của con người, rác thải với tác động tiêu cực đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới
trong cuộc sống. Xử lí rác thải vẫn là một vấn đề cấp thiết ở Việt Nam và thế giới
từ nhiều năm qua. Rác thải được sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
của con người, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động
thương mại- dịch vụ… Rác thải gây rất nhiều tác hại cho cuộc sống: Làm ô
nhiễm hệ sinh thái, phá hủy môi trường sống, phá hủy cảnh quan môi trường, gây
ra nhiều bệnh tật cho người, cây trồng, vật nuôi; giảm hiệu quả trong các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của con
người. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay, quy mô sản xuất ngày càng
được mở rộng, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp ngày càng nhiều, chất lượng
sản phẩm địi hỏi ngày càng cao, cùng với q trình sản xuất đó là rác thải, chất
thải phát sinh sau các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh trong
lĩnh vực nông nghiệp ngày một tăng lên.
Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý rác thải nói chung, rác thải
trong sản xuất trồng trọt nói riêng ngày càng được Nhà nước, xã hội và cộng
đồng quan tâm. Ước tính mỗi năm tại khu vực nơng thôn phát sinh hơn 76 triệu
tấn rơm rạ và khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn ni. Ngồi ra đối với chất thải
rắn nông nghiệp cần lưu ý đến một lượng khơng nhỏ bao bì phân bón, thuốc
BVTV bị thải bỏ và không được thu gom, xử lý đúng quy cách...Theo kết quả

thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, có đến gần 70% chất thải sau trồng trọt
chưa qua xử lý; nhất là hiện tượng bao bì, chai lọ sau khi dùng xong để lại ngoài
đồng ruộng, rơm rạ tràn lan trên kênh mương, bờ ruộng hoặc bị đốt khói mù mịt,
hay xác rau, hoa khơng được thu gom sau thu hoạch xảy ra rất phổ biến. Theo kết
quả báo cáo của Tổng cục Môi trường, mỗi năm tại khu vực nông thôn ở nước ta
phát sinh hơn 14.000 tấn bao bì, chai lọ hóa chất BVTV, phân bón các loại có
hàm lượng độc chất cao và khó tái chế, sử dụng (Báo cáo hiện trạng môi trường
quốc gia giai đoạn 2011-2015).
Đan Phượng là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, cách trung tâm
Thành phố Hà Nội khoảng 20km, có tổng diện tích tự nhiên 77,35 km2. Huyện

1


Đan Phượng có tốc độ phát triển kinh tế khá, là huyện đầu tiên của Thủ đơ Hà
Nội được Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới năm 2015, là huyện
ngoại thành được Thành phố quan tâm đầu tư sản xuất nông sản, nhất là rau,
hoa, quả phục vụ, cung cấp cho thị trường thủ đô Hà Nội. Cùng với việc phát
triển đó là sự gia tăng rác thải trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất trồng trọt
ngày càng nhiều; rác thải chủ yếu là rơm rạ, thân lá cây thừa sau thu hoạch,
vỏ, bao bì, chai, lọ các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Trước thực trạng
đó nếu khơng quản lý rác thải trên đồng ruộng kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới chất lượng sinh
sống của nhân dân tại địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý rác thải trong
nơng nghiệp nói chung, quản lý rác thải trên đồng ruộng nói riêng tại địa bàn
huyện Đan Phượng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo được việc bảo vệ
môi trường. Việc nghiên cứu, đánh giá và đề ra các giải pháp nhằm thực hiện
tốt công tác quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng hiện
nay chưa được quan tâm, chú trọng. Trước những vấn đề thực trạng nêu trên,
để thực hiện hiệu quả công tác quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện,

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại
huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn
huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu
quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành
phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải
đồng ruộng.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý về rác
thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, giai đoạn
2015 - 2017.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà
nước về quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố
Hà Nội trong thời gian tới.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tại sao phải quản lý rác thải đồng ruộng?
- Thực trạng về quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan
Phượng, thành phố Hà Nội như thế nào?
- Các giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng nào trên địa bàn huyện Đan
Phượng đã và đang được triển khai thực hiện? Kết quả và khó khăn trong triển
khai các giải pháp này là gì?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn
huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội thời gian qua?

- Những giải pháp nào để thực hiện tốt quản lý nhà nước về rác thải đồng
ruộng trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn trong
quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
Do vậy, các chủ thể liên quan tới quá trình thu thập số liệu thực hiện đề tài gồm:
- Các cơ quan Nhà nước tham gia vào công tác quản lý rác thải đồng ruộng:
Phịng Tài ngun- Mơi trường huyện, Phịng Kinh tế huyện, Trạm Bảo vệ thực
vật huyện.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, xử lý rác thải đồng ruộng
trên địa bàn huyện.
- Người dân, người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đánh giá thực trạng về quản lý rác thải đồng ruộng trong
ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, phân tích và
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rác thải đồng ruộng, từ đó đưa
ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện
Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Số liệu thông tin thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến
năm 2017 và số liệu điều tra năm 2017 các đối tượng liên quan.

3


Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018. Đề xuất giải
pháp quản lý rác thải đồng ruộng từ nay đến năm 2025.
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Đan Phượng,
thành phố Hà Nội.
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải đồng
ruộng; đánh giá thực trạng rác thải đồng ruộng hiện nay, tình hình quản lý rác
thải đồng ruộng, những khó khăn, vướng mắc trong cơng tác quản lý rác thải
đồng ruộng, nhất là nhóm rác thải là bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vơ cơ
trên đồng ruộng; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rác thải đồng ruộng;
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rác thải đồng
ruộng trong thời gian tiếp theo.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RÁC
THẢI ĐỒNG RUỘNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐỒNG RUỘNG
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến rác thải đồng ruộng
Rác thải: Rác thải chính là những chất được thải ra mơi trường xung
quanh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt
động khác. Rác thải phát sinh ở mọi nơi, mọi lúc từ các khu dân cư, từ sản xuất,
kinh doanh, nơi công cộng. Rác thải được chia ra làm nhiều loại như rác thải
công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp, rác thải y tế... (Tổng cục
môi trường, 2011- 2015).
Rác thải nông nghiệp: Rác thải nơng nghiệp hay cịn gọi là chất thải rắn
nơng nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất
nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ,...), thu hoạch nông
sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngơ, thân ngơ), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV,
các chất thải ra từ chăn ni, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ
sản,...Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động
nơng nghiệp (chai lọ đựng hố chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn
trùng), hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ).
Chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các thành

phần có thể phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, trấu, chất thải từ chăn
nuôi, một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như bao bì, chai lọ thuốc
bảo vệ thực vật, bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, kim tiêm, chai lọ
thuốc trong thú y... (Tổng cục môi trường, 2011- 2015).
Rác thải đồng ruộng: Rác thải đồng ruộng là những chất thải phát sinh
trong quá trình sản xuất trồng trọt trên đồng ruộng. Rác thải đồng ruộng hiện
nay cơ bản là các loại chai, lọ, bao bì của thuốc BVTV hoặc phân bón, các
loại thân cây, phần phụ phẩm thừa trong q trình sản xuất trồng trọt. Ở
những nơi có chăn ni phát triển và chăn ni theo hình thức chăn thả gia
súc, gia cầm thì rác thải đồng ruộng cịn là chất thải của gia súc, gia cầm
(Tổng cục môi trường, 2011- 2015).

5


Trong q trình
trồng trọt (thực vật
chết, lá, thân)

Thu hoạch nơng sản
(rơm, rạ, thân ngơ,
đỗ…)

Sử dụng thuốc
BVTV (chai, lọ, bao
bì đựng thuốc
BVTV)
Rác thải rắn
nơng nghiệp


Chăn ni (phân gia
súc, gia cầm..)

Q trình bón phân
(vỏ bao bì đựng
phân, các chai, lọ
đựng phân vi lượng)

Sử dụng thuốc thú y
(chai lọ đựng thuốc
thú ý, dụng cụ tiêm,
mổ)

Chế biến, giết mổ
động vật

Sơ đồ 2.1. Nguồn gốc rác thải rắn nông nghiệp
Nguồn: Lê Văn Nhương và cs. (1998)

Do điều kiện kinh tế nông thôn chuyển biến, hiện nay người sản xuất nơng
nghiệp khơng cịn tận dụng phổ biến các phụ phẩm trồng trọt như rơm, rạ, thân
ngô, đậu tương cho việc đun nấu, độn chuồng cho gia súc, gia cầm. Để thuận tiện
cho thu hoạch tiết kiệm công lao động, người sản xuất thường cắt ngang cây lúa,
tuốt lúa và phụt rơm rạ tràn lan ngoài bờ ruộng, ngơ thì thường lấy bắp, bỏ cả cây
tại ruộng. Rơm rạ sau khi thu hoạch, chỉ một số ít được tận dụng cịn đa phần là
bỏ đi, khơng sử dụng. Hiện nay, rơm rạ, thân cây, lá cây, phần thừa của các nông
sản đều bỏ đi với số lượng lớn, nếu để tình trạng đó thì sẽ gây ơ nhiễm mơi
trường, ảnh hưởng đến q trình sản xuất trồng trọt trên đồng ruộng, do đó đây
coi là rác thải đồng ruộng với khối lượng lớn chưa được xử lý hợp lý trong tình
hình hiện nay.

* Nguồn gốc phát sinh rác thải đồng ruộng
Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các
vườn cây,... Rác thải chủ yếu là thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông

6


nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến
các sản phẩm nơng nghiệp.
Rác thải đồng ruộng trong trồng trọt là chất thải phát sinh từ các hoạt động
sản xuất nơng nghiệp ngồi đồng ruộng như trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch,
trong quá trình sử dụng thuốc BVTV, phân bón…Trong q trình trồng trọt, phế
thải chính là các xác thực vật đã chết, các cành lá cây bị cắt, các loại cây bị con
người loại bỏ, hay trong quá trình thu hoạch, con người bỏ lại rơm rạ, thân cây,
rễ, lá cây thừa… đây chính là nguồn phát sinh chủ yếu của phế thải đồng ruộng.
Trong sản xuất trồng trọt hiện nay, đại đa số người sản xuất phải sử dụng
cả phân bón hóa học và thuốc BVTV, trong q trình đó, có các loại chất thải
như chai lọ, bao bì thuốc BVTV, bao bì phân bón, thuốc BVTV dư thừa… tất cả
nhóm đó đều là rác thải trong q trình sản xuất trên đồng ruộng.
Thành phần: Rác thải đồng ruộng phần lớn là các chất hữu cơ có thành
phần phong phú, đa dạng, chúng đều thuộc 02 nhóm hợp chất chính: Nhóm hợp
chất hữu cơ chứa cacbon gồm xenluloza, hemixenluloza, pectin, lignin, tinh bột
và nhóm hợp chất hữu cơ chứa nitơ gồm protein, kitin. Trong đó thành phần chủ
yếu là chất hữu cơ chứa cacbon thơng thường chiếm khoảng 40- 50%, có khi lên
tới 70- 80%. Như vậy, xenluloza là thành phần chính trong các loại tàn dư thực
vật, nhưng đó lại là hợp chất chậm phân hủy, nếu để chúng tự phân hủy trong
điều kiện tự nhiên sẽ mất nhiều thời gian, với lượng lớn gây ô nhiễm môi trường.
Một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như chai, lọ, gói thuốc BVTV,
bao bì phân bón; loại rác thải này thành phần chủ yếu là thủy tinh, nhựa, kim loại
(nắp chai lọ), khó phân hủy trong mơi trường tự nhiên.

Phân loại rác thải đồng ruộng: Có nhiều cách phân loại rác thải đồng
ruộng; rác thải đồng ruộng được phân loại theo nguồn gốc phát sinh, tính nguy
hại, thành phần hóa học và khả năng phân hủy sinh học của rác thải (Lê Văn
Nhương và cs., 1998).
Theo thành phần hóa học: Rác thải đồng ruộng cịn được phân thành rác
thải hữu cơ và rác thải vô cơ. Rác thải hữu cơ chiếm thành phần chủ yếu trong
rác thải đồng ruộng, bao gồm rơm rạ, thân, lá, rễ cây thừa khơng có giá trị sử dụng.
Rác thải vơ cơ có thể được sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau như làm phân
bón, thức ăn cho chăn ni gia súc…Rác thải vơ cơ là các chai, lọ, túi, gói đựng
thuốc BVTV, đựng phân bón sau khi sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

7


Trong quá trình
trồng trọt (thực vật
chết, lá, thân)

Rác thải
rắn đồng

Sử dụng thuốc
BVTV (chai, lọ,
bao bì đựng thuốc
BVTV)

ruộng
Q trình bón
phân (vỏ bao bì
đựng phân, các

chai, lọ đựng phân
vi lượng)

Thu hoạch nơng sản
(rơm, rạ, thân ngô,
đỗ…)

Sơ đồ 2.2. Nguồn gốc rác thải rắn đồng ruộng
Nguồn: Lê Văn Nhương và cs. (1998)

Theo nguồn gốc phát sinh: Rác thải đồng ruộng gồm các loại có nguồn
gốc từ các phế phụ phẩm trong trồng trọt và từ các bao bì đựng các hóa chất sử
dụng trong nông nghiệp. Các phế phụ phẩm trong trồng trọt gồm các loại phế
thải trong quá trình thu hoạch và chế biến nhiều loại cây trồng khác nhau như:
Rơm, rạ sau thu hoạch lúa, thân cây ngô, đậu tương, thân cây, rễ cây hoa tại các
ruộng trồng hoa, các thành phần khác của cây trồng khơng có giá trị sử dụng.
Thứ hai là rác thải từ quá trình sử dụng các hóa chất, phân bón trong trồng trọt
gồm chai, lọ, bình, vỏ bao, túi nilong đựng thuốc BVTV, các loại bao bì đựng
phân đạm, lân, kali, phân vi sinh và các loại phân bón tổng hợp khác, hoặc là các
loại thuốc BVTV, phân bón hóa học đã hết hạn sử dụng; đây là nhóm rác thải có
tính nguy hại cao, cần có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý.
Theo tính chất nguy hại: Rác thải đồng ruộng có thể chia làm 02 loại là rác
thải nguy hại và rác thải thông thường. Rác thải nguy hại là chất thải có chứa các
chất hoặc các hợp chất gây hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác trong
môi trường gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. Chúng có trong
các thành phần như: Chai, lọ, túi, gói đựng thuốc BVTV; thuốc BVTV dư thừa,
sót lại; có thể cả túi nilon, vỏ nhựa….Nếu những chất thải này không được tiêu
hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người, ảnh hưởng đến chất
lượng nông sản. Rác thải thông thường gồm các chất thải khơng chứa các chất
hoặc các hợp chất có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường và

sức khỏe con người, bao gồm rơm rạ, thân, lá, rễ thực vật, những phần thừa

8


khơng có giá trị sử dụng của nơng sản… Trong thực tế, đánh giá, phân biệt giữa
rác thải nguy hại và rác thải thông thường là tương đối phức tạp và khó khăn,
một số rác thải tác hại lâu dài và ảnh hưởng ở khía cạnh khác nên khó đánh giá.
Theo khả năng phân hủy sinh học: Rác thải đồng ruộng cịn được phân
thành chất có khả năng và khơng có khả năng phân hủy sinh học. Rác thải có khả
năng phân hủy sinh học là các loại chất thải có thành phần hữu cơ cao và chứa
thành phần dinh dưỡng thuận lợi cho quá trình hoạt động của các vi sinh vật. Các
chất thải có khả năng phân hủy sinh học tốt như rơm, rạ, thân, lá, rễ cây thừa
khơng sử dụng trong trồng trọt. Rác thải khơng có khả năng phân hủy sinh học là
các chất như: Kim loại, nhựa, thủy tinh…
* Tác hại của rác thải đồng ruộng
Rác thải nói chung cũng như rác thải đồng ruộng nói riêng đều gây ơ
nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người,
làm mất vệ sinh công cộng, mất mỹ quan môi trường; công tác xử lý rác thải sẽ
làm thiệt lại một phần kinh tế, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế- xã hội.
Tác động tới môi trường đất
Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau: Trong quá trình sản xuất
nơng nghiệp, nhất là trong trồng trọt, q trình sản xuất trên đồng ruộng là chủ
yếu, nên các loại rác thải trong sản xuất sẽ ảnh hưởng đến mơi trường đất. Rác
thải làm thay đổi tính chất lý học, tính chất hóa học của đất. Những loại rác thải
hữu cơ như tàn dư thực vật khi vùi vào đất khơng gây ra ảnh hưởng xấu mà nó
cịn giúp tăng độ phì nhiêu cho đất; sau khi rác thải phân hủy sẽ cung cấp cho đất
một lượng dinh dưỡng rất lớn. Tuy nhiên việc phân hủy rác thải này cần một thời
gian tương đối dài, mà các mùa vụ gieo trồng luôn nối tiếp nhau, do vậy nếu vùi
quá nhiều, chu kỳ sử dụng đất quá ngắn thì rác thải hữu cơ đó có ảnh hưởng xấu

tới mơi trường đất. Rác thải với số lượng lớn gây ô nhiễm đất, làm tăng số lượng
các vi sinh vật, nấm gây hại cho con người, gia súc, gia cầm và cây trồng; nhất là
rác thải nguy hại (chai lọ thuốc BVTV, vỏ bao bì phân bón vơ cơ) tác động tiêu
cực tới chất lượng của đất trong sản xuất nông nghiệp. Chúng đa phần các các
chất độc hại, khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Khi chúng bị đưa vào đất sẽ
tồn tại bền vững, phá vỡ kết cấu đất, mất đi độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng đến
năng suất, chất lượng cây trồng, tích lũy chất độc hại qua cây trồng ảnh hưởng
tới sức khỏe con người.

9


Tác động đến môi trường nước
Khác với tác động với môi trường đất, tác động của rác thải đến môi
trường nước rất nhanh và rõ ràng, đại đa số các loại rác thải đều có ảnh hưởng
tiêu cực đến mơi trường nước, rác thải với số lượng lớn làm ô nhiễm nguồn
nước, ảnh hưởng tới môi trường nước, hệ sinh thái trong nước, ảnh hưởng tới
việc sản xuất và đời sống của con người. Rác thải không được thu gom làm ơ
nhiễm nguồn nước, gây tác nghẽn dịng nước lưu thông. Các loại rác thải nguy
hại như chai, lọ, bao bì thuốc BVTV cịn tồn dư hóa chất độc hại, nếu không
được thu gom, xử lý sẽ bị rửa trôi các hóa chất cịn lại gây ơ nhiễm nguồn nước
mặt, nước ngầm, làm chết các sinh vật thủy sinh, ảnh hưởng tới môi trường nước
rõ rệt theo chiều hướng tiêu cực.
Tác động đến mơi trường khơng khí
Rác thải nói chung, rác thải trong sản xuất trồng trọt nói riêng đều gây ơ
nhiễm cho mơi trường khơng khí, nhất là các chất hóa học khi sử dụng sẽ bay
vào khơng khí và tạo ra các chất độc, ảnh hưởng tới chất lượng khơng khí, ơ
nhiễm khơng khí. Rác thải có nguồn gốc hữu cơ khi phân hủy tạo ra nhiều khí
độc, mùi khó chịu ảnh hưởng tới mơi trường khơng khí xung quanh như các hợp
chất khí H 2 S, SO 2 .., đặc biệt chất khí SO 2 có khả năng kết hợp với hơi nước

trong khơng khí gây ra hiện tượng mưa axit là hại đến cây trồng, vật nuôi, sức
khỏe con người . Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng cách và quá liều lượng
cũng gây ảnh hưởng lớn tới mơi trường khơng khí. Ở một số nơi cịn có hiện
tượng đốt rơm rạ, các loại lá, thân, rễ cây trồng gây ra khói bụi ảnh hưởng tới
mơi trường khơng khí, tạo ra các chất độc, các chất gây hiệu ứng nhà kính.
Tác động đến cảnh quan mơi trường và sức khỏe con người
Rác thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường,
ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, đây là một vấn đề trong giai đoạn hiện
nay là rất cấp bách. Rác thải sinh hoạt và rác thải trong sản xuất, trong trồng trọt
làm ô nhiễm nặng nề môi trường sống, làm giảm chất lượng cuộc sống. Rác thải
nguy hại trong trồng trọt có thể tồn tại lâu dài trong mơi trường, ảnh hưởng tới tất
cả các môi trường đất, nước, không khí, tồn dư, tích lũy trong nơng sản, thực
phẩm, từ đó gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, là một trong
những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học,
ơ nhiễm mơi trường nói chung gây ra nhiều loại bệnh trên người, số lượng người

10


bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hơ hấp, bệnh
ngồi da…Rác thải nói chung gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người.
Tác động tới kinh tế- xã hội
Hiện nay, rác thải rắn nơng nghiệp nói chung của cả nước ta ước tính hàng
năm khoảng 150 triệu tấn. Nếu tính giá trị sử dụng năng lượng thì nó tương
đương khoảng 20 triệu tấn than cám hoặc trên 9 triệu tấn dầu thô (Manfred
Oepen, 1999). Chính vì vậy nếu chúng ta sớm có kế hoạch khai thác sử dụng hợp
lý với các chính sách phát triển thích hợp thì nó sẽ trở thành một nguồn năng
lượng đáng kể mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế- xã hội và môi trường. Mặt
khác, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, rác thải ngày càng gia tăng, khối
lượng lớn, chủng loại nhiều, thành phần đa dạng, nên chi phí cho xử lý rác thải

ngày càng tăng cao. Hàng năm ngân sách nhà nước phải đầu tư rất nhiều kinh phí
cho hoạt động nghiên cứu, xử lý rác thải, cho công tác quản lý và xử lý rác thải
nói chung. Các địa phương phải đầu tư nhiều vào công tác thu gom, xử lý rác
thải, đầu tư công nghệ cao để xử lý rác thải đảm bảo tiêu chuẩn. Có thể thấy giải
quyết vấn đề ơ nhiễm rác thải nói chung, rác thải trong sản xuất nơng nghiệp,
trong trồng trọt nói riêng làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về kinh tế, xã hội.
Do vậy nghiên cứu việc xử lý rác thải hiệu quả có vai trị quan trọng trong phát
triển kinh tế, xã hội.
2.1.2. Quản lý rác thải đồng ruộng
Khái niệm quản lý: Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục
đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận
động của sự vật.
Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do
nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối….để đạt được mục tiêu
kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Quản lý nhà nước là sự
quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nước, ý chí nhà nước, thông qua bộ máy nhà
nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động
của con người để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, theo những thời
gian nhất định với hiệu quả cao (Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, 2010).
Khái niệm quản lý rác thải: Quản lý rác thải bao gồm các hoạt động quy
hoạch, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay kiểm tra các chất thải.

11


Quản lý rác thải là quản lý những vật chất do hoạt động của con người trong quá
trình sinh hoạt, sản xuất; quản lý rác thải nhằm mục đích giảm bớt ảnh hưởng
xấu của chúng đến sức khỏe con người, đến mơi trường, cảnh quan; quản lý rác
thải cũng góp phần phục hồi, tái chế các nguồn tài nguyên có trong rác thải.

Nói đến quản lý rác thải chúng ta có thể thấy là sự quản lý có sự tham gia
của nhà nước, cộng đồng và người dân; là sự tham gia của rất nhiều chủ thể
nhằm quản lý việc phát sinh cũng như quản lý rác thải, đảm bảo bảo vệ môi
trường và ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thu gom rác thải là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm
thời rác thải rắn tại nhiều điểm thu gom, những cơ sở được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền chấp nhận.
Vận chuyển rác thải là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh,
thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp
cuối cùng.
Lưu giữ rác thải là việc giữ rác thải trong một khoảng thời gian nhất định
ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở để xử lý.
Chôn lấp rác thải hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu
cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh.
Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay là
từ nguồn phát sinh rác thải, đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử
lý rác thải về sau.
Tái sử dụng chất thải được hiểu là có những sản phẩm hoặc nguyên liệu
có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà khơng
bị thay hình đổi dạng vật lý, tính chất hóa học, có thể tái sử dụng.
Xử lý rác thải là q trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong rác thải.
Khái niệm quản lý rác thải đồng ruộng: Quản lý rác thải đồng ruộng bao
gồm các hoạt động quy hoạch, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay
kiểm tra các chất thải trên đồng ruộng, quản lý những vật chất trong quá trình
hoạt động sản xuất trên đồng ruộng nhằm giảm bớt ảnh hưởng xấu của rác thải
đồng ruộng đến sức khỏe con người, môi trường, ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng của sản phẩm tử quá trình sản xuất trên đồng ruộng.

12



×