Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.8 KB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TUẤN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN
LỰC
TÀI CHÍNH TRONG XÂY DỰNG NƠNG THƠN
MỚI
Ở HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tơi xuất phát từ q trình làm
việc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng. Nội dung,


số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kì cơng trình nào.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn “Giải pháp tăng
cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng thơn mới ở huyện Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang” tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, tơi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngồi Học viện.
Trước hết tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cơ giáo
trong Ban giám đốc Học viện đã tạo điều kiện cho tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành
luận văn này. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Mậu
Dũng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí thành viên BCĐ
XDNTM huyện Yên Thế, cán bộ lãnh đạo và các hộ dân của xã An Thượng, Đồng
Tâm, Đồng Lạc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
giúp tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ,
động viên và ủng hộ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Tuấn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục các bảng .....................................................................................................vii
Danh mục các sơ đồ, hình ............................................................................................. ix
Sơ đồ hộp ...................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ xi
Thesis abstract ............................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................... 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.

Đóng góp của luận văn ................................................................................... 4

1.4.1.

Về lý luận ....................................................................................................... 4

1.4.2.

Về thực tiễn .................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng

nông thôn mới................................................................................................. 5

2.1.1.

Các khái niệm liên quan .................................................................................. 5

2.1.2.

Ý nghĩa, đặc điểm, vai trò của huy động nguồn lực tài chính trong xây
dựng nơng thơn mới ........................................................................................ 7

2.1.3.

Nội dung cơng tác huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông
thôn mới ......................................................................................................... 9

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng
nơng thơn thông mới ..................................................................................... 13

iii


2.2.

Cơ sở thực tiễn về huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng
thơn mới ....................................................................................................... 15

2.2.1.


Kinh nghiệm trong huy động nguồn lực tài chính trong phát triển nơng
thơn ở một số nước trên thế giới .................................................................... 15

2.2.2.

Kinh nghiệm trong huy động nguồn lực tài chính trong phát triển nông
thôn của một số địa phương ở Việt Nam ....................................................... 17

2.2.3.

Một số bài học về huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng thơn
mới cho huyện n Thế tỉnh Bắc Giang........................................................ 21

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 23
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 23

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ................. 23

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 26

3.2

Phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................................................... 35


3.2.1.

Phương pháp thu thập thơng tin .................................................................... 35

3.2.2.

Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ..................................................... 37

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu ....................................................... 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 39
4.1.

Khái quát tình hình huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng
thơn mới ở huyện n thế .............................................................................. 39

4.1.1.

Khái qt tình hình xây dựng nơng thôn mới ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang ............................................................................................................ 39

4.1.2.

Kết quả huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang .................................................................. 44

4.2.


Đánh giá cơng tác huy động nguồn lực tài chính của huyện yên thế .............. 45

4.2.1.

Công tác thành lập ban huy động nguồn lực tài chính chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới .......................................................... 45

4.2.2.

Công tác xây dựng kế hoạch tài chính cho xây dựng nơng thơn mới .............. 46

4.2.3.

Cơng tác xây dựng quy chế huy động, đóng góp ........................................... 49

4.2.4.

Cơng tác tổ chức tun truyền vận động đóng góp tài chính .......................... 53

4.2.5.

Cơng tác kiểm tra, giám sát huy động và sử dụng tài chính xây dựng nông
thôn mới ....................................................................................................... 57

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình huy động nguồn lực tài chính trong
xây dựng nơng thôn mới tại huyện yên thế. ................................................... 62


iv


4.3.1.

Các yếu tố thuộc về nhà nước ....................................................................... 62

4.3.2.

Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội ................ 64

4.3.3.

Các yếu tố thuộc về người dân ...................................................................... 66

4.3.4.

Hình thức tuyên truyền, huy động nguồn lực tài chính .................................. 67

4.3.5.

Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp............................... 68

4.4.

Định hướng và giải pháp tăng cường huy động nguồn tài chính trong xây
dựng nông thôn mới ...................................................................................... 72

4.4.1.


Định hướng tăng cường huy động nguồn tài chính trong xây dựng nơng
thơn mới ....................................................................................................... 72

4.4.2.

Giải pháp tăng cường huy động nguồn tài chính trong xây dựng nông thôn
mới ............................................................................................................... 73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 78
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 78

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 79

5.2.1.

Kiến nghị Trung ương................................................................................... 79

5.2.2.

Đối với tỉnh .................................................................................................. 80

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 82

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình qn

CNH

Cơng nghiệp hóa

CT

Chương trình

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng sẩn phẩm trong nước

GTVT

Giao thơng vận tải


HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

KTXH

Kinh tế xã hội

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NLTC

Nguồn lực tài chính

NQ

Nghị quyết

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN


Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

NSX

Ngân sách xã

PTNT

Phát triển nông thôn

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XDNTM

Xây dựng Nông thôn mới


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình lao động của huyện Yên Thế năm 2014 – 2016 ......................... 28
Bảng 3.2. Tình hình phát triển sản xuất của huyện Yên Thế năm 2014 – 2016 .......... 33
Bảng 4.1. Tiến độ thực hiện tiêu chí xây dựng nơng thơn mới đến năm 2017 của
các xã trên địa bàn huyện Yên Thế ............................................................ 41
Bảng 4.2. Tiến độ thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến năm 2017 của
03 xã thuộc địa bàn nghiên cứu ................................................................. 42
Bảng 4.3. Kết quả huy động nguồn lực tài chính huyện Yên Thế 2013- 2017 ............ 44
Bảng 4.4. Kết quả huy động nguồn lực tài chính của 03 xã thuộc địa bàn nghiên
cứu đến năm 2017 ..................................................................................... 45
Bảng 4.5. Kế hoạch huy động nguồn lực tài chính giai đoạn 2013-2017 và kế
hoạch tài chính giai đoạn 2018-2020 của huyện Yên Thế .......................... 48
Bảng 4.6. Kế hoạch huy động nguồn lực tài chính giai đoạn 2013-2017 của 03
xã thuộc địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 49
Bảng 4.7. Hình thức và mức vận động đóng góp của 03 xã thuộc địa bàn nghiên
cứu ............................................................................................................ 50
Bảng 4.8. Đánh giá của các hộ thuộc địa bàn nghiên cứu về huy động nguồn lực
tài chính .................................................................................................... 52
Bảng 4.9. Kết quả tuyên truyền vận động của huyện Yên Thế giai đoạn 20132017 .......................................................................................................... 54
Bảng 4.10. Kết quả tuyên truyền vận động của 03 xã thuộc địa bàn nghiên cứu
giai đoạn 2013 - 2017................................................................................ 55
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát về công tác tuyên truyền chương trình xây dựng
nơng thơn mới ........................................................................................... 56
Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra giám sát thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới huyện Yên Thế giai đoạn 2013 - 2017 ................................................ 57
Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra giám sát tài chính cho xây dựng nơng thơn mới của
03 xã thuộc địa bàn nghiên cứu ................................................................. 59

Bảng 4.14. Tổng hợp tình hình nợ đọng các dự án, cơng trình do cấp huyện quyết
định đầu tư đến 2017 ................................................................................. 60

vii


Bảng 4.15. Tổng hợp tình hình nợ đọng các dự án, cơng trình do cấp xã quyết
định đầu tư đến 2017 ................................................................................. 61
Bảng 4.16. Tổng hợp trình độ của cán bộ tham gia ban chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới huyện Yên Thế năm 2011-2017.................................................. 63
Bảng 4.17. Tổng hợp trình độ của cán bộ ban huy động nguồn lực tài chính 03 xã
thuộc địa bàn nghiên cứu năm 2018 .......................................................... 64
Bảng 4.18. Đánh giá mức độ phù hợp của hình thức tuyên truyền ............................... 67

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ của các đối tượng quản lý và tham gia đóng góp thực
hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới ····································· 8
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức Ban huy động nguồn lực tài chính của Xã ··················· 11
Hình 3.1:

Bản đồ hành chính huyện Yên Thế ·············································· 23

ix


SƠ ĐỒ HỘP
Hộp 4.1. Đánh giá tác động về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đối

với CTXDNTM trên địa bàn huyện Yên Thế ............................................ 65
Hộp 4.2. Đánh giá tác động về hình thức tuyên truyền, huy động nguồn lực tài
chính đối với CTXDNTM trên địa bàn huyện Yên Thế ............................ 67
Hộp 4.3. Đánh giá công tác phối hợp của các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp
đối với CTXDNTM trên địa bàn huyện Yên Thế ...................................... 68

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Tuấn.
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng
nơng thơn mới ở huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp.

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới huy
động nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng thơn mới ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc
Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực tài chính
trong xây dựng nơng thơn mới ở huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu bao gồm: Phương
pháp thu thập số liệu; Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. Số liệu sơ cấp được tác
giả thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn ngẫu nhiên 90 hộ dân và 12 cán bộ lãnh đạo
địa phương trên địa bàn 3 xã đại diện là An Thượng, Đồng Tâm, Đồng Lạc của huyện
Yên Thế. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của các ngành, các cấp,
trang web...có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu thu thập được tổng

hợp để phân tích, đánh giá phản ánh thực trạng công tác huy động nguồn lực tài chính
trong xây dựng nơng thơn mới ở huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang. Các phương pháp
phân tích chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm phương pháp
thống kê mơ tả, phương pháp phân tích so sánh.
Kết quả nghiên cứu và kết luận
Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong q trình
phát triển nơng thơn của Việt Nam nói chung và của huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang nói
riêng. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thành cơng q trình xây
dựng nơng thơn mới là huy động đủ, có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Với mục tiêu
nghiên cứu đặt ra là hệ thống hóa và làm rõ về mặt lý luận cũng như hoàn thiện những
giải pháp huy động các nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới để áp dụng vào
thực tiễn, luận văn đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau:
Một là, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về nông thôn mới, nguồn
lực tài chính và việc huy động các nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới ở
địa phương cấp huyện.

xi


Hai là, trình bày kinh nghiệm huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính
xây dựng nơng thơn mới của một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt
Nam, từ đó rút ra một số bài học có ý nghĩa với huyệnYên Thế.
Ba là, Luận văn đã khái quát được thực trạng công tác huy động các nguồn lực
tài chính cho xây dựng nơng thơn mới ở huyện n Thế, đi sâu phân tích thực trạng huy
động các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại 03 xã điểm (An Thượng,
Đồng Tâm, Đồng Lạc) huyện Yên Thế. Trong những năm qua, cơng tác huy động
nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới đã thực hiện khá nghiêm túc các quy
định của nhà nước, thu hút được nhiều đối tượng tham gia, huy động được nhiều nguồn
hình thành như từ ngân sách nhà nước, tín dụng, cộng đồng và doanh nghiệp... Đồng
thời chỉ ra những bất cập, yếu kém trong công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên

Thế, cụ thể là việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước, việc xây dựng
kế hoạch chưa phù hợp với khả năng tài chính, năng lực của một số cán bộ ban chỉ đạo
xây dựng nông thôn mới cịn hạn chế, tư tưởng nóng vội, chủ quan, dẫn đến thiếu hụt
nguồn vốn và nợ đọng vốn, nhiều công trình đầu tư cịn đang dở dang, qua đó xác định
nguyên nhân của những hạn chế trong việc huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng
nơng thơn mới ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.
Trên cơ sở phân tích các thế mạnh và cơ hội hiện nay, luận văn đã đề xuất một số
giải pháp để tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới ở huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, bao gồm: Tăng cường cơng tác tun truyền về đóng góp nguồn
lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới; Hồn thiện cơ chế huy động đóng góp tài chính
cho xây dựng nơng thôn mới; Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác huy động
nguồn lực tài chính; Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền và tổ chức đồn thể trong
huy động nguồn lực tài chính; Tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng nguồn lực tài
chính; Tăng cường nguồn thu cho ngân sách huyện từ khai thác quỹ đất.

xii


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Nguyen Van Tuan
Thesis Title: Solutions to Enhance Financial Resources Mobilization in New Rural
Construction in Yen The district, Bac Giang
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objectives of the study: Based on the current situation and analysis of factors
affecting the mobilization of financial resources in new rural construction in Yen The
district, Bac Giang province, the thesis proposed some solutions to enhance financial

resources mobilization in new rural construction in Yen The district, Bac Giang
province in the future.
Research Methods:
The thesis used some main research methods including: data collection method;
Methods of data processing and analysis. The primary data was collected by randomly
surveying 90 households and 12 leaders in 3 communes namely An Thuong, Dong Tam,
and Dong Lac in Yen The district. The secondary data was collected from books and
reports of departments at all levels, websites ... which related to research content. After
gathering, the data will be analyzed to evaluate the status of financial resource
mobilization in new rural construction in Yen The district, Bac Giang province.
Besides, some other methods also used in this research are descriptive statistics and
comparative analysis methods.
Research results and Conclusion:
New rural construction is a strategic issue in the rural development processes of
Vietnam in general and of Yen The district in Bac Giang province in particular. One of
the important factors contributing to the successful implementation of the new rural
development construction process is to mobilize sufficient and effective financial
resources. The research objective is to systematize and clarify theoretical as well as
complete solutions to mobilize financial resources for new rural construction for
practical application. The basic contents are as follows:
Firstly, systematize and clarify new theoretical issues on the new rural areas,
financial resources and the mobilization of financial resources for new rural
construction at the district level.
Secondly, presenting the experience of mobilizing and managing the use of
financial resources for the construction of new rural areas in some countries in the

xiii


world and some localities in Vietnam, then draw some meaningful lessons for Yen

The district.
Thirdly, the thesis has outlined the situation of mobilizing financial resources for
new rural construction in Yen The district, analyzing the situation of mobilizing
financial resources for new rural construction. in 03 communes namely An Thuong,
Dong Tam, and Dong Lac in Yen The district.
During the previous years, the mobilization of financial resources for new rural
construction implemented strictly the regulations of State, attracted many people and
mobilized many financial resources such as government budget, community and
businesses… However, some weaknesses and shortcomings in the new rural
construction were also figured out in Yen The district such as too much dependence on
state budget, the planning is not suitable with the financial capacity, the capacity of
some staffs of the new rural steering committee is limited, thought of hasty and
subjective which leading to a shortage of capital and debt arrears, many investment
projects are still unfinished, thereby identifying the causes of restrictions in mobilizing
financial resources for new rural construction in Yen The district, Bac Giang province.
Based on the analysis of current strengths and opportunities, the thesis proposed
some solutions to enhance mobilization of financial resources for new rural construction
in Yen The district, Bac Giang province, including: Strengthening propaganda on
contributing financial resources to new rural construction; Completing mechanism of
mobilizing financial contributions for new rural construction; Raising the capacity of
staffs to mobilize financial resources; Strengthening coordination between government
and mass organizations in mobilizing financial resources; Strengthen monitoring and
supervision of the use of financial resources; Enhancing revenue for district budget from
exploiting land fund.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta là một chiến lược hết sức
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị
quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng đã chỉ ra những quan điểm cơ bản về vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn và đặt ra mục tiêu phát triển nông thôn để đến năm 2020: “Giải
quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn gấp trên
2,5 lần so với hiện nay".
Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, với mục tiêu xây dựng
và phát triển nông thôn theo mô hình mới, nhằm thay đổi diện mạo của khu vực
nơng thôn, nâng cao đời sống mọi mặt của người nông dân. Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới đã được tổ chức thực hiện trên phạm vi
toàn quốc và thu hút được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương
đến các địa phương, đặc biệt là đã tạo được sự quan tâm, thu hút sự tham gia của
đông đảo quần chúng nhân dân và đã có tác động sâu sắc đến đời sống, kinh tế xã
hội của các vùng nơng thơn.
Tích cực tham gia hưởng ứng phong trào cả nước chung tay xây dựng
nơng thơn mới, đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Thế đã tập trung
lãnh đạo và tổ chức thực hiện; bộ máy quản lý, chỉ đạo chương trình từ huyện
đến cơ sở được kiện tồn và hoạt động có hiệu quả. Cơng tác tun truyền, vận
động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng; người
dân đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của chương trình và vai trị chủ thể
của mình, từ đó trở thành phong trào tự nguyện, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
nông thôn được tăng cường; các mơ hình sản xuất có hiệu quả được triển khai
nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ
24% năm 2011 xuống cịn 12,5% năm 2015; thu nhập bình quân đầu người năm
2015 đạt 25 triệu đồng/người/năm, tăng 15,5 triệu đồng sau 05 năm thực hiện
chương trình xây dựng nơng thơn mới, bộ mặt nơng thơn có nhiều khởi sắc, tỷ lệ
bình qn tiêu chí đạt chuẩn/xã đến nay đạt 12,2 tiêu chí/xã, tăng 6,6 tiêu chí so


1


với năm 2011; tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ổn định, hệ thống
chính trị cơ sở ngày càng được củng cố vững chắc, tuy nhiên trong q trình tổ
chức thực hiện cịn gặp khơng ít những khó khăn, đặc biệt là cơng tác huy động
nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng thơn mới còn nhiều bất cập như: Ngân
sách nhà nước cấp cho địa phương còn hạn chế và chưa đảm bảo theo kế hoạch
đặt ra, địa phương còn nặng về tư tưởng trông chờ vào nguồn ngân sách nhà
nước, việc huy động nguồn lực từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước như
nguồn tín dụng cịn khó tiếp cận, việc huy động vốn của các doanh nghiệp và các
thành phần kinh tế khác nhằm xã hội hóa trong xây dựng nơng thơn mới còn
thấp; nguồn vốn đối ứng từ ngân sách huyện và xã thực hiện chương trình gặp
nhiều khó khăn; cơng tác huy động vốn thực hiện trong 5 năm (2013-2017) mới
đạt 531,6 tỷ đồng, trong đó: Vốn trực tiếp từ chương trình (ngân sách TW và
tỉnh) được phân bổ 34,01 tỷ đồng; vốn bộ, ngành Trung ương và trái phiếu Chính
phủ (vốn lồng ghép từ các chương trình khác thực hiện trên địa bàn nông thôn)
135 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh, huyện 248 tỷ đồng; vốn vay tín dụng ưu đãi
24,6 tỷ đồng; vốn ngân sách xã, huy động đóng góp của nhân dân và xã hội hóa
90 tỷ đồng. Vì những bất cập về nguồn vốn trên mà tiến độ xây dựng nông thôn
mới không đảm bảo so với kế hoạch đề ra (UBND huyện Yên Thế, 2016).
Trong giai đoạn 2016 – 2020, theo kế hoạch đặt ra, tồn huyện cần huy
động thêm 1,165 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước trực tiếp và lồng
ghép các cấp 909 tỷ đồng; vốn lồng ghép và vốn đóng góp của nhân dân 256 tỷ
đồng. Để đạt được mục tiêu số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 là 6
xã, bình qn tiêu chí/xã 15 tiêu chí; khơng cịn xã đạt dưới 10 tiêu chí (UBND
huyện n Thế, 2017). Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn địi hỏi
phải có những giải pháp phù hợp, có cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu
đồng bộ để tăng cường huy động các nguồn lực tài chính trong huyện.

Nhiều câu hỏi đã và đang được đặt ra đối với vấn đề huy động nguồn lực
tài chính để phát triển nơng thơn mới như: Những vấn đề lý luận, thực tiễn và
những yếu tố nào có ảnh hưởng đến tình hình huy động nguồn lực tài chính trên
địa bàn huyện n Thế. Giải pháp gì để tăng cường huy động nguồn lực tài chính
trong tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện
Yên Thế tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. Vì vậy, tơi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác huy động nguồn lực tài chính
trong xây dựng nơng thơn mới, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường huy động
các nguồn lực tài chính nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình
xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề huy động
nguồn lực tài chính phục vụ chương trình xây dựng nơng thơn mới;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác huy
động nguồn lực tài chính phục vụ chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa
bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính nhằm
đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời
gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác huy

động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Yên Thế.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Về nội dung nghiên cứu
Vấn đề huy động nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình xây dựng
nông thôn mới cấp xã quản lý trong giai đoạn 2013-2017, bao gồm các nguồn từ
Ngân sách nhà nước Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn vốn tín dụng
cho XDNTM, các nguồn huy động từ cộng đồng... cho XDNTM.
1.3.2.2 Về không gian nghiên cứu
Trên địa bàn 21 xã thị trấn thuộc huyện Yên Thế, trong đó 3 xã được chọn
nghiên cứu điển hình là An Thượng, Đồng Tâm và Đồng Lạc.
1.3.2.3 Về thời gian
Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2013 đến 2017

3


Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2017.
Giải pháp đến năm 2020
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Về lý luận
Đề tài được nghiên cứu có hệ thống lý luận gắn với thực tiễn của huy
động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang. Góp phần tăng cường hiệu quả cơng tác huy động nguồn lực tài chính
trong xây dựng nơng thơn mới thời gian tới ở địa phương.
1.4.2. Về thực tiễn
Xác định được thực trạng về tình hình huy động nguồn lực tài chính trong
xây dựng nơng thơn mới ở huyện Yên Thế.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động nguồn lực tài chính
trong xây dựng nơng thôn mới ở huyện Yên Thế.

Đề xuất những giải pháp nhằm tăng hiệu quả đối với công tác huy động
nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng thơn mới ở huyện Yên Thế.
Kết quả nghiên cứu là những thông tin để cấp ủy đảng, chính quyền, đồn
thể địa phương làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo và vận dụng vào thực
tiễn đối với công tác huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng thơn
mới, đồng thời góp thêm tư liệu tham khảo phục vụ hoạt động tuyên truyền, học
tập và giảng dạy.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI
CHÍNH TRONG XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm nơng thơn mới
Theo Đồn Thị Hân (2017) cho rằng: Nông thôn mới là khu vực nông
thôn có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn
dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo
vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân
được nâng cao; theo định hướng XHCN. Xã nông thôn mới là xã đáp ứng đầy
đủ các tiêu chí trên các lĩnh vực là quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội, kinh tế
và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã hội - mơi trường, hệ thống chính trị được
quy định tại các văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành. Huyện nơng thơn mới là huyện có tỷ lệ số xã trong huyện đạt chuẩn
nơng thơn mới và có các tiêu chí về quy hoạch, giao thơng, thủy lợi, điện, y
tế-văn hóa- giáo dục, sản xuất, môi trường, an ninh- trật tự xã hội và chỉ đạo
xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn theo quy định tại các văn bản pháp lý do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Như vậy, nơng thôn mới được hiểu không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã,
thành phố. Khác với nông thôn truyền thống hiện nay, nơng thơn mới là khu vực
mà trong đó làng xã văn minh, sạch đẹp. Cơ sở hạ tầng của làng xã hiện đại, sản
xuất phát triển một cách bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa (bao gồm cả sản
xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp). Nông thôn mới là mơ hình hướng đến
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, bản sắc văn hóa
dân tộc được duy trì và phát triển, trật tự an ninh xã hội tốt.
2.1.1.2. Khái niệm nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính được hiểu là các nguồn tiền tệ (hoặc tài sản có thể
nhanh chóng chuyển thành tiền) trong nền kinh tế có thể huy động để hình thành
nên các quỹ tiền tệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Nguồn lực tài chính hay nguồn tài lực của một quốc gia là tổng thể các loại như:

5


nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn lực từ các doanh nghiệp, nguồn lực từ
các tổ chức tín dụng và nguồn lực từ nhân dân có thể huy động cho sự phát triển
KTXH của quốc gia đó. Hay, nguồn lực tài chính của một quốc gia (địa phương)
là tồn bộ của cải, tài sản của quốc gia (địa phương) đó có thể quy đổi thành tiền
Nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội rất đa dạng, có thể đến từ nhiều
chủ thể, nhiều nguồn với qui mô và phạm vi khác nhau như từ các cá nhân, các
doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức
xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam,…Tùy mục đích phân
tích mà có thể phân loại các nguồn lực tài chính thành các loại khác nhau (Vũ
Văn Phúc, 2012).
Theo Nguyễn Thành Lợi (2012) cho rằng: Phân chia nguồn lực tài chính
thành nguồn lực tài chính trong nước và nguồn lực tài chính nước ngồi. Nguồn lực
tài chính từ trong nước bao gồm nguồn hỗ trợ từ ngân sách TW, nguồn đối ứng

trong nước, nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình phát triển kinh tế, nguồn
ngân sách địa phương và nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế, nhân dân địa
phương và cả nước. Nguồn lực tài chính từ nước ngồi gồm: đầu tư của các nhà tài
trợ như Ngân hàng thế giới, các nhà tài trợ song phương, các tổ chức cơ quan của
Liên Hiệp Quốc. Vốn đầu tư của các nhà tài trợ được chuyển qua các Bộ và các cơ
chế dự án khác nhau như dự án, các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn,
các chương trình giảm đói nghèo. Nguồn vốn của các chủ thể tham gia và quyết
định đến đầu tư phát triển bao gồm:
- Nguồn vốn nhà nước: Theo phân loại của thống kê nói chung, nguồn
vốn này bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các khoản vay, vốn của
doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn khác.
- Nguồn vốn của doanh nghiệp: Bao gồm phần tích lũy, phần vốn vay của
các doanh nghiệp dân doanh và các tổ hợp tác ở trong và ngoài nước.
- Nguồn vốn của dân cư: Chủ yếu là hình thành từ phần tiết kiệm và tích
lũy của dân cư. Đặc điểm của nguồn vốn này ở khu vực nông thơn là có tính nhỏ
lẻ, tỷ lệ huy động thấp.
Như vậy, nguồn lực tài chính được hiểu là sự vận động của vốn tiền tệ diễn
ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy
sinh trong phân phối các nguồn tài chính thơng qua việc tạo lập hoặc sử dụng các
quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.

6


2.1.1.3. Khái niệm huy động nguồn lực tài chính
Theo Đồn Thị Hân (2017) thì Huy động nguồn lực là quá trình sử dụng
các chính sách, biện pháp và các hình thức nhằm tập hợp được các nguồn lực từ
các đối tượng có liên quan để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Huy động nguồn
lực tài chính là một quá trình kinh tế - xã hội được thực hiện thơng qua các chính
sách, biện pháp và các hình thức mà Nhà nước, các tổ chức xã hội và các chủ thể

kinh tế đưa ra và áp dụng nhằm chuyển các nguồn lực tài chính từ dạng tiềm
năng để sử dụng cho mục tiêu phát triển KT-XH.
2.1.2. Ý nghĩa, đặc điểm, vai trị của huy động nguồn lực tài chính trong xây
dựng nông thôn mới
2.1.2.1. Ý nghĩa
Thông qua việc huy động nguồn lực tài chính để đẩy nhanh tiến độ xây dựng
nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý; xã hội nơng thơn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc;
dân trí được nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được
tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh cơng nhân - nơng dân- trí
thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp
CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ; đánh giá được vai trị của tổ chức đồn thể, cá
nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp trong việc đóng góp NLTC xây dựng nơn thơn
mới, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương (tác giả, 2018).
2.1.2.2. Đặc điểm
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 để huy
động các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình XDNTM, phải thực hiện đa
dạng hóa các nguồn huy động. Đây là chương trình thực hiện lâu dài nên cần có
kế hoạch huy động nguồn lực một cách bền vững. Vì nhu cầu về nguồn lực tài
chính thì lớn mà các nguồn lực tài chính thì có hạn, nên cần phải sắp xếp ưu tiên
các nhiệm vụ cần thiết để thực hiện trước để có kế hoạch huy động nguồn lực
phù hợp. Khi thực hiện huy động các nguồn lực tài chính để XDNTM cần phải
gắn trực tiếp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Nếu phát triển
kinh tế thuận lợi, nguồn thu vào nguồn lực tài chính ổn định thì việc huy động và
bố trí các nguồn lực cho XDNTM thuận lợi. Ngược lại, nếu nền kinh tế khó
khăn, lợi nhuận của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thu nhập của người dân khó
khăn thì phải điều chỉnh nội dung huy động cho phù hợp với thực tế như:

7



- Nguồn từ ngân sách (Trung ương và địa phương), bao gồm: Vốn ngân
sách nhà nước bố trí trực tiếp cho Chương trình xây dựng nơng thơn mới; Vốn
lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án hỗ
trợ có mục tiêu trên địa bàn; Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (nếu có). Nguồn
vốn từ NSNN để thực hiện chương trình XD NTM thường được sử dụng như là
nguồn vốn mồi để thu hút nguồn từ các nhà đầu tư khác.
- Nguồn từ tín dụng, bao gồm: Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước và vốn tín dụng thương mại được sử dụng cho các hoạt động trong Chương
trình xây dựng nơng thơn mới. Mục đích là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định
vì vậy nguồn này thường có nhiều ưu đãi cho người vay.
- Nguồn từ doanh nghiệp: gồm các khoản hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, bằng
hiện vật cho các địa phương để thực hiện các hoạt động XDNTM
- Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân địa phương và con em xa
quê hương: Người dân đóng góp cho chương trình với tư cách là chủ thể của
chương trình, vừa là người tổ chức thực hiện vừa là người thụ hưởng kết quả của
Chương trình. Họ có thể tự đầu tư bằng cách nâng cấp nhà cửa,…hoặc tự nguyện
đóng góp bằng nhiều hình thức cho Chương trình xây dựng nơng thơn mới như:
tiền, góp cơng, hiến đất,…
Ban chỉ đạo trung ương

Chính phủ

Chính quyền địa phương

Văn phịng điều phối

Xây dựng Nông thôn mới


Các tổ chức xã hội
Doanh nghiệp, HTX,..

Người dân, con em xa quê hương

Tổ chức tín dụng

Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ của các đối tượng quản lý và tham gia đóng góp
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
Nguồn: Tác giả

8


2.1.2.3. Vai trị

Theo Đồng Minh Qn (2014) thì nguồn lực tài chính là một yếu tố đầu
vào quan trọng để đạt được tăng trưởng kinh tế và phát triển mọi mặt của xã
hội và kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Trong q trình phát triển nói
chung và xây dựng nơng thơn mới nói riêng, nguồn lực tài chính ln là vấn
đề then chốt, quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của các chương trình,
dự án. Thực tế cho thấy thơng qua nguồn lực tài chính, các nguồn lực tự
nhiên, KT-XH khác được khai thác một cách có hiệu quả hơn phục vụ mục
tiêu xây dựng nơng thơn mới. Sự thành cơng trong việc hồn thiện các tiêu chí
nơng thơn mới trên địa bàn các xã phụ thuộc phần lớn vào nguồn lực tài
chính, cụ thể là từ ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, trong điều kiện nền kinh
tế Quốc gia có tỷ lệ tích lũy thấp, điều kiện kinh tế tại các xã trong huyện cịn
nhiều khó khăn, trong khi tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội chưa được khai
thác hết thì nguồn lực tài chính ngày càng trở nên quan trọng. Ngồi ra, nguồn
lực tài chính là một nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình tái sản xuất và

thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự hỗ trợ của nguồn lực tài chính tạo điều kiện
tăng quy mơ sản xuất trong khu vực nông thôn, từ sản xuất nhỏ lẻ, chưa tập
trung thành sản xuất với quy mô lớn hơn, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng khi phần lớn các mơ hình sản xuất trên địa bàn huyện là mơ hình sản
xuất nhỏ, quy mơ chủ yếu là hộ gia đình.
2.1.3. Nội dung cơng tác huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng
nơng thơn mới
2.1.3.1. Xây dựng kế hoạch tài chính cho xây dựng nơng thơn mới
Kế hoạch tài chính là cơng việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến
tồn bộ các khâu của chu trình huy động, quản lý và sử dụng các NLTC cho
XDNTM. Mục tiêu của lập kế hoạch nhằm thu hút các nguồn lực tài chính để
đáp ứng việc thực hiện XDNTM của địa phương trong thời kỳ kế hoạch; phân
bổ các NLTC phù hợp với các chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn;
tạo điều kiện cho việc huy động, quản lý, sử dụng các NLTC cũng như việc
quyết toán ngân sách. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng,
chính quyền cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện
chương trình và vai trị chủ thể người dân cùng các tổ chức chính trị xã hội,

9


×