Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống tiên trường 1 huyện đại từ tỉnh thái nguyên luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN CỪ

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ
CỦA HỘ NÔNG DÂN TRONG LÀNG NGHỀ CHÈ
TRUYỀN THỐNG TIÊN TRƯỜNG 1, HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Chu Thị Kim Loan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Cừ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Chu Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Sau đại học- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thựchiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức xã Tiên Hội huyện
Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể bà con thuộc làng nghề chè truyền thống
Tiên Trường 1, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Cừ


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................................ ii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục biểu đồ, sơ đồ .............................................................................................. viii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ....................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2


1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ...............................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận........................................................................................................4

2.1.1.

Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân.............................................................4

2.1.2.

Những vấn đề chung về làng nghề chè truyền thống ..........................................5

2.1.3.

Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ của hộ nông dân............................................5

2.1.4.


Tổng quan về cây chè và đặc điểm sản xuất và tiêu thụ chè .............................10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ
nông dân trong các làng nghề chè truyền thống ................................................13

2.2.

Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................16

2.2.1.

Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ chè của một số làng nghề chè truyền
thống ..................................................................................................................16

2.2.2.

Bài học cho làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, huyện Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên ...............................................................................................19

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................21
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................21

iii



3.1.1.

Đặc điểm cơ bản huyện Đại Từ .........................................................................21

3.1.2.

Đặc điểm cơ bản của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, xã Tiên
Hội, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên................................................................26

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................30

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................30

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................32

3.2.3.

Các phương pháp phân tích thơng tin................................................................32

3.2.4.

Các chỉ tiêu kinh tế được áp dụng .....................................................................33

Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................................34

4.1.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân tại làng nghề chè
truyền thống Tiên Trường 1 xã Tiên Hội ..........................................................34

4.1.1.

Khái quát tình hình sản xuất chè của làng nghề chè truyền thống Tiên
Trường 1 ............................................................................................................34

4.1.2.

Tình hình sản xuất chè của các hộ nông dân làng nghề nghè truyền thống
Tiên Trường 1 xã Tiên Hội huyện Đại Từ ........................................................37

4.1.3.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ nông dân làng nghề chè
truyền thống Tiên Trường 1, xã Tiên Hội huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên .....49

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè
của làng nghề truyền thống ...............................................................................55

4.2.1.

Yếu tố bên ngoài ...............................................................................................55

4.2.2.


Yếu tố bên trong ................................................................................................58

4.2.3.

Đánh giá chung..................................................................................................64

4.3.

Một số giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân tại
của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 ................................................66

4.3.1.

Quan điểm, định hướng và mục tiêu về việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm ..........................................................................................66

4.3.2.

Giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ
nông dân làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 .......................................68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................74
5.1.

Kết luận .............................................................................................................74

5.2.

Kiến nghị ...........................................................................................................75


iv


5.2.1.

Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên .....................................................................75

5.2.2.

Đối với các sở ban ngành tỉnh Thái Nguyên .....................................................76

5.2.3.

Đối với hộ nông dân sản xuất chè .....................................................................76

Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................77
Phụ lục ...........................................................................................................................79

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CSHT

Cơ sở hạ tầng


LNTT

Làng nghề truyền thống

HT

Hợp tác

HTX

Hợp tác xã

BVTV

Bảo vệ thực vật

XK

Xuất khẩu

DN

Doanh nghiệp

DNQD

Doanh nghiệp quốc doanh

KH-CN


Khoa học – công nghệ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

KH,CN-MT

Khoa học, công nghệ - môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CP

Cổ phần

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng chè làng nghề truyền thống Tiên
Trường 1 giai đoạn 2014-2016 ....................................................................35

Bảng 4.2.

Thông tin chung về hộ điều tra ....................................................................37

Bảng 4.3.

Cơ cấu giống chè của các hộ nông dân điều tra ..........................................39

Bảng 4.4.

Thơng tin về diện tích, năng suất và sản lượng chè của các hộ điều
tra .................................................................................................................40

Bảng 4.5.

Chi phí đầu tư kiến thiết cơ bản trồng 1 ha chè trong năm đầu tiên ...........41

Bảng 4.6.

Chi phí sản xuất bình qn 1 ha chè/năm của thời kỳ kinh doanh ..............43

Bảng 4.7.

Giá trị sản xuất, chi phí và lợi nhuận tính cho 1 ha chè/năm trong

thời kỳ kinh doanh .......................................................................................45

Bảng 4.8.

Giá trị sản xuất, chi phí và lợi nhuận bình qn hộ sản xuất kiêm thu
mua và chế biến chè khô thành phẩm tính cho tổng sản lượng của
1ha ...............................................................................................................47

Bảng 4.9.

Giá trị sản xuất, chi phí và lợi nhuận bình qn hộ nông dân trồng
chè kiêm chế biến chè khô thành phẩm tính cho tổng sản lượng của
1ha ...............................................................................................................48

Bảng 4.10. Tổng sản lượng chè búp tiêu thụ chè của làng nghề chè truyền thống
Tiên Trường 1..............................................................................................49
Bảng 4.11. Giá trị sản xuất chè búp tươi bình quân 1ha ................................................51
Bảng 4.12. Giá thu mua chè tươi theo thời vụ ...............................................................54
Bảng 4.13. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố bên ngoài đến sản
xuất và tiêu thụ chè ......................................................................................56
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của một số chính sách đến kết quả sản xuất của hộ .................58
Bảng 4.15. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố bên trong đến sản
xuất và tiêu thụ chè ......................................................................................59
Bảng 4.16. Phân phối lợi ích giữa các bên tính cho 1 tạ sản phẩm chè khơ ..................60
Bảng 4.17. Phân phối lợi ích nhận được từ hoạt động sản xuất-tiêu thụ chè ................63
Bảng 4.18. Đánh giá của hộ nơng dân về khó khăn trong q trình sản xuất và
tiêu thụ chè ..................................................................................................66

vii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Cơ cấu một số giống chè năm 2016 ........................................................34

Biểu đồ 4.2.

Cơ cấu loại chè trong tổng sản lượng tiêu thụ ........................................50

Biểu đồ 4.3.

Biểu đồ năng suất và giá trị sản xuất chè bình quân 1 ha .......................52

Biểu đồ 4.4.

Cơ cấu giá trị gia tăng giữa các bên tham gia vào quá trình sản xuất
chè khô thành phầm ................................................................................61

Biểu đồ 4.5.

Cơ cấu lợi nhuận giữa các bên tham gia vào quá trình sản xuất chè
khô thành phầm .......................................................................................62

Sơ đồ 4.1.

Kênh tiêu thụ sản phẩm chè tươi của hộ nông dân .................................53

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Cừ
Tên Luận văn: Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng
nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 24 21 09 95

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của hộ nông
dân tại làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, từ
đó đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm chè của
làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong
thời gian tới.
2. Phương Pháp nghiên cứu
Luân văn nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân
trong làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè trên địa
bàn nghiên cứu.
Để phân tích được khách quan và chính xác tác giả tiến hành thu thập các số liệu
thứ cấp được cung cấp bởi các báo cáo, quy hoạch có liên quan trên địa bàn. Ngồi ra
tác giả tiến hành điều tra các hộ nông dân nhằm thu thập số liệu sơ cấp về thực tế hoạt
động sản xuất và tiêu thụ của các hộ nông dân trồng chè.
Các số liệu sau khi thu thập được xử lý trên phần mềm Excel và được phân tích
qua các phương pháp như: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương
pháp chuyên gia. Thông qua các phương pháp này tác giả sẽ đánh giá được tình hình
sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nơng dân thay đổi qua các năm như thế nào và
những thay đổi đó do tác động từ những yếu tố nào. Từ đó đưa ra những giải pháp phù

hợp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân trong làng
nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, huyện Đại Từ.
3. Kết quả chính
Ngồi khái quát tình hình chung của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn đã đưa ra những kết quả cho thấy thực trạng
của hoạt động sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông trên tại làng nghề chè truyền
thống Tiên Trường 1 như sau:

ix


Thứ nhất, Luận văn đã đưa ra kết quả về sản xuất chè của các hộ nông dân trên
địa bàn nghiên cứu, cụ thể: về cơ cấu giống chè đã có những thay đổi cho năng suất cao
hơn tập trung chủ yếu vào giống chè Bát Tiên, Long Vân, Phúc Thọ đã thay thế những
diện tích chè già cỗi. Chi phí đầu tư kiến thiến cơ bản trong năm đầu, và trong những
năm tiếp theo của thời kỳ kinh doanh đã được chú trọng hơn nhằm tạo điều kiện tốt nhất
cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè tạo sản phẩm có giá trị. Với kết quả
thu thập được cho thấy doanh thu từ hoạt động sản xuất chè của các hộ nơng dân có
những thuận lợi và cao hơn hẳn những cây trồng khác trên địa bàn. Chính vì vậy với
truyền thống lâu năm cây chè ngày càng được chú trọng phát triển.
Thứ hai, thông qua các số liệu thứ cấp và số liệu điều tra của tác giả, đề tài đã
đánh giá được hoạt động tiêu thụ chè của các hộ nông trồng chè trên địa bàn có những
thay đổi tích cực qua các năm. Tuy nhiên mức giá các hộ nông dân nhận được vẫn
chưa đồng đều, tình trạng ép giá vẫn xảy ra nên việc tiêu thụ chè tươi đơi khi cịn
chậm dẫn tới chất lượng chè tươi không đảm bảo ảnh hưởng tới giá chè khô thành
phẩm cuối cùng.
Thứ ba, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm chè của làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, bao gồm các yếu tố bên ngoài
như: điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế xã hội, thị trường, những giải pháp
hỗ trợ của địa phương. Và các yếu tố bên trong như: yếu tố về kinh tế kỹ thuật, phương

thức sản xuất và tiêu thụ, nhóm yếu tố về lợi ích. Từ đó đã cho thấy khó khăn đối với
hoạt động sản xuất và tiêu thụ chè được đánh giá chủ yếu bởi trình độ kỹ thuật, hạn chế
về lao động, giá chè khơng ổn định và thường bị ép khi chính vụ.
Cuối cùng, đề tài đã phân tích được định hướng và đề xuất nhóm giải pháp nhằm
phát huy những lợi thế, khắc phục những khó khẳn và góp phần tạo ra những thuận lợi
hơn trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông trên trên địa bàn
nghiên cứu.
4.Kết luận
Xác định phát triển làng nghề với sản phẩm lợi thế là chè - là một trong những
mục tiêu quan trọng để đẩy nhanh quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn. Vì vậy việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp thúc đẩy sản xuất
và tiêu thụ sản phâm chè của các hộ dân trong làng nghề chè Truyền Thống Tiên
Trường 1 đang là đòi hỏi bức thiết hiện nay.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Van Cu
Thesis title: Solutions to improve production and consumption of the tea for households
in the tradditional tea village Tien Truong 1, Dai Tu district, Thai Nguyen province.
Major: Business Administration

Code: 60 34 01 02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
1. Research objectives
The thesis researched on the situation of production and consumption of the tea
products of the households in the traditional tea village of Tien Truong 1 Dai Tu district,
Thai Nguyen province, thereby proposing solutions to promote the production and

consumption of Tea product of the raditional tea village Tien Truong 1, Dai Tu district,
Thai Nguyen province in the next term.
2. Research Method:
Research on the production and consumption of tea for households in the
traditional tea village of Tien Truong 1 in Dai Tu district, Thai Nguyen province, and
propose solutions to promote production and Tea consumption in the study area.
For objective and accurate analysis, the author undertook the collection of
secondary data provided by relevant reports and plans in the area. In addition, the author
conducted a survey of household to collect primary data on the actual production and
consumption of tea households.
The collected data were processed on Excel software and analyzed by some
methods such as descriptive statistics method, comparative method, expert method.
Through these methods, the author evaluate how tea production and consumption of
farm households change over the years and how those changes are affected. Thus, it is
proposed to promote the production and consumption of tea by households in Tien
Truong 1 traditional tea village, Dai Tu district.
3. Main results
In addition to general overview of the traditional tea village of Tien Truong 1,
Dai Tu district, Thai Nguyen province, the thesis presented results which showed the
situation of production and consumption of tea forthe households in Tien Truong
Traditional Tea Village is as follows:
Firstly, the thesis has shown results of tea production for the householdin the
study area, in particular: the structure of tea varieties have changes for higher yields

xi


mainly focused Bat Tien, Long Van, Phuc Tho tea varieties have replaced the previous
tea area. The investment costs in the first year, and in the following years of the
business period, have been more concentration in order to create the best conditions for

the growth and development of valuable tea trees. With the collected results, it
presented that the income from tea production for the households is more favorable and
higher than the other trees in the area. Therefore, tea trees are increasingly focused
development with the long history.
Secondly, through the secondary data and survey data of the author, the topic
has evaluated the tea consumption of tea for the households in the area has positive
changes over the years. However, the prices are still uneven, the price pressures still
occur, so the consumption of fresh tea sometimes slow down, resulting in the quality of
fresh tea is not ensured that effect on prices of dried tea finished products.
Thirdly, the factors affecting the production and consumption of tea products of
Tien Truong Traditional Tea Village 1 include external factors such as natural
conditions, social, market, local support solutions. And internal factors such as
economic and technical factors, modes of production and consumption, and the segment
of benefits. Since then, difficulties in production and consumption of tea have been
evaluated mainly by the technical level, labor restrictions, unstable tea prices, and often
under pressure on the main crop.
Finally, the thesis has analyzed the orientation and proposed solutions to
enhance the advantages, overcome the difficulties and contribute to creating favorable
conditions in promoting the production and consumption of the tea for the householdin
the area.
4. Conclusion
Determining the development of villages with the advantage of tea - is one of
the important objectives to accelerate the process of industrialization and modernization
of agriculture and rural areas. Therefore, the research to propose solutions to promote
the production and consumption of tea products for the households in the traditional tea
village Tien Truong 1 is an urgent requirement.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở nước ta, chè là cây công nghiệp lâu năm, cho sản phẩm trên một năm từ
7-8 lứa, có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn định cho người trồng chè, nó
thích ứng với các vùng miền núi và trung du phía Bắc, cây chè giúp chống xói
mịn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi. Vì vậy việc phát
triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất, tạo ra vùng chun
sản xuất hàng hóa khơng chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu. Nhận thấy
tầm quan trọng của cây chè nên Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ truong,
chính sách xác định vị trí vững chắc của cây chè trong nền nông nghiệp nước ta.
Do vậy cây chè được coi là một sản phẩm có giá trị cao, góp phần khơng nhỏ vào
cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Ðứng thứ năm thế giới về sản lượng chè xuất khẩu và hiện đã có mặt tại
gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, những bất ổn do mất cân đối giữa
sản xuất và chế biến đã, đang làm cho giá trị sản phẩm chè Việt Nam mất ổn định
về số lượng và chất lượng, đối diện với nguy cơ mất dần thị trường xuất khẩu với
bạn hàng lớn.
Hiện nay với sự hỗ trợ của Đảng và Chính Phủ các tỉnh, huyện đang dần
khẳng định những giá trị truyền thống vốn có cho sản phẩm chè bằng việc cơng
nhận các làng nghề chè truyền thống. Có thể nói sản xuất chè tại các làng nghề
những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc về sản lượng, chất lượng và
giá thành. Tuy nhiên giá trị thu được, hiệu quả kinh tế mà cây chè mang lại chưa
tương xứng với tiềm năng mà tạo hóa ban tặng. Mong muốn khẳng định giá trị
chè và mở rộng thị trường tiêu thụ ngày càng được thể hiện rõ hơn với những cố
gắng của các hộ nông dân tại các làng nghề trong sản xuất mà từ đó đã thúc đẩy
hiệu quả sản xuất mạnh hơn.
Cũng trong xu hướng đó, ngày 27/11/2015 Tiên Trường 1 đã được công
nhận là làng nghề chè truyền thống. Tuy nhiên làng nghề chè Tiên Trường 1
cũng đang gặp phải với nhiều khó khăn, thách thức. Chất lượng, giá trị, sức cạnh
tranh của sản phẩm chè chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; sản xuất, sơ chế

chủ yếu theo phương pháp thủ công truyền thống quy mô hộ gia đình... Bên cạnh
đó, mơ hình vùng sản xuất chè ứng dụng cơng nghệ cao và số diện tích trồng chè

1


theo tiêu chuẩn VietGap cịn ít; sản phẩm chè được chế biến cơng nghiệp chủ yếu
là ngun liệu thơ có chất lượng và giá trị kinh tế thấp; khả năng đầu tư cho dây
truyền hiện đại của các doanh nghiệp cịn yếu. Một yếu tố quan trọng đó là
Thương hiệu chè huyện Đại Từ nói chung và thương hiệu chè Tiên Trường 1 nói
riêng chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh vốn có của địa phương từ đó gây
ra khó khăn cho hoạt động tiêu thụ ngành chè.
Là một làng nghề sản xuất chè mới, quy mơ cịn nhỏ song Tiên Trường 1
huyện Đại Từ cũng khơng nằm ngồi những khó khăn và thách thức mà cả ngành
chè đang đối mặt. Chính vì vậy tơi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy sản
xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống Tiên
Trường 1, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của hộ nông dân
tại làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên,
phân tích những yếu tố ảnh hưởng trên địa bàn. Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất
giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm chè của làng
nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động sản
xuất sản phẩm, phát triển tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ nơng dân trong làng
nghề truyền thống chè
- Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ của các hộ nông dân tại làng

nghề chè truyền thống Tiên Trường 1 huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên trong 3
năm gần đây.
- Đề xuất được giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ chè
của các hộ nông dân trong làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông dân tại làng nghề
chè truyền thống Tiên Trường 1, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Làng nghề chè truyền thống Tiên Trường 1, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Số liệu được sử dụng từ các báo cáo của huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 2014-2016. Ngoài ra số liệu điều
tra thực tiễn sử dụng được thực hiện năm 2016.
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè của hộ nông dân trong làng nghề chè truyền
thống Tiên Trường 1, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân
2.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân

Cho đến nay, khái niệm về hộ nông dân vẫn được hiểu theo nhiều hướng
khác nhau. Frank Ellis định nghĩa: “Hộ nơng dân là các hộ gia đình làm nơng
nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức
lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn,
nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu
hướng hoạt động với mức độ hồn hảo khơng cao” (Fank Ellis, 1994).
Traianốp lại định nghĩa: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định” và
ông coi “hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông
nghiệp”. Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nơng
nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển (Bùi Nữ Hồng
Anh, 2013).
Nơng hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nơng
nghiệp và nơng thơn (Lê Đình Thắng, 1993).
Hộ nơng dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng,
bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn (Đào
Thế Tuấn, 1997). Hộ nơng nghiệp là những hộ có tồn bộ hoặc 50% số lao động
thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn
nuôi, dịch vụ nông nghiệp và thơng thường nguồn sống chính của hộ dựa vào
nông nghiệp (Nguyễn Sinh Cúc, 2000).
Như vậy: Hộ nông dân là những hộ sống ở nơng thơn, có ngành nghề sản
xuất chính là nơng nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nơng.
Ngồi hoạt động nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn tham gia các hoạt động phi nông
nghiệp ở các mức độ khác nhau. Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là
một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.
2.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân
Hộ nông dân được coi là một đơn vị kinh tế cơ sở đặc biệt, hộ nơng dân
vừa có những đặc điểm chung của hộ vừa có những điểm khác biệt. Những đặc
điểm của hộ nông dân bao gồm:
+ Là tập hợp của những người có cùng huyết thống hoặc quan hệ nhân


4


thân được quy định trong luật pháp.
+ Đa số hộ nơng dân sống ở vùng nơng thơn.
+ Nghề nghiệp chính và mang lại thu nhập chủ yếu cho hộ là sản xuất
nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp).
+ Là một đơn vị kinh tế đặc biệt, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu
dùng hàng hóa.
Tổng kết những quan điểm của các tác giả về mơ hình và mơ hình sản
xuất, tác giả cho rằng: Mơ hình sản xuất chè của hộ nơng dân là những hình mẫu
trong sản xuất chè mà hộ nơng dân sử dụng, nó thể thể hiện sự kết hợp của các
nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm
và lợi ích kinh tế mà hộ nông dân mong muốn.
2.1.2. Những vấn đề chung và làng nghề chè truyền thống
Vùng chè tại các làng nghề chè chủ yếu thuộc khu vực vùng núi với chất
đất mầu mỡ, môi trường sinh thái trong lành. Ngoài những đặc điểm mà các làng
nghề truyền thống đều mang trong mình, làng nghề chè truyền thống cịn có
những đặc trưng riêng để tạo nên thương hiệu của mình đó là sản phẩm của làng
nghề được tạo ra là các sản phẩm từ cây chè.
Các làng nghề chè truyền thống luôn tồn tại những vùng chè đặc sản q
hiếm; bên trong có chưa đựng cả khơng gian văn hố trà, cịn có thể được thưởng
trà giữa khơng gian khống đạt của đồi chè xanh, trong lành. Ngồi ra cách thức
sao vị chè vẫn duy trì cả bằng phương pháp truyền thống và hiện đại nhằm giữ lại
hương vị đặc trưng của chè góp phần tạo nên thương hiệu chè của các làng nghề.
Bên cạnh đó làng nghề chè truyền thống cịn lưu giữ cả lễ hội “Văn hóa
Trà”. Tại lễ hội, những người thiếu nữ mang lễ phục truyền thống giới thiệu về
nghệ thuật pha trà, thưởng trà, trên nền các làn điệu dân ca, hát chầu văn, hát
then... Đến với lễ hội “Văn hóa trà” để hiểu thêm về lịch sử, nét ẩm thực thưởng
trà độc đáo đã được lưu truyền trong lịch sử. Nhấp chén trà thoảng mùi hương

cốm, cảm nhận vị chát, ngọt và âm hưởng làn điệu câu hát....
2.1.3. Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ của hộ nông dân
2.1.3.1. Khái niệm về sản xuất
Định nghĩa về sản xuất được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau
nhưng đều có một nghĩa chung đó là q trình sử dụng các cơng cụ lao động tác
động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Các nhà kinh tế tân cổ

5


điển cho rằng: sản xuất là quá trình tạo ra hàng hóa, dịch vụ có thể trao đổi trên
thị trường để thu lợi nhuận. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học Macxit thì
khái niệm sản xuất bao gồm những hoạt động tạo ra của cải vật chất và hoạt động
phân phối lưu thông để đưa sản phẩm vật chất từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Cũng có quan điểm cho rằng: sản xuất là hoạt động đặt dưới sự quản lý và chịu
trách nhiệm của một đơn vị thể chế trong nền kinh tế, sử dụng các chi phí về lao
động, tài sản, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra hàng hóa và dịch vụ mới. Theo hệ
thống tài khoản quốc gia của Liên Hiệp Quốc thì: “sản xuất là quá trình sử dụng
lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là
vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả hàng hóa
và dịch vụ sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả
năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc khơng thu tiền”
(Tổng cục thống kê, 1993).
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần
thiết làm ra sản phẩm?
Theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị Mác-Lenin (NXB Tổng Hợp, TP

HCM, 2007) thì quá trình sản xuất gồm có ba yếu tố là sức lao động, đối tượng
lao động và tư liệu lao động.
Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng
trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao
động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.


Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao
động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng
sản, đất, đá, thủy sản... Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các
ngành công nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác
động của lao động trước đó, ví dụ như thép phơi, sợi dệt, bơng... Loại này là đối
tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.


Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động


6


thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ
phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức
là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất), và bộ phận trực tiếp hay gián
tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường sá, phương tiện
giao thông. Trong tư liệu lao động, cơng cụ lao động giữ vai trị quyết định
đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Theo Mác-Lenin tồn tại hai mặt của nền sản xuất gồm: lực lượng sản

xuất và quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất gồm người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó con
người giữ vai trị quyết định.


Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
Quan hệ sản xuất gồm có:


(i) Quan hệ về sở hữu các tư liệu sản xuất, còn gọi tắt là quan hệ sở hữu
(ii) Quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất còn gọi là quan hệ quản lý
(iii) Quan hệ về phân phối sản phẩm, còn gọi tắt là quan hệ phân phối.
Theo Kinh tế học tân cổ điển, hay kinh tế học vi mô, bàn về sản xuất với
cách tiếp cận của chủ nghĩa cận biên (marginalism). Sản xuất là việc tạo ra hàng
hóa và dịch vụ có thể trao đổi được trên thị trường để đem lại cho người sản xuất
càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Cách tiếp cận này bàn luận nhiều hơn về các chủ
đề như: chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, năng
suất lao động cận biên, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên, v.v...
Và để mang tính tổng quát Liên hợp quốc khi xây dựng phương pháp
thống kê tài khoản quốc gia đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá
trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể
kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động,
các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là
vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít
ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc
khơng thu tiền.
Trong kinh tế thì sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng
trong kinh tế chính trị Mác-Lenin (NXB Tổng Hợp, TP HCM, 2007) dùng để chỉ
về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp


7


ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay nói một
cách khác, “sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra
là để bán”.
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra).
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ

cịnthấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm
bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung
cấp cho thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,

sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung
chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng
cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba
câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Tóm lại sản xuất là q trình tác động của con người vào các đối tượng
sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục
vụ đời sống con người.
2.1.3.2. Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm
a. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ sản xuất trước, đồng

thời mở đầu chu kỳ sản xuất sau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Là yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực
hiện mục đích cuối cùng của sản xuất hàng hóa, là đưa hàng hóa từ nơi sản xuất
tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thơng hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa sản
xuât, phân phối và tiêu dùng. Thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu thụ
sản phẩm được quản lý bằng các hình thức khác nhau.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm
nhiều khâu từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ

8


chức sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm
mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ là việc chuyển dịch
quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời
thu được tiền hàng hóa hoặc được quyền thu tiền bán hàng.
Như vậy, tiêu thụ là hoạt động đưa sản phẩm, hàng hóa sau khi được sản
xuất đến nơi có nhu cầu và được gắn liền với hành động thanh toán của người
mua cho người bán cũng như việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa
từ người bán sang người mua.
Do đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố sau:
(1) Chủ thể kinh tế tham gia là người bán và người mua.
(2) Đối tượng là sản phẩm hàng hóa tiền tệ.
(3) Thị trường là nơi gặp gỡ giữa những người bán và mua.
b. Vai trò của tiêu thụ đối với hoạt động sản xuất
Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trị quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó
đã được người tiêu dùng chấp nhận. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể
hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm, sự thích

ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ.
Việc tiêu thụ sản phẩm nhanh gọn trên thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp
thu hồi được vốn nhanh, từ đó mới có cơ hội để đầu tư cho q trình sản suất tiếp
theo có hiệu quả. Trong cơ chế thị trường hiện nay, tiêu thụ sản phẩm với hiệu
quả cao là mục tiêu vươn tới của mọi Doanh nghiệp.
Kết quả đạt được ở khâu tiêu thụ phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt
động sản xuất kinh doanh trong các Doanh nghiệp công nghiệp. Sản phẩm công
nghiệp bao gồm cả hai mặt chủ yếu là giá trị và chất lượng. Giá trị là cơ sở để
hình thành giá cả của hàng hố, cịn chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh
tổng hợp của toàn bộ quá trình hoạt động sản suất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Khi sản phẩm đưa ra thị trường và được thị trường chấp nhận tức là thị trường
cũng đã chấp nhận giá cả và chất lượng của sản phẩm, điều đó làm cho sản phẩm
tiêu thụ được nhiều hơn, lợi nhuận thu được lớn hơn và tất nhiên hiệu uả kinh
doanh thu được sẽ cao hơn.

9


Tiêu thụ sản phẩm là căn cứ dể lập ra kế hoạch sản xuất cái gì, khối lượng
sản xuất ra như thế nào, chất lượng ra sao. Nếu không căn cứ vào sức tiêu thụ
trên thị trường mà cứ sản xuất ồ ạt, khơng có kế hoạch sẽ dẫn đến dư thừa, tồn
đọng sản phẩm gây lãng phí, đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, dẫn đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh
nghiệp thu hồi được vốn và đêm lại lợi nhuận cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng trong việc duy trì phát triển và mở
rộng thị trường tiêu thụ. Rõ ràng khi hoạt động tốt công tác tiêu thụ sẽ làm cho
mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với khách hàng truyền thống ngày càng củng cố,
mật thiết hơn. Mặt khác uy tín về sản phẩm của Doanh nghiệp càng được tăng
lên, những khách hàng mới và những người tiêu dùng mới sẽ tìm đến Doanh
nghiệp và tiêu dùng sản phẩm của Doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở để Doanh

nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Doanh nghiệp sẽ nắm bắt
được nhu cầu mới cần phải được thoả mãn của thị trường. Từ đó có kế hoạch sản
suất phù hợp, có chính sách tối ưu và đề ra chiến lược kinh doanh tiếp theo có
hiệu quả.
Q trình hoạt động tích cực ở khâu tiêu thụ góp phần quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh được xét trên hai góc độ khác nhau:
Đối với Doanh nghiệp cơng nghiệp thì mang lại lợi nhuận cao, mở rộng sản suất,
nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Đối với ngành cơng nghiệp nói
riêng và trong nền kinh tế quốc dân nói chung thì góp phần tạo ra nhiều của cải
vật chất cho Xã hội, làm cho cung cầu hàng hoá được ổn định, đặc biệt góp phần
quan trọng tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho người lao động.
2.1.4. Tổng quan về cây chè và đặc điểm sản xuất và tiêu thụ chè
2.1.4.1. Khái quát chung về cây chè
Chè là một cây công nghiệp dài ngày, trồng trọt một lần cho thu hoạch
nhiều năm, từ 30-50 năm. Người ta trồng chè để lấy búp chè có một tum và 2-3 lá.
Từ lá chè tuỳ theo cách chế biến chè và công nghệ chế biến để cho ra các
loại chè khác nhau : chè xanh, chè đen , chè vàng , hồ tan …
Chè có nhiều vitamin có giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ, có tác
dụng giải khát, bổ dưỡng và kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tiêu hoá các
chất mỡ, giảm được bệnh béo phì, chống lão hố … Do đó nước chè đã trở thành
thứ nước uống của nhân loại. Ngày nay, hầu hết dân cư trên thế giới dùng nước

10


chè làm nước uống hàng ngày. Một số nước uống chè thành tập quán và tạo ra
được một nền văn hố ngun sơ là “ văn hố trà”. Ngồi để uống người ta còn
dùng nước chè xanh để rửa ráy các vết thương những chỗ lở loét, nhiễm trùng
trên cơ thể. Vì thế chè khơng những có tên trong danh mục giải khát mà cịn có
tên trong từ điển y hoc, dược học. Người Nhật Bản khẳng định chè cứu người

khỏi bị nhiễm xạ và gọi đó là thứ nước uống của thời đại nguyên tử. ở vùng Tây
Nam Trung Quốc thời cổ đại cùng khung cảnh văn hoá với chúng ta đã dùng lá
chè làm vật trao đổi ngang giá và thứ thuốc tiên.
Trong dân gian Việt Nam ngày xưa có câu “ trà tam, tửu tứ”, ấm trà, chén
rượu rất quen thuộc với chúng ta. Nhấm nháp chút men nồng của rượu, thưởng
thức hương vị thơm ngon của trà vừa là một hoạt động ăn uống có ý nghĩa thực
dụng, vừa biểu hiện của “ văn hoá ăn uống” địi hỏi trình độ thưởng thức cao và
nâng nó nên thành một nghệ thuật uống trà, thưởng thức trà. Đồng thời với “ trà
tam, tửu tứ” của cổ nhân đã làm cho con người giải toả được lo toan thường nhật,
làm phong phú thêm đời sống tinh thần và làm tăng thêm ý nghĩa văn hoá cho
sinh hoạt đời thường.
Chè có giá trị sử dụng và là hàng hố có giá trị kinh tế cao, chè là một sản
phẩm xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới. Thị trường trong nước đòi hỏi
về chè ngày càng nhiều với yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Chè là một cây có
hiệu lực khai thác vùng đất đai rộng lớn của trung du, miền núi, phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Cây chè sống quanh năm và
tương đối nhiều, tạo công ăn việc làm khơng những cho lao động chính mà cả
cho lao động phụ (người già, trẻ em), có tác dụng điều hoà lao động từ vùng
đồng bằng lên vùng trung du, miền núi thưa thớt.
Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở Trung du và Miền
núi nói chung. Cây chè ít tranh chấp đất với cây lương thực, thích hợp trên đất
dốc. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mịn, rửa
trơi. Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi. Phát
triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu
sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ.
Do vậy phát triển chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định
cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận
chuyển, chế biến và tiêu thụ chè. Ưu điểm tương đối của chè là hệ số chi phí nội
nguồn thấp (DRC – Domestic Resource Cost) do nguồn lực tự nhiên dồi dào và


11


chi phí lao động thấp. Cây chè thực sự được coi là người bạn “chung thủy” của
nông dân của nhiều tỉnh thành miền bắc nước ta. Cây chè đối với nhiều nơi đã trở
thành “cây xố đói giảm nghèo” và hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ
nông dân các dân tộc trên cả nước.
2.1.4.2. Đặc điểm của sản xuất – tiêu thụ sản phẩm chè
a. Sản xuất chè
* Khái niệm sản xuất chè
Từ những quan điểm về sản xuất đã trình bày, với phạm vi nội dung
nghiên cứu của đề tài tác giả cho rằng: Sản xuất chè là hoạt động của người sản
xuất sử dụng lao động, máy móc, thiết bị và các nguồn lực cần thiết tác động vào
đối tượng lao động là cây chè nhằm tạo ra những sản phẩm từ chè phù hợp với
các mục đích khác nhau.
Q trình sản xuất chè có 2 dạng sản phẩm chính là chè tươi và chè khô,
chè tươi thông qua giai đoạn chế biến sẽ thành chè khô và đa số các sản phẩm
sản xuất từ chè đều là chè khơ. Chè khơ cũng có nhiều dạng sản phẩm khác nhau
phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng cũng như đặc điểm của thị
trường tiêu thụ như chủ yếu là chè xanh và chè đen (Đặng Ngọc Phú,1997).
* Đặc điểm của sản xuất chè
Sản xuất chè không giống như hầu hết các cây trồng khác, sự khác biệt đó
là sản xuất chè mang cả tính chất của sản xuất nơng nghiệp vừa mang tính chất
của sản xuất cơng nghiệp. Tính chất sản xuất nông nghiệp thể hiện trong giai
đoạn sản xuất chè tươi, tín chất cơng nghiệp trong sản xuất chè thể hiện ở giai
đoạn chế biến chè khô. Giữa 2 giai đoạn có mối liên hệ chặt chẽ và khơng tách
rời nhau, chỉ thơng qua q trình chế biến sản phẩm khơ thành phẩm mới tạo ra
sự đa dạng của các sản phẩm từ chè, phù hợp với nhu cầu của thị trường và nâng
cao giá trị của cây chè (Đặng Ngọc Phú,1997).
* Vai trò của sản xuất chè

Sản xuất chè ở Việt Nam có từ cách đây rất lâu nhưng chỉ thực sự được
chú trọng sản xuất từ cuối thế kỷ XIX. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, sản
xuất chè của Việt Nam chủ yếu được thực hiện do các đồn điền chè do thực dân
Pháp xây dựng. Sau khi cách mạng tháng 8, các đồn điền chè của thực dân Pháp
sụp đổ, sản xuất chè bị đình trệ, sản lượng và diện tích đều giảm sút. Sau khi
kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền bắc tiến lên xây

12


×