Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ MAI

HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA THUẾ
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ
QUẬN LONG BIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Kế toán

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Thị Minh Châu

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Đặng Thị Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Tơi tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban giám đốc, Ban quản lý đào tạo, Khoa Kế toán
và Quản trị kinh doanh, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong
q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Minh Châu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi chân thành cảm ơn cảm ơn Chi Cục trưởng, Chi cục phó, các đội trưởng đội
thuế và các cán bộ tại Chi cục thuế quận Long Biên đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho
tơi trong suốt q trình học tập, thực hiện nghiên cứu và hồn thành đề tài.
Tơi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả luận văn

Đặng Thị Mai

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ .............................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động kiểm tra thuế ................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm và đặc điểm của iểm tra thuế ............................................................ 4

2.1.2.

Vai trò của kiểm tra thuế .................................................................................... 5


2.1.3.

Nguyên tắc Kiểm tra thuế ................................................................................... 6

2.1.4.

Tổ chức bộ máy kiểm tra thuế ............................................................................ 7

2.1.5.

Các hình thức kiểm tra thuế .............................................................................. 11

2.1.6.

Nội dung kiểm tra thuế ..................................................................................... 13

2.1.7.

Qui trình kiểm tra thuế...................................................................................... 14

2.1.8.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra thuế ......................................... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn về hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ................... 27

2.2.1.


Kinh nghiệm kiểm tra thuế của một số nước Châu Á ...................................... 27

2.2.2.

Thực trạng kiểm tra thuế ở Việt Nam ............................................................... 29

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra về công tác Kiểm tra thuế ..................................... 30

iii


Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................ 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 32

3.1.1.

Một số đặc điểm của quận Long Biên có ảnh hưởng đến hoạt động
Kiểm tra thuế .................................................................................................... 32

3.1.2.

Một số đặc điểm của Chi cục thuế quận Long Biên ......................................... 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 36


3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 36

3.2.2.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 37

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 37

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu..................................................... 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 39
4.1.

Thực trạng hoạt động kiểm tra thuế tại chi cục thuế Quận Long Biên ............. 39

4.1.1.

Hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở Cơ quan thuế .............................................. 39

4.1.2.

Hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế ........................................... 44


4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra thuế tại Chi Cục thuế Quân
Long Biên ......................................................................................................... 54

4.2.1.

Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 54

4.2.2.

Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 59

4.3.

Giải pháp tăng cường kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế quận Long Biên ........... 59

4.3.1.

Định hướng công tác kiểm tra thuế tại chi cục thuế quận Long Biên. ............. 59

4.3.2.

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh
nghiệp tại chi cục thuế quận Long Biên ........................................................... 61

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 67
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 67


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 68

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 71

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CQT

Cơ quan thuế

DN

Doanh nghiệp

GTGT

Thuế giá trị gia tăng

HKD

Hộ kinh doanh


NNT

Người nộp thuế

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNCN

Thuế thu nhập cá nhân

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TPR

Kiểm tra thuế

TTĐB

Thuế tiêu thụ đặc biệt

TTR


Kiểm tra

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Quận Long Biên ................................. 33
Bảng 3.2. Nhân sự Chi cục thuế Quận Long Biên ....................................................... 35
Bảng 4.1. Thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở CQT ....................................... 40
Bảng 4.2. Kết quả xử lý hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT .............................................. 40
Bảng 4.3. Kết quả xử lý hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT .............................................. 41
Bảng 4.4. Đánh giá của cán bộ thuế về công tác kiểm tra thuế .................................... 44
Bảng 4.5. Đánh giá của doanh nghiệp về hoạt động

kiểm tra thuế tại

trụ sở CQT ................................................................................................... 44
Bảng 4.6. Thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở NNT........................................ 46
Bảng 4.7. Xử lý kết kiểm tra thuế tại trụ sở NNT ........................................................ 47
Bảng 4.8

Báo cáo kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT ............................................ 48

Bảng 4.9. Báo cáo kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT ............................................ 49
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ thuế về công tác kiểm tra thuế .................................... 53
Bảng 4.11 Đánh giá của doanh nghiệp về công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT ........ 53
Bảng 4.12. Xác định số lượng DN phải đưa vào kế hoạch kiểm tra .............................. 54
Bảng 4.13. Kết quả hoạt động hỗ trợ DN ngoài quốc doanh ......................................... 56


vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế .............................. 8
Sơ đồ 2.2. Tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế ......................................... 10
Sơ đồ 2.3. Quy trình kiểm tra thuế ................................................................................ 15
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế quận Long Biên, TP Hà Nội .................. 34

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Thị Mai
Tên luận văn: Hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận
Long Biên, thành phố Hà Nội.
Ngành: Kế toán

Mã số: 8340 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Luân văn “Hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận
Long Biên, TP Hà Nội” được lựa chọn để nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng hoạt
động kiểm tra thuế (tập trung vào thuế GTGT và thuế TNDN) của Chi cục thuế, xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra thuế từ đó đề xuất một số giải pháp
tăng cường hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục. Luận văn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp
phân tích dữ liệu. Nội dung đề tài đã giải quyết các nội dung sau đây:
Cơ sở lý luận và thực tiễn: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm tra
thuế, bao gồm một số nội dung chính: Khái niệm kiểm tra thuế, nguyên tắc kiểm tra

thuế, tổ chức bộ máy kiểm tra thuế, quy trình kiểm tra thuế, các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động kiểm tra thuế, kinh nghiệm kiểm tra thuế tại một số nước Đông Nam Á và
một số Chi cục thuế ở Viêt Nam.
Kết quả nghiên cứu: Luận văn đã phân tích hoạt động kiểm tra thuế bao gồm 2 nội
dung chính: Hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở Cơ quan thuế và Hoạt động kiểm tra thuế
tại trụ sở Người nộp thuế. Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng, hoạt động kiểm tra thuế tại
trụ sở thuế thực hiện đúng quy trình quy định của nhà nước, hoạt động này đã phát hiện
ra số tiền truy thu, xử phạt; số tiền giảm lỗ; số thuế GTGT giảm khấu trừ. Đối với hoạt
động kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, đề tài đã phân tích kiểm tra thuế theo kế
hoạch, kiểm tra hoàn thuế GTGT và kiểm tra hồn thuế khác. Kết quả phân tích đã chỉ
ra một số sai phạm xẩy ra ở các doanh nghiệp liên quan đén chấp hành thuế GTGT và
thuế TNDN trên cơ sở phân tích thực trạng, kết hợp với kết quả phỏng vấn các đối
tượng có liên quan, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra thuế.
Các giải pháp đề xuất: Bao gồm (i) Tăng số lượng và chất lượng cán bộ kiểm tra
thuế; (ii) Hồn thiện hệ thống dữ liệu thơng tin về doanh nghiệp; (iii) Phối hợp chặt chẽ
giữa các bên liên quan; (iii) Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

viii


THESIS ABSTRACT
The writer: Dang Thi Mai
The master thesis: Tax Inspection for Businesses in Long Bien District, Ha Noi
Major in:

Accounting

Code: 8340301

Training facility: Vietnam National University and Agriculture

"Tax Inspecting Activities for Enterprises in the Tax Office Sub-Department of
Long Bien District, Hanoi City" was selected for a study in order to analyze the current
status of tax inspection activities (focusing on Valueadd tax and Corporate income tax)
of tax office. The thesis identified the factors that are affected the tax inspection
activities and proposed some measures to strengthen the tax inspection activities for
enterprises at the Tax Office Sub-Department. Research methods including data
collection methods and data analysis methods are used in the thesis. Some contents were
solved that included:
Theoretical and practical basics: The dissertation has systematized the theoretical
basis for tax inspection. They are the concept of tax inspection, the principle of tax
inspection, the organization of tax inspection apparatus, tax inspection procedures,
factors affecting tax inspection, tax inspection experience in some Southeast Asian
countries and others tax offices in Vietnam.
Research results: The thesis analyzes the tax inspection activities under two main
contents, which are the tax inspection activities at tax offices and these actions at
taxpayers' offices. The results of the analysis showed that the tax inspection at the tax
office complied with the regulations of the State, which discovered the amount of
arrears and fines; losses; VAT amount deducted. For tax inspection activities at
taxpayers' offices, the study focused to analyze the tax inspection according to the plan,
VAT refund inspection, and others tax refund inspection. The study has indicated some
errors in the businesses involved in the VAT and CIT based on the analysis of the actual
situations, combined with the results of interviews and analyze the factors affecting tax
inspection activities.
Recommendations: The study has proposed a number of solutions including (i)
Increasing the number and quality of tax inspectors; (ii) Completing the enterprise
information system; (iii) Close coordination among stakeholders; (iii) Promoting the
propaganda and support of taxpayers.

ix



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với bất kỳ quốc gia nào thì thuế đóng vai trò hết sức quan trọng và
chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Theo thống kê của Tổng cục
thuế Việt Nam thì 92% ngân sách Nhà nước là nguồn thu từ thuế. Đây được xem
là công cụ phân phối thu nhập quốc dân, thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô và là
công cụ để bảo vệ kinh tế trong nước, cạnh tranh với nước ngoài. Như vậy, thuế
là một công cụ hữu hiệu để tạo động lực phát triển kinh tế đất nước. Một quốc
gia phát triển mạnh thì cần phải có một hệ thống thuế hồn chỉnh, đảm bảo hiệu
quả, phát huy được vài trị cơng cụ điều tiết nền kinh tế và phân phối thu nhập xã
hội. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI về phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN dưới
sự lãnh đạo của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, về CNH-HĐH đất
nước thì Đảng và Nhà nước ta tiến hành cải cách hệ thống qua hai giai đoạn: giai
đoạn 1 là từ 1990-1995, giai đoạn hai là từ 1996 đến nay. Qua hai lần cải cách
thuế, Nhà nước ta đã hoàn thành được một hệ thống chính sách thuế bao quát
được phần lớn các nguồn thu và luôn được sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Hiện nay, hệ
thống thuế này vẫn được duy trì để Đảng và Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô
theo hướng khuyến khích đầu tư, xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hội nhập kinh, tế quốc tế, hiệu lực
của bộ máy quản lý thuế ngày càng được nâng cao.
Sức ép chi tiêu ngân sách theo kế hoạch yêu cầu nguồn thu phải được cung
cấp đủ. Mặt khác xu hướng người nộp thuế lại cố gắng giảm nghĩa vụ của mình
một cách tối đa. Do vậy luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là tăng thu và
một bên là giảm nộp.
Từ khi Luật Quản lý thuế ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 đã làm
thay đổi căn bản cơ chế quản lý thuế trước đây, trao quyền chủ động cho người
nộp thuế. Người nộp thuế “Tự khai, tự tính, tự nộp” nhưng bên cạnh những mặt

tích cực thì hiện nay cơng tác quản lý thuế cũng đang phải đối mặt với những vi
phạm dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế. Chính vì vậy địi hỏi phải tăng
cường các biện pháp quản lý thuế trong đó thanh tra, kiểm tra thuế là một trong

1


những hoạt động hết sức quan trọng. Tại Điều 77 của Luật Quản lý thuế số 78
ngày 29/11/2006 có quy định: “Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế
được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ,
chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về
thuế của người nộp thuế.”
Thực tế cho thấy rằng, gian lận thuế tại một doanh nghiệp cụ thể thường
rất phức tạp, hành vi gian lận tinh vi và thường khác nhau qua các năm. Rất
nhiều các doanh nghiệp cố gắng sử dụng các nghiệp vụ lách luật để giảm nghĩa
vụ nộp ngân sách nhà nước tối đa nhất. Do vậy cơ quan quản lý thuế cần đưa ra
hệ thống quy định chặt chẽ, bên cạnh đó cần có các cán bộ có trình độ và kinh
nghiệm để phát hiện những hành vi gian lận thuế.
Kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng rất quan trọng của mơ hình
quản lý thuế theo chức năng, là một hoạt động đặc thù của cơ quan thuế nhằm
giám sát các hoạt động giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế, một biện
pháp hữu hiệu nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn
thuế, gian lận thuế, dây dưa nợ đọng thuế, góp phần tăng thu NSNN.
Chi Cục Thuế quận Long Biên trong những năm qua đã làm trịn vai trị
trong cơng tác quản lý thuê, tư vấn, hỗ trợ và giải quyết những thắc mắc cho rất
nhiều trường hợp quyết toán thuế thu nhập thuế thu nhập cá nhân. Một trong
những hoạt động quan trọng của Chi Cục là hoạt động kiểm tra thuế cũng đã
được Chi Cục quan tâm chú trọng thực hiện hoạt động kiểm tra thuế cả ở trụ cơ
người nộp thuế và cơ quan thuế. Tuy nhiên do số lượng doanh nghiệp nhiều, lực
lượng cán bộ thuế thì hạn chế, các sai phạm gian lận ngày càng có chiều hướng

ra tăng và ngày càng khó phát hiện. Kiểm tra thuế thời gian qua tại Chi cục Thuế
quận Long Biên khơng chỉ có những đóng góp đáng kể vào cơng tác chống thất
thu thuế mà cịn nhằm đảm bảo công bằng xã hội, động viên các chủ thể kinh tế
phát huy các nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao
động. Do đó đề tài: "Hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi
cục thuế Quận Long Biên TP Hà Nội" được lựa chọn để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phản ánh và phân tích thực trạng hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh
nghiệp tại Chi cục thuế quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất một

2


số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp
tại Chi cục thuế quận Long Biên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động kiểm tra thuế đối với
các doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra thuế đối với các
doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra thuế đối với các
doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Long Biên.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kiểm tra chấp hành chính sách thuế
trên địa bàn cấp quận/ huyện, phân tích hoạt động kiểm tra chấp hành chính sách
thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Long Biên, TP Hà Nội. Luận
văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra thuế
đối với doanh nghiệp tại Chi cục.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài thực hiện tại Chi cục thuế quận
Long Biên, TP Hà Nội và các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của Chi cục thuế
quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu hoạt động kiểm tra thuế đối
với các doanh nghiêp tại Chi cục Thuế quận Long Biên TP Hà Nội năm 2017.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về sách thuế tại Chi cục Thuế quận
Long Biên.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA THUẾ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của iểm tra thuế
Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về thuế và đưa ra nhiều định nghĩa
khác nhau, thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân
cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng
cho mục đích cơng cộng.
Theo Giáo trình thuế, Học viện Tài Chính, NXB Tài Chính, Hà Nội thì
"Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được
nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Sự ra đời của thuế gắn liền với
sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của nhà nước”.
Như vậy, thuế được hiểu chính là khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể
nhân và pháp nhân được Nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Do
vậy, thuế có các đặc điểm sau: tính bắt buộc; tính khơng hồn trả trực tiếp; tính
pháp lý cao.
Thứ nhất, thuế có tính bắt buộc:

Nhà kinh tế học nổi tiếng Joshep E.Stiglits cho rằng: “Thuế khác với đa số
những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả
những khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc”.
Tính bắt buộc của thuế khơng mang nội dung hình sự, nghĩa là việc đóng
thuế cho Nhà nước khơng phải là kết quả nảy sinh từ hành vi phạm pháp mà là
nghĩa vụ đóng góp được pháp luật thừa nhận và xã hội Trơn vinh.
Thứ hai, thuế có tính khơng hồn trả trực tiếp
Trước khi thu thuế, Nhà nước không hứa hẹn cung ứng trực tiếp một dịch
vụ công cộng nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, Nhà nước cũng
khơng có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Người nộp thuế không
thể phản đối việc thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do họ khơng được hoặc ít
được hưởng những lợi ích trực tiếp từ nhà nước. Lợi ích từ việc nộp thuế sẽ
được hồn trả gián tiếp thơng qua các dịch vụ công cộng của nhà nước cho
cộng đồng và xã hội.

4


Thứ ba, thuế có tính pháp lý cao
Được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về phạm vi, hình thức và
các thủ tục, quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế như: đối tượng
chịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ thể và những chế
tài mang tính cưỡng chế khác.
Theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 04 năm 2015 của Tổng
cục trưởng Tổng cục thuế về Quy trình Kiểm tra thuế: “ Kiểm tra, thanh tra thuế
là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên
quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế,
chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế”. Theo pháp luật
quản lý nước ta: “Kiểm tra thuế là cơng việc thường xun, mang tính nhiệm vụ
của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa

trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế”. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại
trụ sở của người nộp thuế, chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung
những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu. Nội
dung kiểm tra thuế là kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu
trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thuế của người nộp thuế trong việc kê
khai thuế.”
Kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo
mơ hình chức năng. Bên cạnh việc tơn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp thuế
của NNT, CQT thực hiện các biện pháp giám sát vừa đảm bảo khuyến khích sự
tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường
hợp vi phạm pháp luật thuế. Kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát
hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp NNT nhận thấy ln có một hệ thống giám sát tồn
tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.
2.1.2. Vai trò của kiểm tra thuế
Tại Mục I, Phần I của Quy trình Kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết
định số 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 04 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục
thuế có nêu rõ Mục đích của Kiểm tra thuế:
“1. Tăng cường công tác kiểm tra thuế theo quy định của Luật quản lý
thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế trên cơ sở áp
dụng cơ chế quản lý rủi ro nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi
phạm về thuế, chống thất thu thuế.

5


2. Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong
việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế.
3. Thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế, từ đó tránh gây
phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.”

Kiểm tra thuế góp phần hồn thiện cơ chế chính sách pháp luật về thuế.
Kiểm tra thuế sẽ giúp cung cấp các căn cứ, các bằng chứng cụ thể phản ánh một
cách chân thực, sống động các hoạt động quản lý thuế, thu thuế của CQT và sự
tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của NNT diễn ra trong thực tế, để phục vụ cho
việc hoàn thiện, bổ sung các chính sách cho phù hợp.
Kiểm tra thuế là phương tiện phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và tội
phạm nảy sinh trong hoạt động quản lý thuế. Với vai trị là cơng cụ thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước, kiểm tra thuế chính là việc xem xét tại chỗ việc làm
của các tổ chức, cơ quan và các cá nhân có thực hiện đúng quy định của chính
sách, pháp luật về thuế hay khơng, qua đó sử dụng các biện pháp, chế tài bằng
mệnh lệnh hoặc các quyết định hành chính nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm
pháp luật thuế của NNT.
Kiểm tra thuế có vai trị quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính
cả về quy chế và tổ chức thực hiện. Thông qua hoạt động kiểm tra thuế giúp giảm
đến mức tối đa các thủ tục, quy chế không cần thiết gây phiền hà cho người dân
và doanh nghiệp.
2.1.3. Nguyên tắc Kiểm tra thuế
Nguyên tắc 1: Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật
- Mọi hoạt động kiểm tra thuế luôn gắn liền với việc tuân thủ các quy định
của pháp luật nói chung và luật thuế nói riêng, đây là nguyên tắc quan trọng nhất
trọng hoạt động kiểm tra thuế. Với nguyên tắc này đòi hỏi các đơn vị, cá nhân
tham gia vào quá trình kiểm tra chỉ được thực hiện các quyền hạn trong phạm vị
quy định của pháp luật. Mọi hành vi lạm quyền, hoặc không thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đều được coi là vi phạm pháp luật và đều phải bị xử lý.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính chính xác, khách quan, cơng khai, dân chủ
và kịp thời
- Tính chính xác địi hỏi chủ thể kiểm tra phải nhận thức đúng vấn đề, nội
dung kiểm tra, xác định, đánh giá đúng bản chất của sự việc trước khi đưa ra kết

6



luận. Muốn đảm bảo tính chính xác, khơng chỉ địi hỏi quan điểm đúng đắn mà
cịn cần phải có kiến thức, năng lực mới có thể đem lại kết qủa mong đợi.
- Tính khách quan yêu cầu chủ thể kiểm tra phải phản ánh đúng sự vật,
hiện tượng như nó vốn có, khơng được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật,
hiện tượng, tránh suy diễn, quy chụp, thiếu căn cứ hoặc khơng có căn cứ.
Ngun tắc 3: Không cản trở hoạt động thường lệ của đối tượng kiểm tra
- Nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc kiểm tra, thanh tra
chồng chéo của các cơ quan quản lý, đảm bảo quyền hoạt động bình thường
của đối tượng được kiểm tra, đảm bảo về cùng một nội dung, trong một năm
đối tượng chỉ bị thanh tra, kiểm tra một lần. Cùng với việc thực hiện tốt
nguyên tắc kịp thời trong hoạt động kiểm tra, nguyên tắc này nhằm bảo vệ
quyền lợi chính đáng của đối tượng kiểm tra.
Nguyên tắc 4: Kiểm tra thuế dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro
- Nguyên tắc này sẽ lựa chọn, kiểm tra dựa trên tiêu chí cụ thể: qua việc
đánh giá sự chấp hành pháp luật của NNT; quy mô doanh nghiệp; địa bàn
hoặc đối với các trường hợp phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật, bỏ trốn
hoặc tẩu tán kho hàng, tài sản.
Nguyên tắc 5: Kiểm tra theo đúng phạm vi đã được xác định
- Việc tiến hành kiểm tra thuế phải thực hiện theo kế hoạch và nội dung
đề cương được duyệt.
2.1.4. Tổ chức bộ máy kiểm tra thuế
Theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Cục thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế: “Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức
thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân
sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.

- Phòng Thanh tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế triển khai thực hiện
công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải
quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp
thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

7


Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế
Nguồn: Tổng Cục Thuế (2017)

Theo Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng
Tổng cục Thuế. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế: “Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức trực thuộc
Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các
khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế
trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Đội Kiểm tra thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu
trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế như:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê
khai thuế trên địa bàn;
- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của
người nộp thuế;

8


- Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập

thơng tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế;
kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi
vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều
chỉnh kịp thời;
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của
người nộp thuế; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của
Luật Quản lý thuế;
- Kiểm tra các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra
trước; thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, trình Lãnh đạo Chi cục ra
quyết định; chuyển hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế không thuộc thẩm
quyền cho cơ quan thuế cấp trên giải quyết theo quy định;
- Ấn định thuế đối với các trường hợp khai thuế không đủ căn cứ, không
đúng thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được;
- Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian lận thuế để
chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết;
- Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản,
ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp
xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp...;
- Thực hiện kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác
minh hoá đơn theo quy định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và
sử dụng hoá đơn, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn; tổ chức
kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế
của người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu
thuế, phí, lệ phí;
- Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi
phạm pháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế;
- Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét,
giải quyết những thông tin phản ánh của nhân dân về hành vi vi phạm chính sách,
pháp luật thuế của người nộp thuế;
- Kiểm tra xác minh, giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế

của người nộp thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thuế; đề xuất ý kiến

9


đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục
Thuế, chuyển cho các cơ quan thuế cấp trên và các cơ quan khác có liên quan
giải quyết;
- Cung cấp các thơng tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;
thông tin, kết luận sau kiểm tra cho bộ phận chức năng có liên quan; Rà sốt, đơn
đốc, theo dõi việc thực thi các quyết định xử lý, xử phạt về thuế, quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
- Nhận dự toán thu ngân sách của người nộp thuế thuộc Chi cục Thuế trực
tiếp quản lý (trừ các đối tượng thuộc quản lý của Đội thuế liên xã, phường, thị
trấn, dự toán thuế thu nhập cá nhân); trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý;
- Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế; giải
quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

Sơ đồ 2.2. Tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế
Nguồn: Tổng Cục Thuế (2017)

10


2.1.5. Các hình thức kiểm tra thuế
2.1.5.1. Kiểm tra theo kế hoạch
Nếu xét theo tính kế hoạch, hoạt động kiểm tra thuế có hai hình thức là
kiểm tra theo chương trình, kế hoạch và kiểm tra đột xuất.
- Kiểm tra thuế theo chương trình, kế hoạch: Kiểm tra thuế được tiến

hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Căn cứ vào nguồn lực
hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý
thuế, CQT xây dựng kế hoạch kiểm tra và trình cấp thẩm quyền phê duyệt và
tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế được phê duyệt.
- Kiểm tra thuế đột xuất: Kiểm tra thuế đột xuất được tiến hành khi phát
hiện cơ quan, tổ chức cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, theo yêu
cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền giao.
2.1.5.2. Kiểm tra theo nội dung và phạm vi
Theo tiêu thức này, kiểm tra thuế được chia thành hai loại là kiểm tra
toàn diện và kiểm tra theo chuyên đề
- Kiểm tra toàn diện: Với chức năng này, CQT sẽ thực hiện các cuộc
kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra tổng hợp về các sắc thuế thu nhập doanh
nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB),
thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và các sắc thuế khác. Đây là loại hình kiểm tra
sâu và phạm vi rộng cho phép kết luận về những vấn đề mà người nộp thuế
(NNT) chưa tuân thủ pháp luật thuế. Kiểm tra toàn diện liên quan đến nhiều
sắc thuế - nghĩa là kiểm tra tổng hợp các sắc thuế mà NNT đang bị điều tiết
theo pháp luật thuế; kiểm tra nhiều kỳ tính thuế - đối với những sắc thuế nộp
tờ khai năm thì thời kỳ kiểm tra là những kỳ tính thuế gần nhất và chỉ khi có
các phát hiện trong q trình kiểm tra thấy cần thiết mới mở rộng phạm vi
kiểm tra. Đối với những sắc thuế nộp tờ khai tháng thì thời kỳ kiểm tra thường
là kỳ tính thuế gần nhất cộng với 2 kỳ tính thuế nữa, tuy nhiên kiểm tra dạng
này thường là ngoại lệ;
+ Phạm vi kiểm tra không hạn chế hoặc rộng - các cuộc kiểm tra dạng này
sử dụng các kỹ thuật chọn mẫu thích hợp và sẽ quyết định mở rộng phạm vi kiểm
tra (trên cơ sở rủi ro) và thời kỳ kiểm tra khi các kết quả của công tác đánh giá
rủi ro hoặc các phát hiện trong quá trình kiểm tra chứng minh sự cần thiết;

11



+ Nhóm NNT trọng điểm - phần lớn đối tượng của kiểm tra tồn diện là
những NNT có doanh số lớn;
+ Địa điểm tiến hành - thường ở trụ sở của NNT chứ không ở CQT;
+ Thời gian/độ dài cuộc kiểm tra - thời gian kiểm tra toàn diện NNT tối
đa là 05 ngày, một số trường hợp đặc biệt căn cứ trên quyết định kiểm tra.
- Kiểm tra theo chuyên đề: Trường hợp kiểm tra theo chuyên đề do cơ
quan quản lý thuế cấp trên chủ trì giao cho cơ quan quản lý thuế cấp dưới thực
hiện hoặc phối hợp thực hiện. Hoặc trường hợp kiểm tra theo chuyên đề riêng
được cơ quan quản lý thuế cấp dưới chủ động xây dựng trình cơ quan quản lý
thuế cấp trên phê duyệt.
+ Kiểm tra theo chuyên đề là loại kiểm tra bị hạn chế về phạm vi, về sắc
thuế, về loại hình doanh nghiệp như: kiểm tra hồn thuế GTGT, kiểm tra
chuyên đề thuế GTGT; kiểm tra về giá vốn hay doanh thu, kiểm tra các doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng hoặc sản xuất…. Thông thường kiểm tra theo
chuyên đề bao gồm việc rà soát lại các chứng từ liên quan trực tiếp đến vấn đề
được kiểm tra.
2.1.5.3. Kiểm tra theo địa điểm
- Kiểm tra tại bàn (tại trụ sở CQT): Được thực hiện thường xuyên đối
với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin,
chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Khi kiểm tra hồ sơ khai thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu,
so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thơng tin, tài liệu có liên quan, các
quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ
liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được
giảm, số tiền thuế được hồn, cơ quan quản lý thuế thơng báo u cầu người
nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thơng tin, tài liệu. Trường hợp người nộp
thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là
đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu sau khi giải trình và bổ sung hồ sơ

mà khơng đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý
thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung. Trường hợp hết thời hạn theo thông
báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế khơng giải trình, bổ sung
thơng tin, tài liệu hoặc khơng khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ
sung hồ sơ thuế khơng đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực

12


tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở
của người nộp thuế.
- Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: Hàng năm cơ quan thuế cấp trên giao
nhiệm vụ kiểm tra thuế cho cơ quan thuế cấp dưới với một số lượng người nộp
thuế dựa trên tiêu chí tỷ lệ số người nộp thuế đang hoạt động quản lý thuế cho 5
trường hợp: kiểm tra hồ sơ khai thuế, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm; kiểm tra
hoàn thuế; kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề; và kiểm tra khác.
2.1.6. Nội dung kiểm tra thuế
Nội dung kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế cho từng trường hợp cụ thể
được quy định tại Mục II, Phần I Quy trình Kiểm tra thuế ban hành kèm theo
Quyết định số 746 /QĐ-TCT ngày 20 tháng 04 năm 2015 của Tổng cục trưởng
Tổng Cục Thuế như sau:
“Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế
khơng giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế;
khơng khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng
không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ
căn cứ để ấn định số thuế phải nộp (còn gọi là kiểm tra từ hồ sơ khai thuế);
Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với trường hợp qua phân tích,
đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu
hiệu vi phạm pháp luật (còn gọi là kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm);
Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với các trường hợp kiểm tra trước

hoàn thuế sau và kiểm tra sau hồn thuế theo quy định (cịn gọi là kiểm tra
hoàn thuế);
Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với các trường hợp được lựa chọn
theo kế hoạch, chuyên đề do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết
định (còn gọi là kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề);
Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với người nộp thuế chia tách, sáp
nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa, đóng mã số thuế, chuyển địa
điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo
của cấp có thẩm quyền (cịn gọi là kiểm tra khác)”.
Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra thuế, nhóm phân tích thực hiện tập hợp và
phân tích rủi ro các thơng tin chuyên sâu tại CQT, nhằm kiểm tra tính xác thực

13


đối với các hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính và các nghi vấn để yêu cầu
doanh nghiệp cung cấp thêm thông tin hoặc những nội dung nghi ngờ cần tiếp
xúc với doanh nghiệp để làm rõ thông tin chung về doanh nghiệp, tổ chức sản
xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán, liên doanh liên kết, đối tác kinh doanh,
hợp đồng mua bán, tăng giảm tài sản, biên bản xác nhận công nợ, công nợ với
khách hàng, với nhà cung cấp. Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp tại trụ
sở của NNT được thực hiện tuỳ theo phạm vi, quy mô, nội dung cuộc kiểm
tra. Các nội dung kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp bao gồm các nội dung
kiểm tra chính như: Kiểm tra tài sản, vật tư, hàng hóa, xem xét chứng từ kế
tốn, sổ sách kế tốn, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan trong phạm vi
nội dung của Quyết định kiểm tra thuế. Đối với những thông tin, tài liệu, số
liệu người nộp thuế đã nộp cho cơ quanthuế theo quy định hiện hành như: Tài
liệu, hồ sơ về đăng ký, kê khai nộp thuế báo cáo sử dụng hóa đơn,... thì đồn
kiểm tra khơng u cầu người nộp thuế cung cấp mà khai thác, tra cứu tại cơ
quan thuế để phục vụ cho việc kiểm tra.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện kế tốn trên máy vi tính bằng phần
mềm kế tốn (đáp ứng quy định tại Thơng tư 103/2005/TT-BTC ngày
24/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần
mềm kế tốn) thì đồn kiểm tra yêu cầu cung cấp sổ kế toán được lưu trữ trên
các dữ liệu điện tử đọc được bằng các phần mềm văn phịng thơng dụng, có
nội dung như bản người nộp thuế đã in ra để lưu trữ theo quy định, mà không
yêu cầu in ra giấy.
Trường hợp cần phải tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành
vi trốn thuế, gian lận thuế thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo trưởng bộ
phận kiểm tra trình Thủ trưởng cơ quan Thuế có quyết định áp dụng biện pháp
tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế
theo quy định của Luật quản lý thuế.
2.1.7. Qui trình kiểm tra thuế
Quy trình kiểm tra thuế là các trình tự và các bước công việc cụ thể bắt
buộc phải tuân thủ khi thực hiện một quyết định kiểm tra thuế, một chương
trình kiểm tra hay một kế hoạch kiểm tra. Quy trình kiểm tra thuế được cụ thể
hóa như sơ đồ 2.3.

14


1

Sơ đồ 2.3. Quy trình kiểm tra thuế
Nguồn: Tổng cục Thuế (2017)
15


×