Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc tỉnh hòa bình luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI MINH HẢI

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI ĐỎ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Ngọc Hướng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo
vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Minh Hải


i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban
Quản lý đào tạo đã tạo điều kiện và hướng dẫn tôi các vấn đề có liên quan đến học tập,
nghiên cứu ngay từ những ngày đầu nhập học, cũng như trong quá trình học tập, thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ và Lãnh đạo huyện
Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình và các thầy cơ giáo thuộc Bộ mơn Phân tích định lượng, Khoa
Kinh tế và Phát triển nơng thơn Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn - TS. Lê Ngọc Hướng,
người đã ln động viên, khích lệ đúng lúc và có những góp ý sâu sắc giúp tơi hồn
thành luận văn này.
Một lần nữa xin được chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Minh Hải

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii

Danh mục biểu đồ ......................................................................................................viii
Danh mục sơ đồ .........................................................................................................viii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Danh mục hộp ............................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3


1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn .................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất bưởi đỏ .......................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Nội dung khái niệm......................................................................................... 5

2.1.2.

Nội dung phát triển sản xuất bưởi đỏ ............................................................. 10

2.1.3.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất bưởi đỏ ........................................ 11


2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi đỏ.................................... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 18

2.2.1.

Phát triển sản xuất cây có múi, cây bưởi trên thế giới .................................... 18

2.2.2.

Tình hình sản xuất bưởi ở nước ta ................................................................ 20

iii


2.2.3.

Tình hình sản xuất bưởi đỏ ở tỉnh Hịa Bình .................................................. 22

2.2.4.

Các chủ trương chính sách của tỉnh Hịa Bình về phát triển cây bưởi............. 23

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 25
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 25

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 25

3.1.2.

Các nguồn tài nguyên .................................................................................... 27

3.1.3.

Kinh tế - xã hội ............................................................................................. 28

3.1.4.

Đánh giá chung ............................................................................................. 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận .................................................................................... 32

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 32


3.2.3.

Phương pháp xử lý, phân tích số liệu............................................................. 35

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 38
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh
Hịa Bình ...................................................................................................... 38

4.1.1.

Quy mơ diện tích .......................................................................................... 38

4.1.2.

Năng suất và sản lượng bưởi đỏ .................................................................... 40

4.2.

Thực trạng đầu tư phát triển sản xuất bưởi đỏ của các hộ gia đình trên
địa bàn huyện ................................................................................................ 42

4.2.1.

Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi đỏ của các hộ gia đình .......................... 42


4.2.2.

Tình hình đầu tư chi phí sản xuất bưởi đỏ...................................................... 44

4.2.3.

Tình hình tiêu thụ bưởi đỏ ............................................................................. 50

4.2.4.

Kết quả, hiệu quả kinh tế của sản xuất bưởi đỏ .............................................. 55

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triền sản xuất cây bưởi đỏ ............................ 58

4.3.1.

Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên .................................................................... 58

4.3.2.

Tác động của chính sách phát triển sản xuất bưởi đỏ ..................................... 59

4.3.3.

Nguồn lực của hộ trồng bưởi đỏ .................................................................... 60

4.3.4.


Tác động của thị trường ................................................................................ 65

4.3.5.

Các biện pháp kỹ thuật canh tác .................................................................... 67

4.3.6.

Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của phát
triển sản xuất bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình ................................. 68

iv


4.4.

Giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc .................... 71

4.4.1.

Tổng hợp, phân tích ma trận SWOT .............................................................. 71

4.4.2.

Giải pháp về vốn ........................................................................................... 73

4.4.3.

Giải pháp về phía các hộ gia đình .................................................................. 73


4.4.4.

Giải pháp về thị trường ................................................................................. 75

4.4.5.

Các giải pháp chính sách và thể chế .............................................................. 76

4.4.6.

Giải pháp về kỹ thuật sản xuất bưởi đỏ.......................................................... 77

4.4.7.

Giải pháp liên quan đến sản phẩm .................................................................. 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 80
5.1

Kết luận ........................................................................................................ 80

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 81

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 83
Phụ lục ..................................................................................................................... 85

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

HU

Huyện ủy


LĐGĐ

Lao động gia đình

NQ

Nghị quyết

PTNT

Phát triển nơng thơn



Quyết định

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng phân bón theo tuổi cây ................................................................... 14
Bảng 3.1. Các loại đất trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm 2014-2016 ................. 26
Bảng 3.2. Thu thập thông tin thứ cấp ......................................................................... 33
Bảng 3.3. Thu thập thơng tin sơ cấp .......................................................................... 33
Bảng 4.1. Diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm


2015-

2017 .......................................................................................................... 38
Bảng 4.2. Sản lượng và năng suất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3
năm 2015 -2017 ........................................................................................ 40
Bảng 4.3. Năng suất bưởi đỏ ở các độ tuổi khác nhau (tính BQ hộ) ........................... 42
Bảng 4.4. Quy mô sản xuất bưởi đỏ của các hộ tại 3 xã điều tra ................................ 43
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi đỏ của các nhóm hộ .......................... 43
Bảng 4.6. Chi phí đầu tư cho sản xuất 1 ha bưởi đỏ qua các giai đoạn ...................... 45
Bảng 4.7. Chi phí sản xuất bưởi đỏ của các nhóm hộ năm 2017 (tính BQ/1ha) .......... 48
Bảng 4.8. Tình hình tiêu thụ bưởi đỏ của các hộ điều tra trong năm 2017 .................. 50
Bảng 4.9. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi đỏ bình quân 1 ha qua các
hộ điều tra ................................................................................................. 57
Bảng 4.10. Tiềm năng mở rộng diện tích trồng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân
Lạc ............................................................................................................ 58
Bảng 4.11. Tình hình của hộ khi tham gia các hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ bưởi
đỏ .............................................................................................................. 61
Bảng 4.12. Tình hình chung của các hộ điều tra năm 2017 .......................................... 62
Bảng 4.13. Trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm trồng bưởi đỏ của các hộ

năm

2017 .......................................................................................................... 63
Bảng 4.14. Tỷ lệ chất lượng quả của các hộ sau khi tham gia các lớp tập huấn
về kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi đỏ .......................................................... 63
Bảng 4.15. Tình hình vốn đầu tư sản xuất bưởi đỏ của các hộ điều tra ......................... 64
Bảng 4.16. Ma trận phân tích SWOT .......................................................................... 72

vii



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc năm 2015 ..............39
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc năm 2016 ..............39
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu diện tích bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc năm 2017 ..............40
Biểu đồ 4.4. Sản lượng bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm 2015-2017......41
Biểu đồ 4.5. Năng suất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc qua 3 năm 2015-2017 ......41
Biểu đồ 4.6. Biến động giá bưởi đỏ bình quân qua 3 năm 2015-2017...........................55

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ bưởi đỏ của các hộ điều tra ...................................................55

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Nơng dân thu hoạch bưởi đỏ huyện Tân Lạc ................................................16
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hịa Bình.................................................................25
Hình 4.1. Sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc tại hội chợ xúc tiến sản phẩm nơng nghiệp .......52
Hình 4.2. Múi bưởi đỏ huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình .................................................66

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Ý kiến của hộ khi vay vốn ..............................................................................69
Hộp 4.2 Mở rộng diện tích trồng bưởi Đỏ ....................................................................69
Hộp 4.3. Dấu hiệu của bệnh sâu vẽ bùa hại cây bưởi ...................................................70

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Minh Hải Thị Mỹ Hạnh
Tên luận văn: Phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình

Chun ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc, tỉnh
Hịa Bình, đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất bưởi đỏ tại địa phương trong thời
gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các cách tiếp cận khác nhau thông qua cán bộ quản lý và người dân
nhằm thu thập thơng tin một cách chính xác, xem xét mối tương quan và sự khác nhau
giữa các đối tượng để có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp.
Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua các tài liệu đã được thống kê và
công bố công khai tại huyện như báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, các số liệu thống
kê về diện tích, năng suất, sản lượng bưởi đỏ tại huyệ Tân Lạc. Thông qua điều tra thực
tế, tiến hành phỏng vấn trực tiếp tại các hộ thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi đã được
chuẩn hóa các tiêu chí phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh, Phương pháp phân tích ma trận SWOT, phương pháp chuyên gia. Qua nghiên cứu
thực trạng tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản
xuất bưởi đỏ, từ đó tìm ra giải pháp để phát triển bưởi đỏ tại địa bàn nghiên cứu trong
thời gian tới .
Kết quả chính và kết luận
Huyện Tân Lạc có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, trình độ canh
tác... phù hợp với việc phát triển các loại cây có múi, đặc biệt trong đó có cây Bưởi đỏ.
Để giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập việc phát triển sản xuất cây
bưởi đỏ là một nhu cầu khách quan của người dân địa phương đồng thời vừa phù hợp
với định hướng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp của huyện, cây bưởi đỏ đã được
huyện Tân Lạc xác định là cây trồng chủ lực trong nghị quyết cải tạo vườn tạp... Phát

triển sản xuất bưởi đỏ là một vấn đề bức thiết và quan trọng không những đáp ứng nhu
cây của nhân dân, của thị trường trong và ngồi nước mà cịn là để khai thác tiềm năng
lợi thế so sánh của vùng núi, để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân

ix


dân trong vùng. Tăng nhanh sản phẩm cây ăn quả ở huyện Tân Lạc sẽ tạo điều kiện để
phát triển nơng nghiệp của huyện theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế tỉnh, hình thành cơ cấu nông - công nghiệp và dịch vụ theo hướng
cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa trên địa bàn huyện miền núi. Từ đó khẳng định bưởi đỏ
là loại cây trồng mang lại hiệu quả thiết thực cho họ.
Trong 5 năm vừa qua, diện tích, năng suất và sản lượng bưởi đỏ của huyện Tân
Lạc, tỉnh Hịa Bình liên tục tăng. Bưởi đỏ đã có thương hiệu sản phẩm, được nhiều
người tiêu dùng biết tới nhưng công tác quảng bá còn hạn chế. Lượng bưởi đỏ được các
hộ chủ yếu bán cho người thu gom và bán buôn chiếm đến 60,36% sản lượng.
Hộ sản xuất bưởi đỏ có quy mô vừa tại 3 xã đạt hiệu quả cao hơn các hộ quy mô
khác. Các chỉ tiêu đánh giá giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập hỗ hợp trên công
lao động cũng thu được tương đối cao. Điều này cho thấy sản xuất bưởi đỏ mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho hộ sản xuất, mang lại thu nhập cao cho hộ. Những thuận lợi
chính trong sản xuất bưởi đỏ là: điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện Tân Lạc và kỹ
thuật kinh nghiệm trồng bưởi đỏ của các hộ dân. Những khó khăn chính là: diện tích
trồng bưởi đỏ cịn phân bố cịn rải rác, thiếu quy hoạch. Thói quen thực hiện biện pháp
phòng trừ sâu bệnh bằng cách phun thuốc theo định kỳ... Chất lượng quả không đồng
đều, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lớn, chưa hướng tới xuất khẩu ra nước
ngồi. Giá thành của bưởi đỏ cịn có sự bấp bênh theo thời điểm thu hoạch, hệ thống
kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm còn yếu.
Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất bưởi đỏ: Điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế - xã hội, các biện pháp kỹ thuật canh tác với mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Để phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hồ Bình trong

thời gian tới cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp: i) Nhóm giải pháp về kỹ thuật; ii)
Nhóm giải pháp về vốn; iii) Nhóm giải pháp về thị trường; iv) Nhóm giải pháp liên
quan đến sản phẩm; v) Nhóm giải pháp liên quan đến các hộ gia đình; vi) Nhóm giải
pháp về thể chế, chính sách.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Minh Hai
Thesis title: Development of red pomelo production in Tan Lac district, Hoa Binh province
Major: Economic management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the assessment of the development of red pomelo production in Tan
Lac district, Hoa Binh province, it is proposed to develop solutions for the development
of local red pomelos in the coming time.
Materials and Methods
Using different approaches through manager staff and villagers to collect
information accurately, consider correlations and differences between subjects to have a
basis for proposing suitable measures.
Collecting primary and secondary data through published data of the district
such as production and business reports, statistics on area, productivity and yield of red
pomelo in Tan Lac district. Through field surveys, direct interviews were conducted
with households through the use of standardized questionnaires for research purposes.
The methodology used in this research includes: descriptive statistics,
comparative method, SWOT matrix analysis method, expert approach method. Based

on the research on the current status of strengths, weaknesses, opportunities and
challenges in the development of red pomelo production, then find solutions to develop
it in the research area in the future.
Main findings and conclusions
The producing of red pomelo - the main crop in the resolution to renovate the
mixed garden of Tan Lac district - is expected to bring various economic benefits for
the region, contributing to improving the lives of local people. The development of red
pomelo is in line with the development orientation of the district agricultural economy,
contributing to the transformation of the provincial economy, forming the agroindustrial structure and services towards industrialization and modernization.
In the past 5 years, the area, productivity and yield of red pomelos of Tan Lac
district, Hoa Binh province has continuously increased. Red pomelos have a brand name,
which is well known by many consumers, but the promotion is still limited. Red pomelos
have been mainly sold to collectors and wholesalers, accounting for 60.36% of production.

xi


The medium scale households producing red pomelos in the three communes
have higher efficiency than other households. The indicators of production value, value
added and labor income are also relatively high. This indicates that the production of
red pomelo brings economic efficiency and high income to the households. The main
advantages in producing red pomelos are: the weather conditions, the soil of Tan Lac
district and the experienced red pomelo farmers. The main difficulties are: the area of
red grapefruit is still scattered, lack of planning; The habit of taking measures to prevent
pests and diseases by spraying periodically... Fruit quality has not been uniform and met
the needs of large markets. Production has not towarded export to foreign markets. The
price of red pomelos has been also uncertain due to the harvest time and weak
distribution channel system and consumption.
Factors influencing the development of red pomelo production include:
natural conditions, socio-economic conditions, cultivation techniques with different

levels of influence.
In order to develop the production of red pomelos in Tan Lac district, Hoa Binh
province in the future, the following solutions should be implemented in a synchronous
manner: i) group of technical solutions; ii) group of capital solutions; iii) group of
market solutions; iv) group of solutions related to products; v) group of solutions related
to households; vi) Group of institutional and policy solutions.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ăn quả có múi đã được tỉnh Hịa Bình xác định là một trong ba loại
cây chủ lực trong quá trình thực hiện tái cơ cấu sản xuất nơng nghiệp. Diện tích
cây ăn quả có múi của cả tỉnh đến năm 2015 là 4.695ha. Diện tích trồng bưởi đạt
1.875ha, trong đó diện tích bưởi đỏ đạt 860ha và được trồng khá tập trung, có
điều kiện thuận lợi để phát triển thương hiệu sản phẩm. Bưởi đỏ ở Hịa Bình đã
có tuổi đời đến 34 năm, là sản phẩm lai hữu tính có nguồn gốc từ vùng Tân Lạc
và là cây bản địa của địa phương có chất lượng ưu việt so với các giống bưởi
khác (UBND huyện Tân Lạc, 2017).
Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nơng nghiệp mà q trình
xây dựng Nơng thơn mới huyện Tân Lạc đã có được những bước chuyển mình
tích cực. Trong đó, điển hình là việc đẩy mạnh cải tạo vườn tạp trồng các loại cây
ăn quả có giá trị kinh tế cao - góp phần xóa đói, giảm nghèo, làm giàu cho người
dân, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện Tân Lạc. Hiện nay, tồn
Huyện có 46.662,2ha đất nơng nghiệp trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như:
bưởi diễn, bưởi đỏ, bưởi da xanh, cam, quýt, táo, ổi… Trong đó, cây bưởi được
trồng ở xã Đơng Lai, Thanh Hối, Tử Nê đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu
nhập trung bình 500 - 600 triệu đồng/ha, cam, quýt Nam Sơn 300-400 triệu

đồng/ha. Phát triển sản xuất bưởi đỏ đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển
ngành nông nghiệp của huyện, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
tăng nhanh giá trị sản phẩm, phát triển một nền nông nghiệp ổn định, từng bước
thực hiện tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn. Đây
là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Tân Lạc, ngoài hiệu quả kinh tế,
phát triển sản xuất bưởi đỏ cịn có khả năng thu hút khách thăm quan, học tập, du
lịch cộng đồng nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường và bảo vệ sức khỏe người
dân (UBND huyện Tân Lạc, 2017).
Tân Lạc là một huyện miền núi tỉnh Hịa Bình, cửa ngõ đi lên vùng Tây
Bắc với lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
phát triển sản xuất sản các loại cây ăn quả. Tuy nhiên, quá trình sản xuất cây
bưởi đỏ ở huyện Tân Lạc còn nhiều vấn đề bất cập như: Sản xuất quy mô nhỏ,

1


manh mún, phân tán, thiếu quy hoạch thành các vùng sản xuất tập trung. Các tiến
bộ kỹ thuật chưa được chú ý, nên chất lượng bưởi đỏ ở các quy mô rất khác
nhau. Sản xuất và tiêu thụ chủ yếu là hộ nông dân, tự phát, các kênh phân phối
nhỏ và hẹp đôi khi chưa tới được người tiêu dùng, một số thị trường tiêu thụ bưởi
đỏ theo liên kết chuỗi mới bắt đầu được thiết lập. Người sản xuất vẫn bị thiệt do
tư thương ép giá, người tiêu dùng thì chưa chọn đúng được loại bưởi cần mua.
Ngồi ra, cán bộ hỗ trợ trong quá trình hỗ trợ, thúc đẩy cho người trồng bưởi đỏ
là cán bộ chưa chuyên sâu, thiếu cán bộ chuyên trách, chưa quan tâm nhiều đến
quản lý thị trường đầu vào và đầu ra, công tác bảo quản và tiêu thụ còn nhiều bất
cập, kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cịn hạn chế gây khó khăn cho hoạt động hỗ
trợ thúc đẩy phát triển.
Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển
sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi đỏ ở huyện Tân
Lạc, tỉnh Hịa Bình, đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất bưởi đỏ tại địa
phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
bưởi đỏ.
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bưởi
đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình thời gian qua.
Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện trong
thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa
bàn huyện Tân Lạc ?
Những giải pháp gì cần đề xuất nhằm phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa
bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới?

2


1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát
triển sản xuất bưởi đỏ.
Đối tượng khảo sát: các hộ gia đình trồng bưởi đỏ, các tổ chức, cá nhân,
cơ chế chính sách có liên quan đến sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc,
tỉnh Hịa Bình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu, luận giải, hệ thống, làm rõ cơ sở lý luận
và thực tiễn phát triển sản xuất sản phẩm bưởi những năm qua ở Việt Nam.
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi đỏ
trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình. Tập trung vào các hộ nông dân ở 3
xã là Đông Lai, Thanh Hối và Tử Nê.
+ Phân tích những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, cơ hội và thách
thức, những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu giải quyết nhằm phát triển sản xuất
bưởi đỏ trong thời gian tới.
+ Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm
phát triển sản xuất bưởi đỏ theo hướng bền vững.
- Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập, phân tích, xử lý từ năm 2010
đến nay và số liệu điều tra hộ nông dân.
* Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện ở 3 xã là Đông Lai, Thanh Hối và Tử Nê đây
là 3 xã trồng bưởi đỏ sớm nhất, có diện tích cây bưởi đỏ lớn nhất huyện Tân
Lạc, tỉnh Hịa Bình.
* Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp thu thập từ 2010 – 2017
- Số liệu sơ cấp thu thập từ 2015 - 2017
- Đề xuất giải pháp thực hiện đến năm 2022.

3


1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận: Huyện Tân Lạc có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đất đai,
khí hậu, trình độ canh tác... phù hợp với việc phát triển các loại cây có múi, đặc
biệt trong đó có cây bưởi đỏ. Đề tài đã góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và
thực tiễn đến vấn đề sản xuất cât có múi và cây bưởi đỏ tại huyện Tân Lạc, tỉnh
Hịa Bình.

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đã làm rõ được thực trạng sản xuất và tiêu
thụ bưởi đỏ Tân Lạc. Bưởi đỏ là một thế mạnh của Tân Lạc và được khẳng định
trong quy hoạch phát triển kinh tế của huyện Tân Lạc, tỉnh Hịa Bình. Trong 5
năm vừa qua, diện tích, năng suất và sản lượng bưởi đỏ liên tục tăng. Bưởi đỏ đã
có thương hiệu sản phẩm, được nhiều người tiêu dùng biết tới nhưng cơng tác
quảng bá cịn hạn chế. Lượng bưởi đỏ được các hộ chủ yếu bán cho người thu
gom và bán buôn chiếm đến 60,36% sản lượng. Kết quả sản xuất bưởi đỏ ở
huyện Tân Lạc là tương đối cao.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến triển sản xuất
bưởi đỏ trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới cần áp
dụng đồng bộ nhiều giải pháp: i) Nhóm giải pháp về kỹ thuật; ii) Nhóm giải pháp
về vốn; iii) Nhóm giải pháp về thị trường; iv) Nhóm giải pháp liên quan đến sản
phẩm; v) Nhóm giải pháp liên quan đến các hộ gia đình; vi) Nhóm giải pháp về
thể chế, chính sách.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI ĐỎ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Nội dung khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo Malcom (1983), phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ
bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành
công nghiệp tạo ra, sự đơ thị hố, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia
trong quá trình tạo ra các thay đổi trên.
Theo tác giả Raman Weitz (1995): “Phát triển là một quá trình thay đổi

liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội”.
Khái niệm về phát triển trong phép biện chứng duy vật, dùng để chỉ quá
trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ
cao hơn. Theo từ điển Tiếng Việt phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến
đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp. Mặt
khác phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực. Bất
cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: sự tăng lên
về cả chất và lượng; sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ chức; sự
thay đổi về thị trường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự (Nguyễn Công
Tiệp, 2011).
Phát triển là một quá trình tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ
nơi đâu đều được thoả mãn nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hoá và
dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng
những thành tựu về văn hố và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường
sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo
an ninh lương thực, an tồn, khơng có bạo lực (Lê Văn Diễn, 1991).
Theo Gerard (1993), phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thoả mãn
các nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản. Ở đây, phát triển được xem là một quá

5


trình và một xã hội được coi là phát triển khi xã hội đó thoả mãn các nhu cầu cơ
bản. Định nghĩa này không chỉ bao hàm nội dung kinh tế mà cịn có nội dung xã
hội. Nếu chỉ tiêu thu nhập bình quân/người thể hiện sức sản xuất của xã hội thì
cách xem phát triển ở đây nhấn mạnh tới việc xã hội sử dụng những nguồn của
cải đó như thế nào để thoả mãn những nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản.
Raman Weitz (1995) cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những

thành quả tăng trưởng trong xã hội”. Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm với
ý nghĩa rộng hơn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ
thống giá trị con người, phát triển là : “Sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính
trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con
người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với cộng đồng…”.
Khi nghiên cứu phát triển ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng, phát
triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao
hàm nâng cao các chuẩn mức sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự
bình đẳng về các cơ hội (Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà, 2005). Ngồi ra,
việc đảm bảo các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của
phát triển. Tăng trưởng kinh tế mới chỉ thể hiện một phần, một yếu tố chưa đầy
đủ của sự phát triển.
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh
tế trong một thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mơ sản
lượng sản phẩm, sự hồn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng
mọi mặt của cuộc sống.
Các quá trình phát triển đã thể hiện một dấu hiệu tốt là sự tăng thu nhập,
tăng vốn, tăng năng suất; tuy nhiên phải trả giá cao cho sự phát triển, tăng trưởng
trong quá trình thay đổi cơ cấu, hiện đại hoá, quốc tế hoá và phát triển rộng khắp
do có xung đột giữa các khu vực. Ví dụ, nơng nghiệp phải mất đất cho cơng
nghiệp và dịch vụ; xung đột giai cấp công nhân, nông dân và các chủ đất với các
nhà kinh doanh tư bản, các chủ sở hữu các công ty công nghiệp và dịch vụ. Năng
suất này có được là do những biến đổi cơ bản về công nghệ nhưng chỉ đưa lại lợi
cho những người này và mất mát cho những người khác (Nugent, 1991).
Tóm lại, phát triển là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về
qui mơ số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của nền

6



kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích cuối cùng đó là
tăng hiệu quả kinh tế.
2.1.1.2. Sản xuất và phát triển sản xuất
Sản xuất là một q trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ra
những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội (tiêu dùng cho sản xuất, đời sống,
tích lũy và xuất khẩu).
Như vậy, sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong
sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có
nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục
vụ cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác và tận
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là chủ yếu (dẫn theo Nguyễn Cơng Tiệp, 2011).
Q trình sản xuất là q trình các nguồn đầu vào được kết hợp theo các
cách thức nhất định nhằm tạo ra các sản phẩm hữu ích (đầu ra) theo nhu cầu của
xã hội. Trong phạm vi nền kinh tế, sản lượng đầu ra đó là tổng sản phẩm quốc
nội (GDP).
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về
quy mơ sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ
cấu các mặt hàng. Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều
rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: tức là huy động mọi nguồn lực vào
sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹ thuật
mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo ra
những mặt hàng mới.
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu
ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố, chun mơn hố, hiệp tác hoá nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực (Lê

Văn Diễn và Nguyễn Đình Long, 1991).
Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của bất
kì nền kinh tế hay một doanh nghiệp nào. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp,

7


mỗi thời kì, sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của các
nước cũng như của các doanh nghiệp là thời kì đầu của sự phát triển thường
tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau đó tích luỹ thì chủ yếu phát triển
theo chiều sâu.
Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng. Sự
khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu
của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hoá cơ sở
vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải
phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích luỹ vốn.
Như vậy, bất kì một doanh nghiệp, một quốc gia nào muốn phát triển thì
địi hỏi phải phát triển tồn diện cả chiều sâu và chiều rộng nhưng chú trọng phát
triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.
* Các mơ hình phát triển, phát triển sản xuất
Mơ hình phát triển của W.Rostow (dẫn theo Nguyễn Cơng Tiệp, 2011),
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế gồm 5 giai đoạn:
- Nền kinh tế truyền thống: Giai đoạn này sản xuất nơng nghiệp là chủ
yếu, q trình sản xuất diễn ra đơn sơ, lao động thủ công, sản xuất mang năng
tính chất tự cung, tự cấp và năng suất lao động thấp kém.
- Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Ở giai đoạn này hai khu vực kinh tế: kinh tế
truyền thống và kinh tế thị trường tồn tại song song; lực lượng lao động được
phân bổ lại, thị trường phát triển và mở rộng; có sự canh tranh nhưng chưa cao
và năng suất lao động đã được nâng cao.
- Giai đoạn cất cánh: cơ sở hạ tầng phát triển mạnh; hệ thống giao thông,

thông tin liên lạc phát triển. Trong xã hội xuất hiện nhiều nhân tố có tác dụng
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Giai đoạn trưởng thành: Nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển, cơ
cấu xã hội thay đổi. Mức đầu tư trong sản phẩm quốc dân ròng chiếm từ 1020%. Ngành công nghiệp đã bước sang giai đoạn “trưởng thành” hiện đại. Đời
sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Các doanh nghiệp tham
gia vào công việc quản lý kinh tế nhà nước, điều khiển sự phát triển kinh tế, xã
hội đất nước.
- Giai đoạn tiêu dùng cao: Giai đoạn này công nghiệp đã phát triển cao,

8


kinh tế xã hội đã đạt đến mức phát triển, các nhu cầu của con người đã được đáp
ứng đầy đủ.
Trong 5 giai đoạn thì giai đoạn cất cánh là trọng tâm, là then chốt nhất tạo
nên bước ngoặt cho sự phát triển.
Mơ hình phát triển của Lewis (dẫn theo Nguyễn Cơng Tiệp, 2011), nền
kinh tế đang phát triển có hai khu vực:
- Khu vực nông thôn truyền thống: Nền kinh tế khu vực này mang tính
chất tự cung tự cấp. Dân số các nước kém phát triển phần lớn tập trung ở khu vực
này. Năng suất cận biên khu vực này bằng khơng, cho nên lao động đó là “thặng
dư” có nghĩa là số lao động đó có rút ra khỏi khu vực nơng thơn truyền thống thì
sản lượng nông nghiệp vẫn không giảm.
- Khu vực thành thị công nghiệp hiện đại: Khu vực này có năng suất lao
động cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn truyền thống. Lao động khu vực
này từ khu vực nông thôn truyền thống chuyển sang. Mơ hình này thể hiện sự
chuyển dịch lao động, sự tăng trưởng sản lượng và lao động được sử dụng có
hiệu quả trong khu vực.
Q trình chuyển đổi từ khu vực nông nghiệp truyền thống sang khu vực
công nghiệp hiện đại thể hiện sự thay đổi cơ cấu và sự phát triển.

2.1.1.2. Khái niệm về phát triển nông nghiệp
Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời sống kinh tế
và xã hội. Phát triển nơng nghiệp thể hiện q trình thay đổi của nền nông nghiệp
ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về
lượng và chất. Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất khơng
những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm dịch vụ), đa dạng hơn về chủng loại và
phù hợp về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu
cầu của xã hội về nông nghiệp (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
Như vậy, phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng - chiều rộng và về
chất - chiều sâu, đồng thời phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền nơng
nghiệp, sự thích ứng của nơng nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người
dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bố của cải và tài nguyên giữa
các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành
kinh tế khác. Phát triển nông nghiệp bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức, thể chế
và môi trường.

9


2.1.2. Nội dung phát triển sản xuất bưởi đỏ
Bưởi đỏ là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người
sản xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số cây
ăn quả khác. Vì vậy, việc phát triển sản xuất bưởi đỏ sẽ đưa giá trị của ngành
nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất lượng cao
của người tiêu dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nông nghiệp là tỷ trọng
các nơng sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hoá lớn tăng lên. Phát triển sản xuất cây
ăn quả nói chung, cây bưởi đỏ nói riêng góp phần làm cho ngành công nghiệp
chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho một phần lao động nông
nghiệp ở khu vực nông thôn trở thành công nhân, thực hiện chủ trương chuyển
dịch lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp của Đảng và Nhà nước; đồng

thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng, quanh năm cho nhân dân. Phát triển
sản xuất bưởi đỏ cịn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh thái thúc đẩy
ngành du lịch dịch vụ nơng nghiệp phát triển như tham quan mơ hình, du lịch
miệt vườn, nghỉ dưỡng… Việc phát triển sản xuất bưởi đỏ cịn thúc đẩy việc tìm
tịi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (Phòng Nơng nghiệp &
PTNT huyện Tân Lạc, 2017).
Tóm lại, phát triển sản xuất bưởi đỏ có thể hiểu là một quá trình lớn lên
(tăng tiến) về mọi mặt của quá trình sản xuất bưởi đỏ. Trong đó bao gồm cả sự
tăng lên về quy mô sản lượng và chất lượng sản phẩm bưởi đỏ. Phát triển sản
xuất bưởi đỏ bao gồm phát triển tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị cây bưởi
đỏ. Muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống, khoa
học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động, tăng đầu tư thâm
canh, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm
ngày càng hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước tương
lai hướng tới xuất khẩu quả bưởi đỏ, thu hút được nhiều việc làm cho người lao
động, đảm bảo phát triển sản xuất cây bưởi đỏ một cách bền vững.
Phát triển sản xuất bưởi đỏ có thể hiểu là một q trình lớn lên về mọi mặt
của quá trình sản xuất bưởi đỏ trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm sự
tăng lên về quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm bưởi đỏ. Phát triển sản xuất
bưởi đỏ bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo
chiều sâu (Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc, 2017).
a. Phát triển sản xuất theo chiều rộng: tức là huy động mọi nguồn lực vào

10


sản xuất như tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động, áp dụng khoa học công nghệ
mới vào canh tác để tăng diện tích, năng suất bưởi, tăng số hộ trồng bưởi,…
b. Phát triển sản xuất theo chiều sâu: nghĩa là phát triển sản xuất bưởi
đỏ bằng cải tiến tổ chức sản xuất bưởi đỏ, sử dụng và phân công lại lao động,

sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực giúp tăng giá bán, giảm chi phí sản
xuất bưởi đỏ giúp tăng thu nhập cho người trồng bưởi. Phát triển theo chiều
sâu còn là tăng mối các mối liên kết trên thị trường giúp mở rộng thị trường
tiêu thụ bưởi đỏ.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của
bất kì nền kinh tế hay một doanh nghiệp nào. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh
nghiệp, mỗi thời kì, sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của
các nước cũng như của các doanh nghiệp là thời kì đầu của sự phát triển
thường tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau đó tích luỹ thì chủ yếu phát
triển theo chiều sâu.
Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng. Sự
khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu
của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hoá cơ sở
vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải
phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích luỹ vốn.
Như vậy, bất kì một một quốc gia, doanh nghiệp nào muốn phát triển thì
địi hỏi phải phát triển tồn diện cả chiều sâu và chiều rộng nhưng chú trọng phát
triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất bưởi đỏ
Đặc điểm kinh tế: đời sống kinh tế cây Bưởi tương đối dài, khoảng 15
năm hoặc có thể hơn. Do vậy những biện pháp cơ bản trong khâu trồng mới:
chọn giống, làm đất, bón phân, trồng xen cây ngắn ngày cải tạo đất cũng như các
giải pháp về chính sách kinh tế tác động đến cây bưởi là rất quan trọng, nếu làm
tốt thì cây Bưởi se có khả năng làm cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt.
Sản xuất Bưởi là một trong những cây trồng có khả năng sinh lời cao trong sản
xuất nơng nghiệp vì (Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc, 2017):
Chu kỳ kinh doanh của cây bưởi lâu năm, ít phải trồng mới so với một số
cây trồng khác, trong cùng điều kiện sản xuất như nhau thì sản xuất bưởi cho
hiệu quả cao hơn.


11


Về sản xuất Bưởi 01 ha với năng xuất khoảng 30.000 - 40.000 quả/ha, giá
thị trường hiện nay khoảng 25.000 đồng/quả.
Bưởi đỏ có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều ứng dụng trong y học cổ
truyền của dân tộc. Do mỗi vùng trồng bưởi đỏ có loại đất, kỹ thuật canh tác, chăm
sóc và nhân giống, năng suất, chất lượng quả khác nhau. Để sinh trưởng, phát triển
và giữ được các đặc tính nơng sinh học, năng suất và phẩm chất của giống cây trồng,
hầu như tất cả các quá trình hoạt động của cây đều có sự tham gia của các chất điều
hoà sinh trưởng. Tùy thuộc vào từng loại chất mà chúng có thể tham gia vào các quá
trình cơ bản như: điều khiển quá trình sinh trưởng; điều khiển quá trình phát triển và
điều chỉnh quá trình hóa già của các bộ phận trên cây.
Trong q trình sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất, phẩm chất thì các
chất dinh dưỡng có vai trị quan trọng đối với cây trồng. Các chất này được người
trồng cung cấp cho cây vào đất qua rễ hấp thụ cung cấp cho cây, người trồng vẫn có
thể cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây bằng cách phun qua lá. Biện pháp này có
tác dụng bổ sung nhanh chóng một vài yếu tố cần thiết cho cây nhằm hạn chế kịp
thời tác động xấu do thiếu chúng gây ra (Đường Hồng Dật, 2000).
Theo Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc (2017) thì đặc điểm kỹ
thuật sản xuất cây bưởi đỏ:
Về hình dáng sản phẩm bưởi đỏ là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có tán
hình mâm xơi; cây trưởng thành 5-7 tuổi có chiều cao trung bình 3,5 - 5,5m,
đường kính tán 5,5 - 7m. Bưởi đỏ là lồi cây sinh trưởng trải qua 2 thời kỳ: thời
kì kiến thiết cơ bản và thời kì kinh doanh. Giai đoạn kiến thiết cơ bản thường dài
3 – 4 năm, chỉ có chi phí mà chưa có thu hoạch. Giai đoạn kinh doanh dài, ngắn
với năng suất và sản lượng tăng dần theo tuổi cây và mật độ trồng đến đỉnh cao
rồi lại giảm dần. Về mặt hình thái quả, bưởi đỏ hình dáng giống các loại bưởi
khác, trọng lượng 700 - 2.000 g/quả. Khi chín có mùi thơm hấp dẫn, mã quả đẹp,
tép quả và nước có màu đỏ, màu sắc và hình dáng đẹp, vị đậm khơng the, đắng

ngay cả khi bưởi chưa chín.
Bưởi là một trong những trái cây chứa nhiều vitamin, nó khơng chỉ dễ ăn,
vị ngọt mát mà cịn chứa rất ít calorie, bưởi cịn giúp bạn có được làn da đẹp và
có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, phòng và chữa một số bệnh như cao huyết áp, đau
dạ dày, tiểu đường… Bưởi có chứa đường, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1,
B2, C, PP và tinh dầu nằm ở vỏ, thành phần chủ yếu là xitronelol. Hạt bưởi chứa

12


×