Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện hải hà tỉnh quảng ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM VĂN KIÊN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Ngọc Hướng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời
tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện luận văn này tôi luôn chấp hành đúng
mọi quy định của nơi thực tập.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn



Phạm Văn Kiên

i


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn chân thành, tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô
giáo trong khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng tồn thể các
thầy cơ giáo trực tiếp tham gia giảng dạy, tận tình giúp đỡ tơi trong 6 năm học vừa qua.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình của TS. Lê Ngọc Hướng, Bộ mơn Phân tích định lượng, khoa Kinh tế
và PTNT đã hết lịng, nhiệt tình giúp đỡ tơi suốt thời gian thực tập và hồn thành luận
văn tốt nghiệp.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo các xã, thị trấn, lãnh đạo huyện Hải
Hà, các Doanh nghiệp, các cô chú, anh chị trong UBND huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực tập tại huyện.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã khích lệ,
cổ vũ, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn thực tập tốt nghiệp này.
Trong q trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận
văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy Cô và bạn bè. Tuy
nhiên, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân cịn nhiều hạn chế
nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan
tâm đóng góp ý kiến của Thầy Cơ và các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Văn Kiên


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5

2.1.1.

Những vấn đề chung ........................................................................................... 5

2.1.2.

Đặc điểm sản xuất chè ........................................................................................ 7

2.1.3.


Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chè ..................................................... 8

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè ........................................... 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 18

2.2.1.

Tình hình sản xuất chè trên thế giới ................................................................. 18

2.2.2.

Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam .................................................................. 21

2.2.3.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan và bài học kinh nghiệm.......................... 23

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 26

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Hải Hà ........................... 26


iii


3.1.2.

Tình hình sử dụng đất của huyện ...................................................................... 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 37

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 37

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................................ 38

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 38

3.2.5.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 43
4.1.

Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ............ 43

4.1.1.

Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng chè trên địa bàn huyện Hải Hà 43

4.1.2.

Diện tích, năng xuất, sản lượng chè nguyên liệu của các hộ điều tra ............... 45

4.1.3.

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ................................................................ 46

4.1.4.

Tình hình đầu tư, chi phí sản xuất chè của các hộ điều tra ............................... 47

4.1.5.

Kết quả phát triển tiêu thụ chè nguyên liệu trong hộ nông dân ........................ 51

4.1.6.

Kết quả và hiệu quả sản xuất chè nguyên liệu của các hộ điều tra ................... 53


4.1.7.

Kết quả và hiệu quả sản xuất chè thành phẩm của các hộ điều tra ................... 57

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè của các hộ điều tra69

4.2.1.

Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 69

4.2.2.

Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 74

4.2.3.

Đánh giá chung ................................................................................................. 79

4.3.

Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà,
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................... 82

4.3.1.

Nhóm giải pháp về quy hoạch, tổ chức ............................................................ 84


4.3.2.

Nhóm giải pháp về đầu tư, khoa học cơng nghệ............................................... 86

4.3.3.

Nhóm giải pháp về tập huấn, kỹ thuật, hỗ trợ .................................................. 87

4.3.4.

Nhóm giải pháp về liên kết, chế biến, tiêu thụ ................................................. 89

4.3.5.

Một số giải pháp khác ....................................................................................... 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 97

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99
Phụ lục ........................................................................................................................ 101

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật

HĐNN

Hợp đồng nông nghiệp

KHCN

Khoa học công nghệ

KTHT

Kinh tế - Hạ tầng

NHCN

Nhãn hiệu chứng nhận


NHHH

Nhãn hiệu hàng hóa

NNHĐ

Nơng nghiệp hợp đồng

NN-PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

QTKT

Quy trình kỹ thuật

SX & KD

Sản xuất và kinh doanh

TCĐLCL

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

QM

Quy mơ

KTCB

Kiến thiết cơ bản

QMTB

Quy mơ trung bình

VA

Gía trị gia tăng

IC

Chi phí trung gian

GO

Gía trị sản xuất


NPV

Gía trị hiện tại thuần

IRR

Tỷ suất nội hoàn

NXB

Nhà xuất bản

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới 50 năm qua ............. 19
Bảng 2.2. Diễn biến diện tích, năng suất sản lượng một số nước trồng chè chính trên
thế giới năm 2009 ......................................................................................... 20
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của huyện Hải Hà .................................. 31
Bảng 3.2. Phân loại đất của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ...................................... 32
Bảng 3.3. Đặc điểm nơng hóa của đất trồng chè tại huyện Hải Hà .............................. 36
Bảng 3.4. Thu thập thông tin thứ cấp ........................................................................... 37
Bảng 4.1. Cơ cấu các giống và diện tích chè hiện tại của huyện Hải Hà ..................... 43
Bảng 4.2. Năng suất, sản lượng và giống chè tại huyện Hải Hà năm 2018 ................. 44
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè nguyên liệu trong các nhóm hộ điều tra
trên địa bàn huyện năm 2018 ....................................................................... 45
Bảng 4.4. Thông tin chung về hộ điều tra .................................................................... 46
Bảng 4.5. Chi phí bình qn cho 1 ha chè kiến thiết cơ bản và kinh doanh của các hộ
điều tra.......................................................................................................... 48

Bảng 4.6. Mức độ đầu tư hàng năm cho 1 ha chè nguyên liệu của các hộ nông dân
năm 2018 .......................................................................................... 50
Bảng 4.7. Sản lượng, giá bình quân thu mua chè nguyên liệu trên địa bàn huyện Hải
Hà năm 2016-2018 ....................................................................................... 52
Bảng 4.8. Quy mô của các hộ chế biến và kinh doanh chè Hải Hà .............................. 53
Bảng 4.9. Thị trường tiêu thụ chè thành phẩm tại Hải Hà ............................................ 53
Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trồng chè cho 1 ha năm 2018
(tính BQ cho hộ) .......................................................................................... 54
Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế theo giống chè tính cho 1 ha tại huyện Hải Hà
năm 2018 ...................................................................................................... 55
Bảng 4.12. Kết quả và hiệu quả kinh tế theo tuổi chè của huyện Hải Hà năm 2018 ..... 56
Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả kinh tế theo quy mô sản xuất của hộ ........................... 57
Bảng 4.14. Kết quả sản xuất chè búp khô qua 3 năm 2016 – 2018 của 4 doanh nghiệp
chè - huyện Hải Hà....................................................................................... 59
Bảng 4.15. Kết quản sản xuất kinh doanh chè thành phẩm tại Công ty TNHH Thuấn
Quỳnh năm 2018 (tính 1kg chè thành phẩm) ............................................... 60

vi


Bảng 4.16. Kết quả sản xuất kinh doanh chè thành phẩm tại Công ty TNHH MTV chè
Quảng Long, Nhà máy chế biến chè Dũng Nga và nhà máy chế biến chè
Khiêm Thu năm 2018 (tính 1kg chè khơ thành phẩm) ................................ 60
Bảng 4.17. So sánh hiệu quả sản xuất chè nguyên liệu so với sản xuất gỗ nguyên liệu
trên địa bàn huyện Hải Hà năm 2018 ........................................................... 61
Bảng 4.18. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè nguyên liệu và sản xuất mía nguyên
liệu (tính cho 1 ha) năm 2018 ...................................................................... 62
Bảng 4.19. Các nội dung liên kết trong sản xuất chè nguyên liệu giữa các hộ nông dân
với Nhà máy chế biến chè ............................................................................ 63
Bảng 4.20. Liên kết ngang của các hộ nông dân sản xuất chè nguyên liệu trên địa

bàn huyện .......................................................................................... 64
Bảng 4.21. Đánh giá lợi ích trong sản xuất chè nguyên liệu của nhóm hộ liên kết và
nhóm hộ khơng liên kết ................................................................................ 65
Bảng 4.22. Tình hình xóa đói giảm nghèo trong q trình sản xuất chè nguyên liệu trên
địa bàn huyện Hải Hà qua 3 năm (2016-2018) ............................................ 65
Bảng 4.23. Tình hình lao động, việc làm trong sản xuất chè nguyên liệu trên địa bàn
huyện Hải Hà qua 3 năm (2016-2018) ......................................................... 67
Bảng 4.24. Cơ cấu cây che bóng mát cho chè nguyên liệu ............................................ 68
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới sản xuất chè nguyên liệu của hộ
nông dân ........................................................................................... 70
Bảng 4.26. Tỷ lệ phần trăm phân cấp chè nguyên liệu ................................................... 70
Bảng 4.27. Tiêu chí cảm quan để lựa chọn chè nguyên liệu đưa vào chế biến .............. 71
Bảng 4.28. Trang thiết bị trong sản xuất chè búp khô tại các hộ điều tra ...................... 72
Bảng 4.29. Kỹ thuật chế biến và bảo quản chè của các hộ điều tra................................ 74
Bảng 4.30. Phân tích SWOT đối với kênh bán hàng thứ nhất........................................ 76
Bảng 4.31. Phân tích SWOT đối với kênh bán hàng thứ hai................................................. 77
Bảng 4.32. Phân tích SWOT đối với kênh bán hàng thứ ba .................................................. 78
Bảng 4.33. Hộ nông dân mua vật tư tại các đại lý .......................................................... 79
Bảng 4.34. Diện tích chè nguyên liệu quy hoạch đến năm 2030 ................................... 84
Bảng 4.35. Mơ hình hợp đồng nông nghiệp đối với ngành hàng chè............................. 92

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các bước tiến hành quy hoạch ....................................................................... 10
Hình 3.1. Vị trí địa lý của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ........................................... 26
Hình 3.2. Các đơn vị hành chính huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ................................ 27
Hình 3.3. Vị trí địa lý của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ........................................... 29
Hình 3.4. Phẫu diện đặc trưng đất trồng chè huyện Hải Hà ........................................... 35

Hình 4.1. Bản đồ vùng sản xuất chè huyện Hải Hà ........................................................ 85
Hình 4.2. Sơ đồ tỷ trọng chè nguyên liệu theo hộ sản xuất trong huyện Hải Hà ................ 92

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Văn Kiên
Tên luận án: Phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
- Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, từ
đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian tới.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: (i) Tiếp cận có sự tham gia; (ii) Tiếp cận theo các loại

hình tổ chức kinh tế.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Dựa vào điều kiện tự nhiên, quy mơ diện

tích. Tác giả chọn huyện Hải Hà làm địa bàn nghiên cứu vì đây là một huyện có diện
tích rộng nhất tỉnh, với điều kiện khí hậu, thời tiết phù hợp cho việc phát triển sản xuất
chè. Các xã được chọn là những xã có sản phẩm chè thể hiện thế mạnh của huyện. tác
giả chọn mỗi 3 xã để khảo sát các hộ nông dân sản xuất chè nguyên liệu.
- Phương pháp phân bổ số lượng mẫu cho các xã được thực hiện theo phương
pháp chọn mẫu điển hình tỷ lệ. Các đơn vị mẫu được chọn ra từ các xã theo phương

pháp chọn ngẫu nhiên để tiến hành điều tra, lấy ý kiến nhận xét đánh giá.
- Phương pháp thu thập thông tin

+Thông tin thứ cấp: Thu thập từ những tài liệu có liên quan về quy hoạch, đầu
tư, sản xuất, thị trường tiêu thụ, dân số, lao động, đất đai…
+Thông tin sơ cấp: Việc chọn hộ để điều tra căn cứ vào cách chọn ngẫu nhiên có
sự tham gia của cán bộ địa phương. Tiến hành điều tra 100 hộ thuộc 3 xã trong huyện.
là những thông tin mới, được thu thập bằng các phương pháp chủ yếu là điều tra thông
qua phiếu phỏng vấn và phỏng vấn sâu các đối tượng.
- Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin
+ Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu điều tra, phương pháp phân tích
+ Phương pháp thống kê mơ tả; phương pháp so sánh
+ Công cụ xử lý: Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel
- Kết quả chính và kết luận
Trong luận văn, lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè đã được luận giải

ix


và làm sáng tỏ, từ đó khung phân tích phát triển sản xuất chè đã được phát triển để làm
cơ sở nghiên cứu luận văn.
Trong luận văn, các thông tin số liệu về thực trạng phát triển sản xuất chè tại
huyện Hải Hà trong thời gian qua đã được bổ sung và cập nhật. Cụ thể diện tích, năng
suất, sản lượng chè nguyên liệu tính đến tháng 12/2018 diện tích chè nguyên liệu là
982,5 ha trong đó. Cơ cấu giống khá đa dạng: Trung du 324,1 ha (32,99%); LDP1 và
LDP2 323,8 ha (32,96%); chè Thúy Ngọc 283,5 ha (28,85%); chè Phúc Vân Tiên 27,5
ha (2,80% ); PT95 3,6 ha (0,37%) và chè Keo Am Tích (20 ha) (2,03%). Cơ cấu giống
chè đảm bảo hợp lý giữa giống chè mới và cũ đảm bảo tính đa dạng sinh học và tính bền
vững trong sản xuất chè nguyên liệu. Các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết trong
phát triển sản xuất chè trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua tuy còn nhiều hạn chế song

cũng đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho các hộ sản xuất chè. Tình hình sử dụng đầu vào
trong quá trình sản xuất chè cũng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn cịn
có những hạn chế như việc áp dụng khoa học cơng nghệ và kỹ thuật sản xuất chè cịn
chậm, việc hái chè bằng máy còn nhiều bất cập dẫn đến không đảm bảo đúng yêu cầu
của các công ty chè, việc quản lý chất lượng chè nguyên liệu còn nhiều hạn chế, chưa
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Luận văn cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản
xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà như điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển sản
xuất chè, công tác quy hoạch, kết cấu hạ tầng và dịch vụ công, nguồn lực và thị trường
tiêu thụ.
Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trên cơ sở những quan điểm,
chủ trương, chính sách của Nhà nước và của huyện Hải Hà, các nhóm giải pháp được đề
xuất bao gồm: (i). Điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến; (ii).
Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng; (iii). Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong sản
xuất chè; (iv) Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. (v). Tăng cường ứng dụng
tiến bộ khoa học trong sản xuất chè; (vi). Hỗ trợ tín dụng cho hộ nông dân sản xuất chè;
(vii). Củng cố và phát triển thị trường…

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Van Kien
Thesis title: Developing tea production in Hai Ha district, Quang Ninh province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
- Research Objectives

Assessing tea production situation in Hai Ha district, Quang Ninh province, thereby
proposing feasible solutions to develop tea production in research site in near future
- Materials and Methods
+ Approaching method: (i) Participatory approach; (ii) Economic organization
type approach.
+ Research site selection: Based on natural conditions, area and capacity. Hai Ha
is the largest district in the province, with favorable weather and climate conditions for
developing tea production. The selected communes are those with tea products that
demonstrate the district strengthen. There are three communes were selected to conduct
survey with producing raw tea farming households.
+ Allocating samples method was carried out according to the typical
proportional sampling method. The sample units were selected randomly from the
communes to conduct the survey, collected comments and assessment.
+ Secondary data: Collected from relevant documents on planning, investment,
production, consumption market, population, labor, and land
+ Primary data: 100 households in 3 communes in the district were selected
randomly with the participation of local officials to conducted survey by questionnaire
and in-depth interviews.
+ Descriptive and comparative statistical methods was used to analysis data with
Microsoft Excel tool; in addition, SWOT matrix analysis, cost-benefit analysis was
applied to estimate economic performance of tea production on household.
- Main findings and conclusions
The study clarified and interpreted theory and practice of tea production, from
which the analytical framework of tea production development has been developed
through the research.
The study had updated data on the current situation of tea production development
in Hai Ha district over the past time. Specifically, the area of tea material by December

xi



2018 was 982.5 ha. The variety structure is quite diverse: Midland 324.1 ha (32.99%);
LDP1 and LDP2 323.8 ha (32.96%); Thuy Ngoc tea 283.5 ha (28.85%); Phuc Van Tien tea
27.5 ha (2.80%); PT95 3.6 ha (0.37%) and Keo Am Tich tea (20 ha) (2.03%), which
ensures the rationality between new and old varieties to make biodiversity and sustainability
in raw tea production. Despite forms of organization and association on tea production in
the province in the past time has been limited, but it has partly removed difficulties for tea
producing households. Using of inputs in the tea production process also had positive
changes. However, there are still limitations such as the science and technology application
on tea production still slow, picking tea by machines remains some inadequate leading to
miss requirements of tea companies; The quality management of raw tea has some
limitations, that not ensuring food hygiene and safety.
The study indicated factors affecting tea production development in Hai Ha
district such as natural conditions, policies, planning, infrastructure and epidemic,
public services, resources and consumer markets.
To overcome remained issues and limitation on guidelines and policies of State
and Hai Ha district, the research proposed some feasible solution groups include: (i).
Adjust the planning of tea material areas for processing facilities; (ii) Increasing
investment in infrastructure; (iii). Training and developing human resources in tea
production; (iv) Promoting production linkages along the value chain. (v). Enhancing
the application of scientific advances in tea production; (vi). Crediting supported for tea
farmer households; (vii). Strengthening and developing tea market.

xii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hải Hà là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đất tự nhiên là
51.393,17 ha, diện tích đất nông nghiệp 39.236,05 ha, được tổ chức thành 15 xã và 1

thị trấn. Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng và dịch
chuyển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, thuỷ sản và tăng tỷ trọng công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, sản xuất nông lâm ngư nghiệp vẫn là lĩnh
vực mũi nhọn và chủ lực của huyện, đóng góp 32,6% GDP và thu hút 75,64% lực
lượng lao động chính (Chi cục Thống kê huyện Hải Hà, 2018).
Mặc dù chỉ chiếm 1,9% tổng diện tích đất tự nhiên và 2,47% diện tích đất
nông nghiệp nhưng cây chè được coi là một trong những cây trồng chủ lực của
ngành sản xuất nông nghiệp huyện Hải Hà. Cây chè đã thu hút khoảng 2.000 hộ
của 9 trên 15 xã trong huyện tham gia trồng (Quảng Long, Quảng Thịnh, Quảng
Sơn, Quảng Phong, Quảng Thành, Quảng Đức, Quảng Chính, Quảng Thắng và
Đường Hoa) và khoảng 300 cơ sở chế biến với quy mô khác nhau. Cây chè đã
góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người trồng và chế biến trong huyện (Chi
cục Thống kê huyện Hải Hà, 2018).
Diện tích trồng chè có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, từ
549,118 ha trước năm 2015 lên 982,5 ha năm 2018. Cơ cấu giống khá đa dạng:
Trung du 324,1 ha (32,99%); LDP1 và LDP2 323,8 ha (32,96%); chè Thúy Ngọc
283,5 ha (28,85%); chè Phúc Vân Tiên 27,5 ha (2,80% ); PT95 3,6 ha (0,37%) và
chè Keo Am Tích (20 ha) (2,03%). Điều này tạo ra nhiều loại chè thành phẩm với
giá bán và chất lượng khác nhau để thích ứng với nhu cầu tiêu dùng đa dạng. Tuy
nhiên, chè Hải Hà chưa có những sản phẩm chủ lực để mở rộng thị trường tiêu thụ
và nâng cao đời sống của người sản xuất (Chi cục Thống kê huyện Hải Hà, 2018).
Bên cạnh đó, sản xuất chè hiện nay của huyện Hải Hà vẫn còn một số tồn tại, cụ thể:
Năng suất chè nguyên liệu dao động rất lớn từ 50 - 90 tạ/ha do chất
lượng giống, kỹ thuật canh tác và thu hái, mức đầu tư không đồng đều giữa
các hộ sản xuất.
Chè của huyện Hải Hà hiện nay chủ yếu tiêu thụ ở dạng bán thành phẩm
nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Giá chè nguyên liệu và thành phẩm có sự chênh
lệch khá lớn ngay trong huyện, Năm 2016, giá chè nguyên liệu giao động từ

1



6.000 – 12.000 đồng/kg, chè thành phẩm từ 60.000 - 150.000 đồng/kg (Chi cục
Thống kê huyện Hải Hà, 2018).
Quy mô sơ chế và chế biến chè đa dạng, toàn huyện có 4 doanh nghiệp
lớn và khoảng 300 lị sao thủ công sơ chế nhỏ của các hộ trồng chè. Các doanh
nghiệp lớn đều chưa chú trọng đến chất lượng chè ngun liệu. Cơng nghệ và kỹ
thuật chế biến chè cịn lạc hậu và chưa đảm bảo ATTP. Chính vì vậy, chất lượng
chè chế biến không đồng đều, kém cạnh tranh và chưa đáp ứng u cầu về ATTP
(Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hải Hà, 2018).
Sản phẩm chè của Hải Hà vốn nổi tiếng với thương hiệu “Chè Đường
Hoa” từ những năm 50 của thế kỷ trước khi tham gia thị trường Đông Âu. Tuy
nhiên, đến nay thương hiệu này chưa phát huy được hiệu quả thương mại.
Hiện nay, sản phẩm chè của huyện được thương mại hóa khơng nhãn mác
hoặc có nhãn mác riêng nhưng đều khơng hợp chuẩn. Điều này gây khó khăn
cho việc nhận dạng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của chính người chế biến,
kinh doanh và trồng chè. Các nhãn mác hiện có chưa trở thành cơng cụ tiếp
cận thị trường có hiệu quả cho sản phẩm nổi tiếng “Chè Đường hoa” một thời
của huyện Hải Hà (Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn huyện Hải
Hà, 2018).
Diện tích và số hộ nông dân tham gia sản xuất chè lớn trong huyện Hải
Hà. Người dân huyện Hải Hà chủ yếu sống bằng nghề sản xuất chè. Vùng này có
điều kiện thuận lợi để sản xuất chè phát triển. Mặc dù được coi là cây trồng mũi
nhọn của huyện nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cho người trồng và chế biến chè
vẫn còn hạn chế. Cần phải nghiên cứu với một cách tiếp cận hệ thống để tìm ra
các yếu tố cản trở trong sản xuất chè tại huyện Hải Hà làm cơ sở khoa học và
thực tiễn để phát triển sản xuất chè Hải Hà. Trên cơ sở đó, việc triển khai luận
văn: “Phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh’’ là
cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng
Ninh, từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà,
tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển sản xuất chè.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản
xuất trên địa bàn huyện Hải Hà.
- Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh
Quảng Ninh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến phát triển sản xuất chè.
Đối tượng khảo sát: Các hộ sản xuất chè nguyên liệu, các hộ chế biến và
tiêu thụ chè, các cá nhân, tổ chức có liên quan.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung:
+ Phát triển sản xuất chè nguyên liệu: Số hộ, diện tích, năng suất,
sản lượng, giống mới, chất lượng, giảm chi phí, tăng kết quả và hiệu quả.
+ Phát triển chế biến, tiêu thụ chè: Năng lực chế biến, công suất, giảm chi
phí, tăng kết quả, hiệu quả.
Đề tài tập trung nghiên cứu sâu hơn đối với phát triển sản xuất chè
nguyên liệu.
* Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh
Quảng Ninh.

* Phạm vi thời gian:
+ Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp trong 5 năm gần đây (2015-2019);
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp về tình hình sản xuất chè của các hộ nông dân
huyện Hải Hà năm 2018;
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận: Luận văn đã luận giải và phát triển lý luận về phát triển sản
xuất chè đó là quá trình phát triển sản xuất chè nguyên liệu và chè thành phẩm
cần sự kết hợp hài hòa, hợp lý, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế hộ, kinh tế

3


địa phương với thực hiện tốt các vấn đề xã hội giải quyết việc làm xóa đói giảm
nghèo, tạo việc làm ổn định cho lao động và bảo vệ cải thiện môi trường.
Về thực tiễn: Đã tổng kết được 8 bài học kinh nghiệm thực tiễn về phát
triển sản xuất chè. Định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình
phát triển sản xuất chè. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi và cung cấp dữ liệu
cho các cơ quan cấp huyện và cấp tỉnh tham khảo để hoạch định chính sách phát
triển sản xuất chè trong thời gian tới.
Về phương pháp: Luận văn tập trung điều tra 100 hộ trồng chè trên địa
bàn huyện để làm rõ thực trạng trồng chè của các hộ dân trên địa bàn huyện.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng đó là phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích, phương
pháp phân tích kinh tế hộ nơng dân, phương pháp ma trận SWOT, Phương pháp
tổng hợp và phân tích số liệu phối hợp với các phương pháp tiếp cận…

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Những vấn đề chung
* Khái niệm về sản xuất
Liên hợp quốc đưa ra khái niềm sản xuất khi xây dựng phương pháp thống
kê tài khoản quốc gia như sau: “Sản xuất là mọi hoạt động của con người với tư
cách là cá nhân hay tổ chức bằng năng lực quản lý của mình, cùng với các yếu tố
tài nguyên, đất đai và vốn, sản xuất ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu
ích và có hiệu quả nhằm thảo mãn nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sử dụng cho
nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của đời sống sinh hoạt hộ gia đình dân cư, nhà nước,
tích lũy tài sản để mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống xã hội, xuất khẩu ra
nước ngoài”. Như vậy sản xuất là hoạt động của con người nhằm biến đổi các
yếu tố đầu vào tạo ra các sản phẩm hữu ích phục vụ cho con người, cộng đồng và
xã hội (Tạ Thị Chiều, 2003).
* Khái niệm về phát triển
Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank, 1992): Phát triển trước hết là sự
tăng trưởng về kinh tế, nó cịn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng liên quan
khác đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do
của con người. Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát
triển. Raman Weitz (1995) cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội”. Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân,
nâng cao tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng
cũng như quyền cơng dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng lên bền
vững về tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo
vệ môi trường. Tăng trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế,
còn phát triển phản ánh sự thay đổi về chất lượng của nền kinh tế để phân biệt
các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội (Đinh Văn Đãn, 2009). Phát triển
kinh tế được hiểu là sự tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế

được xem như là quá trình biến đổi cả về mặt lượng và chất, nó là sự kết hợp một
cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia
(Ngơ Dỗn Vịnh, 2003).

5


Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tập trung lại các ý kiến
đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần,
phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng
cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do công dân
của mọi người dân (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
* Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất được coi là một q trình lớn lên (tăng tiến) về quy mơ
(sản lượng), sự hoàn thiện về cơ cấu, sự tăng lên về chất lượng sản phẩm sản
xuất ra (Đinh Văn Đãn, 2009).
Phát triển sản xuất cịn được coi là q trình vận động của đối tượng sản
xuất tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hồn thiện đến
hồn thiện, nó cũng bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và mặt chất của sản
xuất (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2013).
Phát triển sản xuất có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo
chiều rộng và phát triển theo chiều sâu (Trần Thị Minh, 2014).
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Phát triển sản xuất bằng cách tăng số
lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản
cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều kiện một
nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử
dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát triển sản xuất
theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi
trọng phát triển sản xuất theo chiều sâu. Tuy nhiên, phát triển sản xuất theo chiều
rộng có những giới hạn, mang lại hiệu quả Kinh tế - Xã hội thấp. Vì vậy, phương

hướng cơ bản và lâu dài phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu (Trần
Thị Minh, 2014).
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Phát triển sản xuất chủ yếu nhờ đổi mới
thiết bị, áp dụng cơng nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản
xuất và phân cơng lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân lực,
vật lực hiện có. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng
đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát
triển mạng với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu
mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang phát triển sản
xuất theo chiều sâu. Kết quả phát triển sản xuất theo chiều sâu được biểu hiện ở
các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản

6


phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng
sản phẩm, tăng hiệu suất của cộng đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân theo đầu người (Trần Thị Minh, 2014).
* Khái niệm về chè Nguyên liệu (búp tươi)
Chè nguyên liệu là chè búp tươi để chế biến chè Xanh, chè Đen, chè Vàng,
chè Ơ Long…gồm 1 tơm và 2-3 lá non. Tỉ lệ lá bánh tẻ nằm trong giới hạn quy định
theo tiêu chuẩn Việt Nam (Đỗ Ngọc Quỹ, 1997).
* Khái niệm về hộ nông dân
Hộ nông dân là tổ chức kinh tế phổ biến nhất cho mọi nền nông nghiệp,
chiếm đại đa số trong cư dân nông nghiệp. Hộ nông dân tồn tại cả ở chế độ
phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Khái niệm và bản chất của hộ
nông dân được nhiều học giả trên thế giới thảo luận và có các cách nhìn khác
nhau, nhưng các học giả đều có quan điểm chung là: Hộ nơng dân là hộ có
phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình
vào sản xuất, ln nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được

đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ khơng hồn hảo
(Đào Thế Tuấn, 1997).
2.1.2. Đặc điểm sản xuất chè
2.1.2.1. Đặc điểm hình thái
Thân và cành: Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục,
nghĩa là chỉ có một thân chính, trên đó phân ra các cấp cành. Do đặc điểm sinh
trưởng và do hình dạng phân cành khác nhau, người ta chia chè ra làm ba loại:
Thân gỗ, thân mỡ (thân bán gỗ) và thân bụi (Đỗ Ngọc Quỹ, 1997).
Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành chia làm nhiều
đốt. Chiều dài của đốt biến đổi rất nhiều (Từ 1cm – 10cm) do giống và do điều
kiện sinh trưởng. Đốt chè dài là một trong những biểu hiện của giống chè có
năng suất cao. Từ thân chính, cành chè được phân ra nhiều cấp: Cấp cành 1, cấp
cành 2 và cấp cành 3…Hoạt động sinh trưởng của các cấp cành trên tán chè là rất
khác nhau. Theo lý luận phát dục giai đoạn thì những mầm chè nằm càng sát phía
gốc của cây càng có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh. Cịn những
cành chè càng ở phía trên ngọn (Mặt tán) thì càng có giai đoạn phát dục già, sức
sinh trưởng yếu, khả năng ra hoa kết quả mạnh. Những cành trẻ ở giữa tán hoặc
trên mặt tán, hoạt động sinh trưởng thường mạnh hơn các cành ở rìa tán và ở phía
dưới tán r = 0,071 (Đỗ Ngọc Quỹ, 1997).

7


Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè, với số lượng càng thích
hợp và cân đối ở trên tán, cây chè cho sản lượng cao. Vượt quá giới hạn đó, sản
lượng khơng tăng và phẩm cấp giảm xuống do búp mù nhiều. Tương quan giữa
mật độ cành và sản lượng búp là một tương quan không chặt. Theo Bakhơtatje, hệ
số tương quan giữa mật độ cành với sản lượng là r = 0,071 (Đỗ Ngọc Quỹ, 1997).
Trong sản xuất, cần nắm vững đặc điểm sinh trưởng của cành để áp dụng
các biện pháp kỹ thuật đốn, hái hợp lý mới có thể tạo ra tán chè nhiều búp, đặt cơ

sở cho việc phát triển sản xuất chè trên địa bàn huyện Hải Hà.
2.1.2.2. Đặc điểm sinh thái, sinh sản của cây chè
* Thời vụ
Theo Đỗ Ngọc Quỹ (1997) thì mùa vụ của cây chè gồm:
Vụ Xuân (Tháng 3 đến tháng 4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng
những búp cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
Vụ Hè Thu (Tháng 5 đến tháng 10): Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng
những búp cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
Vụ Đông (Tháng 11): Hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá.
- Với các giống chè có dạng bụi, sinh trưởng đều có thể hái kéo hoặc hái
máy để nâng cao năng suất lao động (Đỗ Ngọc Quỹ, 1997).
* Chu kỳ phát triển
Chu kỳ của một cây chè bao gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là giai
đoạn cây non hay còn gọi là giai đoạn thiết kế cơ bản. Cây chè phải trồng từ 3 năm
đến 4 năm kể từ khi gieo trồng mới phát triển thành cây trưởng thành. Sau là giai
đoạn cây trưởng thành (Cây trong thời kỳ kinh doanh) và giai đoạn cây già cỗi. Giai
đoạn cây chè lớn kéo dài từ 20 năm đến 30 năm, tùy giống, tùy điều kiện đất đai,
dinh dưỡng và khai thác. Chăm sóc kém và khai thác nhiều sẽ làm cây chè bị suy
thoái, già trước tuổi. Đây là giai đoạn chè cho năng suất cao nhất. Sau đó giai đoạn
chè già cỗi, cây chè yếu dần, lá nhỏ, búp ít, chóng mù xịe, hoa quả nhiều, cành tăm
hương nhiều, chồi gốc mọc nhiều. Đến giai đoạn này, người trồng chè phải dùng các
biện pháp kỹ thuật để tạo tán mới cho chè như đốn đau, đốn trẻ lại. Thời gian kéo
dài tuổi thọ của cây chè có thể từ 5 đến 10 năm (Nguyễn Hữu Khải, 2005).
2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chè
Chè là cây công nghiệp lâu năm, được trồng trên địa bàn rộng lớn, phức
tạp và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, phát triển sản xuất chè trong hộ
nông dân được đánh giá qua sự gia tăng về quy mô, sản lượng chè đạt được hiệu

8



quả kinh tế, xã hội và môi trường đảm bảo được phát triển ổn định và bền vững.
Nội dung phát triển chè được khái quát theo các nội dung sau:
1, Chủ trương, chính sách cho phát triển sản xuất chè
Các chủ trương, chính sách về nơng nghiệp, đầu tư, khuyến nơng…của các
ban ngành, các cấp chính quyền từ các cấp các ngành từ Trung Ương đến địa
phương có tác động trực tiếp đến ngành nơng nghiệp nói chung, trong đó có ngành
chè của huyện. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng
được yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
chè nguyên liệu. Chủ trương, chính sách hợp lý sẽ tạo được niềm tin, sự tin tưởng
cho người sản xuất chè nguyên liệu yên tâm sản xuất, đem lại kết quả, hiệu quả kinh
tế ngày càng cao, ổn định và bền vững. Các chủ trương, chính sách quan trọng chủ
yếu ở trên sẽ tác động trực tiếp tới phát triển sản xuất chè nguyên liệu ổn định, bền
vững nói riêng có vai trị và ý nghĩa quan trọng. Chính sách đất đai phù hợp, ổn định
sẽ giúp người sản xuất yên tâm sản xuất, góp phần ổn định và bền vững. Chính sách
đầu tư hỗ trợ cho người nông dân, doanh nghiệp sản xuất chè nguyên liệu cũng góp
phần quan trọng hỗ trợ các đối tượng trong sản xuất chè nguyên liệu. Khi người sản
xuất chè nguyên liệu gặp khó khăn, bất ổn trong việc tiếp cận về kỹ thuật, bổ sung
nguồn lực về vốn để ổn định sản xuất thì việc đưa ra và thực hiện các chính sách
khuyến nơng, liên kết, tín dụng và ưu đãi là hết sức cần thiết. Do đó, việc ban hành
cũng như thực hiện tốt các chủ trương chính sách đóng vai trò quan trọng giúp nâng
cao năng lực sản xuất trong hộ nông dân, tạo nền tảng để phát triển sản xuất chè trên
địa bàn huyện (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2010) .
2, Quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển sản xuất chè
Mặc dù chè là cây có nhiều lợi thế tại huyện Hải Hà: Cây trồng truyền
thống và chủ lực có quy mơ diện tích lớn (982,5 ha), cơ cấu giống đa dạng, năng
suất lớn, có nhiều cơ sở chế biến với quy mô khác nhau. Tuy nhiên, sự đa dạng
về giống là cản trở trong việc tạo ra một số sản phẩm chủ lực để phát triển thị
trường tiêu thụ, sản xuất còn chưa tập trung, quy mơ nhỏ lẻ dẫn tới khó khăn
trong canh tác, thu hái và đầu tư không đồng bộ giữa các hộ sản xuất, chế biến

trong vùng (Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Hải Hà, 2018).
Những cơ sở pháp lý để tiến hành quy hoạch tổng thể vùng chè gồm:
- Quyết định số 4170/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng biển đảo và ven biển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

9


- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch ngành trồng trọt và vùng sản xuất tập trung giai
đoạn 2013 – 2020 và định hướng 2030 huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Hải Hà
thời kỳ 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Nội dung của Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận
“Chè Đường Hoa” cho sản phẩm chè của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Mức độ ổn định của quy hoạch phát triển sản xuất chè, mục tiêu quy hoạch
là sắp xếp và bố trí lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất và tổ chức quản lý hợp
lý, bao gồm các quy hoạch tổng thể về vùng sản xuất, hệ thống thua mua, chế biến
và xuất khẩu sản phẩm. Nội dung cần được cụ thể, xác định rõ ràng đủ điều kiện
đảm bảo tính khả thi, phù hợp với quy định hiện hành về điều kiện sản xuất chè
nguyên liệu, với trình độ sản xuất đạt được hiệu quả sau đầu tư vào kết cấu hạ
tầng, đảm bảo tính liên kết. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất chè cần được các
cấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với quy hoạch chung. Vì vậy, việc thực
hiện quy hoạch phát triển sản xuất chè có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất
khẩu và phù hợp với điều kiện Tự nhiên, Kinh tế - Xã hội của mỗi địa phương
trong tỉnh là hết sức cần thiết trong thời gian tới (UBND huyện Hải Hà, 2013).
Quy hoạch

Cơ sở
pháp lý


Đánh giá điều
kiện sinh thái

Dự thảo bản đồ
quy hoạch

Đánh giá hiện
trạng

So sánh
lợi thế

Bản đồ
quy hoạch

Hội thảo

Hình 2.1. Các bước tiến hành quy hoạch
Nguồn: UBND huyện Hải Hà (2013)

3, Đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển sản xuất chè
Phát triển sản xuất chè địi hỏi phải có đủ kết cấu hạ tầng thiết yếu để phục
vụ sản xuất như đường giao thông, nguồn nước, trang thiết bị trực tiếp sản xuất

10


chè, nguồn lực đó cần có để đầu tư kết cấu hạ tầng là rất lớn nên việc đầu tư trên
diện rộng cần phải có vai trị chủ đạo của Nhà nước và sự tham gia của công ty,

doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác và cộng đồng dân cư, thời gian gần đây
kết cấu hạ tầng đã được đầu tư, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ
nhu cầu phát triển sản xuất chè, chất lượng chưa cao, nhanh xuống cấp và chưa
được cải tạo kịp thời (Nguyễn Hữu Khải, 2005)
4, Trong sản xuất chè
Đây được coi là vấn đề quan trọng và gắn liền với hộ nông dân trực tiếp
sản xuất chè bao gồm các cơng tác về giống, sử dụng phân bón, tác dụng của việc
trồng cây xen canh, kỹ thuật chăm sóc, chuyển giao kỹ thuật, tiến bộ khoa học,
phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch, sản xuất và bảo quản và tiêu thụ. Các vấn đề này
rất quan trọng trong quá trình sản xuất chè, việc thực hiện các nội dung sản xuất
chè cần được thực hiện hợp lý, phù hợp góp phần vào nâng cao hiệu quả, kết quả
cũng như đáp ứng được yêu cầu cho phát triển chè. Mục tiêu của phát triển sản
xuất chè là hướng tới phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Nếu chỉ phát triển
sản xuất chè theo chiều rộng mà không quan tâm tới chiều sâu hay ngược lại sẽ
làm ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả, từ đó dẫn tới việc phát triển chè kém ổn
định và hiệu quả kinh tế thấp (Nguyễn Văn Tạo, 2005).
5, Vấn đề liên kết giữa các tác nhân phát triển sản xuất chè
Hiện nay việc sản xuất chè nguyên liệu với quy mô nhỏ lẻ và manh
mún đã đẩy chi phí đầu tư cho sản phẩm chè cao. Chính vì vậy việc sản xuất
chè cần theo hướng liên kết là yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất chè, liên
kết các tác nhân lại nhằm mục đích hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật canh tác và
sản xuất, lao động và tiêu thụ sản phẩm, tạo thành một dây chuyền khép kín từ
hộ sản xuất chè nguyên liệu tới công ty chế biến chè thành phẩm và tiêu thụ
sản phẩm, việc làm này sẽ giúp các tác nhân có điều kiện tiếp thu, phổ biến,
truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng lực, chất
lượng sản phẩm, kết quả và hiệu quả sản xuất từ đó góp phần cho phát triển
sản xuất chè ổn định (Nguyễn Văn Tạo, 2005).
6, Thị trường thu mua và tiêu thụ chè
Tác giả Nguyễn Văn Tạo (2005) nói về vấn đề sản xuất và tiêu thụ chè là
một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển ngành chè Việt Nam như sau:

Đối với việc sản xuất chè hầu hết là để bán cho các nhà máy chế biến sản
phẩm chè trên thị trường, việc thu mua là hoạt động mua và bán giữa hộ nông

11


dân sản xuất chè nguyên liệu và người thu mua chè ngun liệu. Có ba nhóm thu
mua chính đó là nhà máy sản xuất chè, đại lý và người thu gom, chính vì vậy
việc tạo lập một thị trường thu mua chè ổn định, cạnh tranh lành mạnh sẽ tác
động tích cực, góp phần cho phát triển sản xuất chè.
Chè nguyên liệu sau khi thu mua về chế biến thì được phân loại một cách
chi tiết và rõ ràng nhằm mục đích phân cấp sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu
thụ. Hiện nay theo quy định thì được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap quy định,
việc làm này góp phần vào việc thể hiện chất lượng an toàn chè nguyên liệu,
hướng tới ổn định và bền vững.
Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển sản xuất chè. Thị trường
tiêu thụ là yếu tố hướng và điều tiết các hoạt động của sản xuất chè, mỗi đơn vị
sản xuất tổ chức kinh doanh sẽ dựa vào tình hình cung và cầu trên thị trường (Giá
đầu vào, giá đầu ra, lợi nhuận…) hay lượng cung trên thị trường như sản lượng
chè, chất lượng, phẩm cấp của chè để ra quyết định việc kinh doanh hay việc thu
mua chè với mức giá phù hợp, việc đưa ra các mức giá khác nhau sẽ làm ảnh
hưởng tới việc sản xuất chè, khi giá trên thị trường tăng cao đồng nghĩa với việc
người dân sẽ chăm sóc, đầu tư cả về mặt kỹ thuật cũng như vật tư đem lại năng
suất cao và chất lượng rất tốt, nhưng nếu như giá trên thị trường xuống thấp,
trong khi đó giá đầu vào cao thì người dân sẽ khơng đầu tư vào diện tích chè
đang có dẫn tới năng suất giảm mạnh đồng nghĩa với chất lượng của chè cũng
ảnh hưởng lớn. Chính vì vậy, thị trường tiêu thụ cực kỳ quan trọng trong việc
phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân. Các nhân tố thị trường tiêu thụ bao
gồm: Gía cả thu mua chè, khả năng tiêu thụ và khả năng thu mua. Chính vì vậy
cần chú trọng tới thị trường tiêu thụ nhằm góp phần ổn định từ đó việc sản xuất

chè cũng sẽ ổn định (Nguyễn Văn Tạo, 2005).
Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất sản phẩm. Để
phát triển sản xuất chè thì thị trường tiêu thụ như thu mua, giá cả, mẫu mã cần
phải được quan tâm để đảm bảo tính gắn kết với quá trình sản xuất chè nhằm
giúp cho phát triển sản xuất chè ổn định lâu dài.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè
* Yếu tố về điều kiện tự nhiên
- Điều kiện đất đai và địa hình
Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây chè, nó là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm.

12


×