Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGÔ NGỌC TRƯỜNG

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU,
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số :

8340101

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn



Ngô Ngọc Trƣờng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đến TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Tiên Du,
Chi cục Thống kê huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Ngô Ngọc Trƣờng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông
nghiệp ................................................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp.................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông
nghiệp ................................................................................................................. 4

2.1.2.

Phân loại và xu hướng chuyển dịch CCLĐ trong nơng nghiệp ......................... 7

2.1.3.

Tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp ................................ 11

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp,

nông thôn...........................................................................................................................14

2.2.

Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch CCLĐ trong nơng nghiệp .............................. 16

2.2.1.

Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam ....................... 15

2.2.2.

Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động của một số địa phương trong
nước .................................................................................................................. 17

2.2.3.

Kinh nghiệm được rút ra cho huyện Tiên Du ................................................... 18

iii


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 21
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 21

3.1.1.

Vị trí địa lý ........................................................................................................ 21


3.1.2.

Tình hình dân số - lao động .............................................................................. 22

3.1.3.

Kết quả phát triển kinh tế của huyện ................................................................ 24

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 25

3.2.1.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................. 25

3.2.2

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 25

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 27
4.1.

Thực trạng chuyển dịch CCLĐ trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ...... 27

4.1.1.

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 27


4.1.2.

Thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo trình độ ................................................... 28

4.2.

Thực trạng chuyển dịch CCLĐ trong ngành nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 32

4.2.1.

Chủ trương chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp của
huyện Tiên Du .................................................................................................. 32

4.2.2.

Thực trạng thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du .................................................................. 32

4.2.3.

Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp ................................. 42

4.2.4.

Đánh giá công tác chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp trên
địa bàn huyện Tiên Du...................................................................................... 47

4.3.


Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp trên
địa bàn huyện Tiên Du...................................................................................... 53

4.3.1.

Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước ...................... 53

4.3.2.

Chủ trương cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện...................................... 56

4.3.3.

Trình độ văn hóa, chun mơn kỹ thuật của người lao động ........................... 57

4.3.4.

Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 59

4.3.5.

Tích tụ đất đai và chính sách đất đai ................................................................ 60

4.4.

Một số giải pháp nhằm tăng cường chuyển dịch CCLĐ trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du trong thời gian tới .................................... 62

4.4.1.


Căn cứ khoa học ............................................................................................... 62

iv


4.4.2.

Một số giải pháp nhằm tăng cường việc chuyển dịch cơ cấu lao động
trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du ................................................ 69

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 78
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 78

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 79

5.2.1

Đối với Ủy ban nhân dân huyện ....................................................................... 79

5.2.2

Đối với UBND tỉnh .......................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 80


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCLĐ

Cơ cấu lao động

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CN-XD-DV

Công nghiệp-Xây dựng-Dịch vụ

LLLĐ

Lực lượng lao động

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Dân số và cơ cấu dân số của huyện Tiên Du giai đoạn 2013 - 2018..................... 22

Bảng 3.2.

Lực lượng lao động từ 15 trở lên của huyện Tiên Du ............................................. 23

Bảng 4.1.

Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên theo ngành kinh tế ............................................ 27

Bảng 4.2.

Trình độ văn hóa theo giai đoạn 2013-2018 ............................................................ 29

Bảng 4.3.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ giai đoạn 2013-2018................................. 29

Bảng 4.4

Trình độ CMKT của người lao động giai đoạn 2013-2018 ................................... 30

Bảng 4.5

Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo huyện Tiên Du ........................... 31


Bảng 4.6.

Tổng vốn hỗ trợ về việc làm và số lao động được hỗ trợ tìm việc làm giai
đoạn 2013 - 2018 ........................................................................................................ 36

Bảng 4.7.

Ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 2013 - 2018 ..................... 38

Bảng 4.8.

Kết quả thực hiện các chính sách đào tạo giai đoạn 2013 - 2018 .......................... 39

Bảng 4.9.

Số trường học, cơ sở dạy nghề giai đoạn 2013 - 2018............................................ 41

Bảng 4.10. Tổng số lao động ngành nông, lâm, thủy sản .......................................................... 42
Bảng 4.11. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên trong ngành nông nghiệp ................................. 43
Bảng 4.12. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo ngành nông, lâm, thủy
sản giai đoạn 2013 - 2018 .......................................................................................... 44
Bảng 4.13. Thu nhập bình quân của người lao động giai đoạn 2013 - 2018............................ 46
Bảng 4.14. Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi và số hộ bị thu hồi đất canh tác, giai
đoạn 2013 - 2018 ........................................................................................................ 56
Bảng 4.15. Lao động nông thôn chia theo trình độ giai đoạn 2013 - 2018 .............................. 58
Bảng 4.16. Mục tiêu chuyển dịch CCLĐ huyện Tiên Du đến năm 2020 ................................ 67
Bảng 4.17. Dự báo dân số và lao động đến năm 2020 ............................................................... 68

vii



DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu dân số phân theo ngành giai đoạn 2013 - 2018 ............................. 28
Biểu đồ 4.2. Diện tích đất canh tác bình qn Đầu người giai đoạn 2013-2018 ........... 33
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn huyện Tiên Du giai đoạn 20132018 ........................................................................................................... 35
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu lao động 15 tuổi trở lên trong ngành nông nghiệp ........................ 44
Biểu đồ 4.5. Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2013 - 2018 ............................................. 59
Biểu đồ 4.6. Cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2018 ............................................... 55

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Ngọc Trường
Tên luận văn: “Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Bên cạnh những tác động tích cực thì q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa làm
cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nông dân bị mất tư liệu sản xuất,
tình trạng lao động nơng nghiệp dư thừa và thất nghiệp trong nông thôn ngày càng gia
tăng, đã tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân, ảnh
hưởng đến thu nhập và đời sống của họ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Chuyển
dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Mục tiêu nghiên cứu đề tài (1) Góp phần hệ
thống cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCLĐ trong nơng nghiệp; (2) Phân tích

thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp
tại huyện Tiên Du,tỉnh Bắc Ninh trong thời gian gần đây; (3) Đề xuất giải pháp nhằm
tăng cường chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp cho huyện trong thời gian tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp: là các loại số liệu đã được tỉnh, huyện và các ngành
hữu quan đã công bố (như kết quả của các cuộc điều tra nhanh, điều tra nông nghiệp
nông thôn, điều tra thu nhập của các LĐNT từ các nguồn khác nhau...), số liệu niên
giám thống kê của tỉnh, của huyện, các văn kiện các kỳ Đại hội Đảng của tỉnh, huyện;
báo cáo định kỳ, các văn bản kế hoạch, quy hoạch. Số liệu sơ cấp thu thập thông qua
điều tra xã hội học, phỏng vấn qua bảng hỏi với các câu hỏi soạn sẵn. Đề tài tiến hành
thu thập số liệu điều tra của Chi cục Thống kê huyện Tiên Du. Lao động chuyển dịch
với nhiều hình thức được phân tích cụ thể trong phần 4. Nội dung điều tra nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu tình hình chung của hộ điều tra; Đặc điểm của từng lao động
trong hộ; Các nguyên nhân dẫn đến việc chuyển dịch lao động, không việc làm, thất
nghiệp. Ý kiến đánh giá của lao động. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân
tích số liệu như phương pháp phân tích mơ tả, so sánh, chuyên gia.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cho thấy: Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông

ix


nghiệp của huyện đã góp phần trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thực hiện
chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn của huyện đã đề ra.
Trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động đã thực hiện theo hướng tăng
dần tỷ trọng lao động tham gia vào ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao
động trong ngành nông nghiệp. Trong nội bộ ngành nông nghiệp tỷ trọng lao động trong
chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng lên; tỷ trọng lao động trong trồng trọt
giảm đi. Trong quá trình thực hiện đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nông

nghiệp nông thôn và tạo được nguồn thu nhập ổn định. Định hướng chuyển đổi nghề,
đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn được thực hiện
hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng tăng lên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội của huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động trong nông nghiệp của huyện còn một số hạn chế nhất định: Một số cơ chế chính
sách khơng cịn phù hợp với lao động nơng nghiệp nơng thơn như chính sách hỗ trợ lao
động học nghề, đào tạo nghề khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế. Mức vay hỗ trợ
cho chuyển đổi một số ngành nghề nơng nghiệp cịn thấp khó khăn cho việc thu hút lao
động vào ngành nơng nghiệp. Chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế nơng nghiệp
cịn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra.
Để tăng cường chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới thì hệ thống các giải pháp cần được thực hiện
bao gồm: Hồn thiện chính sách giải quyết việc làm; Đổi mới công tác đào tạo nghề cho
lao động nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du; Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nông thôn; Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền với doanh
nghiệp và người nông dân trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông
nghiệp nông thôn.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ngo Ngoc Truong
Thesis title: “Restructuring of labour in agriculture in Tien Du district, Bac Ninh province”
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives

In addition to the positive impacts, the process of industrialization and urbanization
results in the narrowness of agricultural land, the farmers lose production materials, the
situation of labor surplus and unemployment in rural areas is increasing. That inevitably
leads to the transformation of the labor structure and employment of farmers. Besides, this
also has effect on their income and life. Therefore, the study “Restructuring of labour in
agriculture in Tien Du district, Bac Ninh province” has theoretical and practical meanings.
The objectives of this research includes: (1) Contributing to the formulation of theoretical
and practical basis for labor restructuring in agriculture; (2) Analyzing the situation and
determining the factors affecting the labor restructuring in agriculture in Tien Du district,
Bac Ninh province in recent; (3) Proposing solutions to increase labor restructuring in
agriculture for the district in the future.
Materials and Methods
Collecting secondary data: The data was published by the local gorvernment in
provinces/districts and related agencies (for example, th results of quick surveys, rural
and agricultural surveys, The surveys of rural laborers' income from different sources,
etc.), Statistical Yearbooks of province and district, the documents of Party Congresses
of provinces and districts; periodic reports, planning documents.
Primary data was collected by using sociological surveys and interviews with
questionnaires. In this study, the surveyed data of the Tien Du Statistical Office was
collected. Labor change in different forms analyzed in detail in section 4. The contents
of investigation: The general situation of the surveyed households; The characteristics
of each labor in the household; The causes of labor restructuring and unemployment;
The evaluation and feedback of labor. The data analysis methods such as descriptive,
comparative and expert analysis methods were used in this research.
Main findings and conclusions
The results of this thesis on labor restructuring in agriculture in Tien Du district,
Bac Ninh province showed that: Labor restructuring in agriculture in the district

xi



contributed to promote socio-economic development. It also contributed to implement the
policies in industrialization and modernization of agriculture and rural of the district. The
labor restructuring process was performed as follow: the proportion of laborers participating
in industry and services increased, and the proportion of labor in the agricultural decreased
gradually. In the agricultural sector, the proportion of labor in livestock and agricultural
services was increasing while the proportion of labor in plantation decreased. In the process
of performing, there were many jobs created for rural agricultural labors. It also built a
stable source of income. The career-oriented transformation, vocational training and job
creation for rural agricultural labors were effectively performing, the quality of human
resources was increasing in response to the district's socio-economic development
requirements. In addition to the verifiable results, there are certain limitations in labor
restructuring process: There are policy mechanisms were no longer suitable for rural
agricultural labor as the policies to support vocational training were no longer suitable to the
actual situation. The loans to support conversion of some agricultural jobs were still
difficult to attract labor going into the agricultural sector. The policies to support and invest
in agricultural economy had not met the demand.
In order to increase labor restructuring in agriculture in Tien Du district, Bac Ninh
province in the coming time, the system of solutions need to be implemented includes:
Improving job creation policies; Renovating vocational training for rural agricultural
labors in Tien Du district; Improving the quality of rural human resources; Promoting
cooperation among government, businesses and farmers in performing the labor
restructuring in rural agricultural sector.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên

phạm vi cả nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Đây là chủ trương lớn, quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nhằm phát triển
mạnh các ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ mà Đảng và Nhà nước đã
đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Tuy nhiên q trình Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa bên cạnh những tác
động tích cực, vẫn cịn có khơng ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giải
quyết, đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm đối với một bộ phận lớn dân cư
nông thơn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất
phục vụ mục tiêu Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Theo “Báo cáo điều tra lao
động việc làm năm 2015” của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và đầu tư, lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 53,6 triệu người. Mặc dù có sự
tăng lên đáng kể về tỷ trọng lực lượng lao động khu vực thành thị, nhưng đến nay
vẫn còn 68,4% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn. Ở cấp
toàn quốc, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 77,3%. Tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động của dân số khu vực nông thôn (80,7%) cao hơn khu vực thành thị
(70,9%), cả nước có 1.214,9 nghìn người thiếu việc làm và số người thất nghiệp
chiếm tới 48,2% trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Bên cạnh đó,
có tới 86,3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nơng thơn.
Nói chung, khu vực nơng thơn vẫn cịn nghèo, lao động thừa, việc làm
thiếu, thu nhập không ổn định, chênh lệch giàu nghèo trong nơng thơn, giữa nơng
thơn với thành thị cịn lớn. Đầu tư cho nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân vẫn cịn
chưa thoả đáng nhất là đầu tư đưa khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản, đào tạo nghề cho nông dân, giải quyết lao động dư thừa, việc
làm cho nông dân mất đất nông nghiệp do xây dựng Khu, cụm cơng nghiệp và đơ
thị hố chưa thoả đáng. Hiện nay sự phát triển của các Khu công nghiệp ở các
tỉnh thành trên cả nước thực tiễn cho thấy là công cụ hữu hiệu thực hiện chiến
lược lâu dài về chuyển đổi cơ cấu lao động cũng như sử dụng lao động một cách
có hiệu quả nhất. Cơ cấu lao động (CCLĐ) nơng thơn tuy có sự biến đổi xong tỷ
lệ lao động nơng nghiệp vẫn cịn cao: tỷ lệ hộ thuần nông chiếm 60,6%; hộ phi
nông nghiệp chiếm 39,4%.


1


Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác
kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phịng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đơng Bắc
của thủ đơ Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở
phía Bắc, Hải Dương ở phía Đơng Nam, Hưng n ở phía Nam và thủ đơ Hà Nội ở
phía Tây. Giao thơng khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, có điều kiện tiếp
cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho công cuộc cơng
nghiệp hố, hiện đại hố. Bắc Ninh hiện có 15 khu cơng nghiệp tập trung (trong đó
tính riêng huyện Tiên Du có 03 khu cơng nghiệp tập trung) đã thu hút một lượng
lớn lao động trong nông thôn vào các Khu công nghiệp. Kể từ khi phát triển các Khu
cơng nghiệp đã có sự thay đổi rất lớn về cơ cấu lao động nơng thơn trong tỉnh. Hình
thành các nhóm lao động tham gia vào thị trường lao động trong và ngồi tỉnh.
Bên cạnh những tác động tích cực thì q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị
hóa làm cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nơng dân bị mất tư
liệu sản xuất, tình trạng lao động nông nghiệp dư thừa và thất nghiệp trong nông
thôn ngày càng gia tăng, đã tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động và
việc làm của người dân, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ.
Mặc dù, Chính phủ, Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành và
thực hiện nhiều chính sách liên quan đến chuyển dịch CCLĐ, nhưng khi được áp
dụng vào thực tế trên địa bàn huyện Tiên Du thì cịn nhiều điều chưa thực sự phù
hợp và không sát với thực tế đòi hỏi hiện nay. Việc nghiên cứu chuyển dịch
CCLĐ khu vực nơng nghiệp nơng thơn có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực
tiễn cần trả lời.
Tiên Du là một huyện đang trong quá trình phát triển công nghiệp. Trong
những năm gần đây huyện đã chú trọng công tác chuyển dịch cơ cấu lao động
trong nông nghiệp và đã đạt được những kết quả khả quan. Cơ cấu lao động đã
theo hướng giảm lao động nông nghiệp và chuyển sang các ngành công nghiệp

và dịch vụ. Tuy nhiên cơ cấu lao động trong nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế cần
phải khắc phục như vần đề giải quyết việc làm, đào tạo nghề... Xuất phát từ thực
tế nêu trên tác giả lựa chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian gần đây, đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCLĐ trong
nơng nghiệp.
- Phân tích thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch
CCLĐ trong nông nghiệp tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian gần đây.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp
cho huyện trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác chuyển dịch CCLĐ trong nông
nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh thời gian gần đây.
Đối tượng khảo sát của đề tài là người lao động nông thôn huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh trong độ tuổi lao động từ đủ 15 tuổi trở lên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động, các yếu
tố ảnh hưởng và các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt việc chuyển dịch

CCLĐ nông nghiệp nông thôn.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện chuyển dịch CCLĐ
trong khoảng thời gian từ năm 2013 - 2018.
Các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2019-2020.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CCLĐ TRONG NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động trong
nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm cơ cấu lao động
“Cơ cấu” hay “kết cấu” là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một
hệ thống, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản tương đối giữa các yếu tố cấu
thành nên đối tượng đó, trong một thời gian nhất định.
Cơ cấu lao động bắt nguồn từ dân số và cơ cấu kinh tế của một quốc gia.
CCLĐ tồn tại và vận động gắn liền với sự phát triển của phương thức sản xuất,
sự thay đổi của phân cơng lao động trong xã hội. Vì vậy cơ cấu lao động là phạm
trù kinh tế - xã hội, phản ánh hình thức cấu tạo bên trong của tổng thể lao động,
sự tương quan giữa các bộ phận trong tổng lao động xã hội. Đặc trưng của CCLĐ
là mối quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng lao động theo những tiêu chí nhất định.
CCLĐ thường được xem xét ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, theo lao động, gồm:
- CCLĐ theo giới tính và độ tuổi: Dưới góc độ này, LLLĐ được chia
thành lao động nam, lao động nữ, lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi theo
quy định của pháp luật lao động, trong đó, lao động ngồi độ tuổi bao gồm lao
động trên và dưới tuổi lao động có khả năng và thực tế tham gia lao động đã

được qui đổi thành lao động tiêu chuẩn.
- CCLĐ theo trình độ chun mơn kĩ thuật: Là quan hệ tỷ lệ cũng như xu
hướng biến động giữa các loại lao động có trình độ CMKT khác nhau. Đây là
tiêu chí cho biết trình độ phát triển về chất lượng của nguồn lao động và cũng là
chỉ tiêu chất lượng để đánh giá trình độ CNH, HĐH hoạt động lao động. Theo
đó, có cơ cấu theo trình độ văn hóa và cơ cấu theo trình độ CMKT.
Thứ hai, theo ngành kinh tế:
- CCLĐ theo nhóm ngành kinh tế: Là CCLĐ biểu hiện quan hệ tỷ lệ cũng
như xu hướng vận động của lao động trong các ngành nghề khác nhau, ở các lĩnh

4


vực kinh tế. CCLĐ theo ngành kinh tế được xác định trên kết quả của sự phân
công lao động theo ngành trong nền kinh tế: Lao động trong ngành nông nghiệp,
lao động trong ngành CN-XD, lao động trong ngành dịch vụ.
- CCLĐ theo nội bộ ngành: Là CCLĐ trong nội bộ từng ngành, từng lĩnh
vực. Lao động được phân chia thành những bộ phận ở những ngành hẹp hơn,
chẳng hạn trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp bao gồm lao động ngành nông
nghiệp, lao động ngành lâm nghiêp, lao động ngành thủy sản, lao động ngành
diêm nghiệp; Trong CN-XD gồm lao động ngành cơng nghiệp khai khống, lao
động ngành chế biến, chế tao,…
Thứ ba, theo thành phần kinh tế:
Là quan hệ tỷ lệ cững như xu hướng vận động, phát triển của nguồn lao động
trong các thành phần kinh tế. Số lượng các thành phần kinh tế được xác định tùy
theo từng giai đoạn lịch sử nhất định (Trong văn kiện Đại hội XII của Đảng
không nêu cụ thể từng thành phần kinh tế, mà khẳng định nền kinh tế nước ta có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Đây là cách thể hiện phù hợp
với sự vận động linh hoạt của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Đảng tiếp tục khẳng
định vai trị của hai thành phần kinh tế cơ bản đó là: Kinh tế nhà nước giữ vai

trò chủ đạo và kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Điều này
thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta đối với thành phần kinh tế nhà nước,
đồng thời nêu nhận thức mới về vai trò của thành phần kinh tế tư nhân). Trên
thực tế, cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam thường xem xét ba khu vực: kinh
tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi và do
đó trong CCLĐ theo thành phần cũng thường được gắn với ba bộ phận trên.
Thứ tư, theo vùng, theo khu vực:
CCLĐ theo vùng lãnh thổ bao gồm CCLĐ theo vùng lãnh thổ được phân định
bằng địa giới hành chính (tỉnh, thành phố, huyện); CCLĐ theo khu vực thành thị
nông thôn. Đây là kết quả của sự phân công lao động giữa các vùng, các khu vực
trong nội bộ vùng. Với việc xác định CCLĐ theo vùng, lãnh thổ tạo điều kiện để
phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng khu vực.
2.1.1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động
Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung: Theo Giáo trình kinh tế
nguồn nhân lực, trường Đại học kinh tế quốc dân: “Chuyển dịch cơ cấu lao động
là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành và các vùng

5


khác nhau. Chuyển dịch cơ cấu cấu lao động theo hướng tiến bộ là quá trình
thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành, các vùng theo xu hướng
hợp lý nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực để tăng
trưởng và phát triển kinh tế” (PGS.TS Trần Xuân Cầu; 2012).
Theo PGS.TS Nguyễn Tiệp, “Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi
trong quan hệ tỷ lệ, cũng như xu hướng vận động của các bộ phận cấu thành
nên nguồn nhân lực, được diễn ra trong một không gian, thời gian và theo một
chiều hướng nhất định. Đó là q trình tổ chức và phân công lại lực lượng
lao động, qua đó làm thay đổi tỷ lệ giữa các bộ phận của nguồn nhân lực”
(Nguyễn Tiệp; 2005).

Chuyển dịch CCLĐ nói chung có thể xét dưới hai khía cạnh:
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu đối với cung lao động theo xu hướng thay đổi
cơ cấu số lượng và chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế (thể hiện ở trình độ học vấn; trình độ CMKT, tay nghề; sự linh
hoạt, tính thích ứng, tác phong và văn hóa trong lao động…);
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu đối với lao động (sử dụng lao động) theo ngành,
theo vùng, theo thành phần kinh tế; theo tình trạng việc làm…
Giữa chuyển dịch cơ cấu đối với cung lao động và đối với cầu lao động có
mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Về nguyên tắc, muốn chuyển dịch cơ cấu
cầu lao động đòi hỏi cơ cấu số lượng và chất lượng lao động (cơ cấu cung lao
động) phát triển đạt đến một trình độ cần thiết phù hợp với yêu cầu khách quan
của nền kinh tế (CCKT). Ngược lại, sự chuyển dịch khách quan có tính quy luật
của cơ cấu lao động phản ánh quá trình phân công lao động ngày càng hợp lý,
tiến độ, đến lượt nó lại đặt ra những yêu cầu mới cao hơn về chuyển dịch cơ cấu
chất lượng lao động (cơ cấu cung lao động).
Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành: Chuyển dịch cơ cấu lao
động theo ngành là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các
ngành khác nhau, diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian và theo một xu
hướng nhất định.
Như vậy, chuyển dịch CCLĐ nói chung, chuyển dịch cơ cấu lao động theo
ngành nói riêng đều là khái niệm biểu hiện sự thay đổi về quy mơ, vị trí, tỷ trọng
và chất lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế trong một không và thời
gian nhất định. Thực chất, chuyển dịch CCLĐ là quá trình phân bố lại lao động

6


trong nền kinh tế theo xu hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng lao động có
hiệu quả. Q trình đó vừa diễn ra trên quy mơ tồn bộ nền kinh tế vừa diễn ra
trong phạm vi của từng nhóm ngành, nội bộ mỗi ngành.

2.1.2. Phân loại và xu hƣớng chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp
2.1.2.1. Phân loại chuyển dịch cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự vận động chuyển hóa từ cơ cấu lao động
cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp hơn với quá trình phát triển kinh tế xã hội
và trình độ phát triển nguồn lực của đất nước. Sự chuyển hóa này luôn diễn ra
theo qui luật phát triển không ngừng của xã hội. Chuyển dịch cơ cấu lao động có
thể được phân loại như sau:
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành xét về qui
mô hay tỷ trọng trong các ngành:
Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Các
ngành, lĩnh vực kinh tế đó gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã
hội. theo đó, có ba nhóm ngành lớn:
(i)

Nhóm I: Bao gồm các ngành nơng-lâm-thủy sản

(ii)

Nhóm II: Bao gồm các ngành cơng nghiệp-xây dựng

(iii)

Nhóm III: Bao gồm các ngành thương mại-dịch vụ.

Từ xác định việc phân ngành kinh tế như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành có sự thay đổi quy mô, tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế để
đảm bảo CCKT trong từng thời kỳ phát triển, xóa bỏ khoảng cách giữa CCLĐ
còn lạc hậu với CCKT đang phát triển theo hướng CNH, HĐH.
Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành:
Nội bộ ngành kinh tế bao gồm các ngành có tính chất khá tương đồng nhóm

lại, chẳng hạn như nhóm ngành nơng nghiệp gồm nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản. Do đó, chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành thể hiện sự di chuyển lao
động từ ngành này sang ngành khác đáp ứng nhu cầu phát triển SX, KD của mỗi
ngành, lĩnh vực trong những thời kì nhất định.
Trong ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng, chuyển dịch cơ cấu lao động
trong nội bộ ngành là sự thay đổi cả về số lượng (quy mô, tỷ trọng) lao động
làm việc trong các ngành, tiến tới xây dựng một CCLĐ hợp lý, gắn liền với
chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trên cơ sở khai thác hiệu quả các
nguồn lực kinh tế.

7


Trong ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp, chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ
ngành nông nghiệp là sự thay đổi cả về số lượng (quy mô, tỷ trọng) lao động làm
việc trong các ngành, diễn ra theo xu hướng lao động các ngành trồng trọt giảm,
lao động ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ nông nghiệp tăng lên.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành xét về
chất lượng
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong quá trình CNH, HĐH là hội
nhập kinh tế quốc dân làm cho tỷ trọng lao động đã qua đào tạo, lao động có
trình độ ngày càng tăng lên, điều này thể hiện ở chỗ:
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành làm cho trình độ CMKT của
người lao động tăng lên. Chất lượng lao động có sự thay đổi tích cực, tỷ lệ lao
động qua đào tạo, có tay nghề ngày càng tăng lên trong tổng số LLLĐ.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đưa đến một CCLĐ theo
ngành ngày càng phù hợp với cơ cấu kinh tế.
Khi chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành phù hợp nó sẽ có tác dụng thúc
đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ngược lại, khi chuyển dịch cơ
cấu lao động theo ngành khơng phù hợp nó sẽ cản trở quá trình chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế. Lao động với vai trò là một nguồn lực của sản xuất, là yếu tố
không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế. Sự tăng trưởng và phát triển của các
ngành kinh tế sẽ khơng thể có nếu khơng có yếu tố lao động, vì lao động là một
trong các yếu tố đầu vào có vai trị quan trọng, quyết định trong sản xuất.
Quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành là quá trình di chuyển lao động
từ ngành này sang ngành khác. Chính sự di chuyển này tác động mạnh mẽ đến
quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ của quá trình chuyển dịch
CCLĐ theo ngành.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành mang đến NSLĐ các ngành ngày
càng tăng lên.
Ở các nước đang phát triển, nhất là những nước đang trong quá trình CNH, HĐH
như nước ta hiện nay thì NSLĐ trong ngành nông nghiệp thường thấp hơn các
ngành phi nơng nghiệp. Bên cạnh đó, q trình chuyển dịch CCKT ngành thường
gắn với quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành mà theo đó lao động trong nơng
nghiệp giảm đi, lao động trong ngành CN-XD và dịch vụ tăng lên. Điều này lí giải

8


việc lao động sẽ chuyển dịch từ ngành có NSLĐ thấp (ngành nơng nghiệp) sang
ngành có NSLĐ cao hơn (ngành CN-XD và DV) và vì thế chuyển dịch CCLĐ theo
ngành sẽ mang đến NSLĐ ngày một tăng lên. Trong nội bộ ngành nơng, lâm nghiệp
và thủy sản thì ngành ni trồng thủy sản, ngành chăn nuôi, nông nghiệp công nghệ
cao… có NSLĐ cao ngày càng chiếm ưu thế, cịn các ngành nông nghiệp thuần túy
với LĐNN giản đơn, hàm lượng giá trị gia tăng ít sẽ ngày một ít đi.
2.1.2.2. Xu hướng chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp
Cơ cấu lao động được chuyển dịch tùy theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh
tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cơ cấu lao
động được chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp

dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ
chuyển dịch sang làm việc; sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thơng qua các cơ
chế, chính sách cụ thể… Tuy nhiên, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận
lợi, lại tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi phải
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.
Xuất phát từ điều kiện và đặc điểm cụ thể hiện nay, thời gian tới, trong
nông nghiệp nước ta sẽ xuất hiện các xu hướng chuyển dịch CCLĐ cơ bản sau:
- Xu hướng chuyển dịch CCLĐ gắn với xu hướng chuyển dịch CCKT ngành
Đây là xu hướng quan trọng nhất, có thể chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu, lao động nông nghiệp từ chỗ chỉ tập trung vào việc độc
canh cây lúa là chính, chuyển sang sản xuất thâm canh tăng vụ và đa dạng
hóa cây trồng, vật ni, qua đó hình thành các vùng sản xuất chun canh
có qui mơ lớn, được hiện đại hóa. Quy mơ và tốc độ chuyển dịch lao động
trong giai đoạn này sẽ phụ thuộc vào tốc độ tăng năng suất lao động của
ngành trồng cây lương thực và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào
trồng trọt và chăn nuôi.
+ Giai đoạn tiếp theo, khi lao động đã có dư thừa về cả tuyệt đối lẫn tương
đối thì các ngành sản xt phi nơng nghiệp như: Công nghiệp nông thôn, ngành
nghề tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ… sẽ được đầu tư phát triển mạnh để thu
hút lao động nông nghiệp, tạo nên sự chuyển dịch lao động theo hướng từ thuần
nông sang CCLĐ nông nghiệp-công nghiệp, dịch vụ.
- Xu hướng chuyển dịch CCLĐ gắn với sự thay đổi của cơ cấu chuyên môn
kĩ thuật

9


Đây là xu hướng chuyển dịch phản ánh sự biến đổi về chất của nguồn lao
động nông thôn. Căn cứ vào mức độ phức tạp của từng loại chuyên môn và trình
độ lành nghề của lao động, xu hướng chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp,

nông thôn nước ta cũng diễn ra theo hai giai đoạn sau:
+ Giai đoạn thấp, sự chuyển dịch chủ yếu diễn ra theo xu hướng tăng tỷ
trọng lao động có trình độ sơ cấp và giảm tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo,
bồi dưỡng.
+ Giai đoạn cao, khi sự chuyển dịch đòi hỏi về mức độ phức tạp của cơng
việc cũng như trình độ lành nghề ngày càng cao thì xu hướng chuyển dịch cơ bản
sẽ là tăng tỷ trọng lao động có trình độ cơng nhân kỹ thuật, nghệ nhân, lao động
có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học … và giảm tỷ trọng lao
động có trình độ sơ cấp.
- Xu hướng chuyển dịch CCLĐ gắn với sự thay đổi của hình thức tổ chức và
phương pháp lao động:
+ Về hình thức tổ chức lao động, đi đơi với q trình tích tụ, và tập trung tư
liệu sản xuất trong nơng nghiệp, như vốn, đất đai, công cụ… sẽ diễn ra quá trình
chuyển dịch theo hướng từ chỗ hoạt động lao động cịn phân tán riêng lẻ với qui
mơ hộ gia đình là chủ yếu sang hình thức lao động hiệp tác theo kiểu cơng
xưởng, trang trại hoặc sang hình thức kinh tế hợp tác với qui mô sản xuất lớn và
có tỷ suất hàng hóa cao.
+ Về phương pháp lao động, cũng có sự chuyển dịch từ chỗ chỉ lấy lao động
thủ cơng là chính, sang phương pháp làm việc bằng máy móc, với cách tổ chức
sản xuất theo lối công nghiệp.
- Xu hướng chuyển dịch CCLĐ gắn với CCKT vùng lãnh thổ:
Trong thời gian tới cùng với sự phát triển của CNH, HĐH và sự tích tụ , tập
trung tư liệu sản xuất, kinh nghiệm lao động,… thì trong nông nghiệp, nông thôn
cũng xảy ra xu hướng chuyển dịch: Tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành,
nghề, các vùng sản xuất chun mơn hóa và khu cơng nghiệp tập trung trình độ
cao sẽ ngày càng tăng. Kết quả tạo ra các vùng kinh tế trọng điểm chun mơn
hóa cao, các khu công nghiệp chế biến tập trung và làng nghề tiểu, thủ cơng
nghiệp có cơ cấu ngành nghề phong phú, đóng vai trị là những hạt nhân đẩy
nhanh tốc độ chuyển dịch CCLĐ nông nghiệp, nông thôn.
- Xu hướng chuyển dịch CCLĐ gắn với các thành phần kinh tế:


10


Đây là động thái phản ánh việc phân bổ và tái phân bổ lại nguồn lực lao động
giữa các thành phần khinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Xét về lâu dài, trong
điều kiện có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia vào phát triển nông nghiệp,
nông thôn như nước ta hiện nay thì xu hướng chuyển dịch CCLĐ ở đây sẽ cho
biết tương quan tỷ lệ phân bổ sức lao động giữa các thành phần kinh tế đó. Tuy
nhiên để các xu hướng chuyển dịch CCLĐ nói trên trong nơng nghiệp nước ta có
thể thực hiện được thì cần phải có các tiền đề vật chất sau:
+ Quy mơ và trình độ phát triển của cơng nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề
khác ở nơng thơn phải có khả năng bố trí sắp xếp được việc làm cho dân số lao
động dư thừa ra từ nông nghiệp.
+ Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp phải đủ để ni sống tồn bộ
xã hội.
+ Mức thu nhập và điều kiện làm việc của các ngành nghề nông thôn phải đủ
sức lôi kéo và giữ chân được lao động từ nông nghiệp sang.
Chuyển dịch CCLĐ trong lĩnh vực nông nghiệp là sự thay đổi cả về số lượng
(quy mô, tỷ trọng) lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, tiến tới xây
dựng một CCLĐ hợp lý, gắn với chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất giữa các
ngành trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn lực kinh tế.
Trong q trình đẩy mạnh CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thôn và xây dựng
nông thôn mới hiện nay, chuyển dịch CCLĐ trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra
theo hướng lao động các ngành trồng trọt giảm, lao động ngành chăn ni, ngành
dịch vụ nơng nghiệp tăng lên…
2.1.3. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp
2.1.3.1. Chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp về mặt số lượng
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, nội bộ ngành được biểu hiện thông
qua sự thay đổi về tỷ trọng lao động giữa các ngành hoặc phân ngành theo thời

gian. Cơ cấu ngành kinh tế ln ln biến đổi, vì vậy mà q trình chuyển dịch
CCLĐ cũng diễn ra khơng ngừng.
Trong ngành nơng nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động được biểu hiện thông
qua sự thay đổi về số lượng và tỷ trọng lao động giữa các phân ngành trong nông
nghiệp theo thời gian. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm xác định lao động được
phân bố vào các ngành nghề nông nghiệp khác nhau như thế nào. Thông qua tỷ
trọng lao động giữa các ngành xác định được:

11


- Số lao động tham gia vào hoạt động của ngành, nhóm ngành trong nơng nghiệp.
- Đánh giá mức độ thu hút lao động của các ngành, từ đó thấy được xu hướng
chuyển dịch CCLĐ giữa các ngành, nội bộ ngành trong nông nghiệp.
Các phân ngành hẹp hơn trong nông nghiệp có: Trồng trọt, chăn ni… Từ
các phân ngành hẹp như trên, tùy theo quy mơ và q trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, các phân ngành lại được tiếp tục
phân chia thành các ngành nhỏ hẹp hơn nữa. Kết quả cuối cùng sẽ hình thành nên
một tổ hợp ngành nghề đa dạng và phức tạp trong khu vực kinh tế nông thôn. Cơ
cấu lao động có thể chuyển dịch từ lĩnh vực trồng trọt sang chăn nuôi gia súc, gia
cầm theo mô hình trang trại, hay ni trồng thủy sản; chuyển dịch từ trồng lúa
sang trồng các cây công nghiệp lâu năm như chè, café, cao su… Bên cạnh đó một
số lao động có thể chuyển dịch sang lĩnh vực phi nơng nghiệp, các hoạt động
dịch vụ khác.
2.1.3.2. Chuyển dịch CCLĐ trong nơng nghiệp về mặt chất lượng
Trong q trình chuyển dịch CCLĐ, một bộ phận lao động đang làm những
công việc quen thuộc nhiều năm với NSLĐ cao hơn so với công việc cũ. Do vậy,
để chuyển sang công việc mới u cầu người lao động phải có trình độ văn hóa
chun mơn nhất định để tiếp thu được quy trình và phương pháp sản xuất, thao
tác… của công việc mới.

Người lao động có trình độ văn hóa càng cao, chun mơn cũ càng gần với
chun mơn mới thì càng thuận lợi cho cơng việc mới. Người có trình độ văn hóa
thấp hơn, hoặc CMKT khơng gần với ngành nghề mới cần phải đào tạo, bồi
dưỡng một thời gian nhất định, với chương trình học phù hợp để nhận được một
chứng chỉ hoặc văn bằng mới. Ở khía cạnh này, người lao động ở thành thị, KCN có
lợi thế hơn người lao động ở nông thôn và vùng xa xôi, hẻo lánh. Sở dĩ như vậy là
do mặt bằng trình độ phổ thông hoặc CMKT ở khu vực này thường cao hơn ở nơng
thơn, do người lao động thành thị có nhiều điều kiện để học tập, nâng cao trình độ,
cịn ở các KCN, người lao động để vào làm được tại các nhà máy, xí nghiệp thì phải
có một trình độ nhất định đáp ứng yêu cầu của công việc… Do đó, chuyển dịch
CCLĐ ở thành thị sang phát triển công nghiệp, dịch vụ … thường thuận lợi hơn ở
các vùng nơng thơn, nhất là các vùng có tốc độ đơ thị hóa chậm.
Q trình chuyển dịch CCLĐ trong nơng nghiệp về chất lượng thể hiện ở
các mặt:

12


×